Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Việc Cấp Phép Sản Xuất Phân Bón Vô Cơ, Phân Bón Hữu Cơ Và Phân Bón Khác được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(Nguồn: moit) Ngày 30 tháng 8 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BCT quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.
Theo đó, Thông tư đã hướng dẫn thực hiện điều kiện sản xuất phân bón vô cơ; hướng dẫn việc cấp phép phân bón vô cơ, cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác; điều kiện kinh doanh phân bón vô cơ; giấy tờ, tài liệu xuất khẩu, nhập khẩu phân bón vô cơ; Quy định cụ thể mẫu đơn, giấy tờ, tài liệu đáp ứng đủ điều kiện sản xuất phân bón vô cơ; mẫu đơn và mẫu Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh; công bố hợp quy đối với phân bón vô cơ sản xuất, nhập khẩu, tổng hợp và công bố danh sách phân bón vô cơ đã công bố hợp quy; chỉ định, quản lý hoạt động của các phòng thử nghiệm, chứng nhận, giám định phân bón vô cơ; trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ; Các hoạt động quá cảnh, kinh doanh chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phân bón vô cơ thực hiện theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Các điều kiện sản xuất phân bón vô cơ quy định diện tích mặt bằng, nhà xưởng, kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón phải phù hợp với công suất sản xuất. Công suất tối thiểu của cơ sở sản xuất phân bón vô cơ được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này; Dây chuyền sản xuất phải đáp ứng công suất sản xuất, được cơ giới hóa và phải bảo đảm được chất lượng loại phân bón sản xuất. Máy móc, thiết bị để sản xuất phân bón phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định; Quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phải phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất; Phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất phân bón phải có khả năng phân tích được các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đầu ra và các chỉ tiêu chất lượng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào để kiểm soát chất lượng sản phẩm; Cơ sở sản xuất phân bón vô cơ không có phòng thử nghiệm hoặc có phòng thử nghiệm nhưng không thử nghiệm được hết các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận để kiểm soát chất lượng phân bón sản phẩm; Kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón phải phù hợp với năng lực, công suất sản xuất. Kho chứa có các phương tiện bảo quản chất lượng phân bón trong thời gian lưu giữ. Phân bón xếp trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người lao động và hàng hoá. Kho chứa phân bón phải có nội quy thể hiện được nội dung về đảm bảo chất lượng phân bón và vệ sinh, an toàn lao động.
Cũng theo Thông tư, cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón vô cơ phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai từng loại phân bón, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng phân bón và điều kiện vệ sinh môi trường. Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển phải bảo đảm được chất lượng phân bón, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, phát tán phân bón ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ và phân bón đã quá hạn sử dụng; Kho chứa phải đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, yêu cầu về thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ. Trong kho chứa, phân bón phải được xếp đặt riêng rẽ, không để lẫn với các loại hàng hóa khác; Phân bón nhập khẩu phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng nhập khẩu phân bón đối với lô hàng nhập khẩu trước khi lưu thông. Phân bón trong nước phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh; Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón vô cơ, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phân bón phải đảm bảo được chất lượng phân bón, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2014.
Xin Giấy Phép Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Và Phân Bón Khác
(Luật Tiền Phong) – Sản xuất phân bón là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy trên thực tế khi doanh nghiệp sản xuất phân bón phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vậy điều kiện, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện cũng như những lưu ý trên thực tế như thế nào, trong bài viết lần này chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho các bạn, mời các bạn đón đọc để có thêm những thông tin chi tiết:
1. Điều kiện để được sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
Để được sản xuất phân bón hữu cơ cũng như các loại phân bón khác và đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón doanh nghiệp phải đáp ứng tất cả các yêu cầu sau:
Một là, điều kiện về tư cách pháp nhân:
Để đảm bảo điều kiện về tư cách pháp nhân, chủ thể đứng ra Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Tùy thuộc vào quy mô phát triển và từng loại hình của doanh nghiệp mà các bạn có thể lựa chọn thành lập:
Hai là, điều kiện về đất đai dùng làm nhà xưởng sản xuất:
Ba là, điều kiện về dây chuyền, máy móc thiết bị:
Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng quy trình công nghệ đối với từng loại phân bón khác nhau.
Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật. Trường hợp 1: nếu máy móc thiết bị doanh nghiệp mua của các đối tác và doanh nghiệp khác chuyên cung cấp máy móc, thiết bị trong lĩnh vực phân bón thì những hồ sơ kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh doanh nghiệp sẽ yêu cầu phía đối tác cung cấp. Trường hợp 2: nếu máy móc thiết bị do chính doanh nghiệp sản xuất và cung ứng luôn thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh và cung cấp những hồ sơ này.
Bốn là, điều kiện về cơ sở vật chất:
Năm là, điều kiện về nhân sự:
Đối với người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phải có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
Sáu là, điều kiện về nước dùng trong sản xuất phân bón:
Nước dùng trong sản xuất phân bón phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo chuẩn quy định về nước sản xuất và phải có Phiếu kiểm định nước đạt tiêu chuẩn của những cơ quan, tổ chức có chức năng kiểm định nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Bảy là, điều kiện về vệ sinh môi trường:
Vệ sinh môi trường tại khu vực sản xuất phân bón và những khu vực lân cận phải được đảm bảo vệ sinh. Đối với những loại rác thải rắn, doanh nghiệp phải tiến hành thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định và có Hợp đồng thu gom rác thải với công ty có chức năng về môi trường để tiến hành việc thu gom.
Ngoài ra đối với nước thải mà doanh nghiệp thải ra môi trường thì để tránh gây ô nhiễm, doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phù hợp với quy mô và phải có Kế hoạch bảo vệ môi trường được Bộ/Sở Tài nguyên và Môi trường nơi doanh nghiệp đặt nhà xưởng xác nhận.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
Để xin được Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
+ Quyết định giao đất/ cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu là đất của doanh nghiệp;
+ Hoặc Hợp đồng thuê địa điểm nhà xưởng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của chủ sử dụng đất hiện tại.
Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm.
Hồ sơ nhân sự của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất:
+ CMND, Sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực);
+ Bằng tốt nghiệp đại học trở lên của một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học;
+ Giấy khám sức khỏe;
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú;
+ Hợp đồng lao động với công ty.
Phiếu kiểm định nước đạt tiêu chuẩn về nước sản xuất theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ chứng minh đảm bảo đủ điều kiện về môi trường:
+ Hợp đồng thu gom rác thải rắn với các tổ chức có chức năng về môi trường;
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
+ Hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường;
+ Hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
+ Hoặc phương án chữa cháy của cơ sở.
Hồ sơ chứng minh phòng thử nghiệm phân bón:
+ Quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón;
+ Hoặc hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định.
Hệ thống quản lý chất lượng do doanh nghiệp tự xây dựng.
3. Trình tự thủ tục cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
Doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ như trên nộp tại Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Để thuận tiện hơn cho doanh nghiệp thì đối với những doanh nghiệp tại Hà Nội có thể đến nộp hồ sơ trực tiếp để được chuyên viên tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, chỉnh sửa và tư vấn. Còn đối với những doanh nghiệp có nhà xưởng sản xuất tại các tỉnh thành khác thì để thuận tiện cho việc nộp hồ sơ, doanh nghiệp nên nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
Sau khi kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ trả cho doanh nghiệp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp sẽ nhận được giấy biên nhận bản giấy trực tiếp, nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ qua đường bưu điện sẽ nhận được giấy biên nhận qua địa chỉ email mà doanh nghiệp đăng ký trong bộ hồ sơ.
Cục Bảo vệ thực vật sẽ tổ chức một buổi thẩm định cơ sở vật chất thực tế tại nhà xưởng sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp nên vệ sinh nhà xưởng sạch sẽ, chuẩn bị đầy đủ tất cả cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ cho buổi kiểm tra.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và kết quả thẩm định đáp ứng các điều kiện, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
Việc nhận kết quả Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón sẽ được trả kết quả trực tiếp tại Cục Bảo vệ thực vật cho những doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc những doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác có thể đăng ký trả kết quả qua đường bưu điện để thuận tiện hơn cho mình.
