Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Lặt Lá Mai Tết Và Các Cách Kích, Hãm Mai Nở Đúng Ngày được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Kinh nghiệm lặt lá mai ngày TếtTính từ lúc hoa mai bung vỏ lụa cho đến khi nở hẳn sẽ giao động từ 7 – 8 ngày. Bên cạnh đó, nếu thời tiết ấm áp thì hoa mai bạn trồng phải có vỏ lụa từ ngày 23 tháng Chạp thì mới kịp nở rộ vào những ngày đầu năm. Chính vì vậy khi trồng hoa mai, bạn phải tính toán kỹ việc lặt lá mai, thời tiết, biết cách quan sát kích cỡ nụ hoa để dự đoán thời gian nở chính xác.
1.1. Quan sát thời tiết để chọn thời điểm lặt lá maiBắt đầu từ ngày 10 tháng Chạp (tháng 12) hàng năm, bạn cần lưu ý:
Đối với thời tiết se lạnh: Hoa mai vàng 5 cánh nên cánh lặt lá mai vào rằm tháng Chạp (14-15/12)
Đối với thời tiết có nắng nóng và gió mạnh: Thì nên lặt hoa mai vàng 5 cánh vào khoảng 17 – 20 tháng Chạp để tránh hoa mai sẽ bung nở sớm hơn.
Nếu trời mưa nhiều và mùa mưa kết thúc muộn: Bạn cần lặt lá mai sớm hơn để kích thích nụ mai bung vỏ, thườn sẽ vào trước ngày rằm, khoảng 10 – 14/12.
Lưu ý: Đối với những giống mai có nhiều hơn 5 cánh (thường là loại 12 cánh trở lên). Thì hoa thường nở muộn hơn so với mai 5 cánh vài ngày nên bạn sẽ phải lặt lá mai sớm hơn khoảng 1 tuần.
1.2. Quan sát nụ mai để chọn thời điểm lặt láĐể xác định ngày lặt lá mai chuẩn nhất thì cách tốt nhất là quan sát nụ hoa xuất hiện trên cây. Từ ngày 10 tháng Chạp, bạn nên quan sát nụ mai xem kích thước lớn nhỏ ra sao. Kết hợp với điều kiện thời tiết như bên trên để có thể tính toán ngày lặt lá mai sao cho đúng thời điểm. Việc tính toán cần căn ngày cho đúng đến ngày 23 tháng Chạp thì hoa bung vỏ lụa là được.
Đối với loại mai vàng 5 cánh, nếu bạn thấy nụ mai còn nhỏ thì nên lặt lá vào ngày 13 tháng Chạp.
Còn quàn sát thấy nụ hoa chưa lớn hẳn thì nên lặt vào ngày 16 tháng Chạp.
Với trường hợp nụ hoa đã khá lớn và có thể bung vỏ lụa trong vòng 3 – 4 ngày nữa thì bạn nên lùi ngày lặt lá đến 19 hoặc sau 20 tháng Chạp.
1.3. Các yếu tố khácBên cạnh việc quan sát thời tiết và nụ hoa, bạn cũng cần có biện pháp điều chỉnh, thúc phân cho hợp lý. Chẳng hạn:
Nếu thấy mai nở muộn, bạn nên thúc cây ra hoa đúng dịp Tết bằng cách hòa loãng phân NPK (10 lít nước cho 1 muỗng canh phân) và tưới vào gốc cây.
Ngược lại, nếu trời đang nắng hạn mà đổ mưa rào thì sẽ khiến hoa mai sẽ nở sớm. Lúc này, bạn cần hạn chế tưới nước và chỉ tưới vào cữ trưa với lượng nước vừa phải. Đồng thời, bạn cần đem mai ra phơi nắng để hãm giúp mai không nở sớm.
Nếu bạn thấy mai đã bung nụ xanh quá nhanh thì cần tưới thêm nước lạnh, hoặc là để nước đá vô chậu mai giúp kìm hãm sự phát triển của mai.
Nếu mai bung nụ chậm thì cần tưới nước ấm để kích cho hoa mau nở.
2. Cách lặt lá mai giúp cho cây không bị tổn thươngĐể mai nở đều đúng vào dịp Tết và giúp cây không bị tổn thương thì bạn cần thực hiện những thao tác hết sức cẩn thận. Cụ thể:
Khi lặt lá mai tuyệt đối không tuốt là vì sẽ làm gãy, dập hoặc tuốt luôn phần nụ hoa nằm trong kẽ lá.
Thao tác lặt lá mai: Một tay nắm chắc cành mai, tay còn lại cầm từng lá mai giật ngược về phía sau để cuống lá đứt rời ra. Bạn phải lặt hết toàn bộ lá trên cây để tập trung chất dinh dưỡng cho hoa. Sau khi lặt lá, bạn dừng tưới nước một vài ngày rồi mới tưới nước trở lại như bình thường.
Lưu ý:
Trước khi lặt lá, bạn cần ngừng tưới nước cho cây từ 1 – 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì mới lặt.
