Bạn đang xem bài viết Kỳ Công Trồng Chuối Tiêu Hồng Bán Tết được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hàng trăm ha chuối tiêu hồng tết ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên) thời điểm này đã trổ buồng. Cây chuối tiêu hồng đã gắn bó với đồng đất nơi đây nhiều năm và đang ngày càng khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là ở các địa phương vùng bãi. Men theo con đường bê tông tới thôn Ninh Tập, xã Đại Tập, chúng tôi thấy hầu như nhà nào ở đây cũng trồng chuối. Nhà trồng ít thì vài ha, nhà trồng nhiều lên tới hàng chục ha.
Nông dân xã Đại Tập, huyện Khóa Châu phủ nylon vào buồng chuối để chuẩn bị cho dịp tết sắp tới. Ảnh: Việt Tùng
Anh Nguyễn Năng Thành- chủ trang trại chuối Tân Thuận Thành ở thôn Ninh Tập là một trong những người thành công trong phát triển kinh tế nhờ trồng chuối tiêu hồng. Trong 30ha chuối trồng kinh doanh xuất khẩu, anh Thành dành tới 5-7ha chỉ chuyên trồng chuối phục vụ tết. Anh cho biết, năm nào vào dịp tết, sản lượng chuối thu hoạch của riêng gia đình anh vào khoảng 5.000-7.000 buồng. Tết năm ngoái, chuối của anh trồng bán buôn cũng được từ 200.000-400.000 đồng/buồng, tùy loại, tính ra bình quân khoảng 20.000 đồng/kg.
“Tôi sẽ kỳ công chăm sóc để đưa ra thị trường Tết những buồng chuối lạ mắt, đặc biệt là những buồng chuối lẻ nải, nải chuối lẻ quả. Vì theo tâm linh, người dân rất chuộng những buồng, nải chuối kiểu này, giá có khi cao gấp 2 lần so với chuối chẵn buồng, nải chẵn quả” – anh Thành nói.
Còn theo anh Nguyễn Văn Thế- cán bộ Hội Nông dân xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, cây chuối tiêu hồng giống Nam Mỹ mới chỉ bắt đầu được thâm canh khoảng chục năm trở lại đây, nhưng nhờ các ưu điểm nổi trội và đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nên đến nay, diện tích trồng chuối tiêu hồng của Khoái Châu đã lên tới hơn 600ha, tập trung ở một số xã: Tứ Dân, Đại Tập, Đông Kết, Đông Ninh và Bình Minh. Cây chuối này đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3- 4 lần so với các cây trồng khác.
Ông Nguyễn Văn Đạt – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu cũng chia sẻ, với nhiều người dân ở Khoái Châu, cây chuối tiêu hồng mở ra hướng đi mới giúp nông dân thoát nghèo. Đây là giống chuối cho năng suất cao gấp đôi chuối tiêu bình thường, sinh trưởng khỏe, năng suất đạt 40-45 tấn/ha. Trung bình mỗi năm, 1 sào chuối đầu tư vốn và công chăm sóc hết khoảng 1,5 triệu đồng, cho thu lãi từ 6- 8 triệu đồng.
Tết sẽ không “sốt” chuối?
Với nhiều người dân ở Khoái Châu, cây chuối tiêu hồng mở ra hướng đi mới giúp thoát nghèo. Giống chuối này năng suất cao gấp đôi chuối tiêu bình thường, sinh trưởng khỏe, năng suất đạt 40-45 tấn/ha. Trung bình mỗi năm, 1 sào chuối đầu tư vốn và công chăm sóc hết khoảng 1,5 triệu đồng, cho lãi từ 6- 8 triệu đồng.
Với kinh nghiệm nhiều năm trồng chuối phục vụ tết, anh Thành mạnh dạn dự báo, giá chuối tết năm nay có thể không “sốt” như năm ngoái. “Thực tế, giá chuối tết rất khó dự báo trước được vì chỉ tiêu thụ trong một thời gian ngắn. Từ nay tới Tết Nguyên đán còn tới hơn 2 tháng nữa, không biết có rủi ro thời tiết, thiên tai nào không. Nếu nhu cầu thị trường cao, cung không đáp ứng đủ cầu thì giá chuối có thể bị đẩy lên rất cao, hoặc ngược lại”- anh Thành nói.
Theo phản ánh của nhiều người nông dân, thực tế trồng chuối tết không năm nào giống năm nào. Có năm đến tháng 10 âm lịch vẫn có bão hay tháng 11, 12 âm lịch lại xảy ra rét đậm rét hại. Nếu gặp bão gió thiên tai hoặc rét đậm rét hại thì chuối tết sẽ bị ảnh hưởng sản lượng, từ đó tác động tới giá bán.
Phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu nhận định, từ khi trồng chuối tiêu hồng, chưa năm nào nông dân địa phương quá khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, nhất là vào Tết Nguyên đán. Vào dịp cận tết, từng đoàn xe tải, xe thồ lại về các huyện, xã mua chuối. Các thương lái chuối rất nhạy bén khi biết chuối tiêu hồng của Hưng Yên luôn cho chất lượng cao, nải đẹp, quả đều, to, ngon ngọt.
“Người dân nơi đây lại có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và bảo quản chuối, không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc hoá học nào nên mã chuối rất đẹp và bền. Các thương lái từ Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa… cứ dịp sát tết lại về tận ruộng gom chuối hoặc đặt hàng trước nên người trồng chuối ở đây không phải đi bán từng buồng từng nải”- ông Đạt nói.
1 tỷ đồng để xây dựng thương hiệu
Hiện những người trồng chuối ở Hưng Yên cũng sắp được đón nhận tin vui là Bộ KHCN, UBND tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Chuối tiêu hồng Khoái Châu” với tổng kinh phí thực hiện gần 1 tỷ đồng.
Dự án được triển khai từ tháng 1.2023, đến nay đã thực hiện xong các công việc như: Thiết kế xong hệ thống nhận diện thương hiệu (logo, kiểu dáng bao bì, tem, nhãn, tờ rơi, poster..), quy chế quản lý nhãn hiệu chứng nhận, hệ thống công cụ theo dõi và kiểm tra nhãn hiệu; Thiết kế và vận hành website, xây dựng phim phóng sự, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, về thương hiệu cho bà con trồng, kinh doanh chuối trên địa bàn huyện Khoái Châu…
Tỉnh Hưng Yên đã hoàn tất hồ sơ nộp Cục Sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu trí tuệ và Cục đã chấp nhận đơn hợp lệ.
Chia Sẻ Bí Quyết Trồng Chuối Tiêu Hồng Thu Hoạch Đúng Tết
Ghé thăm vườn chuối của ông Vũ Huy Tập Ở xã Tiên Tiến (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), là người tiên phong trong thôn mạnh dạn trồng chuối. Ông không chỉ trồng nhiều Chuối Tiêu Hồng nhất thôn, mà chuối vườn nhà ông còn ngon, đẹp có tiếng khắp vùng.
Ông Tập vừa chăm chú xem xét từng cây chuối, vừa cho biết: “Chục năm về trước, đây là ruộng nhà tôi cấy lúa nhưng hiệu quả kém. Sau đó tôi xin chuyển đổi sang trồng chuối. Tôi phải bỏ nhiều công bơm cát lên ruộng, đánh luống mới bắt đầu trồng. Giống Chuối Tiêu Hồng này dễ trồng, lại sống khỏe”.
Chuối Tiêu Hồng của ông Tập
Ông Tập tự để giống từ mùa trước sang mùa sau. Mỗi cây mẹ thường sinh ra 5 – 10 chồi, ông chọn 3 chồi khỏe nhất, mập mạp, màu sắc sáng đẹp (có màu hồng) để lại làm giống. Tháng 2 âm lịch, ông bắt đầu trồng một loạt.
Gia đình ông có trại nuôi gà nên luôn sẵn nguồn phân chuồng ủ mục để bón lót cho chuối. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc chuối, ông bón thêm phân NPK. “Nhưng bón phân cũng phải từ từ, nếu chăm quá thì chuối sẽ ra buồng sớm trước tết, bán không được giá! Riêng tưới nước thì phải thường xuyên, vì chuối cần nhiều nước”, ông Tập nói.
Ông Vũ Huy Tập chia sẻ: “Các buồng chuối được bọc ni lông, một đầu buộc kín vào cuống buồng, đầu bên dưới để hở. Túi ni lông giúp che sương cho quả chuối vào buổi tối. Ban ngày thì lại mở túi ra để chuối lấy nắng”.
Vườn Chuối Tiêu Hồng trĩu trịt quả của ông Tập
Điều đáng chú ý ở vườn chuối của ông Tập là mỗi cây chuối đều có đến 3 cọc tre thẳng, chắc chắn được dùng để chống đỡ.
Mỗi thân cây chuối được nẹp chặt bằng 2 cọc, một cọc còn lại chống đỡ buồng. Chỉ vào những gốc chuối “có thêm 3 chân”, ông bảo: “Kỳ công nhất là chuyện cọc. Quê ta gần biển, bão gió nhiều, thân chuối lại mềm, buồng quả thì nặng, tôi dùng cọc cho chắc. Phải chôn cọc, chằng buộc kỹ. Những cọc tre này chỉ dùng được 2 năm, năm nay chôn đầu cọc này thì năm sau phải đổi, chôn đầu kia. Nếu trồng chuối tây thì không cần que chống, nhưng đến tết, chuối tây không được giá bằng Chuối Tiêu Hồng”.
