Xu Hướng 5/2023 # Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê, Ky Thuat Bon Phan Cho Cay Ca Phe # Top 12 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê, Ky Thuat Bon Phan Cho Cay Ca Phe # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê, Ky Thuat Bon Phan Cho Cay Ca Phe được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mùa mưa bắt đầu cũng là lúc quả cà phê vối bắt đầu tăng nhanh về kích thước, cùng lúc đó có sự tăng trưởng nhanh của cành, chồi trên cây cà phê. Do vậy cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và điều tiết ánh sáng cho phù hợp với tình trạng sinh lý của cây để cây vừa nuôi quả tốt vừa tạo ra bộ khung cành dự trữ khỏe mạnh cho năm tiếp theo. Chính vì vậy mà chúng tôi giới thiệu tới bà con nông dân tham khảo những kỹ thuật bón phân cho cây cà phê sau:

Mùa mưa bắt đầu cũng là lúc quả cà phê vối bắt đầu tăng nhanh về kích thước, cùng lúc đó có sự tăng trưởng nhanh của cành, chồi trên cây cà phê. Do vậy cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và điều tiết ánh sáng cho phù hợp với tình trạng sinh lý của cây để cây vừa nuôi quả tốt vừa tạo ra bộ khung cành dự trữ khỏe mạnh cho năm tiếp theo. Chính vì vậy mà chúng tôi giới thiệu tới bà con nông dân tham khảo những kỹ thuật bón phân cho cây cà phê sau để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây:

I. Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản

Cây cà phê  thời kỳ kiến thiết cơ bản rất cần đạm và lân. Đạm cần thiết cho sự phát triển của thân, lá và phân cành mới. lân giúp bộ rễ phát triển mạnh, thúc đẩy sự hình thành cành gỗ, tạo cho cây cứng cáp và có nhiều cành cơ bản. Kali cần thiết để duy trì sự hoạt động bình thường của cây, tăng năng suât, chất lượng hạt và tăng cường khả năng sử dụng đạm và lân.

Ngoài ra cà phê kiến thiết cơ bản còn cần các nguyên tố trung và vi lượng khác, đặc biệt là kẽm và bo. Hiện tại, các nguyên tố thường thiếu trên diện rộng ở cà phê kiến thiết cơ bản là kẽm, magie, thiếu phổ biến ở một số vùng là canxi, lưu huỳnh và Bo. Các nguyên tố như đồng, mangan, sắt, molyden cũng có triệu chứng thiếu ở một số vườn cà phê kiến thiết cơ bản.

1. Lượng phân bón kg/gốc

Bón phân cho cây 1 tuổi, 2 tuổi như sau:

+ Phân hữu cơ: 2 – 3 kg/gốc (chia làm 2 lần bón, thời gian bón phân tùy vào từng vùng).

+ Phân tím (16-12-8-11 + TE): 0,3 – 0,4 kg/gốc/năm.

+ Chia ra bón 2 – 3 lần.

+ Cách bón: phân rải đều cách gốc 5 – 6 cm cho tới mép vành  tán, xới đất trộn đều phân vào đất để khỏi mất mát (nếu gốc cà phê làm bồn thì ta rải phân xung quanh bồn và tưới nước giữ ẩm).

Bón phân cho cây 3 tuổi:

+ Phân hữu cơ: 2 – 3 kg/gốc (chia làm 2 lần bón).

+ Lượng phân N-P-K: 0,5 kg phân tím hoặc phân xanh (12 -12 – 17 – 9 + TE)/gốc/năm.

2. Cách bón: 5 đợt

– Đợt 1: đầu mùa khô, sau khi thu hoạch.

– Đợt 2: gần cuối mùa khô, kết hợp tưới nước.

– Đợt 3: bón vào đầu mùa mưa.

– Đợt 4: bón vào giữa mùa mưa.

– Đợt 5: bón vào cuối mùa mưa trước khi thu hoạch.

