Xu Hướng 10/2023 # Hướng Dẫn Trồng Rau Sạch Tại Nhà Cho Người Mới Bắt Đầu # Top 18 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Hướng Dẫn Trồng Rau Sạch Tại Nhà Cho Người Mới Bắt Đầu # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Trồng Rau Sạch Tại Nhà Cho Người Mới Bắt Đầu được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tự trồng rau sạch tại nhà nghe có vẻ thật thú vị. Nhưng bắt đầu từ đâu? và bắt đầu thế nào? Cà chua lấy quả? hay bí ngô lấy ngọn? Câu trả lời đơn giản hơn là trồng những gì mà bạn thích ăn hoặc bắt đầu với những loại rau dễ trồng nhất, nhanh được thu hoạch nhất, khả năng kháng bệnh tốt nhất như các loại đậu, khoai tây, ớt, củ dền, củ cải.

Chọn vị trí để trồng rau sạch tại nhà

Chọn nơi có nhiều nắng nhất trong khu vườn: Đa số các loại rau cần ít nhất 6 tiếng nắng trực tiếp mỗi ngày. Những cây không ưa nắng có thể được trồng ngay dưới bóng của những cây cao hơn.

Chọn nơi đất ẩm, thoát nước tốt: Tìm những nơi đất ẩm, thoát nước tốt nhất trong khu vườn để chọn làm vị trí trồng rau. Nếu không tìm được nơi nào phù hợp thì hãy tính đến việc trồng rau trong khay gỗ.

Chọn nơi ít gió: Trồng rau tại những nơi có gió mạnh có thể khiến cho cây con dễ dàng bị bật gốc, gãy đổ, cản trở quá trình thụ phấn của cây trong vườn.

Chọn nơi ít người qua lại: Trồng rau tại những nơi ít người qua lại nhất để giảm độ chặt của đất

Một trong những lỗi dễ mắc phải nhất đối với những người mới bắt đầu làm vườn là trồng quá vội vã và trồng nhiều quá mức. Nhưng điều này cuối cùng chỉ dẫn đến cảnh các cây rau của bạn chen chúc nhau để lớn mà thôi. Vậy nên, hãy nhớ rằng trồng nhiều chưa chắc đã tốt, hãy bắt đầu trồng đủ ăn và chỉ trồng những cây chắc chắn bạn và gia đình thích ăn để tránh dư thừa. Ví dụ, nếu chồng bạn ghét cà tím, đừng trồng cà tím, mặc dù màu sắc của nó thật đẹp mắt. Nếu con bạn thích đậu, hãy trồng thật nhiều đậu.

Gợi ý loại rau trồng tại nhà cho người mới bắt đầu

Cà chua: Cà chua là cây ưa sáng, dễ trồng và mau cho quả. Cà chua đa dạng màu sắc từ vàng cho tới đen, cà chua đỏ là loại phổ biến nhất. Đây cũng là loại quả phổ biến nhất trong mọi khu vườn ở khắp mọi nơi

Bí ngô: Bí ngô là giống cây leo có thể phát triển tại nhiều nơi khác nhau. Ngọn, lá, hoa và quả bí ngô đều được dùng làm thực phẩm. Bí ngô được đánh giá là siêu thực phẩm do có giá trị dinh dưỡng cao

Ớt: Ớt là loại quả gia vị phổ biến, dễ trồng. Ớt đa dạng về màu sắc tùy theo giống. Ớt có chứa lượng vitamin A và vitamin C gấp 5 lần cà rốt và cà chua. Chất Capsaicin có trong ớt tạo nên vị cay của ớt có tác dụng trị nhức mỏi, đau răng, đau bụng, tê thấp…

Cải bắp: Cải bắp là cây ưa lạnh, chịu hạn tốt. Có thể trồng cải bắp từ hạt.

Cà rốt: Cà rốt là loại cây ưa mát, thích hợp trồng vào tháng 7 hằng năm. Cà rốt được coi là một trong những loại thực phẩm giàu vitamin A nhất

Súp lơ: Súp lơ là loại cây ưa mát, nhiệt độ thích hợp trồng súp lơ từ 15 – 18 độ C. Súp lơ có giá trị dinh dưỡng rất cao, có khả năng kháng nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư.