Thu hoạch Chuối Tiêu Hồng với năng suất cao
Ông Vũ Huy Tập cho biết: “Muốn đón tết, chuối phải trổ buồng đúng rằm Trung thu. Tôi cố gắng làm sao cho chuối ra bắp đúng rằm tháng 8 âm lịch thì giữ được buồng đến tết. Nếu sớm hơn một chút thì sẽ phải thu hoạch vào dịp tết Ông Táo (23 tháng Chạp)! Muộn thì qua mất tết”.
Với những chia sẻ của người gieo trồng giống Chuối Tiêu Hồng thành công, bạn đã có niềm tin trong việc trồng giống này chưa?
Kỹ Thuật Trồng Chuối Tiêu Hồng
– Thích hợp với nhiều vùng đất
– Phát triển tốt trên đất phù sa, thịt nhẹ, cát pha nhiều màu
– Vùng đất trũng, thoát nước kém phải lên luống cao
– Đào hố : Dài 40cm, rộng 40cm, sâu 40cm
– Khoảng cách giữa các hố: từ 2m – 2.5m
2. Phân bón lót cho 1 hố
– Trung bình 1 cây chuối cần khoảng 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0,8-1kg đạm, 1-1, 5kg lân, 2-3kg kali trong 1 năm.
– Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 0,1kg đạm + 0,1kg kali. Bón thúc lần 1 sau khi trồng 1- 1,5 tháng, kết hợp với làm cỏ, xới xáo quanh gốc. Bón 1/2 lượng đạm và 1/3 lượng kali còn lại, cách gốc 30-40cm.
– Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 1,5-2 tháng. Bón 1/2 lượng đạm và kali còn lại, cách gốc 1m.
– Bón thúc lần 3 với lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5-2m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7-10cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70-80%.
– Khi chuối trổ buồng 15-20 ngày có thể dùng bao nylon trắng trùm kín buồng để hạn chế sâu bệnh.
3. Chọn giống
– Giống cây nuôi mô: Là giống được sản suất, nhân giống hoàn toàn trong phòng thí nghiệm đạt đầy đủ các tiêu chuẩn quy định
– Giống được tách từ cây mẹ:
Có chiều cao từ 70cm -1,2m, thân thẳng, sạch sâu bệnh và đã được sử lí kỹ thuật4. Mật độ và khoảng cách trồng
Mật độ trồng khác nhau tùy thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu, giống, phương thức trồng, trình độ thâm canh, khả năng lao động và chu kỳ kinh doanh của vườn.
Với điều kiện ở đồng bằng, mật độ trồng thích hợp là: 1,8 x 1,8 m tương đương 3.500 cây/ha.
5. Thời vụ trồng
– Vụ Thu: Tháng 8, 9, 10
– Vụ xuân: tháng 2, 3
Sau khi trồng cần ủ rác cho các cây và tưới giữ ẩm để cây mau bén rễ.6. Kỹ thuật trồng
– Bới hỗn hợp đất + phân trong hố
– Tháo bỏ bầu túi nilon
– Đặt gốc chuối vào giữa hố, vừa độ nông, sâu,cây thẳng đứng
– Lấp kín đất,dùng chân giậm nhẹ
– Tưới đủ nước ngay sau khi trồng
– Sau khi chuối trổ hoa ra khoảng 10 đến 13 nải tiến hành bẻ bắp- Cột chống buồng chuối tránh gió, bão.
7. Kỹ thuật chăm sóc
Vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao.
Thời gian hạn, ít mưa cần phải tưới. Đặc biệt chú ý giai đoạn khi cây phân hóa hoa (sau trồng 8 – 10 tháng) đến khi quả lớn đẫy. Theo tính toán tưới 1ha từ 30 – 63 m³/ha/ngày (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để đảm bảo 80% sức giữ ẩm của đất trồng).
– Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn
Trong thời kỳ nóng và ẩm, cây mẹ đẻ con chồi nhiều, cần tỉa bớt chỉ định lại 1 – 2 chồi con và khống chế mật độ trong vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và con. Việc định chồi phải làm thường xuyên bằng các biện pháp cơ giới hay sự dụng các hóa chất.
Đồng thời với tỉa mầm, định chồi cần tiến hành vệ sinh như cắt bỏ lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, bao buồng bằng túi PE đục lỗ, phòng trừ cỏ dại, khơi rãnh tiêu nước cho vườn…
– Bón phân cho chuối
Nhu cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn
cả đến phẩm chất, khả năng vận chuyển, cất giữ quả.
Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 – 200g, lân 20 – 40g, kali 300 – 400g; phân hữu cơ 5 – 10kg, bón trước khi trồng.
Thời gian và cách bón có thể chia làm các đợt sau:
+ Bón trước khi trồng: Bón phân hữu cơ và 1/2 lân + 1/4 kali.
+ Bón lần 2: Sau khi trồng 2 tháng, bón 1/4 đạm, 1/2 kali, bón nông, xới nhẹ trên mặt kết hợp ủ gốc cho cây.
