Xu Hướng 10/2023 # Kĩ Thuật Phối Giống Cho Thỏ # Top 10 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Kĩ Thuật Phối Giống Cho Thỏ # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kĩ Thuật Phối Giống Cho Thỏ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kĩ thuật phối giống cho Thỏ

Phát hiện động dục: Chu kỳ động dục của thỏ cái là 14- 16 ngày. Sau khi đẻ, thỏ động dục ngay vào ngay thứ 2-3. Biểu hiện động dục của thỏ là niêm mạc âm hộ sưng tây, có màu đỏ tươi là thời điểm phối giống tốt. Nếu đã đổi sang màu đỏ thâm đến tím bầm thì đã quá thời gian động dục.

Cho thỏ phối giống: Nếu thỏ đẻ lứa trước ít con hoặc đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt thì có thể cho phối giống ngay sau khi đẻ 1-3 ngày. Bình thường cho phối giống vào chu kỳ động dục kế tiếp, sau khi đẻ 10-14 ngày. Cần kiểm tra động dục hàng ngày để phối giống kịp thời, đúng thời điểm động dục.

Mỗi con đực chỉ nên cho phối giống hai lần trong ngày với một con cái: vào mùa nóng, nên cho phối kép hai lần cách nhau 5-10 phút vào buổi sáng sớm; vào mùa mát thì nên phối lặp lại hai lần cách nhau 6-8 giờ vào buổi sáng và chiều tối.

Khi phối giống cần bắt thỏ cái đến lồng thỏ đực. Nếu thỏ động dục thực sự thì nó đứng yên cho thỏ đực đến gần và nâng mông, đuôi lên cho thỏ đực nhảy phối. Khi phối giống được, con trực trượt xuống bên sườn và có tiếng kêu. Sau 1-2 phút, mới đưa thỏ cái về chuồng.

Hướng dẫn Kĩ thuật phối giống cho Thỏ theo chu kì lên giống:

Yêu cầu: nắm vững khám thai, đợt phối đầu tiên có thể thả nọc đại theo con nước hoặc nhờ người có kinh nghiệm chỉ.

Giả dụ có 3 thỏ cái A,B,C, đã cho giao phối ngày 1/1, đến ngày 16/1 (thai 15 ngày) khám thai.

– Ví dụ trong 3 thỏ chỉ C có chữa, A,B không đậu.

– Ngày 17/1, cho phối lại A,B ( tỉ lệ chịu nọc lúc này hầu như 90% do đúng chu kì lên giống 14-16 ngày của thỏ)

– Khoảng 1/2, C sinh. Cùng ngày, khám thai cho A và B (thai 15 ngày).

– Ví dụ B thai, A không thai tiếp: Ngày 2/2 cho phối lại A (đúng chi kì lên giống 16 ngày).

Lúc này, không nên phối C luôn (sau sinh 1 ngày nhưng tỉ lệ đậu thai của C lúc này chỉ đạt khoảng 30% )

– Ngày 17/2. Khám thai cho A (thai 15 ngày), ví dụ A tiếp tục không đậu thai.

– Ngày 18/2. phối lại cho A và C (đúng chu kì lên giống 15 ngày)

Ví dụ C không chịu đực.

Vẫn như cũ, ngày 3/3 cho B sanh, khám thai cho A (thai 15 ngày)

– Ngày 4/3 cho C phối lại.

Tìm bài này trên Google:

cach phoi giong tho

phối giống thỏ

cách phối giống cho thỏ

cách nhận biết thỏ dong duc

cách nhận biết thỏ lên giống

Phoi giong cho tho

Bán Hạt Giống Cây Tai Thỏ Giá Rẻ

– Cây tai thỏ hay còn gọi là thỏ tai dài, danh pháp khoa học là Monilaria Obconica là loại thực vật có cuống và lá, sở dĩ nó khiến người ta thích thú là vì “ngoại hình” đặc biệt với hai nhánh lá nhỏ hệt như tai thỏ. Màu xanh của cây còn có thể chuyển sang màu đỏ nhạt nếu chúng được đặt dưới ánh sáng mặt trời. Các tế bào của cây tai thỏ có đường kính chỉ khoảng 0.5mm nhưng lại là nơi chứa nước lý tưởng. Hai lá cây khi trưởng thành sẽ mọc dài song song với nhau nên còn được liên tưởng như đôi lứa yêu nhau đang quấn quýt hạnh phúc.

