Xu Hướng 9/2023 # Khai Thác Và Chăm Sóc Cây Kim Sa Tùng Bonsai # Top 9 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Khai Thác Và Chăm Sóc Cây Kim Sa Tùng Bonsai # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Khai Thác Và Chăm Sóc Cây Kim Sa Tùng Bonsai được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

BonsaiArt – Kim sa tùng bonsai là cây cảnh đẹp được nhiều người yêu thích, cây phù hợp làm cây cảnh để bàn, trang trí nhà cửa, bàn làm việc tại các văn phòng, cây giúp xua đuổi tà khí và các loại côn trùng tránh xa nhà bạn, để có những cây kim sa tùng đẹp và khỏe mạnh như vậy thì ta nên tham khảo một số cách chăm sóc cây sau đây

Một số đặc điểm của cây kim sa tùng

Tên thông thường: Kim Sa Tùng

Tên gọi khác: Chổi xuể, Thanh hao

Tên tiếng anh: Beackea Frutescens

Ứng dụng: Cây kim sa tùng thường được lựa chọn làm cây cảnh bonsai để bàn, cây cảnh bonsai lũa để bàn, trang trí bàn trà, bàn làm việc giúp mang lại không gian xanh mát, không khí trong lành, xua đuổi tà khí tránh xa khỏi gia đình, đặc biệt là xua đuổi các loài côn trùng như muỗi.

Các chăm sóc cây kim sa tùng bonsai Thời điểm khai thác cây kim sa tùng:

Kim sa tùng là cây cảnh có thể khai thác bất cứ mùa nào cũng được, nhưng thời điểm tốt nhất là khi cây đang ra lá non, lúc đó khai thác thì tỉ lệ sống của cây sẽ cao hơn. Khi khai thác cây kim sa tùng ta nên để bầu nhỏ, ở đây tại sao ta nên để bầu nhỏ?

Là vì nếu để bầu quá to khi trồng cây thì cây sẽ sống nhưng sau một thời gian thì cây sẽ chết vì bị nghẹt rễ, thứ hai là bầu to thì khó để cây vào chậu, bầu to đẫn đến nặng nề nên ta không thể khai thác được nhiều cây cùng một lần, nếu khai thác mà không để bầu thì tỉ lệ sống của cây rất thấp, uổng công khai thác.

Sau khi đào và tạo bầu đất nhỏ xong ta nên tiến hành buộc bầu cẩn thận để tránh vỡ bầu. Kim sa tùng phát triển trong tự nhiên có chi cành thường rất đẹp nên anh em thường tiếc không cắt bỏ, điều này rất sai lầm vì cây sẽ bị đuối và chết dần, khi khai thác cây ta nên để lại thật ít lá hoặc là không có lá.

Sau khi khai thác và mang cây về trồng vào chậu thì ta nên trộn cát sông và một ít tro trấu, che mát cho cây bằng lưới che lan.

Lưu ý: Khi che mát cho cây nhưng phải có ánh nắng nhẹ để có thể cây quang hợp, nếu thiếu ánh nắng mầm cây sẽ phát triển rất yếu và ta khi đưa ra nắng thì cây dễ bị chết. Sau khoảng 1 tháng mầm sẽ phát triển rất mạnh, lúc này ta đưa cây ra nắng dần, trong vòng 6 tháng thì cây sẽ phát triển rất tốt.

Một vấn đề tối quan trọng mà chúng ta thường hay gặp là khi cây đang phát triển tốt tự nhiên bị lì và bỏ chi dần rồi chết, lí do là chất trồng không phù hợp. Vậy phải khắc phục thế nào? Sau 6 tháng ươm cát nên thay chất trồng mới bằng sỏi hạt nhỏ trộn xơ dừa thì sẽ khắc phục được điều này.

Thực ra thời gian 6 tháng chỉ có giá trị tương đối, khi nào cây chững lại ít phát triển là thay chất trồng mới được rồi, lúc này nếu nắm cổ nhổ lên anh em sẽ thấy rễ non rất nhiều nhưng không mọc dài, lý do là nhiều đất cát quá bí rễ không phát triển nổi.

Khi thay qua sỏi hạt nhỏ anh em sẽ thấy sự thay đổi bất ngờ, cây phát triển tốt rõ rệt, lúc này ta nên bón nhiều phân cho nó, sa tùng rất thích phân hữu cơ như phân bò hoai, dyamic,…

Cây kim sa tùng chỉ khó ở giai đoạn đầu mới khai thác, nhưng nếu cây đã vượt qua được giai đoạn này rùi thì vật cũng không chết nổi, nhổ lên thay chậu cũng không sao cả. Kim sa tùng là loài cây ưa nước và nắng, nên để cây nơi nắng nhiều nhất có thể, tưới nước nhiều.

Sa tùng rất dễ tính, tại Việt Nam nó có thể phát triển cả miền Bắc, Trung, Nam. Sa tùng chịu lạnh rất tốt. Khi uốn tỉa nên làm lúc cành còn nhỏ vì để to sẽ rất giòn, uốn nhẹ nhàng.

Đối với những cành non cắt hết lá trên 1 cành thì nó vẫn nảy mầm mạnh, chỉ có những cành già mà ta cắt hết lá thì nó dễ bỏ chi.

