Xu Hướng 5/2023 # Hướng Dẫn Sử Dụng Hiệu Quả Cho Các Giống Cây # Top 6 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Hướng Dẫn Sử Dụng Hiệu Quả Cho Các Giống Cây # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Sử Dụng Hiệu Quả Cho Các Giống Cây được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả, có nhiều điều cần phải lưu ý như điều kiện đất đai, giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh trưởng của cây, giống trồng…. Trong đó, quan trọng nhất là liều lượng phân bón theo từng giai đoạn sinh trưởng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cây.

Đối với cây còn nhỏ, chưa ra quả

Cây cần nhiều phân lân và phân đạm để thúc đẩy cây đâm rễ, đâm chồi. Do đó, cần tập trung bón nhiều phân đạm và lân cho cây. Phân lân nên bón lót, bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa; đối với phân đạm và phân ka li nên chia nhiều lần bón hoặc tưới, khi đọt lá đã già.

Đối với giai đoạn cây cho ra quả

Trước khi xử lý ra hoa, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Giai đoạn này cần bón nhiều phân lân và kali, giảm phân đạm. Nếu bón thừa đạm sẽ làm cho cây ra tược, khó ra hoa.

Trong khoảng 1 tháng đầu sau đậu quả, ở vào thời điểm này quả lớn rất chậm nên không cần nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên cũng không thể thiếu vì nếu thiếu sẽ dễ gây rụng quả. Bà con nên sử dụng phân bón lá kết hợp với phân bón gốc có tỷ lệ NPK: 1:1:1.

Giai đoạn cây nuôi quả: Cây cần nhiều đạm để giúp quả phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi quả, giúp đảm bảo năng suất, chất lượng quả. Tỷ lệ NPK lúc này thường là 1:1:2.

Trước khi thu hoạch: Khoảng 1-2 tháng trước khi thu hoạch (tuỳ theo giống/loại cây), không bón đạm mà bổ sung kali để giúp tăng chất lượng, màu sắc của quả cây, giúp quả ngon, đẹp và an toàn cho người sử dụng. Có thể phun phân kali qua lá.

Đối với giai đoạn sau thu hoạch

Bón phân cho cây giống ăn quả vào thời điểm này rất quan trọng. Vì sau khi thu hoạch vụ mùa cây trồng mất rất nhiều dưỡng chất. Nếu không bón phân cho cây thì cây không đủ dinh dưỡng để phục hồi sinh trưởng. Ở giai đoạn này cần nhanh chóng bón phân đạm để cây cho ra nhiều đọt non, nhiều lá.

Những loại phân bón nào dành cho cây ăn quả?

Phân bón cho cây ăn quả dạng nước: Là phân bón sinh học dạng lỏng được sản xuất theo công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Cung cấp thành phần nguyên tố đa, trung và vi lượng cân đối, đặc biệt với hàm lượng trung, vi lượng phù hợp giúp cây trồng phát triển mạnh. Bổ sung thành phần axit amin hàm lượng cao giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và tăng hiệu lực phân bón.

Phân bón cho cây ăn quả dạng viên: có ưu điểm là giữ cho thành phần phân bón đồng nhất. Tránh hiện tượng lắng làm cho thành phần phân không đều. Hạt phân ít bị hút ẩm, đóng cục và ít bị tác động của môi trường đất, giảm bớt sự rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây điều hòa hơn.​

Phân bón cho cây ăn quả dạng bột (gói): Là dạng bột có thể hoà tan trong nước và phun xịt trực tiếp lên cây.

Cách sử dụng hiệu quả phân bón cho cây ăn quả

Hiệu quả sử dụng phân bón rất khác nhau phụ thuộc vào cách bón, kết cấu đất. Nếu đất để chặt hoặc bón không đúng cách sẽ làm cho phân dễ bị rửa trôi, bốc hơi… Do đó, cần làm cho đất tơi xốp bằng cách bón phân hữu cơ cho vườn cây ăn quả. Phân hữu cơ sẽ giúp đất tơi xốp, giữ nước, giữ phân, hạn chế thất thoát phân bón…

+ Cần lưu ý bón theo tán cây, cách gốc từ 1-1,5 m vì rễ cây ở phần gần gốc không còn hấp thu dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới hút dinh dưỡng tốt nhất.

+ Nên xới xáo mặt đất trước khi bón hoặc đào hốc, đào rãnh để vùi phân vì phân bón rất dễ bị mất đi do bị rửa trôi hay bốc hơi, nhất là phân đạm.

+ Sau khi bón phân xong, cần tưới đủ nước để phân tan và cung cấp cho cây. Nếu bón phân mà không cung cấp đủ nước sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón.

