Xu Hướng 5/2023 # Hướng Dẫn Phương Pháp Chăm Sóc Mai Vàng Nở Theo Ý Muốn # Top 7 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Hướng Dẫn Phương Pháp Chăm Sóc Mai Vàng Nở Theo Ý Muốn # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Phương Pháp Chăm Sóc Mai Vàng Nở Theo Ý Muốn được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

là sự thịnh vượng an lành tài lộc đầy nhà.

Mai vàng – tùy theo nhu cầu sở thích của mỗi người mà có nhiều cách trồng mai vàng khác nhau như :

mai ghép nhiều màu, ghép cành, uống kiêng cổ, bonsai, hay dáng hình thông hoặc trồng tự nhiên, . ..

Mai vàng hiện nay có nhiều loại nổi tiếng như :

mai bình định, mai vàng bình chánh, mai vàng thủ đức, mai giảo hương phú tân, mai cúc, ….

Phương pháp chăm sóc mai tết nở theo ý muốn

Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ

đối với cả những người có nhiều nghiệm trồng hoa mai.

Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm

nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.

Bón phân không hợp lí không đúng thời điểm cũng làm cây hấp thụ đạm nhiều

hoặc bị ảnh hưởng bởi sự điều phối của các chất kích thích sinh trưởng

nên cây mai khi giải phóng năng lượng bằng cách ra đọt non.

Hiện tượng này phá hủy dự tính của người chăm mai khi vào mùa lẽ ra cây kết nụ

Do đó, việc tạo nụ dày đặc cho mai vàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào công chăm sóc và bón phân.

Bởi có chăm sóc đúng cách, bón phân đúng liều lượng cây mới phát triển tốt và cho nhiều nụ.

Do đó, bón phân phải sớm ngay từ đầu năm.

Lượng bón vừa đủ ở dạng dễ tiêu sẽ có lợi hơn giúp cây đẻ nhiều.

Thời điểm để lấy nụ là tháng 10 âm lịch,

Nên trước tháng 10 âm lịch phải chăm sóc cho cây phát triển tốt thì nụ mới nhiều và to.

Việc hoa mai vàng ra được nhiều nụ hay không cũng phụ thuộc cả vào thời tiết

Nên người trồng mai vàng phải căn đúng thời điểm để căn ngừng sử dụng các chất kích thích sinh trưởng từ tháng 5 âm lịch.

Riêng đối với những cây cứng đầu đến tháng 7 mà vẫn chỉ sinh trưởng mạnh chưa đóng nút

thì ta áp dụng biện pháp như chọn thời điểm cây vừa ra lá non thì phun thuốc diệt cỏ.

Cần pha loãng theo hướng dẫn trên bao bì rồi phun ướt toàn bộ cây.

Sau đó, dùng chất ức chế sinh trưởng để hướng cây ngưng sinh trưởng chuyển hẳn sang kết nụ.

Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng Tết cần áp dụng đồng bộ từ bón phân, tưới nước, tuốt lá ( trẩy lá ).

Ngay từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao.

Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá.

Từ ngày 7-10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm

Do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp.

Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ,

dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13-16 tháng Chạp.

Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4-6 ngày.

+ Thông thường tại khu vực miền nam nếu thời tiết thuận lợi cây phát triển tốt

thì nên tuốt lá tước 15 thì đúng 15 ngày sau hoa sẽ nở đúng như mong muốn

+ Trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2- 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên

thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá.

+ Nếu thời điểm Tết ông Táo, quan sát thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng Tết.

+ Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên ngưng tưới rồi đem phơi ngoài nắng.

+ Sau vài ngày tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu

để kích thích mai nở sớm cho đúng dịp Tết.

Dịch vụ của chúng tôi :

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc mai vàng nở theo ý muốn

Cách Chăm Sóc Hoa Thược Dược Nở Theo Ý Muốn

Cách chăm sóc hoa thược dược

Điều kiện thời tiết

Thược dược cần khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ưa thích từ 17 – 30 độ C. Nó rất cần độ ẩm cao nhưng lại không chịu được ngập úng. Loài hoa này cần được chiếu sáng đầy đủ nhưng khi sắp ra hoa thì cần điều kiện bớt sáng và có lạnh để phân hóa chồi hoa.