Một bí kíp nhỏ nữa là sa tùng mới đánh về ta quấn vải quanh gốc giữa ẩm gốc sẽ tăng khả năng sống, trong quá trình nuôi cây cũng nên quấn vải,nhờ ẩm ướt rễ sẽ ra rất mạnh quanh gốc giúp cải thiện bộ rễ.

Một chút kiến thưc mong anh em đóng góp thêm ý kiến cho chúng tôi bên dưới.

Tham khảo bài cách chăm sóc cây kim sa tùng 3,4 tháng https://www.bonsaiart.vn/cham-soc-cay/cham-soc-cay-kim-sa-tung-sau-khi-mua-cay-da-len-chau-duoc-3-4-thang

Cây Kim Sa Tùng – Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc

Kim sa tùng là cây gì?

Cây Kim Sa Tùng là loài thực vật thân gỗ dạng bụi sống lâu năm. Có chiều cao tầm khoảng 0.5 đến 2m. Cây được nhiều người ưa thích bởi thân dáng gồ ghề, nhiều cành và dễ tạo dáng. Được trồng khá phổ biến ở các nước ở Châu Âu như Ấn Độ, Việt Nam, Mianma, Lào và campuchia. Ở Việt nam loại cây này mọc tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Trung.

Thông tin cây Kim Sa Tùng?

Tên gọi khác: Chổi xuể, Thanh Hao, Chi Tuyết Tùng

Tên gọi tiếng anh: Beackea Frutescens

Hương thơm của Kim Sa Tùng được đánh giá là rất thơm, có thể giúp thư giãn đầu óc và còn có thể đuổi muỗi.

Tuy sống ở điều kiện cận nhiệt nhưng cây lại có khả năng chịu hạn và chịu lạnh rất giỏi. Nhờ những chiếc lá tiến hóa dần thành dạng kim đã giúp cho cây có sức sống mãnh liệt đến vậy.

Ở nước ta, hầu như nơi đâu cũng đều có sự góp mặt của cây Sa Tùng. Nhờ vào vẻ ngoài của mình mà cây được chọn trồng cảnh quan, cắt tỉa và tạo dáng rất đẹp.

Đặc điểm của Kim Sa Tùng

Cây Kim Sa Tùng là cây thân gỗ, gốc cây khá lớn và rất gồ ghề. Cây có rất nhiều cành, mỗi cành lớn lại có vô số cành nhỏ và trên đó là hàng ngàn chiếc lá.

Lá của cây là dạng lá kép lông chim lẻ. Mỗi chiếc lá sẽ có từ 2 – 3 đôi lá chét mọc đối nhau, 1 chét lá sẽ mọc ở đỉnh. Chét lá của cây nhỏ, hình dáng như những chiếc kim với chiều dài tối đa chỉ tầm 2 – 3cm. Nhìn sơ thôi sẽ rất giống với lá cây thông.

Ý nghĩa cây Kim Sa Tùng

Với khả năng sinh tồn tuyệt vời của mình, cây Kim Sa Tùng đại diện cho khả năng chống lại mọi khó khăn để sinh trưởng và phát triển.

Chính vì điều này mà cây Sa Tùng mang đến ý nghĩa về sự thuận lợi, hanh thông trên con đường sự nghiệp.

Điều này lý giải cho việc tại sao mà rất nhiều người lại chọn cây Kim Sa Tùng để trồng trong nhà, công ty và văn phòng đến như vậy.

Cách trồng Kim Sa Tùng bằng phôi

Chọn phôi cây

Chọn phôi cây sao cho có đủ cành và lá. Chiều cao của phôi đạt chuẩn là từ 20 – 30cm.

Khi lấy phôi cây, nên dùng xẻng để bứng sao cho giữ nguyên được bộ rễ của cây.

Cắt tỉa bớt nhánh nhỏ và lá sát phần gốc cây.

Cách trồng phôi cây Kim Sa Tùng

Xử lý đất trước khi trồng:

Trộn đất và xơ dừa theo tỉ lệ 1:1.

Trộn thêm một ít cát, phân chuồng hoặc phân hữu cơ và mùn than.

Không nên để đất quá ướt hoặc quá khô.

Chọn chậu: Có thể dùng được mọi loại chậu với điều kiện chậu thoát nước tốt.

Tiến hành trồng:

Cho một lớp đất vào chậu, độ dày tầm 5 – 8cm.

Cho phôi cây vào chậu.

Giữ cố định phôi cây rồi cho đất vào xung quanh chậu để cố định gốc cây.

Nhấn nhẹ phần đất quanh gốc.

Tưới nước cho chậu cây:

Sử dụng nước có hòa với thuốc kích thích rễ để tưới cho cây. Tưới đẫm nước ở phần gốc, sau đó vỗ nhẹ vào thành chậu để nước thấm nhanh xuống đất hơn và giữ chặt được gốc cây.

Dùng xơ dừa phủ lên hết phần mặt chậu và gốc cây, ép chặt để giữ ẩm cho cây.

Phun sương thuốc kích rễ pha loãng cho toàn bộ cây, từ gốc cho đến ngọn.

Thay nước tưới hàng ngày bằng thuốc kích rễ trong suốt 2 – 3 tuần đầu khi trồng cây.

Tưới sương 2 – 3 lần/ngày trong 2 – 3 tuần đầu.