+ Bón lần 4: Bón nuôi quả với 1/4 đạm, 1/4 lân và 1/4 kali.
Các loại phân sau khi bón cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa. Phân hữu cơ có thể bón theo rãnh, bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cùng với thuốc bảo vệ thực vật.
8. Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu bệnh phổ biến và gây hại lớn đáng chú ý sau:
* Bệnh gây hại chủ yếu
– Bệnh đốm lá Sigatoka: Bệnh phát triển trong điều kiện ấm, ẩm ở nhiệt độ 26 – 28˚C, mù trời, độ ẩm cao. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor…
– Bệnh vàng lá Moko: triệu chứng là lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc thay đổi giống.
Việc trừ bệnh là khó khăn nên chủ yếu là phòng bệnh. Phòng bằng biện pháp kiểm dịch, xử lý con chồi, cải thiện lý hóa tính của đất, sử dụng giống kháng bệnh. Ngoài ra chuối còn bị bệnh thối nõn, thối nau quả, đốm đen quả… hoặc các bệnh sinh lý như thối nhũn thịt quả, đông vón thịt quả hoặc hóa vàng thịt quả.* Sâu gây hại chủ yếu
– Sâu đục thân chuối: cần phân biệt loại sâu đục thân giả của cây phá hoại thân giả và sâu đục thân thật còn gọi là sâu vòi voi phá hoại chủ yếu ở thân thật dưới mặt đất. Phòng trừ chủ yếu là xử lý đất quanh gốc, vệ sinh các lá khô trên cây, đặt bẫy bả, khơi thoát làm thông thoáng vườn. Có thể sử dụng thuốc: Shepa (0,2 – 0,3%) hoặc Sumicidin, Polytrin…
– Sâu hại lá chuối: bao gồm các loại sâu róm, sâu cuốn lá… gây hại trên phiến lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại sống tập trung, phun thuốc trừ. Có thể sử dụng: Viben C, Daconil (0,3%)…
– Sâu hại hoa, quả: Hoa và quả thường bị các loại sâu như bọ trĩ, nhện, bọ vẽ ăn hại, ăn các phần của hoa, vỏ của quả non để lại các vết sẹo, ghẻ, xấu mã quả. Để khắc phục các loại sâu này, cần tiến hành bao buồng hoa, quả bằng túi PE đục lỗ.
* Tuyến trùng hại chuối
Tuyến trùng là tên gọi chung của những sinh vật nhỏ sống trong đất gây hại rễ. Phòng trừ chúng chủ yếu là xử lý đất bằng các loại thuốc xông hơi như loại 1 – 2 dibromo-3 chloropane (DBCP) hoặc các chế phẩm khác.
9. Thu hoạch
Những căn cứ để xác định điểm thu hoạch quả là:
– Căn cứ vào hình thái quả như màu sắc, hình dạng quả và núm quả. – Căn cứ vào chỉ số quả: giữa trọng lượng quả (g) và chiều dài quả (cm).
– Căn cứ vào dộ nhớt hoặc độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng.
– Căn cứ vào thời gian ra hoa đến thu hoạch: 2,5 – 3 tháng.
– Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khoảng cách từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ
Sau khi cắt buồng, bà con nên dựng vào nơi thoáng mát cho chảy bớt nhựa trong 2-3 ngày. Dùng dao, kéo sắc ra nải đem rấm bằng đất đèn hoặc lá xoan + đốt hương đen./.
Ngoài nguồn thu từ Chuối quả người trồng cây Cuối tiêu hồng còn có nguồn thu thường xuyên từ lá chuối, chồi chuối, bẹ chuối và các cây nông nghiệp chồng xen ngắn ngày khác(đậu tương, lạc, bí…vv.).
Kỹ Thuật Trồng Cây Chuối Tiêu Hồng
Dạng nuôi cấy mô. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có đặc điểm là cây sạch bệnh, có sức sinh trưởng mạnh, cây ít bị nhiễm bệnh do không bị các vết thương cơ giới khi đánh cây con mà đây là một trong những nguyên nhân lây nhiễm bệnh. Cánh đồng chuối cho thu hoạch tập trung, năng suất cao hơn từ 10-20 % so với trồng bằng chồi, quả đồng đều, ít các vết bệnh.
2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
– Vụ Thu: Tháng 8, 9, 10 – Vụ xuân: tháng 2, 3 Sau khi trồng cần ủ rác cho các cây và tưới giữ ẩm để cây mau bén rễ. Mật độ trồng khác nhau tùy thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu, giống, phương thức trồng, trình độ thâm canh, khả năng lao động và chu kỳ kinh doanh của vườn. Với điều kiện ở đồng bằng, mật độ trồng thích hợp là: 1,8 x 1,8 m tương đương 3.500 cây/ha.