Chăm sóc khi nở hoa

Ngắt bỏ toàn bộ các chồi trên nhánh non từ lá thứ tư trở lên. Đặt chậu ở vị trí có ánh nắng, rồi tưới nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô.

Tiến hành cắt tỉa, chỉ giữ lại 2 – 3 nhánh để giúp chồi nách phát triển và có thể thưởng thức hoa thêm lần nữa vào mùa thu. Trong thời gian thược dược nở nên bón phân mỗi tháng 1 lần.

Đổi chậu cho hoa

Sau 7 – 8 ngày hạt sẽ nảy mầm. Sau 20 – 25 ngày sẽ chuyển cây con sang chậu mới để thực hiện chăm sóc. Thược dược là loài ưa ánh sáng nên để cây ở ngoài trời. Nhưng khi chuẩn bị ra nụ thì phải chú ý đưa cây vào chỗ tối, nơi có nhiệt độ thấp để cho cây tiện ra hoa. Đồng thời nhớ tưới nước vào mỗi buổi sáng và tối để tạo độ ẩm cho đất, tránh tình trạng cây bị cháy nắng.

Phân bón cho cây hoa thược dược chủ yếu là phân chuồng hoai và phân rác đã mục. Trong quá trình cây ra nụ bạn cần chú ý bổ sung thêm chất dinh dưỡng để cây cho hoa đẹp.

Hoa thược dược thường bị nhiều sâu ăn lá, sâu cuốn lá và các loại nấm tấn công. Bệnh đốm lá sẽ phát sinh chủ yếu vào mùa mưa do thời tiết ẩm, lúc đầu trên lá sẽ xuất hiện những chấm vàng, sau đó lan thành những đốm nâu tròn. Trong trường hợp này bạn nên dùng Zineb 0,1% và Boocdo 0,5% để phun.

Nếu cây bị thối rễ, nguyên nhân chủ yếu là do tưới nhiều nước làm đất quá ẩm. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này đó là vùng rượu 60 độ rửa sạch, sau đó trồng lại.

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cây Mai Vàng Nở Đúng Tết

1. Lên líp và mương rãnh thoát nước:

chúng tôi – Do cây mai không hợp với vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên hoặc vào mùa mưa bị ngập úng. Nếu trồng mai trong thế đất như trên thì phải lên líp, thông thường bề ngang líp chỉ cần rộng từ 1-1,2 m để ương mai con (khi lớn bứng trồng vào chậu). Giữa hai líp mai sát nhau nên có mương, rãnh để thoát nước để tránh bị ngập úng cho vườn mai.

a. Tưới nước:

Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.

Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).

Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.

Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.

Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 gram/chậu chứa 50-60 kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50 gram/chậu chứa 50-60 kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.

Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.

2. Hướng dẫn lặt lá Mai để Cây Mai Vàng nở đúng ngày Tết:

Là việc làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nở hoa đúng Tết của mai. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, giải quyết xong trong ngày mới tốt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày.

a. Có 2 cách trẩy lá mai:

– Cầm lá trẩy ngược ra sau, có ưu điểm tốn ít sức, nhanh nhưng có nhược điểm dễ kéo theo một đoạn dài vỏ cành cây làm hư hại nụ hoa và cành hoa; cách thứ hai là cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm gặp cuống dai cũng không bị xước vỏ, nhưng tốn nhiều sức, đối với những đọt non dễ bị đứt đọn do kéo quá sức. Muốn cây mai trổ sai hoa thì phải trẩy sạch hết lá non lẫn lá già, miễn là đừng gẫy ngọn cành là được…

– Từ ngày mai bị tuốt hết lá (thông thường là từ ngày rằm tháng Chạp) trên các cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nữa hạt gạo, những nụ hoa này thường từ các nách lá. Mỗi nụ như vậy lớn dần lên thành một cái hoa to thường gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong hoa cái có nhiều nụ nhỏ.

Tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa của hoa bung ra đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có hy vọng đúng đêm Giao thừa hoa mai đã bắt đầu nở lác đác.

b. Xác định ngày trảy lá mai:

3. Muốn hoa nở đúng Tết chúng ta phải tính toán kỹ nên trảy lá vào ngày nào:

a. Tính toán về thời tiết: Từ ngày 10 tháng Chạp ta nên chú ý những điều sau:

Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm. Ta sẽ trảy lá trễ.

Nếu biết trước nửa tháng cuối năm sẽ có mưa to hay khí trời chuyển lạnh thì năm đó mai sẽ nở hoa trễ. Ta phải trảy lá sớm.

b. Quan sát nụ hoa trên cây: Cần quan sát nụ hoa đã xuất hiện trên cây trước khi trảy lá ra sao để định ngày trẩy lá cho đúng:

Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, với mai vàng 5 cánh phải trẩy lá vào ngày 13 tháng Chạp.

Nếu thấy nụ hoa hơi lớn, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày rằm hoặc sang ngày 16 tháng Chạp.

Còn thấy nu hoa đã lớn, độ 3-4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa nên lùi ngày trẩy lá đến 20 tháng Chạp.

Tóm lại từ ngày 10 tháng Chạp chúng ta nên quan sát nụ hoa từng cây mai lớn nhỏ ra sao rồi kết hợp với thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành trảy lá mai.

Việc tính toán sao cho đúng ngày “Đưa ông Táo về trời” (ngày 23 tháng Chạp) hoa cái bung vỏ lụa là được.

Chăm Sóc Địa Lan Ra Hoa Theo Ý Muốn

Trong những năm gần đây, hoa lan được thị trường khá ưa chuộng vào những dịp lễ tết. Hoa được bày bán ở khắp nơi, từ trong các hội chợ triễn lãm, đến các ngõ phố của Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nếu như những năm trước đây, để có được một chậu địa lan hay một chậu lan hồ điệp chơi trong ngày tết quả là khó khăn, thì hiện nay điều này đã trở nên bình thường với mỗi gia đình.

Chăm sóc địa lan ra hoa theo ý muốn

Hiện tại, giá thành hoa lan cũng ngày càng phù hợp hơn với khả năng kinh tế của người tiêu dùng. Những năm trước đây tại Hà Nội, hoa địa lan còn xuất hiện chưa nhiều trên thị trường và thường được nhập về từ Trung Quốc hoặc từ Đà lạt chuyển ra với những cây đã có ngòng nở hoa, thì thời gian gần đây địa lan đã được nhập nội giống khi cây còn nhỏ.

Sau đó được chăm sóc và điều tiết cho cây ra hoa và nở đúng vào dịp tết tại các tỉnh miền Bắc. Qua nhiều năm trồng thử nghiệm, tại viện nghiên cứu rau hoa quả, hiện nay kỹ thuật điều tiết cây hoa địa lan cũng đã được chuyển giao xuống một số trang trại trồng hoa có quy mô lớn.

Đây là những trang trại có đủ điều kiện tiếp nhận công nghệ để thực hiện, thành công, công việc điều tiết cho cây phân hóa mầm hoa và nở đúng vào dịp tết.

Trong những năm gần đây, cùng với một số loài hoa khác thì hoa địa lan đang được người tiêu dùng rất là ưa chuộng.

Đây là loài hoa cho giá trị kinh tế khá cao, nhưng mà hiện nay ở các tỉnh phía bắc thì còn rất ít những cái mô hình nhân giống, cũng như trồng hoa này, mà mới chỉ có một vài cơ sở nhập nội giống, sau đó đưa về lựa chọn và điều tiết để hoa nở theo ý muốn, đặc biệt vào những dịp lễ tết.

Với những ưu điểm về màu sắc, độ bền của hoa lâu, hoa địa lan hiện nay được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn trong những dịp lễ, tết và cùng với một số giống hoa cao cấp khác. Hoa địa lan cũng góp phần làm đa dạng hơn chủng loại hoa trong cơ cấu các loài hoa của Việt Nam.

