Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lan Đúng Và Hiệu Quả Nhất được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để sở hữu những giò lan như ý, ngoài việc chọn được giống tốt, giá thể phù hợp thì kỹ thuật bón phân cho lan cũng hết sức quan trọng. Trong từng giai đoạn phát triển, lan sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nếu ta chọn không đúng loại dinh dưỡng mà cây đang cần hoặc bón không đúng cách, sẽ dễ dẫn đến tình trạng cây khó hấp thu, lãng phí phân bón và ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu dinh dưỡng của lan.
1/ Nhu cầu cơ bản của lan
Lan cũng như nhiều loại cây trồng khác, cần được cung cấp đầy đủ các chất đa, trung và vi lượng. Cụ thể
Nhóm đa lượng (N, P, K,…): cần được bổ sung thường xuyên
Nhóm trung lượng (Ca, Mg, S,…): dùng thường xuyên nhưng với lượng không quá nhiều
Nhóm vi lượng (Bo, Cu, Zn,…): cần dùng rất ít nhưng không thể thiếu cho ra hoa, tạo rễ, tạo kie,…
Trong đó:
Đạm (N): Kích thích thân lá phát triển
Lân (P): kích thích mầm, rễ, chồi phát triển mạnh
Kali (K): cần thiết cho quá trình tạo hoa, giúp tăng chất lượng và màu sắc hoa
2/ Gợi ý chọn phân bón theo các giai đoạn sinh trưởng của lan
2.1 Giai đoạn phát triển thân lá
Đây là giai đoạn chồi non đến khi cây đứng ngọn, cây cần được cung cấp nhiều chất đạm nhưng phải được phân giải từ từ, hạn chế bón nhiều vào một thời điểm sẽ dễ gây cháy rễ, hư chồi.
2.2 Giai đoạn hình thành chồi, chuẩn bị ra hoa
Đây là giai đoạn lan tích trữ dinh dưỡng để có thể nuôi hoa phát triển, nên cây cần các chất dinh dưỡng một cách đa dạng (N-P-K), đặc biệt quan trọng ở P.
2.3 Giai đoạn ra hoa
Đây là thời điểm mà cây cần nuôi hoa, dinh dưỡng đầy đủ giúp hoa đậm màu, tươi lâu và bền hoa. Để cho ra hoa to, dày cánh và màu sắc hoa đẹp, giai đoạn này cần lưu ý cung cấp đầy đủ Kali cho cây.
Chú ý tuổi này mục đích chính là nuôi hoa (chú ý không xịt phân bón lên phát hoa). Có thể sử dụng ở đầu vòi phun 1 dụng cụ chụp để phân không bám vào phát hoa. Chỉ xịt ở phần thân lá và rễ phía dưới. Hạn chế bón phân bón lá cho cây ở thời điểm này.
Ở các giai đoạn nêu trên, các chất đa lượng là hoàn toàn cần thiết cho cây. Tuy nhiên, các chất trung và vi lượng cũng cần luôn được bổ sung cho cây phát triển một cách bền và khỏe.
3/ Những nguyên tắc cơ bản khi bón phân cho lan
Dựa theo độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi giai đoạn để chọn loại phân phù hợp
Phân bón cho lan không cần quá nhiều vào mỗi lần bón, đôi khi chỉ cần ít, nhưng phân bón phải đều đặn.
Căn cứ theo mùa vụ, thời tiết trong ngày.
Phụ thuộc theo tính chất của giá thể để lựa chọn loại phân bón cho rễ phù hợp.
Cũng tùy vào từng giống, loại lan mà chọn hình thức bón phân hợp lý.
4/ Cách bón phân hiệu quả và tránh thất thoát
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại phân bón chuyên dùng cho lan, có thể chia làm hai loại chính là phân vô cơ và phân hữu cơ:
Phân vô cơ: Các loại phân đơn, phân đa được kết hợp giữa nhiều yếu tố thường có dạng viên tan hoàn toàn, hoặc phân bón dạng nước. Trong đó, phân dạng viên tan hoàn toàn ta nên pha cho tan với nước để tưới. Phân dạng nước nên được tưới trực tiếp
Phân hữu cơ thường gồm dạng bột, dạng nước và dạng tan chậm. Đối với dạng bột và dạng nước, ta nên pha với nước sạch và tưới cho cây. Riêng dạng viên tan chậm, có hai hình thức là bỏ vào túi lưới và gắn lên chậu, hoặc rải phân lên bề mặt chất trồng.