Cần thực tế khi trồng rau sạch tại nhà, chỉ chọn trồng những gì mình thực sự cần và thích. Vì trồng nhiều đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chăm sóc nhiều. Trong khi đó vẫn có một số loại rau dễ dàng mua được ở chợ với giá phải chăng. Trồng rau từ hạt giống rẻ hơn từ cây giống, nhưng nếu hạt không nảy mầm thì tiền và thời gian đều bị lãng phí.

Tự trồng rau sạch tại nhà theo mùa

Có phải bạn đang tự hỏi thời điểm tốt nhất để trồng rau sạch tại nhà là khi nào đúng không? Theo dõi lịch nhà nông có thể hữu ích cho những người mới bắt đầu làm vườn tại nhà đấy.

Phân loại rau theo đặc điểm

Các loại rau ưa lạnh: Bắp cải, súp lơ, su hào, cải thảo là những loại cây phù hợp trồng vào vụ đông xuân

Các loại rau ưa ấm: Bí xanh, rau dền, rau đay, cà chua, mồng tơi là những loại cây phù hợp trồng vào vụ hè thu

Các loại cây thân cao: Các loại cây thân cao như ngô nên được trồng về phía bắc của vườn rau để cây không che bóng những cây thấp hơn.

Các loại rau ưa bóng: Cần tây, tỏi, cà rốt, mùi, rau diếp là những loại cây ưa bóng, có thể phát triển ngay dưới bóng của những cây cao hơn.

Các loại rau lâu năm: Măng tây, rau diếp xoăn, atisô, các loại rau gia vị là những loại rau lâu năm. Đa số những loại rau khác đều là cây hằng năm, cần trồng lại sau mỗi vụ thu hoạch.

Những câu hỏi thường gặp khi trồng rau sạch tại nhà Thời điểm tốt nhất để gieo hạt là khi nào?

Thời điểm tốt nhất để gieo hạt chính là thời điểm phù hợp nhất để gieo hạt. Điều này có nghĩa là mỗi loại cây sẽ có nhiệt độ lý tưởng riêng để nảy mầm, bạn có thể dễ dàng biết được nhiệt độ lý tưởng để gieo hạt bằng cách nhìn mặt sau của gói hạt giống. Gieo hạt vào đúng thời điểm mang lại những cây con khỏe mạnh nhất.

Thời điểm tốt nhất để sang khay cho cây là khi nào?

Thời điểm tốt nhất để đưa cây con từ bầu ươm sang khay đất lớn là khi cây bắt đầu có từ 3 – 4 lá thật. Sang khay quá sớm có thể khiến cây bị chết, do lúc này cây còn yếu. Sang khay quá muộn khiến cho công việc trở nên khó hơn do rễ cây lúc này đã mọc dài, nếu không cẩn thận có thể khiến cây bị đứt nhiều rễ.

Có nên ngừng tưới nước cho rau trước khi thu hoạch hay không?

Đối với hầu hết các loại rau, nên ngừng tưới nước từ 1 – 3 ngày trước khi thu hoạch. Lý tưởng nhất là đất hơi khô nhưng không quá khô.

Đối với những người tự trồng rau sạch tại nhà, đặc biệt là những người mới bắt đầu trồng khó khăn nhất chắc hẳn là bước gieo hạt giống và chăm sóc cây con. Hạt giống không nảy mầm, mặc dù nhà sản xuất có ghi trên vỏ hạt giống là tỷ lệ nảy mầm từ 80% – 90% hay hạt giống nảy mầm nhưng cây con yếu ớt và chết sau vài ngày. Vậy là công sức chờ đợi và cả sự háo hức trước đó vụt biến. Bạn có đủ kiên nhẫn để thử lại lần 2 hay muốn bỏ cuộc ngay lúc này?

Agreso sẵn sàng có mặt mọi lúc, tại mọi nơi bạn cần và mang đến cho bạn giải pháp cây trồng. Không gieo được hạt ư? Không chăm sóc được cây con ư? Bạn có thể tính đến việc bỏ đi đám cây yếu ớt mà bạn đã bất lực trong những ngày qua, Agreso sẽ mang tới cho bạn những cây con khỏe mạnh nhất, được ươm trong vườn ươm đạt chuẩn. Việc của bạn sau này sẽ chỉ là ngồi đợi những ngọn rau xanh rờn bụ bẫm mà thôi.

