Xu Hướng 3/2023 # Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Cây Dâu Tây # Top 9 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Cây Dâu Tây # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Cây Dâu Tây được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. CHỌN ĐẤT TRỒNG DÂU TÂY 2.    CHỌN PHÂN BÓN CHO DÂU TÂY -    Phân phân bón mình thường dùng trộn lẫn với đất trước khi trồng cây: nên sử dụng các loại phân bón tan chậm để cây không bị sốc phân, nếu có tốt nhất nên sử dụng phân bón chuồng đã ủ hoai để tránh vi khuẩn và nấm bệnh. -    Phân bón bổ sung cho cây: nên sử dụng các loại phân vi sinh, có thể sử dụng phân NPK hoặc đầu trâu. -    Lưu ý khi bón phân cho dâu tây chú ý liều lượng và thời gian bón tùy theo loại, tránh cây bị sốc, cókhi sử dụng nhiều loại phân bón cây cũng bị chết 3. CÁCH GIEO HẠT DÂU TÂY -    Nên chọn hạt giống đều nhau, hạt càng to cây càng khỏe, hạt nhỏ sức đề kháng của cây rất yếu. – Ngâm hạt khoảng 10 phút, để ráo trước quạt, chú ý hạt nhỏ nên để xa, vì hạt rất dễ bị bay đi, – Trộn đất tơi lên và làm ẩm, gieo hạt đều tay. -  Hàng ngày tưới bằng bình xịt vào buổi sáng với độ ẩm vừa phải, không nên tưới cây vào buổi tối vì rất dễ bị thối hạt.      Khoảng 3 tuần là hạt nảy mầm. Khi hạt nảy, vài ngày đầu, không nên di chuyển chậu, không bón phân vội, chỉ tưới nước bình thường, khoảng 3-4 cm, các bạn hãy bón phân nhạt, bón nhiều quá cây sẽ chết đấy. 4. CÁCH TRỒNG DÂU TÂY     – Khi dâu tây phát triển thành cây con nên ra bầu, chậu hay chuyển ra diện tích rộng hơn, chú ý không để cây bị đứt rễ non hay đoạn sát rễ bị tổn thương     - Khi trồng dâu tây không nên vùi cây quá sâu gây thối búp, không trồng cây cao quá lộ rễ, bệnh cây.     - Trồng xong có thể phủ rơm trên mặt để đỡ quả tránh côn trùng hại quả, vừa tránh côn trùng vừa đỡ quả khi kết trái     - Tùy theo kích thước chậu mà ta có thể trồng từ 1 hoặc nhiều cây 5. TƯỚI NƯỚC CHO CÂY:     Tưới vào buổi sáng là tốt nhất, buổi tối hạn chế tưới vì buổi tối nấm bệnh phát triển mạnh trong đất ẩm gây ảnh hưởng đến cây và rễ cây. Cây dâu tây háo nước nên các bạn chú chú ý tưới nước cho cây, đảm bảo lượng nước cây cần, từ 150-200ml nước/ngày.     Không tưới lên hoa gây ảnh hưởng việc thụ phấn, thui trái, dị dạng trái Chú ý: Khi mới trồng dâu tây: 2 ngày đầu nên che cây để cây hồi phục sau khi mới trồng hoặc vận chuyển đường xa. Cây có thể có hiện tượng héo viền lá nên chăm sóc hồi phục cây rồi tỉa dần bớt những lá bị cháy, nếu cây mất cân bằng dinh dưỡng thì bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng phân bón, hoặc dung dịch thủy canh là tốt nhất

Cách Trồng Cây Dâu Tây Chịu Nhiệt Và Cách Chăm Sóc Dâu Tây Chịu Nhiệt

Cách trồng cây dâu tây chịu nhiệt và cách chăm sóc dâu tây chịu nhiệt

Cây dâu tây cho ra những quả đỏ chín đẹp mắt, hương thơm hấp dẫn với vị chua ngọt. Đã thế còn trồng được ở xứ nóng như thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế Vườn Sài Gòn sẽ chia sẻ cách trồng cây dâu tây chịu nhiệt cho bạn.

1. Chọn giống chịu nhiệt

Dâu Nhật có khả năng chịu nhiệt khá cao so với những loại dâu khác. Cây lùn mà khỏe lại còn đậu trái sai và đều.

Dâu từ New Zealand và Mỹ với lá to và thân cao hơn Nhật. Quả to với vị rất ngọt hơn nhưng cây dâu Nhật cho ra nhiều quả hơn.

2. Giá thể

Gồm đất thịt màu mỡ, xơ dừa đã xử lý, trấu hun và phân lân. Tỷ lệ 5 phần đất, 3 phần trộn xơ dừa, 2 phần trấu và phân lân. Đảm bảo kích thích cây ra rễ và phát triển tốt.