– Đây là một cây keo nhỏ hình thành. Có lá rụng theo mùa và có cả lá mọng và thân cây. Cây có màu xanh và cuối cùng chuyển dần sang màu đỏ. Cây có các đốm trắng như các viên ngọc nhỏ lấp lánh trên lớp biểu bì chính là các tế bào giúp dự trữ nước đặc biệt giàu đường, trong cây tai thỏ những tế bào này có thể có đường kính nửa mm và có thể giữ được độ ẩm trong nhiều tuần khi tách ra và tiếp xúc với không khí khô.

– Cây tai thỏ là loại cây rất dễ trồng, có hình dáng giống như loại cây sen đá hay cây sống đời – thuốc bỏng vậy. Cây tai thỏ có thể duy trì sự sống trong 7 ngày dù bạn quên tưới nước cho cây bởi lẽ thân cây được cấu tạo bởi rất nhiều tế bào chứa nước. Nhưng không được vì điều đó mà bạn chủ quan không cho cây uống nước, nên cung cấp nước cho cây hàng ngày chính là cách để cây sinh trưởng và lớn nhanh.

– Sự có mặt của hai dạng lá khác nhau (heterophylly) cũng là một đặc tính gây trở ngại của cây tai thỏ (và mitrophyllum) cặp lá được hình thành vào đầu mùa đông không còn hợp nhất và nhỏ gọn hơn khi hình thành khi phát triển đầy đủ và hoạt động như một vỏ bọc bảo vệ tới đỉnh thân.

1. Chuẩn bị trồng cây tai thỏ

– Hạt giống: Hiện nay có nhiều địa chỉ bán hạt giống tai thỏ khác nhau, trong đó Hạt Giống Nắng Vàng là đơn vị uy tín được nhiều người lựa chọn bởi tỷ lệ nảy mầm hạt giống cao, chất lượng tốt và có giá thành rẻ hơn so với thị trường chung.

– Nơi trồng: Cây tai thỏ là loại cây không kén nơi trồng, vì vậy bạn có thể tận dụng các loại chậu kiểng, thùng gỗ, khay nhiều ngăn thậm chí là hộp xốp cây đều sinh trưởng và phát triển tốt.

– Đất trồng: Đất trồng thích hợp nhất với cây tai thỏ là đất có độ tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và thoáng khí. Tốt nhất bạn nên tiệt trùng đất trước khi gieo hạt giống để tránh các mầm bệnh phát triển về sau. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua những gói đất dinh dưỡng bán sẵn trên thị trường để sử dụng, với những miếng đất này, bạn chỉ cần gieo trực tiếp hạt giống cây tai thỏ chứ không cần phải tiệt trùng.

– Ánh sáng và nhiệt độ: Cây tai thỏ là loại cây ưa bóng râm, mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt là khoảng từ 15 – 30 độ C. Cây khá nhạy cảm với thời tiết nóng bức nên bạn cần hạn chế đặt chậu cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, tránh dẫn đến tình trạng cây bị khô héo.

– Để chuẩn bị cho quá tình gieo trồng cây tai thỏ hiệu quả, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng hạt giống tai thỏ, đất trồng, khay trồng đầy đủ.

– Đầu tiên, bạn cho đất trồng đã chuẩn bị sẵn vào khay trồng, hoặc đổ gói đất dinh dưỡng đã mua tại các cửa hàng kinh doanh cây cảnh vào khay, thùng xốp, chậu,… Gieo hạt giống lên trên bề mặt đất để hạt được rải đều, sau đó trải một lớp sỏi nhỏ thật mỏng lên bề mặt đất vừa gieo hạt. Lớp sỏi này sẽ giúp cân bằng nhiệt độ cho hạt giống

– Tiếp theo, bạn dùng bình xịt phun sương tưới nhẹ nhàng và đều khắp trên bề mặt chậu cây để tạo độ ẩm. Lưu ý, là không nên tưới nhiều, tránh ngập úng hạt mầm sẽ không nảy mầm được. Sau đó, bạn lấy túi nilon bọc kín miệng chậu, và duy trì tưới nước (2-3 ngày tưới 1 lần) để tạo độ ẩm cho cho đến khi hạt giống bắt đầu nảy mầm. Sau khoảng thời gian từ 20 – 30 ngày, hạt giống được gieo nếu chăm sóc đúng cách sẽ bắt đầu nảy mầm.

