Xu Hướng 12/2023 # Hướng Dẫn Thực Hành Sử Dụng Phân Vi Lượng Bo (Borax, Boric) # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Thực Hành Sử Dụng Phân Vi Lượng Bo (Borax, Boric) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

4O2-7, HBO32- và BO3-3. Vi lượng Bo trong cây không nhiều lắm, chỉ tính loại 1/van trong chất khô. * Vi lượng Bo ảnh hưởng đến quá trình sinh lý sinh hóa sau đây: Do ảnh hưởng đến sự hình thành nhiều nhóm chất: đường bột, protit, chất béo, sắc tố, vitamin và auxin. * Các trường hợp cây và đất có thể xảy ra hiện tượng thiếu vi lượng bo: Người ta cho rằng vi lượng bo đóng vai trò xúc tác trong các phản ứng tổng hợp các nguyên tố tạo ra vách tế bào do đó bệnh thiếu vi lượng bo thường xuất hiện ở cây củ. Các mô bên trong củ bị thối tạo thành các vùng đen hay nâu. Đó là bệnh rỗng ruột và đến ruột thường bắt gặp ở củ cải, cà rốt. Một số loại rau cũng rất nhạy cảm với sự thiếu vi lượng bo. Cây Sulơ hay bị nâu là do thiếu vi lượng bo. Sự khô ruột quả táo, thối củ khoai tây nhiều trường hợp cũng là do sựu biểu hiện của thiếu vi lượng bo. Hiện tượng thiếu bo còn nhận xét thấy ở một số cây ăn quả có chiều dài không đều, quả ăn sần sùi và có nhựa chảy ra ở cuống. Bo còn ảnh hưởng đến cây họ đậu làm tăng sự cố định N, tăng sự hút nước cho cây họ đậu. Các kết quả nghiên cứu ở Nga còn cho thấy rằng thiếu bo còn giảm lượng RNA ở đỉnh cây và đỉnh rễ, cây họ đậu, giảm DNA ở cây hướng dương. Sự ảnh hưởng này còn làm rối loạn trao đổi chất của cây. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng bón quá nhiều vi lượng bo cũng gây ngộ độc cho cây. Liều lượng thích hợp cho cây này sẽ không thích hợp với cây khác. Liều lượng thích hợp cho cây chẻ ba có thể gây ngộ độc cho các cây họ đậu khác. Nguồn vi lượng Bo cung cấp cho đất thường là từ phân chuồng và nước mưa. Khoảng 20 g/ha một năm. Số lượng mất đi hàng năm rất lớn: 100-200 g/ha/năm do rửa trôi, 50-300 g/ha do sản phẩm thu hoạch (theo Gros ở Pháp). Các nước nhiệt đới số lượng mất đi còn nhiều hơn. Hàm lượng bo trong đất khá cao: 0,5-10 mg/1kg chất khô, trong đó số lượng bo dễ tiêu chiếm 1-10% bo tổng số. Lượng bo dễ tiêu thường thay đổi theo pH. Vì vậy chỉ xảy ra thiểu bo trong 2 trường hợp sau: – Đất kiếm hoặc đất chua bón quá nhiều phân. – Đất trồng trọt lâu ngày bị rửa trôi và thoái hóa. – Những cây có yêu cầu về bo rất cao có thể liệt kế như sau: thuốc phiện, củ cải trắng, xà lách, củ cải tím, su lơ, bắp cải, đổ tương, lượng bo trong chất khô cao hơn 35 mg/100g chất khô. – Các cây có lượng bo trung bình carốt, khoai tây, thuốc lá, đậu trắng Hà Lan, cà chua, cần tây. – Cây họ hòa thảo, lúa, ngô cần bo cấp thấp nhất Bón cầng nhiêu đạm và kali nhu cầu vi lượng bo tăng, nhưng bón lân nhu cầu bo giảm. Tuy nhiên người ta lại nhận thấy bón vi lượng bo làm tăng hiệu quả phân lân nên trong thương trường thường hay có loại phân lân có chứa bo. Cách làm này có hai mặt lợi: tăng hiệu quả phân lân và tăng khả năng sử dụng bo của cây. * Các nguyên liệu để sản xuất phân có bo Các loại phân có chứa bo thường được sản xuất từ axit boric, H3BO3 ở dạng bột có chứa 17.5% bo và các muối natri borat như: decahidrat natri tetrabonat (Na2B4O7.10H2O) ở dạng bột có chứa 11,3%B, pentahydrat natritetrabonat (Na2B4O7.5H2O) ở dạng bột và viên có chứa 14,9% B, natri tetraborat (Na2B4O7) ở dạng bột và viên có chứa 20,5 B, bột datôlitôbo (2CaO.B2O3.SiO2.H2O) có chứa 1,2-2% axit boric tan trong nước. Colemanhit (Ca2B6O11.5H2O) là dạng hợp chất không tan trong nước chỉ tan trong axit xitric ở dạng bột viên có chứa 14%B, ulexit (N.CaB5O9.8H2O) cũng là dạng hợp chất không tan trong nước chỉ tan trong axit xitric có chưa 9-10% B ở dạng bột viên. B thủy tinh (Frit) có chứa 2-10% B tan trong axit xitric. Từ các hợp chất này người ta điều chế các loại phân đá lượng có chứa bo. Người ta có thể trộn với phân lân, kali hoặc phân đạm Nitrat thành các loại phân đạm Nitrat có chứa bo, phân đạm lân có chứa bo và phân lân – kali có chứa bo, phân đạm kali có chứa bo. Người ta còn trộn magiê với bo tạo thành bo magiê. Tỉ lệ bo trong thành phần phân phức hợp thay đổi tùy theo nhu cầu của cây và vùng đất sử dụng thường được ghi ró trong các bao bì bán trên thương trường. Quy tắc tính có thể dùng các chỉ số oxy + boric B2O3 hay B nguyên tố. Hệ số chuyển đổi giữa B2O3 và B là 6,44. * Sử dụng phân có Bo Điều trước tiên cần lưu tâm là không phải lúc nào cũng có nhu cầu bón bo. Chỉ bón bo trong trường hợp đất không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây. Thông thường chú ý đến nhu cầu của các cây sau đây: cây lấy củ họ thập tư (củ cải, su hào, cà rốt), cây lấy dầu, cây họ đậu, các loại rau họ thập tư và họ đậu. Đối với đất, sự thiếu bo thường gặp ở các loại đất trung tính và kiềm hoặc sau khi bón vôi. Người ta cho rằng nên bón đều đặn bo vào đất 15-20 kgB/1 ha hàng năm cho các lọa cây họ đậu, cây họ thập tự, cây lấy củ và rau, hoặc 3-4 năm 1 lần cho cây ăn quả. Tuy nhiên cần chú ý rằng, bo có thể gây ngộ độc cho cây trồng khi tích lũy đến liều lượng nhất định. Ion borat có thể được keo đất phu mà tích lũy lại trong đất đến mức gây độc. Cũng vì lý do này mà một số nước như Mỹ yêu cầu ghi rõ trên các bao bì hàm lượng bo trong phân với chữ cẩn thận (Warning hay Cotion) nếu hàm lượng bo trong phân vượt quá 0,03%. Có 2 cách sử dụng phân có bo: – Bón vào đất ở dạng muối hoặc dưới dạng các loại phức hợp có chứa các đa lượng. Lượng bo thường được sử dụng là 20-25kg/ha. – Trong trường hợp cấp bách cần bón để chữa thiếu vi lượng bo thì phun lên lá dung dịch muối Bo 2,2% liên tiếp 2-3 lần. * Chọn lại phân bo: Như đã nói trên bo ở dạng tan trong nước nếu được bón vào đất có khả năng hấp thu yếu và ở vùng mưa nhiều có thể bị rửa trôi mà mất đi. Vì vậy ở các vùng đất cát nên chọn các loại phân không hòa tan trong nước mà chỉ hòa tan trong axit xitric. Từ tài liệu: GS Võ Minh Kha, Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996.

Hướng Dẫn Thực Hành Sử Dụng Phân Vi Lượng Đồng

* Nhu cầu của cây đối với đồng

Từ năm 1931 người ta đã phát hiện cây có đồng mới phát triển tốt. Dần dần người ta thấy rằng cây trồng trên các đất than bùn, đất giàu hữu cơ có hiện tượng thiếu đồng. Gần đây hiện tượng thiếu đồng xuất hiện trên nhiều loại đất khác.

Đồng ảnh hưởng đến nhiều qua trình sinh lý sinh hóa của cây như quá trình cố định N, sự khử nitrat, sự phân giải, sự khử CO2, sự tổng hợp clorofin tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng, sự thoát hơi nước, sự chuyển hóa gluxit, tạo các mô mới thân lá rễ, và ảnh hưởng đến tính chịu hạn, chịu lạnh, chịu nóng của cây.

Đồng ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều loại chất đường bột, hợp chất có đạm, chất béo, clorofin và các sắc tố khác, vitamin C và các enzim.

Hiện tượng thiếu đồng thường xuất hiện đối với cây lúa gây ra hiện tượng trắng lá và các hạt đầu bông không thụ phấn (lúa bị rơm đầu), đẻ nhiều nhưng dảnh thành bông ít và xuất hiện ở các cây hòa thảo khác.

Sự bón nhiều đạm đã làm xuất hiện hiện tượng thiếu đồng có làm giảm năng suất và phẩm chất cỏ. Bón nhiều lân cũng làm giảm hàm lượng đồng và năng xuất cam quýt

Đồng dễ tiêu thường có nhiều trong đất và thường được đưa vào đất qua phân bón và các loại thuốc trừ nấm bệnh. Số lượng đồng trong đất phụ thuộc vào đá mẹ và hàm lượng Cu trong đất tăng dần qua quá trình tích lũy sinh vật (cây trồng hút Ci từ các tầng sau đưa lên mặt đất). Lượng Cu dễ tiêu trong đất thay đổi theo lượng chất hữu cơ. Chất hữu cơ trong đất thay đổi theo lượng chất hữu cơ. Chất hữu cơ trong đất kết hợp với đồng thành các phức chất đồng – hữu cơ cây trồng khó sử dụng. Nếu trong đất lượng N và S cao thì phức hợp đồng – mùn càng bền. Sét cũng có thể hấp thu các ion đồng, mặc dù sự hấp thu có yếu hơn. Đất giàu hữu cơ lại giàu sét thì sụ thiếu đồng càng dễ xuất hiện. Ở nước ta các vùng thung lũng núi, vùng đất sinh lầy ven biển, đất than bùn, đất phèn giàu hữu cơ đều có thế có hiện tượng thiếu đồng.

Các nghiên cứu cho thấy rằng khi pH đất tăng lên hàm lượng đồng dễ tiêu giảm xuống. Cho nên bón vôi cải tạo độ chua cũng dễ dẫn đến hiện tượng thiếu đồng.

Người ta còn nhận thấy rằng có quan hệ nghịch giữa lượng Al và đồng dễ tiêu. Khi hàm lượng Al tăng lên cây hút đồng ít đi. Người ta cũng thấy mối quan hệ tương tự giữa đồng và sắt.

Các loại đất chua, nhiều sắt, nhôm di động càng dễ xuất hiện hiện tượng thiếu đồng.

* Các loại nguyên liệu sử dụng sản xuất phân vi lượng đồng

Có hai nhóm chủ yếu:

Các hợp chất hòa tan trong nước: Đồng sunfat ngậm phân tử nước (CuSO4.H2O), có tỷ lệ Cu 35% ở dạng bột hoặc dạng viên. Đồng sunfat ngậm 5 phân tử nước (CuSO4.5H2O) có tỷ lệ Cu 25% ở dạng bột hoặc viên. Phức đồng (Cu.EDTA) ở dạng bột hoặc viên.