3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Đất trồng được cày sâu không lật 40 – 50 cm, bừa và làm sạch cỏ dại, có thể tiến hành trồng cây cải tạo và phục hồi dinh dưỡng cho đất bằng cây phân xanh cũng như các cây giữ ẩm, chống xói mòn. Đào hố trồng: Trước khi trồng 1 tháng tiến hành đào hố, hố trồng có kích thước: rộng 40 cm, dài 40 cm, sâu 30 – 40 cm. Sau khi đào hố tiến hành bón lót cho cây với lượng phân cho mỗi hố như sau: 5 – 10 kg Phân chuồng + 0,2 kg Super lân + 0,1 kg Kali. Phân được trộn đều với lớp đất mặt sau đó lấp hố lại sao cho mặt hố sâu hơn mặt đất 5 – 10 cm.
Dùng phân chuồng oai mục để bón lót, lượng bón lót cho 1 hố trồng từ 15-20 kg phân chuồng, 0,2 kg super lân, 0,1 kg kali, urê 0,1 kg, vôi bột 0,1 kg (nếu đất chua). Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp hố lại sao cho mặt hố sâu hơn mặt đất 10-15 cm.
5, Kỹ Thuật Trồng Cây Chuối Tiêu Hồng:
Cây chuối nuôi cấy mô được đóng trong những túi bầu, vì vậy khi trồng cần xé bỏ túi, chú ý không làm vỡ bầu đất của cây. Đặt cây vào hố đã được đào sẵn sau đó lấp đất cao hơn mặt bầu 2 – 3 cm. Đất lấp vào đất phải cao hơn mặt ruộng để tránh nước đọng ở hố trồng. Khi lấp đất cần chú ý không để đất rơi vào nõn của cây vì như vậy cây không phát triển được và có thể gây chết cây.
6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chuối Tiêu Hồng:
6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao. Thời gian hạn, ít mưa cần phải tưới. Đặc biệt chú ý giai đoạn khi cây phân hóa hoa (sau trồng 8 – 10 tháng) đến khi quả lớn đẫy. Theo tính toán tưới 1ha từ 30 – 63 m³/ha/ngày (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để đảm bảo 80% sức giữ ẩm của đất trồng). Trong thời kỳ nóng và ẩm, cây mẹ đẻ con chồi nhiều, cần tỉa bớt chỉ định lại 1 – 2 chồi con và khống chế mật độ trong vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và con. Việc định chồi phải làm thường xuyên bằng các biện pháp cơ giới hay sự dụng các hóa chất. Đồng thời với tỉa mầm, định chồi cần tiến hành vệ sinh như cắt bỏ lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, bao buồng bằng túi PE đục lỗ, phòng trừ cỏ dại, khơi rãnh tiêu nước cho vườn…
6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Chuối Tiêu Hồng:
Nhu cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cả đến phẩm chất, khả năng vận chuyển, cất giữ quả. Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 – 200g, lân 20 – 40g, kali 300 – 400g; phân hữu cơ 5 – 10kg, bón trước khi trồng. Thời gian và cách bón có thể chia làm các đợt sau:
+ Bón trước khi trồng: Bón phân hữu cơ và 1/2 lân + 1/4 kali.
+ Bón lần 2: Sau khi trồng 2 tháng, bón 1/4 đạm, 1/2 kali, bón nông, xới nhẹ trên mặt kết hợp ủ gốc cho cây.
+ Bón lần 4: Bón nuôi quả với 1/4 đạm, 1/4 lân và 1/4 kali. Các loại phân sau khi bón cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa. Phân hữu cơ có thể bón theo rãnh, bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cùng với thuốc bảo vệ thực vật.
7.2. Sâu gây hại chủ yếu: – Sâu đục thân chuối: cần phân biệt loại sâu đục thân giả của cây phá hoại thân giả và sâu đục thân thật còn gọi là sâu vòi voi phá hoại chủ yếu ở thân thật dưới mặt đất. Phòng trừ chủ yếu là xử lý đất quanh gốc, vệ sinh các lá khô trên cây, đặt bẫy bả, khơi thoát làm thông thoáng vườn. Có thể sử dụng thuốc: Shepa (0,2 – 0,3%) hoặc Sumicidin, Polytrin… – Sâu hại lá chuối: bao gồm các loại sâu róm, sâu cuốn lá… gây hại trên phiến lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại sống tập trung, phun thuốc trừ. Có thể sử dụng: Viben C, Daconil (0,3%)… – Sâu hại hoa, quả: Hoa và quả thường bị các loại sâu như bọ trĩ, nhện, bọ vẽ ăn hại, ăn các phần của hoa, vỏ của quả non để lại các vết sẹo, ghẻ, xấu mã quả. Để khắc phục các loại sâu này, cần tiến hành bao buồng hoa, quả bằng túi PE đục lỗ.
