Xu Hướng 4/2023 # Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Trà Hoa Vàng # Top 4 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Trà Hoa Vàng # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Trà Hoa Vàng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chuẩn bị đất:

Chuẩn bị đất vô cùng quan trọng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, phòng ngừa nấm bệnh về sau. Có thể dùng đất phù xa, đất ruộng, đất đồi hay đất đóng bao để trồng cây trà hoa vàng. Đất trồng trà phải được phơi khô nỏ, hoặc ủ chế phẩm sinh học để diệt trừ nẫm bệnh. Đất phải đảm bỏ dinh dưỡng và thoát nước tốt. Đối với đất phù xa và đất ruộng, để tốt nhất các bạn nên trộn thêm khoảng 10 % đến 15% phân bò chuồng hoai sạch bệnh và 20% trấu hun giúp thông thoáng đất và đồng thời bổ sung Kali cho giá thể, trộn thêm chế phẩm sinh học trichoderma vừa đủ nếu có giúp đất sạch nấm bệnh ( chú ý: % theo thể tích) .

Nếu trồng cây trên đất mà không có phân chuồng hoai hay phân hữu cơ, đất trồng có thể dùng phân NPK 16 – 16 – 5 hoặc 10 – 10 – 3, mỗi mét vuông từ 300gr đến 0,5kg bón thẳng xuống ruộng.

Kỹ thuật trồng trà hoa vàng trong chậu

Cây trà hoa vàng rất thích hợp để trồng trên chậu cảnh. Việc này giúp di chuyển dễ dàng để tránh nắng mưa. Đầu tiên ta phải chọn chậu có kích thước phù hợp với cây. Sau đó lấy viên sỏi hay mảnh sành bịt lỗ thoát nước. Rải 1 lớp sỉ than hay than hoa xuống đáy chậu dày khoảng 2 cm. sau đó cho gia thể đã trộn và trồng cây vào chậu. Phải nhớ mặt đất phải thấp hơn đáy chậu khoảng 3 cm để sau này bón phân hay tưới nước được thuận tiện.

Hướng dẫn trồng trà hoa vàng trên đất

Làm đất tơi nhỏ, lên luống rộng 1,2 m theo hướng Nam Bắc. Xé bỏ túi bầu, nếu bầu bằng đất rơm trộn bùn thì cứ nguyên bầu để trồng. Đào hố nhỏ rồi cho cây vòa trồng sao cho cây đứng thẳng mặt bầu bằng mặt đất. Mỗi luống trồng khoảng 3 hàng khoảng cách các hàng là 30 cm.

Hướng dẫn chăm sóc cây trà hoa vàng

Làm mái tre nắng cho cây

Trà Hoa Vàng không ưa ánh nắng trực xạ nên phải làm mái che hoặc trồng dưới bóng của tán cây khác. Để làm mái tre nắng ta có thể làm nhà lưới khung thép hoặc khung gỗ, tre… Lưới tre nắng tốt nhất nên dùng loại lưới Thái lan hoặc lưới Hàn Quốc với độ tre mát 70% đến 80 %. Khi chuyển sang mùa đông và mua xuân tiết trời dâm mát thì ta cần tháo lưới tre nắng giảm lượng tưới nước để cây quang hợp mặt trời. Nếu không đủ quang hợp mặt trời cây sẽ dụng nụ, dụng lá rụng hoa.

Bón phân

Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng cho bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. Nếu không có loại phân trên có thể bón phân NPK hoặc phân chuồng, phân hữu cơ… Với kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi thường bón các loại phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng hoai. Với những cây bón loại phân này cho tốc độ sinh trưởng tốt, ít nấm bệnh, khả năng đề kháng cao và cuối cùng là cho nhiều hoa, hoa to và đậm mầu hơn hay nói cách khác cho hoa có chất lượng và sản lượng tốt hơn.

Tưới nước

Đối với tưới nước thì cần tưới nước thường xuyên. Mùa hè 2 lần 1 ngày, mùa xuân và thu 1 lần một ngày, mùa đông 2 ngày 1 lần. Phải nhớ không để đất khô trắng trên 10 ngày hay ngập úng quá 4 ngày. Không tưới nước cho cây vào ban tối, đêm để tránh nấm bệnh cho rễ cây.

