Xu Hướng 6/2023 # Khoẻ Dây – Tốt Củ, Phân Bón Nào Đủ Chất Cho “Anh Khoai”? # Top 9 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Khoẻ Dây – Tốt Củ, Phân Bón Nào Đủ Chất Cho “Anh Khoai”? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Khoẻ Dây – Tốt Củ, Phân Bón Nào Đủ Chất Cho “Anh Khoai”? được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hà Nội , ngày 04 tháng 10 năm 2019

  Không phải muốn “tốt củ” thì khoai lang cứ phải “xấu dây” như trong câu ví von hài hước của dân gian. Muốn thu hoạch được củ khoai lang to, đẹp và nhiều đường, ít nước, bảo quản lâu, nhà nông nên cho “anh Khoai” ăn đủ chất đa, trung, vi lượng, vốn có đủ trong phân bón Văn Điển.

  Khoai lang là một loại củ được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Nó là nguồn lương thực có thể thay thế cho gạo trắng vì nó cung cấp cho ta một nguồn tinh bột rất lớn. Ngoài ra khoai lang còn là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, chứa vitamin A, B6 và các khoáng chất như mangan, kali, carotene, các vitamin và rất nhiều chất chống oxy hóa gọi là beta-carotene, hiệu quả trong việc nâng cao vitamin A, đặc biệt là ở trẻ em. Nó có tác dụng giúp sáng mắt, da khỏe, giảm nguy cơ ung thư vú, giúp giảm cân… Khoai lang là một nguồn bổ dưỡng, giàu chất xơ và có một hương vị ngọt ngon.

Muốn nhiều củ, cần nhân giống bằng dây

  Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống khoai lang như khoai lang Nhật, khoai lang ruột tím, khoai lang ruột trắng… Bạn có thể chọn giống tùy vào điều kiện và sở thích. Khoai lang ruột vàng có hàm lượng caroten cao. Dòng KLC266 sinh trưởng phát triển khoẻ, thân lá phát triển rất mạnh và thời gian sinh trưởng 145-150 ngày cho năng suất khá cao, chất lượng rất tốt, giá bán rất tốt (nhiều nhà hàng, siêu thị bán khoai lang ruột vàng giá 18.000-25.000đ/kg, trong khi gạo thơm BT7, T10 bán với giá 15.000-18.000đ/kg)

  Khoai lang có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để trồng rau lang lấy củ thì nên trồng ở các loại đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ không chua, tơi xốp “khoai lang đất cát đã ngon lại bùi”.

  Khoai lang thường được nhân giống bằng dây hoặc củ. Nếu nhân giống bằng củ thì vụ đầu không ra củ. Để trồng khoai lang lấy củ phải nhân giống bằng dây.

  Khoai lang rất dễ trồng, có thể trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Trồng nằm ngang luống, trồng dây kiểu móc câu, trồng dây kiểu đáy thuyền, trồng dây kiểu áp tường, trồng dây phẳng dọc luống.v.v… Trồng dây phẳng dọc luống và trồng dây áp tường được sử dụng nhiều hơn.

  Đối với khoai lang, nhu cầu chất hữu cơ rất cao, đồng thời cũng cần dinh dưỡng khoáng rất lớn kể cả các yếu tố dinh dưỡng đa lượng và dinh dưỡng trung,  vi lượng nhưng trước hết chủ yếu vẫn là 3 nguyên tố đa lượng đạm, lân, kali.

Tác dụng của đạm, lân, kali đối với cây khoai lang

– Đạm có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá. Thời kỳ đầu khoai lang cần tương đối nhiều đạm, thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, chuyển vàng sớm, nhánh ít, quang hợp yếu, năng suất giảm. Nhưng bón quá nhiều đạm cây thường bị vống, thân lá phát triển mạnh, lá che khuất nhau nhiều ảnh hưởng đến quang hợp; kết hợp với đất ẩm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành củ, củ ít, chậm lớn năng suất giảm nhiều.

– Lân có ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng. Thiếu lân năng suất thấp, phẩm chất củ giảm, không để được lâu. Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy trong điều kiện đủ lân thì hiệu quả của đạm càng rõ hơn.

– Kali có tác dụng đẩy mạnh hoạt động của bộ rễ và của tượng tầng, đẩy mạnh khả năng quang hợp, hình thành và vận chuyển gluxít về rễ. Thiếu kali, khoai chậm lớn, ít củ, tỷ lệ tinh bột giảm, tỷ lệ xơ tăng, không bảo quản được lâu.