Sau khi lặt xong, cần tưới nước lại thật đẫm và phun phân bón lá cho cây. Loại phân bón là NPK loại 10-55-10 cũng với công thức: 1 muỗng cà phê phân (10 g) cho 8 lít nước, 5 ngày/ lần. Sau đó tưới nước bình thường.
Đến 23/12 âm lịch, khi thấy nụ hoa bung vỏ lụa thì hoa sẽ nở đúng dịp Tết. Bạn cần đổi sang bón loại phân NPK 6-30-30 để giữ cho bông hoa to, đẹp và lâu tàn.
Khi thấy hoa nở chậm, không nên tưới nước vào sáng sớm và chiều mát, mà phải tưới nước vào giữa trưa, hoặc tưới nước ấm.
3. Làm sao để chăm sóc hoa mai nở đúng dịp Tết Nguyên Đán 3.1. Xử lý cho mai ra hoa sớmNếu lá mai đã già, nhưng nụ mai còn khá nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết. Lúc này, bạn nên:
Tuốt lá sớm cỡ từ ngày 10 – 12 tháng Chạp.
Nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK (10-55-10): pha 10 g cho 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới 1 lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường.
Đến cỡ ngày 23 tháng Chạp thấy nụ hoa bung vỏ trấu là hoa sẽ nở đúng Tết, nên đổi qua tưới loại phân NPK (6-30-30) để giữ cho hoa to đẹp và lâu tàn.
Trong trường hợp nếu tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thúc hoa trổ sớm:
Phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu.
Tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh.
Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc.
Tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm.
Ngắt đọt non thúc ra hoa sớm.
Sử dụng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7 – 8 giờ tối hằng đêm có thể thúc mai nở sớm 2 – 3 ngày.
3.2. Xử lý cho mai ra hoa muộnKhi lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Trong trường hợp này, bạn nên:
Tuốt lá trễ, đợi đến khoảng ngày 20 tháng Chạp.
Tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK (5-0-2), hay phân lạnh như phân urê pha loãng, để hãm cho hoa mai nở trễ. Pha 1 muỗng cà phê phân urê cho 8 lít nước, 5 ngày tưới một lần
Bạn cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại.
Nếu thấy cây mai có lá non nhiều quá thì nên lấy kéo nhỏ cắt tỉa bỏ bớt.
Nếu chưa đến ngày 23 tháng Chạp, cây mai đã bung vỏ trấu, cần đặt cây nơi râm mát.
Tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ.
Đào nhẹ quanh gốc làm đứt một số rễ cám (rễ nhỏ).
4. Chăm sóc hoa mai sau TếtKhi hết Tết, mai bắt đầu tàn và cần được chăm sóc để mai năm sau, mai lại nở rộ. Bạn cần biết cách chăm sóc mai sau Tết, để cây có thể phát triển và ra hoa vào cuối năm sau.
Với mai chưng trong nhà: Bạn nên đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt. Nhưng bạn cần để mai trong bóng râm, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Với mai chưng ngoài sân hoặc mai trồng đất: Bạn cũng cần ngắt bỏ toàn bộ hoa và nụ mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây.
Tỉa cành cây: Tùy vào hình dạng và kích thước của mai mà bạn có cách tỉa cho phù hợp. Có thể là tỉa theo dáng cây thông – cành trên ngắn hơn cành dưới. Thông thường bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi.
Vệ sinh cây: Bạn có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu nấm mốc. Hoặc dùng phân u-rê pha thật đặc để phun vào cây, đặc biệt là những chỗ có nhiều nấm mốc. Chú ý: tuyệt đối không để phân u-rê chảy xuống gốc (bạn có thể dùng túi ni-long để che gốc). Sau khi phun được khoảng 10 phút, bạn dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để đánh bật nấm mốc ra.
Hoàng Tùng tổng hợp
4 Kinh Nghiệm Và Cách Lặt Lá Mai Để Hoa Nở Đúng Dịp Tết Từ Massageishealthy
Mỗi năm Tết đến, trước sân nhà ai ai cũng đều xuất hiện những chậu hoa mai. Mỗi khi thấy hoa mai trổ hoa chính là dấu hiệu ngày Tết đã đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách chăm sóc cũng như lặt lá cho mai như thế nào để mai nở đúng dịp Tết.
Để giúp mai trổ hoa đúng dịp Tết bạn thực hiện như sau: điều đầu tiên là lặt hết lá trên thân cây (vì không còn lá thì cây sẽ tập trung nuôi dưỡng nụ hoa), giữ chặt từng cành mai bằng tay, để chắc chắn cuống lá đứt lìa khỏi cành, bạn dùng tay giật lá mai về phía sau.
Khi cây mai không còn lá thì chất dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi dưỡng nụ hóa, nên việc lặt lá mai giúp cho mai nở đúng thời điểm Tết là điều rất quan trọng, tuy nhiên, khi lặt lá mai phải hết sức cẩn thận tránh tuốt quá mạnh tay sẽ làm dập nụ hoa.