7.3. Tuyến trùng hại chuối: Tuyến trùng là tên gọi chung của những sinh vật nhỏ sống trong đất gây hại rễ. Phòng trừ chúng chủ yếu là xử lý đất bằng các loại thuốc xông hơi như loại 1 – 2 dibromo-3 chloropane (DBCP) hoặc các chế phẩm khác.
8, Thu Hoạch và Bảo Quản:
– Căn cứ vào hình thái quả như màu sắc, hình dạng quả và núm quả. – Căn cứ vào chỉ số quả: giữa trọng lượng quả (g) và chiều dài quả (cm). – Căn cứ vào dộ nhớt hoặc độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng. – Căn cứ vào thời gian ra hoa đến thu hoạch: 2,5 – 3 tháng. – Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khoảng cách từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ. Sau khi cắt buồng, bà con nên dựng vào nơi thoáng mát cho chảy bớt nhựa trong 2-3 ngày. Dùng dao, kéo sắc ra nải đem rấm bằng đất đèn hoặc lá xoan + đốt hương đen./.
Trồng Và Chăm Sóc Chuối Tiêu Hồng
Chuối tiêu hồng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Chuẩn bị đất:
Chuối tiêu hồng phát triển tốt trên đất phù sa, đất bùn ao có độ pH ở mức 5-7. Ở khu vực có mực nước ngầm cao, vùng trũng phải tiến hành lên luống sao cho luôn kiểm soát được độ ẩm ở độ sâu 50-60 cm (nếu ngập hoặc thừa nước, chuốibị thối rễ).
Sau khi lên luống (vùng đất khô không cần), tiến hành đào hố, tuỳ chất lượng đất, thể tích hố có thể từ 40x40x40 (cm) đến 50x60x60, với khoảng cách giữa các hố là 2 m. Dùng 5-7 kg phân chuồng, 0,2 kg lân,0,1 kg kali trộn đều với đất bề mặt rồi lấp lại. Sau nửa tháng, chọn ngày râm mát hoặc mưa có thể đem cây giống ra trồng. Chăm sóc:
Cần xây tường bao (nếu có điều kiện) hoặc trồng cây để chắn gió nhằm hạn chế lá chuối bị rách (lá rách làm giảm khả năng tổng hợp chất), luôn kiểm tra đất, nếu thiếu ẩm phải tưới nước ngay và thường xuyên.
Trong thời gian cây chưa khép tán, bà con có thể trồng xen các loại cây họ đậu, lạc vừa tận dụng diện tích đất trống, vừa tăng độ màu mỡ cho cây chuối sử dụng sau này. Không nên trồng khoai lang. Sau khi trồng được 1,5 tháng bắt đầu tiến hành bón thúc lần 1. Thời điểm này nên chú ý bón đủ đạm, kali nhằm tạo điều kiện tốt cho thân cây phát triển.
Có thể tiến hành bón thúc lần 2 cách thời gian trồng khoảng 4 – 5 tháng, thời điểm này cây phát triển mạnh, cần tăng lượng đạm, kali nhiều gấp 1 – 3 lần so với lần 1. Chuối tiêu hồng chỉ nên để một cây duy nhất, do đó nếu không có ý định ươm thêm giống, bà con phải kiểm tra mầm thường xuyên, phát hiện có mầm mới phải dùng dao cắt bỏ, tránh tình trạng phân tán dinh dưỡng.
Cây trồng được 7 tháng chuẩn bị ra buồng, đây cũng chính là lúc cần bón thúc lần 3, thành phần, lượng phân cũng tương đương lần 1. Cùng với việc tưới nước, bón phân, bà con phải thường xuyên cắt bỏ lá khô, lá vàng, tạo môi trường thông thoáng, tránh sâu bệnh.
Cách bón phân:
Bón lót trước khi trồng: 10-15kg phân hữu cơ + 1-2kg lân cho mỗi hố trồng. Tưới thúc: Định kỳ 15 ngày tưới một lần bằng cách hòa 50-100gam NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu trong 10-15 lít nước. Bắt đầu tưới sau trồng 10 ngày và khi được 2 tháng thì chuyển qua bón vào đất.
Bón thúc: Sau trồng 2 tháng bón phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu, lượng bón 30-50 gam/cây/lần. Sau trồng 3-4 tháng: 100-150kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu/cây. Từ tháng thứ 5 trở đi tới khi thu hoạch lần đầu, mỗi tháng bón một lần bằng phân NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu. Lượng bón 200-300 gam/cây, bón rải quanh gốc cây.
Thu hoạch:
Sau khi chuối trổ hoa, ra được khoảng 13 buồng, tiến hành bẻ bắp. Nên bẻ vào buổi chiều, tránh ngày mưa để hạn chế mất nhựa. Sau đó dùng cột chống đề phòng gió bão, hoặc buồng nặng quá dẫn đến đổ cây. Một công đoạn không thể thiếu để tăng năng suất và đảm bảo mẫu mã buồng chuối là dùng bao nilon cắt thủng hai đầu trùm kín nải chuối.