Các Bước Trồng Rau Sạch Tại Nhà Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Bài viết các bước trồng rau sạch tại nhà do Nông Nghiệp Xanh Thắng Lợi tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế, hi vọng giúp mọi người tự tay trồng rau sạch tại nhà. Để có bữa rau sạch ăn hàng ngày chúng ta cần phải tận dụng không gian từ góc vườn nhỏ, ban công, tầng thượng để tự trồng rau ngon sạch đảm bảo sức khỏe.

1. Chuẩn bị dụng cụ

Đối với hạt dạng to như: Mồng tơi, rau muống, đậu cove thì trước khi gieo hạt thì quý khách hàng nên ngâm bằng nước lạnh khoảng 5 tiếng đồng hồ trước khi gieo trực tiếp lên đất.Với hạt mùi tía: thì ta nên xay cho hạt vỡ đôi, rồi tiến hành ngâm 3 tiếng đồng hồ trước khi gieo. Với một số hạt dạng như bí siêu ngọn, bí sặt, dưa hấu nụ, dưa chuột thì quý khách hàng cứ thể gieo hạt xuống đất mà không cần ngâm hay ủ.

Để có được rau sạch an toàn với sức khỏe của người sử dụng thì khay, chậu trồng rau rất quan trọng. Vì các chất độc có thể phải ra từ chậu hoặc thùng xốp ra đất và sẽ ngấm trực tiếp vào rau về lâu, về dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cho người sử dụng. Cho nên khi chọn chậu, nên chọn nhưng loại chậu có nguồn gốc rõ ràng, chất liệu được làm nên chậu là nhựa nguyên sinh chứ không phải là nhựa tái chế( được nhận biết qua độ dẻo của chậu).

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại đất, có rất nhiều công dụng tiện ích cho khách hàng, như đất dinh dưỡng tribat là loại đất sạch có thành phần hoàn toàn tự nhiên đó là xơ dừa và phân trùn quế. Khi trồng rau khách hàng sẽ không phải bón phân khi trồng nên sẽ tránh được tình trạng rau bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng sức khỏe của người dùng. Với đất dinh dưỡng tribat thì khách hàng chỉ cần tưới nước mỗi ngày là rau phát triển bình thường và 2 năm mới phải thay loại đất mới.

2. Cách trồng

Đổ đất trồng ra khay, chậu trồng rau độ dày khoảng 9cm- 11cm là vừa đủ, sau đó dùng tay hoặc xẻng trồng san phẳng và nén chặt đất xuống. Sau khi nén chặt đất xuống, ta tiến hành gieo hạt hạt:

+ Với hạt cải , rau rền, rau gia vị thì ta rắc hạt đều tay làm sao để hạt cách hạt khoảng 2-3mm là vừa đủ. + Với hạt to như hạt mồng tơi, rau muống , các loại đậu nên rắc hạt cách hạt khoảng 1cm. + với các loại cây ăn quả: mỗi hạt cách nhau 10- 15 cm. Sau khi rắc hạt xong, ta tiến hành phủ đều một lớp đất mỏng lên trên khoảng 1-2 cm, tùy theo từng loại giống, hạt to rác dày hơn, hạt mỏng rắc mỏng hơn.

Chăm sóc sau khi trồng

+ Khi hạt chưa nảy mầm, mỗi ngày tới dưới dạng phun sương 1 lần vào buổi sáng hoặc buổi tối, đến khi là cây con hoặc cây trưởng thành ta tiến hành tưới với lượng nước nhiều hơn, luôn đảm bảo cho đất luôn ẩm. * Chú ý: Trồng với đất dinh dưỡng tribat thì không cần bón phân trong quá trình trồng, còn nếu khách hàng trồng bằng loại đất khác có thể trộn phân bò hoại mục vào đất trước khi trồng. Hoặc trộn đất dinh dưỡng tribat và đất thường theo tỷ lệ 1:1

Nếu có thắc mắc gì về bài viết này vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Xanh Thắng Lợi, hoặc gọi ngay theo số 0908 159 268 để được tư vấn miễn phí

Chúc mọi người thành công và có rau sạch ăn đều đều !