Việc giúp mai trổ hoa đúng thời điểm Tết không phải dễ dàng. Bạn cần phải xem xét tiết trời, thời gian phù hợp để lặt lá, kiểm tra kích cỡ nụ hoa.
Ví dụ, nếu tiết trời cuối năm đủ nắng ấm, đến ngày 23 nếu vỏ ngoài nụ hoa bắt đầu bung ra thì mai sẽ trổ hoa lác đác ngay đêm Giao thừa.
2. Tính toán về thời tiết khi lặt lá maiNếu tháng này tiết trời nóng và gió lớn thì có thể nụ hoa sẽ bung sớm, do đó, đối với hoa mai 5 cánh bạn nên chọn thời điểm từ ngày 17 đến 20 tháng 12 m lịch để tiến hành lặt lá mai thì mai sẽ nở hoa đúng dịp Tết.
Thời điểm thích hợp để lặt lá mai bắt đầu từ ngày 10 đến 14 tháng Chạp nếu như có mưa kéo dài. Vì tiết trời lạnh do mưa kéo dài khiến nụ hoa nở chậm nên việc tiến hành lặt lá mai sớm sẽ giúp mai nở đúng dịp Tết.
Hoa mai 5 cánh thường nở sớm hơn giống mai có cánh hoa nhiều hơn 5, chính vì thế với giống mai nhiều cánh này bạn cần phải lặt lá sớm hơn vài ngày.
3. Quan sát nụ hoa trên câyNgoài giai đoạn xem xét tiết trời ở trên, để giúp hoa nở đúng ngày 23 tháng 12 m lịch dịp đưa Ông Táo về trời, thì điều quan trọng là phải kiêm tra kích cỡ của nụ hoa.
Bạn nên quan sát thật kỹ kích cỡ nụ hoa những ngày đầu tháng Chạp (từ ngày 10 tháng Chạp là ổn), để biết được nụ hoa to hay nhỏ để xác định thời điểm lặt lá phù hợp.
Với mai vàng 5 cánh:
Thời điểm lặt lá để mai nở đúng dịp là ngày 13 tháng 12 âm lịch nếu như nụ còn quá nhỏ.
Thời điểm lặt lá để mai nở đúng dịp là ngày 15 hoặc 16 tháng 12 âm lịch nếu như nụ chưa lớn hẳn.
Thời điểm lặt lá để mai nở đúng dịp là 3 ngày 18, 19 và 20 tháng 12 âm lịch nếu như 3 đến 4 ngày nữa nụ mai sẽ bung vỏ.
Với loại hoa mai nhiều hơn 5 cánh:
Vì nở chậm hơn so với hoa mai 5 cánh, do đó cùng tiết trời, kích cỡ nụ hoa thì thời hạn lặt lá cho mai nhiều cánh là trước hạn 1 tuần.
4. Các yếu tố khácSau khi đã hoàn thành những bước trên. Giai đoạn tiếp theo bạn cần làm là theo dõi tình hình tiết trời cũng như sự phát triển của nụ hoa, để kịp thời điều chỉnh và bón phân.
Ví dụ: Pha loãng 10 lít nước với 1 thìa phân NPK để tưới vào gốc mai để đẩy nhanh quá trình trổ hoa đúng dịp Tết khi thấy nụ mai nở muộn.
Mặt khác, bạn chỉ nên tưới nước 1 lần 1 ngày vào buổi trưa thay vì tưới nhiều lần như bình thường khi thấy tiết trời nắng hạn bỗng mưa rào bất chợt, vì tiết trời chuyển sang mưa khiến nụ sẽ trổ hoa sớm.
Bên cạnh đó, bạn cần cho mai đón ánh nắng như bình thường khi tiết trời nắng như trước, điều này sẽ giúp mai nở chậm và đúng dịp Tết.
Đối với bất kỳ ai, đặc biệt đối với những người buôn bán hoa mai, việc hoa mai nở đúng dịp Tết vô cùng quan trọng.
Do đó, sau khi hoàn thành những bước trên, trong quá trình theo dõi, nếu tiết trời lạnh sẽ làm cho mai nở chậm, trường hợp này bạn nên tưới mai bằng nước ấm để kích thích mai nở sớm.
Bên cạnh đó, bạn hãy dùng nước lạnh hoặc nước đá tưới vào gốc mai khi gặp tiết trời nắng nóng khiến mai nở sớm.
Hy vọng, với những thông tin bổ ích được Fao chia sẻ trong bài viết này, các bạn sẽ học hỏi và trang bị cho mình những kinh nghiệm chăm sóc cũng như lặt lá để mai nở đúng dịp Tết.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hoa Mai Nở Đúng Dịp Tết
Nếu như người dân ở miền Bắc chăm chút cho những cành đào đỏ thắm thì ở miền Nam, vào ngày tết, cách chăm sóc hoa mai nở đúng dịp tết thường được tìm kiếm nhiều nhất. Hoa mai là dấu hiệu tết đến, xuân về với sắc vàng chói như ánh Mặt Trời, khiến bất cứ ai cũng ao ước có một cây trong nhà của mình.