III. Chăm sóc cây tai thỏ 1. Tưới nước cây tai thỏ

Sau khi gieo trồng hạt giống cây tai thỏ thì bạn nên tiến hành tưới nước thường xuyên vào mùa đông sau khi lá xanh và dài mới xuất hiện ở cuối mùa thu sau mùa hè. Cần thoát nước tốt cho cây.

2. Phòng trừ sâu bệnh cây tai thỏ

– Cây tai thỏ ít khi bị sâu, bệnh. Cây chỉ có thể bị thối khi gặp nước làm ngập úng hay nhiệt độ quá cao cũng có thể chết cây. Nhưng nhìn chung cây dễ phát triển và chăm sóc vì thế người trồng không phải quá lo lắng vấn đề này.

– Hạt giống tai thỏ có kích thước khá bé so với các loại cây cảnh khác, chính vì vậy rất khó để bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi đã vượt qua giai đoạn nảy mầm cây sẽ sinh trưởng và phát triển rất nhanh.

– Cây tai thỏ nên được cung cấp đầy đủ nước cho cây, cây sẽ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Nếu thiếu nước, hai nhánh tai thỏ sẽ rủ xuống, trông không còn đẹp và hấp dẫn. Ngoài ra, cây tai thỏ rất dễ nhân giống bằng phương pháp cắt lá hoặc dùng hạt nên bạn có thể tha hồ trồng trang trí suốt bốn mùa trong năm.

Mọi thông tin về Hạt Giống Nắng Vàng, bạn vui lòng liên hệ:

SĐT: 0965 225 298 Địa chỉ: Số 90 ngõ 176 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Kĩ Thuật Nhân Giống Dừa Sáp

Trái dừa hái xuống, treo lên dây phơi khô, sau đó vạt mặt, xếp xuống đất hoặc cho vào bịch nylon có chứa xơ dừa trộn phân chuồng, đưa vào vườn ươm.

Theo chân ông Lê Văn Bé, Phó chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh, chúng tôi tới thăm cơ sở nhân giống dừa sáp của anh Thạch Phu My (người Khmer) ở ấp Chông Nô 2, xã Hoà Tân (huyện Cầu Kè).

Anh My là người tiên phong trong việc nhân giống dừa sáp, cung cấp nguồn giống chất lượng cao cho thị trường, đồng thời mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bé cho biết, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Trà Vinh rất phù hợp phát triển dừa sáp bởi dừa có lượng cơm dày, mềm xốp, nước có vị ngọt và mùi thơm rất đặc trưng. Diện tích dừa sáp tập trung ở hai xã Hoà Tân, Hoà An và thị trấn Cầu Kè. Chỉ tính riêng diện tích trồng dừa sáp của xã Hoà Tân đã có khoảng 100ha, tương đương 16.000 cây. Dừa sáp đã trở thành đặc sản, một thức uống nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh, chính vì vậy giá bán trên thị trường rất cao, khoảng 120.000 – 130.000 đồng/trái. Hiện lượng dừa sáp thu hoạch không đủ cung cấp cho thị trường.

Xin giới thiệu kinh nghiệm nhân giống dừa sáp của anh My:

Nhân giống dừa sáp chủ yếu bằng trái, dừa làm giống được tuyển chọn từ những cây đầu dòng trên 10 năm tuổi, cây dừa có sáp, khoẻ mạnh, không bị bệnh. Chọn buồng nhiều trái, trái to, màu sắc đẹp (lưu ý chọn trái dừa nước) nếu chọn trái sáp thì trái không nảy mầm.

Trái dừa hái xuống, treo lên dây phơi khô, sau đó vạt mặt, xếp xuống đất hoặc cho vào bịch nylon có chứa xơ dừa + phân chuồng, đưa vào vườn ươm.

Làm giàn lưới để che bớt ánh sáng, ngày tưới 1 lần, mùa mưa không cần tưới. Sau khi đưa vào vườn ươm khoảng 35 ngày, trái nảy mầm. Khi nảy mầm, dùng phân bón lá phun kích thích cho lá và rễợ phát triển. Tiếp tục chăm sóc thêm 25 ngày, khi cây dừa cao 50cm và rễ đâm ra khỏi vỏ dừa là xuất bán được.