Cách Trồng Đinh Lăng Tại Nhà Cho Người Mới Bắt Đầu

Đinh lăng nằm trong họ Ngũ gia bì. Cây có thân gỗ, cao từ một mét cho đến một mét rưỡi, sống lâu năm. Vỏ thân cây không xù xì, vỏ gần gốc thì màu nâu, gần ngọn thì màu xanh.

Lá đinh lăng có chiều dài tầm 35 cm ở vị trí đối nhau, thuộc loại lá kép 3 lần, viền lá hình lưỡi cưa. Các cành lá mọc tạo tán to rộng. Nụ đinh lăng mọc tụm ở đầu cành, màu xanh đậm. Hoa có sắc xám rất nhạt. Rễ cây đinh lăng rất phát triển.

Thần y Lê Hữu Trác của Việt Nam từng ca ngợi đinh lăng là “cây thuốc cho người nghèo”. Bởi cây đinh lăng có rất nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả, cây lại rất dễ tìm, rẻ tiền.

Trồng đinh lăng vào thời gian nào cũng đều được. Để phù hợp nên trồng đinh lăng vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc tháng 7 đến tháng 8 dương lịch. Cách trồng đinh lăng bình thường rất dễ thực hiện. Cây lại hợp với đủ các loại thời tiết.

Theo dân ta hay gọi thì thì đinh lăng lại chia ra 2 loại là đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ.

Trái lại, loại đinh lăng nếp lá bé, thân mịn. Củ đinh lăng nếp to, mềm, sinh sôi nhanh. Đinh lăng nếp trồng nhiều hơn. Do lá cây dùng để ăn như rau sạch, cũng là vị thuốc tốt cho sức khỏe.

Do vậy, chọn trồng đinh lăng nếp tại nhà. Vừa làm trang trí vừa có thể đào củ để dùng. Lá cây cũng có thể dùng ăn sống.

Chọn đất và chậu trồng đinh lăng

Khi trồng đinh lăng tại tầng nóc, ban công, ngoài sân. Lấy những chậu có chiều cao tối thiểu 45 cm, đường kính chậu nên ít nhất 30 cm. Có thể đổi sang chậu lớn hơn nếu muốn cây phát triển to hơn trong quá trình chăm sóc.

Nên lấy chậu trồng đinh lăng làm từ sứ, gốm để giúp rễ cây đinh lăng sinh sôi tốt. Đáy các chậu trồng phải có lỗ thoát nước. Đảm bảo cây không bị úng nước khi mưa nhiều hoặc lỡ tưới quá nhiều.

Cây chống chịu được thiếu nước, chịu thiếu ánh sáng, chống đọng nước kém. Cây hợp đa số loại đất, giồng đinh lăng được trên nhiều đất không giống nhau. Phát triển tốt nhất ở đất tơi xốp, có độ ẩm trung bình

Trồng đinh lăng ở nhà thì trộn hỗn hợp đất và phân hữu cơ ủ hoai mục theo tỷ lệ 2 đất :1 phân. Đất dùng là loại đất thịt hay đất pha cát. Có thể thêm một ít trấu hoặc mùn cưa để tăng độ xớp cho đất.

Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể mua đất đóng bao sẵn tại cửa hàng. Trộn đất và phân trùn quế theo tỷ lệ 2:1. Cũng có thể thêm thêm vào mùn cưa hoặc trấu.

Công đoạn chuẩn bị đất nên thực hiện trước khi giồng 12 – 16 ngày để đất phân bố đều. Cây đinh lăng sẽ có môi trường sinh sống tốt và tiêu diệt mầm bệnh.

Chọn hom giống đinh lăng

Hom giống đinh lăng có thể tìm mua ở chợ cây hoặc các nhà vườn cây giống. Chọn các hom giống còn lành lặn, tránh vỡ hay nứt bầu. Thân hom không bị xước sẹo, vỏ không bị nhăn hay héo. Các chồi trông phải tươi, còn nguyên, không có sâu bệnh hại.