Hoa mai vàng. Nguồn: Internet.Chăm sóc mai tết không chỉ về kỹ thuật mà cũng đòi hỏi người chăm phải hiểu về ý nghĩa của nó. Hoa Mai tuy mảnh dẻ nhưng cứng cáp, thuần khiết, mùi thơm nhẹ nhàng, kín đáo. Người xưa lấy cái khí phách của mai ví như người quân tử. Các nhà nho gặp thời loạn lạc thường ví mình như cành mai nở trong gió đông để giữ mình thanh sạch. Người cao tuổi chuộng cái già nua của lão mai, mong muốn tuổi già khỏe mạnh, trường thọ. Còn vóc dáng của hoa mai thì được ví như người con gái quyền quý, khuê các.
Kỹ thuật chăm sóc mai vàng nở đúng tết Cách lựa chọn giống và điều kiện chăm sóc mai vàngTrước tiên muốn có được cây mai tạo nụ dày đặc phải đảm bảo sạch bệnh, bản thân cây mai đó được chọn lựa kỹ phải là một cây có tố chất khỏe mạnh cộng với 1 môi trường sống tốt và cách chăm sóc đúng cách.
Thời điểm tạo nụ cho hoa mai vàngThời điểm tạo nụ cho hoa mai vàng cần phải chuẩn bị từ khoảng tháng 10 âm lịch. Trước hết cần chăm dưỡng cho cây thật khỏe mạnh để cây mới có sức sống ra hoa đúng thời điểm mong muốn.
Bón phân cho mai vàng để kích thích hoa nở nhanhViệc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ đối với cả những người có nhiều nghiệm trồng hoa mai. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.
Ngoài ra, việc chăm bón không hợp lí không đúng thời điểm cũng làm cây hấp thụ đạm nhiều hoặc bị ảnh hưởng bởi sự điều phối của các chất kích thích sinh trưởng nên cây mai khi giải phóng năng lượng bằng cách ra đọt non. Hiện tượng này phá hủy dự tính của người chăm mai khi vào mùa lẽ ra cây kết nụ.
Do đó, việc tạo nụ dày đặc cho mai vàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào công chăm sóc và bón phân. Bởi có chăm sóc đúng cách, bón phân đúng liều lượng cây mới phát triển tốt và cho nhiều nụ. Do đó, bón phân phải sớm ngay từ đầu năm. Lượng bón vừa đủ ở dạng dễ tiêu sẽ có lợi hơn giúp cây đẻ nhiều.
Tạo nụ dày đặc cho hoa mai. Nguồn: Internet.Việc hoa mai vàng ra được nhiều nụ hay không cũng phụ thuộc cả vào thời tiết nên người trồng mai vàng phải căn đúng thời điểm để căn ngừng sử dụng các chất kích thích sinh trưởng từ tháng 5 âm lịch.
Riêng đối với những cây cứng đầu đến tháng 7 mà vẫn chỉ sinh trưởng mạnh chưa đóng nút thì ta áp dụng biện pháp như chọn thời điểm cây vừa ra lá non thì phun thuốc diệt cỏ. Cần pha loãng theo hướng dẫn trên bao bì rồi phun ướt toàn bộ cây. Sau đó, dùng chất ức chế sinh trưởng để hướng cây ngưng sinh trưởng chuyển hẳn sang kết nụ.
Xử lý mai vàng nở đúng dịp TếtBiện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng Tết cần áp dụng đồng bộ từ bón phân, tưới nước, tuốt lá. Ngay từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ ngày 7-10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp.
Chăm sóc mai tết. Nguồn: Internet.Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13-16 tháng Chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4-6 ngày.
Lưu ý, trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2- 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá. Nếu thời điểm Tết ông Táo, quan sát thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng Tết. Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên ngưng tưới rồi đem phơi ngoài nắng. Sau vài ngày tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu để kích thích mai nở sớm cho đúng dịp Tết.
Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nilon che gốc để tránh mưa.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cây Mai Vàng Nở Đúng Tết
1. Lên líp và mương rãnh thoát nước:
chúng tôi – Do cây mai không hợp với vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên hoặc vào mùa mưa bị ngập úng. Nếu trồng mai trong thế đất như trên thì phải lên líp, thông thường bề ngang líp chỉ cần rộng từ 1-1,2 m để ương mai con (khi lớn bứng trồng vào chậu). Giữa hai líp mai sát nhau nên có mương, rãnh để thoát nước để tránh bị ngập úng cho vườn mai.
a. Tưới nước:
Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.
Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).
Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.
Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.
Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 gram/chậu chứa 50-60 kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.
Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50 gram/chậu chứa 50-60 kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.
Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.