• Các hợp chất tan trong axit xitric: Đồng (II) oxit (CuO) có chứa 75% Cu, đồng (I) oxit (Cu2O) có chứa 89% Cu; sunfat hydroxit đồng (CuSO4.3Cu(OH)2.2H2O) có chứa 53% Cu ở dạng bột hoặc viên; đồng silicat ở dạng thủy tinh (silicat đồng) ở dạng bột; muối đồng amôn có chứa 30% đồng.

• Các hợp chất trên có thể dùng trực tiếp làm phân bón hoặc sản xuất phân đa nguyên tố chứa đồng. Quạng pyrit Cu có chứa 0,3-0,6% Cu cũng được sử dụng như một loại nguyên liệu để sản xuất các loại phân đa nguyên tố chứa đồng và chứa lưu huỳnh hoặc để bón trực tiếp.

* Sử dụng phân có đồng

Có thể cung cấp đồng cho cây bị thiếu đồng theo 2 cách:

Dùng dung dịch phun lên lá. Các loại muối đồng tan trong nước được pha với nồng độ tương đương 0,02-0,05% CuSO4 phun từ 600-1000 lít 1 ha, hoặc ngâm hạt giống trong vòng 6-12 giờ trước lúc gieo.

Dùng các muối đồng không hòa tan trong nước chỉ hòa tan trong axit xitric như đồng oxit và các silicat, các muối đồng amôn phootphat. Lượng bón tương đương 10-25kg Cu/ha.

Cu bón nhiều năm đễ tích lũy và gây độc. Nhiều vùng trồng nho do dùng dung dịch boócđô (hỗn hợp sunfat với vôi) qua nhiều năm để trừ bệnh nho đã tích lũy nhiều đồng đến mức gây độc đồng. Các vườn rau thường dùng thuốc trừ sâu bện có đồng cũng thường xảy ra hiện tượng độc thừa đồng.

Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996. (GS Võ Minh Kha)

Nguồn: camnangcaytrong.com

Hướng Dẫn Thực Hành Sử Dụng Phân Vi Lượng Boron

Cây trồng hút Bo chủ yếu ở dạng ion B 4O 72-, HBO 32- và BO 33-. Lượng Bo trong cây không nhiều lắm, chỉ tính loại 1/van trong chất khô.

* Bo ảnh hưởng đến quá trình sinh lý sinh hóa sau đây:

Do ảnh hưởng đến sự hình thành nhiều nhóm chất: đường bột, protit, chất béo, sắc tố, vitamin và auxin.

* Các trường hợp cây và đất có thể xảy ra hiện tượng thiếu bo:

Người ta cho rằng bo đóng vai trò xúc tác trong các phản ứng tổng hợp các nguyên tố tạo ra vách tế bào do đó bệnh thiếu bo thường xuất hiện ở cây củ. Các mô bên trong củ bị thối tạo thành các vùng đen hay nâu. Đó là bệnh rỗng ruột và đến ruột thường bắt gặp ở củ cải, cà rốt. Một số loại rau cũng rất nhạy cảm với sự thiếu bo. Cây Sulơ hay bị nâu là do thiếu bo. Sự khô ruột quả táo, thối củ khoai tây nhiều trường hợp cũng là do sựu biểu hiện của thiếu bo. Hiện tượng thiếu bo còn nhận xét thấy ở một số cây ăn quả có chiều dài không đều, quả ăn sần sùi và có nhựa chảy ra ở cuống. Bo còn ảnh hưởng đến cây họ đậu làm tăng sự cố định N, tăng sự hút nước cho cây họ đậu. Các kết quả nghiên cứu ở Nga còn cho thấy rằng thiếu bo còn giảm lượng RNA ở đỉnh cây và đỉnh rễ, cây họ đậu, giảm DNA ở cây hướng dương. Sự ảnh hưởng này còn làm rối loạn trao đổi chất của cây.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng bón quá nhiều B cũng gây ngộ độc cho cây. Liều lượng thích hợp cho cây này sẽ không thích hợp với cây khác. Liều lượng thích hợp cho cây chẻ ba có thể gây ngộ độc cho các cây họ đậu khác.

Nguồn Bo cung cấp cho đất thường là từ phân chuồng và nước mưa. Khoảng 20 g/ha một năm. Số lượng mất đi hàng năm rất lớn: 100-200 g/ha/năm do rửa trôi, 50-300 g/ha do sản phẩm thu hoạch (theo Gros ở Pháp). Các nước nhiệt đới số lượng mất đi còn nhiều hơn.

Hàm lượng bo trong đất khá cao: 0,5-10 mg/1kg chất khô, trong đó số lượng bo dễ tiêu chiếm 1-10% bo tổng số. Lượng bo dễ tiêu thường thay đổi theo pH. Vì vậy chỉ xảy ra thiểu bo trong 2 trường hợp sau:

– Đất kiếm hoặc đất chua bón quá nhiều phân.

– Đất trồng trọt lâu ngày bị rửa trôi và thoái hóa.

– Những cây có yêu cầu về bo rất cao có thể liệt kế như sau: thuốc phiện, củ cải trắng, xà lách, củ cải tím, su lơ, bắp cải, đổ tương, lượng bo trong chất khô cao hơn 35 mg/100g chất khô.

– Các cây có lượng bo trung bình carốt, khoai tây, thuốc lá, đậu trắng Hà Lan, cà chua, cần tây.

– Cây họ hòa thảo, lúa, ngô cần bo cấp thấp nhất

Bón cầng nhiêu đạm và kali nhu cầu bo tăng, nhưng bón P nhu cầu bo giảm. Tuy nhiên người ta lại nhận thấy bón bo làm tăng hiệu quả phân lân nên trong thương trường thường hay có loại phân lân có chứa bo. Cách làm này có hai mặt lợi: tăng hiệu quả phân lân và tăng khả năng sử dụng bo của cây.

* Các nguyên liệu để sản xuất phân có bo

Các loại phân có chứa bo thường được sản xuất từ axit boric, H3BO3 ở dạng bột có chứa 17.5% bo và các muối natri borat như: decahidrat natri tetrabonat (Na2B4O7.10H2O) ở dạng bột có chứa 11,3%B, pentahydrat natritetrabonat (Na2B4O7.5H2O) ở dạng bột và viên có chứa 14,9% B, natri tetraborat (Na2B4O7) ở dạng bột và viên có chứa 20,5 B, bột datôlitôbo (2CaO.B2O3.SiO2.H2O) có chứa 1,2-2% axit boric tan trong nước. Colemanhit (Ca2B6O11.5H2O) là dạng hợp chất không tan trong nước chỉ tan trong axit xitric ở dạng bột viên có chứa 14%B, ulexit (N.CaB5O9.8H2O) cũng là dạng hợp chất không tan trong nước chỉ tan trong axit xitric có chưa 9-10% B ở dạng bột viên. B thủy tinh (Frit) có chứa 2-10% B tan trong axit xitric.

Từ các hợp chất này người ta điều chế các loại phân đá lượng có chứa bo. Người ta có thể trộn với phân lân, kali hoặc phân đạm Nitrat thành các loại phân đạm Nitrat có chứa bo, phân đạm lân có chứa bo và phân lân – kali có chứa bo, phân đạm kali có chứa bo. Người ta còn trộn magiê với bo tạo thành bo magiê.

Tỉ lệ bo trong thành phần phân phức hợp thay đổi tùy theo nhu cầu của cây và vùng đất sử dụng thường được ghi ró trong các bao bì bán trên thương trường. Quy tắc tính có thể dùng các chỉ số oxy + boric B2O3 hay B nguyên tố. Hệ số chuyển đổi giữa B2O3 và B là 6,44.

Điều trước tiên cần lưu tâm là không phải lúc nào cũng có nhu cầu bón bo. Chỉ bón bo trong trường hợp đất không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây. Thông thường chú ý đến nhu cầu của các cây sau đây: cây lấy củ họ thập tư (củ cải, su hào, cà rốt), cây lấy dầu, cây họ đậu, các loại rau họ thập tư và họ đậu.

Đối với đất, sự thiếu bo thường gặp ở các loại đất trung tính và kiềm hoặc sau khi bón vôi.

Người ta cho rằng nên bón đều đặn bo vào đất 15-20 kg B/1 ha hàng năm cho các lọa cây họ đậu, cây họ thập tự, cây lấy củ và rau, hoặc 3 – 4 năm 1 lần cho cây ăn quả. Tuy nhiên cần chú ý rằng, bo có thể gây ngộ độc cho cây trồng khi tích lũy đến liều lượng nhất định. Ion borat có thể được keo đất phu mà tích lũy lại trong đất đến mức gây độc. Cũng vì lý do này mà một số nước như Mỹ yêu cầu ghi rõ trên các bao bì hàm lượng bo trong phân với chữ cẩn thận (Warning hay Cotion) nếu hàm lượng bo trong phân vượt quá 0,03%.

Có 2 cách sử dụng phân có bo:

– Bón vào đất ở dạng muối hoặc dưới dạng các loại phức hợp có chứa các đa lượng. Lượng bo thường được sử dụng là 20-25kg/ha.

– Trong trường hợp cấp bách cần bón để chữa thiếu bo thì phun lên lá dung dịch muối Bo 2,2% liên tiếp 2-3 lần.

* Chọn lại phân bo: Như đã nói trên bo ở dạng tan trong nước nếu được bón vào đất có khả năng hấp thu yếu và ở vùng mưa nhiều có thể bị rửa trôi mà mất đi. Vì vậy ở các vùng đất cát nên chọn các loại phân không hòa tan trong nước mà chỉ hòa tan trong axit xitric.

Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996. (GS Võ Minh Kha)

Nguồn: camnangcaytrong.com

Hướng Dẫn Thực Hành Sử Dụng Phân Trung Lượng Magie

Nhu cầu bón magie ngày càng bộc lộc rõ do nhiều lý do tương tự S (lưu huỳnh)

Ở nước ta vấn đề ngày càng đáng chú ý hơn. Do điều kiện thời tiết mưa nhiều, các cation như Ca, Mg, Na rửa trôi mãnh liệt, gây sự thiếu trầm trọng hơn.

Vai trò sinh lý của magie

Hàm lượng magie trong cây cần bằng lưu huỳnh và cao hơn lân. Số lượng magie trong một tấn thóc còn cao hơn lưu huỳnh. 1 tấn thóc có chứa 3.99kg MgO. Trong 1 tấn lúa mình có 2kg MgO và nếu tính cả rơm rạ là 3,5 kg MgO.

Vai trò của magie vừa là vai trò của yếu tố cấu tạo (cấu tạo nên sắc tố) vừa là yếu tố gây tác động đến các quá trình chuyển hóa như các vi lượng. Nó là thành phần của các enzim hoặc có tác dụng xúc tác hoạt động của các enzim. Vì vậy yếu tố magie thường được đưa vào hỗn hợp các phân vi lượng. Trong trường hợp này nó nên được xem là loại phân sinh hóa.

Các tác dụng chính của magie đến đời sống của cây trồng có thể kể ra như sau:

1. Là thành phần cấu tạo của clorofin, và của các xantofin và caroten, do đó ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp, tính chống chịu và chất lượng sản phẩm.

2. Ảnh hưởng đến sự tạo thành gluxit, chất báo, protit do tác động đến quá trình vận chuyển lân trong cây.

3. Ảnh hưởng đến quá trình hút lân, vận chuyển lân và tạo thành các hợp chất lân dự trữ như estephotphoric, phytin.

4. Ảnh hưởng đến sự tạo thành các lipit. Hiện tượng này có thể do tác động đến sự vận chuyển các hợp chất có chứa lân.

5. Magie làm tăng tính trương nước của tế bào do đó tăng tính giữ nước của tế bào giúp cho cây chống hạn.

6. Magie có tác dụng đối kháng với cation khác (Ca2+, NH3+, K+, v.v…) do đó giữ được pH thích hợp trong cây giúp cây chịu chua.

