Xu Hướng 4/2023 # Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Trên Cây Nho # Top 12 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Trên Cây Nho # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Trên Cây Nho được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Loading…

Cây nho tên khoa học là Vitis vinifera là một loại cây ăn quả thân leo có nguồn gốc từ miền ôn đới khô Châu Âu, Châu Á, Iran, Acmêni. Từ những năm 1975 cây nho không còn là độc quyền của các nước ôn đới nữa. Cây nho không chỉ đẹp ở bộ lá che mát tốt mà những chùm nho trĩu cành lủng lẳng tạo thành khung cảnh lãng mạn. Quả nho mọc thành chùm, mỗi chùm 8-300 quả với nhiều màu sắc khi chín như: lam, đen, lục, đỏ tía, vàng, có loại còn có màu trắng. Nho có vị thơm ngọt, mát, được coi là một loại quả đặc sản. Nho mọc thành từng chùm có khoảng 15 đến 300 quả, và có nhiều màu sắc khác nhau như đen, xanh thẫm, vàng, lục, cam và tím. Nho “trắng” thực chất là có màu lục, và có nguồn gốc tiến hóa từ nho tía. Đột biến ở hai gen quy định của nho trắng làm mất sự sản xuất anthocyanin, một chất tạo màu tía của nho. Anthocyanin và các chất tạo màu khác trong họ polyphenol tạo màu tía giúp tạo ra sắc tía trong rượu vang đỏ. Theo số liệu của FAO, 75.866 km² trên thế giới được dùng để trồng nho. Khoảng 71% sản lượng nho được dùng sản xuất rượu vang, 27% để ăn dưới dạng quả tươi và 2% làm nho khô.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho

Cây nho ăn nhiều nên cần nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố đa lượng.

Đạm

Đạm là nguyên tố thiết yếu cần thiết cho cây nho sinh trưởng và phát triển thân, lá, cành , là thành phân cấu tạo nên protein, acid amin quan trọng bên trong cây.

Lân

Dự trữ, cung cấp năng lượng cho cây, hoạt hóa các enzim thiết yếu,  giúp kích thích phát triển rễ, gốc, thân

Kali

Tham gia vào điều tiết việc đóng mở khí không và giữ nước bên trong cây, kích thích ra hoa, năng tình trạng rụng hoa, rụng quả.

Bón phân cho cây nho

Bón lót trước khi trồng từ 15 – 30 ngày với liều lượng: Bón 8 – 10kg hữu cơ trên 1 gốc, tưới đẫm nước sau khi trồng.

Cây nho cần nhiều dinh dưỡng, mỗi vụ bón  12.65kg phân chuồng + 675g ure + 850 super lân + 430 kali sulphate (K2SO4). Mỗi năm bón đều 3 vụ tổng lượng bón một năm là 37.95kg phân chuồng + 2025g phân ure + 2550g super lân + 1290g kali sulphate (K2SO4).

Bón đạm một nữa trước khi cắt cành, nửa còn lại bón vào giai đoạn ra lá, nở hoa, quả to.

Lân bón 2/3 trước khi cắt cành, 1/3 giai đoạn quả.

Kali bón 46% trước khi ra quả, 44% khi quả đang lớn.

Cây nho không chịu được gió vì gió to có thể làm đổ giàn, dập nát lá và chùm nho vì vậy không nên trồng ở những nơi thường xuyên có gió bão. Trồng nho ở những nơi hứng nắng nhưng cần che chắn gió.

Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun (dạng bột) vào cây nho nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to và đẹp.

Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Nhãn

Loading…

Tên khoa học: Dimocarpus longan, nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay vẫn còn có những ý kiển khác nhau, có tác giả cho rằng nguồn gốc của cây nhãn ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), có tác giả cho rằng gốc từ Ân Độ sau đó mới được đem đi trồng ở Malaysia và Trung Quốc, có tác giá lại cho rằng Kalimantan (Indonesia) cũng là cái nôi của nhãn. 

Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể trồng được từ đường xích đạo đến VĨ tuyển 28-36, nhưng chi có một số nước trồng với diện tích lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ…

Ở nước ta nhãn được trồng khá phổ biển dọc theo suốt chiều dài của đất nước từ Bắc chí Nam. Do thu được hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây diện tích trồng nhân phát triển khá nhanh.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây nhãn

Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón cho cây nhãn vừa làm tăng năng suất vừa góp phần khắc phục hiện tượng ra quả cách năm. Đạm là yếu tố quan trọng nhất giúp cây sinh trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các lợt lộc trong năm; kế đến là kali và lân. Ngoài ra nhãn còn cần các chất trung và vi lượng như Mg, Ca, S, Si, Bo, Zn, Fe, Cu, Mo, Co, … Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn, với vườn nhãn nhiều năm tuổi khi cây cho 100kg quả tươi/năm thì có thể bón bù lại với lượng phân 4,3kg Urê + 6,2kg Super lân + 3,3kg kali sulphate (K2SO4) (tương đương với 2kg N + 1kg P¬¬2O5 + 2kg K2O).