2. Hướng dẫn lặt lá Mai để Cây Mai Vàng nở đúng ngày Tết:
Là việc làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nở hoa đúng Tết của mai. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, giải quyết xong trong ngày mới tốt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày.
a. Có 2 cách trẩy lá mai:
– Cầm lá trẩy ngược ra sau, có ưu điểm tốn ít sức, nhanh nhưng có nhược điểm dễ kéo theo một đoạn dài vỏ cành cây làm hư hại nụ hoa và cành hoa; cách thứ hai là cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm gặp cuống dai cũng không bị xước vỏ, nhưng tốn nhiều sức, đối với những đọt non dễ bị đứt đọn do kéo quá sức. Muốn cây mai trổ sai hoa thì phải trẩy sạch hết lá non lẫn lá già, miễn là đừng gẫy ngọn cành là được…
– Từ ngày mai bị tuốt hết lá (thông thường là từ ngày rằm tháng Chạp) trên các cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nữa hạt gạo, những nụ hoa này thường từ các nách lá. Mỗi nụ như vậy lớn dần lên thành một cái hoa to thường gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong hoa cái có nhiều nụ nhỏ.
Tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa của hoa bung ra đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có hy vọng đúng đêm Giao thừa hoa mai đã bắt đầu nở lác đác.
b. Xác định ngày trảy lá mai:
3. Muốn hoa nở đúng Tết chúng ta phải tính toán kỹ nên trảy lá vào ngày nào:
a. Tính toán về thời tiết: Từ ngày 10 tháng Chạp ta nên chú ý những điều sau:
Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm. Ta sẽ trảy lá trễ.
Nếu biết trước nửa tháng cuối năm sẽ có mưa to hay khí trời chuyển lạnh thì năm đó mai sẽ nở hoa trễ. Ta phải trảy lá sớm.
b. Quan sát nụ hoa trên cây: Cần quan sát nụ hoa đã xuất hiện trên cây trước khi trảy lá ra sao để định ngày trẩy lá cho đúng:
Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, với mai vàng 5 cánh phải trẩy lá vào ngày 13 tháng Chạp.
Nếu thấy nụ hoa hơi lớn, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày rằm hoặc sang ngày 16 tháng Chạp.
Còn thấy nu hoa đã lớn, độ 3-4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa nên lùi ngày trẩy lá đến 20 tháng Chạp.
Tóm lại từ ngày 10 tháng Chạp chúng ta nên quan sát nụ hoa từng cây mai lớn nhỏ ra sao rồi kết hợp với thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành trảy lá mai.
Việc tính toán sao cho đúng ngày “Đưa ông Táo về trời” (ngày 23 tháng Chạp) hoa cái bung vỏ lụa là được.
3 Cách Chăm Sóc Mai Vàng Ra Hoa Đúng Tết, Thời Điểm Lặt Lá
Massageishealthy bật mí bạn cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết ở Miền Bắc và cách tính thời điểm lặt lá mai, tuốt lá mai lúc nào là phù hợp nhất với thời tiết mỗi năm để hoa mai vàng nở hoa ngay vào dịp Tết.
Đã hàng ngàn năm nay những nhánh mai vàng trở thành biểu tượng mùa xuân trên khắp đất nước báo hiệu một năm mới đến với những điều tốt đẹp, tươi mới.
A Đặc điểm về cây hoa mai vàng dịp Tết truyền thốngCây mai có tên khoa học là Ochna integerrima, họ thực vật: Ochnaceae (Lão mai). Mai thuộc loài hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được xem là giống cây dễ trồng nhất.
Mai không quá kén đất trồng bởi vì thực tế cho thấy trên các loại đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi… đều vẫn trồng mai được.
Chỉ cần đất không chết hay đất có quá ít dinh dưỡng dẫn đến không thể trồng các giống cây mai kiểng được là có thể dễ dàng trồng mai.
Cây mai đại đa số thường không phù hợp được với đất bị úng nước, đất thường xuyên bị ngập lụt, ngập nước, vì bộ rễ chính của cây mai thường rất dài nên nếu có nước ngập lâu ngày sẽ dẫn đến bộ rễ bị thúi khiến cây bị héo, úa, vàng lá và chết dần dần.
Ngoài rễ cái ra, cây mai còn có vô số rễ bàng mọc tua tủa quanh đoạn cổ rễ, có nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt để nuôi cây.
Rễ cái (hay bộ rễ chính) bị thúi nước hay bị đứt, bị hư tổn sẽ không có khả năng mọc dài ra lại được, nhưng rễ bàng thì hoàn toàn khác, khi bị đứt chúng sẽ mọc ra lại ngay sau đó.
Vì vậy bộ rễ bàng của cây mai đóng một vai trò tương đối quan trọng cho việc sinh tồn, sinh trưởng và phát triển của cây mai sau này, đây là một trong những điểm quan trọng trong cách chăm sóc mai vàng để nở hoa đúng dịp Tết.
B Các điều kiện khí hậu cơ bản để trồng maiĐối với cây mai kiểng, mai được bứng về trồng trong chậu thì yếu tố chủ yếu quyết định là dáng cây là điều khiến cây mai ra hoa đúng dịp Tết. Nếu cành là quá tốt thì ức chế ra hoa, nếu còi cọc quá thì số hoa ít và không đẹp.
Do cây mai được bứng về trồng trong chậu lớn, nên lượng đất không được nhiều, dẫn đến ảnh hưởng việc bón phân, tưới nước, chăm sóc cho cây mai trong chậu tương đối phức tạp hơn những cây mai được trồng trực tiếp trên ngoài đất vườn, đất sân bãi rộng rãi, thoáng đãng.
Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25 – 30 độ là tốt nhất, mai có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhưng với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10 độ thì mai sinh trưởng kém.
Cây mai thường ưa nắng, nhưng khả năng chịu khô hạn chỉ ở mức tương đối. Mai thích hợp với vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Trong mùa mưa thì mưa nhiều, mùa nắng thì trùng vào mùa cây thay lá, trổ hoa.
Bằng chứng là ở miền Nam, năm nào mà thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì cây mai cũng nở hoa không đúng ngày.
C Cách tính thời điểm lặt lá mai, giúp mai vàng nở hoa đúng dịp TếtTính từ ngày mai bị tuốt hết lá, trên cành mai sẽ xuất hiện các nụ hoa nhỏ, ở các nách lá mọc ra. Mỗi nụ hoa này sẽ tiếp tục phát triển để trở thành hoa cái vớ lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong một hoa cái có nhiều nụ nhỏ.
Từ lúc hoa mai bung vỏ lụa cho đến khi nở hẳn là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết ấm áp thì hoa mai bạn trồng phải có vỏ lụa từ ngày 23 tháng Chạp thì mới kịp có những bông hoa rực rỡ với các cánh hoa mềm mại như lụa cho ngày đầu năm mới.
Chính vì vậy khi trồng hoa mai phải tính toán kỹ việc lặt lá mai, thời tiết hiện tại của mỗi năm, biết nhìn kích cỡ nụ hoa để dự đoán thời gian nở chính xác.
1. Thời tiết vào tháng chạp của năm đóTừ ngày 10 tháng Chạp bạn đã phải dần chú ý những điểm sau:
Nếu thời tiết có nắng ấm áp thì mai sẽ nở sớm hơn, vì thế lúc này bạn nên lặt lá muộn.
Trường hợp ngược lại nếu như thời tiết có mưa hay trời tự dưng chuyển lạnh thì mai sẽ nở trễ và bạn cần phải lặt lá sớm.
2. Quan sát kích thước nụ mai để chọn ngày lặt lá phù hợpViệc bạn thường xuyên quan sát và hiểu chính xác được các thông tin về nụ hoa trên cây cũng sẽ giúp cho bạn canh đúng ngày, đúng thời gian để tiến hành tuốt lá, lặt lá cho mai nở đúng dịp Tết.
Đối với các giống mai vàng 5 cánh, nếu như bạn thấy nụ mai vẫn còn nhỏ thì nên lặt lá vào ngày 13 tháng Chạp.
Nếu thấy nụ hoa chưa lớn hẳn thì nên lặt lá vào ngày 16 tháng Chạp.
Trường hợp bạn thấy nụ hoa đã khá lớn và có khả năng bung vỏ lụa trong vòng 3 – 4 ngày sắp tới thì hãy lùi ngày lặt lá đến khoảng 19, 20 tháng Chạp hoặc sau ngày 20 tháng Chạp.
Như vậy, kể từ thời điểm ngày 10 tháng Chạp (10/12 Âm lịch), Massageishealthy khuyên bạn nên thường xuyên quan sát kỹ, chi tiết nụ hoa và kích thước của từng cây mai lớn nhỏ, phát triển như thế nào rồi kết hợp với tình hình thời tiết hiện tại để tính toán ngày nào tiến hành trẩy lá mai, lặt hoặc tuốt lá mai.
Bạn tính toán làm sao miễn cho đúng đến ngày “Đưa ông Táo về trời” (ngày 23 tháng Chạp), nụ hoa mai cái bung vỏ lụa là được.
D Cách chăm sóc mai vàng nở hoa đúng Tết ở miền Bắc chính xácNhững đặc điểm vừa nói trên sẽ áp dụng chính xác cho loại hoa mai vàng 5 cánh. Vì thế nếu như bạn đang trồng một giống mai nhiều cánh hơn thì bạn nên tiến hành việc lặt lá sớm hơn so với thời hạn lặt lá mai 5 cánh đã dự tính.
Bên cạnh đó việc lặt lá mai cũng không phải là yếu tố quyết định việc mai nở đúng ngày hay không vì còn rất nhiều sự tác động.
Do đó sau khi lặt lá bạn phải tiếp tục quan sát, nếu nhận thấy mai có khả năng nở trễ hơn nhịp điệu bình thường thì thúc cho mai nở bằng cách pha loãng phân NPK với tỉ lệ 10 lít nước/1 muỗng canh phân để tươi gốc mai.
Ngược lại nếu trời đang nắng mà đổ mưa bất chợt thì mai sẽ nở sớm hơn bình thường. Lúc này bạn cần hạn chế tưới nước cho mai và tránh đem mai ra phơi nắng để hãm độ nở của hoa lại. Tưới nước lạnh hay nước đá vô chậu mai cũng giúp hãm độ nở của mai.