Sở dĩ, các loại phân bạn nên đưa về dạng nước để tưới lúc có ẩm độ cao, sẽ giúp cây hấp thụ nhanh và hiệu quả hơn. Trong đó, trước khi tưới phân cho lan, bạn có thể tưới nước trước cho cây để tạo độ ẩm, sau đó mới tưới phân. Sau khi tưới phân từ 1-2 ngày, nên tưới xả lại để hạn chế phân tồn đọng gây cháy lá hoặc thối đọt.
5/ Những lưu ý kỹ thuật khi bón phân cho lan
Nên bón phân vào thời điểm từ 8 – 9 giờ sáng, khi trời còn tương đối mát
Từ 16 – 17 giờ tưới phun sương bằng nước sạch để cho cây hấp thụ hết phân
Nếu sử dụng các loại phân trên lá, sau 2-3 ngày nên tưới xả để tránh hiện tượng cháy lá và ảnh hưởng đến màu sắc lá lan.
Với điều kiện khí hậu ở nước ta, nhiều giống lan không cần thời gian nghỉ, nên chỉ cần bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý, cây sẽ có khả năng ra hoa theo chu kỳ.
PHÂN TRÙN QUẾ SFARM VIÊN NÉN – nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho lan
Bên cạnh việc bổ sung các nguồn dinh dưỡng đa lượng thông qua các loại phân chuyên biệt cho lan, để đảm bảo các yếu tố trung và vi lượng thì việc bổ sung phân bón hữu cơ trong suốt quá trình sinh trưởng của lan là không thể thiếu. Trong đó, phân trùn quế SFARM viên nén sẽ là nguồn phân bón an toàn cho cây, dinh dưỡng đa dạng, cực kỳ thích hợp cho tất cả quá trình sinh trưởng của cây mà không gây nên tình trạng nóng, chết cây hay thối rễ-thối ngọn khi bón.
Mời các bạn tham khảo chi tiết tại bài viết: Phân trùn quế viên nén – phân bón hữu cơ lý tưởng cho hoa lan
chúng tôi
5
/
5
(
7
bình chọn
)
Kỹ Thuật Bón Phân Trồng Khoai Lang Hiệu Quả Nhất
Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất cao từ 30-40 tấn củ và 20-30 tấn thân lá/ha.
Để trồng khoai lang thu được năng suất và hiệu quả cao, bà con cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
Về giống: Chọn giống khoẻ mạnh không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa, tuổi dây trung bình 50-75 ngày.
Muà vụ: Vụ Đông (từ gần cuối tháng 08 đến 10/09), Vụ Xuân Hè (từ giữa tháng 02 đến đầu tháng 03)
Làm đất: Thực hiện cày bừa kỹ tơi xốp dọn sách cỏ và các bã thực vật tồn dư. Thường xuyên giữ ẩm cho đất (độ ẩm trung bình 65 – 80%). Nếu khoai gặp khô hạn thì cho nước vào rãnh ngập cao 1/2 – 2/3 luống khoai, sau đó rút nước. Việc bấm ngọn: thực hiện sau trồng từ 25 – 30 ngày. Cần quan tâm nhấc dây làm đứt rễ con nhằm dồn dinh dưỡng về củ. Nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không làm đảo dây, không làm thương tổn đến thân lá . Thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời và có biện pháp phòng trừ thích hợp .
Phòng trừ sâu bệnh: Khoai lang thường bị các bệnh như bọ hà, sâu khoang, sâu cắn rễ… Do vậy: cần dọn sạch đất truớc trồng, thu hoạch củ không quá trễ để tránh bọ hà phát triển, nên dọn sạch những củ bị bọ hà để tránh lây lan những củ khác. Cần thiết dùng đến các thuốc trừ sâu như: Sherpa, Trebon, Polytrin…
Thu hoạch: khi thấy dây khoai có biểu hiện ngừng sinh trưởng (các lá phiá gốc ngã sang màu vàng, moi củ lên thấy vỏ nhẵn, ít nhựa thì có thể thu hoạch.
2./ Sau khi lên liếp: Bón giữa luống trước khi đặt hom giống. Lượng bón trung bình 800kg Phân khoáng vi lượng .