Khoai lang không kén đất, nhưng ưa thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, đất kiềm độ pH từ 5 – 6 và được cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng các loại. Với yêu cầu của khoai lang như vậy, nên bón phân nung chảy Văn Điển rất phù hợp.

Cách bón phân Văn Điển cho khoai lang

  Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, phân nung chảy Văn Điển, ngoài lân còn có các chất trung và vi lượng: P2O5 (lân): 15 – 17%, CaO (canxi – vôi): 28 – 34%, MgO (magie): 15 – 18%, SiO2 (silic): 24 – 30% và các chất vi lượng: Bo, mangan, đồng, kẽm, sắt… Phân đa yếu tố NPK Văn Điển được sản xuất trên nền phân lân nung chảy Văn Điển nên mang đầy đủ các ưu điểm của phân lân Văn Điển và đặc biệt thích hợp cho cây khoai lang, nhất là trên các loại đất bạc màu, đất chua mặn vì có tính khử chua, trị mặn.

  Về chọn phân bón cho khoai lang, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh tư vấn như sau: Khoai lang nếu trồng ở điều kiện sản xuất bình thường năng suất có thể đạt từ 16 – 20 tấn củ/ha trong thời gian ngắn (từ 75-90) ngày. Nếu trồng trong điều kiện được thâm canh đúng kỹ thuật, bón phân NPK hợp lý nhất là phân Văn Điển, khoai lang có thể đạt năng suất cao từ 25-30 tấn củ /ha. Để thâm canh khoai lang lấy củ có thể sử dụng các loại phân bón ĐYT NPK :

Phân chuyên bón lót:

Phân ĐYT NPK: 4.12.7 thành phần có đầy đủ các chất dinh dưỡng: N (đạm): 4%, P205 (lân): 12%, K20 (kali): 7%, S (lưu huỳnh): 2%, MgO (magie): 8%, CaO (canxi): 16%, SiO2 (silic): 15% và các chất vi lượng như: B (Bo), Mn (mangan), Zn (kẽm), Cu (đồng), Co (coban)… ;

Phân ĐYT NPK 5:10:3.  Tổng dinh dưỡng trên 58%.

Phân chuyên bón thúc:

Phân ĐYT, NPK 9.9.12 với thành phần dinh dưỡng: N: 9%, P205: 9%, K2O: 12%, S: 2%, MgO: 7%, CaO: 12%, SiO2: 9% và các chất vi lượng: B, Mn, Zn, Cu, Co…;

Phân đa yếu tố NPK 10.5.12 tổng dinh dưỡng N = 10% , P2O5 = 5% . K2O = 12%, CaO = 7%, MgO = 7%, SiO2 = 6%, S – 3%  và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn.

Cách trồng và chăm bón cây khoai lang

–Thời vụ: Miền Bắc có thể trồng khoai lang vụ Đông hoăc vụ Xuân hè. Là cây màu ưa ấm nên vụ Đông cần trồng sớm từ tháng 8-9, tránh ngày gió rét, ứng theo câu“Cải mả tránh ngày trùng tang, trồng khoai lang tránh ngày gió Bắc”.

–Cách trồng: Tốt nhất đất đã được phơi ải và bừa sạch cỏ. Sau khi chia luống, tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như cỏ, rác, rơm rạ, thân lá cây ngô…vun thành luống giả, sau đó kéo đất 2 bên thành luống thật. Kẻ rạch giữa luống, mỗi sào rải 15-20kg phân ĐYT NPK 4:12:7 hoặc 5:10:3, rải tiếp phân hữu cơ ủ mục (nếu có), lấp đất kín phân rồi đặt dây, vùi dây lang xuống đất chỉ chừa phần ngọn khoảng 3-5cm và 1-2 lá ngọn phía trên mặt đất để cây mọc nhánh.

– Chăm sóc khoai lang.

Sau trồng cần giữ đủ ẩm cho khoai tươi dây, giữ được các lá hương và nhanh ra rễ. Nếu rụng lá hương sẽ ảnh hưởng tất lớn đến quá trình hình thành rễ củ

Khi dây khoai ngả ngọn bò bón phân bón thúc. Lúc này có thể xả 2 mép luống cho đất “hả hơi”, bón hết phân bón thúc khoảng 15-18kg/sào; sau đó lấp phân và vun cao luống (nếu có tro bếp đảo cùng phân bón thúc cùng bón thì càng tốt). Nếu đất khô cần tưới rãnh nhằm cung cấp đủ ẩm cho củ phát triển.