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – LUẬT TIỀN PHONG
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Hồ Sơ Xin Cấp Giấy Phép Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ
Cụ thể, Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn về sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm phân bón hữu cơ, phân bón khác. Bên cạnh đó cũng hướng dẫn việc lấy mẫu phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, phân bón khác, khảo nghiệm phân bón, hạn mức sản xuất, nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm và sử dụng phân bón. Thông tư 41 chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/12/2014. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ sẽ phải xin cấp Giấy phép sản xuất phân bón do Bộ Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn quản lý.
Hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất phân bón
Theo Điều 5 – Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề sản xuất phân bón;
Doanh nghiệp cung cấp Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón, bắt buộc trong đăng ký kinh doanh phải có ngành nghề: sản xuất phân bón.
c) Bản sao chứng thực hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác do Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định cấp.Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chưa được ban hành hoặc chưa có tổ chức chứng nhận được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Trồng trọt chỉ định thì nộp tài liệu chứng minh việc đáp ứng các quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
Công Ty sẽ hỗ trợ, tư vấn để Doanh nghiệp đạt được các yêu cầu tối thiểu về công suất sản xuất phân bón. Doanh nghiệp cần lưu ý về yêu cầu công suất tối thiểu của nhà máy (không phải sản lượng thực tế sản xuất của nhà máy) để hoàn thiện về quy trình sản xuất, công nghệ, máy móc….
d) Bản sao chụp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất theo quy định tại Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Trường hợp doanh nghiệp đã có các giấy tờ trên thì cung cấp bản sao để Công ty hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp, doanh nghiệp chưa có các giấy tờ trên, doanh nghiệp phải hoàn thiện và cung cấp cho Công Ty trước khi nộp hồ sơ xin Giấy phép sản xuất phân bón lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu doanh nghiệp có bất kỳ khó khăn trong việc thực hiện thủ tục trên, Công Ty sẽ tư vấn và hỗ trợ Doanh nghiệp để thực hiện hiện nội dung này.
đ) Bản sao chụp giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ;
+ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001.
+ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy.
+ Thông tư số 04/2004 TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy.
Viet Quality sẽ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện thủ tục này.
e) Bản sao chụp Kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động;
Doanh nghiệp lập Kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động theo hướng dẫn. Việc lập Kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động được thực hiện nội bộ tại doanh nghiệp, do doanh nghiệp tự lập, triển khai và giám sát.
Trong quá trình tư vấn và hỗ trợ thủ tục cho doanh nghiệp, Công ty sẽ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện lập và triển khai Kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động theo quy định trên.
g) Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành và danh sách người lao động trực tiếp sản xuất được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Việc huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác cho người lao động trực tiếp sản xuất không phải cấp chứng chỉ và do đơn vị có chức năng hoặc doanh nghiệp tổ chức theo chương trình, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng do Cục Trồng trọt ban hành khi Thông tư này có hiệu lực.
CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 8 – Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
1. Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng;
Một trong những điểm mới trong Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón và Thông tư số 29/2014/TT-BCT là việc các doanh nghiệp sản xuất phân bón phải áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong lĩnh vực sản xuất phân bón. Viet Quality là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc tư vấn và chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong lĩnh vực sản xuất phân bón. Với cam kết mang lại lợi ích, tiết kiệm và hiệu quả cho doanh nghiệp, Công Ty luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi được chúng tôi tư vấn và chứng nhận.
2. Tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón;
Yêu cầu đối với doanh nghiệp sản xuất phân bón theo quy định mới tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón , các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương đương (nếu có) phải công bố tiêu chuẩn áp dụng. Việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng sản phẩm, hàng hóa được thực hiện theo Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN về việc Hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ban hành ngày 28/09/2007 của Bộ Khoa học Công nghệ. Công Ty cung cấp dịch vụ tư vấn và hướng dẫn việc công bố tiêu chuẩn cho các loại sản phẩm.