– Cách bón: bón phân vào rãnh theo vành tán, kết hợp làm cỏ , xới đất tạo thành rãnh sâu 3 – 5 cm theo đường chiều của vanh tán, bón xong vùi đất lấp lại,.

– Ngoài việc bón phân vào gốc, có thể kết hợp thêm một số phân bón lá cao cấp Better HG – Best Farm, HG – Best Plant, Better KNO3, Better KNO3 + Mg. Phun khi trời mát (8 – 10 giờ sáng hoặc 3 – 5 giờ chiều).

Cách bón phân bón lá cao cấp: HG – Best Farm, HG – Best Choice:

– Hòa 10 gr vào bình 8 – 10 lít nước sạch, lắc đều cho tan, phun đều 3 – 5 bình/1000 m2. Khi cây mới nhú nụ và trước khi nụ nở hoa. Phun 3 – 5 lần/vụ, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày.

Cách bón phân bón lá Better 6-18-6:

– Hòa 20g /1 bình 8 – 10 lít nước sạch, lắc đều cho tan, phun đều ướt lá, phun 3 – 5 lần/vụ, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày. Vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa.

Cách bón phân bón lá hòa tan cao cấp Better KNO3, Better KNO3 + Mg:

– Hòa 50 – 100 gr vào bình 8 – 10 lít nước sạch, phun đều 4 – 6 bình/1000 m2, tùy theo tình trạng vườn cây. Phun 7 – 10 ngày/lần.

II. Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê thời kỳ kinh doanh

1. Lượng phân bón kg/gốc/năm

– Bón phân cho cà phê trong thời kỳ kinh doanh chia ra hai mùa rõ rệt: mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 3) và mùa mưa.

– Lượng phân bón: 0,8 kg phân NPK/gốc/năm + 2 – 4 kg phân hữu cơ HG01 3-2-2.

– Mùa khô bón phân 0,4 kg NPK tím, chia làm 2 đợt:

+ Đợt 1 ngay sau khi thu hoạch.

+ Đợt 2 bón vào gần cuối mùa khô, kết hợp thêm phân bón lá.

– Mùa mưa bón 0,4 kg NPK xanh, chia làm 2 đợt: đợt 1 bón 0,2 kg NPK xanh bón khi có mưa đầu mùa, đợt 2 bón 0,2 kg NPK xanh vào gần cuối mùa mưa, ngoài ra có thể kết hợp thêm phân bón lá KNO3 + Mg, ĐT907 để nâng cao năng suất tránh hiện tượng rụng trái non và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Phương pháp bón

Đối với cà phê kinh doanh, bón phân xong cần phải vùi lấp lại để giảm lượng thất thoát do rửa trôi, bay hơi, tạo rãnh rộng 20 – 30 cm, sâu 5 – 7 cm theo đường chiếu của vành tán, rải phân đều theo rãnh này rồi vùi lấp phân lại.

Ngoài việc bón phân cho cây cà phê bằng phân hóa học ở trên. Xu hướng nông nghiệp hiện đại trong bón phân là dùng chế phẩm sinh học Bima Trichoderma có tác dụng cung cấp vi sinh vật có ích cho đất, tái tạo mùn cho đất, làm cho đất tơi xốp, tăng cường sự phát triển bộ rễ cây, kháng nấm gây bệnh, kháng bệnh vàng lá, xì mủ, phân hủy xác bã thực vật… mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây trồng không bị bệnh hại. Giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học cho cây trồng.

Theo Nông Nghiệp Việt Nam

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê Tốt Nhất.

Để giúp cây cà phê đạt năng suất cao hơn bà con nên để ý tới cách bón phân và thời điểm bón thích hợp tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Đặc biệt là cho năng suất cao nhất.