Lưu ý: “thiến đào, đảo quất, nhấc dây lang”. Củ khoai lang được hình thành từ rễ củ; trong khi mọi mắt đốt trên dây đều có thể ra rễ. Do vậy phải thường xuyên nhắc dây lang, vừa cắt đứt các rễ phụ để tập trung dinh dưỡng nuôi củ, vừa tạo thông thoáng, hạn chế bọ hà hại củ.

Khoai lang được bón phân Văn Điển đa yếu tố NPK sẽ cho cây khoẻ, ít sâu bệnh, dây mập, lá tốt bền, củ to, ít mắt, vỏ nhẵn, vỏ củ đẹp hơn, hàm lượng đường, bột cao, lượng nước ít nên bảo quản được lâu, tránh được hiện tượng nhăn vỏ khi để lâu.

– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

– E-mail : vandienfmp@gmail.com

– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

                                                                                                                           Trọng Hòa – Nam Phong

                                                                                                                                 Nguồn : Langmoi.vn

Phân Bón Nào Tốt Nhất Cho Lan?

Ngày:15/08/2019 lúc 16:32PM

➤ Phân hữu cơ gồm các loại:

● Phân truyền thống, phân chuồng: phân dê, phân gà, phân dê…

● Phân hữu cơ công nghiệp như phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh

● Phân đơn như đạm, lân, kali,…

● Phân hỗn hợp như DAP, NPK,…

➤ Phân bón qua lá hay phân bón qua rễ…hay dạng phân nhanh tan hay phân chậm tan.

Tất cả đều cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng (đạm, lân, kali), trung và vi lượng cần thiết khác cho cây phong lan phát triển tốt. Tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của người chăm hoa là quá lạm dụng phân, bón quá liều lượng và không cân đối. Gây ra những trường hợp cây bị chết nhanh, cháy lá, thối rễ, chăm hoài mà không thây ra hoa,vv…Chính vì thế, cần phải lựa chọn và bón phân hợp lí hơn.

Cách bón phân và các loại phân nên dùng cho hoa phong lan, từ lan đơn thân cho tới lan đa thân, từ lan còn nhỏ cho tới cây đã trưởng thành.

Theo kinh nghiệm, các loại phân kích rễ phát triển được khuyên dùng để giúp tạo bộ rễ tốt cho lan khi mới trồng hoặc có thể dùng khi bộ rễ có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng. Gồm các loại như:

Các loại phân kích thích bung mầm như: chế phẩm Hùng Nguyễn, Siêu bung đọt nảy chồi của hoặc Growmore, Acid Humic, chiết suất tảo biển, Super Thrive, Atonik, Dekamon… yêu cầu chỉ nên dùng các loại trên và tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu bón quá liều lượng khuyến cáo mầm ngủ sẽ bị teo, gây ảnh hưởng xấu đến cây, trường hợp xấu có thể làm cây không ra rễ được nữa. Đừng vì một chút nóng vội mà gây hại cho cây lan của mình.

Các loại phân bón tan chậm như phân trùn quế Sfarm dạng viên nén, phân bón thông minh dạng tan chậm Rynan, phân chì Nhật Bản,…

Các loại phân đa lượng, trung lượng và vi lượng như NPK, phân bón lá,…

Khi cây được 3 tháng, lúc này chúng bắt đầu mọc mầm, có thể phun phân bón lá chứa nhiều đạm như để giúp cây phát triển mầm tốt và nhanh chóng. Trong 4 tháng tiếp theo, sử dụng phân NPK 20-20-20 để bón cho cây.

Trong thời gian tiếp theo (khoảng 3 tháng sau đó), sử dụng phân có chứ lân và kali nhiều hơn như để cây chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thường. Và để cây lan chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa, tạo nụ hoa.

Ngoài ra, cần bổ sung thêm các nguyên tố trung như canxi, magie, lưu huỳnh, vi lượng như Bo, Co, Cu, Fe, Mn, Zn, Si, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất cần thiết này. Nếu chỉ bón phân đơn hoặc NPK không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, rất có thể làm cho cây yếu ớt, lá nhỏ, hoa ít, dễ nhiễm bệnh,… Có thể dùng các loại phân cung cấp cả đa, trung và vi lượng như phân bón lá có TE, hay phân chậm tan 3-6-6 cho phong lan.