Trồng mai miền Bắc nên trồng ở nơi nhiều nắng, tránh tưới quá ẩm. Nên tưới bằng các loại nước không lên men như nước trắng, nước vo gạo, nước bể phốt hoặc nước ốc ngâm trong.
Nếu các bạn biết kỹ thuật thiến đào thì áp dụng cho mai luôn. Thời gian thiến là vào đầu mùa hè, quãng tháng 4 dương lịch.
Uốn tỉa và hãm cho mai Bắc nở cũng khá dễ và gần giống đào và mai Nam, tuy nhiên thời gian hãm dài hơn. Cây mai Bắc lâu định hình thế cành, nếu uốn phải từ 6 tháng đến 1 năm mới ăn khuôn.
Tỉa bấm ngọn nên tiến hành khoảng 2 lần/năm để có được độ lớn và độ dài của dăm như ý, thường 1 lần tháng 2 âm lịch, 1 lần tháng 8 âm lịch. Thời gian mai ra hoa kể từ khi tỉa lá thông thường là khoảng 50 – 60 ngày, tùy điều kiện nhiệt độ thời tiết của mỗi năm.
1. Làm sao để chăm sóc hoa mai nở đúng dịp Tết Nguyên Đán?Hoa mai là loại cây mang sắc thái mùa xuân, mang không khí tết cổ truyền của người dân Việt Nam nói chung và người miền nam nói chung.
Hoa mai thích hợp với khí hậu nóng vì thế được trồng nhiều ở miền nam và miền nam trung bộ, miền tây. Vậy thời điểm nào ta cần lặt lá, tuốt là cho hoa mai để cây nở hoa đúng dịp tết ?
Hoa mai có nhiều loại như cây mai vàng, cây mai trắng, mai tứ quý,…. Nhưng nhiều nhất vẫn là cây mai vàng, vì chúng dễ trồng, dễ trăm sóc, hoa lại to và đẹp.
Muốn cho hoa Mai nở đúng vào dịp Tết thì việc bắt buộc phải làm là lặt lá Mai, chứ không phải là tuốt lá Mai như bạn đã nghe, vì nếu tuốt lá không khéo sẽ tuốt luôn cả những mầm hoa đang có ở nách lá.
Phải canh ngày lẩy lá Mai sao cho đúng lúc, đây có thể được coi là một công việc quan trọng hàng đầu để cây mai có thể tập trung dinh dưỡng phát triển để nẩy nụ.
2. Thời điểm lặt lá mai cho cho hoa mai vàng nở đúng Tết năm nhuậnTùy vào từng thời điểm thời tiết mà chúng ta lặt lá hoa mai sao cho phát triển tốt. Thông thường loại Mai vàng 5 cánh người ta thường lẩy lá Mai vào rằm tháng chạp.
Nếu tháng chạp (tháng 12 âm lịch) năm đó mà thời tiết có nắng, khô nóng hoặc có gió mạnh thì hoa Mai sẽ nở sớm hơn (có thể nở trước Tết), chính vì vậy bạn phải trẩy lá mai trễ hơn (dự kiến có thể từ 16-20 tháng chạp).
Ngược lại nếu năm nào mưa nhiều mùa mưa chấm dứt muộn, thời tiết tháng chạp lạnh nhiều hoặc ít có gió chướng thì mai sẽ nổ trễ hơn, vì thế phải lẩy lá Mai vào trước ngày rằm khoảng ngày 10-14 tháng chạp.
Những cây Mai được trồng ở những chổ đất tốt, phát triển tốt thường nở hoa trể hơn những cây Mai trồng ở chổ đất xấu còi cọc, vì thế cũng được lẩy lá sớm hơn.
Mai có nhiều hơn năm cánhNhững giống Mai có nhiều cánh (khoảng 12 cánh trở lên) cũng thường nở hoa trễ hơn giống Mai vàng 5 cánh vài ngày vì thế cũng phải lẩy lá Mai sớm hơn.
3. Lưu ý về cách lặt lá mai, tuốt lá mai Tết
Khi lặt lá hoa mai tết không được nắm tuốt lá vì như vậy sẽ làm gẫy, tét mầm hoa.
Nên một tay nắm chắt cành, tay còn lại cầm chắc từng lá Mai lật ngược về phía sau hoặc nắm chắc lá kéo lên phía trên, cuống lá sẽ đứt.
Phải lẫy hết toàn bộ số lá trên cây. Sau khi lẫy lá, ngừng tưới nước một vài ngày, rồi lại tiếp tục tưới nước trở lại bình thường.
Tuy mai là giống cây dễ trồng nhất nhưng việc điều khiển sao cho mai nở đúng vào những ngày Tết là điều rất khó khăn.
Cách Chăm Sóc Mai Nở Đúng Tết
1. Biện pháp canh mai
Để có cây mai nở đúng giao thừa, sáng mùng một tết do chính chúng ta chăm sóc thì còn gì thú vị hơn. Cần lưu ý những điểm chính sau đây:
– Bón phân đúng lúc, đúng loại.
– Tưới nước đúng thời gian: Cây trồng chậu, mùa khô tưới 2 lần/ngày, mùa mưa mỗi ngày tưới 1 lần.
