Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Bón Lót Cho Cây Ăn Quả được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây ăn quả nói chung cần được bón phân để có năng suất cao, kéo dài tuổi thọ và hạn chế sâu bệnh gây hại. Tuy nhiên, để bón lót phân bón sao cho hiệu quả và tránh làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, bà con cần lưu ý các vấn đề sau:
Phân loại đất sao cho phù hợp:
– Ở những vùng đất có nhiễm mặn, không nên bón phân có chứa chất ka-li vì làm cho đất bị nhiễm mặn thêm, sẽ ảnh hưởng đến cây.– Ở những vùng đất có nhiễm phèn nặng thì nên bón nhiều phân lân sẽ cải tạo được phèn, giúp cây phát triển tốt.
Các giai đoạn bón phân:
+ Giai đoạn phân hủy: Bón lót cho cây ăn quả bà con chú ý bón trước khi trồng, lúc này cây ăn trái sẽ giúp phân có thời gian phân hủy, do đó rễ cây dễ hấp thu hơn và không bị đứt. Nên bón vùi vào trong đất để không làm phân bị bốc hơi hoặc bị rửa trôi. Thường sử dụng phân lân, ka-li và phân hữu cơ để bón lót.
+ Giai đoạn cây chưa cho trái: Giai đoạn này cần bón nhiều phân lân, phân đạm và một ít phân ka-li để cây cho nhiều rễ, nhiều cành để tạo bộ khung, cây ít đổ ngã.
+ Giai đoạn cây cho trái: Nếu có điều kiện nên bón phân hữu cơ vào đầu mùa mưa bằng cách đào rãnh xung quanh tán cây (sâu 2 tấc, rộng 2 tấc) bỏ phân vào và lấp đất lại. Để hạn chế đứt rễ cây thì dùng dao xới nhẹ đất, tránh làm đứt hoặc tổn thương rễ cây
Chú ý: Nếu bón phân hóa học (vô cơ) nên bón vào đầu và cuối mùa mưa, áp dụng cho những vùng đất không chủ động được nước tưới, còn những vùng chủ động được nước tưới thì bón vào giai đoạn trước và sau khi cây trổ bông. Giai đoạn này cần bón nhiều phân ka-li để giúp cây đậu trái và hạn chế trái bị rụng.
Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây mà bón phân sao cho hợp lý. Chẳng hạn, khi thấy cây hơi cằn cỗi, lá xanh nhạt hoặc lá bị vàng thì bón thêm phân đạm; ít phân cành, rễ phát triển kém thì bón thêm phân lân; phiến lá cọng, hẹp, xuất hiện các đốm, vệt màu vàng cam thì bón thêm phân ka-li.
Lưu ý:Không nên bón phân đạm và phân phun trên lá khi cây đang bị bệnh, vì sẽ làm bệnh nặng thêm.
Chú ý: Hiện nay, trên thị trường Phân Bón Việt Nam có rất nhiều phân hữu cơ có thể tự làm, tự chế tại nhà. Khuyến cáo bà con nên sử dụng phân bón lót 5 tốt 441 do Cty Phân Bón Hữu Cơ Miền Trung nghiên cứu và chế tạo
Điểm Danh 4 Loại Phân Bón Lót Cho Cây Hồng Ăn Quả Tăng Sản Lượng
Vai trò của việc bón lót với sự sinh trưởng của cây hồng ăn quả
Diện tích trồng hồng ăn quả ngày càng tăng do nhu cầu đối với loại quả này tăng đột biến trong thời gian gần đây. Ở giai đoạn trước trồng, cây hồng cần được bổ sung phân bón lót để cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo môi trường phát triển thật lý tưởng. Phân bón lót có thể là phân hữu cơ hoặc phân vô cơ.
Bón lót cho cây hồng ăn quả đúng loại và đủ lượng sẽ giúp cây nhanh bén rễ, hồi xanh và cho năng suất, chất lượng nông sản cao; cải thiện được tính chất của đất, duy trì độ phì nhiều ở nhiều năm sau.
Điểm danh 4 loại phân bón lót cho cây hồng ăn quả tăng sản lượng
Bón phân Supe Lâm Thao cho cây hồng phát triển mạnh
Supe lân Lâm Thao được dùng cho các loại cây trồng trên mọi chất đất.