Kỹ thuật bón phân

Nguyên tắc chung của bón phân cho cây nhãn là bón nhiều đạm và kali, lân thấp hơn và bón đủ trung vi lượng. Tùy loại đất và giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây nhãn có thể bón lượng phân khác nhau Giai đoạn kiến thiết cơ bản:

Bón lót trước khi trồng: 10 – 20 kg phân chuồng ủ hoai + 1kg Super lân.

Bón thúc: Tùy từng năm sau trồng, lượng phân bón như sau: 

Năm thứ nhất: 0.1kg ure + 0.3kg super lân + 0.15kg kali sulphate (K2SO4)

Năm thứ hai: 0.15kg ure + 0.4kg super lân + 0.2kg kali sulphate (K2SO4)

Năm thứ ba: 0.2kg ure + 0.55kg super lân + 0.25kg kali sulphate (K2SO4)

Lượng phân trên được chia làm 4 lần bón, cach 3 tháng bón 1 lần, mỗi năm cần bón thêm 10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục vào đầu mùa mưa

Giai đoạn kinh doanh

Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây

Từ năm 4 – 6: 0.9kg ure + 1kg super lân + 0.7kg kali sulphate (K2SO4) chia làm 4 lần bón

Bón phân lần 1 (Sau khi thu hoạch 1 tháng): 300g ure + 800g Super lân + 100g kali sulphate (K2SO4) + 20 – 30kg phân hữu cơ hoai mục. Đợt bón này giúp cây phục hồi nhanh sau thu hoạch và chuẩn bị đợt lộc thu.

Bón phân lần 2 (trước khi ra hoa): 200g Urê + 200g Super lân+200 g kali sulphate (K2SO4) +. Đợt bón này nhằm thúc cây ra hoa và nuôi lộc xuân.

Bón phân lần 3 (Sau khi ra hoa, chuẩn bị đậu quả): 200g ure + 200g kali sulphate (K2SO4). Đợt bón này nhằm giúp cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả.

Bón phân lần 4 (Giai đoạn quả đang lớn): 200g ure+200g kali sulphate (K2SO4). Đợt bón này giúp quả mau lớn và chất lượng quả ngon.

Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30 cm rộng 50 cm trộn đều các loại phân và rải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng.

Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun (dạng bột) vào cây nhãn, nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to tròn và đẹp.

Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Sầu Riêng

Loading…

Sầu riêng là một loại cây trồng nhiệt đới có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á ( Malaysia và Indonesia) có giá trị kinh tế cao bao gồm calo, đường, đạm, chất béo, chất khoáng. Trên thế giới, sầu riêng được trồng ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippine, Việt Nam, Ấn Độ, Srilanka, Căm Pu Chia, Bắc Australia … Thái Lan là nước chiếm khoảng 58% toàn bộ sản lượng sầu riêng trên thế giới. Ở Việt Nam Sầu riêng được trồng chủ yếu ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu long, nhiều nhất là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Lâm Đồng. Một số nơi khác như Quảng Nam, Huế, Khánh Hòa cũng đã trồng được sầu riêng, quả to, ngọt nhưng ít mùi thơm hơn. Tuy nhiên để có những quả sầu riêng to đẹp ngoài sự chăm sóc thì  sầu riêng cũng cần có một chế độ dinh dưỡng  đặc biệt  dựa theo  Nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng theo tuổi cây và mức năng suất. Sầu riêng thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trong vườn ươm. Sầu riêng kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với sầu riêng mới thu bói. Năng suất sầu riêng càng cao, càng cần phải bón nhiều phân hơn và đặc biệt phải trú trọng bón phân Kali trong giai đoạn từ nuôi trái cho đến khi thu hoạch. Sầu riêng rất cần kali nhưng không nên sử dụng kali clorua (KCl) mà phải sử dụng Kali Sulphate (K2SO4) và trung-vi lượng (TE) vì KCl làm sầu riêng bị sượng múi và giảm mùi thơm.

Đạm

Đạm cần thiết cho sự phát triển của lá, thân cành, hoa, quả, hạt. Do vậy, cần bón đạm đầy đủ cho cây sầu riêng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc 5 đúng (đúng loại, đúng nhu cầu, đúng loại đất, đúng liều lượng và đúng phương pháp), ngoài ra còn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Lân

 Sầu riêng cần lân tương đối ít. Dạng lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạn bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở đất chua. Nên thường xuyên bón phân lân với lượng nhỏ. Cần bón lót phân lân trong hố trước khi trồng để giúp cây tăng trưởng trong giai đoạn ban đầu.

Kali

Kali rất quan trọng khi cây ra quả, lượng kali trong quả rất lớn. Bón thường xuyên phân kali rất cần thiết để duy trì năng suất cao và phẩm chất ngon cho sầu riêng. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.