Mục đích chính của công đoạn này nhằm tránh côn trùng hút chích nhựa từ quả non, tránh sương muối làm thâm vỏ, đảm bảo chuối thương phẩm màu sắc tươi sáng tự nhiên.
Khi màu xanh vỏ chuối bắt đầu nhạt, các góc cạnh đã đầy, bà con có thể tiến hành hạ buồng, bán cho thương lái. Nếu tự mình tiêu thụ thì đừng vội ra nải ngay, nên để vài ngày cho ráo nhựa, sau đó dùng dao sắc tách nải rồi nhúng vào dung dịch Tecto 0,2%, để ráo, đặt vào thùng giấy và vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc cho vào hầm giấm bằng hương.
Vựa Chuối Tiêu Hồng Bán Giá Cao Nhờ Bón Phân “4 Đúng”
Từ nhiều năm qua, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) đưa cây chuối tiêu hồng vào đất bãi sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn. Đây là bước đột phá mới của nông nghiệp trên vùng đất Tổ. Sự đột phá ấy đang có sự tiếp sức của phân bón Lâm Thao…
Đứng trên những triền đê xã Bản Nguyên nhìn xuống, đâu đâu cũng nhìn thấy màu xanh của chuối tiêu hồng. Chuối được trồng tập trung với diện tích lớn hàng chục ha. Những cây lớn, xanh tốt, buồng chuối to, dài hứa hẹn mùa vụ bội thu.
Thay đổi thói quen trong sản xuấtChuyển đổi từ trồng cây lương thực sang cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao như chuối tiêu hồng, bưởi Diễn… đang được chính quyền huyện Lâm Thao chú trọng. Các mô hình do Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện sử dụng quy trình bón phân bằng NPK Lâm Thao khép kín đều cho năng suất tăng từ 15 – 20% so với tập quán bón phân ở địa phương, làm tăng thu nhập cho bà con nông dân, góp phần thành công xây dựng nông thôn mới”. (Chị Nguyễn Thị Thủy – Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Lâm Thao cho biết)
Trước đây, người dân quê tôi đổ xô đi trồng cây thanh hao. Năm 2008, khi thanh hao rớt giá thê thảm, bà con đã mạnh dạn phá bỏ, cải tạo lại ruộng vườn để chuyển đổi sang trồng chuối.
Theo chị Thủy, giống chuối tiêu hồng được trồng trên đất Bản Nguyên rất hợp với khí hậu, chất đất ở đây, lớn nhanh, cho quả đẹp. Chỉ sau hơn 5 tháng trồng, chăm sóc, chuối tiêu hồng đã cho thu hoạch. Để hỗ trợ người trồng chuối phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, Hội Phụ nữ xã đã phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện mô hình sử dụng phân bón NPK khép kín cho cây chuối tiêu hồng trên tiêu đất phù sa với diện tích 1ha, với sự tham gia của 28 hộ dân ở xã Bản Nguyên.
Khi mô hình trình diễn điểm trên cây chuối được triển khai, bà con rất phấn khởi. Các hộ tham gia mô hình được công ty Lâm Thao hỗ trợ khép kín toàn bộ phân bón cho cây chuối. Bên cạnh đó, bà con còn được cán bộ kỹ thuật của công ty về tận cơ sở hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, và bảo quản sau khi thu hoạch; cách nhân biết một số loại bệnh thường gặp ở cây chuối, quy trình bón phân NPK khép kín theo tỷ lệ phù hợp ở từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây chuối tiêu hồng, nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng…
Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 7, xã Bản Nguyên, là một trong 28 hộ được tham gia mô hình trồng chuối tiêu hồng sử dụng phân bón NPK khép kín. Chị Thủy bộc bạch: “Trước đây gia đình tôi trồng chuối ít quan tâm tới áp dụng khoa học kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Tham gia mô hình, được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, tôi hiểu nôm na là trồng cây chuối cũng như chăm sóc con lợn, con gà, nếu không chăm sóc tốt thì sẽ không cho năng suất cao. Làm cái gì cũng phải đầu tư, chứ cứ trồng cây chuối xuống rồi để mặc cho nó sống thế nào thì sống thì làm sao cho năng suất cao, quả đẹp”.
Chị Thủy phấn khởi nói: “So với trồng chuối truyền thống trước đây, việc áp dụng phân bón NPK khép kín trên cây chuối tiêu hồng trồng trái vụ cho thấy cây chuối phát triển tốt, ít sâu bệnh, buồng chuối dài, quả to đều, ăn thơm và ngọt hơn; năng suất cũng cao hơn nhiều so với chuối trồng theo cách truyền thống”.