Thành phần:
Hàm lượng P hữu hiệu: 16+ 16,5
Hàm lượng P tự do: < 4
Hàm lượng lưu huỳnh: 11
Độ ẩm: <13
Công dụng:
Lân là thành phần rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng nói chung và cây hồng ăn quả nói riêng.
Supe lân Lâm Thao là một loại phân dễ tiêu thường được bón vào đất 1-2 ngày trước khi trồng cây hoặc bón định kì hàng năm sau mỗi mùa thu hoạch. Hàm lượng lân lớn sẽ giúp cây hồng nhanh chóng hình thành rễ, cắm sâu xuống đất tạo sự vững chắc, cứng cáp, thuận tiện cho việc hút một lượng lớn chất dinh dưỡng đi nuôi cây và quả sau này.
Thành phần lưu huỳnh trong phân sẽ làm tăng tính chịu hạn, kháng lại với nhiều loại sâu bệnh tấn công trong suốt quá trình cây phát triển.
Một số sản phẩm tương tự: Supe Lân P thuộc công ty Công ty CP phân bón Miền Nam, Supe lân kép( Supe Lân giàu) thuộc công ty Cổ phần hóa Chất Đức Giang Lào Cai; Supe lân Lào Cai chất lượng cao…
Dùng đạm Ure kích thích cây hồng ra quả
Thành phần: Urê là một hợp chất hữu cơ của cacbon, nitơ, ôxy và hiđrô, với công thức CON2H4 hay (NH2)2CO. Trong đạm Ure có chứa tới 44 – 48% hàm lượng nito nguyên chất, là nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào cho cây trồng.
Công dụng:
Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng bậc nhất đối với nhiều cây trồng đặc biệt là cây thu hoạch quả như cây hồng. Đạm Ure có ưu điểm nổi bật hơn các loại đạm khác do phân tồn tại ở dạng NH2 rất hữu ích cho cây trồng, không gây ra hiện tượng thừa nitrat (NO3) tích tụ trong quả, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Đạm Ure giúp cây hồng phát triển mạnh bộ lá, tăng khả năng quang hợp và trao đổi chất trong cây, làm cây lớn nhanh trông thấy chỉ sau một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, phân còn giúp cải thiện chất lượng quả hồng: quả đầm tay, nhiều nước, giòn và có hình thức bắt mắt.
Một số loại đạm Ure uy tín trên thị trường: Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Ure Hà Bắc, Ure hạt đục…
Bón lót Kali cho cây hồng ăn quả
Kali thường được dùng nhiều vào thời điểm cây trồng đâm hoa kết trái để tối đa hóa năng suất. Tuy nhiên, Kali cũng được sử dụng để bón lót cho cây hồng ăn quả để cung cấp dưỡng chất cho đất trồng, giúp cây có đà phát triển mạnh sau này.
Thành phần: Có 4 loại phân kali trên thị trường hiện nay như: Kali Clorua, Kali Sunfat, Kali Magiê sulphat, Kali Nitơrat. Trong đó, Kali clorua là phân được nhiều chuyên gia khuyên dùng do loại này công dụng tốt, dễ tìm mà cũng rất kinh tế.
Công dụng:
Kali clorua được sử dụng bón cho nhiều loại cây trồng ở mọi loại đất khác nhau
Phân tham gia vào quá trình vận chuyển chất giúp phân hóa, hình thành mầm hoa giúp trái hồng tăng kích thước, tăng hương vị, màu sắc bắt mắt khi chín, đem lại tính cạnh tranh cao.
Kali giúp tăng khả năng chống hạn cho cây trồng giúp cây giữ nước, chất dinh dưỡng tốt. Trái hồng từ đó vị ngọt tự nhiên, cây thì được duy trì độ bền sau nhiều năm khai thác.
Một số loại phân Kali thường dùng: Kali Phú Mỹ, Kali Super Quality, Kali đầu bò, Kali Cà mau,…
Sử dụng vôi bột làm phân bón lót cho cây hồng ăn quả
Thành phần: CaO: 45%. Một số loại phân có bổ sung thêm lượng nhỏ các nguyên tố trung lượng.