Sau khi chọn được hom đinh lăng giống, tiến hành đem trồng luôn. Lót một lượt xỉ than xuống đáy chậu để đảm bảo các lỗ thoát nước không bị tắc. Đổ đất đã chuẩn bị vào chậu đến khoảng 2/3 chiều cao chậu. Bới hố để đặt hom đinh lăng sao cho rộng hơn hom đinh lăng, chiều sâu bằng độ dài bầu hom.

Dùng dao lam tách bỏ lớp ni lông bao ngoài bầu hom. Chú ý để không cắt vào rễ cây và tránh làm vỡ bầu.

Nhẹ nhàng đặt hom đinh lăng giống vào hố trồng, lấp đất đến một nửa thì dùng lại. Dùng tay ấn nhẹ đất xung quang bầu để giữ cho bầu cố định. Sau đó lấp nốt đất cho kín hố trồng, lấp cao hơn bề mặt đất trong chậu cũng được.

Tùy theo kích thước chậu có thể trồng 1 hoặc 2 bầu. Trồng xong tưới qua một lượt nước. Có thể dùng rơm phủ xung quanh gốc cây để giữ ẩm, tránh tình trạng cây bị thiếu nước.

Vào mùa nắng có thể di chuyển vị trí đặt cây hoặc mua lưới che để che cho cây. Mục đích là để cây không bị cháy lá, héo úa nếu bị chiếu nắng gắt nhiều.

Sau khi áp dụng cách trồng đinh lăng, phải tưới nước đều đặn để giữ cho đất luôn ẩm. Rễ cây đinh lăng nhanh làm quen được với môi trường mới.

Khi cây đã phát triển, xem tình hình độ ẩm của đất để bổ sung nước cho cây phù hợp. Thường thì sẽ tưới cây một lần một ngày vào mùa nóng, thời tiết khô ráo. Vào mùa mưa nhiều, độ ẩm trong không khí cao có thể tưới hai ngày một lần. Tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát.

Nếu để cây ngoài trời thì cần để ý xem có bị úng nước sau khi mưa to không để xử lý thoát nước kịp thời. Có thể tận dụng nước vo gạo là nguồn nước tưới nhiều chất để tưới cho cây.

Trước khi trồng đinh lăng, đất trồng cây đã được trộn cùng với phân ủ hữu cơ nên không cần bón lót ở đáy chậu.

Trong suốt giai đoạn sinh trưởng không cần cung cấp nhiều chất cho cây đinh lăng. Dùng phân trùn quế bón xung quanh bề mặt gốc cây ba tháng một lần, hoặc khi thấy rễ cây bị hở lên trên mặt đất.

Có thể tỉa bớt các cành lá nếu tán cây phát triển quá rậm hoặc quá dày.

Đây là loài cây ít bị sâu bệnh tấn công. Chỉ có thời điểm mới trồng, cây có thể bị sâu ăn ngọn lá và vỏ cây. Chú ý quan sát là có thể bắt loại bỏ chúng.

Rất hiếm gặp các trường hợp rệp sáp hút nhựa ở vỏ thân cây đinh lăng. Nếu gặp có thể dùng các thuốc xịt côn trùng phun trực tiếp lên thân cây.

Chú ý cây đinh lăng khi bị cháy lá, héo rụng lá, đó là khi cây bị chiếu nắng gắt trong khoảng thời gian dài và để cây bị thiếu nước. Cây cũng bị thối rễ khi úng nước lâu ngày.

Nhân giống cây đinh lăng

Sau khi cây đinh lăng sinh trưởng tốt, có thể tỉa bớt cành cho cây gọn hơn hoặc dùng cành cây để làm các hom giống.

Chọn cành bánh tẻ, đường kính khoảng 1 -1,5 cm, không có dấu hiệu bị xước sẹo hoặc sâu hại. Cắt các cành thành từng đoạn dài khoảng 30 cm, cắt vát đầu cắm vào đất. Tránh làm dập 2 đầu cành để không ảnh hưởng cành ra rễ.