Bón Phân

Chuẩn bị phân

Chuẩn bị phân bón chứa đạm: Phân urê (46%) hoặc Sunphat đạm (phân SA) chứa 20 – 21% nitơ (N) hoặc Phôtphat đạm (phốt phát amôn) chứa 16% đạm và 20% lân.

Chuẩn bị phân bón chứa lân: Supe lân và Lân nung chảy, chứa từ 15,5% – 17% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu).

Chuẩn bị phân bón chứa: kali Sulphate (SOP, K2SO4) chứa 50% Ô-xít Ka-li (K2O).

Giai đoạn khi mới trồng: Bón lót bằng phân hữu cơ, mỗi gốc từ 10 – 15 kg phân chuồng hoai mục, trong năm đầu chưa cần thiệt bón phân hóa học.

Giai đoạn 2 năm sau khi trồng: đây là giai đoạn rất quan trọng, sự thành công trong giai đoạn này có ý nghĩa quyết định. Trong giai đoạn này có thể bón 19 kg Urea, 55 kg super lân, 18 kg Kali sulphate trên 1 hecta, chia nhỏ làm 2 đến 3 lần bón. Bón theo rãnh hình tròn sâu 7-10 cm theo hình chiếu mép tán cây.

Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa: Giai đoạn này nên tăng cường bón Lân và Kali, hạn chết bón đạm lại có thể bón 95 kg Urea, 720 kg Super lân, 225 kg Kali Sulphate trên 1 hecta, chia nhỏ làm 2-3 lần/năm.

Giai đoạn kết trái: Đây là thời kỳ trái non giành giật thức ăn, nếu dinh dưỡng ở cây thiếu, trái non sẽ rụng đi giai đoạn này nên dùng phân Urea, Super lân, Kali Sulphate (không nên dùng Kali Clorua vì gây sượng trái và mất mùi) với liều lượng lần lượt là 170kg; 480kg; 250kg/hecta chia nhỏ làm 3 lần bón trên năm.

Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun lên lá (dạng bột) vào cây sầu riêng; nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to sáng tròn, không bị sượng.

Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Dưa Lưới

Dưa lưới Tên khoa học: Cucumis melo thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng, là loại cây ưa nhiệt nên dưa lưới rất dễ trồng trong những mùa khô ráo, ít mưa. Thời vụ trồng dưa lưới thích hợp có thể trồng từ tháng 2 – 9 hàng năm. Không nên trồng dưa lưới vào thời điểm thời tiết lạnh, trời âm u vì dưa sẽ phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh phá hoại và ra trái nhỏ năng suất thấp. Đất trồng dưa lưới cần đất tơi xốp thoát nước, nên trồng dưa lưới trên các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất trộn trấu là thích hợp nhất.

Quy trình bón phân cho cây dưa lưới

Giai đoạn 1: 0 – 20 ngày tuổi

Hòa tan 0.65kg ure + 0.63kg super lân + 0.2kg kali sulphate (K2SO4) + 500g trung lượng ECO pha loãng với 1000 lít nước dùng để tưới. Lượng nước sử dụng giai đoạn 0 – 10 ngàysau khi trồng là 0.6 lít/ngày/cây; giai đoạn 10 – 20 ngày sau khi gieo là 0.9 lít/ngày/cây.

Giai đoạn 2: Cây từ 20 – thụ phấn.

Hòa tan 0.43kg ure + 1.25kg super lân + 0.3kg kali sulphate (K2SO4) + 500g trung lượng ECO pha loãng với 1000 lít nước dùng để tưới. Lượng nước sử dụng khi trời âm u là 0.9 – 1.2 lít/ngày/cây, khi trời nắng là 1.2 – 1.5 lít/ngày/cây.

Giai đoạn sau thụ phấn (Nuôi trái)

Hòa tan 0.4kg ure + 0.45kg super lân + 0.45kg kali sulphate (K2SO4) + 1kg trung lượng ECO pha loãng với 1000 lít nước để tưới. Lượng nước sử dụng khi trời âm u là 1.5 – 1.9 lít/ngày/cây, khi trời nắng lá 1.9 – 2.5 lít/ngày/cây

Giai đoạn trước khi thu hoạch 10 ngày

Hòa tan 0.1kg ure + 1.5kg super lân + 0.5kg kali sulphate (K2SO4) + 500g trung lượng ECO pha loãng với 1000 lit nước để dùng tưới. Lượng nước sử dụng khi trời âm u là 1.5 – 1.9 lít/cây/ngày, trời nắng là 1.9 – 2 lít/cây/ngày

Ghi chú: Lượng phân phối trộn theo tỷ lệ ở các giai đoạn hòa tan vào nước rồi tưới hàng ngày cho cây.

Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun (dạng bột) vào cây dưa lưới, nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to tròn và đẹp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Trên Cây Nho trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!