Công dụng
Vôi là một loại phân bón lót vô cùng cần thiết cho những vườn cây ăn quả trong đó có cây hồng. Bởi vôi có khả năng cân bằng độ pH trong đất, điều chỉnh tính chất lý hóa của đất trồng sau một thời gian dài sử dụng phân hóa học.
Ngoài việc cân bằng pH đất, vôi còn có khả năng tìm và diệt trừ các nguồn nấm bệnh nguy hiểm có trong đất, trong môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng cây hồng.
Thành phần canxi chủ yếu trong phân còn giúp cây hồng phát triển cứng cáp, nâng cao khả năng đề kháng với nhiều nguồn dịch hại, bảo vệ bộ rễ, bảo vệ cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Một số sản phẩm vôi phổ biến: Bà con có thể tự làm vôi bột bằng cách mua vôi nguyên chất về tự ủ. Ngoài ra, trên thị trường còn có rất nhiều sản phẩm vôi bột dùng cho nông nghiệp khác như: Vôi Nước Hóa Nông (HYDROCAR) của công ty Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Hóa Nông; Tinh Vôi Plus của công ty TNHH MTV ON-OANH; trung lượng bón rễ Caca Vôi Sữa thuộc công ty Công ty TNHH Ca Ca…
Mua các loại phân hữu cơ cho hoa ly ở đâu?
Bạn đọc có thể đặt mua TOP 4 loại phân bón lót cho cây hồng ăn quả tăng sản lượng trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop
–
Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin TOP 4 loại phân bón lót cho cây hồng ăn quả tăng sản lượng, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.
Kỹ Thuật Bón Lót, Bón Thúc ! Hiệu Quả Sử Dụng Phân Bón
Phân bón là một yếu tố không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên để phân bón phát huy hiệu quả cao cần phải có những biện pháp kỹ thuật sử dụng phân bón (kỹ thuật bón phân) phù hợp đối với từng loại đất, với từng loại cây trồng.1.Yêu cầu và mục đích bón phân là gì?Với cây trồng cần:
Với đất canh tác phân bón phải duy trì, cải thiện và nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ cho đất. Cải tạo đất đai ngày càng tốt lên, đảm bảo cây trồng nói riêng và nền nông nghiệp nói chung phát triển một cách bền vững.2.Nguyên tắc sử dụng phân bón Khi sử dụng phân bón cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:
Dựa theo yêu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn, từng loại cây trồng, đặc điểm của đất đai để lựa chọn những loại phân thích hợp, tránh thiếu hụt hay dư thừa phân bón. Ví dụ như giai đoạn nuôi trái cây cần phân bón chứa nhiều kali để tích lũy các chất hữu cơ như tinh bột, protein,… về hạt, củ, quả. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (phát triển cành lá) cần cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng. Các loại đất nghèo mùn, đất chai cứng, bạc màu cần bón các loại phân bón hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh…. bổ sung mùn, các chất hữu cơ, các vi sinh vật có tác dụng trong việc cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất.Sử dụng phân bón đúng thời điểm, đúng lúc: Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây bao gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau, yêu cầu về phân bón và các dưỡng chất ở từng giai đoạn là khác nhau. Vào từng giai đoạn cần cung cấp đủ và kịp thời mới phát huy được hết hiệu quả, nếu thiếu hụt thì bổ sung sau cũng sẽ không đạt hiệu quả cao. Ví dụ bón thúc ra hoa nếu bón muộn thì số lượng hoa phân hóa ít, hoa nhỏ từ đó làm giảm năng suất cây trồng. Cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng trong suốt tất cả các giai đoạn, trong suốt chu kỳ sống của mình. Vì thế, để phân bón phát huy hiệu lực cao nhất, cần chia phân bón ra nhiều lần bón, bón đúng lúc mà cây cần. Nếu bón dư thừa cây không hấp thu