Đặt chậu cây ra nơi có nắng để cây phát triển tốt.

Cách chăm sóc cây kim sa tùng

Thể loại Kim Sa Tùng này khá ưa ẩm vì thế cách chăm sóc cũng khá là tốn thời gian. Cụ thể như sau:

Đất trồng: Chọn đất phù hợp với đặc tính của loại cây này, tuỳ thuộc vào kích cỡ của cây.

Nước: Vì lý do thuộc loại cây ưa ẩm, vì thế không nên tưới nước quá nhiều, lượng nước vừa phải không quá nhiều. Dùng dụng cụ để phun sương không nên tưới trực tiếp nước vào cây, ngày từ 1 đến 2 lần.

Ánh sáng: Kim Sa tùng thích bóng râm, vì thế không nên phơi nắng hoặc để tiếp xúc trực tiếp với nắng quá lâu.

Nhiệt độ: Vừa phải, không quá nóng, cũng không quá lạnh. Đặc biệt cây khá thích và có thể sinh trưởng tốt ở những nơi khô thoáng và mát

Để ý các mầm bệnh thường xuyên cắt tỉa lá tránh trường hợp bị rệp trắng. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh mốc ở rễ.

Chăm sóc trong vòng 3 tháng và bắt đầu thay chậu to hơn để cây có thêm không gian để phát triển thêm.

Tác dụng của cây Kim Sà Tùng

Không chỉ mang lại tính chất về phong thỷ và về ý nghĩa, cây Kim Sà Tùng còn có khá nhiều tác dụng giúp ích y học chữa khá nhiều bệnh như:

Phong Thấp

Chữa đau nhức xương khớp

Đau dạ dày

Có nên trồng cây Kim Sa Tùng ở trong nhà không?

Cây Kim Sa Tùng là loài cây ưa nắng nên chắc chắn là trồng cây trong nhà sẽ không phù hợp.

Những vị trí trồng cây tốt nhất là ngay tại sân nhà hoặc sân vườn, cổng hoặc có thể trồng ở ban công.

Chú ý là không nên trồng cây ở vị trí im mát, dưới bóng râm nha.

Hình ảnh cây Kim Sa Tùng

~ Quá Trình Khai Thác Bonsai Sam Núi, Bonsai Hải Châu, Bonsai Nghệ Thuật, Cây Cảnh

Cây phải có ba tầng, năm nhánh, bốn đoạn – ba tầng và ngọn. Cây phải tuân theo luật âm dương. Phần gốc là đoạn một của cây, phải hướng âm [đầu ngã vô, gốc lồi ra], đến đoạn bốn phải trở về dương. Khi đã có đủ âm dương thì phần ngọn phải quay về gốc, tức qui căn.

Một bộ kiểng phải có ba cây [chỉ lấy số lẻ, không lấy số chẵn], cây giữa theo thế trực, hai cây còn lại theo thế nghiêng để tượng trưng cho Tam Thanh. Nếu không ráp thành bộ được thì gọi là Độc Chiết [một hay nhiều cây xếp thành hàng ngang]. Nguyên tắc sửa cành nhánh – Lấy hình tam giác làm chuẩn để sửa nhánh, có hai cách: [1] Chiết chi hay hô văn [chú trọng việc chiết uốn từng nhánh nhỏ]; [2] Tam thanh: chia ba hình tròn, nhập lại thành một tầng để tạo hình tam giác. Về giá trị thẩm mỹ của cây kiểng, một cây kiểng đẹp theo phong cách xưa phải là cây cổ thụ, có giá trị thẩm mỹ qua bốn phần: hình, thế, chi và diệp.

Binh Bonsai chia sẻ:

Người xưa thường nói: ” Vua chơi lan, quan chơi trà ” có nghĩa là: Bậc vua chúa mới dám chơi hoa lan, còn hàng quan lại thì chỉ chơi hoa trà thôi. Lan là loại hoa vương giả, đẹp đến mê hồn và không ở đâu có sự kết hợp hài hòa giữa cái đẹp trong tự nhiên và bản tính hướng thiện của người đời như giới chơi lan…

Lan được người chơi chia làm hai dòng chính là Địa lan và Phong lan. Trong đó, Phong lan lại có hai nhánh là bản địa [Việt Nam] và Catlan [phiên âm qua tiếng Hán của lan Cattleya] được du nhập vào Việt Nam. Catlan tuy hơn hẳn lan bản địa vì nhiều màu sắc nhưng thực sự không thể so sánh được về mùi hương. Bởi lan bản địa là lan vừa có hương vừa có sắc, hương thì ngọt ngào quyến rũ, sắc thanh tao ấn tượng. Kỳ công có một không hai Trong vườn có rất nhiều loại lan khác nhau như: Tam bảo sắc; Thiết bảo sắc; Tiểu kiều; Đại kiều; Hoàng thảo; Phi điệp; Công phi tiên; Vảy rồng, Đuôi chồn; Đuôi cáo; Bắp ngô; Thanh mạc; Tiểu mạc; Thanh ngọc; Cẩm tố; Mạc biên; Thanh trường; Thanh đoản; Hoàng vũ; Trần mộng – Yên tử… Nghề chơi lan đòi hỏi nhiều kỳ công. Người chơi lan miền Bắc chủ yếu chú trọng sưu tầm lan Việt. Họ thưởng hoa theo lối truyền thống tao nhã và luôn tôn trọng niêm luật khắt khe đã đề ra. Với họ, màng hoa, giò hoa, thân lá phải được chau chuốt đến chỉn chu, tỉ mẩn để bất cứ giò lan nào cũng là một tác phẩm nghệ thuật. Qúy và sang trọng hơn tất cả vẫn là Lan hài Đỏ, lan Ngọc điệp [chuỗi ngọc] – dân gian hay gọi là Ngọc điểm; Đái châu [Đái có nghĩa là chuỗi, Đái châu: Chuỗi ngọc]; Đuôi chồn…. Loài hoa này có nguồn gốc từ rừng sâu nhiệt đới và hoa của nó có màu rực rỡ, hay nở đúng dịp xuân về. Mỗi giò Ngọc Điệp thường có từ ba đến bốn ngọn, nếu giò nào có tới mười ngọn là cực hiếm, bởi số hoa sẽ tương ứng với số ngọn. Nguồn: https://bonsai.binhart.com