Dừa sáp rất thích hợp với đất cát pha nhẹ, có thể trồng xung quanh bờ ao, bờ kênh, nếu trồng diện tích lớn, nên trồng tập trung. Đào hố rộng 80 x80cm, hoặc lên mô, cây cách cây 8 x 8m rồi trộn phân chuồng + tro trấu + phân hữu cơ, lấp một lớp đất mỏng. Hạ cây dừa xuống, lấp đất chặt, kín ngang mặt bầu.

Trồng xong tưới nước ngày 1 lần, dừa trồng được 30 ngày tiến hành bón urê, lượng phân không đáng kể, mỗi gốc 1 nắm. Khi cây trổ bông, bón 1kg phân NPK 16 – 16 – 8 + 10kg phân hữu cơ Humix. Bón bằng cách đào rãnh xung quanh gốc dừa, cách gốc 1, 5m bỏ phân xuống rồi lấp đất lại. Muốn cây dừa sáp đạt tỷ lệ sáp cao (cơm dày), khi cây trổ bông cần thụ phấn nhân tạo.

Một năm rửa tán, cắt bẹ lá khô 2 lần để tránh chuột cắn phá. Dừa ít bệnh, tuy nhiên hay gặp bọ dừa phá hoại, vì vậy trong vườn dừa cần nuôi thả ong ký sinh để tiêu diệt bọ cánh cứng.

Trồng dừa sáp nếu chăm sóc tốt, năm thứ 3 bắt đầu cho thu hoạch (thu hoạch tốt vào năm thứ 5). Một cây dừa sáp có thể cho 100 trái/năm, tỷ lệ trái sáp đạt 30%. Hiện mỗi tháng anh My xuất bán hàng nghìn cây dừa sáp giống với giá 45.000 đồng/cây.

Anh My cho biết thêm, so với các cây ăn trái khác thì trồng dừa nhàn hơn nhiều, công chăm sóc thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ trồng và sản xuất cây dừa sáp giống, gia đình anh My đã có cuộc sống khá giả, một tháng đạt thu nhập 4-5 triệu đồng. Hiện cơ sở của anh đã trở thành địa chỉ học tập uy tín, bà con trong vùng tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm đều được anh hướng dẫn tận tình.

Kĩ Thuật Nhân Giống Phong Lan

Nhân giống phong lan tiến hành vào mùa xuân là thời vụ thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây này, phương pháp nhân sinh dưỡng bằng tách những mầm chồi phát ra từ xung quanh cổ rễ.

Là họ tiến hóa cao trong thế giới thực vật, phong lan thích nghi hoàn hảo với thụ phấn nhờ sâu bọ nên có nhiều đặc điểm rất hấp dẫn thị hiếu con người: Sắc màu, hương thơm đa dạng và phong phú, mật ngọt, phấn bùi v.v… lại không cần đất, không đòi hỏi hướng phơi sáng trực tiếp do thích nghi với khí hậu nóng ẩm, dưới bóng râm nên cây này rất thích hợp cho mọi nơi chốn, nhất là chung cư, đô thị. Vì vậy nhu cầu về giống vượt trội so với khả năng cung cấp của lan tự nhiên (lan rừng).

Do đó cần phải chọn lọc giống tốt, chủ động nhân ươm để cung kịp cầu trong phong trào chơi sinh vật cảnh rầm rộ như hiện nay và tăng trưởng mạnh hơn khi công cuộc xóa đói giảm nghèo tiến triển.

Nhân giống phong lan tiến hành vào mùa xuân là thời vụ thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây này, phương pháp nhân sinh dưỡng bằng tách những mầm chồi phát ra từ xung quanh cổ rễ (gốc) của cây mẹ trong bụi – đó là những “giò” lan. Cũng giống như chuối (cùng lớp một lá mầm có gân lá song song hoặc hình vòng cung, rễ chùm), trong việc chọn giống và nhân cần lấy từ những khóm (bụi) lan đã bói hoa, còn đang sung sức, không bị sâu bệnh để cây giống sẵn có kích thích tố (auxin) sinh sản vừa lớn nhanh, lại sớm trổ hoa trở lại sau khi trồng.