hết, phân bón sẽ bị rửa trôi, bốc hơi gây thất thoát, lãng phí hoặc có tác động xấu lại cây trồng.Sử dụng phân bón đúng lượng: Đối với cây trồng phân bón không được thiếu cũng không được thừa, chỉ cần đủ mới phát huy được hiệu quả tốt nhất. với mỗi loại phân bón sẽ có những liều lượng phân bón thay đổi khác nhau cho từng loại cây trồng.Sử dụng phân bón đúng phương pháp đúng cách: Tùy thuộc vào loại phân mà có những kỹ thuật sử dụng khác nhau. Có loại chuyên dùng cho bón lót, có loại chuyên cho bón thúc, có loại rải trên mặt đất, có loại vùi sâu xuống đất. Ví dụ các loại phân dễ bốc hơi, tan nhanh trong nước thì bón vùi vào trong đất, các loại phân khó bốc hơi, lâu tan thì cỏ thể rải trên mặt đất hoặc dùng để bón lót. Các loại phân bón có hiệu lực nhanh, cây trồng dễ hấp thu có thể dùng để bón thúc.Sử dụng phân bón đúng thời tiết: Thời tiết có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng phân bón. Trời mưa nhiều phân bón có thể bị rửa trôi gây thất thoát phân bón, cây không sử dụng được. Thời tiết nắng nóng phân bón có thể bị bốc hơi do xảy ra các phản ứng hóa học gây thất thoát phân bón.3.Thời kỳ và phương pháp sử dụng phân bón Có hai thời kỳ sử dụng phân bón:a.Bón lót và phương pháp bón Là sử dụng phân bón trước lúc gieo trồng nhằm mục đích khi rễ phát triển thì có thức ăn (các chất dinh dưỡng) để hấp thu ngay tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu, hay tạo điều kiện cho phân bón sẽ có thời gian phân hủy những chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu. Nếu từ đầu thiếu phân bón cây trồng sẽ không đủ sức, yếu ớt, sau này dù có bổ sung phân bón nhiều hơn thì cũng kém tác dụng. Phân bón lót thường là những phân bón chậm tan như phân bón hữu cơ ủ hoai mục, phân chuồng.Phương pháp bón lót Là bón vào đất, rải đều ra mặt ruộng rồi cày bừa vùi xuống hay rải theo hàng, theo hốc rồi phủ một lớp đất rồi mới tiến hành gieo trồng, hoặc bón phân vào hố trước khi trồng đối với các loại cây lâu năm.b.Bón thúc và phương pháp bón Là sử dụng phân bón trong khi cây đang sinh trưởng, phát triển với mục đích cung cấp đủ và kịp thời các dưỡng chất cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. Bón thúc không đủ phân cây trồng sẽ kém phát triển, đạt năng suất thấp. Các loại phân bón thúc là các loại phân bón dễ tan, chứa các dưỡng chất dễ tiêu (dễ hấp thu), phân hữu cơ hoại mục, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh.Bón thúc được chia ra nhiều lần bón: Bón thúc thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là bón vào thời kỳ cây trồng phát triển thân, cành, lá, đẻ nhánh, vươn lóng. Bón thúc trước khi ra hoa nhằm cung cấp dinh dưỡng để cây phân hóa mầm hoa tạo điều kiện cho hoa ra khỏe, nhiều, đồng loạt, nâng cao sức sống của hạt phân, tăng tỷ lệ đậu quả. Bón thúc nuôi trái/củ/quả là bón sau khi đậu trái/quả, hình thành củ nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ để cây nuôi quả, tạo củ/hạt, tích lũy tinh bột, đường,….giúp cây trồng có một vụ mùa năng suất cao.Phương pháp bón thúc Có nhiều phương pháp bón thúc như:
4.Hiệu quả sử dụng phân bóna.Thất thoát phân bón Lượng phân bón cây trồng không sử dụng được là lượng phân bón bị thất thoát. Nguyên nhân thất thoát phân bón do:: Do nước (nước mưa, nước tưới) cuốn trôi, phụ thuộc vào lượng nước, địa hình, loại phân bón. Mưa nhiều hay tưới với lượng nước lớn, đất dốc, đất rời rạc không có thảm thực vật che phủ phân bón dễ bị rửa trôi. Các loại phân bón dễ hòa tan bị rửa trôi nhiều. Thất thoát phân bón do bị rửa trôi chiếm trên 30% lượng phân bón bị thất thoát.