Tỉa hết lá ở nửa dưới của cành, phần cắm ngập trong đất, để lá không bị thối. Phần trên thì tỉa để lại khoảng 4 – 5 lá, mỗi lá tỉa bớt 2/3 phiến.

Giâm cành vào đất cát ẩm, tốt nhất nên giâm trong bầu đất. Nếu có thể, nhúng đầu dưới của cành vào dung dịch kích rễ trước khi giâm để cành ra rễ nhanh hơn.

Chăm sóc bầu: Để bầu ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tưới nước giữ đủ ẩm để cành nhanh ra rễ và nảy chồi.

Sau khi giâm khoảng bốn mươi ngày, cành ra nhiều lá và rễ bắt đầu đem đi trồng được. Thực hiện theo cách trồng đinh lăng như trên.

Lá cây non được thu hái trực tiếp từ cây để làm rau sống. Ngoài ra lá cây thu hoạch đem làm khô theo phương pháp âm can trong râm. Tiếp theo đem sấy khô và cất trong túi hoặc lọ kín.

Trồng đinh lăng bao lâu thì thu hoạch?

Cây đinh lăng để càng lâu thì rễ sinh sôi càng to. Với cách trồng đinh lăng trong chậu tại nhà, bình quân nên thu hoạch sau khoảng ba đến năm năm. Vì lúc đó bộ rễ đinh lăng đã chiếm thể tích lớn trong chậu. Nên thu hoạch để đảm bảo chất lượng và trồng lại cây mới.

Rễ thu hoạch có thể chế biến tươi hoặc đem phơi và sấy khô. Có thể cắt bỏ những rễ nhỏ. Rễ có chiều ngang bé hơn 12 mm thì không nên bóc vỏ.

Đinh lăng là một cây thuốc quý chứa các chất rất tốt cho cơ thể. Trong đinh lăng có chứa glycosid và các loại amino acid tốt cho cơ thể. Thêm vào đó, có chứa cả các vitamin như vitamin B1, B6, B12, …

Cây đinh lăng dùng phòng chữa các bệnh về thần kinh như kém tập trung, suy giảm trí nhớ. Cây đinh lăng giúp tăng cường lưu thông máu não. Có tác dụng rất tốt đối với những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình.

Thân và lá có thể dùng làm thuốc có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, mụn nở, sưng đau xương khớp, ổn định tiêu hóa, …

Rễ cây đinh lăng có tác dụng làm thanh nhiệt, bổ khí huyết, chữa đau mỏi lưng. Rễ cây đinh lăng được sắt miếng, để tươi hoặc phơi khô rồi đem ngâm rượu.

Hướng Dẫn Cách Trồng Cà Chua Bi Cho Người Mới Bắt Đầu

Cách trồng cà chua bi tại nhà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau, chắc chắn chỉ sau 1 – 2 tháng là cà chua đã sai trĩu quả rồi.

Trước khi gieo, hạt giống cần được xử lý: Bạn ngâm hạt với nước ấm trong vòng 3-4 giờ sau đó rửa sạch và tiếp tục cho vào khăn ẩm để ủ. Đến khi hạt có hiện tượng nứt nanh thì đem gieo trồng.

Cà chua bi không kén đất trồng, nó có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng đất trồng cần phải đảm bảo sạch, không nhiễm bệnh và cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Bạn có thể mua đất trồng cà chua bi tại cửa hàng hoặc tự trộn. Các nguyên liệu cần để trộn đất là phân hữu cơ, trấu, đất thịt.

Hướng dẫn cách trồng cà chua bi tại nhà

Kỹ thuật trồng cà chua bi trong chậu sẽ cần tuân thủ những yêu cầu sau:

Cà chua bi là loại cây ưa sáng, do đó địa điểm lý tưởng để trồng là trên sân thượng, ban công. Bạn cần cho cây tiếp xúc với ánh nắng ít nhất 6 – 7 tiếng/ngày.

Bạn có thể gieo hạt cà chua vào bất kỳ vật liệu nào, chẳng hạn như thùng xốp, khay nhựa, chậu nhựa,…

Khi tiến hành gieo hạt, bạn cần đào 1 hốc nhỏ, cho hạt vào rồi phủ lớp giá thể để che lấp. Sau đó tưới ẩm để kích thích hạt nảy mầm.

