Xu Hướng 10/2023 # Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê Tốt Nhất. # Top 18 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê Tốt Nhất. # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê Tốt Nhất. được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để giúp cây cà phê đạt năng suất cao hơn bà con nên để ý tới cách bón phân và thời điểm bón thích hợp tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Đặc biệt là cho năng suất cao nhất.

Để cây có thể hấp thụ tối đa lượng phân bón bà con cần xác định được liều lượng và số lần bón thích hợp để cây cà phê được sinh trưởng và phát triển, bà con cũng cần phải ý đến kỹ thuật bón phân như thế nào  Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng cây cà phê cũng cần có cách bón khác nhau thì khi đó hiệu suất phân bón mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Bón phân thúc cho cà phê

Phân vô cơ:

Tuổi cây Lượng phân nguyên chất/ha/Năm Phân đơn/ha/Năm

(Đạm)N (Lân)P2O5 (Kali)K2O Urê Super Lân Kali(KCl)

Năm 1 180 100 100 400 600 165

Năm 2 250 160 250 550 1000 400

Năm 3 KD 500 330 600 1100 2000 1000

Vì sao lại có lượng chia ra như trên bởi vì: 1kg Urê = 0,46kg N(Đạm) 1kg Super Lân = 0.20kg P2O5(Lân) có thể 0,16kg P2O5hh 1kg Kali(KCl) = 0,61kg K2O(Kali)

Tương đương với lượng NPK cà phê cần là: Năm 1: 380Kg/Năm Năm 2: 660Kg/Năm Năm 3 : 1.430Kg/Năm

Phân hữu cơ

Mỗi năm bón cho cà phê 1 lần phân hữu cơ sau khi thu hoạch (nếu là phân chuồng thì phải xử lý, ủ hoai để tránh bệnh tật). Liều lượng 5-10kg/cây kết hợp với phân lân và phân vô cơ bón lần cuối cùng trong năm (tháng 11-12). Cách bón: Đào rãnh sâu 20cm, rộng 20cm xung quanh mép tán, rải đều phân hữu cơ và các tàn dư thực vật xung quanh, sau đó lấp lại.

Bón phân cho Cà phê trong năm đầu trồng mới.

Cách bón: Đầu tiên cần đào một rãnh nhỏ cách gốc từ 15 đến 20 cm sau đó bón hỗn hợp phân đã trộn hoặc phân NPK vào rãnh sâu từ 3 đến 5 cm, lấp đất lại và tưới nước vừa đủ để phân tan vào đất(Ps: Nói thì nói thế thôi làm ít làm thế được chứ làm nhiều ai làm như hướng dẫn được chết luôn hehe chủ yếu căn thời tiết rồi bón đều quanh gốc nếu không mưa thì tiếc phân mới đi lấp thôi đúng không).

Đối với năm đầu tiên chúng ta nên chia làm nhiều lần để bón phân. Có thể bón 6 lần/năm vào tháng 1-2, 3-4 bón chủ yếu là đạm có thể kết hợp thêm Lân, tháng 5-6, 7-8, 9-10 bón Đạm và kali tuy nhiên lượng Kali phải ít hơn Đạm để tránh hiện tượng cây bị đứng và vàng lá, Tháng 11-12 Lần bón phân cuối cùng trong năm cần kết hợp với phân chuồng và phân lân để bón. Trước khi bón phân cần làm cỏ sạch, trộn các loại phân với nhau, rải đều xung quanh tán lá và lấp lại bằng lớp đất mặt để tránh bốc hơi hoặc phân bị rửa trôi khi gặp mưa.

Riêng năm trồng mới, sau khi trồng 1-2 tháng, bón 40 – 50g phân Urê và 40 – 50g phân kali cho một hố(khoảng tháng 5-6 trong năm) để cây pháp triển cứng cáp.

Chúng ta có thể bón thúc bằng NPK 30-9-9 + TE. Nhớ bón thêm Zn, Mg, Mn, Cu, Fe…. vì trong đất hiện nay luôn thiếu các nguyên tố Trung vi lượng cần thiết cho cây cà phê

Bón phân năm thứ 2.

Tùy vào khả năng sinh trưởng và địa hình của cây cà phê bà con nên tạo bồn để dễ dàng tưới nước và bón phân hợp lý. Đối với phân vô cơ cần rải phân vào hố theo đường tròn hoặc hai bên mép bồn.

Bón phân hữu cơ.

Bà con có thể tạo rãnh hai bên mép tán cà phê. Để bón phân hữu cơ tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây(phân chuồng cần ủ hoai để tránh bị kiến, bệnh tật tấn công) giúp cây có thời gian chuyển hóa các chất dinh dưỡng, vi sinh vật có ích cải thiện độ phì sang cho đất. Kích thước của rãnh thường có độ sâu từ 30- 40 cm, chiều rộng khoảng 30 cm và có chiều dài từ 1- 1,5 m theo chiều rộng của tán.

Phân vô cơ

Cũng tương tự như năm thứ nhất tuy nhiên tới năm thứ 2 cây cần lượng phân lớn hơn đặc biệt là Đạm và Kali, tháng 5-6 cần bón lượng Đạm lớn để cây phát triển vì vậy trong những lần bón vào tháng 7-8, 9-10 cần bổ sung thêm Kali nhất là tháng 9-10.