Phân bón bốc hơi bởi các các phản ứng hóa học, các loại phân dễ bay hơi, phân bón lá thường rất dễ bốc hơi, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao. Phân đạm là loại phân bón bị thất thoát nhiều nhất bằng con đường bốc hơi, do xảy ra các phát ứng nitrat hóa hay khử nitrat khiến thất thoát trung bình 30% lượng đạm. : Các chất dinh dưỡng trong phân bón có thể bị các hạt keo đất giữ lại, cây trồng không thể hấp thu được.b.Hệ số sử dụng phân bón Tỉ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng chứa trong phân bón mà cây trồng hấp thu, sử dụng được sau khi đã trừ đi lượng phân bón bị thất thoát được gọi làhệ số sử dụng phân bón. Hệ số sử dụng phân bón phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm đất đai, điều kiện khí hậu, loại phân bón, kỹ thuật sử dụng phân bón, điều kiện canh tác.c.Hiệu quả sử dụng phân bón Hiệu quả sử dụng phân bón được thể hiện bởi hiệu suất phân bón. Hiệu suất phân bón được tính bằng số đơn vị nông sản phẩm thu hoạch được trên một đơn vị phân bón nguyên chất. Ví dụ như hiệu suất của phân đạm cho cây cà phê được tính bằng số kg cà phê thu được/số kg N sử dụng. Hiệu suất phân bón càng cao thì hiệu quả sử dụng phân bón càng cao. Tính hiệu suất phân bón bằng cách so sánh năng suất, sản phẩm thu được giữa công thức bón loại phân đó và công thức đối chứng không bón loại phân đó trên cùng một loại cây trồng, trên cùng một đơn vị diện tích, cùng một điều kiện canh tác và sử dung các sản phẩm phân bón khác nhau. Dựa theo lượng năng suất tăng lên đó để đánh giá hiệu suất phân bón. Tăng hệ số sử dụng phân bón cũng sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón bằng tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây trồng và hạn chế sự thất thoát phân bón .Tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, bằng việc duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Hạn chế thất thoát phân bón bằng các vùi phân xuống đất, chia nhỏ ra nhiều lần bón, không bón dư thừa, tưới nước đúng kỹ thuật, bón phân hữu cơ sẽ tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây…
Loại Phân Bón Cho Cây Ăn Quả Nên Dùng Và Kỹ Thuật Bón Phân Chuẩn
1. Những loại phân bón cho cây ăn quả nên dùng
Phân bón cho cây ăn quả có tác dụng hỗ trợ, kích thích giúp cây nhanh lớn. Tuy nhiên vào mỗi thời kỳ phát triển, cây lại cần phân bón khác nhau cả về lượng lẫn chất.
Giai đoạn cây nhỏ, chưa ra quả:
Trong giai đoạn này, cây cần được bón phân đạm với phân lân để kích thích quá trình phát triển rễ cũng như chồi. Do đó, chúng ta cần phải biết tận dụng thời điểm này để bón phân thích hợp, bón vào thời điểm thích hợp sẽ giúp cây mau lớn. Ví dụ như phân lân bón lót vào đầu mùa hay cuối mùa, còn phân đạm với phân kali thì nên chia thành nhiều lần bón khác nhau.
Giai đoạn cây đã cho quả:
Trong giai đoạn này cần chia nhỏ thêm thành 4 quá trình khác nhau và mỗi bước lại cần có loại phân bón với lượng phân khác nhau. Cụ thể:
Sau khi thu hoạch cây cần hấp thụ nhiều dưỡng chất từ phân đạm với phân lân để tiếp tục ra rễ.
Còn trước khi cây có hoa thì việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vẫn luôn rất cần thiết bởi khi cây được bổ sung phân bón chứa dưỡng chất, cây sẽ có tài nguyên để kích thích việc ra hoa, kết quả. Nhưng nếu chúng ta mà cung cấp thừa lượng phân bón yêu cầu thì cây khó có thể ra hoa hơn.
Tiếp theo, đối với quá trình phát triển quả, người trồng cây hãy bón thêm kali có tác dụng cung cấp thêm chất dinh dưỡng để quả phát triển, bảo đảm chất lượng và năng suất.
Cuối cùng là trước khi thu hoạch quả trước 1 hoặc 2 tháng chỉ nên bón kali, mục đích là để tăng chất lượng quả, màu sắc thêm tươi ngon và đảm bảo chất lượng an toàn khi sử dụng.