Ngoài ra, có thể bổ sung phân bón qua lá 2-3 lần trong giai đoạn nuôi quả, thúc đẩy quá trình phát triển quả và tăng chất lượng màu sắc của quả. Tuy nhiên, nếu trời âm u, mưa nhiều, bệnh phát triển… thì nên hạn chế sử dụng phân bón lá.

Mua phân bón cho cây ăn quả ở đâu?

Trung tâm Nhanong24h

Email: hotro@nhanong24h.com

Điện thoại: 02462971971- 0904331226

Địa chỉ: Khu nhà A1 cán bộ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Website: https://nhanong24h.com

Tác giả bài viết: NefDigital

Cách Sử Dụng Các Loại Cây Phân Xanh Hiệu Quả

Ở nước ta, những cây phân xanh thường được sử dụng nhiều nhất là các loại cây họ đậu, bèo hoa dâu, bớp bớp, keo dậu, lục lạc sợi, điên điển, lục bình, dã quỳ, đậu triều, … Ngoài ra còn có một số loại cỏ nhiều sinh khối như cả sả, cỏ voi, cỏ ruzi,…

Để sử dụng các loại cây này một cách hiệu quả chúng ta nên cắt ngắn lá sau đó cày vùi trực tiếp vào đất. Đây là cách đơn giản, thuận tiện, ít tốn công. Chúng ta cũng có thể cắt thân cành lá của cây này che phủ lên bề mặt đất. Hoặc tấp vào gốc cây để tăng thêm mức độ che phủ.

Có một cách khác hiệu quả hơn nữa là dùng nó làm thức ăn cho gia súc để lấy phân. Đây là cách có hiệu quả kinh tế cao. Nhưng như vậy cần phải chọn loại cây hợp khẩu vị của gia súc và giàu dinh dưỡng nữa. Một số cây thích hợp nhất đó là cỏ voi, cỏ sả, cây họ đậu,…

Cây phân xanh là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ canh tác. Để tối đa hóa được lợi ích từ loại cây này người sản xuất phải tìm hiểu kỹ. Cần phải hiểu rõ, chọn đúng loại và trồng đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất.

Cây phân xanh giúp cải tạo tầng canh tác. Trồng và cày vùi loài cây này xuống đất không những làm tăng chất hữu cơ và đạm mà còn làm phong phú thêm lân, canxi, magiê giúp tăng hương vị và chất lượng cho cây trồng.

Cây phân xanh còn giúp tăng cường khả năng trao đổi cation (CEC). Điều này làm giảm sự thất thoát dưỡng chất qua các tầng của đất. Các ion mang điện dương như vôi sẽ được “giữ lại” bởi các phần tử hữu cơ có trong đất. Rễ của chúng xâm nhập vào đất, làm đất tơi hơn. và gắn kết dinh dưỡng trong đất giúp chúng không bị rửa trôi…

Chia sẻ:

Sử Dụng Phân Bò Hiệu Quả Cho Lan

Phân bò có rất nhiều ưu điểm mà không phải loại phân bón nào cũng có được, nổi bật nhất chính là điểm vượt trội về hiệu quả, giá thành và thân thiện với môi trường sống.

1. Điểm qua một vài ưu và nhược điểm của loại phân bón rải đầy trên các triền đê và bãi cỏ này:

– Ưu điểm:

+ Cây ra rễ rất nhanh + Giả hành mập, lá xanh, bóng mượt + Kích thích hoa lâu tàn so với phân vi sinh + Dễ sử dụng, giá thành rẻ, đôi khi không mất tiền

– Nhược điểm:

+ Phân bò khô khi đã đủ ẩm và phân hủy dễ sinh nấm mốc, làm hỏng giá thể. + Cây dễ bị thối rễ nếu không thay phân mới.

2. Sau đây là cách sử dụng phân bò để trồng lan:

– Tốt nhất nên sử dụng phân của loại bò ăn cỏ, ăn cám phân mất hết chất rồi còn đâu. – Phân bò phơi khô để diệt nấm mốc và lâu tan. – Bỏ phân bò đã khô vào tấm vải, bọc lại (tốt nhất là vải màn) – Đặt túi phân lên giá thể, cách xa rễ 1 chút. – 2 đến 3 tháng thay túi mới, chú ý phun thuốc diệt nấm nếu cần.

Cách Sử Dụng Phân Đạm Hiệu Quả

1. Trong bón phân cho cây trồng không thể thiếu việc bón phân đạm, bón phân đạm là cơ sở cho việc bón các loại phân khác cho cây, bón phân đạm là then chốt của việc bón phân cho cây trồng.