Khi cây cao xuất hiện 4 – 5 lá, cao từ 10 – 12cm bạn hãy chuyển cây sang vị trí trồng mới.

Những cây cà chua còi cọc, dị dạng, bị bệnh cần được loại bỏ để tránh lây nhiễm sang cây khỏe mạnh.

Ngoài ra, trong 1-2 tuần đầu, bạn cần tưới nước thường xuyên để giúp cây cứng cáp và phát triển tốt.

Khi cà chua được 1 – 2 tháng tuổi bạn cần tiến hành làm gian để đỡ thân cây. Bạn có thể tận dụng cọc tre, nứa, gỗ hoặc thanh sắt để làm giàn cho cà chua khỏi bị sập. Kích cỡ của giàn tùy thuộc vào không gian trồng của bạn.

Để cây cho trái nhiều, bạn cần loại bỏ những nhánh phụ, cành già cho cây thông thoáng, nhường chỗ cho việc đậu quả.

Hướng Dẫn Cách Trồng Bầu Sai Quả Trên Sân Thượng Cho Người Mới Bắt Đầu

1. Chuẩn bị chậu – thùng xốp trồng cây bầu

Bạn có thể sử dụng thùng xốp với lỗ thoát nước phía dưới để áp dụng cách trồng bầu sai quả trên sân thượng

Kiểu thùng xốp: Không giống như trồng các loại rau khác, nếu muốn trồng bầu bạn sẽ cần phải làm lỗ thoát nước cao hơn, khoảng cách từ đáy thúng lên khoảng 10 – 15cm. Như vậy, thùng trồng bầu có thể chứa được nhiều nước hơn.

Tận dụng chậu sành, xi măng cũ có sẵn: Những loại chậu này thường được thiết kế có lỗ đáy, khi tưới nước thường bị chảy ra ngoài và không lưu lại trong chậu nên đất thường sẽ bị khô. Nếu muốn tận dụng mà không cần mua chậu mới bạn cần “chế” lại một chút.

Để thực hiện, bạn làm như sau: Cắt phần đáy vỏ chai lavie rồi chụp vào phần đáy của chậu, mục đích là để làm lỗ thông khí, sau đó dùng xi măng đổ xuống đáy chậu sao cho xi măng ôm chặt phần chai lavie. Đợi xi măng khô thì bạn chỉ cần cho những chai lavie đã đục lỗ sẵn vào đáy, vậy là xong.

Những chiếc thùng nhựa loại 80 lít sẽ giúp bầu được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng- nguon internet

Dùng thùng nhựa lớn: Với cách trồng bầu sai quả trên sân thượng, bạn có thể sử dụng những chiếc thùng nhựa lớn, loại 80 lít. Loại này có chiều dài nên lỗ thoát nước có thể để khoảng 20 – 25cm so với đáy và bạn có thể để các chai nhựa lo hơn phía bên trong.

2. Chuẩn bị đất trồng và hạt giống cho cây bầu sai quả

Bạn nên chọn hạt giống chắc, mẩy, đảm bảo chất lượng cho phép tỉ lệ nảy mầm cao – Nguon internet

Hiện nay có nhiều giống bầu nhưng chủ yếu có 4 loại: bầu thước, bầu sao, bầu trắng và bầu thúng. Mỗi loại đều có hình dáng và đặc điểm nhận dạng riêng. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng cách trồng bầu sai quả trên sân thượng với cả 4 loại bầu này. Bầu trồng được quanh năm, mùa nắng cho trái nhiều hơn là mùa mưa. Thời gian thuận lợi để gieo trồng bầu là từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch.

Khi chuẩn bị hạt giống, bạn nên chọn loại hạt to, tròn, mẩy để đảm bảo chất lượng và tỉ lệ hạt nảy mầm cao.

Đất trồng bầu nên là loại đất xốp, có khả năng thoát nước và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt.

Để thực hiện tốt cách trồng bầu sai quả trên sân thượng, bạn thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị hạt trước khi gieo

Hạt giống trước khi gieo trồng nên được ngâm trong nước ấm từ 10 – 12h, sau đó gói ủ hạt trong gio hay cát nóng từ 4 – 5 ngày cho nảy mầm.