Để cây có thể hấp thụ tối đa lượng phân bón bà con cần xác định được liều lượng và số lần bón thích hợp để cây cà phê được sinh trưởng và phát triển, bà con cũng cần phải ý đến kỹ thuật bón phân như thế nào  Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng cây cà phê cũng cần có cách bón khác nhau thì khi đó hiệu suất phân bón mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Bón phân thúc cho cà phê

Phân vô cơ:

Tuổi cây Lượng phân nguyên chất/ha/Năm Phân đơn/ha/Năm

(Đạm)N (Lân)P2O5 (Kali)K2O Urê Super Lân Kali(KCl)

Năm 1 180 100 100 400 600 165

Năm 2 250 160 250 550 1000 400

Năm 3 KD 500 330 600 1100 2000 1000

Vì sao lại có lượng chia ra như trên bởi vì: 1kg Urê = 0,46kg N(Đạm) 1kg Super Lân = 0.20kg P2O5(Lân) có thể 0,16kg P2O5hh 1kg Kali(KCl) = 0,61kg K2O(Kali)

Tương đương với lượng NPK cà phê cần là: Năm 1: 380Kg/Năm Năm 2: 660Kg/Năm Năm 3 : 1.430Kg/Năm

Phân hữu cơ

Mỗi năm bón cho cà phê 1 lần phân hữu cơ sau khi thu hoạch (nếu là phân chuồng thì phải xử lý, ủ hoai để tránh bệnh tật). Liều lượng 5-10kg/cây kết hợp với phân lân và phân vô cơ bón lần cuối cùng trong năm (tháng 11-12). Cách bón: Đào rãnh sâu 20cm, rộng 20cm xung quanh mép tán, rải đều phân hữu cơ và các tàn dư thực vật xung quanh, sau đó lấp lại.

Bón phân cho Cà phê trong năm đầu trồng mới.

Cách bón: Đầu tiên cần đào một rãnh nhỏ cách gốc từ 15 đến 20 cm sau đó bón hỗn hợp phân đã trộn hoặc phân NPK vào rãnh sâu từ 3 đến 5 cm, lấp đất lại và tưới nước vừa đủ để phân tan vào đất(Ps: Nói thì nói thế thôi làm ít làm thế được chứ làm nhiều ai làm như hướng dẫn được chết luôn hehe chủ yếu căn thời tiết rồi bón đều quanh gốc nếu không mưa thì tiếc phân mới đi lấp thôi đúng không).

Đối với năm đầu tiên chúng ta nên chia làm nhiều lần để bón phân. Có thể bón 6 lần/năm vào tháng 1-2, 3-4 bón chủ yếu là đạm có thể kết hợp thêm Lân, tháng 5-6, 7-8, 9-10 bón Đạm và kali tuy nhiên lượng Kali phải ít hơn Đạm để tránh hiện tượng cây bị đứng và vàng lá, Tháng 11-12 Lần bón phân cuối cùng trong năm cần kết hợp với phân chuồng và phân lân để bón. Trước khi bón phân cần làm cỏ sạch, trộn các loại phân với nhau, rải đều xung quanh tán lá và lấp lại bằng lớp đất mặt để tránh bốc hơi hoặc phân bị rửa trôi khi gặp mưa.

Riêng năm trồng mới, sau khi trồng 1-2 tháng, bón 40 – 50g phân Urê và 40 – 50g phân kali cho một hố(khoảng tháng 5-6 trong năm) để cây pháp triển cứng cáp.

Chúng ta có thể bón thúc bằng NPK 30-9-9 + TE. Nhớ bón thêm Zn, Mg, Mn, Cu, Fe…. vì trong đất hiện nay luôn thiếu các nguyên tố Trung vi lượng cần thiết cho cây cà phê

Bón phân năm thứ 2.

Tùy vào khả năng sinh trưởng và địa hình của cây cà phê bà con nên tạo bồn để dễ dàng tưới nước và bón phân hợp lý. Đối với phân vô cơ cần rải phân vào hố theo đường tròn hoặc hai bên mép bồn.