+ Bón phân đạm cho hiệu quả cao, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu lực chung của việc bón phân và hiệu lực của từng loại phân bón khác cho cây trồng.

+ Khi các điều kiện để cây sinh trưởng tốt được thỏa mãn (giống cây, đặc điểm canh tác, bón phân cân đối, điều kiện sinh thái,…) thì chính mức bón phân đạm cho phép khai thác đến mức tối đa tiềm năng năng suất cây trồng.

2. Khi bón phân đạm cần xác định cẩn thận không chỉ về số lượng bón mà cả về phương pháp bón phân để đảm bảo bón phân đạt hiệu quả cao, đồng thời tránh được những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với cây trồng và môi trường.

+ Nếu bón thiếu đạm: so với yêu cầu cũng như tiềm năng năng suất của cây trồng, cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất, phẩm chất thấp đồng thời việc cây phải khai thác nhiều đạm từ đất dẫn đến suy kiệt đất và không thể sinh trưởng phát triển bền vững.

+ Nếu bón thừa đạm: so với yêu cầu năng suất của cây trồng thì cây phát triển quá mạnh các cơ quan sinh trưởng, kéo dài thời gian sinh trưởng, tạo điều kiện cho sâu bệnh tấn công, gây hiện tượng lốp đổ, ở cây hòa thảo, giảm năng suất và phẩm chất, ảnh hưởng xấu tới môi trường.

+ Khi xác định phương pháp bón phân (thời kỳ bón, vị trí bón, và phối hợp dạng phân đạm với các dạng phân khác nhau) không phù hợp với điều kiện cây trồng, đất trồng cũng có khả năng làm cho cây bị thiếu hay thừa đạm cục bộ và cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Vd: Việc bón phâm đạm không đúng vị trí, bón phân, vào tầng oxy hóa của đất lúa cũng làm phần lớn phân đạm bị mất do phản đạm hóa và rửa trôi bề mặt. Việc trộn phân đạm amoni với các phân có phản ứng kiềm (Lân nung chảy, tro bếp) khi bón sẽ làm mất đạm một cách vô ích.

3. Những cơ sở xác định lượng phân đạm bón hợp lý cho cây trồng

+ Bón phân hợp lý dựa vào đặc điểm sinh lý và mục tiêu năng suất của cây trồng cần đạt. Mỗi loại cây trồng và ứng với mọi chức năng của nó, có đặc điểm sinh lý về nhu cầu đạm khác nhau.

Vd: Nhu cầu bón đạm của các loại rau (Kg N/ha).

+ Yếu tố đất đai:

Mỗi loại đất trồng có khả năng cung cấp đạm cho cây khác nhau, thể hiện thông qua các chỉ tiêu: Hàm lượng đạm tổng số, hàm lượng đạm thủy phân, tỷ lệ C/N của đất, thành phần cơ giới đất, điều kiện sinh thái đất. Do vậy, nếu trồng cây trên đất có khả năng cung cấp nhiều đạm thì giảm lượng phân bón mà vẫn đạt được năng suất cao và ngược lại. Thành phần cơ giới đất nhẹ, hoặc nằm ở vị trí thoáng khí (chân vàn, vàn cao) có điều kiện để quá trình chuyển hóa từ N tổng số đến N dễ tiêu.

+ Đặc điểm và tình hình phát triển của cây trồng trước:

Cho biết khả năng để lại hay lấy đi nhiều đạm từ đất và từ phân bón cho cây trồng sau hệ thống luân canh.

Vd: Cây trồng có khả năng để lại đạm cho đất (cây họ đậu). Cây lấy đi nhiều N từ đất như ngô. Ngoài ra, còn có thể do cây trồng trước phát triển kém và dịch hại, thiên tai mà lượng đạm bón cho nó chưa được sử dụng hết có thể để lại dinh dưỡng đạm cho vụ sau.

Vd: lượng bón cho lúa mùa thường thấp hơn lúa xuân, do khả năng cung cấp đạm của đất trong điều kiện vụ mùa thường cao hơn vụ xuân.

4. Những cơ sở cho việc bón phân đạm hợp lý cho cây trồng

– Đặc điểm sinh lý của cây trồng về nhu cầu đạm trong quá trình sinh trưởng:

+ Ở đầu thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, cây có nhu cầu đạm cao để phát triển các cơ quan sinh trưởng.

+ Ở giai đoạn sinh thực, nhu cầu đạm của cây ít đi, nếu bón thừa đạm ở giai đoạn này có nhiều khả năng ảnh hưởng xấu tới cây và không còn khả năng khắc phục như ở giai đoạn trước.