3. Chọn chậu trồng dâu tây

Chọn chậu trồng dâu tây là bước khá là quan trọng trước khi trồng. Có thể chọn chậu treo hay chậu hàng rào. Vừa làm đẹp ban công mà giúp cây phát triển. Quả dâu sẽ được thả xung quanh chậu mà không tiếp xúc chạm đất.

4. Cách trồng cây dâu tây chịu nhiệt

Hi vọng bạn đã chọn chậu trồng dâu tây phù hợp. Đây là cách trồng cây dâu tây chịu nhiệt đơn giản tại Sài Gòn. Cho đất vào 2/3 bầu (chậu). Sau đó đặt cây giống lên sau đó cho đất tiếp. Chừa lại ít bầu đất để khi tưới nước không bị trôi ra ngoài.

5. Đặt bầu

Nơi đặt bầu phải thoáng mát và có nắng buổi sáng. Nếu trồng cây ngoài trời thì dùng lưới đen che nắng. Cường độ ánh nắng buổi trưa sẽ làm cây héo và cháy lá. Tóm lại nên trồng ở cửa sổ, ban công hay sân thượng có nắng.

6. Cách chăm sóc dâu tây mới trồng

Bạn nên biết cách chăm sóc dâu tây mới trồng để cho ra kết quả tốt nhất.

Tưới nước. Không nên tưới trực tiếp vào gốc, hoa hay quả. Nên tưới quanh mép chậu đến khi mặt bầu ướt đều và cách gốc 3cm. Ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Che phủ. Cây vẫn còn yếu nên vẫn cần được che phủ.

Bón phân. Bón phân đạm ure khi cây chưa ra hoa hòa tan 1 tuần/lần. Cây được 5 ngó thì pha NPK 20-20-15 hòa nước tưới cho cây. Cây sẽ ra hoa và cứ tiếp tục đến khi cho quả. Kết hợp với phân trùn quế bón gốc và phân cá bón lá để đạt kết quả tốt nhất.

Sâu bệnh. Sau khi trồng 3 ngày nên hòa diệt nấm 1 tháng/lần. Sau trồng 1 tuần phun Pesieu trị nhện đỏ cho cây (nếu trồng nhiều) 1 tháng/lần. Khi cây có hoa thì dừng.

Tỉa lá. Nên tỉa bớt khi cây ra nhiều lá. Cắt gốc khoảng 2cm, để 6-8 cặp lá. Trong thời đẻ nhánh chỉ nên để 4-6 cây con để không kiệt cây.

7. Vài lưu ý trong giai đoạn thu hoạch dâu tây

Đâu phải chỉ biết cách chăm sóc dâu tây mới trồng là xong rồi đâu.

Giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên. Để tăng cường sự sinh trưởng của cây. Nếu nụ, hoa, trái ra nhiều thì nên tỉa bớt. Loại bỏ hoa trái dị dạng và sâu bệnh. Cắt tỉa lá già lá sâu.

Trong giai đoạn thu hoạch dâu tây thứ 2 cũng nên lưu ý. Sự cân bằng giữa khả năng phát triển khung tán và số lượng hoa trái trên cây.

Vườn Sài Gòn ra đời với sứ mệnh “Mang không gian xanh đến gia đình bạn”.

Hỗ trợ tư vấn ký thuật: 0909 1234 09 – 0827 99 7777

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Dâu Tây

1. Giống

Hiện nay, dâu tây sử dụng 2 cơ cấu giống chính là giống ngoài trời: Giống Mỹ đá, Mỹ thơm (Pajero), Langbiang… và giống trong nhà mái che: Giống Newzealand và giống Akihime,…

2. Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn:

– Giống cây dâu tây hiện nay chủ yếu nhân giống vô tính theo 2 cách:

+ Cấy mô: Cây con sẽ đạt được tiêu chuẩn tốt, độ đồng điều cao, phát huy ưu điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao, sạch bệnh.

+ Tách cây con từ ngó cây mẹ: Phương pháp này dễ làm, chủ động nhưng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây mẹ. Cây con không đạt tiêu chuẩn và sức sống như cây cấy mô. Chỉ nên lấy cây con từ tách ngó cây mẹ dưới 01 năm tuổi thì mới đảm bảo chất lượng giống.

– Giống trồng từ ngó: 66% và giống trồng từ cây mô: 34%.

3. Chuẩn bị đất:

+ Chọn đất thịt nhẹ, cao ráo, thoát nước tốt. Cây dâu tây là đối tượng của nhiều loại sâu, bệnh, do đó biện pháp chọn đất, làm đất, xử lý đất phải chú trọng đúng mức để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lây lan từ đất.

+ Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tất cả tàn dư cây trồng trước, làm đất xử lý vôi và các loại thuốc sâu, thuốc bệnh.