Giá thể cho lan bám và hút chất khoáng dễ tiêu chính là những mẩu gỗ vụn còn nguyên vỏ đang hoai mục đã bị hơ xém vỏ ngoài để tiệt trùng và hấp dẫn, kích thích rễ lan “ăn ra” bám vào đó. Nên lấy ở những cây không nhựa mủ thích hợp với nhu cầu đồng hóa của rễ phong lan (tốt nhất là cây vỏ dầy chứa nhiều hữu cơ tinh luyện đang phân hủy). Có thể trộn thêm với những mẩu than gỗ nhỏ và xỉ than, bã chè hoai mục… theo tỷ lệ 7:1:1:1 (theo khối lượng) đảm bảo cân đối và đầy đủ khoáng đa, vi lượng nuôi lan.

Treo “lồng” lan giống dưới tán cây, bóng râm hoặc đặt dưới giàn che, điều hòa ẩm độ cho giá thể và môi trường không khí bao quanh thường xuyên ẩm và mát. Tuyệt đối không để bộ rễ sũng nước hoặc khô quắt.

Phun tưới cho cây theo kinh nghiệm: “Hai ướt – một khô” trong ngày, nhất là khi thu về hanh lạnh. Đó là sáng sớm (trước bình minh) và chiều tối (sau hoàng hôn) để cây được mát gốc, chồi và lá không bị cháy khảm (lỗ rỗ) do các giọt nước hội tụ ánh nắng gây ra

Có thể “bồi dưỡng” cho lan bằng nước gạo tươi (mới vo chưa chua), không lạm dụng phân hóa học vì dễ gây “tốt lá xấu hoa” hoặc “thâm rễ thối mầm”.

Khi thấy lá ngọn rụt lại (cũng giống như chuối và hầu hết các cây 1 lá mầm) cần tăng thời gian phơi sáng thêm 1 – 2 giờ trong ngày thì hoa sai, thắm sắc, đậm hương hơn.

Kĩ Thuật Nhân Giống Cây Lan Huệ

Hiện nay, ở Việt Nam lan huệ được trồng khá phổ biến và phân biệt chủ yếu dựa vào màu sắc hoa như đỏ dại, đỏ sọc trắng, hồng đào, đỏ nhung, trắng…

Trong thực tế sản xuất củ giống hiện nay ở Việt Nam, lan huệ được nhân giống chủ yếu từ củ con sinh ra từ củ mẹ. Tùy từng giống/loài mà một củ trưởng thành trong một năm có thể sinh ra 10-15 củ con, tuy nhiên đối với các giống mới nhập nội, hoa đẹp thì số củ con ít (trung bình đạt 0,9-5 củ con/củ mẹ/năm, thậm chí có giống không tạo củ mới.

Các giống mới có nhiều đặc điểm vượt trội về các tính trạng như hoa có nhiều hình dạng (cánh đơn, bán kép hoặc cánh kép), kích thước hoa đa dạng (tà nhỏ, trung bình đến lớn), màu sắc hoa phong phú (vàng, cam, đỏ cá hồi, đỏ thẫm, hoặc nhiều màu trên cánh hoa). Dù hoa đẹp nhưng giá thành củ giống mới còn rất cao (dao động 10 – 20 euro/củ).

Cây lan huệ có khả năng sinh sản hữu tính tốt nhưng phương pháp này chỉ được áp dụng khi tạo vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống do có sự phân ly về hình dạng, màu sắc hoa ở cây con. Ở nước ta, các nghiên cứu nhân giống vô tính lan huệ bằng phương pháp chẻ củ chưa được thực hiện. Xuất phát từ các phân tích trên Phạm Thị Minh Phượng và Trần Thị Minh Hằng thuộc Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lan huệ (Hippeastrum sp.) bằng phương pháp chẻ củ.

Các thí nghiệm được thực hiện trên cây hoa lan huệ với 3 mẫu giống gồm cam sọc, hồng đào và đỏ sọc trắng. Các giống này đã được thu thập và trồng trong điều kiện Gia Lâm, Hà Nội. Chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt tại nơi nghiên cứu với chu vi củ giống 28 – 30 cm, cây không sâu bệnh.

Nghiên cứu đã xác định được 1 số kỹ thuật nhân giống vô tính cây lan huệ như sau:

– Phương pháp chẻ củ lan huệ thành 32 mảnh khi nhân giống cho hệ số nhân cao (trung bình tạo ra 53,3 chồi/củ), chất lượng cây giống đảm bảo.