Bón phân hữu cơ.

Bà con có thể tạo rãnh hai bên mép tán cà phê. Để bón phân hữu cơ tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây(phân chuồng cần ủ hoai để tránh bị kiến, bệnh tật tấn công) giúp cây có thời gian chuyển hóa các chất dinh dưỡng, vi sinh vật có ích cải thiện độ phì sang cho đất. Kích thước của rãnh thường có độ sâu từ 30- 40 cm, chiều rộng khoảng 30 cm và có chiều dài từ 1- 1,5 m theo chiều rộng của tán.

Phân vô cơ

Cũng tương tự như năm thứ nhất tuy nhiên tới năm thứ 2 cây cần lượng phân lớn hơn đặc biệt là Đạm và Kali, tháng 5-6 cần bón lượng Đạm lớn để cây phát triển vì vậy trong những lần bón vào tháng 7-8, 9-10 cần bổ sung thêm Kali nhất là tháng 9-10.

Bón thêm Zn, Mg, Mn, Cu, Fe, Bo….=150kg/ha/năm hoặc dùng NPK 30-9-9 + TE để bón thúc cho cà phê.

Bón phân cho cà phê kinh doanh

Đối với Cà phê kinh doanh cần lượng Kali rất lớn. Vì hầu hết trời gian trong năm cây đều mang theo quả mà quả thì cần lượng Kali để tổng hợp.

Hiện nay Cà phê tốt nhất nên bón 5 đợt phân/Năm và cách bỏ như sau:

Vẫn kết hợp Phân hữu cơ 1 năm 1 lần như giai đoạn cây con tuy nhiên số lượng lớn hơn tương đương khoảng 15kg phân chuồng/cây. và nên bón vào đầu năm để hữu cơ có thời gian phân hủy giúp cây có thời gian chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Phân vô cơ

Sau thu hoạch: Nên bón Vôi hoặc Lân vôi(Lân canxi) để cải tạo đất cân bằng độ pH sau 1 năm bón phân hóa học nếu như chúng ta ít áp dụng giải pháp hữu cơ.

Mùa khô: Bà con bón phân URE + SA trong khi tưới(tháng 1-4) để cây phục hồi có sức chịu đụng tới tháng 4. Vì sao bà con nên bón thêm SA bởi vì trong SA có 24% Lưu Huỳnh giúp cây phân hóa mầm hoa  và quá trình ra hoa đậu quả tốt hơn. Hoặc bà con bón NPK thông số 20-5-6+TE, 22-5-5+TE… khoảng 200-300kg/ha.

Giữa mùa mưa: Bà con nên bón phân NPK 20-20-15+TE, 15-15-15+TE, 16-16-16+TE… và cũng bón 300-500kg/ha. Nên bón 2 lần các thông số này.

Cuối mùa mưa: Bà con nên bón các loại NPK có thông số Kali cao bởi vì đây là giai đoạn vào nhân của hạt Cà phê. Nó quyết định chất lượng hạt cà phê để tránh khi làm cà phê bị rụng, xay ra nhân bị hao. Các thông số NPK nên dùng là 17-7-17+TE, 18-8-18+TE, 17-7-21+TE…

Bà con nên tuân thủ theo quy trình để đạt năng suất cao nhất vào đỡ hao hụt nhất.

Để nâng cao hiệu quả bón phân.

Bà con nên tận dụng các chất hữu cơ có trong vườn để vùi lại cho đất nhằm tăng thêm chất hữu cơ cho đất như phát cỏ, phun thuốc phân hủy cành lá sau thu hoạch.

Trồng thêm các loại cây trồng chắn gió, cây che bóng lâu dài để tạo tiểu khí hậu tốt nhất. Trồng xen các cây họ đậu để cải thiện đất.

Trước khi bón phân cần chú ý tạo hình, tỉa cành vô hiệu, cắt bỏ những chồi vượt để chỉ để lại những cành hữu hiệu tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Chú ý lấp đất sau khi bón để tránh phân bị bốc hơi(nếu trời không mưa).