Chú ý: trong suốt quá trình chăm sóc, có thể dùng mỗi NPK 20-20-20 từ giai đoạn mầm đến khi chuẩn bị ra nụ.

Phun phân vào sáng sớm từ 7-9 giờ là tốt nhất và chiều mát 4-5 giờ chiều. Tùy vào điều kiện thời tiết mà có thể phun sớm hơn hay muộn hơn. Phun tưới phân xong, vài tiếng sau cần tưới lại bằng nước sạch để đảm bảo phân không bị dính lên lá sẽ gây cháy lá, cháy đọt.

Trước khi phun phân bón cần tưới sơ một ít nước để cây lan hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Khi phun phân cần đảm bảo ướt mặt dưới của lá để lan hấp thu nhanh chóng. Bên cạnh đó phun phân bón lá là phun ướt cả bộ rễ hoặc phun vào giá thể trồng trong chậu.

Cây lan nhỏ thì nên dùng liều lượng bằng một nửa so với bao bì khuyến cáo, sau đó tăng dần liều lượng lên phù hợp với các lần phun và độ lớn của cây. Cứ quan niệm một điều khi bón phân cho cây là thà thiếu rồi bổ sung thêm, bổ sung nhiều lần còn hơn thừa, vì khi thừa nếu không xử lý kịp thời sẽ thiệt hại nhiều hơn.

Ngoài sử dụng phân vô cơ hóa học, bạn nên kết hợp phân chuồng đã ủ hoai mục để bón cho lan.

Lưu ý là phải ủ hoai mục kỹ để nâng cao hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất, diệt trừ nguồn nấm bệnh, côn trùng và các tồn dư cỏ dại. Tuy nhiên phân chuồng cũng rất dễ gây thối rễ vào mùa mưa. Bạn có thể dùng các loại phân chuồng như bò, gà, heo, dê,vv…

Thật sự chăm lan khá phức tạp phải kết hợp nhiều khâu, đảm bảo đúng cách, an toàn và hiệu quả. Kiến thức học hỏi rất nhiều nên mỗi người cần tìm tòi và thực hành thì mới có những kinh nghiệm hay. Bài viết trên cung cấp những thông tin đơn giản nhất giúp nhà vườn có thể chọn được loại phân tốt bón cho lan. Mong những kiến thức trên sẽ bổ ích với các bạn.

▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬

Phân Bón Cho Lan Nào Tốt? Cách Bón Phân Cho Lan Hiệu Quả

Phân bón cho lan nào tốt? Cách bón phân cho lan hiệu quả nhất là gì?

Trong phân bón có chứa khá nhiều dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ sự sinh trưởng của cây. Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển mà lan sẽ cần những dưỡng chất khác nhau. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp các thông tin phân bón cho lan nào tốt? cách bón phân cho lan một cách đầy đủ nhất. Cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của cây trồng.

Những điều có thể bạn chưa biết về phân bón cho lan

Có thể nói lan cũng giống như con người vậy. Để phát triển đầy đủ ngoài những yếu tố ánh sáng và không khí thì lan cũng rất cần chất dinh dưỡng từ phân bón. Chọn phân bón cho lan nào tốt? Cách bón phân cho lan trong từng giai đoạn phát triển của cây là cực kỳ quan trọng

Theo đó, phân bón mà lan cần phải đáp ứng đầy đủ đạm – tương đương thịt mỡ cho người; lân – tương đương thịt nạc cho người và K – tương đương những chất xơ, rau củ quả cho người. Sự phối hợp nhịp nhàng của 3 thành phần cơ bản này đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cây trồng. Và chúng luôn cần thiết ở mọi giai đoạn phát triển.

Bên cạnh đó thì phân bón cho lan cũng cần có thêm khoảng 18 loại trung cùng các vi lượng khác. Nhóm phân cần dùng thường cho lan được gọi là “đa lượng” ( N,P,K), Nhóm cũng hay dùng những lại không cần nhiều thì được gọi là “trung lượng” (Ca, Mg, S). Nhóm cần dùng ít nhưng rất quan trọng trong quá trình ra rễ, tạo mầm hoa thì được gọi là “vi lượng” (Cu, Zn, Mo).