3./ Bổ xung dinh dưỡng đợt 1 (sau khi trồng 10-15 ngày): Sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun qua thân và đất giúp dây khoai phát triển lá, nách mầm và sinh trưởng nhanh hơn. Ngoài ra còn phòng được các loại nấm bệnh ngay khi trồng. Cách pha: 100ml chế phẩm sinh Vườn Sinh Thái pha cho 200-250 ít nước, phun váo sang sớm hoặc chiều má…
4./ Bón phân đợt 2: Kết hợp bón NPK xuống gốc đồng thời phun tiếp lần 2 với Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái kèm theo Chế phẩm Trichoderma NANO để phòng nấm bệnh cho cây… Cách pha: 1 chai Chế phẩm Vườn Sinh Thái + 1 viên Chế phẩm Trichoderma NANO pha cho 200-250 ít nước, phun váo sáng sớm hoặc chiều mát…
5./ Phun xịt đợt 3: Tùy vào hàm lượng dinh dưỡng của đất mà liều lượng phun Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trung bình phun 9-11 lần trong vụ có thể kết hợp với canxi-bo hoặc chúng tôi theo đúng tỷ lệ, mỗi kỳ phun cách nhau từ 10-15 ngày. Ngưng phun 10 ngày trước khi thu hoạch.
Kỹ Thuật Bón Phân Hiệu Quả Cho Cây Cà Phê
Nguyên tắc chung: Bón phân cho các loại cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng phải đảm bảo các nguyên tắc: Bón phân cân đối (đúng tỷ lệ). Bón phân kịp thời vụ (đúng lúc). Bón phân đúng cách. Bón phân đủ hàm lượng (đúng hàm lượng).
1. Phân hữu cơ 1.1. Liều lượng và thời điểm bón phân hữu cơ
Phân chuồng và vỏ cà phê được ủ hoai mục trước khi bón, phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hoặc giữa mùa mưa, rãnh được đào theo hình vành khăn dọc theo một bên thành bồn, rộng 20cm, sâu 25-30cm, sau khi bón phân cần lấp đất lại. Các năm sau rãnh được đào và bón phân hữu cơ theo hướng khác.
1.2. Kỹ thuật xử lý vỏ cà phê làm phân bón
Nguyên liệu: 1 tấn vỏ cà phê + 50kg phân lân + 200-250kg phân chuồng + 8-10kg vôi + 8-10kg urê + 2-3kg men ủ vi sinh vật (chế phẩm nấm Trichoderma).
Kỹ thuật ủ như sau:
– Phối trộn nguyên liệu: trộn đều vỏ quả cà phê, phân chuồng, phân lân, phân urê theo tỷ lệ trên, kết hợp tưới nước cho đến khi đống ủ nguyên liệu có độ ẩm từ 50-60% (dùng tay bốc lên, nắm chặt thấy có nước rỉ ra là được). Sau đó đánh luống nguyên liệu cao khoảng 1,5-2,0m. Dùng bạt hoặc các vật liệu khác che đậy đống ủ tránh mưa, nắng.
– Hoạt hóa men: sau 5 ngày ủ, hòa 2-3kg vi sinh vật trong 200 lít nước sạch + 1kg rỉ mật mía hoặc đường kính + 0,1 kg urê khuấy đều cho tan hết hỗn hợp.
– Tưới men: Sau khi đã hoạt hóa men xong, tiến hành tưới toàn bộ hỗn hợp men (kể cả phần cặn không tan) lên đống nguyên liệu và trộn đều. Sau đó gom nguyên liệu thành đống cao 1,5m, rộng 2-2,5m, chiều dài tùy theo vị trí và khối lượng nguyên liệu. Dùng bạt hoặc các vật liệu khác che đậy đống ủ để tránh mưa, nắng.
– Đảo đống nguyên liệu: Sau khi ủ được từ 20-30 ngày, tiến hành đảo trộn lại đống ủ, nếu thiếu ẩm, cần bổ sung thêm nước để đạt được độ ẩm từ 50-60%. Dùng bạt hoặc các vật liệu khác che đậy đống ủ để tránh mưa, tránh nắng. Đống nguyên liệu ủ trong 2,5-3 tháng sẽ hoai mục và có thể đem đi bón cho cây trồng. Liều lượng và cách bón thực hiện như quy trình bón phân hữu cơ khác đã được khuyến cáo.