Đối với phân bón lá cần phun đúng nồng độ và chú ý phun kỹ mặt dưới lá, cần phun khi vườn cây ở trạng thái đủ ẩm, không phun khi trời nắng gắt sẽ làm phân bốc hơi hết.

Chúc bà con nhà nông gặp mùa bội thu!

Gocnongnghiep.com

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cà Gai Leo, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Ca Gai Leo

Kỹ thuật trồng cây

Cà gai leo là loại thực vật thân leo, người dân thường gọi là cà gai, cà vành…Lá và quả của cà gai leo cũng có hình dạng như cà pháo, loại cà mà chúng ta dùng làm thức ăn, tuy nhiên quả cà gai leo thì mọng và bóng hơn, màu xanh khi chín thì chuyển thành màu đỏ, trong có chứa nhiều hạt màu vàng và dẹp. Thân leo và có nhiều gai. Hoa màu trắng và thường ra vào tháng 4, tháng 9. Hiện nay cà gai leo được xem là cây thuốc nam có tác dụng giải độc gan tốt nhất, đặc biệt là đối với bệnh viêm gan virus. Rễ là bộ phận có chứa nhiều ancaloit, glycoancaloit giúp giải rượu tốt, ngăn chặn quá trình xơ gan. Vì là thảo dược quý nên nhiều người dân đã đổ xô đi tìm kiếm và vô tình đã tận diệt nó. Sau nhiều năm có kinh nghiệm trong việc nhân giống, gieo trồng các loại thảo dược quý trong đó có ca gai leo, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý bà con cách trồng và chăm bón loại thảo thảo dược quý này, với mục đích giúp bà con tạo được một vườn thuốc quý trong gia đình, và xa hơn nữa là mục đích kinh tế

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

 

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Miền Bắc trồng vào mùa xuân cây nhận được mưa lộc nên phát triển tốt , Miền Nam mùa mưa không bị ánh nắng chiếu mạnh cây phát triển tốt. Mật độ kích thước hàng cách hàng 50×50 cm, cây cách cây 50×50 cm.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Khi chọn giống xong ta chuẩn bị đất trồng ( hay bạn làm đất trước và chọn giống sau cũng được ) , đất phải dọn sạch( cày, bừa, phay), làm cho đất bằng phẳng , dọn sạch cỏ , phát quang bụi dậm , trộn với phân chuồng, làm dàn che nắng, gần nguồn nươc tưới, kích thước hàng cách hàng 50×50 cm, cây cách cây 50×50 cm.

4, Phân Bón Lót:

Chú ý trong khi chăm sóc chỉ sử dụng phân chuồng hoặc phân vi sinh không sử dụng phân hóa học đặc biệt là phân ure, để tránh sâu bệnh và các loại thuốc bảo vệ thực vật.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Gai Leo:

Khi trồng bóc bỏ túi bầu đạt cây giữa hố đạt, chỉnh cho thẳng cây lấp đất lại nén chặt đất ở gốc , trồng xong tưới ít nước cho cây tránh cây rút nước .

6. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cà Gai Leo:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Cà gai leo được chăm sóc tốt chỉ sau 4 tháng có thể thu hoạch, chúng ta thu hoạch thân, rễ ( để riêng) cắt khúc,phơi kho, không để nơi ẩm ướt. Đóng vào túi nilong bảo quản

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Cà Gai Leo:

Khi cây phát triển khoảng 2 tháng , khi thấy cỏ mọc ở gốc ta nên dọn sạch cây sẽ phát triển nhanh hơn. Làm dàn cọc cho cây leo. Bón phân vào gốc, mỗi gốc chỉ cho 100g/cây kích thích ra rễ, nếu bón quá liều lượng sẽ làm chết rễ (nên bón xa gốc một ít tránh xót rễ ). Cung cấp một lượng nước vừa phải cho cây ( khi thấy đất khô thì tưới nước), không tưới quá nhiều nước vì cây sẽ bị úng rễ.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Cà Gai Leo:

 

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Cà gai leo được chăm sóc tốt chỉ sau 4 tháng có thể thu hoạch, chúng ta thu hoạch thân, rễ ( để riêng) cắt khúc,phơi kho, không để nơi ẩm ướt. Đóng vào túi nilong bảo quản.