Trừ sâu bệnh

Đối với kinh nghiệm của chúng tôi chúng tôi dùng duy nhất một loại thuốc trừ sâu chế tạo bằng gừng, ớt và tỏi dùng kết hợp với nước rửa bát mỹ hảo. Loại thuốc này rất rẻ tiền có thể tự trồng lấy tại vườn, diệt hầu hết tất cả các loại sâu và rệp (ngay cả rệp sáp loại khó diệt nhất). Đặc biệt hơn là loại thuốc này không gây hại cho người và môi trường, tạo ra sản phẩm sạch cho người tiêu dùng. Các bạn có thể chế tạo loại thuốc như hướng dẫn trong bài viết “Hướng dẫn pha thuốc trừ sâu thảo mộc từ gừng, ớt, tỏi”.

Để cây ra nhiều hoa và hoa đúng dịp tết (kiến thức quan trọng đối với những người chơi cây cảnh).

Đối với cây nhân giống bằng chiết cành hay dâm cành thì sau 3 năm sẽ cho lứa hoa đầu tiên. Đối với cây trồng hạt thì sau khoảng 5 năm mới cho lứa hoa đầu. Để cây ra hoa nhiều hoa và hoa đúng dịp chơi tết ta tiến hành như sau.

Kỹ thuật đảo trà

Đảo trà là một kỹ thuật quan trọng, đánh cây từ đất chuyển sang chậu cũng là đảo, chuyển cây từ chậu sang chậu cũng là đảo trà.

Để cây cho hoa đúng dịp tết thì ta tiến hành đảo trà vào khoảng giữa tháng 3 đến tháng 4 âm lịch để cây chuyển nụ. Thời điểm đảo trà phụ thuộc vào thời điểm cây ra mầm non. Sau khi cây bật mầm ta chăm sóc cho đến khi mầm ra lá non thì ta tiến hành đảo trà. Chồi cây đáng lẽ là chồi dinh dưỡng nhưng nhờ việc đảo trà nó chuyển thành trồi sinh sản rồi hình thành nụ hình thành hoa.

Đối với cây trồng trên đất mà người chăm sóc không muốn đảo trà ta làm như sau. sau khi cây ra lá non ta tiến hành dừng bón phân khoảng 1 tháng và dừng tưới nước 2 lần. Lần thứ nhất ta dừng tưới vài ngày khi thấy cây hơi rủ ta lại tưới nhẹ sau đó lại ngừng tưới vài ngày đến khi cây hơi rủ thì ta tưới lại bình thường. Cách này để thay thế cho việc đảo trà.

Cung cấp dinh dưỡng cho cây

Ngoài việc đảo trà ta cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Thời điểm hình thành hoa và nuôi nụ ta nên bón phân lân và kali. Lân giúp cây phát triển rễ còn phân kali giúp cây ra nhiều hoa, hoa đậm mầu và bền lâu.

Cấp đủ nước cho cây

Cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây đặc biệt khi cây nuôi nụ và ra hoa. Khi cây ra hoa thì không được phun nước lên hoa tránh úng và rụng hoa.

Cấp đủ ánh sáng cho cây

Thứ tư ta cần chú ý đến vấn đề cung cấp ánh sáng cho cây. Đối với mùa đông và mùa xuân thì trời dâm mát. Để đảm bảo cây không dụng nụ, lá và hoa ta cần tháo mái lưới che nắng cho cây. Chú ý chỉ tháo mái mà vẫn giữ vách để che chắn gió lùa vào mùa đông.

Để mua cây trà giống và các sản phẩm trà hoa vàng xin hãy gọi cho chúng tôi

Hotline: 0983.268.980

Kỹ Thuật Trồng Chăm Sóc Cây Trà Hoa Vàng

Trà hoa vàng là cây thường xanh, không có thời gian ngủ (ngừng sinh trưởng) rõ rệt. Trong một năm có:

Thời kỳ sinh trưởng là xuân hạ (từ tháng 2 – 5), thời kỳ sinh trưởng cần nhiều đạm và kali;

Thời kỳ tích lũy vật chất cho giai đoạn phát triển của nụ và quả là hạ thu (thường từ tháng 5 – 10), thời kỳ nụ và quả cần lân và kali.;

Dùng lưới đen che nắng cho cây trà hoa vàng

Một số cách để che nắng cho cây:

Trồng cây lâm nghiệp bóng mát, cây này phát triển ở tầng trên, cây trà phát triển dưới bóng các cây này