7. Một tác dụng đáng chú ý của magie là tạo được sự cân đối Ca, làm cho chất lượng của sản phẩm chăn nuôi tốt hơn trách nhiệm tránh bệnh uốn ván cho cỏ.

Vì vậy magie là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, tính chống chịu và phẩm chất nông sản.

Magie giúp cho sự vận chuyển đường bột về các cơ quan dự trữ của cây vì vậy cung cấp đủ magie là cho củ hạt nhiều bột, mía nhiều đường, quả ngọt hơn. Magie làm tăng hiệu quả phân lân và phân đạm, tăng sự tổng hợp protein làm tăng tỷ lệ protein trong hạt cây họ đậu. Magie cần cho sự hình thành chất béo, có lợi cho cây lấy dầu (lạc, vừng, đậu tương, cọ dầu, dừa v.v…). Magie cần cho sự hình thành tinh dầu có lợi cho cây lấy tinh dầu (bạc hà, sả, hương nhu, bạch đàn cánh kiến), cây kích thích (thuốc lá, cà phê, chè, cacao). Magie cần cho sự hình thành nhựa mủ (cao su, thông nhựa sơn). Tỷ lệ magie cao trong hạt củ quả và thức ăn gia súc làm cho giá trị nuôi dưỡng người và gia súc tăng lên.

Người ta đã phát hiện hiện tượng cỏ chăn nuôi thiếu magie do nhiều năm bón kali gây ra bệnh uốn ván cho bò, cừu ăn các loại cỏ đó.

magie ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu cho tằm ăn. Dâu được bón đủ magie lá dày hơn, tằm ăn ít bệnh, dày kén, tơ dài và bền hơn.

Hiện tương thiếu magie thường biểu hiện trước tiên ở các lá già. Lá bị mất màu xanh. Phần thịt lá mất màu trước. Không giống như thiếu kali, sự mất màu xanh bắt đầu ở mép lá, sự mất màu xanh do thiếu magie xuất hiện trước tiên ở phần thịt giữa các gân lá tạo thành các đốm vàng rất rõ: Sau một thời gian phần đó chết đi và lá rụng sớm. Hiện tượng lan dần lên các lá phía trên nếu thiếu trầm trọng.

Một số hình ảnh cây thiếu Magie

Đốm vàng là do sự tạo thành anthoxyan, nên nhiều khi lá chuyển sang màu vàng đỏ. Đối với cây dứa thiếu magie, các lá phía dưới xuất hiện màu vàng, sau đó lá héo queo lại như bị luộc, vì vậy được gọi là bệnh luộc lá dứa. Bệnh này thường xuất hiện trong mùa rét và khô hanh, có thể là do điều kiện rét và khô hanh làm cho sự hút magie khó khăn hơn và hoạt động các enzim yếu đi. Đối với cây ngô, mép lá cây thiếu magie hơi gợn sóng, giữa các gân lá thứ cấp vẫn có màu vàng, tạo thành các sọc xanh vàng rất rõ.

Đối với lạc và đậu tương, gân lá nhỏ nên hiện tượng vàng gần như toàn lá, và chỉ có những vết hoạc thư trên lá biểu hiện rõ.

Hiện tượng thiếu magie thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của cây.

Cần chú ý đảm bảo các nhu cầu magie cho các loại cây sau đây:

1. Cây hòa thảo: ngô, lúa, lúa mì

2. Cây họ cà: cà chua, khoai tây

3. Cây họ thập tự

4. Cây họ đậu

5. Cây ăn quả: dứa, cam quýt, nho

6. Cây lấy tinh dầu và nhựa mủ

Khả năng cung cấp magie từ đất cho cây trồng

Lượng magie trong đất thay đổi rất lớn từ 0,01% đến 3%. Phần lớn magie trong đất là từ đá mẹ như biotit, clorit, secpentinit, olivin phong hóa ra và ở dạng các muối silicat và cacbonat không hòa tan. Chỉ có 2-10% tổng số đó hòa tan trong nước và hấp thu trong khoáng sét. Lượng magie trong đất thay đổi theo đá mẹ hình thành ra đất. Đất do secpentinit, dolomit phong hóa có nhiều magie. Đất phù sa nhiễm mặn cũng có nhiều magie hơn các loại đất khác.

Đất bị xói mòn thường nghèo Magie

magie trong đất dễ di động nên cũng dễ bị rửa trôi. Lượng magie trong đất thay đổi theo điều kiện khí hậu, nhiệt độ lượng mưa. Các yếu tố này gây ảnh hưởng đến sự phong hóa và rửa trôi. Đất vùng nhiệt đới ẩm, mưa nhiều thương chua, nghèo magie hơn đất ôn đới. Đất canh tác lâu đời, bào mòn và rửa trôi mạnh nghèo magie hơn đất mới khai phá. Đất cát khả năng hấp thu kém nghèo magie hơn đất thịt. Sự thay đổi lượng magie tổng số cũng như magie trao đổi được theo thành phần cơ giới của đất (đất nặng nhẹ) rất rõ rệt. Đất cát trung bình có 0,08% MgO trong đó có 5 mg MgO trao đổi. Đất thịt trung bình có trung bình 0,11% MgO trong đó có 7mg MgO trao đổi. Đất sét có trung bình 0,19% MgO trong đó có 12mg MgO trao đổi. Nhu cầu bón magie thay đổi theo tính chất đất. Có loại đất cung cấp đủ magie không cần bón. Cũng cần lưu ý có những trường hợp đất thừa magie đến mức gây độc. Hiện tượng này hiếm thấy, chỉ đôi khi bắt gặp ở đất phát triển trên đá secpentinit.

Magie do bị cuốn theo nước thấm sâu mà mất. Con số ước tính ở vùng đất có tưới từ 25-28kg/ha. Ở vùng nhiệt đới con số có thể còn lớn hơn. Sau nhiều năm trồng trọt có tưới, ở vùng mưa nhiều nhu cầu bón magie ngày càng lộ rõ.

Đất có bón nhiều kali, bón các loại phân đạm có chứa ion amon, bón muối, các ion hóa trị I này thay thế magie trong hệ hấp thu của đất làm tăng sự rửa trôi kali. Mặt khác có sự đối kháng giữa sự hút magie với các ion kali, canxi, khi có nhiều kali, canxi trong hệ hấp thu cây hút ít magie. Nhu cầu bón magie sẽ thể hiện khi thâm canh bón vôi cải tạo đất và bón nhiều phân kali.

Người ta thường xác định nhu cầu bón magie dựa theo hàm lượng magie trao đổi trong đất. Tuy nhiên phương pháp này cũng không phát hiện nhu cầu bón magie chính xác lắm vì các lý do sau đây:

– Có sự chuyển trả lại từ dự trữ trong đất. Sự chuyển trả này thay đổi theo đất.

– Có sự hấp thu và giữ chặt Mg trao đổi.

– Sự cung cấp nhiều hay ít còn tùy thuộc tác dụng đối kháng của các in khác: kali, canxi, amon.

Các nhận xét cây trồng trên đồng ruộng và đoán định theo điều kiện địa lý thổ nhưỡng (lượng mưa, địa hình và thành phần ở cơ giới của đất) có thể cho kết quả chính xác hơn.

Nguyên nhân hiện tượng thiết magie xuất hiện muộn và dự kiến tình hình xuất hiện sự thiếu magie.

Cũng như S, sự thiếu magie chưa xuất hiện rộng rãi. Nguyên nhân của hiện tượng này như sau:

* Nguồn cung cấp tự nhiên không ít: Có những loại đá mẹ có nhiều magie đến mức có thể gây độc như trên đất phát triển từ đá secpentinit và trên đất thường có sự xâm nhập của nước biển. Trong phân chuồng có chứa từ 0,5-4,5kg MgO/tấn. Sự thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào hàm lượng magie trong đất độn dùng để độn chuồng và trong thức ăn gia súc. Cây trồng trên đất nghèo magie chứa lượng magie thấp nên trong phân chuồng và xác hữu cơ hoàn trả lại cho đất thấp. Người ta cho răng nếu đất đã nghèo magie thì dùng phân chuồng không có khả năng làm giàu thêm magie cho đất. Magie cũng cso thể được đưa vào đất từ nước tưới với số lượng hàng năm không nhiều lắm. Nước ngầm ven biển có chứa có chứa Na và Mg. Từ nước mao quản và từ nước mặt, các ruộng vùng ven biển được cung cấp một lượng magie khá cao. Nước mưa các vùng ven biển cũng có thể đưa vào đất một lượng magie từ 5-15kg MgO/ha/năm.

* Số lượng lấy đi trong sản phẩm hằng năm không nhiều

Số lượng lấy đi trong sản phẩm thu hoạch nếu năng suất thấp không nhiều lắm. Con số ước tính như sau:

Trong 1 tấn thóc và rơm rạ có 3,99kg MgO, còn riêng 1 tấn thóc có 1,49 kg MgO.

* Trong các loại phân bón được sử dụng như phân lân nung chảy, photphat cứt sắt và voi tro thảo mộc đều có chứa lượng magie cao. Trong phân lân nung chảy Văn Điển và Ninh Bình có chứa 15%MgO, như vậy bón 60kg/ha P2O5 (360kg phân) có thể cung cấp cho cây 54 kg MgO một lượng MgO đủ để đảm bảo cân bằng magie. Trong photphat cứt sắt có 2-5% MgO, trong photphat tự nhiên có 0,7% và supe lân 0,5%MgO. các loại phân kali có nhiều loại có chứa magie. Trong phân Kali magie có 18% MgO, patent-kali có 8% MgO. Khi bón vôi, tùy thuộc nguồn gốc của đá dùng để nung vôi mà vô tình chúng ta cũng cung cấp lượng magie khác nhau. Tỷ lệ Mg trong đá vôi thông thường từ 0-0,9% còn trong Dolomite có thể từ 9,3-20%. Tro thảo mộc chứa toàn bộ lượng magie trong cây. Đốt cỏ khi khai hoang không làm mất magie. Trong cho chứa hàm lượng magie khá, nhưng cũng như đã nói trên, cây trồng ở vùng thiếu magie, tro chứa hàm lượng magie thấp. Không có hy vọng dùng tro để sửa chữa lại sự thiếu hụt về magie của các cảnh quan thiếu magie.

Tuy nhiên gần đây nhu cầu bón magie được chú ý hơn ngoài các lý do số lượng lấy đi trong sản phẩm thu hoạch tăng lên, nguyên nhân được chú ý nhiều hơn là các nguyên nhân sau đây:

– Ở vùng nhiệt đới mưa nhiều các catinon kiềm như canxi, magie bị rửa trôi ra khỏi đất. Con số bị rửa trôi ngày được xúc tiến khi dùng nhiều loại phân đạm amon và kali. Các ion amon và kali đẩy ion magie ra khỏi hệ phức hấp thu làm cho dễ dàng bị rửa trôi. Ion canxi cũng có thể thay thế magie trong hệ hấp thu. Khi bón vôi, bón kali thường dẫn đến sự thay đổi cân bằng canxin, magie natri trong đất làm cho sự cung cấp magie của đất trong cây kém đi.

– Chăn nuôi phát triển, số lượng gia súc ngày càng cao cũng đòi hỏi dùng nhiều magie hơn. Vùng đồng cỏ nuôi bò sữa càng cần chú ý bón thêm magie. Một con bò sữa cho 25 lít 1 ngày cần 75 – 100kg MgO. Nếu hàm lượng magie trong máu gia súc không đủ, gia súc có thể bị co giật thường gọi là bệnh kinh giãn hay bệnh uốn ván do cỏ.

– Đòi hỏi của phẩm chất nông sản ngày càng cao.