3. Doanh nghiệp có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm;
Doanh nghiệp sản xuất phân bón vô cơ phải có phòng phân tích được các chỉ tiêu theo quy định đối với phân bón mình sản xuất ra, được chỉ định theo yêu cẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp, doanh nghiệp không có phòng thủ nghiệm đạt yêu cẩu. Doanh nghiệp phải có hợp đồng thử nghiệp với các tổ chức được chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với phân bón vô cơ, phòng phân tích đủ năng lực được chỉ định của Bộ Công thương (Danh sách được cập nhật trên website: chúng tôi của Bộ Công thương. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng đối với các phòng phân tích được chỉ định, Công Ty sẽ hỗ trợ để thực hiện thủ tục trên.
Thời gian:
– Tư vấn và hoàn thiện hồ sơ: 60 ngày
– Cấp giấy phép: 30 ngày
Chính sách hậu mãi:
Hỗ trợ miễn phí quảng bá trên website: www.chatluongviet.org
Hỗ trợ tư vấn miễn phí các dịch vụ khác
Hỗ trợ đăng logo và quảng bá sản phẩm trên các diễn đàn, website…
Tags: Xin giấy phép sản xuất phân bón, Xin giay phep san xuat phan bon
Phân Bón Vô Cơ, Phân Bón Hữu Cơ Và Những Ảnh Hưởng
I.Phân vô cơPhân vô cơ ( phân hóa học )là những dạng muối khoáng thu được nhờ trải qua các quá trình vật lý và hóa học có chứa các yếu tố dinh dưỡng để bón cho cây trồng, được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Phân vô cơ gồm các loại chính như: Phân đạm, Phân lân, Phân kali, Phân phức hợp, Phân hỗn hợp và Phân vi lượng
Phân bón vô cơ. Ảnh:ramitavn
Ảnh hưởng của phân vô cơ đối với đất đai, cây trồng, môi trường và sức khoẻ con người: Ngoài mặt tích cực như thúc đẩy và tăng năng suất cây trồng, sử dụng phân bón vô cơ cây trồng bộc phát mạnh mẽ nhưng không duy trì được lâu dài, tính bền vững không có. Việc bà con nhà nông bón không đúng cách, không đúng liều lượng, không đúng thời điểm, không đúng loại và bà con quá lạm dụng phân bón vô cơ đã gây những ảnh hưởng xấu đến đất đai, cây trồng, môi trường và con người :Phân hóa học đa số có nguồn gốc từ acid nên sẽ làm chua đất, giảm độ pH, đất đai bị nhiễm độc, tích luỹ các kim loại nặng, phá vỡ cấu trúc đấtPhân hóa học gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh hơn qua việc tiêu diệt các vi sinh vật (VSV) hữu ích trong đất. Phân hóa học còn gây tổn thương cho bộ rễ ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng và tạo điều kiện bệnh hại xâm nhập.Phân hóa học nguy hiểm và độc hại: Chất lượng nông sản giảm do tồn dư chất hóa học trong cây quá lớn, dẫn tới ảnh hướng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Gây các bệnh methaemoglobin và ung thư tiềm tàng nếu ăn phải thực phẩm có tồn dư NO2- và NO3-… Và nhiều bệnh lý khác gặp phải khi ăn phải cây trồng bị nhiễm độc hoá học từ phân bón.
Đất chai cứng vì phân bón hóa học. Ảnh:vietbao.vn
II.Phân hữu cơ Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ được dùng trong sản xuất nông nghiệp , hình thành (nguồn gốc) từ các chất thải sinh hoạt, nhà bếp, phân động vật, lá cây và cành cây,….. Phân bón giúp tăng thêm độ phì nhiêu, màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung thêm các chất hữu cơ, chất mùn và các dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.