Có các loại phân bón phổ biến cho cây ăn quả như:
Dạng nước – phân bón dạng lỏng, chứa hàm lượng trung vi lượng phù hợp thúc đẩy cây phát triển. Axit amin có trong loại phân này hỗ trợ cây phát triển, tăng trưởng khỏe mạnh.
Phân bón cho cây ăn quả dạng viên ít bị hút ẩm hay bị đông cục lại, hạn chế sự tác động trong môi trường đất trồng.
Dạng gói bột có thể hòa tan được trong nước sau đó người trồng cây có thể phun hay sử dụng bình xịt trực tiếp vào cây.
2. Cách bón phân đúng, chuẩn, hiệu quả cho cây ăn quả
Dù cây ăn quả được trồng trên loại đất màu mỡ nhưng nếu không được bón phân hợp lý thì cây cũng sẽ khó có thể phát triển, tăng trưởng khỏe mạnh được.
3 giai đoạn quan trọng của cây ăn quả cần được bón phân:
Sau khi thực hiện thu hoạch:
Cây ăn quả sẽ mất đi dưỡng chất khi bị thu hoạch, cho nên giai đoạn này cần đáp ứng phân đạm để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.
Khi cây chuẩn bị ra hoa:
Với giai đoạn này hãy tăng tỷ lệ phân lân hoặc kali lên, giảm tỷ lệ phân đạm đi để thúc đẩy cây ra nhiều lá.
Giai đoạn đậu, phát triển ra quả: Do không phải cây nào cũng như nhau nên chúng ta có thể chia thành các giai đoạn nhỏ hơn, cụ thể:
Sau khi cây đậu quả: Khoảng 1 tháng đầu sau đó, lúc này trái thường lớn lên chậm vì thế không cần cung cấp nhiều chất, nhưng tuyệt đối không được để thiếu chất. Do đó, tỷ lệ kết hợp giữa phân bón lá và phân bón gốc là 1:1:1
Giai đoạn quả phát triển nhanh: Đây là giai đoạn thúc đẩy quá trình để quả lớn lên nhanh hơn. Với những cây như nhãn, chôm chôm hay xoài thì tỷ lên phân bón NPK sẽ là 1:1:1. Còn với những cây có múi như bưởi, mít hay sầu riêng… thì tỷ lệ phân bón NPK sẽ là 2:2:3. Bên cạnh đó, cây có thời gian sinh trưởng ngắn thì chỉ cần bón 1 lần, còn cây có thời gian sinh trưởng dài thì bón 2 – 3 lần.
Giai đoạn quả to hơn rồi chín: Ở giai đoạn này có thể nói là quả đã to hết mức có thể và điều cần nhất bây giờ là làm sao để quả trông đẹp mắt và đi kèm với chất lượng tốt, cho nên tỷ lệ phân bón NPK thích hợp là 1:1:2.
3. Cần lưu ý điều gì khi bón phân cho cây
Khi bón phân cho cây ăn quả, chúng ta hãy bón theo tán của cây, với khoảng cách từ gốc là 1m cho tới 1.5m do khkar năng hấp thụ rễ cây không còn tốt như trước, mà thay vào đó rễ tơ bên ngoài có chức năng hút chất dinh dưỡng được tốt hơn.
Do đặc điểm của phân bón (nhất là phân đạm) dễ bị trôi đi khi gặp phải nước cho nên chúng ta hãy đào hốc hoặc rãnh từ trước rồi mới nên bón phân cho cây ăn quả.
Điều quan trọng nữa là, khi phân đã bón cho cây rồi thì nó rất cần có nước để hòa tan, ngấm vào rễ, lúc đó cây mới được cung cấp dưỡng chất. Phân bón mà thiếu nước thì nó sẽ không phát huy hết tác dụng của mình.
Cuối cùng đó là cần lượng phân bón phù hợp trong mỗi giai đoạn trưởng thành của cây ăn quả.
4. Nơi bán phân bón cho cây ăn quả uy tín, đảm bảo chất lượng
Để tìm hiểu chi tiết, rõ ràng về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0916 818 526 hoặc xem ở đây.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
CS3: Số 354, Kim Giang, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Bón Lót Cho Cây Ăn Quả trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!