Bón thêm Zn, Mg, Mn, Cu, Fe, Bo….=150kg/ha/năm hoặc dùng NPK 30-9-9 + TE để bón thúc cho cà phê.

Bón phân cho cà phê kinh doanh

Đối với Cà phê kinh doanh cần lượng Kali rất lớn. Vì hầu hết trời gian trong năm cây đều mang theo quả mà quả thì cần lượng Kali để tổng hợp.

Hiện nay Cà phê tốt nhất nên bón 5 đợt phân/Năm và cách bỏ như sau:

Vẫn kết hợp Phân hữu cơ 1 năm 1 lần như giai đoạn cây con tuy nhiên số lượng lớn hơn tương đương khoảng 15kg phân chuồng/cây. và nên bón vào đầu năm để hữu cơ có thời gian phân hủy giúp cây có thời gian chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Phân vô cơ

Sau thu hoạch: Nên bón Vôi hoặc Lân vôi(Lân canxi) để cải tạo đất cân bằng độ pH sau 1 năm bón phân hóa học nếu như chúng ta ít áp dụng giải pháp hữu cơ.

Mùa khô: Bà con bón phân URE + SA trong khi tưới(tháng 1-4) để cây phục hồi có sức chịu đụng tới tháng 4. Vì sao bà con nên bón thêm SA bởi vì trong SA có 24% Lưu Huỳnh giúp cây phân hóa mầm hoa  và quá trình ra hoa đậu quả tốt hơn. Hoặc bà con bón NPK thông số 20-5-6+TE, 22-5-5+TE… khoảng 200-300kg/ha.

Giữa mùa mưa: Bà con nên bón phân NPK 20-20-15+TE, 15-15-15+TE, 16-16-16+TE… và cũng bón 300-500kg/ha. Nên bón 2 lần các thông số này.

Cuối mùa mưa: Bà con nên bón các loại NPK có thông số Kali cao bởi vì đây là giai đoạn vào nhân của hạt Cà phê. Nó quyết định chất lượng hạt cà phê để tránh khi làm cà phê bị rụng, xay ra nhân bị hao. Các thông số NPK nên dùng là 17-7-17+TE, 18-8-18+TE, 17-7-21+TE…

Bà con nên tuân thủ theo quy trình để đạt năng suất cao nhất vào đỡ hao hụt nhất.

Để nâng cao hiệu quả bón phân.

Bà con nên tận dụng các chất hữu cơ có trong vườn để vùi lại cho đất nhằm tăng thêm chất hữu cơ cho đất như phát cỏ, phun thuốc phân hủy cành lá sau thu hoạch.

Trồng thêm các loại cây trồng chắn gió, cây che bóng lâu dài để tạo tiểu khí hậu tốt nhất. Trồng xen các cây họ đậu để cải thiện đất.

Trước khi bón phân cần chú ý tạo hình, tỉa cành vô hiệu, cắt bỏ những chồi vượt để chỉ để lại những cành hữu hiệu tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Chú ý lấp đất sau khi bón để tránh phân bị bốc hơi(nếu trời không mưa).

Đối với phân bón lá cần phun đúng nồng độ và chú ý phun kỹ mặt dưới lá, cần phun khi vườn cây ở trạng thái đủ ẩm, không phun khi trời nắng gắt sẽ làm phân bốc hơi hết.

Chúc bà con nhà nông gặp mùa bội thu!

Gocnongnghiep.com

Kỹ Thuật Bón Phân Lân Cho Cây Cà Phê?

Chào cộng đồng Y5Cafe,

Nhà tôi mới trồng cà phê được gần 1 năm. Bắt đầu nghiên cứu, học hỏi cách chăm sóc cà phê sao cho đúng cách, đầu tư ít mà hiệu quả cao.

Trong kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vào mùa mưa, tôi thấy nhiều sách báo chỉ dẫn khá cụ thể, chi tiết.

Tuy nhiên, ở địa phương tôi, nhiều bà con nông dân chọn cách bón phân trộn (vì sợ rằng phân bón NPK hiện nay bị làm giả rất nhiều), chỉ trộn chung các loại phân SA, URE, Kali, bo, kẽm, đồng; Riêng phân Lân thì bón một lần duy nhất vào đầu mùa mưa với khối lượng khoảng 500-700g / cây (vì kinh nghiệm cho rằng phân Lân là chất khó hòa tan, hấp thu, không bay hơi, bón đầu mùa mưa là đủ cho cây hòa tan và hấp thu quanh năm).

Xin hỏi Y5cafe và bà con gần xa, liệu cách phối trộn các loại phân trên có đúng không; cách bón phân lân vào đầu mùa như vậy có ổn không ?