Quy Trình Bón Phân Cho Cây Cà Phê

Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, trong đó cao nhất là kali sau đó là đạm. Lượng dinh dưỡng cà phê hút/lấy đi phụ thuộc vào loài, giống và đất trồng.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê: Với cà phê vối, trung bình để có 1 tấn nhân, cây đã lấy đi theo quả 34,2kg N + 6,1kg P 2O 5 + 46,9kg K 2 O + 4,1kg MgO + 4,3kg CaO và các trung vi lượng khác

Năng suất của cây cà phê đạt từ 5 – 7 tấn nhân/ha, ổn định qua nhiều năm nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và được chăm sóc theo đúng cách.

QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY CÀ PHÊ

(Bón phân cho cà phê kinh doanh – Lượng bón tính cho 1ha)

C1: Bón phân NPK cho cây cà phê

+ Đợt 1 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 500-700 kg phân NPK 16-8-16.

+ Đợt 2 (Bón vào giữa mùa mưa): 700-800 kg phân NPK 16-8-16.

+ Đợt 3 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 800-1000 kg phân NPK 16-8-16.

+ Đợt 4 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1 hoặc 2): 200-300 kg phân NPK 20-5-6 kết hợp với đợt tưới nước 1.

+ Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 3 hoặc 4): 200-300 kg phân NPK 20-5-6 kết hợp với đợt tưới nước 2.

C2: Bón phân đơn (Đạm SA, DAP, Kali Sunphat) cho cây cà phê

+ Đợt 1 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 310 – 430kg Đạm SA; 80 – 120kg DAP; 160 – 230kg Kali Sunphat.

+ Đợt 2 (Bón vào giữa mùa mưa): 430 – 490kg Đạm SA; 120 – 135kg DAP; 230 – 270kg Kali Sunphat.

+ Đợt 3 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 490 – 610kg Đạm SA; 130 – 170kg DAP; 260 – 330kg Kali Sunphat.

+ Đợt 4 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1 hoặc 2): 180 – 260kg Đạm SA; 20 – 30kg DAP; 20 – 30kg Kali Sunphat kết hợp với đợt tưới nước 1.

+ Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 3 hoặc 4): 180 – 260kg Đạm SA; 20 – 30kg DAP; 20 – 30kg Kali Sunphat kết hợp với đợt tưới nước 2.

Nếu năng suất vườn cà phê cao hơn mức 4 tấn nhân/ha thì cần bón tăng thêm từ 10 – 20% lượng bón ở mỗi lần bón trong quy trình trên.

Cách bón: Trộn đều các loại phân bón với nhau trước khi bón, đào rãnh nông quanh tán, rải phân xuống rãnh lấp đất để giảm bớt thất thoát phân bón. Các tàn dư của cà phê như lá rụng, lá non do tỉa cành, vỏ quả cần được vùi lấp trả lại cho đất.

Lựa chọn cành cắt tỉa: Cắt tỉa những cành cà phê vô hiệu, không cho năng suất (Cành già, cành khô, cành xương cá, chân vịt, tổ quạ, cành sâu bệnh, cành vượt, cành chùm…

Chuẩn bị đất trồng và giống; Kỹ thuật trồng; Thời vụ trồng; Làm cỏ, tạo bồn, bón phân, cắt tỉa, thu hoạch… để đạt năng suất cao

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê, Ky Thuat Bon Phan Cho Cay Ca Phe trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!