Binh Bonsai chia sẻ:

Kỹ Thuật Trồng Và Khai Thác Cây Quế

Cây quế trong rừng tự nhiên thường mọc hỗn giao với nhiều cây lá rộng như re, sau sau, kháo, nhội, mỡ, bồ đề, săng lẻ, bứa… Lúc còn nhỏ cây quế cần có che bóng thích hợp mới sinh trưởng phát triển tốt được, nhưng lớn lên là cây ưa sáng hoàn toàn.

Những cây quế trong rừng có đủ ánh sáng đều cho vỏ dày nhiều dầu, năng suất vỏ cao và chất lượng vỏ tốt. Cây quế trồng sau 8-10 năm thì bắt đầu ra hoa kết quả, quế ra hoa vào tháng 4, 5 và chín vào tháng 1, 2 có thể thu hái hạt chín trên cây, hoặc thu nhặt quả chín rơi rụng quanh gốc cây mẹ. Hạt quế là loại hạt có dầu, khi bảo quản nếu gặp nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, ánh sáng mạnh, thì hạt sẽ bị chảy dầu và mất khả năng nảy mầm. Trong tự nhiên sự phát tán của hạt quế có thể nhờ chim, động vật ăn quả và thải hạt ra qua đường phân, có thể tái sinh ngay gốc cây mẹ, cũng có thể phát tán theo dòng nước chảy hoặc do chính con người đem hạt quế đi các nơi khác để trồng.

Quế cũng có khả năng sinh sản vô tính bằng chiết cành dâm hom, nhưng trong nhân dân khả năng tạo giống bằng chiết cành, giâm hom còn ít được sử dụng do tỷ lệ cây hom ra rễ còn thấp và giá thành cao.

Những cây quế trên 15 tuổi, bắt đầu sinh trưởng ổn định, cho nhiều quả và chất lượng hạt giống ổn định về di truyền, chu kỳ sai quả thường 2 đến 3 năm một lần, nên chọn những cây sinh trưởng và phát triển tốt, tán rộng, cân đối, không bị sâu bệnh và nhất là hàm lượng tinh dầu trong vỏ cao để làm cây lấy giống. Vấn đề chọn giống và gây trồng rừng quế là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Quế mỗi năm có hai mùa sinh trưởng, mùa sinh trưởng chính vào các tháng 2, 3, 4 và mùa sinh trưởng phụ vào các tháng 8, 9. Vào mùa sinh trưởng tr­ớc khi xuất hiện chồi lá non, lượng nước và tinh dầu trong vỏ quế đều tăng lên, vỏ mầm dễ bóc ra khỏi thân, vì vậy đây cũng là mùa khai thác vỏ quế.

Gieo ươm:

Đồng bào Dao, Mường, Thái x­a kia khi yêu cầu giống quế không nhiều, họ chỉ cần đào, bứng các cây con tái sinh trong rừng đem về trồng, về sau do yêu cầu cây giống ngày một nhiều lên, con người đã biết lợi dụng quy luật tái sinh tự nhiên bằng cách xúc tiến tái sinh cây giống ngay dưới gốc cây mẹ và nhờ đó đã tạo đ­ợc nhiều cây con hơn. Những nơi nhân dân gây trồng quế nhiều, nhất thiết phải thiết lập vườn ươm với quy mô từ nhỏ đến lớn để gieo ươm cây giống cho trồng rừng một bản, một xã hay cả một vùng theo quy hoạch.

Gieo ươm quế cũng như nhiều loại cây rừng khác, phải chọn đất thích hợp, phải có dàn che và điều chỉnh ánh sáng, bón phân, thường xuyên chăm sóc cây khi cây còn nhỏ. Hiện nay áp dụng kỹ thuật ươm quế có bầu đã đem lại hiệu quả cao, cây giống sau một năm ở vườn thường đạt được chiều cao bình quân 30cm, có 10-14 lá, đường kính cổ rễ từ 0,5-0,7cm.