Theo tôi suy nghĩ Lân có tác dụng khá nhiều đối với việc phân cành, ra hoa, vì vậy nếu bón vào đầu mùa mưa sẽ không hợp lý lắm. Vì đầu mùa cần dinh dưỡng cho phân cành, nhưng khi này bón thi cây chưa hấp thu được, đến khoảng giữa mùa mưa cây hấp thụ được dẫn đến phân cành, phân hóa nhiều, phải đi làm cành tăm rất vất vả hoa ra rải rác. Đến mùa ra hoa, lượng phân Lân trong đất có thể còn lại rất ít, nên việc phân hóa mầm hoa ít nhiều gặp khó khăn.

Có nên chăng, thời điểm bón phân Lân thích hợp (với phân đơn: Phân lân nung chảy Văn Điển) là khoảng gần cuối tháng 10 (khi mưa bắt đầu thưa nhưng chưa kết thúc mùa mưa), đến đầu mùa mưa, nhằm tạo điều kiện cho cây phân hóa canh non thì phun các loại phân bón lá có chứa nhiều P2O giúp kích thích ra cành nhiều vào đầu mùa mưa, các tháng mùa mưa còn lại cây ít phân cành sẽ đỡ tốn công làm cành tăm, ngăn chặn tình trạng hoa ra rải rác.

Nguyễn Văn Minh Số điện thoại: 0972034488 Địa chỉ: Thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai Email: minh.iag@gmail.com

Kĩ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê

Cây cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản rất cần đạm và lân. Đạm cần thiết cho sự phát triển của thân, lá và phân cành mới. lân giúp bộ rễ phát triển mạnh, thúc đẩy sự hình thành cành gỗ, tạo cho cây cứng cáp và có nhiều cành cơ bản. I. Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Cây cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản rất cần đạm và lân. Đạm cần thiết cho sự phát triển của thân, lá và phân cành mới. lân giúp bộ rễ phát triển mạnh, thúc đẩy sự hình thành cành gỗ, tạo cho cây cứng cáp và có nhiều cành cơ bản. Kali cần thiết để duy trì sự hoạt động bình thường của cây, tăng năng suât, chất lượng hạt và tăng cường khả năng sử dụng đạm và lân.

Ngoài ra cà phê kiến thiết cơ bản còn cần các nguyên tố trung và vi lượng khác, đặc biệt là kẽm và bo. Hiện tại, các nguyên tố thường thiếu trên diện rộng ở cà phê kiến thiết cơ bản là kẽm, magie, thiếu phổ biến ở một số vùng là canxi, lưu huỳnh và Bo. Các nguyên tố như đồng, mangan, sắt, molyden cũng có triệu chứng thiếu ở một số vườn cà phê kiến thiết cơ bản.

+ Phân hữu cơ: 2-3 kg/gốc (Chia làm 2 lần bón, thời gian bón phân tùy vào từng vùng) + Phân tím (16-12-8-11 + TE): 0,3-0,4 kg gốc/năm. + Chia ra bón 2-3 lần. + Cách bón: phân rải đều cách gốc 5 – 6 cm cho tới mép vành tán, xới đất trộn đều phân vào đất để khỏi mất mát (nếu gốc cà phê làm bồn thì ta rải phân xung quanh bồn và tưới nước giữ ẩm)

+ Phân hữu cơ: 2-3kg/gốc (chia làm 2 lần bón). + Lượng phân N-P-K: 0,5 kg phân tím hoặc phân xanh(12 -12 – 17 – 9 + TE)/gốc/năm.

– Đợt 1: đầu mùa khô, sau khi thu hoạch. – Đợt 2: gần cuối mùa khô, kết hợp tưới nước. – Đợt 3: bón vào đầu mùa mưa. – Đợt 4: bón vào giữa mùa mưa. – Đợt 5: bón vào cuối mùa mưa trước khi thu hoạch.

– Cách bón: bón phân vào rãnh theo vành tán, kết hợp làm cỏ , xới đất tạo thành rãnh sâu 3-5 cm theo đường chiều của vanh tán, bón xong vùi đất lấp lại,.

– Ngoài việc bón phân vào gốc, có thể kết hợp thêm một số phân bón lá cao cấp Better HG – Best Farm, HG – Best Plant, Better KNO3, Better KNO3 + Mg. Phun khi trời mát (8 – 10 giờ sáng hoặc 3 – 5 giờ chiều)

Cách bón phân bón lá cao cấp: HG – Best Farm, HG – Best Choice:

– Hòa 10g /1 bình 8 – 10 lít nước sạch, lắc đều cho tan, phun đều 3 – 5 bình/ 1000m2. Khi cây mới nhú nụ và trước khi nụ nở hoa. Phun 3 – 5 lần /vụ, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày.

Cách bón phân bón lá Better 6-18-6:

– Hòa 20g /1 bình 8 – 10 lít nước sạch, lắc đều cho tan, phun đều ướt lá, phun 3 – 5 lần/vụ, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày. Vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa.

Cách bón phân bón lá hòa tan cao cấp Better KNO3, Better KNO3 + Mg:

– Hòa 50-100g/ 1 bình 8 – 10 lít nước sạch, phun đều 4 – 6 bình/ 1000m2, tùy theo tình trạng vườn cây. Phun 7 – 10 ngày/ 1 lần.

II. Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê thời kỳ kinh doanh.