Hoa lan đã được một số cơ sở đưa vào trồng, bởi không chỉ dễ bán mà còn đem lại cho họ hiệu quả kinh tế khá cao, trung bình một cây hoa địa lan có thể sử dụng trong khoảng từ 45 đến 60 ngày, hoa có nhiều màu sắc khác nhau, bông to và đẹp.

Một số kinh nghiệm trồng địa lan

Hoa địa lan ưa nhiệt độ thấp, vì vậy địa lan thích hợp phát triển ở những vùng có khí hậu mát, hầu hết các giống địa lan đều ưa sự thông thoáng, nếu kém thông thoáng mầm bệnh sẽ phát triển, sâu bọ phá hoại và chất trồng cây chống bị hoai mục.

Rễ của cây địa lan

Rễ của cây địa lan thuộc loại rễ thịt, có màu trắng ngã vàng nhạt, rễ có trực khuẩn sống cộng sinh tức là nấm rễ. Chính vì vậy, khi trồng lan cần phải hết sức giữ gìn bộ rễ, không nên rửa quá sạch để tránh ảnh hưởng đến gốc và sự phục hồi của mầm non.

Thân cây địa lan

Thân cây địa lan thường rất khỏe mạnh, khi phát triển có nhiều cây con mọc ra từ cây mẹ. Bản thân lá địa lan, cũng tạo nên vẻ đẹp cho cây nên cũng cần chú trọng trong quá trình chăm sóc. Mỗi giống địa lan có những loại lá khác nhau và mỗi loại lá lại mang nét đẹp riêng.

Hoa địa lan gồm có 3 phần chính đó là đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa, hình dáng của hoa khác nhau, tùy theo chủng loại giống có loại có hương thơm và có loại không có hương thơm.

Ngòng hoa được mọc ra từ thân rễ giả, thông thường mỗi đốt thân rễ giả chỉ mọc được một ngòng hoa, số lượng hoa trên một ngòng khác nhau, tùy theo chủng loại lan.

Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây địa lan phát triển là từ 20oC đến 30oC, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là từ 10 đến 120C.

Ánh sáng

Ánh sáng rất quan trọng cho sự phát triển của cây, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ yếu ớt nhưng nếu nhiều ánh sáng quá sẽ làm hỏng lá cây, làm thay đổi màu sắc của cây.

Vườn cây phải đảm bảo đủ ánh sáng, nhưng không nên để mặt trời chiếu trực tiếp vào cây.Về điều kiện nhà trồng địa lan:

Khác với giống địa lan bản địa, nhà trồng địa lan nhập nội, cần thiết kế thông thoáng, có mái che, có đủ dụng cụ thiết bị điều chỉnh ánh sáng, thiết bị thông gió, giảm nhiệt độ không khí, hệ thống tưới nước đảm bảo, bền để chống gió bão.

Diện tích xây dựng

Diện tích xây dựng sẽ tùy thuộc vào khả năng kinh tế, với mục đích sử dụng của người trồng. Nhà trồng có thể làm bằng gỗ che nhưng tốt nhất nên làm dưới dạng khung sắt kiên cố, mái lợp phải là nhựa trong suốt hoặc lợp bằng nilon, trong nhà phải có 1 lớp lưới đen nhằm mục đích cắt ánh sáng và chống nóng khi những ngày nhiệt độ lên cao.

Xung quanh nhà trồng quây bằng lưới, vừa có tác dụng tạo sự thông thoáng mà còn tránh được côn trùng.

Nhà trồng lan phải chắc chắn, chịu được bão cấp 11,12, khi làm nhà bà con phải tôn nền cao, tránh tình trạng bị ngập lụt. Trong nhà cần có hệ thống tưới nước tốt, nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới giàn lan, để tạo không khí cho vườn lan mát mẻ.

Đa số các giống địa lan nhập nội, không ra hoa vào dịp tết nguyên đán, mà ra hoa vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm.