Thông qua các nghiên cứu thì trong suốt thời kỳ phát triển của lan đều rất cần lượng N – P – K. Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển mà chúng sẽ được phân chia với nhiều hàm lượng khác nhau. Các nhóm trung lượng và vi lượng cũng sẽ tùy theo từng giai đoạn để chăm bón. Bởi có thời điểm cây sẽ cần loại này, không cần loại kia và ngược lại.

Phân bón cho lan nào tốt? Cách bón phân cho lan

Theo các nghiên cứu khoa học thì thông thường lan sẽ trải qua đến 3 giai đoạn phát triển. Các giai đoạn ấy bắt đầu từ việc phát triển thân lá, hình thành chồi nụ, ra hoa.  Tùy vào những giai đoạn cụ thể mà lan có thể sẽ cần những dưỡng chất khác nhau. Phân bón cho lan nào tốt? Cách bón phân cho lan như thế nào tùy vào từng giai đoạn phát triển được các chuyên gia đánh giá rất quan trọng:

Giai đoạn phát triển thân lá

Đây được coi là giai đoạn mầm non phát triển nhất cho đến khi lan có dấu hiệu đứng ngọn. Giai đoạn này lan cần rất nhiều N. Vì thế nên bạn nên dùng phân tan chậm và phân bón có hàm lượng N cao như những dòng 30 – 10 – 10.

Giai đoạn hình thành chồi nụ

Đây là giai đoạn tiếp theo để lan tích trữ dinh dưỡng và chuẩn bị ra hoa. Giai đoạn này lan đều cần đầy đủ cả 3 loại N – P – K. Trong đó hàm lượng P nên được ưu tiên nhiều nhất. Bạn cần chọn những phân bón có hàm lượng cân đối như 20 – 20 – 20 hoặc 14 – 14 – 14.

Giai đoạn ra hoa

Có thể nói giai đoạn này lan cần rất nhiều K. Vì thế, hãy nên chú trọng chọn dùng phân có hàm lượng 7 – 5 – 47 hoặc 6 – 10 – 60,…

Theo đó, nhà sản xuất khi đã làm ra phân bón cũng đã nghiên cứu và điều chỉnh cho thêm các chất trung vi lượng tương ứng với quá trình phát triển của cây trồng. Vì thế, nếu dùng phân hóa học cho lan thì các bạn chỉ cần xem thông tin hàm lượng NPK trên bao bì tương ứng với các giai đoạn như trên là đủ. Tránh cho quá nhiều trung vi lượng kẻo bị dư và gây tác dụng ngược lại.

Bên cạnh đó thì hiện nay, với sự phát triển của khoa học đã có nhiều chất được tạo ra sẵn. Lan có thể dùng luôn chứ không cần các dạng phân tổng hợp. Đây được gọi là phân phức hợp.

Theo đó, nhóm phân phức hợp như humic, Atonik, NAA,.. khi phun vào lan sẽ giúp lan nhanh phát, kích thích để cây phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, để lan phát triển một cách hoàn hảo nhất vẫn là nên phối trộn đồng thời cả hai loại.

Cách phân bón cho lan

Việc hiểu rõ về phân bón cho lan nào tốt? Cách bón phân cho lan như thế nào cho đúng giúp cây phát triển bền vững. Theo các nghiên cứu từ chuyên gia thì cách phân bón cho lan tốt nhất là nên hòa loãng với nhau. Hòa loãng là sao ? Chính là cho phân hòa tan hoàn toàn vào nước rồi đem phun trực tiếp lên lan. Bởi phân bón lỏng dễ phân tán khắp chậu và mau thấm sâu đến rễ.

Thêm vào đó, đối với một số phân bón là thì bạn nên áp dụng chúng mỗi ngày nhưng cũng nên rửa lại vào ngày hôm sau. Thực hiện như vậy là để nhằm tránh sự phát triển của rong và sự cô đọng từ muối.

 Nếu bạn là người sử dụng các loại phân hạt tan chậm thì cũng có thể kết hợp thêm việc bón phân lỏng để hỗ trợ tốt cho lan. Điều đặc biệt hơn là không nên bón phân hữu cơ vào gốc lan. Bởi như thế sẽ khiến lan dễ bị phân hủy và làm mất đi sự thông thoáng của chậu lan. Dẫn đến tình trạng dễ thối rễ và chết cây.