Gần đây hiện tượng thiếu magie đã xuất hiện gây bệnh ở nhiều nơi. Điển hình nhất là hiện tượng héo lá dứa (còn gọi là luộc lá dứa). Sau nhiều năm bón kali cho dứa, đã làm magie trong đất bị kiệt quệ dẫn đến hiện tượng thiếu magie. Hiện tượng thiếu magie cũng thấy rõ ở các vùng chồng mía thâm canh bón nhiều đạm và kali. Các kết quả nghiên cứu cho thấy bón magie hoặc phân lân có chứa magie như phân lân nung chảy làm tăng năng suất đồng thời làm tăng phẩm chất mía. Hiện tương thiếu magie cũng thấy rõ trên các vùng trồng dâu, đặc biệt là dâu đồi và dâu trồng trên đất cát Hà Sơn Bình và Thái Bình. Bón magie hoặc thay thế bằng phân lân nung chảy có chứa magie không những tăng năng suất dâu mà còn giảm tằm bị bệnh, tăng tỷ lệ làm kén, tăng độ dày kén, độ dài và độ bền sơi tơ và tỷ lệ trứng tằm thụ tinh. Hiệu quả bón magie thể hiện rõ đối với lạc, đậu tương, ngô trồng trên đất cát và đất phù sa bạc màu. Trên vùng đất này các cây nói trên cũng cần lưu huỳnh. Bón phối hợp phân lân nung chảy và supe lân cho hiệu quả tốt.

Nhiều vùng cảnh quan nông nghiệp nước ta thiếu magie và cần được chữa bằng cách bón các loại phân hóa học hoặc các loại vôi có chứa magie. Có thể kể ra sau đây.

– Vùng đất đồi bị thoái hóa do đốt nương làm rẫy trồng trọt không hợp lý, canxi và magie bị rửa trôi. Đáng chú ý hơn là các loại phát triển như đá granit.

– Vùng đất bạc màu và đất xám.

– Vùng đất cát ven biển.

– Vùng đất phù sa thành phân cơ giới nhẹ.

* Các giải pháp để đảm bảo nhu cầu magie cho cây.

Trừ trường hợp đất cát và đất phát triển trên đá cát, các loại đất khác ban đầu đều giàu magie. Sau nhiều năm trồng trọt không hợp lý, đất bị rửa trôi xói mòn làm cho magie nghèo kiệt dần. Để bảo vệ magie cũng như các loại cation khác cần chú ý các biện pháp chống xói và phủ kiens mặt đất bằng thảm thực vật trong mùa mưa. Áp dụng hệ thống canh tác có hoàn trả hữu cơ cũng có tác dụng duy trì độ phì về magie của đất. Ngoài ra nên áp dụng các biện pháp sau đây:

1. Thay thế phân supe bằng lân nung chảy Văn Điển hay Ninh Bình hoặc dùng loại supe lân có chứa magie như supe lân M. Thay thế cấc loại phân có chứa kali bằng cấc loại phân có chứa kali magie.

2. Dùng các dạng vôi có chứa magie như dolomite, secpentin bón vào đất.

Dolomite là loại đá vôi có khá nhiều ở nước ta. Tỷ lệ magie trong dolomite nước ta trình bày trong bảng sau:

Có thể dùng ở dạng MgO (dolomite nung) hay MgCO3 (dolomite nghiền). Tỷ lệ MgO trong dolomite nung cao hơn dolomite nghiền. Tỷ lệ MgO trong một số dolomite nung như sau:

Nung từ dolomite: 29,3 – 33,3% MgO

Nung từ đá vôi dolomite A 1,5 – 5,5% MgO

Nung từ đá vôi dolomite B 15,5 – 29,3 MgO

Secpentin là loại khoáng silica magie có chứa 2Mg.2SiO3.2H2O hay Mg3H42O9, ngoài ra còn có MgSiO3 và một ít hợp chất sắt. Hàm lượng MgO là 18-25% và SiO2 là 40-48%.

Secpentin có thể dùng để trộn với supe lân hoặc nghiền bón trực tiếp.

Secpentin là hợp chất khó hòa tan, hiệu quả không thực hiện ngay tức khắc như dolomite hay magie sunphat.

Ngoài ra người ta còn có thể dùng quặng Dunit và Kiserit.

Dunit Mg2SiO4 + Fe2SiO4 là loại quặng chứa 24-28% MgO 35-39% SiO2 và 3-8% FeO.

Mg2SiO4 không hòa tan trong nước, nhưng Mg có thể trao đổi với ion H trong phức hệ hấp thu, vừa khử chua vừa làm giàu Mg.

Kiserit (MgSO4.H2O) và magie sunphat (MgSO4.7H2O) là hai loại muối hòa tan.

Trong Kiserit có chứa 29,13% MgO, magie sunphat có chứa 16,2% MgO.

Hai loại này có thể dùng phun lên cây hoặc hòa vào nước tưới vào đất hoặc trộn với phân lân để bón.

3. Phun magie lên lá. Biện pháp phun magie lên lá thường sử dụng với hai mục đích khác nhau: Cung cấp kịp thời magie khi có hiện tượng thiếu magie nghiêm trọng và cung cấp magie vào thời kỳ nhất định để xúc tiến các quá trình sinh hóa trong cây.

Trường hợp đầu phun thường chỉ giải quyết cấp thời lượng cung cấp không đủ, kèm theo nên tưới bằng dung dịch có chứa magie và sau đó sử dụng các loại phân có chứa magie để đảm bảo cung cấp magie lâu dài.

Trường hợp sau chỉ cần phun với nồng độ 1-2% MgSO4 phun 4-5 lần lên lá vào thời kỳ được chỉ định.

Magie có thể sử dụng trộn để phun cùng thời với các vi lượng khác và chát điều hòa sinh trưởng. Sử dụng hỗn hợp magie với lân và kali thường có lợi cho cây ăn quả và cây lâu năm.

Trong trường hợp có bệnh uốn ván do cỏ thiếu magie người ta có thể trộn MgSO4 vào thức ăn cho gia súc.

Trước đây người ta ít chú ý đến với đề bón magie và chỉ trong trường hợp yếu tố này thiếu đến mức gây hại như sự thiếu Mg gây ra bệnh héo lá dứa ở một số nông trường trồng dứa. Không nên chờ đến lúc thể hiện bệnh mới chữa trị, vì năng suất và phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất đã bị tổn hại. Ở vùng nhiệt đới mưa nheiefu nên chú ý bổ sung canxi và magie thường xuyên cho đất bằng các loại đá vôi chứa magie, phân lân nung chảy bón từng vụ.

Tất cả các loại phân bón có chứa magie đều được bón lót.

Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996. (GS Võ Minh Kha)

Nguồn: camnangcaytrong.com

Cẩm Nang Phân Kali: Phần 2: Hướng Dẫn Thực Hành Sử Dụng Phân Kali

GS Võ Minh Kha, Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996.

1. Đất chứa một lượng kali dự trữ rất lớn.

Chỉ riêng trong lớp đất mặn đã có 6 – 12 tấn K 2O. Đó là kho dự trữ kali chuyển dần ra để cung cấp cho cây. Phần lớn kali trong đất này không ở dạng hòa tan hay dễ tiêu, cây trồng có thể sử dụng được. Chỉ khoảng 5 – 10 kg K 2O / ha hòa tan trong dung dịch đất và khoảng gấp 10 lần như vậy được hấp thụ trên bề mặt keo đất có thể trao đổi với kali trong dung dịch cung cấp cho cây. Tuy nhiên giữa kali trong dung dịch đất, kali trao đổi và kali bị giữ ở trong đất cây không sử dụng được, có cân bằng động, nghĩa là khi cây hút phần dễ tiêu thì phần dự trữ được chuyển ra cung cấp cho cây. Vì vậy nếu một năm trồng một vụ cây ngắn ngày với năng suất không cao lắm hoặc với cây trồng lâu năm có bộ rễ ăn sâu khai thác kali ở các tầng sâu, nhu cầu bón kali thường không thể hiện rõ và cấp bách như nhu cầu bón N và lân. Kali là yếu tố cây cần thứ ba sau đạm và lân.

Trừ trường hợp trồng cây trên các cồn cát trắng ven biển, ít khi chúng ta thấy vì không bón kali mà cây trồng không mọc được, nhưng những trường hợp vì không cung cấp đầy đủ kali mà năng suất cây trồng giảm lại rất phổ biến.

Năng suất cây trồng càng cao, trồng nhiều vụ trong năm, số lượng kali bị cây trồng lấy đi nhiều, thời gian để kali trong đất có thể hồi phục lại ngắn làm cho càng ngày người ta càng thấy cần bón kali. Các kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón ở đất phù sa sông Hồng, đất phù sa sông Thái Bình, đất bạc màu, đất cát ven biển miền Trung, đất phù sa sông Cửu long cho thấy sử dụng N P K chưa được hợp lý. Phân lân trong những năm gần đây đã được chú ý, còn kali thì ít sử dụng. Trên phù sa sông Hồng tỷ lệ N – P – K bón cho lúa là 1 – 0,35 – 0,03, trên đất phù sa sông Thái Bình là: 1 – 0,4 – 0,03 và trên đất phù sa sông Cửu long là 1 – 0,61 – 0,01. Hiện tượng trên cũng có thể là do đất phù sa ở những con sông này dự trữ kali khá cao. Hiệu quả kali ở mức năng suất hiện nay < 10 tấn 2 vụ 1 năm chưa rõ lắm, chưa hấp dẫn nông dân sử dụng nhiều kali, nhưng sau nhiều năm khai thác và muốn nâng cao năng suất hơn nữa sẽ lộ ra nhu cầu bón kali. Trên vùng đất cát ven biển, nông dân đã chú ý dùng kali nhiều hơn. Tỷ lệ N – P – K được bón trên đất bạc màu là 1 – 0,24 – 0,16 và trên vùng đất cát ven biển là 1 – 0,43 – 0,18.

Cần chú ý bón phân kali cho cây trồng nước ta là vấn đề không cần phải bàn cãi nhiều.

Trong tình hình vốn đầu tư vào phân hóa học còn hạn chế, vấn đề đặt ra là đất nào và cây nào nên đầu tư trước tiên và nên sử dụng như thế nào cho có hiệu quả nhất.

Đối với phân đạm, vấn đề khá rõ ràng. Dự trữ đạm có khả năng cung cấp cho đất trồng thấp so với nhu cầu bón phân đạm của cây. Sự chênh lệch giữa các loại đất không đáng để ý tới. Lượng đạm cần bón quyết định ở nhu cầu cây trồng.

Đối với lân vấn đề cũng không quá phức tạp. Dự trữ lân trong đất có khả năng đáp ứng một phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu lân của cây nếu năng suất không cao lắm và đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao. Lượng bón lân cũng chủ yếu là để đảm bảo nhu cầu hàng vụ…

Nhu cầu bón kali sẽ đặt ra theo:

– Cây trồng và năng suất dự định thu hoạch.

– Tính chất đất.

– Tập quán sử dụng phân chuồng và vùi trả lại rơm rạ của từng địa phương.

2. Cây hút nhiều kali hơn đạm và lân.

Số lượng kali cây hút thay đổi theo loại cây. Có thể phân loại các cây trồng theo lượng kali cây hút:

– Cây hút rất nhiều kali, số lượng hút hàng năm (hay vụ) 200kg K 2 O / ha: cây dứa, cây chuối, cây dừa, cây cam, cây chanh, cọ dầu, cọ lấy lá, cây mía, sắn, khoai lang, bông, đay, gai, cói, thuốc lá, cỏ dùng cho gia súc, cây khoai tây.

– Câu hút kali vào loại trung bình 100 – 200 kg K 2 O/ha/năm: cây lúa, cây ngô, kê, cây lạc, cây đậu, đỗ, cây cà phê, cao su, điều, ca cao.