Gây trồng:

Trồng quế là một phong tục tốt và lâu đời của đồng bào các dân tộc Dao, Mường, Thái, Ca Toong, Boo ở nước ta. Các vườn quế được coi là tài sản quý giá của ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu, chia rẫy cho con để trồng quế chuẩn bị xây dựng gia đình riêng, trồng quế nhân dịp năm mới… đều là những tập quán tốt. Một năm có hai mùa trồng quế, mùa xuân vào các tháng 2, 3 và mùa thu vào các tháng 8, 9. Tùy vào thời tiết từng vùng, đồng bào Yên Bái tập trung trồng quế vào các tháng đầu xuân, các tỉnh miền Trung thì trồng vào vụ thu khi đã có mưa nhiều, đất ẩm, thời tiết dịu và tránh được gió nóng vào mùa hè.

Quế được gây trồng trong vườn hộ gia đình, xung quanh làng bản trong các công sở, trường học, quế cũng được gây trồng nên trên các nương rẫy, đồi núi tạo nên các vùng tập trung có diện tích lớn hơn đặc biệt trồng quế trên nương rẫy theo phương thức nông lâm kết hợp, có thể lấy cây ngắn ngày nuôi cây dài ngày.

Mật độ trồng quế phụ thuộc vào cường độ và mục đích kinh doanh, ở những nơi có cường độ kinh doanh cao, có thể tận thu hết sản phẩm mật độ trồng có khi đạt đến 10.000 cây/ha, trái lại những nơi có cường độ kinh doanh thấp, mật độ trồng khoảng 1000-2000 cây/ha.

2. Khai thác vỏ quế

Trên một cây quế có thể khai thác tất cả vỏ một lần và chặt cây, hoặc cũng có thể khai thác vỏ nhiều lần trong nhiều năm trên một cây. Khi khai thác một bộ phận vỏ quế trên một cây về một phía, cây quế không chết mà có xu hướng sinh trưởng ra vỏ mới để liền những phần vỏ đã bị bóc vỏ. Khai thác nhiều lần trên một cây là bóc đi 1/4 thậm chí là 1/2 vỏ quế về một phía, sau đó tiếp tục nuôi cây cho các lần bóc sau đó. Phương thức khai thác này thường chỉ áp dụng cho các cây quế quý hiếm và yêu cầu sản phẩm vỏ quế không nhiều.

Trong thực tế, do yêu cầu cùng một lúc phải có nhiều sản phẩm nên thường áp dụng các phương thức khai thác hết tất cả vỏ cây của toàn bộ cây trong một mùa khai thác (khai thác trắng), ưu điểm là thu được nhiều sản phẩm và dễ áp dụng. Ngoài ra còn có phương thức khai thác các cây có đường kính đã định trước (khai thác chọn) phương thức này thu được sản phẩm theo ý muốn, nhưng khó bố trí khai thác, chu kỳ kinh doanh dài. ở nước ta có 2 mùa khai thác vỏ quế, vào mùa xuân thời tiết ít mưa, nắng ấm kéo dài rất thích hợp cho khai thác và chế biến vỏ quế. Mùa thu, thường có mưa nhiều, thời tiết âm u rất rễ cho vỏ bị mốc, bị mục ải.

Tuy nhiên nhân dân cho biết vỏ quế thu hoạch vụ thu có hàm lượng tinh dầu nhiều hơn vỏ quế khai thác vụ xuân, khai thác đúng mùa thì vỏ dễ dàng bóc ra khỏi thân cây, vỏ không bị gãy, bị vỡ, bị sát lòng hay bị dính vào thân. Trong một khu rừng khi bóc thử một số cây thấy dễ bóc thì nhìn chung cả khu rừng có thể khai thác vỏ được, kỹ thuật khai thác vỏ quế thường qua các bước sau đây:

– Chuẩn bị rừng khai thác, bóc thử một vài cây để xác định thời điểm khai thác.

– Dùng dụng cụ bóc vỏ để bóc một khoanh vỏ quanh thân sát gốc có chiều dài từ 40-60cm.

– Chặt ngã cây.

– Dùng dao bóc vỏ để bóc vỏ ra khỏi thân cây theo quy cách đã xác định.

Trong khi bóc vỏ ra khỏi thân cây, cần chú ý để có nhiều khoanh vỏ đẹp, hợp quy cách các loại sản phẩm ngay từ lúc cắt khoanh, để các thanh vỏ quế thẳng, đều, không bị mắt chế, không bị thủng lỗ. Khi lột vỏ ra khỏi thân cây cần nhẹ nhàng, không để lòng thanh quế bị xây xát hai đầu thành không bị nứt ran, cũng có thể lau sạch thanh quế, lau khô nước lòng thanh quế trước khi đem ủ để tránh mốc.

Chăm Sóc Khai Thác Dừa Nước Nam Bộ

Cây dừa nước (Nypa fruticans, Arecacae) là thành phần quan trọng của đa dạng sinh học vùng ngập mặn nước ta.

Khai thác dừa nước là một truyền thống lâu đời ở Đông Nam Á khi mà một bộ phận khá lớn cư dân các vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương lấy nước dừa làm nguồn thu nhập chính. Ở Philippines, 93% cồn và rượu được sản xuất chủ yếu từ dừa nước trong năm 1910, sản lượng lúc đó đã lên đến 90.000 lít (Gibbs, 1911). Giấm dừa nước là nguyên liệu tuyệt vời chế biến các món ăn hấp dẫn nơi các nhà hàng Thái Lan và Philippines. Ở Malaysia, đường dừa nước có vị thơm ngon là một mặt hàng xuất khẩu. Ở nước ta, nông dân ngày nay mới chỉ sử dụng trái để ăn và lá để lợp nhà hay làm củi, không mấy ai biết đến kỹ thuật rút nhựa dừa nước từ cuống hoa để nấu đường, ủ rượu, làm bia, lên men giấm, chưng cất cồn và một loạt sản phẩm có giá trị khác.