1. Lượng phân bón kg/gốc/năm:

– Bón phân cho cà phê trong thời kỳ kinh doanh chia ra hai mùa rõ rệt: mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 3) và mùa mưa.

– Lượng phân bón: 0,8 kg phân NPK/gốc/năm + 2 – 4kg phân hữu cơ HG01 3-2-2.

– Mùa khô bón phân 0,4 kg NPK tím, chia làm 2 đợt: + Đợt 1 ngay sau khi thu hoạch + Đợt 2 bón vào gần cuối mùa khô, kết hợp thêm phân bón lá .

– Mùa mưa bón 0,4 kg NPK xanh, chia làm 2 đợt: đợt 1 bón 0,2 kg NPK xanh bón khi có mưa đầu mùa, đợt 2 bón 0,2 kg NPK xanh vào gần cuối mùa mưa, ngoài ra có thể kết hợp thêm phân bón lá KNO3 + Mg, ĐT907 để nâng cao năng suất tránh hiện tượng rụng trái non và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối với cà phê kinh doanh, bón phân xong cần phải vùi lấp lại để giảm lượng thất thoát do rửa trôi, bay hơi, tạo rãnh rộng 20 – 30cm, sâu 5 – 7cm theo đường chiếu của vành tán, rải phân đều theo rãnh này rồi vùi lấp phân lại.

Kỹ Thuật Bón Phân Hiệu Quả Cho Cây Cà Phê

Nguyên tắc chung: Bón phân cho các loại cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng phải đảm bảo các nguyên tắc: Bón phân cân đối (đúng tỷ lệ). Bón phân kịp thời vụ (đúng lúc). Bón phân đúng cách. Bón phân đủ hàm lượng (đúng hàm lượng).

1. Phân hữu cơ 1.1. Liều lượng và thời điểm bón phân hữu cơ

Phân chuồng và vỏ cà phê được ủ hoai mục trước khi bón, phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hoặc giữa mùa mưa, rãnh được đào theo hình vành khăn dọc theo một bên thành bồn, rộng 20cm, sâu 25-30cm, sau khi bón phân cần lấp đất lại. Các năm sau rãnh được đào và bón phân hữu cơ theo hướng khác.

1.2. Kỹ thuật xử lý vỏ cà phê làm phân bón

Nguyên liệu: 1 tấn vỏ cà phê + 50kg phân lân + 200-250kg phân chuồng + 8-10kg vôi + 8-10kg urê + 2-3kg men ủ vi sinh vật (chế phẩm nấm Trichoderma).

Kỹ thuật ủ như sau:

– Phối trộn nguyên liệu: trộn đều vỏ quả cà phê, phân chuồng, phân lân, phân urê theo tỷ lệ trên, kết hợp tưới nước cho đến khi đống ủ nguyên liệu có độ ẩm từ 50-60% (dùng tay bốc lên, nắm chặt thấy có nước rỉ ra là được). Sau đó đánh luống nguyên liệu cao khoảng 1,5-2,0m. Dùng bạt hoặc các vật liệu khác che đậy đống ủ tránh mưa, nắng.

– Hoạt hóa men: sau 5 ngày ủ, hòa 2-3kg vi sinh vật trong 200 lít nước sạch + 1kg rỉ mật mía hoặc đường kính + 0,1 kg urê khuấy đều cho tan hết hỗn hợp.

– Tưới men: Sau khi đã hoạt hóa men xong, tiến hành tưới toàn bộ hỗn hợp men (kể cả phần cặn không tan) lên đống nguyên liệu và trộn đều. Sau đó gom nguyên liệu thành đống cao 1,5m, rộng 2-2,5m, chiều dài tùy theo vị trí và khối lượng nguyên liệu. Dùng bạt hoặc các vật liệu khác che đậy đống ủ để tránh mưa, nắng.

– Đảo đống nguyên liệu: Sau khi ủ được từ 20-30 ngày, tiến hành đảo trộn lại đống ủ, nếu thiếu ẩm, cần bổ sung thêm nước để đạt được độ ẩm từ 50-60%. Dùng bạt hoặc các vật liệu khác che đậy đống ủ để tránh mưa, tránh nắng. Đống nguyên liệu ủ trong 2,5-3 tháng sẽ hoai mục và có thể đem đi bón cho cây trồng. Liều lượng và cách bón thực hiện như quy trình bón phân hữu cơ khác đã được khuyến cáo.

2. Phân hóa học

Để xác định chế độ phân bón cân đối và hợp lý cho từng vùng cần căn cứ vào độ phì của đất và khả năng cho năng suất của vườn cây cà phê. Những vùng chưa có điều kiện phân tích đất, phân tích lá thì có thể áp dụng định lượng phân bón vô cơ như sau:

2.1. Liều lượng phân bón vô cơ cho cà phê vối (tính theo hàm lượng nguyên chất) :

2.2. Lượng phân thương phẩm bón cho cà phê hàng năm:

Nếu dùng các loại phân đơn thì bón với lượng như sau

Nếu dùng các loại phân hỗn hợp như NPK16-16-8 + 13S thì dùng với lượng sau:

2.3. Thời kỳ bón phân

Tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng mà các đợt bón phân có thể vào các tháng khác nhau giữa các vùng. Ở Lâm Đồng, mỗi năm có thể bón 4 lần như sau:

Lần 1 (giữa mùa khô, kết hợp tưới nước lần 2, tháng 1-2): Bón 100% lượng phân SA.