– Cây hút kali thấp: Các loại rau ăn lá, đậu, rau, chè.

Như vậy chu cầu bón kali tùy theo từng loại cây.

Sự chênh lệch về lượng kali cây lấy đi trong sản phẩm làm cho cùng trồng trọt trên 1 loại đất mà có cây cần bón rất nhiều kali, có cây cần bón ít hay có cây không cần bón kali. Trên chân đất trồng lúa màu có khi có vụ lúa chưa cần bón kali nhưng vụ màu trồng ngô, khoai tây, khoai lang lại cần bón. Ở các hệ canh tác lúa màu, kali bón cho vụ màu, còn vụ lúa sẽ thừa hưởng phần tồn dư. Trên đất đồi trồng chè, trồng dứa và sắn, nhu cầu bón kali cao.

3. Hàm lượng kali trong các loại đất rất khác nhau.

Tỷ lệ kali và khả năng cung cấp kali cho cây của đất thay đổi theo loại đá mẹ hình thành ra đất, đất nặng hay nhẹ, đất dốc hay bằng phẳng, độc hua cao hay thấp, vùng mưa nhiều hay ít.

Ở vùng nhiệt đới mưa nhiều, đất phong hóa mạnh, các khoáng nguyên sinh đều phân rã gần hết đất thường nghèo kali hơn các vùng ôn đới. Đất hình thành trên đá phiến giàu kali hơn đất hình thành trên đá cát, đất mới khai hoang giàu kali hơn đất trồng trọt lâu đời, đất sét giàu kali hơn đất cát, đất chua nghèo kali hơn đất kiềm, đất địa hình cao, dốc nghèo kali hơn đất ở nơi bằng phẳng, trũng. Những nơi có nước mặn xâm nhập thường có kali cao.

Nhu cầu bón kali thay đổi theo loại đất. Thường để đoán định sơ bộ nhu cầu bón kali ở các loại đất khác nhau có thể dựa vào các nhận xét nói trên. Để chắc chắn hơn thường dựa vào phân tích đất. Phân tích kali trao đổi (rút bằng dung dịch NaCl hay axetat amon) trong đất chỉ cho biết nhu cầu tức khắc thường giúp cho nhận định nhu cầu bón kali cho cây ngắn ngày trong một vụ nhất định. Xác định nhu cầu bón kali cho cả hệ canh tác nhiều cây ngắn ngày trong chu kỳ một năm hay nhiều năm, dựa vào phân tích kali tổng số có lẽ chính xác hơn.

Ở vùng nhiệt đới, phong hóa mạnh, kali trong khoáng nguyên sinh không có nhiều, xác định nhu cầu bón kali cho cây dựa theo hàm lượng kali tổng số càng có nhiều khả năng phù hợp với thực tế.

Có thể phân các loại đất Việt Nam hiện nay thành các nhóm có nhu cầu kali cao thấp khác nhau như sau:

3.1. Đất rất cần chú ý bón kali.

– Đất cát biển và đất cát sông.

– Đất xám bạc màu bao gồm cả 3 loại đất: đất xám bạc màu trên phù sa cũ, đất xám bạc màu glây trên phù sa cũ, đất xám bạc màu trên sản phẩm phá hủy của đá macma axit và đá cát. Trong đó đất xám bạc màu glây trên phù sa cũ do sự cung cấp tự nhiên bằng nước tưới va nước mặt hoặc sự cung cấp tự nhiên của kali trong nước ngầm, nhu cầu bón kali có thấp hơn hai loại kia.

– Đất xám nâu vùng bán khô hạn và đất potzon.

– Đất xói mòn trơ sỏi đá (núi và đồi).

3.2. Đất có nhu cầu bón kali.

– Đất phù sa: bao gồm đất phù sa hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và hệ các con sông khác. Thông thường đất phù sa hệ các con sông khác ở các tỉnh miền Trung có nhu cầu bón kali cao hơn vì thành phần cơ giới nhẹ hơn và xuất phát từ các vùng đá mẹ nghèo kali và gần nguồn hơn.

Trong các loại đất phù sa của một con sông đất phù sa trong đê không được bồi hàng năm nhu cầu bón kali cao hơn trong đất phù sa ngoài đê được bồi hàng năm. Cũng là phù sa của một lưu vực con sông, đất địa hình cao cần kali nhiều hơn, đất nhẹ cần kali hơn.

– Đất đỏ vàng. Trên đất đỏ vàng nhu cầu bón kali thay đổi theo đá mẹ. Các loại đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ nâu trên đá vôi nhu cầu bón kali cao hơn cả. Thứ đến đất nâu trên phù sa cổ, đất nâu tím trên đá macma bazơ và trung tính, đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính. Các loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất vàng đỏ trên macma axit có nhu cầu bón kali thấp hơn.

3.3. Đất có nhu cầu bón kali thấp hoặc chưa cần bón:

các loại đất mặn (đất mặn sú vẹt đước, đất mặn và đất mặn kiềm). Các loại phèn (phèn nhiều, phèn ít, phèn trung bình). Các loại đất lầy, đất than bùn, đất đen, đất mùn trên núi cao, đất mùn vàng đỏ trên núi cao tuy xếp vào nhóm này nhưng khi muốn trồng năng suất cao vẫn cần bón kali.

4. Lượng kali cây hút thay đổi theo năng suất.

Năng suất càng cao thì lượng kali cây hút càng nhiều. Số lượng kali cây hút không đơn thuần tỷ lệ thuận với năng suất. Các kết quả nghiên cứu cho thấy ràng khi trong đất có nhiều kali thì cây sẽ hút kali nhiều hơn nhu cầu thực của nó. Đó là hiện tượng hút thừa kali. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng cây trồng ở ruộng năng suất cao hơn thường có tỷ lệ kali cao hơn ruộng năng suất thấp. Cho nên do cả hai mặt năng suất và sinh khối tăng lên đồng thời tỷ lệ kali trong cây tăng lên nên mức tăng lượng bón kali cần cao hơn mức năng suất tăng lên. Muốn có năng suất cao cần bón nhiều phân kali.

Sau một vụ trồng nhất là vụ trồng năng suất cao, kali dễ bị tiêu bị cây hút không còn nhiều trong đất, phải sau một thời gian dài cày bừa xới xáo để cho đất nghỉ thì kali dễ tiêu mới hồi phục lại. Trong thời gian không trồng trọt nếu để đất nguyên trạng tốc độ kali phục hồi chậm hơn. Cày, phơi ải, xếp ải, bừa xới xáo đất, nhiều lần làm cho kali hồi phục nhanh hơn.

5. Trong quá trình trồng trọt, do bị cây hút và đất chưa kịp hồi phục nên lượng kali dễ tiêu trong đất trồng ở các thời kỳ sau thấp hơn thời kỳ trước, cây trồng ngắn ngày thường biểu hiện thiếu kali ở các thời kỳ cuối.

Trồng lúa trên các loại đất có hàm lượng kali giàu bón kali nuôi đòng có tác dụng tăng năng suất là vì lý do trên. Trồng khoai lang bón thúc thêm phân kali vào đợt vun cao khi khoai hình thành củ cũng có tác dụng tăng năng suất. Dầu đất giàu kali vẫn cần bón thúc kali cho cây ngắn ngày.

6. Kali có nhiều trong thân lá rễ, củ và có ít trong hạt.

Ví vụ với năng suất 8 t/ha lượng kali trong hạt là 62kg K 2O/ha và trong rơm rạ là 309 kg K 2O/ha. Trong hạt ngô tỷ lệ K 2O là 0,4 – 0,5% còn trong thân lá ngô tỷ lệ K 2O là 1,2 – 1,5%, trong củ khoai tây tỷ lệ K 2O là 2,0 – 3,5% còn trong thân lá 1,6 – 4,7%; trong lá cây thuốc lá lượng K 2O là 3,0 – 6,0%. Các loại cây lấy thân lấy củ, số lượng kali lấy đi trong sản phẩm thu hoạch cao hơn cây lấy hạt, vì vậy cần được trả lại nhiều hơn. Cần đảm bảo trả lại đủ kali lấy đi trong sản phẩm thu hoạch các hệ cây trồng mà sản phẩm thu hoạch từ thân lá củ, buồng.

Các loại cây dài ngày họ cau dừa như dừa, cau, thốt nốt, cọ dầu, cọ lấy lá, chà là…vv, rễ ăn nông, rễ hút chất dinh dưỡng ở sát ngay mặt đất, không khai thác được lượng kali ở các tầng đất sâu như các loại cây khác được bón kali nhiều hơn. Kali bón cho các loại cây này nên bón ngay vào gốc cây trên mặt đất để kali chuyển dần xuống hoặc cho vào túi treo trên ngọn như bóp muối.

Nông dân ta có tập quán cày vặn ra, cày vùi thân lá cây trồng trong đất. Phần lớn kali cây hút trong thân lá rễ. Nếu vùi lại thân lá rễ vào đất thì có thể giảm được nhiều kali cần bón.

Phần lớn kali trong cỏ, thức ăn gia súc, được bài tiết qua phân và nước tiểu gia súc. Sử dụng phân và nước tiểu gia súc làm phân bón, vùi lại thân lá rễ cây là cách trả lại kali cho đồng ruộng dễ dàng và kinh tế nhất.

Trong hoàn cảnh thiếu nhiên liệu, chất đốt chủ yếu của nông dân là rơm rạ, thân lá khô cây trồng. Tro còn lại chứa gần như toàn bộ lượng kali có trong các phế thải nông nghiệp dùng làm chất đốt. Vùi lại thân lá rễ, bón phân chuồng, bón tro thì số lượng kali thiếu hụt giảm đi nhiều và nhờ đó giảm lượng kali cần bón.

7. Kali là yếu tố làm tăng sức đề kháng của cây.

Người ta không tìm thấy kali ở bất cứ thành phần hợp chất nào của cây. Nó không phải là yếu tố cấu tạo. Vai trò của nó là xúc tiến các quá trình trao đổi chất trong cây thông qua ảnh hưởng đến hoạt động của các men, thông qua ảnh hưởng đến quá trình quang hợp mà xúc tiến sự hình thành các gluxit và hydrat cacbon trong lá và sự vận chuyển các chất vào cơ quan dự trữ.

Kali đặc biệt cần cho cây lấy đường (mía) độ ngọt của quả, đặc biệt cần cho cây lấy bột (khoai lang, khoai tây, sắn). Kali xúc tiến sự hình thành xenlulo linhin nhờ đó làm cho sợi dài và bền. Kali cần cho cây lấy sợi (bông, đay, gai, dâu tằm, dứa và dứa sợi).

Nhờ sự hình thành xenlulo và linhin, kali làm cho các mô chống đỡ cây dày và vững chắc. Nhờ đó giảm bị đổ khi hút thừa đạm đồng thời chống sự xâm nhập của các loài nấm bệnh, vi khuẩn, siêu vi khuẩn và sâu hại. Điều này đặc biệt quan trọng đối với cây họ hòa thảo: lúa mì, ngô, cao lương, kê.

Có mối quan hệ chặt chẽ giữa hàm lượng kali trong cây với hiệu suất sử dụng năng lượng ánh sáng. Cây ở vùng có độ chiếu sáng cao hút kali ít hơn ở vùng có cường độ chiếu sáng thấp. Hiện tượng này giúp chúng ta lý giải vì sao những năm trời âm u, thời gian chiếu sáng ngắn và cường độ ánh sáng thấp cần được bón nhiều kali hơn.

Kali còn tham gia vào sự hình thành protit. Cơ chế của hiện tượng này chưa rõ. Nhưng người ta còn thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa sự hút đạm và kali. Muốn cho cây trồng sử dụng đạm và kali tốt thì hai yếu tố này phải được cung cấp cân đối. Người ta cũng nhận xét ảnh hưởng của kali đến lượng protein trong hạt đậu, lạc.