– Sử dụng giá thể giâm mảnh củ được phối trộn gồm: đất: cát: peclit (tỉ lệ 2:1:1 theo thể tích) rút ngắn thời gian tạo chồi (còn 28 ngày) và làm tăng chất lượng cây lan huệ (sau 4 tháng cây cao 26,2 cm, trung bình 5,2 lá/cây, đường kính củ 1 cm).

– Xứ lý mảnh củ lan huệ bằng chế phẩm kích thích ra rễ N3M (10 g/1) trong 10 giây giúp rễ sớm xuất hiện, rễ nhiều và dài (4,0 rễ/mảnh; chiều dài bộ rễ là 27,1 cm và số củ trung bình trên mảnh củ là 1,25). Cây con có chất lượng tốt.

– Bước đầu đề xuất quy trình nhân giống vô tính bằng phương pháp chẻ củ cho cây hoa lan huệ ở Việt Nam gồm 4 bước. Quy trình đơn giản và dễ thực hiện.

Các nhà khoa học cũng tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống lan huệ để tăng khả năng ứng dụng trong điều kiện Việt Nam.

Nguồn: chúng tôi

Tìm bài này trên Google:

Kĩ Thuật Nhân Giống Chuối Tiêu Hồng

Giống chuối Tiêu Hồng là giống cây ăn quả đặc sản của nước ta, có giá trị kinh tế rất cao, có chất lượng quả thơm ngon, mẫu mã đẹp nên khắp nơi trên cả nước ngày càng có nhiều người thích trồng giống chuối này.

Do đó việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô invitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền, cung cấp đúng thời điểm, đồng nhất về phẩm chất, kích thước, sạch bệnh với số lượng lớn.

Chọn mẫu từ vườn cây mẹ tốt, sạch bệnh.

– Cách chọn mẫu: Chọn cây con có chiều cao từ 0,5 – 1m, đường kính thân gần củ 15< D< 20cm cây to, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, thân và củ không bị tổn thương.

– Giai đoạn 2: Đưa mẫu vào phòng cấy tiến hành gọt bớt một phần bẹ lá → Đưa mẫu vào tủ cấy.

– Giai đoạn 3: Khử trùng trong tủ cấy

+ Tủ cấy được bật đèn cực tím trong vòng 30 phút→ Lau sạch tủ cấy bằng cồn 90o→ Lấy giấy được khử trùng dải hết ra phần tủ cấy→ Đưa mẫu vào tủ dùng dao bóc tiếp phần bẹ lá→ dùng dao chuyên dụng bóc đến gần đỉnh sinh trưởng→ dùng dao cấy, panh cấy lấy đỉnh sinh trưởng đưa vào môi trường nhân giống ban đầu.

các chất điều hòa sinh trưởng với tỉ lệ phù.

MS+ 100ml nước dừa + 20g đường + 4,3g a gar/ 1 lít

Sau 3 – 4 tuần ta tiến hành bổ mẫu lần 1 ( bổ đôi ).

MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 4,3g agar/ 1 lít.

Sau 3 – 4 tuần tiến hành bổ mẫu lần 2.

MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 4,3g agar/ 1 lít.

Sau 3 – 4 tuần tiến hành bổ mẫu lần n.

MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 4,3g agar/ 1 lít.

Sau 6 – 8 tuần cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh.

MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 0,1g BA + 4,3g agar/ 1 lít.

Sau 8- 10 tuần cấy chuyển sang môi trường ra rễ.

Lưu ý: Nhiệt độ thích hợp để nhân giống chuối Tiêu Hồng là 25- 28oC, pH thích hợp 5,2- 5,4.

– Khi số cây giống đạt tiêu chuẩn cần thiết, chúng ta cấy chuyển sang môi trường ra rễ (MS+ 10g đường+ 0,3mg NAA+ 1g than hoạt tính+ 4,3g agar/1 lít).

Khi cây đạt tiêu chuẩn cao 6-10cm, 3-4 lá, có rễ thật dài 3-4cm chúng ta tiến hành ra cây với giá thể bầu đất.

N:P:K+ vi lượng+ Vitamin sau 4 – 5 tuần đưa ra vườn sản suất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kĩ Thuật Phối Giống Cho Thỏ trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!