Lần 2 (đầu mùa mưa, tháng 5-6): 30% phân urê, 30% phân kali và 100% phân lân.

Lần 3 (giữa mùa mưa, tháng 7-8): 40% phân urê, 30% phân kali.

Lần 4 (cuối mùa mưa, tháng 9-10): 30% phân urê, 40% phân kali.

Riêng năm thứ nhất (năm trồng mới): bón lót toàn bộ phân lân, phân urê và kali được chia đều và bón 2 lần trong mùa mưa.

Nếu sử dụng phân NPK16-16-8 +13S, urê, kali clorua thì bón như sau:

Lần 1: Bón 80% lượng phân urê.

Lần 2: Bón 60% phân NPK + 20% phân kali.

Lần 3: Bón 40% phân NPK + 40% phân kali.

Lần 4: Bón 20% phân urê còn lại + 40% phân kali còn lại.

Đối với trồng mới thì bón lót 70% lượng phân NPK, 30% còn lại bón sau trồng 2 tháng trong mùa mưa.

2.4. Cách bón

– Phân lân: rải đều trên mặt, cách gốc 30-40cm. Lưu ý: Không được trộn phân lân nung chảy với phân đạm.

– Phân đạm và kali có thể trộn đều và bón ngay. Đào rãnh chung quanh tán cây cà phê, rộng 10-15cm, sâu 5cm, rải phân đều và lấp đất.

3. Bón phân trung, vi lượng

Ngoài các yếu tố đa lượng (N, P, K), cây cà phê cần một số nguyên tố trung, vi lượng (Zn, B, Mn, Mg…).

Khi vườn cà phê có triệu chứng thiếu các yếu tố trung, vi lượng, có thể cung cấp các chất này cho vườn cà phê bằng cách phun qua lá các hợp chất có chứa các nguyên tố cần thiết đó.

Một số hợp chất có chứa trung, vi lượng thường dùng cho cây cà phê:

Cách bón: Phun 600-800 lít dung dịch hòa tan hợp chất cần thiết/ha hoặc bón vào gốc cùng với phân vô cơ.

Ngoài ra, để tăng khả năng sinh trưởng phát triển và phục hồi bộ rễ cà phê có thể sử dụng một số loại phân bón lá để phun hoặc tưới gốc cho cà phê theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nguyễn Minh Trường – TTKN Lâm Đồng

Bón Phân Lân Cho Cà Phê

Kết quả điều tra các vùng trồng cà phê ở Việt Nam cho thấy lượng lân mà nông dân bón cho cà phê là rất cao so với khuyến cáo của quy trình từ 3 – 5 lần (từ 263 – 489 kg P 2O 5/ha, so với 70 – 100 kg P 2O 5/ha). Nguyên nhân của hiện tượng này là do nông dân sử dụng nhiều chủng loại phân bón khác nhau cùng một lúc như vừa bón phân đơn (loại lân nung chảy), vừa bón các loại phân hỗn hợp/phức hợp NPK có hàm lượng lân cao như 16-16-8, 16-8-16….. Bón lân với liều quá cao so với nhu cầu của cây cà phê dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón không cao, tăng chi phí đầu tư, giảm hiệu quả kinh tế và có nguy cơ gây mất cân bằng dinh dưỡng trong đất và cây. Mặt khác, bón nhiều lân liên tục vào đất sẽ có nguy cơ làm cho cà phê không hút được kẽm, dẫn đến tình trạng cây cà phê xuất hiện hiện tượng thiếu kẽm, làm ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả và giảm năng suất, chất lượng cà phê nhân.

Bảng 1. Lượng phân lân và năng suất cà phê

Nguồn: Nguyễn Văn Bộ, Trương Hồng, Trịnh Xuân Hồng và CTV, 2011, 2012, 2013

Trương Hồng và CTV, 1996 khi nghiên cứu về lân trong đất trồng cà phê ở Tây Nguyên cho thấy, trong mùa mưa, ở công thức không bón lân thì lượng lân dễ tiêu trong đất vẫn cao tương đương với các công thức có bón lân từ 50 – 100 kg P 2O 5/ha (khoảng từ 6 – 8 mg P 2O 5/100 gam đất); đặc biệt trong đất có hàm lượng hữu cơ cao thì lượng lân dễ tiêu trong đất cao hơn. Và cũng theo kết quả nghiên cứu của Trương Hồng và CTV (2000), thì chỉ cần bón khoảng 70 – 80 kg P 2O 5/ha là đủ để có thể đảm bảo cho vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch từ 3 – 4 tấn nhân/ha.

Kết quả tính tóan cho thấy không có mối quan hệ chặt chẽ giữa lượng lân và năng suất cà phê ở cả 3 tỉnh nghiên cứu. Quy luật đường cong của các phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa phân lân và năng suất là khác nhau giữa các vùng nghiên cứu.