Nồng độ kali cao trong không bào làm giảm sự thoát hơi nước của cây, do đó cây sử dụng tiết kiệm nước giúp cho cây chống hạn tốt.

Nhiệt độ thấp làm do dịch tế bảo đông lại, các phản ứng hóa học vì thế mà bị ngừng trệ. Nếu nhiều kali dịch tế bào sẽ chậm đông, nhờ đó kali giúp cho cây chống rét. Bón kali cho mạ đông xuân, bón kali cho cây lâu năm trước mùa đông là những biện pháp giúp cây chống rét tốt.

Kali làm giảm cường độ hô hấp, giảm sự tiêu hao chất hữu cơ do sự hô hấp quá mạnh do đó giúp cây chống nóng tốt.

Sự tạo thành hydrat cacbon, tiêu thụ lượng nitrat và lượng amon được hút vào để tạo thành protit làm cho khi bón đạm quá lượng trong cây không tích lũy amon và nitrat thừa gây độc cho cây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Kali là yếu tố tăng cường sức đề kháng của cây đối với điều kiện ngoại cảnh.

Đối với cây hòa thảo, kali làm tăng số dảnh dẻ, làm lá cây đứng, và tăng độ dài bông. Đối với cây lá rộng, kali làm cây phân cành sớm và tăng số cành.

8. Kali còn là yếu tố đảm bảo cho chất lượng sản phẩm.

Kali làm cho đậu, lạc giàu protit và chất béo, tăng sự chuyển đường gluco thành đường xacaro làm cho mật mía dễ kết tinh đường, tăng độ nhạy cháy của thuốc lào, thuốc lá, có trong thành phần dịch bào cây ăn quả có múi như cam chanh làm tăng sự bổ dưỡng, làm tăng caroten trong rau…vv

Một quy luật phổ biến là khi năng suất cây trồng tăng lên thường kéo theo sức đề kháng với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, và sức đề kháng với sâu bệnh giảm xuống, chất lượng sản phẩm giảm xuống. Hiện tượng này cần được khắc phục bằng cách bón cân đối giữa các yếu tố.

Mặt khác bón nhiều kali dễ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.

Hiện tượng được nói đến nhiều là ở các nước chăn nuôi đồng cỏ phát triển. Trong thành phần cỏ chăn nuôi có nhiều kali. Trên đồng cỏ chăn thả thường được bón 50 – 70 kg K 2O/ha/năm, trên đồng có cắt lượng ka li bón hàng năm lên đến 100 – 140 kg K 2 O/ha/năm. Số lượng còn cao hơn ở các vùng thâm canh. Bón kali cao trong nhiều năm làm cho lượng kali trong cỏ tăng lên và lượng magie, natri trong cỏ giảm xuống. Từ đó sinh ra bệnh cho bò được gọi là bệnh văn minh, bệnh uốn ván do cỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi bón nhiều kali hàm lượng kali trong cỏ tăng lên và lượng magie, natri trong cỏ giảm xuống. Khi bón ít kali thì lượng caroten trong cà rốt cỏ Ý và bắp cải giảm xuống. Bò ăn cỏ bón nhiều kali thì lượng magie trông huyết thanh giảm. Khi magie giảm đến mức nào đó thì xuất hiện hiện tượng uốn ván do cỏ.

Bón kali nhiều và liên tục cho dứa cũng gây hiện tượng phát triển không bình thường của dứa. Đất các vùng đồi trồng dứa nghèo kali. Có bón kali mới cho được năng suất. Các nông trồng trồng dứa các tỉnh phía Bắc do đó bón rất nhiều kali 100 – 180 kg K2O cho một vụ trồng dứa, trên đất đồi thoái hóa. Sau nhiều năm bón liên tiếp đã gây ra bệnh thối nõn dứa, hàm lượng đường trong quả thấp, dứa chua do thiếu magie và canxi. Hiện tượng hồng xiêm nhiều sạn phổ biến ở các vùng đất giàu kali hơn các vùng đất nghèo kali.

9. Nhu cầu bón kali duy trì từng vụ và dự trữ

Đối với các loại đất hiện đó đang có lượng kali dự trữ khá, bón kali thường không hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, câu hỏi thường được đặt ra là có nên bón thường xuyên một lượng kali nhất định bù lại số lượng lấy đi trong sản phẩm thu hoạch hàng năm để duy trì độ phí về kali của đất hay không? Trả lời câu hỏi này có hai ý kiến khác nhau:

Căn cứ trên các thí nghiệm so sánh hiệu quả của kali mới bón vào và kali có sẵn trong đất, cho thấy cây trồng thường ưu tiên hút kali có sẵn trong đất, người ta cho rằng cần duy trì độ phì về kali ở trong đất cao, không những cần bón để bù lại số lượng mất đi mà còn nên bón để làm cho đất có dự trữ kali cao. Quan điểm này còn được củng cố thêm bằng các thí nghiệm về sự tạo thành các khoáng vật có chứa kali thứ sinh. Các thí nghiệm này cho thấy kali trong khoáng nguyên sinh phân hủy ra có thể tham gia quá trình tổng hợp lại thành các khoáng thứ sinh (hydromica, vermiculit, clorit) được giữ lại trong đất, không dễ bị mất đi như N hoặc chuyển thành dạng cây khó sử dụng và không chuyển ngược trở lại được như P.

Một ý kiến khác cho rằng không hoàn toàn như vậy. Một số loại đất giàu kali, thậm chí quá giàu so với nhu cầu cung cấp kali cho cây. Giai đoạn đầu khi mới khai phá, đất thường rất giàu kali. Tuy không phát hiện hiện tượng thừa kali đến mức gây hại nhưng hiện tượng hút thừa trong sản phẩm và tàn dư thực vật làm cho sử dụng kali lãng phí là hiện tượng phổ biến. Bón kali cho đất trong những trường hợp này xúc tiến sự hút thừa.

Trong đất có hiện tượng cân bằng kali, kali dạng hòa tan trong dung dịch đất tăng lên do bón thêm phân hoặc do khoáng nguyên sinh phong hóa ra, thì kali sẽ được chuyển từ dạng hòa tan trong dung dịch thành dạng bị hấp phụ trên keo đất trao đổi lại được rồi dần dần chuyển thành dạng hấp phụ không trao đổi được. Trái lại, khi kali tỏng dung dịch bị cây hút, hoặc bị rửa trôi kali trong phức hệ hấp thụ sẽ được chuyển từ dạng không trao đổi được thành dạng trao đổi được và dạng hòa tan trong dung dịch đất.

đổi lại được <- đổi lại được <- trong dung dịch.

Ở những vùng mưa nhiều, kali trong dung dịch liên tục và mạnh mẽ bị rửa trôi đi, các khoáng nguyên sinh và thứ sinh phong hóa giải phóng kali được chừng nào sẽ bị rửa trôi đi chừng nấy. Do đó không những kali bón vào không được giữ và còn đẩy các cation khác, như NH+, Ca, Magie, Natri ra khỏi dung dịch đất làm cho các ion này cũng bị rửa trôi đi. Dữ trữ K trong phức hệ hấp thụ cao thì càng dễ chuyển các chất ra ngoài và mất đi. Do đó người ta cho rằng chỉ nên duy trì một lượng kali dự trữ vừa phải trong đất. Lượng này tùy thuộc khả năng giữ phân của đất và lượng mưa gây rửa trôi. Nếu đất có quá nhiều kali thì không cần bón bổ sung số lượng cây hút hàng năm để cho dữ trữ kali giảm đến mức thích hợp cho đến khi có thể gây ảnh hưởng đến năng suất, mới cần bón duy trì. Nếu đất quá nghèo, việc bón dự trữ kali trong đất cũng không nên vượt quá mức.

Hai quan niệm khác nhau này rõ ràng thể hiện các nhà nghiên cứu đã rút ra các kết luận theo điều mình đã thấy trên các thí nghiệm cụ thể. Ý kiến đầu tiên thường được thấy ở các nhà nghiên cứu vùng ôn đới và vùng nhiệt đới khô hạn mà ở đây các khoáng vật nguyên sinh chưa phong hóa nhiều và lượng mưa gây rửa trôi thấp, có khả năng tạo ra dữ trữ kali cao. Ý kiến sau thường là của các nhà nghiên cứu vùng nhiệt đới mưa nhiều.

Quan điểm thứ 2 có lẽ phù hợp với điều kiện nước ta hơn. Khi hàm lượng kali trong đất giảm đến mức gây ảnh hưởng đến năng suất cần bón hàng vụ một lượng kali bù lại sự mất đi trong các sản phẩm thu hoạch và do các nguyên nhân khác là cách làm thích hợp. Bón kali để tăng dự trữ kali trong đất kể cả về mặt khoa học và kinh tế đều không có lợi.

Trên các loại đất thoái hóa, bạc màu, đất có hàm lượng hữu cơ thấp, nhẹ, ít sẽ thường có lượng kali trong đất quá thấp so với yêu cầu. Đối với loại đất này nên bón cải tạo độ phì về kali trong đất sau đó hàng vụ bón trả lại phần mất đi của các vụ gieo trồng đó.

Cần lưu ý thêm ở các vùng nhiệt đới mưa nhiều, các cation bị kali đẩy ra khỏi phức hệ hấp thu như canxi, magie sẽ bị rửa trôi. Bón nhiều kali vì vậy dẫn đến đất bị chua, nghèo canxi và magie.

Có thể tóm tắt như sau về kỹ thuật sử dụng phân kali trên các lại đất có dữ trữ về kali khác nhau:

* Số lượng bón chỉ cần đảm bảo bù được xấp xỉ số lượng bị mất đi. Có thể ước tính số lượng mất đi do nước tiêu và nước mưa 0 – 5 kg K 2O/ha ở đất sét, 10 – 15 kg K 2O/ha ở đất thịt, 15 – 20 kg K 2 O/ha trên đất thịt nhẹ và cát pha, 30 – 40 kg K2/ha trên đất cát.

* Trên đất dốc, tùy theo độ dốc lượng kali bị mất đi do hiện tượng bào mòn thường lớn hơn rất nhiều số lượng bị rửa trôi.

* Số lượng kali bị lấy đi trong sản phẩm thu hoạch cần tùy thuộc sản lượng và tập quán mà trả lại tàn dư thực vật cho các vụ sau:

2. Trên đất có hàm lượng kali trung bình 0,2 – 0,3% K 2O tổng số, thì nên bón thêm một lượng kali nhất định cao hơn lượng lấy đi hàng năm từ 20 – 30% để nâng dần dự trữ lên đến 0,3% K 2 O tổng.

3. Trên đất nghèo kali, hàm lượng < 0,2% cần bón nhiều kali hơn để trong thời gian 2,3 vụ đưa được lượng kali tổng số lên 0,3%. Trường hợp này là bón cải tạo kali, đối với loại đất này không những chỉ thiếu kali mà thường còn thiếu magie, canxi, natri và một số các cation khác. Các loại quặng có chứa kali khai thác trực tiếp làm phân bón không qua chế biến, các loại khoáng vật có chứa kali không hòa tan sẽ rất thích hợp vì giá thành rẻ có thể bón với lượng cao, bổ sung các yếu tố khác ngoài kali và không gây sự mất cấp thời các yếu tố khác do bón nhiều kali một lúc.

10. Phân chuồng, phân hữu cơ và vấn đề bón phân kali.

Trong các tàn dư thực vật, phân chuồng, nước giải gia súc có chứa một lượng kali đáng kể. Mười tấn phân chuồng tương đương 50 – 60kg K 2 O.

Trên ruộng lúa, năng suất 6 tấn/ha số lượng kali lấy đi trong hạt thóc khoảng 40 – 50kg K 2 O. Nếu đảm bảo vùi trả lại rơm rạ và bón 10 tấn phân chuồng thì sự thâm hụt về kali không lớn.