– Cây trồng đất, mùa khô ngày tưới 1 – 2 lần, mùa mưa có thể 1 – 2 ngày tưới 1 lần.
Cần lưu ý trong cả hai trường hợp khi mùa mưa sắp dứt, phải tưới đẫm nước mỗi ngày cho đến tháng 12 âm lịch mới giảm dần lượng nước tưới, 2 ngày tưới 1 lần chuẩn bị lặt lá mai.
Tưới nước đều vào cuối mùa mưa đến Tết Nguyên đán theo hướng dẫn, nếu đến giữa tháng 10-11 bộ lá còn xanh là tốt nhất, nếu lá đã chuyển sang vàng, hoa nở lác đác cần hãm hoa lại bằng cách tăng nước tưới pha ít urê để cây đâm tược lá, chậm quá trình nở hoa.
– Xem nụ: Đến rằm tháng 8 âm lịch cây mai đã có nụ non. Nếu thấy ít nụ cần tăng cường bón thúc thêm một lần phân NPK 15-30-15 100 gr/gốc để mai có nụ nhiều hơn.
– Lảy lá: Thông thường ta lảy lá vào rằm tháng Chạp, tuy nhiên có thể lảy lá sớm hay trễ tuỳ thuộc vào: Nụ lớn thường lảy lá vào 17,18,19 tháng Chạp. Nụ nhỏ lảy lá vào 13 – 14 tháng Chạp. Mai ghép nhiều cành như mai giảo lẩy từ 10-13 tháng Chạp, mai 24 cánh lảy từ mùng 8-12 tháng Chạp, mai 100 cánh lảy từ mùng 6-10 tháng Chạp.
Tình trạng sức khoẻ của cây mai: Cây khoẻ lảy lá sớm, cây yếu lảy lá trễ và cắt bớt nụ hoa.
Thời tiết trở lạnh: Lảy lá sớm hơn 5-7 ngày hoặc tưới nước ấm 35-42 độ C, ngày 2 lần. Thời tiết nóng lảy lá trễ hơn 1-3 ngày, sau khi lảy lá đến 23 tháng Chạp nếu thấy nụ mai tróc vỏ lụa nhiều, nở đúng tết, nếu chưa tróc vỏ lụa có thể tưới nước vào buổi trưa, phun thuốc kích thích như Aron 1-2%, phun 2 lần, mỗi ngày một lần; Dekamon 1% phun 3 lần, mỗi ngày 1 lần. Nếu đến 23 tháng Chạp nụ xanh, lớn, hoa nở sớm có thể dùng lòng trắng trứng vịt phun lên nụ để giữ hoa không nở, sau đó tưới nước rửa vào trưa 29 tháng Chạp. Cần lưu ý biện pháp này chỉ giúp cây chậm nở hoa 1-2 ngày nếu kéo dài cây sẽ bị rụng nụ.
2. Phòng trừ sâu bệnh
– Sâu đục thân: Đây là loại sâu làm cây bị hư hại nặng nhất, mỗi sáng quan sát vườn nên chú ý xung quanh gốc mai có những bột gỗ xuất hiện không, nếu có phải xem xét thân cây, có lỗ nhỏ, số lượng nhiều ít, dùng kẽm chọc vào lỗ hoặc dùng thuốc trừ sâu Sec Saigon 10EC bơm thẳng vào lỗ mọt.
Biện pháp ngừa tốt nhất là dùng Diaphos 10H, Gà Nòi 4G rải đất 6 tháng/lần.
– Rầy, rệp các loại như rầy bông, rệp sáp… chích hút nhựa làm lá bị xoắn vàng, chết cành. Cần lưu ý các loại rầy, rệp là tác nhân truyền bệnh siêu vi trùng. Do đó phải chú ý phòng trị, nếu bị ít có thể dùng Sairifos 585 EC phối hợp dầu khoáng SK Enspray 99EC.
– Các loại sâu ăn lá khác như sâu tơ, sâu nái… phun thuốc sâu như Sairifos, SK Enspray 99 EC, Sec Saigon 10EC… định kỳ 1 tháng 1 lần.
– Nhện đỏ (rầy lửa) sử dụng dầu khoáng SK 99EC, Sairomite 57EC.
– Bệnh hại: Nấm hồng khá nguy hiểm cho cây, nấm bám lá làm cháy lá, khô cành, sử dụng Vanicide 5SL; Alpine 80WG; Mexyl MZ 72WP.
– Vi khuẩn có thể dùng thuốc gốc đồng như Copforce blue, Alpine 80WG.
– Bệnh do thiếu vi lượng: Đây là bệnh do sinh lý do cây cần những loại vi lượng (Bo, Mo ,Fe, Mg, Mn…) sử dụng phân bón Poly feed 15-15-30. Xới xáo kết hợp nhổ cỏ dại: Vào mùa mưa 45 ngày/lần để tạo độ thông thoáng cho cây.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Lặt Lá Mai Tết Và Các Cách Kích, Hãm Mai Nở Đúng Ngày trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!