Vì vậy để hoa địa lan nở vào dịp tết, thì cần phải điều khiển kỹ thuật và việc điều tiết, cho cây ra hoa và nở đúng vào dịp tết cần có các yêu cầu khắc khe về nhiệt độ, ánh sáng cũng như quá trình chăm sóc cây ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau.

Điều này đòi hỏi người trồng phải thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các khâu kỹ thuật thì mới có kết quả.

Một số biện pháp kỹ thuật trồng địa lan

Thứ nhất là tiến hành sang chậu, thay giá thể; thứ hai là cần có một thời gian xử lý lạnh từ 40 đến 50 ngày; thứ ba duy trì sự độc thân chăm sóc sau khi cây đã phân hóa mầm hoa.

Biện pháp đầu tiên để xử lý cho cây địa lan nở vào tết đó là biện pháp sang chậu, thay giá thể: Có nhiều loại giá thể khác nhau để trồng địa lan, giá thể thông dụng nhất hiện nay là hỗn hợp vỏ thông, sỏi, than củi, đá trân châu thô, với tỷ lệ thích hợp là 1: 1: 1.

Vỏ thông có tác dụng giữ ẩm trong hỗn hợp trồng, trước khi dùng phải xử lý mầm bệnh, ngâm trong nước sạch nửa tiếng, đợi cho thật khô mới sử dụng. Trong giá thể có các hợp chất với hoạt tính sinh học cao, giúp cho cây trồng có tính kháng bệnh.

Một số hệ vi sinh vật, có ích có khả năng ức chế một số nấm bệnh ở rễ, giá thể có tác dụng giúp cây địa lan sinh trưởng phát triển mạnh. Với bộ rễ phát triển tốt, dễ hấp thụ dinh dưỡng, độ thống thoáng và giữ nước phù hợp.

Yêu cầu về giá thể:

Giữ cho rễ ẩm nhưng không được ướt, giá thể phải khô ráo trong các điều kiện thời tiết, giữ cho rễ mát trong mùa hè và ấm trong mùa đông, tránh để những khoảng trống lớn trong hỗn hợp trồng.

Sau khi chuẩn bị giá thể, chúng ta tiếp tục công việc tuyển chọn cây để tiến hành sang chậu. Cần chọn những cây được nuôi dưỡng từ 2 năm trở lên để tách, cây có từ 3 đến 4 thân giả là những cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, sạch bệnh, thân rễ giả có lá.

Công việc sang chậu, thay giá thể cho địa lan, được tiến hành vào tháng 6 hoặc tháng 7 âm lịch, sau đó địa lan sẽ được sử lý nhiệt độ thấp từ 40 đến 50 ngày, có thể hình thành ngòng hoa. Khi đã chọn được cây địa lan, đủ tiêu chuẩn, chúng ta tiến hành tách cây, bằng cách vỗ nhẹ chậu địa lan, nhổ cây lên. Lưu ý tránh làm gãy, giập thân lá và rễ cây.

Chúng ta tách điểm nối giữa các thân rễ giả, giữa cây đã tách, loại bỏ chất trồng, tạp chất, cắt bỏ rễ hỏng và những lá khô, lá bị bệnh. Sau đó nhúng phần rễ cây vào dung dịch enzen minazen từ 5 đến 10 phút để chống nấm bệnh. Dung dịch này cần được chuẩn bị trước, sau đó chúng ta hong khô rễ cây rồi tiến hành sang chậu.

Chậu trồng được lót đá trân châu thô ở dưới đáy, bà con cũng có thể chèn que tre, để cố định bộ rễ. Các giá thể hỗn hợp có kích cỡ trung bình và phải qua xử lý. Sau đó chúng ta tiến hành trồng cây vào chậu, bỏ chất trồng lên trên bề mặt chậu và nén chặt.

Trên bề mặt chậu phủ một lớp rong để giữ ẩm cho cây. Kết thúc khâu sang chậu, chúng ta đặt chậu địa lan lên giá và tiến hành chăm sóc cây. Trong thời gian 10 ngày sau khi cây được tách ra, cần thường xuyên tưới nước cho cây, lúc này cần duy trì độ ẩm cho cây, bằng cách tưới nước hàng ngày.