Bảng 2. Tương quan lân và năng suất

ns: không có ý nghĩa

Nguồn: Nguyễn Văn Bộ, Trương Hồng, Trịnh Xuân Hồng và CTV, 2011, 2012, 2013

Nghiên cứu mới nhất của Nguyễn Văn Bộ, Trương Hồng và CTV, 2014 cũng cho thấy đối với vườn cà phê kinh doanh đã bón phân lân nhiều năm trước đó thì có thể giảm 50 % lượng phân lân bón cho cà phê hoặc bón 1 năm nghỉ 1 năm mà vẫn đảm bảo được mục tiêu về sinh trưởng và năng suất so với bón lân hàng năm theo khuyến cáo. Năng suất của công thức bón đầy đủ N, P, K so với công thức không bón lân 1 vụ, công thức không bón lân 2 vụ là không khác biệt có ý nghĩa thống kê (từ 2.850 – 3.090 kg nhân/ha). Nguyên nhân của vấn đề này là do hiệu lực tồn dư của lân trong đất khá cao đủ để đảm bảo cho nhu cầu về lân cho cà phê vốn dĩ chỉ bằng ¼ – 1/3 so với đạm và kali.

Hình 1. Tỷ lệ năng suất đạt được ở công thức bón P 1 năm nghỉ 1 năm (KB P 1 vụ – bón NK) và công thức bón P 1 năm nghỉ 2 năm (KB P 2 vụ – bón NK) so với công thức bón đầy đủ NPK

Từ các kết quả nghiên cứu, các tác giả trên đã khuyến cáo lượng lân bón cho cà phê ở các bảng 3, 4.

Bảng 3. Lượng P 2O 5 khuyến cáo cho cà phê kinh doanh theo loại đất

Bảng 4. Lượng P 2O 5 khuyến cáo cho cà phê kiến thiết cơ bản sử dụng bộ giống mới năng suất cao

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê ! Hướng Dẫn Lựa Chọn Phân Bón Phù Hợp

Việc lựa chọn loại phân bón cho cà phê phù hợp với từng loại thổ nhưỡng sẽ giúp nhà vườn tăng năng suất cà phê một cách đơn giản, hiệu quả, giảm được chi phí đầu tư, giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định đặc biệt sẽ hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác – điều quan trọng để tăng chất lượng hạt cà phê.

Cà phê là cây trồng chủ lực có giá trị xuất khẩu cao của nước ta. Đây được xem là cây xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội người dân vùng Tây Nguyên, tây Bắc, Đông Nam Bộ…

Cà phê là cây thân gỗ, thường được trồng ở vùng cao nguyên có khí hậu mát, cây phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh sáng, những khu vực có nhiệt độ trong khoảng 16 1.Đặc điểm sinh thái của cây cà phê

0C – 30 0C. Loại đất thích hợp để trồng cà phê thường là bazan, đất xám có khả năng thoát nước tốt vì cây cà phê không chịu được ngập úng. Sau khi trồng 3 năm, cây cà phê bắt đầu cho thu hoạch, tuổi thọ của cây trung bình khoảng 30 – 35 năm, đến khoảng năm thứ 22 – 25 năng suất của cây sẽ giảm dần. Tại các vùng trồng cà phê ở nước ta chủ yếu trồng cà phê vối hay còn gọi là cà phê Robusta hoặc Canephora, vì giống cà phê này đặc biệt phù hợp với điều kiện khí hậu, loại đất, độ cao, lượng mưa ở nước ta. Cây cà phê có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, cây cần nhiều kali sau đó là đạm và lân. Do đây là cây trồng lâu năm, bà con nhà nông lại thường chủ quan, ít bổ sung dinh dưỡng cho cây nên hiện tại nhiều diện tích trồng cà phê trên cả nước đã có những biểu hiện thoái hóa, sâu bệnh trên cây cà phê xuất hiện ngày càng nhiều và phức tạp, năng suất giảm, giá cả lại bấp bênh đan khiến nhiều nhà vườn không muốn đầu tư vào loại cây trồng này và đã tiến hành phá bỏ vườn cà phê để trồng các loại cây trồng khác.

Cây cà phê được trồng chủ yêu tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ nước ta

2.Kinh nghiệm lựa chọn phân bón cho cây cà phê

Thông thường mỗi loại đất khác nhau sẽ phù hợp với các loại phân bón khác nhau. Đất tốt nhưng không được bổ sung dinh dưỡng thường xuyên sẽ bị bạc màu, thoái hóa, ảnh hưởng đến quá trình phát triển, năng suất cây trồng. Khi lựa chọn phân bón cho cà phê, nhà vườn nên ưu tiên các loại phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh…trong phân bón hữu cơ có đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng để cung cấp cho cây trồng. Ngoài ra các loại phân bón hữu cơ sẽ tạo môi trường thuận lợi để các loài sinh vật, vi sinh vật hữu ích ở trong đất phát triển, cải tạo đất hiệu quả. Sau khi lựa chọn được loại phân bón cho cà phê phù hợp thì nhà vườn cần nắm được kỹ thuật bón phân vì đây là yếu tố quyết định năng suất, sức khỏe của cây, giúp hạn chế sâu bệnh hại hiệu quả. Khi bón phân cho cà phê nhà vườn cần lưu ý các yếu tô: thổ nhưỡng, thời kỳ phát triển của cây, khí hậu, lượng mưa…cùng với kỹ thuật bón phân, các yếu tố kết hợp với kỹ thuật bón phân sẽ giúp nhà vườn tăng năng suất cây cà phê hiệu quả.