11. Kỹ thuật sử dụng phân kali

Trừ trường hợp đất cát dung tích hấp thu rất yếu, phân kali cũng như phân đạm cần được bón nhiều lần để tránh rửa trôi và tránh làm cho nồng độ dung dịch đất tăng lên quá cao là xót rễ, còn trên các loại đất khác phân kali thường được dùng bón lót vào đầu vụ để nâng dự trữ của đất.

* Đối với ruộng trồng nhiều vụ cây ngắn ngày: xác định thời kỳ bón phân kali nên chú ý các điểm sau đây:

– Số lượng kali dự định bón trong 1 năm nên tập trung vào vụ cây có nhu cầu kali cao nhất. Ví dụ ruộng trồng khoai lang – lúa mùa tất cả kali nên dành bón cho khoai lang vụ đông xuân. Ruộng trồng 2 vụ một vụ khoai tây, kali nên bón tập trung vào vụ khoai tây.

– Số lượng kali nên ưu tiên cho cây trồng trong vụ đông xuân có nhiệt độ thấp.

– Nếu trồng nhiều vụ, thời gian làm đất giữa các vụ ngắn cần chú ý bón phân kali lót. Ngược lại làm ít vụ, có thời gian đất nghỉ dài, kali chỉ cần bón ít và tập trung vào thời kỳ cây cần nhất ví dụ lúa vào trước trổ, khoai lang vào trước đợt vun cuối cùng.

* Đối với cây lâu năm như cà phê, cao su, cây ăn quả..vv Các loại cây này có rễ ăn sâu khai thác kali ở các tầng đất sâu. Khó có biện pháp kỹ thuật canh tác để đưa kali đến các tầng đất này vì vây cần cung cấp đủ kali cho cây từ lúc trồng. Người ta trộn kali, lân với phân chuồng bón vào hốc lúc đặt cây. Khi cây lớn, kali được bón hàng năm cùng với phân hữu cơ và phân lân vào đầu vụ đông. Bón như vậy giúp cây phát triển rễ, chống được hạn và chống rét.

Kali cũng thường được phun lên lá kết hợp với lân, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng.

Cẩm Nang Phân Lân: Phần 2: Hướng Dẫn Thực Hành Sử Dụng Phân Lân

GS Võ Minh Kha, Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996.

1. Lân là yếu tố phân bón có thể xuất hiện nhu cầu ngay khi đã bón đủ đạm.

Trong đất, tùy theo nguồn gốc phát sinh có chứa một lượng lân nhiều hay ít đủ để cung cấp cho cây trồng khi năng suất còn thấp. Muốn đạt năng suất đó chỉ cần bón đạm là đủ. Đất mới khai hoang trừ một số trường hợp đặc biệt hiệu quả phân lân không rõ. Sau nhiều năm trồng trọt, không bón phân lân, lân trong đất nghèo dần. Năng suất cây trồng càng cao thì dự trữ lân trong đất càng tỏ ra không đủ để cung cấp cho cây. Sản phẩm lấy đi càng nhiều, lân trong đất càng nghèo cạn kiệt. Nhu cầu bón lân xuất hiện dần theo tình hình thâm canh phát triển.

Đó là tình hình phổ biến. Tuy vậy cũng có rất nhiều trường hợp đặc biệt ngay từ khi mới khai hoang, lân đã là yếu tố hạn chế năng suất. Đất mới khai hoang nhiều hữu cơ tươi, nhiều mùn có thể cung cấp nhiều đạm cho cây. Trên các loại đất này, cây thiếu lân hơn là thiếu đạm.

Ở nước ta hiện tượng này phổ biến ở các vùng đất thấp mới khai hoang châu thổ sông Hồng, châu thổ sông Cửu Long, vùng ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, miền trung và Nam Bộ, vùng đát lũng núi Việt Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên v..v.. Ở các vùng này trồng lúa không bón lân không được thu hoạch.

2. Có khi lân là yếu tố hạn chế năng suất chứ không phải là đạm. Bón đủ lân mới có thể khai thác được dự trữ đạm trong đất.

Ở những vùng đất bình thường khác của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và phù sa sông miền Trung khi năng suất lúa còn dưới 2 – 5 t/ha/vụ hiệu quả phân lân nhiều chỗ chưa thể hiện rõ hoặc rất thấp nhưng muốn đạt từ 2 – 5 t/ha/vụ trở lên không thể không bón thêm lân.

Thiếu đạm, cây không phát triển thân lá, không tạo thành nhiều sinh khối – cơ sở hình thành năng suất. Thiếu lân sinh khối cũng không hình thành được. Cả đạm và lân chứ không phải riêng đạm như người ta thường hiểu lầm làm tăng sinh khối của cây. Nhầm lẫn càng lớn nếu nghĩ rằng lân kìm hãm sự phat triển sinh khối.

3. Sinh khối có phát triển mới có cơ sở cho thu hoạch cao. Tác dụng của lân đến hình thành sinh khối thể hiện ở nhiều mặt:

– Lân làm tăng sự phát triển của hệ rễ làm cho cây hút được nhiều nước, nhiều chất dinh dưỡng trong đất hơn.

– Lân cần cho sự hình thành tế bào mới, tạo chồi, tạo búp, phân cành ra lá mới.

– Cây đủ lân quang hợp mạnh, tạo thành đường bột, từ đó tạo thành protit, chất béo.

Từ sinh khối tích lũy được, các chất được vận chuyển để tạo thành sản phẩm thu hoạch. Quá trình phân giải, vận chuyển, tổng hợp lại ở sản phẩm thu hoạch chịu sự tác động của các men, mà lân là thành phần có ảnh hưởng đến. Tỷ lệ giữa phần được thu hoạch và sinh khối gọi là hệ số kinh tế. Bón đủ lân hệ số kinh tế cao, tiết kiệm sử dụng phân đạm.

4. Lân trong lương thực thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cần cho sự phát triển và sức khỏe của người và gia súc.

Bệnh còi xương của người đặc biệt là trẻ em, của gia súc non, bệnh bất dục (đẻ con ít hoặc không sinh đẻ được) là do thiếu lân và canxi trong thức ăn. Tỷ lệ lân trong ngũ cốc, đậu đỗ, cỏ chăn nuôi thay đổi theo số lượng lân được bón cho cây.

Lân ảnh hưởng đến tỷ lệ bột trong hạt và củ, tỷ lệ đường trong cây lấy đường, tỷ lệ protein, tỷ lệ dầu béo (trong cây lấy dầu như lạc, dừa đào lộn hột, vừng..). Tỷ lệ dầu thơm (trong cây hương liệu, sả, hương nhu, hồi..) Tỷ lệ nhựa mủ (thông, cao su) và độ bền của sợi, màu sắc của củ quả. Cây bón đủ lân giàu vitamin b2 và một số tài liệu cho rằng làm giảm lượng nitrat tích lũy trong củ quả. Lân là yếu tố của chất lượng sản phẩm.

5. Khi cây ra hoa kết quả, lân từ các bộ phận khác vận chuyển và tích lũy về quả, hạt và hình thành các hợp chất lân hữu cơ dự trữ trong hạt.

Khi hạt nảy mầm các hợp chất lân này sẽ phân giải cung cấp cho quá trình hình thành tế bào mới của rễ và mầm non. Vì vậy cây bón đủ lân, hạt giống dễ bảo quản, tỷ lệ nảy mầm cao, cây non phát triển bụ bẫm. Lân là yếu tố cần được chú ý khi sản xuất hạt giống.

6. Sự cân đối giữa lân và đạm góp phần giữ vững chất lượng khi bón đạm nhiều để có năng suất cao.

Sự cân đối giữa lân và đạm cũng hạn chế sự tăng sâu bệnh hại khi tăng lượng bón đạm.

Tất cả những điều nói trên giải thích tại sao cần bón thêm phân lân khi bón tăng phân đạm.

7. Cần bón lân hay không còn tùy thuộc khả năng cung cấp lân của đất.

Hiệu quả phân lân phụ thuộc vào lượng lân trong đất. Biết hàm lượng lân tổng số (lượng lân ở tất cả các dạng cây sử dụng được hay không sử dụng được) trong đất không có ích nhiều cho việc xác định lượng bón lân. Có nhiều khi có nhiều mà cây không dùng được. Quyết định cần bón hay không là ở lân dễ tiêu trong đất nhiều hay ít.

8. Lân tồn tại trong đất dưới nhiều dạng hợp chất khác nhau.

Có hợp chất tan trong nước, có hợp chất chỉ tan trong axit yếu hay dung dịch muối trung tính, có hợp chất chỉ tan được trong axit mạnh. Các hợp chất chỉ tan trong axit mạnh cây không hấp thụ được gọi là lân khó tiêu. Nhờ có thể tiết ra các axit hữu cơ, hòa tan các hợp chất lân, nên cây có thể hút được cả các chất tan trong nước và cả các hợp chất chỉ tan trong axit yếu hoặc dung dịch muối trung tính. Phần lân này được gọi là lân dễ tiêu. Định cho đúng lượng lân dễ tiêu trong đất là vấn đề phức tạp. Nhiều người nghiên cứu, mà mỗi nhà nghiên cứu lại đề ra một phương pháp khác nhau. Điều đó cũng dễ hiểu. Mỗi nhà nghiên cứu chỉ nghiên cứu một số loại đất và loại cây nhất định và đưa ra các phương pháp phù hợp cho loại đất loại cây mà mình nghiên cứu. Cho đến nay vẫn chưa thể và có lẽ không bao giờ có thể thống nhất được một phương pháp phân tích lân dễ tiêu chung.

Các phòng phân tích nông hóa căn cứ trên tính chất đất, đặc điểm cây chọn một trong rất nhiều phương pháp phân tích lân dễ tiêu để phân tích và dựa trên số liệu để phân loại đất theo 4 nhóm:

+ Nhóm rất nghèo lân dễ tiêu.

+ Nhóm nghèo lân dễ tiêu.

+ Nhóm có lượng lân dễ tiêu trung bình.

+ Nhóm giàu lân dễ tiêu.

+ Căn cứ vào đó để định lượng lân cần bón.

Loại giàu không cần bón ngay. Sau một thời gian trồng trọt lâu dài, lượng lân dễ tiêu trong đất giảm đi mới cần bón. Loại trung bình cần bón bổ sung hàng năm để bù lại lượng mất đi hàng năm. Loại nghèo và rất nghèo không những phải bón bổ sung hàng năm mà còn phải bón nhiều hơn để tăng lượng lân dễ tiêu trong đất đến mức thích hợp.

Các dung môi rút tinh lân dễ tiêu để phân tích dùng cho một loại đất cần làm thế nào phù hợp với chất lân có trong loại đất đó. Các dung môi mà các nhà nghiên cứu đề xuất có thể phân biệt thành 3 nhóm:

– Các dung môi kiềm: Dùng dung dịch NaOH 0,1 N hay dung dich K 2CO 3 1%, (NH 4) 2CO 3 1%. Dung môi này phù hợp cho sự rút lân dễ tiêu ở đất giàu hữu cơ và mùn, đặc biệt các loại đất gọi là đất hữu cơ.

– Các dung môi axit: Dùng các axit mạnh như H2SO4, HCl với nồng độ rất thấp 0,1 N – 0,002 N. Dung môi này thường được dùng cho các loại đất ít hữu cơ, và trung tính ít chua.

– Các dung môi muối trung tính: Dùng các muối như NH 4Cl, NaCH 3 COO, NH 4F, K 2SO 4 ở nồng độ thích hợp. Các loại dung môi này thường dùng cho các loại đất ít hữu cơ, chua.