4. Trồng và chăm sóc:

– Luống trồng cao 20 – 25cm ở vùng đất thấp, 15 – 20cm ở vùng đất cao.

– Trong nhà nylon: Trồng hàng 3 kiểu nanh sấu, luống rãnh 1,2m – 1,3m; cây x cây: 35 – 40 cm, mật độ 40.000 – 45.000 cây/ha.

– Ngoài trời: Trồng hàng 3 kiểu nanh sấu, luống rảnh 1,2m – 1,3m, cây x cây: 40 – 45cm. mật độ 35.000 – 40.000 cây/ha.

-Với khí hậu Đà Lạt nếu trồng mật độ dày sẽ dễ phát triển bệnh cây.

– Trồng phải đặc cây thẳng với mặt đất, đào lỗ đủ sâu để lấp hết bầu rễ của cây, tránh làm vỡ bầu cây con.

– Ngắt chùm hoa, cắt tỉa ngó: Để cây sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.

– Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bỏ những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh.

– Nếu không tận dụng ngó để nhân giống thì nên cắt bỏ toàn bộ ngó.

– Giai đoạn đầu khi thân lá cây chưa phủ luống có thể để ngó với khoảng cách 15 cm (5-6 ngó/cây). Để tăng cường sinh trưởng cây ban đầu, hạn chế ngó đâm rễ phụ trên luống.

– Tỉa thân lá: Đảm bảo mật độ phân tán cây dâu cân đối nên để từ 3 – 4 thân/gốc. Do đặc điểm của giống, chế độ phân bón, thời tiết, chăm sóc khả năng phân tán, ra lá sẽ khác nhau. Tỉa bớt các lá già, sâu bệnh, lá bị che khuất tầng dưới. Chú ý không nên tỉa quá nhiều sẽ mất khả năng quang hợp của cây. Các bộ phận của cây sau khi cắt tỉa cần phải tiêu huỷ ở xa vườn trồng.

– Che phủ đất: Dùng tấm nhựa để che phủ mặt luống trồng dâu. Phương pháp này có các ưu điểm như sau: Giữ ẩm cho luống trồng, gia tăng nhiệt độ cho luống trồng (phủ nhựa đen) phù hợp cho sinh trưởng cây dâu đồng thời hạn chế một số nấm bệnh, cách ly trái tiếp xúc với đất hạn chế bệnh thối trái. Hạn chế cỏ dại và rửa trôi phân bón.

– Hiện nay có 3 cách che phủ luống được áp dụng: Dùng nhựa PE (thích hợp cho trồng dâu trong nhà nylon). Dùng cỏ khô, tro trấu. Dùng cỏ khô kết hợp với lưới nylon trắng tuy nhiên việc che phủ đất tại vùng đất thấp thường phát sinh sên nhớt.

– Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.

+ Đối với cây dâu nếu ẩm độ đất và ẩm độ không khí cao đều bất lợi đến sinh trưởng, cũng như sâu bệnh phát triển, tối ưu nhất với cây dâu là thiết kế hệ thống tưới ngầm, nhỏ giọt.

– Dàn che: Hiện có 2 kiểu canh tác cây dâu tây là trong nhà che nylon và ngoài trời, sản xuất cây dâu trong dàn che có ưu điểm như:

+ Hạn chế bệnh cây trong mùa mưa, tuy nhiên nếu thiết kế dàn che không đảm bảo chiều cao, thông gió không tốt thì độ ẩm sẽ tăng và bệnh sẽ phát triển mạnh đồng thời nhiệt độ sẽ gia tăng đột ngột tại một số thời điểm trong ngày ảnh hưởng đến sinh lý của cây.

+ Hạn chế ngập úng đất, ẩm độ gia tăng và rửa trôi phân bón khi mưa kéo dài hay mưa lớn trong vụ hè thu.

– Phòng ngừa dị dạng trái: Thời kỳ kết trái đầu tiên nếu phát hiện quả dị dạng lập tức hải bỏ và giảm bón lượng đạm.

+ Giai đoạn hoa nở rộ tránh phun xịt thuốc sâu bệnh với nồng độ cao.

Nguồn: Sở NN và PTNT Lâm Đồng

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Dâu Tây Vàng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dâu tây vàng

Cách trồng dâu tây vàng

Việc trồng dâu tây vàng có phần khó hơn dâu tây đỏ nhưng không phải là không thực hiện được. Hiện nay cách trồng chủ yếu loài dâu tây này đều từ hạt giống. Những hạt giống thường được nhập khẩu từ nước ngoài mang về được đóng gói cẩn thận nên tỷ lệ nảy mầm cao và cây có sức sống khỏe mạnh.