3.Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê

Về kỹ thuật bón phân cho cà phê, nhà vườn có thể chia thành 2 giai đoạn chính: giai đoạn kiến thiết và giai đoạn kinh doanh.

3.1 Giai đoạn kiến thiết

– Tức giai đoạn cây cà phê chưa cho thu hoạch, bà con có thể bón lót cho mỗi hố trước khi trồng 5 – 7 ngày, bà con có thể sử dụng 1kg phân bón hữu cơ hoặc 2 kg phân hữu cơ khoáng/1 hố trồng, sau đó tiến hành các biện pháp giữ ẩm cho hố trồng. – Sau khi trồng khoảng 3 tháng, bà con có thể bổ sung thêm mỗi gốc từ 0,5 – 1kg phân hữu cơ để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. – Từ năm thứ 2 trở đi bà con có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ khoáng, mỗi lần có thể bón từ 0,5 – 1kg/gốc.

3.2 Giai đoạn kinh doanh

Tức thời kỳ cây cho thu hoạch, chính vì thế việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn này sẽ quyết định tốc độ phát triển, sức khỏe, sức đề kháng, năng suất của cây. Tùy vào điều kiện kinh tế canh tác cây trồng, nhằm đảm bảo tăng năng suất của cà phê và tuổi thọ của cây bà con có thể áp dụng cách bón cho phù hợp.Cách 1: – Trước thời kỳ ra hoa ( sau khi cắt nước) bà con có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ khoáng. Mỗi lần bón 1,5 – 2kg/gốc. – Thời kỳ nuôi trái, tức sau khi cắt nước từ 2 – 3 tháng, bà con bổ sung thêm 1 – 1,5kg phân bón hữu cơ hoặc phân bón hữu cơ khoáng. – Thời kỳ trước thu hoạch, vào thời điểm cuối mùa mưa ( trước khi thu hoạch khoảng 1,5 – 2 tháng) bà con bón thêm 1kg phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ khoáng.Cách 2: – Trước thời kỳ ra hoa ( sau cắt nước) có thể bón 2 – 2,5kg/gốc phân bón hữu cơ hoặc phân bón hữu cơ vi sinh để cây có đủ dinh dưỡng phát triển khỏe mạnh, ra hoa đồng loạt cho năng suất cao. – Thời kỳ nuôi trái, tức sau khi xiết nước từ 2 – 3 tháng có thể bón 1kg/gốc phân hữu cơ khoáng hoặc sử dụng phân hữu cơ. – Thời kỳ trước khi thu hoạch vào cuối mùa mưa, tức trước khi thu hoạch 1,5-2 tháng nên bón thêm 1kg/gốc phân hữu cơ khoáng hoặc phân hữu cơ. Đối với các vườn cà phê cần tái canh ( cây cà phê trên 25 năm tuổi) hoặc cây cà phê bị suy kiệt, bà con có thể sử dụng 2 – 3kg/gốc phân bón hữu cơ bón vào thời điểm sau khi xiết nước là hiệu quả nhất. Đặc biệt trong suốt quá trình phát triển của cây, bà con cần thường xuyên thăm vườn, để phát hiện sâu bệnh đồng thời bổ sung thêm dinh dưỡng hợp lý cho cây.

4.Một số biện pháp khác để tăng năng suất cây cà phê

Để tăng năng suất cà phê ngoài việc nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cây, lựa chọn được loại phân bón phù hợp, thực hiện tốt kỹ thuật bón phân thì nhà vườn cần thực hiện đồng thời các biện pháp khác: tủ gốc, làm cỏ, tỉa cành tạo tán…

Khi làm bồn xong, nhà vườn cần tiến hành tủ gốc (ủ gốc) cho cây cà phê bằng cách sử dụng rơm, cỏ khô… bà con nên rải nhẹ một lớp đất mỏng lên để phần rơm, cỏ khô để có thể xẹp xuống. Đây là giải pháp hiệu quả để giữ ẩm cho cây trồng đặc biệt ở những vùng khô hạn, thiếu nước, giúp đất tơi xốp, giảm sự phát triển của cỏ dại.

Cần làm cỏ thường xuyên, đặc biệt đối với cây cà phê trong giai đoạn kiến thiết vì lúc này cây còn nhỏ, diện tích đất trống trong vườn lớn nên cỏ dại rất dễ phát triển, không nên phun thuốc diệt cỏ cháy, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe người canh tác vừa tác động xấu lên môi trường sinh tái xung quanh. Bà con chỉ nên dùng máy cắt cỏ hoặc trồng các cây họ đậu để hạn chế sự phát triển của cỏ dại trong vườn.