Trong tương lai bón lân cho cây trồng càng cần phải đẩy mạnh. Xem xét đất trồng, xác định nhu cầu bón lân và giúp nông dân định lượng cần bón là việc cần làm. Các nhà khuyến nông nên xây dựng bản đồ bón lân dựa theo phân tích lân dễ tiêu trong đất và căn cứ trên loại cây và năng suất mong muốn để hướng dẫn lượng lân cần bón. Bản đồ này vừa có tác dụng giúp cho các nhà quản lý nông nghiệp các nhà kinh doanh vật tư nông nghiệp có cơ sở dự toán số lượng lân cần cung ứng cho nông dân hàng năm. Các bản đồ này 3 – 5 năm làm lại một lần cho phù hợp với tính chất đất đã thay đổi.

9. Cây chỉ hút một phần lượng lân bón vào đất.

Tỷ lệ giữa lượng lân bón vào đất và lượng lân cây hút được gọi là hệ số sử dụng lân. Hệ số sử dụng lân của cây thấp hơn hệ số sử dụng đạm rất nhiều. Hệ số sử dụng đạm khoảng 50 % (có tác giả nghiên cứu còn đưa ra số liệu thấp hơn 40%) còn hệ số sử dụng lân chỉ khoảng 30%. Phần còn lại trong đất cây có thể sử dụng một phần cho vụ sau. Vì vậy, sau nhiều vụ bón lân nếu một vụ không bón sự hụt năng suất không rõ. Chính hiện tượng này làn cho nông dân không thể nhận rõ sự cần thiết của việc bón lân. Nhưng nếu thấy như vậy mà không bón lân, sau vài vụ lân dễ tiêu cung cấp cho cây sụt xuống quá mức giới hạn, năng suất sẽ bị ảnh hưởng.

10. Vấn đề cải tạo và nâng độ phì của đất về lân lên đến mức phù hợp có thực hữu ích hay không vẫn còn là vấn đề tranh cãi về cả hai khía cạnh tự nhiên và kinh tế.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng nên cải tạo độ phì của đất về lân, tạo một lượng lân dự trữ khá trong đất làm cơ sở, sau đó hàng năm bón bổ sung lượng mất đi. Các nhà nghiên cứu này thường gặp trên các vùng đất ít chua, đất nhẹ, đất giàu hữu cơ. Ở các loại đất này lân bón vào đất bị chuyển thành các dạng lân ít hòa tan (các dạng canxi photphat và các phức hợp lân – mùn) dễ được di chuyển trả lại cung cấp cho cây. Hiện tượng này còn được gọi là sự hấp phụ nhưng không giữ chặt hoặc giữ chặt rất yếu. Các kết luận mà các nhà nghiên cứu về lân trên đất phèn, trên đất laterit chua rút ra lại khác. Các loại đất này thường là giàu sét, có khi giàu hữu cơ, chua nhiều sắt, nhôm dễ hòa tan, dễ di động. Phân lân bón vào dễ chuyển thành dạng khó hòa tan tồn trữ lại trong đất. Fe, Al photphat và các ion photphat bị keo sét tích điện dương hấp phụ rất khó di chuyển trở lại để cung cấp cho cây. Đó là hiện tượng hấp phụ và giữ chặt lân. Phân lân dễ tiêu bón vào đất này rất nhanh chóng chuyển thành dạng khó tan, hiệu lực còn lại thấp. Trên vùng đất đỏ Tây Nguyên chỉ 2 đến 3 vụ sau hiệu lực còn lại của lân đã không còn rõ nữa. Trên đất phèn Đồng Tháp Mười có khi ngay vụ sau đã hết hiệu lực, thậm chí trên đất phèn nặng mới khai hoang, bón đầu vụ đến cuối vụ đã thấy thiếu lân.

Như vậy ngoài khía cạnh kinh tế, sử dụng vốn đầu tư vào phân bón, ứ đọng vốn khi áp dụng cách bón cải tạo, không nên bón nhiều lân một lúc để cải tạo các loại đất này, vì nếu có bón nhiều lân ở dạng dễ tiêu, lân dễ tiêu cũng sẽ bị chuyển thành dạng khó tiêu cây không sử dụng được. Ý đồ cải tạo sẽ khó có thể thực hiện được. Các loại đất của nước ta, rất đáng tiếc phần lớn có khả năng hấp phụ lớn và giữ rất chặt lân, không nên áp dụng biện pháp bón cải tạo mà nên bón hàng năm. Phần không sử dụng hết sẽ nâng dần độ phì của đất.

Nên bón nhiều lân để cải tạo độ phì về lân của đất hay chỉ nên bón vừa phải từng vụ, điều đó phụ thuộc vào tính chất đất có khả năng hấp phụ và giữ chặt lân mạnh hay yếu. Không nên dùng lượng lân cao để cải tạo độ phì về lân của đất ở các vùng đất sét giàu hữu cơ, chua và lượng sắt nhôm hòa tan cao.

11. Khác với đạm, bón lân nếu vượt quá mức cây cần dùng vẫn không làm giảm năng suất và phẩm chất nông sản đến mức nhận thấy rõ ràng.

Nếu vẽ đường cong tương quan giữa năng suất và lượng bón lân ta bón thường không tìm thấy đỉnh tối đa. Như vậy không nhất thiết phải quá thận trọng hạn chế lượng bón lân. Thường nên bón quá mức cần dùng một ít để tránh vì thiếu lân mà phân đạm không phát huy hết hiệu quả.

12. Những kết quả nghiên cứu ở vùng trồng lúa năng suấ cao, ở vùng trồng cam cho thấy rằng sau nhiều năm bón phân lân dễ tiêu (supe lân, DAP) một số vi lượng như kẽm, vi lượng đồng bị chuyển thành dạng cây không sử dụng được.

Hiện tượng thiếu Zn ở một số vùng trồng lúa Philipin, trên cây lanh ở nước Pháp và cũng bắt đầu xuất hiện ở vài nơi ở nước ta là ví dụ. Quan sát của Bingham trên cây cam cho thấy lượng đồng giảm xuống đến mức gây bệnh thiếu đồng do bón lân cao trong nhiều năm là một ví dụ khác. Người ta cũng quan sát thấy khi bón lân cho cây trồng nhu cầu Bo và Molybden cao lên. Nhiều nhà sản xuất phân bón vì vậy đã cho thêm vi lượng vào trong phân lân. Trên thương trường đã có xuất hiện các loại phân lân có Bo, có Mo, Zn, Cu, Mn.. để nông dân có thể chọn lựa khi cần thiết. Nên có các loại phân lân có chứa vi lượng.

13. Phân lân nên chú ý sử dụng để bón lót vì hai lý do:

– Lân rất cần cho sự phát triển của rễ và sự phát triển mầm cây ở giai đoạn cây non.

– Phân lân sau khi bón vào đất cho dù ở dạng hòa tan hay không hòa tan đều ít di chuyển, ít bị rửa trôi và mất đi. Cho nên nếu không phải là tất cả thì cũng là phần lớn lượng lân nên dùng bón lót. Mặc dầu lân rất cần cho sự hình thành sản phẩm thu hoạch, hạt và củ và ảnh hưởng đến phẩm chất sản phẩm thu hoạch nhưng khó có cách đưa lân tiếp cận đến rễ non vào đúng các giai đoạn cây cần bằng cách bón thúc. Lân khuếch tán chậm và không xa. Nếu cuốc xới để đưa lân vào tiếp cận với rễ sẽ làm đứt rễ rụng hoa quả. Để giải quyết nhu cầu lân vào các thời kì này, cách thường dùng là phun lân lên lá cây cùng với các chất vi lượng và điều hòa sinh trưởng. Một số nhà sản xuất đang chú ý sản xuất phân không bị hấp phụ như photphat và các pyrophotphat, metaphotphat dùng bón thúc. Ý định này vẫn còn đang ở giai đoạn nghiên cứu.

Lân bón lót, trừ ruộng lúa và các cây trồng không theo hàng, bón cho các cây trồng khác, nên bón cùng với hạt giống theo hàng hoặc theo hốc cây. Làm như vậy rễ cây có thể tiếp xúc với phân, lấy phân được dễ dàng.

Đối với cây lâu năm nên bón phân lân đến tận vùng rễ non phát triển vào cuối vụ đông.

14. Nguyên nhân của hiện tượng chuyển lân thành dạng khó hòa tan cây khó sử dụng là do phân tiếp xúc với keo đất và các chất hóa học trong dung dịch đất.

Hiện tượng này rất mạnh ở đất quá kiềm hoặc quá chua giàu sét, giàu hữu cơ, nhiều sắt nhôm hòa tan và ít hơn ở đất ít chua, trung tính hoặc trên đất cát nhẹ. Trên các loại đất có khả năng hấp phụ và giữ chặt lân mạnh, làm cho phân ít tiếp xúc với đất bằng cách viên thành viên trộn lẫn với phân chuồng, bón theo hàng theo hốc có thể làm tăng hiệu quả phân lân.

Nên sản xuất phân lân viên cho cây trồng cạn và cây lâu năm.

15. Bón thúc lân hay không phụ thuộc vào cây và đất.

Những loại đất mà quá trình chuyển lân thành dạng khó hòa tan mạnh có nhu cầu bón thúc lân. Canh tác trên đất phèn nếu để cho mất nước khô ruộng, phèn xì lên, sắt nhôm chuyển lân thành dạng khó hòa tan. Sau khi dùng nước rửa và ém phèn cần bón thúc lân cho lúa, lúa mới hồi phục nhanh được. Các ruộng lúa đất nặng, người cấy lúa nhiều khi không chú ý đến bùn quá loãng khi cấy, cây lúa bị cấy quá sâu, rễ thối, lúa vàng đứng cây không đẻ nhánh được. Chỉ sau khi rễ ở các mắt trên phát triển lúa mới bắt đầu hồi phục. Hiện tượng này gọi là nghẹt rễ, ngộ độc H 2 S. Khi gặp hiện tượng này cũng cần bón thúc lân để cho lúa hồi phục nhanh hệ rễ, sau đó bón tiếp phân đạm cho lúa chóng phát triển. Một số cây hoa màu như ngô, đậu đỗ bón thúc lân vào các thời kì vươn cao nếu đất xấu và xuất hiện dấu hiệu thiếu lân đều làm tăng năng suất. Các loại cây có thời gian sinh trưởng dài như mía, sắn bón thúc lân vào các đợt làm cỏ, vun cây về sau đều có hiệu lực.

16. Phân lân bón cho cây lâu năm nên bón vào đầu mùa đông.

Vào mùa đông cây lâu năm thường rụng lá và ngừng phát triển. Trong thời kỳ này cây phát triển mạnh hệ rễ. Bón phân lân sớm vào đầu mùa đông có hai mặt lợi: Làm cho hệ rễ phát triển mạnh giúp cho cây tìm được nhiều nước hơn trong mùa đông khô hanh, tạo cho cây phát triển mạnh vào mùa xuân và giúp cho cây trồng chống rét vào mùa đông.

Phân lân bón cho cây lâu năm thường được trộn với phân hữu cơ và được bón vào các hố đào quanh cây chiếu thẳng từ tán cây xuống đất.

Sự di chuyển yếu trong đất làm cho các đợt bón phân trong các năm sau khó đưa phân đến vùng phát triển của hệ. Các nghiên cứu để có những loại phân lân dễ di chuyển chưa có kết quả như ý. Nhiều nhà nghiên cứu đề xuất phương pháp dùng phân lỏng tiêm vào đất bằng các loại bơm áp lực cao đến nay vẫn còn nhiều khó khăn về kỹ thuật chưa vượt qua. Vì vậy để đảm bảo cung cấp lớn cho các năm sau nên khuyến cáo nông dân bón nhiều phân lân vào hố trồng cây ban đầu.

Nguồn: camnangcaytrong.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Thực Hành Sử Dụng Phân Vi Lượng Bo (Borax, Boric) trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!