Rừng dừa nước Nam bộ

Chính đây là nguồn thu nhập có hiệu quả nhất của dừa nước. Sản lượng đường dừa nước trung bình 20,3 tấn/ha (Kiew, 1989) so với đường mía trong khoảng từ 5 đến 15 tấn/ha (Khieu, 1995). Hamilton và Murphy (1988) so sánh 5 nguồn cung cấp năng lượng thực vật, tính trên sản lượng cồn cất được, gồm khoai lang đạt mức 6.750 đến 18.000 lít/ha, dừa nước 6.848 đến 15.600 lít/ha, dừa 5.000 lít/ha, sắn (khoai mì) 3.240 đến 6.700 lít/ha và mía 3.350 đến 6.700 lít/ha, đã nhấn mạnh rằng dừa nước là nguồn cung cấp năng lượng thực vật tốt nhất, xét cả về mặt sản lượng và quản trị khai thác.

Cây dừa nước mọc thành đám. Lá và hoa đâm lên từ thân ngầm dạng củ (rhizome) nên chiều cao các rừng dừa nước khá đồng nhất, ít khi vượt quá 4 mét. Chiều cao này rất lý tưởng để thiết lập các vùng đệm canh phòng và chống cháy giữa các rừng sác hoặc rừng tràm như ở Cần Giờ, U Minh Thượng và U Minh Hạ. Phải đến năm thứ 4 hoặc thứ 5 cây mới đơm hoa cho trái. Thời gian này sẽ kéo dài cho đến năm thứ 55 trở lên, nghĩa là mỗi cây dừa nước có thể khai thác liên tục trên 50 năm (Magalon, 1930). Các bông dừa nước ở Nam bộ và Nam Trung bộ đâm lên rất mạnh, nằm trên đầu một cuống hoa dài từ 1,2 đến 1,6 mét tính từ mặt đất.

Cây dừa nước mạnh khỏe cho hoa quanh năm, có thể đạt đến 26 bông mỗi cây một năm (Kiew, 1989). Để lấy nhựa dừa nước, người ta chọn 2 bông thật tốt trên mỗi cây rồi làm dập cuống hoa cho nhựa rỉ ra, chảy vào đồ hứng treo sẵn trên cây. Mỗi ngày hai lần, người ta dùng dao sạch cắt bỏ một lát mỏng 2mm trên đầu cuống để nhựa cây chảy ra liên tục, bằng cách này các bông dừa luân phiên cho nhựa quanh năm và người lao động không gặp phải cảnh nông nhàn kéo dài.

Trái dừa nước Nypa fruticans

Trên thực tế, nhựa dừa nước rỉ ra nhiều hay ít, thời gian thu nhựa của mỗi cuống dài hay ngắn, tùy thuộc rất lớn vào kỹ thuật làm dập cuống hoa và thời gian kéo dài các biện pháp cơ học xử lý từng cuống để chuẩn bị cho thời kỳ khai thác, chủ yếu là uốn cong nhiều lần cho sau này dòng nhựa dễ chảy và chảy nhiều lên ngọn. Với các cây không được xử lý, lượng nhựa hàng ngày không mấy khi đạt được 150ml, nhưng với các cây xử lý đúng cách, lượng nhựa có thể lên đến 1.800ml/ngày với hàm lượng đường ổn định trong khoảng 12%.

Phục hồi rừng dừa nước ở nước ta như một nhu cầu cân bằng sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học là việc làm cần thiết. Việc này chỉ có thể làm được khi đặt cây dừa nước thành đối tượng khai thác kinh tế có hiệu quả, đồng thời quy hoạch các rừng dừa nước như nguồn dự trữ năng lượng thực vật -đường ăn, cồn và củi- cho hiện tại và tương lai.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cao Su ( Bón Phân Và Khai Thác )

CHĂM SÓC VƯỜN CÂY KINH DOANH

1. Làm cỏ hàng và cỏ giữa hàng

– Làm cỏ hàng: Làm sạch cỏ cách cây cao su mỗi bên 1m, b?ng th? công ho?c thu?c di?t c?, đối với đất dốc chỉ làm cỏ bồn 1m còn lại phát cỏ như cỏ hàng.

-Làm cỏ giữa hàng: Phát sạch cỏ giữa hàng cao su, nơi đất dốc phải giữ lại thảm cỏ dày 10 – 15 cm để chống xói mòn. Không được cày giữa các hàng cao su.

2. Bón phân cho vườn cây khai thác

Số lần bón phân vô cơ: 2 lần/năm

Bón lần thứ nhất vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) khi đất đủ ẩm, bón 2/3 lượng phân.

Bón lần thứ hai vào thời điểm cuối mùa mưa (tháng 10) bón 1/3 lượng phân còn lại.

Cách bón: Trộn kỹ các lọai phân, chia, rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1-1,5m giữa hai hàng cao su.