Phân bón hữu cơ OBI-Ong Biển Ảnh:ongbien.vn
Từ những ảnh hưởng xấu của phân bón hóa học nền nông nghiệp đang dần có những chuyển biển sang hướng Phân hữu cơ gồm có các loại sau: Phân hữu cơ truyền thống, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh và Phân hữu cơ khoáng. Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ và xu hướng phát triển của nền nông nghiệp : Phân bón hữu c ơ giúp cải tạo đất, bổ sung cho đất một lượng lớn mùn, axit Humic, vi sinh vật hữu ích, các chất dinh dưỡng giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu, phân giải các độc tố trong đất.Phân bón hữu cơ hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng. Tăng khả năng thoát nước, tránh hiện tượng ngập ủng, hạn chế hiện tượng đóng váng bề mặt, ổn định nhiệt độ trong đất . Phân bón hữu cơ ạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động t , Cung cấp nguồn dinh dưỡng đa trung vi lượng cho đất, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có trong đất, giúp bộ rễ phát triển thuận lợi, tăng hiệu lực hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. Phân bón hữu cơ Phân bón hữu cơ hạn chế sâu bệnh hại, giúp các bộ phận cành, lá cây cứng cấp hơn, lá dày, khả năng chống chịu đựng các điều kiện bất lợi cũng tốt hơn, nên sâu bệnh cũng ít hơn. Tăng cường vi sinh vật hữu ích, nấm đối kháng, tăng tính đề kháng cho cây trồng gây ức chế cho hoạt động của vi sinh vật và nấm bệnh gây hại,tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển. Phân bón hữu cơ nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh, ổn định, tăng sức đề kháng nên sâu bệnh ít, hạn chế được việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV làm chất lượng nông sản tăng lên. dễ dàng phân hủy sinh học và không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái, tạo ra nguồn nông sản sạch đảm bảo sức khỏe và an toàn với con người. canh tác nông nghiệp hữu cơ, không dùng phân bón hóa học, thuốc BVTV, thuốc kích thích và sinh vật biển đổi gen.
Bưởi sử dụng phân bón hữu cơ Ảnh:ongbien.vn
Canh tác nông nghiệp hữu cơ bằng các loại phân bón hữu cơ truyền thống (phân chuồng, phân xanh …) Ngoài một số ưu điểm thì nó cũng có những nhược điểm là: hàm lượng dưỡng chất thấp nên phải bón nhiều, chi phí để vận chuyển lớn và nếu không ủ hoai mục có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh và gây hại, đặc biệt là khi phân được chế biến từ các nguồn rác thải nông nghiệp phân chuồng tươi mang mầm bệnh sẵn có. Nên việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng, giảm được chi phí, lượng phân bón và hạn chế được sâu bệnh, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái, an toàn với sức khỏe con người đang được rất nhiều bà con nông dân chuyển qua sử dụng.
Hiệu quả sử dụng Phân bón hữu cơ Ảnh:ongbien.vn
mang đến cho bà con nhà nông một giải pháp cực kỳ đơn giản chỉ Canh tác hữu cơ bằng phân bón OBI-Ong Biển:
OBI-Ong Biển bón phân và tưới nước, giải quyết triệt để về năng suất, sâu bệnh, giá thành, chất lượng nông sản, đưa nghành nông nghiệp Việt Nam đến một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững định hướng của thế giới. Bà con không những tiết kiệm được chi phí, nhân lực mà còn hạn chế được tối đa việc phun xịt thuốc BVTV. Đây là yếu tố quan trọng và tiên phong trong việc nâng cao giá trị và chất lượng nông sản Việt. Thiên nhiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng,…chúng ta cần tập trung vào sự phát triển bền vững. Phân bón hữu cơ Ong Biển là giải pháp hữu hiệu đi tiên phong trên con đường hữu cơ, hay nói cách khác đó là lựa chọn thông minh nhất của nhà nông cho cây trồng. Một số hình ảnh về hiệu quả phân bón OBI-Ong Biển trên các loại cây trồng:
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Việc Cấp Phép Sản Xuất Phân Bón Vô Cơ, Phân Bón Hữu Cơ Và Phân Bón Khác trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!