Ngoài ra bạn cũng có thể trồng cây dâu tây vàng bằng cây con giống. Chú ý nên chọn chứng cây giống cao từ 10cm trở nên thân chắc khỏe và không bị sâu bệnh để trồng.

Đặc tính giống và kĩ thuật trồng dâu tây vàng:

Dâu tây vàng ưa loại đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Cây sẽ phát triển kém hoặc chết nếu rễ bị ngập úng lâu ngày. Loại đất trồng tốt nhất nên là loại đất thịt có thành phần cơ giới nhẹ. Khi gieo trồng bạn có thể nên trộn thêm vỏ trấu hoặc xơ dừa vụn để làm giá thể cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Về loại chậu trồng dâu tây vàng bạn có thể trồng bằng chậu nhựa, đất nung hoặc sành đều được. Một số chú ý khi chọn lựa chậu trồng là phải có lỗ đáy thoát nước bên dưới. Chậu nên là dạng tròn và sâu đáy để rễ phát triển thoải mái. Hiện nay loại chậu treo trồng dâu cũng được nhiều người sử dụng vì tiện lợi dâu tây khi ra quả sẽ rủ xuống bên dưới trông khá đẹp.

Thời vụ trồng dâu tây vàng: Do đây là loại cây ôn đới nên chúng ưa thời tiết mát mẻ. Nếu bạn có ý định trồng thì tốt nhất nên trồng vào mùa thu và đặt chậu ra ngoài trời. Nếu trồng mùa hè nên đặt chậu trồng trong nhà tránh nắng nóng.

Gieo hạt hoặc trồng cây con

Hạt giống sau khi bạn chọn lựa kĩ càng thì tiến hành ngâm vào nước ấm khoảng 15 – 20 phút. Tiếp đó bạn tiến hành cho hết số hạt giống đó vào túi vải ẩm ủ vài ngày. Sau 5 – 10 ngày hạt sẽ nứt kẽ và nảy mầm. Cho hạt đã nảy mầm vào chậu ươm.

Sau khi hạt đã nảy mầm và cây con giống mọc lên bạn tiến hành chọn những cây con giống khỏe mạnh nhất đánh sang chậu để chăm sóc. Thời gian đầu khi mới trồng cây còn yếu nên cần thường xuyên thăm non để cung cấp độ ẩm và ánh sáng cho thích hợp giúp cây con mau lớn.

Chăm sóc cây dâu tây vàng

Chế độ tưới nước: Cây dâu tây vàng ưa ẩm nên bạn cần thường xuyên giữ cho chậu đất đủ độ ẩm để cây phát triển. Nên dùng bình tưới hơi sương để xịt vào chậu vào buổi sáng sớm là tốt nhất.

Chế độ chiếu sáng

Tuy là giống cây ưa sáng nhưng cũng không vì thế mà bạn để chúng ở nơi có ánh sáng mạnh trực tiếp. Cây sẽ chậm phát triển và ít quả. Để giúp cây khỏe mạnh và không bị chua thì bạn nên để cây ở nơi có ánh sáng vừa phải.

Dâu tây sau khi trồng khoảng 3 4 tháng bắt đầu ra đợt hoa đầu tiên. Thường người làm vườn sẽ ngắt đợt hoa này để đón đợt hoa tiếp theo cây sẽ cho quả to và đều hơn. Với một cây dâu tây vàng đơn lẻ chỉ nên để khoảng 3-4 quả cho phát triển còn lại bấm bỏ đi để cây tập trung nuôi dưỡng quả cho tốt. Cách phòng trừ sâu bệnh hại:Do là loại cây vùng ôn đới nên cây dâu tây vàng khi trồng ở nước ta thường gặp 2 loại bệnh phổ biến là nấm và thối rễ do ngập úng. Điều này cần thiết bạn phải thường xuyên chăm sóc để phát hiện sớm những dấu hiệu của sâu hại và nấm từ đó có chế độ xử lý kịp thời.

Chế độ bón phân: Dâu tây vàng cần được cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên bằng cách bón thêm phân vi lượng. Loại phân phù hợp và thông dụng nhất là NPK với liều lượng vừa phải. Tiến hành chia làm nhiều đợt bón cho cây từ lúc nhỏ đến khi thu hoạch.

Thu hoạch dâu tây vàng: Thời gian thu hoạch dâu tây vàng khoảng 6 tháng sau khi trồng. Khi những quả nhỏ to dần lên và khoác lên màu vàng óng ả thì bạn đã có thể thu hoạch được chúng. Nên thu hái vào lúc sáng sớm khi trời mát. Nhẹ nhàng dùng kéo cắt phần cuống. Dâu tây vàng khi được thu hái xuống nên được bảo quản ở nơi thoáng mát hoặc sử dụng luôn khi còn tươi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Cây Dâu Tây trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!