Tỉa cảnh tạo tán là công đoạn hết sức quan trọng để tăng năng suất cà phê. Việc làm này sẽ giúp cây phát triển cân đối, nhà vườn có thể thu hoạch dễ dàng, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại. Nhà vườn nên loại bỏ những cành mọc sát mặt đất, cành già, sâu bệnh, kém phát triển, cành khô, cành không cho trái… để tạo sự thông thoáng, thúc đẩy quá trình quang hợp của cây cà phê, để chất dinh dưỡng nuôi những cành khỏe cho năng suất.

Để tăng thu nhập, bà con nhà nông có thể trồng xen cây cà phê với các cây trồng khác: bơ, tiêu, cây ăn trái…

Cây cà phê đạt năng suất cao

5.Giới thiệu phân bón hữu cơ OBI-Ong Biển cho cây cà phê Phân bón hữu cơ sinh học OBI-Ong Biển chuyên cây cà phê được sản xuất bởi công ty TNHH SX – TM Đại Nam – Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển. Một trong những công ty hàng đầu chuyên sản xuất xuất dòng phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi chuyên cung cấp sản phẩm chất lượng, giải pháp có giá trị tích cực cho khách hàng, tạo nên lợi nhuận hấp dẫn cho người sử dụng và cùng một lúc tạo ra giá trị cho xã hội – tạo ra giá trị chia sẻ. Sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học OBI-Ong Biển cho cây cà phê bao gồm 3 loại:

a.Phân hữu cơ sinh học OBI-Ong Biển 3 đặc biệt.

– Cung cấp đầy đủ nhanh chóng các nguyên tố đa, trung, vi lượng cần thiết để cây cà phê phát triển khỏe mạnh, cân đối. – Giúp cây ra hoa đồng loạt, nuôi trái, dưỡng trái, hạn chế rụng trái non, hạt cà phê to, đều, đẹp, tăng năng suất vượt trội. – Sau khi thu hoạch cây không bị suy kiệt, cây cà phê nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng mạnh. – Phục hồi những cây cà phê già cỗi, sinh trưởng kém. – Phân giải nhanh các độc tố trong đất như các chất độc tồn dư của thuốc BVTV, ngộ độc hữu cơ, vô vơ. – Tăng sức đề kháng, sức chống chịu của cây trước các loại sâu bệnh hại, điều kiện thời tiết bất lợi. – Cải tạo đất trở lại màu mỡ, tơi xốp, thoáng khí tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật có lợi trong đất phát triển. – Tăng cường hương vị và nâng cao chất lượng hạt cà phê, kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch. – Giảm chi phí phân bón hóa học, an toàn cho con người, thân thiện với môi trường.

b.Phân bón hữu cơ khoáng OBI-Ong Biển 4

– Cung cấp đầy đủ các nguyên tố khoáng, đa, trung, vi lượng cần thiết trên nền hữu cơ cao cấp cho cây trồng phát triển mạnh mẽ, cân đối. – Bổ sung Axit Humic và các khoáng chất giúp đất tăng độ phì nhiêu, màu mỡ, tơ xốp, thoáng khí. – Hạn chế rụng trái, nuôi trái lớn nhanh, to, đều, bóng, chắc nhân. – Tăng chất lượng nông sản, kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch. – Giải pháp thích hợp để chuyển từ canh tác vô cơ sang canh tác hữu cơ hoàn toàn đạt hiệu quả cao nhất. – An toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường. – Sản phẩm tốt nhất cho giai đoạn nuôi trái.

Sản phẩm phân bón hữu cơ khoáng OBI-Ong Biển 4

c.Phân bón hữu cơ sinh học OBI-Ong Biển 3.

– Cung cấp đầy đủ nhanh chóng các nguyên tố đa, trung, vi lượng cần thiết để cây cà phê phát triển cân đối, đồng bộ. – Cải tạo đất chai cứng, thoái hóa, bạc màu trở thành tơi xốp, thoáng khí. Tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. – Phân giải các độc tố trong đất, như tồn dư thuốc BVTV, ngộ độc hữu cơ, vô cơ. – Cải tạo đất chua, phèn, nhiễm mặn, trả lại môi trường đất thích hợp cho cây trồng. Bổ sung Axit Humic và các khoáng chất cho đất phì nhiêu, màu mỡ. – Cây trồng khỏe mạnh, tăng khả năng đề kháng với các điều kiện bất lợi của cây trồng và môi trường. – Tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí phân bón hóa học, an toàn với con người và thân thiện với môi trường.

Tóm lại,sử dụng loại phân bón cho cà phê phù hợp với các điều kiện môi trường, thổ nhưỡng, tình hình phát triển của cây… sẽ giúp nhà nông tăng lợi nhuận, giảm chi phí đầu tư. Kết hợp với các kỹ thuật khác: tỉa cành tạo tán, vun gốc, kỹ thuật bón phân cho cà phê đúng, hợp lý và cân đối sẽ giúp nhà vườn tăng năng suất cà phê mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển bền vững của cây trồng. Từ đó tạo hướng phát triển bền vững cho cây cà phê mang lại lợi ích kinh tế cho bà con nhà nông, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê Tốt Nhất. trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!