Phân bón cho lan và những nguyên lý chung

Thứ nhất, nếu không phun/bón phân cho lan dù cây không thể chết vì chúng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ môi trường. Tuy nhiên, nếu thiếu đi phân bón thì cây sẽ còi cọc, khô cằn và không phát triển tốt.

Thứ hai, thêm bón cho lan thì cây sẽ phát triển mạnh. Nhưng nếu bón quá dư phân thì cũng có thể tác dụng phụ. Cây có thể sẽ chết vì bị bội thực. Vì thế, việc sử dụng phân loãng đều đặn sẽ giúp cây hấp thụ và phát triển tốt hơn. Tránh lãng phí quá nhiều phân thuốc.

Thứ ba, nếu dùng sai thành phần của phân cho các giai đoạn phát triển thì lan sẽ không phát triển theo đúng quy trình tự nhiên. Chúng sẽ có thể dẫn đến nhiều tình trạng như đi ngọn nhiều năm, chậm ra hoa,…

Thứ tư, dùng phân bón cũng giống như việc ăn cơm mỗi ngày. Theo đó, ăn ít mà ăn nhiều lần vẫn sẽ tốt hơn là ăn một lần mà nhiều để dẫn đến no tức và gây tác dụng phụ. Việc bón phân cũng vậy, bạn nên chia ra các thời gian tưới phân phù hợp và mỗi lần không được quá mức quy định.

Thứ năm, tự chế phân hữu cơ chính là con dao hai lưỡi gây hại cho lan. Vì thế nếu không am hiểu về chất dinh dưỡng của cây trồng thì cách tốt nhất vẫn nên dùng sản phẩm đã chế biến sẵn từ các nhà sản xuất uy tín. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm uy tín và an toàn tại https://chephamvisinh.vn/. Vừa giúp bảo vệ cây trồng lại bảo vệ môi trường hiệu quả.

Những lưu ý khi bón phân cho lan

Theo các nghiên cứu thì thời điểm tốt nhất để bón phân cho lan chính là sáng sớm hoặc chiều mát. Những ngày nếu có nhiệt độ lên quá 33 độ C thì nên phun phân lúc 7 giờ sáng. Đợi đến khi 10 giờ bạn nên tưới lại một lần nữa để tránh tình trạng cháy lá hoặc cháy ngọn lan.

Trước khi tiến hành bón phân, bạn cũng nên tưới nhẹ sơ lá để lan có thể hấp thụ phân tốt hơn.

Khi phun phân bón lá nên làm ướt mặt dưới nhiều hơn. Bởi mặt dưới là nơi hấp thụ chất rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý làm ướt bộ rễ để phân có thể được thẩm thấu và ngấm sâu.

Đối với những cây lan nhỏ chỉ nên dùng ½ liều lượng so với bao bì hướng dẫn. Về thời gian tùy theo sự phát triển của cây mà có thể tăng dần liều lượng lên. Hiểu nôm na thì phân NPK 20 – 20 – 20 liều 2 gam pha 1 lít nước sẽ có thể dễ làm hư rễ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dùng 0,5 gam pha 1 lít nước thì sau nhiều lần phân lan đã dần quen, bạn có thể dùng liều 3 gam pha 1 lít nước lan vẫn thích ứng đủ.

Mua phân bón cho lan ở đâu là tốt nhất?

Trên thị trường ngày nay hiện đã cho ra đời khá nhiều cơ sở bán phân nhằm đáp ứng nhu cầu của con người trong trồng trọt. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cơ sở nào cũng đặt chữ tín lên hàng đầu và chiếm trọn lòng tin của khách hàng.