2. Phân hóa học
Để xác định chế độ phân bón cân đối và hợp lý cho từng vùng cần căn cứ vào độ phì của đất và khả năng cho năng suất của vườn cây cà phê. Những vùng chưa có điều kiện phân tích đất, phân tích lá thì có thể áp dụng định lượng phân bón vô cơ như sau:
2.1. Liều lượng phân bón vô cơ cho cà phê vối (tính theo hàm lượng nguyên chất) :
2.2. Lượng phân thương phẩm bón cho cà phê hàng năm:
Nếu dùng các loại phân đơn thì bón với lượng như sau
Nếu dùng các loại phân hỗn hợp như NPK16-16-8 + 13S thì dùng với lượng sau:
2.3. Thời kỳ bón phân
Tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng mà các đợt bón phân có thể vào các tháng khác nhau giữa các vùng. Ở Lâm Đồng, mỗi năm có thể bón 4 lần như sau:
Lần 1 (giữa mùa khô, kết hợp tưới nước lần 2, tháng 1-2): Bón 100% lượng phân SA.
Lần 2 (đầu mùa mưa, tháng 5-6): 30% phân urê, 30% phân kali và 100% phân lân.
Lần 3 (giữa mùa mưa, tháng 7-8): 40% phân urê, 30% phân kali.
Lần 4 (cuối mùa mưa, tháng 9-10): 30% phân urê, 40% phân kali.
Riêng năm thứ nhất (năm trồng mới): bón lót toàn bộ phân lân, phân urê và kali được chia đều và bón 2 lần trong mùa mưa.
Nếu sử dụng phân NPK16-16-8 +13S, urê, kali clorua thì bón như sau:
Lần 1: Bón 80% lượng phân urê.
Lần 2: Bón 60% phân NPK + 20% phân kali.
Lần 3: Bón 40% phân NPK + 40% phân kali.
Lần 4: Bón 20% phân urê còn lại + 40% phân kali còn lại.
Đối với trồng mới thì bón lót 70% lượng phân NPK, 30% còn lại bón sau trồng 2 tháng trong mùa mưa.
2.4. Cách bón
– Phân lân: rải đều trên mặt, cách gốc 30-40cm. Lưu ý: Không được trộn phân lân nung chảy với phân đạm.
– Phân đạm và kali có thể trộn đều và bón ngay. Đào rãnh chung quanh tán cây cà phê, rộng 10-15cm, sâu 5cm, rải phân đều và lấp đất.
3. Bón phân trung, vi lượng
Ngoài các yếu tố đa lượng (N, P, K), cây cà phê cần một số nguyên tố trung, vi lượng (Zn, B, Mn, Mg…).
Khi vườn cà phê có triệu chứng thiếu các yếu tố trung, vi lượng, có thể cung cấp các chất này cho vườn cà phê bằng cách phun qua lá các hợp chất có chứa các nguyên tố cần thiết đó.
Một số hợp chất có chứa trung, vi lượng thường dùng cho cây cà phê:
Cách bón: Phun 600-800 lít dung dịch hòa tan hợp chất cần thiết/ha hoặc bón vào gốc cùng với phân vô cơ.
Ngoài ra, để tăng khả năng sinh trưởng phát triển và phục hồi bộ rễ cà phê có thể sử dụng một số loại phân bón lá để phun hoặc tưới gốc cho cà phê theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nguyễn Minh Trường – TTKN Lâm Đồng
Kỹ Thuật Bón Phân Cân Đối, Hợp Lý Và Hiệu Quả Cho Cây Trồng
Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón đảm bảo năng suất thu hoạch như mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất; đồng thời không để tồn dư trong sản phẩm thu hoạch cũng như không gây ảnh hưởng đến môi trường. Giải pháp chính để đảm bảo điều này là bón phân đúng kỹ thuật theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
1. Bón phân cân đối
Cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng ở những lượng và tỷ lệ nhất định. Thiếu hay thừa một chất dinh dưỡng nào đó, cây sẽ sinh trưởng phát triển kém. Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, có thể làm tăng hay cản trở sự hấp thu của cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Mỗi loại cây trồng có nhu cầu về lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng đối với mỗi cây trồng còn phụ thuộc vào lượng phân bón được sử dụng và loại đất trồng. Trong bón phân, cần chú ý đến nhu cầu của cây, đặc điểm lý, hóa tính của đất trồng, năng suất thu hoạch mong muốn… quyết định lượng phân bón, loại phân bón, phương pháp bón phù hợp, cân đối, nhằm ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất, chống rửa trôi, ô nhiễm môi trường; tăng năng suất thu hoạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thu hoạch, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác.