Nước tưới phải sạch, không nhiễm bẩn, hàm lượng chất khoáng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, độ PH thích hợp là từ 5,5 đến 6,5.

Chúng ta căn cứ vào tình hình thực tế của cây, để xác định thời điểm tưới, cũng như lượng nước tưới cho thích hợp. Tưới nước là một trong những công việc quan trọng của việc trồng địa lan.

Khi tưới phải để nước thấm qua đáy chậu, không khí phải được lưu thông, tưới ẩm nhưng không ướt, chúng ta có thể tưới trực tiếp vào cây bằng ống nước, máy phun hoặc dùng máy bơm nhỏ bơm nước.

Giai đoạn cây sinh trưởng cần phải tưới nước thường xuyên hơn. Sau khi tách cây và sang chậu trong khoảng thời gian một tuần đầu, chỉ cần duy trì độ ẩm cho cây bằng cách tưới nước.

Lưu ý không bón bất cứ một loại phân nào cho cây, sau một tuần tách cây và sang chậu, cần có chế độ bón phân thường xuyên và định kỳ, ở giai đoạn này sử dụng loại phân bón NPK với tỷ lệ 30:10:10 để bón cho cây. Bón phân vào gốc rễ của cây, căn cứ vào quá trình sinh trưởng phát triển của cây, cũng như thùy thuộc vào từng loại lan mà bón với lượng khác nhau. Bà con duy trì chế độ chăm sóc như vậy, trong khoảng thời gian 2 tháng, rồi tiến hành xử lý nhiệt độ thấp, để cây có thể hình thành ngòng hoa.

Xử lý lạnh cho cây

Để cây địa lan hình thành ngòng hoa vào cuối tháng 7 đầu tháng 8, chúng ta cần xử lý nhiệt độ thấp cho cây, thời gian xử lý lạnh trong khoảng thời gian từ 40 đến 50 ngày, bằng cách chuyển cây lên vùng có khí hậu mát mẻ, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là từ 10 đến 120C.

Điều kiện ánh sáng là từ 20.000 đến 25.000, độ ẩm là từ 70 đến 80%, xử lý lạnh trong khoảng thời gian 10 ngày, chúng ta giảm nước tưới đột ngột, giảm một tuần một lần và giữ nguyên chế độ bón phân như bình thường. Chúng ta cứ tiến hành như vậy trong vòng một tháng.

Sau thời gian xử lý lạnh từ 15 đến 30 ngày, ngòng hoa bắt đầu hình thành, bà con tiếp tục duy trì nhiệt độ từ 15 đến 200C, khi ngòng hoa dài từ 20 đến 25cm, là lúc xử lý lạnh được khoảng 50 ngày, cũng chính là lúc kết thúc giai đoạn xử lý lạnh.

Chúng ta chuyển những cây địa lan đã được xử lý lạnh xuống khu nhà trồng ấm hơn và tiến hành chăm sóc để ngòng hoa phát triển và nở hoa theo ý muốn.

Chăm sóc cây sau khi xử lý lạnh

Cây địa lan sẽ được chuyển xuống khu nhà trồng có nhiệt độ ấm hơn. Lúc này cần duy trì nhiệt độ ở mức từ 18 đến 20oC, cần giảm lượng nước tưới và thời gian tưới cho cây, so với giai đoạn xử lý lạnh. Nước tưới cho cây phải là nước sạch, không nhiễm bẩn, hàm lượng chất khoáng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, khi tưới phải để nước thấm qua đáy chậu.

Chúng ta có thể dùng ống nước phun tưới hoặc máy bơm nhỏ để bơm nước tưới trực tiếp vào gốc cây, lưu ý lượng nước tưới phụ thuộc vào độ ẩm trong nhà trồng. Cần giữ cho cây không khô quá, cũng không ướt quá, không khí trong nhà trồng phải được lưu thông.