– Đặc điểm thành phần cơ giới đất.

Đất có thành phần cơ giới nhẹ (có khả năng hấp phụ kém, giữ phân kém): Nếu bón tập trung 1 lượng phân đạm lớn sẽ dễ dàng mất đạm do rửa trôi. Để hạn chế mất đạm trên đất này phải chia tổng lượng phân đạm cần bón ra làm nhiều lần bón, theo sát nhu cầu của cây ở từng thời kỳ sinh trưởng. Đối với đất có thành phần cơ giới nặng, do đất có khả năng giữ phân tốt, lại có thể bón tập trung một lượng phân đạm lớn nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng mà không sợ bị mất, giảm được công bón phân.

5. Những cơ sở cho việc xác định vị trí bón phân đạm hợp lý cho cây trồng

+ Cần tránh bón vãi phân trực tiếp trên mặt đất: do phân đạm đều là những dạng phân rất linh động, dễ bị mất do rửa trôi hay bay hơi.

+ Cần chú ý đến sự chuyển hoá các loại phân đạm trong các điều kiện khác nhau khi bón phân để hạn chế mất đạm.

+ Các dạng phân đạm Nitrat dễ được cây sử dụng ngay cả trong điều kiện bất thuận, nhưng không được đất hấp phụ nên dễ bị rửa trôi và tham gia vào quá trình phản nitrat hoá. Vì vậy, nên bón các phân nitrat cho cây trồng cạn, nếu bón cho lúa chỉ nên bón thúc nông và bón từng ít một theo sát yêu cầu của cây.

+ Phân đạm Amoni dễ bị mất trong môi trường kiềm, khô hạn và nhiệt độ cao vì vậy khi bón các phân này cho cây trồng cạn cần bón sâu và trộn đều vào đất hoặc dùng nước tưới đưa phân xuống sâu. Bón phân đạm amoni và urê cho lúa cần bón sâu vào tầng khử của đất lúa. Các phân đạm amit cần bón sâu hơn vào trong đất so với các loại phân khác cho phù hợp với yêu cầu của cây trồng.

6. Cần chú ý khắc phục nhược điểm có thể có của phân đạm

Một số loại phân đạm có các nhược điểm như: gây chua đất (phân đạm SA), có các ion đi kèm (ion Cl–, ion S) do vậy:

+ Khi bón liên tục các loại phân đạm gây chua (chua hoá học và sinh lý) cần có kế hoạch, bón vôi cải tạo đất, hay cũng có thể kết hợp sử dụng các dạng đạm gây chua với các loại phân hữu cơ, phân lân thiên nhiên, phân lân nung chảy cũng hạn chế được tác dụng gây chua của phân.

+ Cần chú ý tới các ion đi kèm có chứa trong phân đạm để vừa tăng cường hiệu quả phân bón vừa hạn chế tác hại mà chúng có thể gây ra cho cây trồng và đất.

Ví dụ: Không nên bón phân đạm có chứa gốc SO 42- trên đất yếm khí nghèo sắt vì các dạng phân này có thể gây độc cho cây do tạo thành H 2 S trong quá trình chuyển hoá, trong khi đó lại bón rất tốt phân này cho đất trồng cây trên cạn thiếu S và cho các cây có nhu cầu S cao.

7. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm trong trồng trọt

+ Bón phân đạm đều cho diện tích trồng cây: Trộn phân đạm với cát, đất bột, phân chuồng mục để tăng khối lượng cho dễ bón, không nên trộn phân đạm amoni với vôi, tro bếp, hay với các loại phân có phản ứng kiềm vì sẽ làm mất đạm do bay hơi.

+ Tránh để thời tiết ảnh hưởng xấu tới việc bón phân: không bón phân đạm vào lúc trời nắng to, sắp mưa vì có thể làm mất đạm do bay hơi hoặc rửa trôi.

+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt tiên tiến (làm đất, giống tốt, thời vụ và mật độ gieo trồng, tưới nước, luân canh, bón phân cân đối…) và hợp lý khi bón phân cũng làm tăng hiệu quả sử dụng phân rõ.

+ Việc chọn dạng phân đạm bón phù hợp với đối tượng sử dụng (cây trồng, đất trồng và điều kiện sinh trưởng) sẽ phát huy ưu thế của phân trong điều kiện cụ thể mà làm tăng hiệu lực của phân.

+ Cách bón phân lân hiệu quả + Cách bón phân kali hiệu quả

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Sử Dụng Hiệu Quả Cho Các Giống Cây trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!