Bổ sung phân hữu cơ: bón 1 lần, từ 3-5 tấn phân chuồng cho 1 ha hằng năm vào đầu mùa mưa hoặc bón 1-1,5kg/hố (tùy dạng đất) phân hữu cơ vi sinh Komix.

Bảng 3 : Lượng phân vô cơ sử dụng cho vườn cao su khai thác

(Đơn vị tính: kg/ha/năm)

Đối với đất dốc 15% thì nên bón vào hệ thống hố giữ màu, lấp kín, vùi phân bằng cỏ mục, lá&

Ngoài sử dụng phân bón vô cơ trên có thể sử dụng phân Komix chuyên dùng cho cao su khai thác (5-5-5) (theo bảng 4) hay bón kết hợp phân Komix với phân hóa học (theo bảng 5)

Bảng 4: Qui trình bón phân Komix cho cao su khai thác mủ

Bảng 5: Qui trình bón phân Komix kết hợp với phân hoá học cho cao su khai thác

QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC VƯỜN CAO SU KINH DOANH

Hiện nay chu kỳ khai thác mủ cây Cao su rút xuống còn 20 năm, nhờ có giống mới tiến bộ và áp dụng Khoa học kỹ thuật nên cho năng suất cao, sản lượng vẫn đạt 35-40 tấn/ha.

Khi hết thời kỳ đầu tư KTCB nếu vườn cây có 70% số cây đạt vanh thân ở vị trí cách mặt đất 1 m đạt 50 cm trở lên, vỏ cạo dày hơn 6 mm thì đưa vào khai thác lấy mủ, số cây còn lại mở bổ sung vào năm sau.

Vườn cao su khai thác chia làm ba nhóm cây

Cây tơ/ nhóm I: Từ năm cạo thứ nhất đến năm cạo thứ 10.

Cây trung niên / Nhóm II: Từ năm cạo thứ 11 đến năm cạo thứ 17.

Cây già/ Nhóm III: Từ năm cạo thứ 18 đến năm cạo thứ 20.

1. Thiết kế miệng cạo

Cây mới mở cạo có miệng tiền cách chân voi 1.3m, cạo ngược sẽ bắt đầu từ độ cao 1,3 m cách chân voi.

Độ dốc miệng cạo so với trục ngang từ 30o – 34o.

+ Cây nhóm I: 34o

+ Cây nhóm II: 32o

+ Cây nhóm III: 30o

Miệng tiền được mở đồng loạt một hướng trong lô

Dùng thước dây chia cây làm 2 phần bằng nhau,

Đường thước chia cây miệng liền có đánh 3 dấu: Nơi mở miệng, đóng máng và cột kiềng.

Dùng rập lấy vị trí miệng tiền làm chuẩn, kẻ 4 rập trong năm, để khống chế mức đo hao dăm (mỗi rập 3,5 cm cho 1 quí cạo).

2. Thời vụ cạo

Mở miệng cạo vào tháng 3-4 và tháng 10-11 trong năm.

Nghỉ cạo vào mùa rụng lá tháng 1-2; ngưng cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim và tiến hành cạo lại khi cây đã có tán lá ổn định.

3. Chia phần cây cạo

Số cây trên phần cạo được qui định tùy vào địa hình, mậït độ cây cạo, tuổi cây cạo tình trạng vỏ cạo và chế độ cạo.

Chia từ 200 – 500 cây cạo/phần cạo.

Mỗi phần cạo phải được đánh dấu phân chia rõ ràng.

4.Quản lý độ hao dăm, độ sâu cạo mủ, chế độ cạo và cường độ cạo

– Độ sâu cạo mủ: Cạo sâu cách tượng tầng từ 1-1,3 mm là cho mủ tốt, cạo cách tượng tầng hơn 1,3mm là cạo cạn, ít mũ, cạo sâu cách tượng tầng dưới 1mm là cạo sát, cạo chạm gỗ là cạo phạm. Cạo sát, cạo phạm dễ làm khô miệng cạo và khó tái sinh vỏ.

– Lượng hao dăm

Cạo xuôi hao dăm từ 1,1 – 1,5 mm/lần cạo (hao dăm tối đa 16 cm/năm) đối với nhịp độ cạo D3 và hao dăm 20cm đối với nhịp độ cạo D2

Cạo ngược hao dăm từ 1,5 -2 mm/lần cạo (hao dăm tối đa 3cm /tháng).

Khuyến cáo: S/2 d/3 6d/7. (Cạo 1/2 miệng cạo, 3 ngày cạo một lần, 1 tuần cạo 2 lần, nghỉ ngày chủ nhật)

Không khuyến cáo chế độ cạo d/2 (2 ngày cạo một lần) kể cả các dòng vô tính GT1, RRIM 600, và các dòng RRIV chỉ nên kết hợp sử dụng thuốc kích thích để đảm bảo năng suất, tiết kiệm được công lao động và lớp vỏ cạo kinh tế.

– Tiêu chuẩn đường cạo: Đường cạo phải đúng độ dốc, có lòng máng, vuông viền, vuông hậu, không lệch miệng, không lượn sóng, không vượt ranh, vượt tuyến.