Trong mùa khô, cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 – 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%. Ở giai đoạn này, vẫn tiến hành bón phân cho cây theo định kỳ, với tỷ lệ 13:13:13, khi bón chúng ta bón vào gốc cây, không bón khi nhiệt độ cao quá 320C, khi ngòng hoa đã phát triển chúng ta cần tra cố để giữ cho ngòng hoa ở vị trí cố định, bằng cách dùng que nhỏ là những que sắt hoặc que thép, buộc chặt lại cho ngòng hoa thẳng đứng.

Hàng ngày, bà con nên chăm sóc vườn hoa, nhổ sạch cỏ, và loại bỏ những lá khô héo, bị bệnh để tránh lan sang những cây bên cạnh.

Ở mỗi giai đoạn phát triển của ngòng hoa, chế độ chăm sóc cần phải khác nhau, bà con tưới cho cây 2 ngày một lần vào buổi sáng, sử dụng nước sạch để tưới cho cây. Không khí trong nhà trồng phải được lưu thông. Trong mùa khô cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 đến 60oC.

Trong quá trình ngòng hoa phát triển, và nở thành bông cũng có hiện tượng rụng nụ và rụng hoa do một số nguyên nhân như độ mẩ chất chồng trong chậu quá thấp và khô hạn. Không khí trong nhà vườn không được thông thoáng, nhiệt độ có biến động lớn, lúc nóng quá, lúc lại lạnh quá.

Khi ra nụ vẫn bón nhiều phân, cành hoa bị đọng nước và đọng phân. Một nguyên nhân nữa là do giá thể trồng có tính kiềm ảnh hưởng đến sức hút của bộ rễ, do vậy, chúng ta cần lưu ý những điểm nêu trên, để vườn địa lan phát triển một cách khỏe mạnh và ra hoa đẹp.

Phòng trừ sâu bệnh:

Địa lan là một loại hoa ít mắc bệnh hơn so với các loại hoa khác. Tuy nhiên, nếu lơ là trong việc chăm sóc cây ở các giai đoạn phát triển khác nhau, cây sẽ xuất hiện một số bệnh như đốm nâu, bệnh thán thư, thối rễ, cháy nắng,… đặc biệt ở giai đoạn cây ra mầm hoa, chúng ta cần đặc biệt chú ý, đồng thời cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây bằng cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Khi sử dụng các loại thuốc này, cần lưu ý một số điều như thời điểm phun thuốc vào buổi sáng, hoặc buổi chiều khi nhiệt độ còn thấp, nồng độ dung dịch thuốc cần pha theo hướng dẫn ở bao bì.

Phun thuốc phải toàn diện, đều, bao gồm mặt lá, lưng lá, mép chậu. Bề mặt đất giá đựng chậu đều phải phun, không sử dụng một loại thuốc lâu dài. Chúng ta cần xen kẽ các loại với nhau.

Cách ghép chậu địa lan:

Sau khi đã điều tiết để hoa địa lan nở hoa theo ý muốn. Lúc này, chúng ta cần ghép cây vào chậu, để đưa ra thị trường tiêu thụ, để ghép được một chậu địa lan đẹp, cần phải tiến hành các bước cơ bản như sau:

Đầu tiên chọn cây lan cân đối, các ngòng hoa thẳng to, mập, lá phải xanh, thẳng và bóng. Nếu ghép 2 đến 3 cây vào chậu thì phải, chọn các cây phù hợp với nhau và lá của cây này không che và làm mất vẻ đẹp của cây kia. Sau khi chọn được cây, cần chọn chậu phù hợp cân đối, hài hòa với hình dáng và màu sắc của hoa.

Dùng xốp chèn vào đáy chậu, đặt cây chèn xốp, dùng que sắt cố định, cho cây vào chậu và điều chỉnh cân đối, thẳng, cắt bỏ những lá héo, lá gãy giập, sau đó chúng ta dùng rong phủ lên trên mặt chậu, vừa có tác dụng trang trí, vừa có tác dụng giữ ẩm.

Cuối cùng, dùng giấy mềm, vải mềm thấm ẩm lau lá cho lá bóng và đẹp, rồi tiến hành đưa lan ra thị trường tiêu thụ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Phương Pháp Chăm Sóc Mai Vàng Nở Theo Ý Muốn trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!