CHẾ PHẨM ĐẬU TƯƠNG TRỨNG CHUỐI ĐỨC BÌNH

Được xếp hạng 5.00 5 sao

45.000₫

CHẾ PHẨM ĐẬU NÀNH TRỨNG CHUÔI Ủ HUMIC

Được xếp hạng 5.00 5 sao

50.000₫

HUMIC ĐỨC BÌNH

Được xếp hạng 5.00 5 sao

50.000₫

XỊT KHỬ MÙI HÔI ECO BIRD

Được xếp hạng 5.00 5 sao

65.000₫

-11%

CÁM LÊN MEN EMZEO

Được xếp hạng 5.00 5 sao

45.000₫ 40.000₫

-29%

MEN XỬ LÝ BỂ PHỐT

Được xếp hạng 5.00 5 sao

35.000₫ 25.000₫

MẬT RỈ ĐƯỜNG ĐỨC BÌNH

Được xếp hạng 5.00 5 sao

25.000₫

CHẾ PHẨM ĐẠM CÁ HUMIC

Được xếp hạng 5.00 5 sao

50.000₫

Theo đó, https://chephamvisinh.vn/ hiện đang là địa chỉ phân phối phân bón cho cây trồng rất uy tín và chất lượng. Trong đó có phân bón cho lan. Trung tâm chế phẩm sinh học này được ra đời với sứ mệnh xử lý môi trường và phục vụ nền nông nghiệp hữu cơ. Nơi này đã cho ra rất nhiều chế phẩm sinh học tuyệt vời như Trichoderma, men ủ thức ăn, Pseudomonas,… được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách những sản phẩm chất lượng tốt nhất hiện nay với nhiều mức giá hợp lý. Bên cạnh đó, khi đến đây các bạn còn sẽ được tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng hoàn toàn miễn phí.

Nơi đây luôn tìm kiếm sự hợp tác với tất cả đại và nhà phân phối trên toàn quốc để sản phẩm được đưa đến người tiêu dùng một các dễ dàng nhất. Nếu bạn đang băn khoăn trong sự tìm kiếm của mình thì còn chần chừ gì nữa mà không đến đây ngay nào !

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân lan bị vàng lá và cách khắc phục hiệu quả

About Đức Bình

Xin chào tôi là Đức Bình , chúng tôi chuyên nghiên cứu, sản xuất và phân phối chế phẩm vi sinh – chế phẩm sinh học xử lý môi trường, xử lý nước thải và rác thải … Các nhãn hiệu độc quyền hiện nay: Chế phẩm EMZEO, trichoderma, chế phẩm vi sinh EMGRO, EMGOC – EM1

Nên Bón Phân Nào Cho Cây Ăn Quả Thì Tốt?

Nhiều người trồng cây ăn quả thường phân vân trong việc nên bón phân bò hay phân gà cho cây thì tốt. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là 1 trong những vấn đề mà bà con nông dần cần quan tâm khi chăm sóc cây của mình.

Bón lót cho cây ăn quả nên bón phân bò hay phân gà?

Thật chất, việc bón lót cho cây ăn quả thì chúng ta có thể sử dụng phân chuồng, phân gia cầm, tức là phân heo, phân bò, phân gà,… đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là tất cả các loại phân trên đều cần được ủ hoai mục trước khi bón, tuyệt đối không nên bón khi phân còn tươi.

Có nhiều bà con do không có sẵn nguồn phân được cung cấp nên họ thường mua ngoài cửa hàng các loại phân chuồng để về bón trực tiếp cho cây. Dẫu rằng hầu hết các loại phân chuồng bán trên thị trường đều được ghi thông tin là đã được ủ, nhưng theo chúng tôi, những loại phân đó chưa thật sự được ủ đến độ hoai. Ngoài ra, ít nhiều gì trong phân chuồng trên thị trường bán ra, các hàm lượng dinh dưỡng đều bị vơi đi ít nhiều trong quá trình sản xuất. Do đó, tốt nhất vẫn là nên ủ hoai lại 1 lần nữa trước khi bón cho cây.

Để phân chuồng mua ngoài thị trường có thêm chất dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng phương pháp sau: Trong quá trình ủ hoai lại, cứ 1 tấn phân thì nên cho thêm 1 – 2 kg chế phẩm nấm đối kháng. Theo cách trên thì chỉ cần ủ trong vòng 30 – 40 ngày sau là đã có thể sử dụng được.

Cách bón phân cho cây ăn quả

Nếu bạn đào hố sâu thì có thể áp dụng cách sau:

Nửa hố bên dưới nên dùng xác thực vật khô mềm trộn với đất

Nửa hố bên trên thì trộn đất với phân đã chuẩn bị trước đó

Sau đó trên cùng phủ lớp đất 3 – 5 cm để bảo vệ lượng phân lót đã bón.

Lần đầu tưới thì tưới đẫm vùng đất, về sau chỉ cần tưới ẩm là được.

Cập nhật thông tin chi tiết về Khoẻ Dây – Tốt Củ, Phân Bón Nào Đủ Chất Cho “Anh Khoai”? trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!