– Giờ cạo mủ: Tùy theo thời tiết trong năm, cạo càng sớm càng tốt. Khi nhìn thấy rõ đường cạo, mùa mưa khi cây khô ráo mới bắt đầu cạo.

– Giờ trút mủ: Trút mủ từ 10 – 11 giờ trưa, tùy giống gặp trời chuyển mưa có thể trút mủ sớm hơn.

5. Kỹ thuật cạo

Mở miệng cạo: Sau khi định hướng vị trí miệng tiềng trong lô, dùng thướng, móc, rạch để phân ranh tiền, hậu, đánh dấu đóng máng, cột kiềng.

Dùng rập (cờ): đánh dấu miệng cạo chuẩn, vạch đường chia hao dăm quý. Mở mương tiền (trên lớn dưới nhỏ) để dẫn mủ.

Thiết kế xong, tiến hành cột kiềng, đóng máng và cạo xả 3 nhát:

+ Nhát 1: nhát cạo chuẩn (theo đường rập).

+ Nhát 2: Cạo vạt nêm tạo độ nghiêng miệng cạo.

+ Nhát 3: Cạo hoàn chỉnh (cạo áp má dao) lấy độ đúng độ sâu cạo mủ.

5.1. Kỹ thuật cơ bản cạo miệng xuôi

a. Cách cầm dao cạo

– Miệng cạo ngang tầm người trở xuống

Tay phải: cho cán dao thúc vào lòng bàn tay, cầm cả 5 ngóm sao cho 3 ngón út, ngón nhẫn và giữa ôm sát vào cán dao, ngón trỏ áp sát má dao bên phải.

Tay trái: cầm phiá ngoài tay phải, cầm cả 5 ngón sao cho ngón trỏ áp sát sống dao bên trái, song song với thân dao.

– Miệng cạo cao hơn tầm người

Tay phải: Cầm giống như cách tầm ngang người trở xuống.

Tay Trái: Đặt thân dao vào lòng bàn tay, 5 ngón tay đặt lên phía sống dao, các ngón tay hơi cong.

b. Tư thế đứng và dịch chuyển

– Miệng cạo ở tầm vừa và cao

Đứng cách thân cây 1 khoảng nhìn thấy được ranh hậu, 2 chân đặt song song với nhau chân trái trước, chân phải sau. Đặt dao ở miệng hậu, lấy góc hậu sau đó dịch chân trái sau chân phải đồng thời tay kéo dao cạo theo bước chân đến góc tiền, lấy vuông tiền bằng cách nâng 2 tay cùng lúc.

– Miệng cạo ở tư thế thấp (Cúi khom người)

Cách chuyển động ngược với tư thế trên, chân trái chân trái chuyển phiá sau chân phải trước, cúi khom người để dao chuyển động nhịp nhàng, không bị cạo phạm.

5.2. Kỹ thuật cơ bản cạo miệng ngược

Hiện nay chế độ cạo miệng ngược được áp dụng rộng rãi ở nước ta và các nước trồng cao su trên thế giới, chế độ cạo này áp dụng cho các vườn cây có tuổi cại cạo từ năm thứ 11 trở lên (hoặc một số vườn không thực hiện được cạo xuôi). Tuỳ theo tuôi cạo để có chế độ cạo ngược, do khác nhau về chiều dài miệng cạo, số miệng cạo. nhịp độ cạo& dao cạo để kiểm soát độ hao dăm, độ dốc miệng cạo (cạo ngược có kiểm soát và cạo ngược không có kiểm soát)

– Đặc điểm của vườn cạo ngược:

+ Đã cạo xong lớp vỏ tái sinh

+ Qua 10 năm mặt cạo xuôi

+ Mặt cạo xuôi có triệu chứng khô mủ

+ Vỏ tái sinh mặt cạo xuôi quá kém (Bị cạo phạm, U quá nhiều&)

+ Vỏ tái sinh quá mỏng&

a. Cách cầm dao

Tay cầm dao theo kiểu cạo xuôi, lưu ý cạo ngược lưỡi dao là má dao, dùng lực đẩy dăm, dăm cạo dài càng tốt, nâng tay để hất dăm ra ngoài để tránh mủ chảy leo ra ngoài.

b. Tư thế dịch chuyển

Chân trái bước phía trong, chân phải vòng ra ngoài, phải bước xéo chân, thì ta mới đủ lực đẩy dao đến ranh hậu.

6. Kỹ thuật bôi thuốc kích thích

– Bôi kích thích trước nhát cạo kế tiếp 24 – 48 giờ

– Không bôi khi cây còn ướt.

– Không bôi trong mùa khô, mùa rụng lá

6.1. Phương pháp bôi trên vỏ tái sinh

Sau khi khuấy đều chất kích thích, dùng cọ bôi 1 lớp mỏng trên lớp vỏ tái sinh tiếp giáp miệng cạo, bôi thuốc trên băng rộng 1,5 cm. (Áp dụng cho miệng cạo xuôi)

6.2. Phương pháp bôi trên miệng cạo không bóc mủ dây

Sau khi khuấy đều chất kích thích, dùng cọ bôi một lớp mỏng, đều ngay trên miệng cạo (Áp dụng cho miệng cạo ngược)

Cập nhật thông tin chi tiết về Khai Thác Và Chăm Sóc Cây Kim Sa Tùng Bonsai trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!