Bước 2: Gieo hạt và chăm sóc

Sau khi hạt giống nảy mầm, bạn tiến hành gieo những hạt đã nảy mầm vào bầu đất để chăm sóc cho đến khi cây bắt đầu có 2 lá that mới đem trồng vào thùng xốp/chậu để đảm bảo khả năng sống sót của cây.

Khi cây bắt đầu được khoảng 2 lá bạn đem trồng vào thùng xốp/chậu đã chuẩn bị trước đó – Nguon internet

Cách trồng bầu sai quả trên sân thượng đòi hỏi bạn phải cung cấp đủ độ ẩm cho cây. Hàng ngày tiến hành tưới nước 1- 2 lần, lượng nước tưới cần được gia tăng khi bầu bắt đầu ra trái.

Bước 3: Chăm sóc quả con cho cây bầu

Bầu là loại cây dây leo nên khi cây bắt đầu mọc tua, bạn tiến hành làm giàn cho cây. Giàn cần phải đủ rộng để đủ diện tích bò và tăng năng suất.

Khi cây bắt đầu ra quả, bạn bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cứ cách 1 – 2 đốt lại chặn đất để cho bầu ra rễ, như vậy sẽ tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái cho cây. Khi quả bầu dần hình thành, bạn tiến hành bấm ngọn để trái phát triển lớn và bầy tiếp tục cho ra trái ở những nhánh khác.

Bước 4: Thu hoạch

Sau 75 – 90 ngày sau khi trồng, cây bầu bắt đầu cho thu hoạch. Bạn nên cắt bầu khi trái có vỏ mềm, thon dài, hạt bên trong vừa tượng là ngon, không nên để trái quá già mới cắt.

4. Một số loại sâu bệnh cần phòng trừ để cho bầu trồng sai quả

Để loại bỏ sâu bệnh, bạn có thể bỏ đi những cây bị bệnh, ngắt bỏ lá bệnh hoặc sử dụng các biện pháp sinh học cũng rất hiệu quả để đảm bảo độ an toàn cho cây trồng.

Lưu ý quan trọng để áp dụng đúng cách trồng bầu sai quả trên sân thượng

Thành quả của bạn là những trái bầu mọng, ngon và đẹp mắt như thế này – Nguồn: internet

Chậu trồng cây: Chậu phải đủ rộng để chứa được nhiều đất, dinh dưỡng, nước thì cây sẽ phát triển tốt hơn.

Đất trồng: Bạn phải chú ý từ khâu làm đất. Đất trồng phải tơi xốp, có nhiều chất dinh dưỡng, đất trong chậu phải luôn giữ độ ẩm tốt. Nếu đất nghèo chất dinh dưỡng thì sẽ chỉ cho ra trái đợt đầu sau đó sẽ héo tàn.

Nước: Bầu là loại cây cần rất nhiều nước, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nếu cây thiếu nước sẽ kém quả, qua chưa nở hoa đã thui…

Chăm sóc: Muốn cây áp dụng tốt cách trồng bầu sai quả trên sân thượng thì ngay từ đầy phải chăm cho cây con sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu ban đầu cây gầy gò, thân nhỏ, kém phát triển, sâu bệnh thì năng suất của cây cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Cây trưởng thành cần cắt bỏ ngọn chính để ra nhiều nhánh, càng nhiều nhánh thì cây càng có nhiều quả. Quả lứa đầu không nên để quá to sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và ra quả lần tiếp theo.

Thời gian ra quả bầu khá lâu nên ngoài việc chọn trồng bầu bạn cũng có thể chọn các loại quả khác thay thế như: bí đao, bí đỏ, cà tím, dưa leo…. hoặc mua tại các cửa hàng uy tín. Happy Trade là nhà cung cấp các sản phẩm rau củ quả hữu cơ, sản phẩm không sử dụng các chất hóa học hay chất tăng trưởng, đảm bảo chứng nhận chất lượng nhằm đem đến nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho người dùng.

Facebook Comments

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Trồng Rau Sạch Tại Nhà Cho Người Mới Bắt Đầu trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!