Theo các hộ trồng chuối tiêu hồng ở xã Bản Nguyên, giống chuối tiêu hồng có ưu điểm so với giống chuối thông thường là ít bệnh hơn, chất lượng quả ngon, mẫu mã đẹp hơn. Quả chín có màu vàng sáng, hương vị thơm ngon, khi chín vỏ dày và cứng nên ít bị hư hại khi vận chuyển xa. Do hình thành được vùng trồng chuối tập trung nên tại địa phương đã xuất hiện các đại lý cung ứng giống và chuyên thu mua chuối quả để xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Anh Cao Văn Tường (khu 8, xã Bản Nguyên) – chủ đại lý thu mua chuối quả cho biết: “Giá chuối quả hiện nay khoảng 18.000 – 20.000 đồng/nải (tức 5.000 – 6.000 đồng/kg). Những hộ có diện tích chuối lớn đến vài ha, chủ các đại lý thường làm hợp đồng để cam kết về giá và bảo đảm thị trường tiêu thụ. Đến cữ thu hoạch, đại lý bao tiêu toàn bộ, từ việc ngả chuối tại vườn đến vận chuyển và mang đi tiêu thụ”.
Phân Lâm Thao hỗ trợ phát huy thế mạnh của địa phươngChị Nguyễn Thị Thủy – Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Lâm Thao cho biết, những năm qua, Hội Phụ nữ huyện có mối quan hệ mật thiết với bà con nông dân. Hội đã phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện nhiều mô hình bón phân trên cây lúa, ngô, chuố, rau màu… mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời nâng cao kiến thức sản xuất cho hội viên phụ nữ ở cơ sở.
“Hiện toàn huyện Lâm Thao có khoảng 78ha chuối trồng trái vụ, trong đó chuối tiêu hồng khoảng 70ha, được trồng nhiều tại các xã Bản Nguyên, Cao Xá, Xuân Huy; chuối goòng 8ha trồng chủ yếu ở các xã Thạch Sơn, Cao Xá, Vĩnh Lại.
Sau 2 năm chuyển đổi, cây chuối đang trở thành loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân vùng đất bãi. Hiện giá bán trung bình 1 buồng chuối tiêu hồng vào khoảng 100.000 – 120.000 đồng, vào dịp Tết Nguyên đán thông thường sẽ tăng thêm 20.000 – 30.000 đồng/buồng. Như vậy, thu nhập của mô hình đạt 300 triệu đồng/ha, cao hơn so với ruộng đối chứng khoảng 40 – 50 triệu đồng/ha. Vì vậy các hội viên tham gia mô hình rất phấn khởi” – Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Lâm Thao cho biết.
Trong thời gian tới, Hội Phụ nữ huyện tiếp tục tuyên truyền vận động hội viên nhân rộng mô hình trồng chuối tiêu hồng trái vụ sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín để đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Theo kỹ sư Phạm Đức Thành – Phó Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao: Thời vụ thích hợp trồng chuối tiêu hồng vào mùa xuân (tháng 2 – 4) và mùa thu (tháng 8 – 10). Mật độ trồng: Hàng cách hàng 2,2m, cây cách cây 2,5m, tương đương 60 – 70 cây/sào Bắc bộ (360m2). Sau trồng 30 – 45 ngày thì làm cỏ (cần làm quanh năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây). Chuối chịu nóng kém, cần rất nhiều nước nên cần thường xuyên tưới, giữ ẩm cho cây.
Cách trồng và liều lượng bón cho 1 cây chuối tiêu hồngKhuyến cáo của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao:
+ Đào hố: Đào so le nanh sấu, kích thước hố: 40 x 40 x 40cm. Trồng cây cách cây, hàng cách hàng: 2m, đảm bảo 90 cây/sào (360m2).
+ Bón phân: Bón lót bằng phân chuồng 5 – 10kg kết hợp với NPK*M1 5.10.3-8 liều lượng 0,3 – 0,5kg (trộn đều các loại phân đưa xuống hố – phủ đất – trồng cây – lấp đất kín gốc tới độ sâu cách mặt luống 10cm – tưới ẩm)…
Bón thúc 3 lần bằng NPK*M1 12.5.10-14: lần 1 sau trồng từ 1 – 1,5 tháng liều lượng 0,7 – 1kg; lần 2 sau lần 1 từ 1,5 – 2 tháng: 1,5 – 2kg; lần 3 khi cây trổ buồng: 1 – 1,5 kg.
Việc bón lót bằng NPK*M1 5.10.3-8 và bón thúc bằng NPK*M1 12.5.10-14 rất quan trọng vì phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Giai đoạn đầu, cây còn non cần nhiều lân, ít đạm và kali để phát triển bộ rễ, thuận lợi cho việc hút chất dinh dưỡng. Đến giai đoạn sau khi cây đã cứng cáp, bón thúc cần nhiều đạm để phát triển thân lá, nhiều kali để hình thành nải trên buồng, số quả trên nải và tăng độ ngọt cho quả.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỳ Công Trồng Chuối Tiêu Hồng Bán Tết trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!