2. Bón đúng loại phân
Có rất nhiều loại phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên, mỗi loại phân có những đặc điểm riêng và có tác dụng khác nhau đối với cây trồng. Do đó, khi bón phân cho cây cần phải bón đúng loại cây trồng cần, có như vậy cây mới hấp thu và sinh trưởng phát triển tốt. Nếu bón loại phân không đúng với nhu cầu của cây thì không những gây lãng phí mà còn ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây cũng như môi trường. Đúng loại phân không những dựa vào nhu cầu của cây mà còn phải dựa vào đặc điểm và tính chất của đất. Đất chua không nên bón các loại phân có chứa axít. Ngược lại, đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm cao.
3. Bón đúng lúc, đúng lượng
Đối với cây trồng, nhu cầu về dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Có giai đoạn cây cần nhiều đạm hơn kali, ngược lại, có giai đoạn cây cần nhiều kali hơn đạm… Bón phân đúng thời điểm cây cần thì mới phát huy được hiệu quả của phân bón.
Cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng suốt cả chu kỳ sinh trưởng phát triển. Do đó, khi bón phân cho cây, cần chia ra nhiều lần và bón vào lúc cây cần, để cây hấp thu được hiệu quả nhất đối với các loại phân bón. Tránh bón một lượng quá nhiều vào một lúc, vì nồng độ và liều lượng phân bón quá cao sẽ gây ngộ độ cho cây, ảnh hưởng xấu đến bộ rễ và sự sinh trưởng của cây. Ngoài ra, cây không thể sử dụng hết phân bón, sẽ bị rửa trôi hoặc bị cố định lại ở trong đất, dẫn đến lãng phí và ảnh hưởng xấu đến môi trường.
4. Bón đúng đối tượng
Bón phân có nghĩa là cung cấp dinh dưỡng cho cây. Do đó, đối tượng của việc bón phân là cây trồng. Ngoài ra một số chất dinh dưỡng được tập đoàn vi sinh vật đất cung cấp cho cây thông qua việc phân hủy các chất hữu cơ hoặc cố định từ không khí. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, bón phân để kích thích và tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất nhằm cung cấp cho cây một số chất dinh dưỡng cần thiết với số lượng đầy đủ và cân đối. Trong trường hợp này, đối tượng gần nhất của phân bón là tập đoàn vi sinh vật đất.
Trong canh tác, cũng có trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh gây hại nặng hơn. Những trường hợp này, khi bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích lũy và gây hại của sâu bệnh.
Bón phân còn có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong môi trường và với sâu bệnh gây hại. Trong các loại phân, kali thường được sử dụng trong trường hợp này. Như vậy, bón phân không chỉ để cung cấp dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng, mà còn có những trường hợp bón phân nhằm tác động theo chiều hướng ngược lại, nhằm kìm hãm bớt tốc độ sinh trưởng và phát triển, làm tăng tính chống chịu của cây trồng.
Như vậy, đối tượng của bón phân là cây trồng, tập đoàn vi sinh vật đất… Cần chọn đúng đối tượng để tác động nhằm nâng cao hiệu quả của phân bón.
5. Bón đúng thời tiết, mùa vụ
Thời tiết có ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón. Mưa có thể làm rửa trôi phân bón, cây không thể hấp thụ được, gây lãng phí về kinh tế và ô nhiễm môi trường. Nắng gắt cùng với các phản ứng của phân bón có thể gây nên hiện tượng cháy lá, chết cây… Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ khác nhau, nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón trong sản xuất.
6. Bón đúng cách
Có nhiều phương pháp bón phân: Bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hòa vào nước để phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước…
Có nhiều thời kỳ bón phân: Bón lót, thúc ra hoa, thúc đậu quả… cần lựa chọn đúng cách bón, thích hợp cho từng loại cây trồng, cho từng thời vụ canh tác, từng loại đất… sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
Nguyễn Minh Trường – TTKN Lâm Đồng
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lan Đúng Và Hiệu Quả Nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!