Thiết kế hệ thống lưới che nắng 70%, nên dùng hàng Thái hoặc Hàn Quốc

Khoảng cách giữa các cây là 0,8-1,2m. Đất trồng Trà Hoa Vàng là đất phải được phơi khô nỏ trộn thêm ít vôi bột và phân chuồng hoai mục, sào sới nhiều lần. Tốt nhất là đất ở ruộng lúa là lý tưởng nhất. Làm đất tơi nhỏ , lên luống, rộng 1m20. Khi ra ngôi, nếu cây trong bầu bằng túi P.E thì khi trồng phải xé, bỏ túi. Nếu bầu bằng đất rơm trộn bùn thì cứ nguyên bầu để trồng. Đất trồng nên dùng phân NPK 16 – 16 – 5 hoặc 10 – 10 – 3, mỗi mét vuông từ 300gr đến 0,5kg. Trộn thật đều trước khi trồng. Trà Hoa Vàng không ưa ánh sáng mạnh nên phải có mái che. Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng cho bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. 18 tháng sau thì có hoa, và sau 2 năm là đã được thu hoạch. Cây to phải sau 3 – 4 năm mới có nhiều hoa. Trà Hoa Vàng thường có rệp làm phồng lá, từ tháng 4 đến tháng 7 hay có loài sau này. Dùng thuốc trừ sâu Regan phun kép 2 lần (lần sau cách lần trước từ 4 đến 7 ngày) để diệt sâu.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Thanh Trà

Ngày đăng: 2016-02-25 07:52:30

Cây Thanh Trà có tên khoa học Bouea gandaria Blume hay Bouea macrophylla Griff., thuộc họ Anacardiaceae, bộ Sapindales tên tiếng anh Marian plum, Gandaria, Marian mango hay Plum mango, là cây ăn trái nhiệt đới có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Ở Thái Lan, trái Thanh Trà được người tiêu dùng rất ưa chuộng, diện tích trồng Thanh Trà ở Thái tăng nhanh từ năm 1998. Năm 2001, chính phủ Thái bắt đầu xúc tiến quảng bá xuất khẩu loại trái cây này. Hiện nay, thanh trà Thái được xuất khẩu sang nhiều nước ở châu âu và được bày bán hầu hết trong các siêu thị ở Anh Quốc.

Cây thanh trà dễ trồng, ít nhiễm sâu bệnh hại, chịu hạn rất tốt, các giống thanh trà thương mại có nguồn gốc ở Thái Lan, Mỹ hầu hết đều có dạng quả dài, mùi vị thơm ngon, thịt trái có nhiều chất bổ dưỡng, màu sắc và mẫu mã trái đẹp nên rất hấp dẫn người tiêu dùng. Ở nước ta mùa thu hoạch trái thanh trà sớm hơn so với nhiều loại trái cây khác nên trái dễ bán được giá cao.

Thanh Trà ra hoa 2 đợt cách nhau khoảng 1 tháng, thời gian thu hoạch quả kéo dài từ giữa tháng 12 đến tháng 2 âm lịch. Theo tác giả (Chairuangyod, 1996) thanh trà là loại trái cây có nhiều tìm năng trong tương lai và là một trong những loại trái cây mang lại nguồn thu nhập cao nhất cho nhà vườn ở Thái.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THANH TRÀ

– Đất trồng cây Thanh Trà:

Cây thanh trà thích nghi rộng nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa Đồng Bằng Sông Cửu Long,…

– Khoảng cách trồng cây Thanh Trà:

Khoảng cách trồng thích hợp trên đất có độ phì thấp là: 7m x 7m (200 cây/ha), 8m x 8m (156 cây/ha) Đối với nền đất có độ phì cao trồng với khoảng cách thưa hơn 9m x 9m (123 cây/ha).

– Chuẩn bị hố trồng cây Thanh Trà

Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

– Hướng dẫn cách trồng cây cây Thanh Trà

Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2-3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài. Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa thanh trà không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây Thanh Trà cho năng suất cao

– Tưới nước cho cây Thanh Trà:

Tưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước ít nhất 1 tháng đầu, nên tưới bằng vòi phun với lượng nước tưới vừa đủ.

– Cắt tỉa cành cho cây Thanh Trà:

Thanh Trà là loại cây đa thân, cây tự phân nhánh rất đều do đó việc cắt tỉa cành, tạo tán trong thời kỳ kiến thiết bơ bản đơn giản hơn so với các cây khác. Định kỳ 2-3 tháng dùng kéo tỉa bỏ bớt các cành mọc rậm rạp, tạo cho cây có bộ tán cân đối. Khi cây đã cho trái sau mùa thu hoạch, cắt tỉa bớt các nơi có mật độ cành mọc dày, tạo cho tán cây thông thoáng cây sẽ cho năng suất cao ở vụ kế tiếp.

– Cách bón phân cho cây Thanh Trà

Hàng năm vào đầu mùa mưa bón mỗi gốc 15-25 kg phân chuồng hoai/gốc, mục đích bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vi lượng, độ mùn, tăng độ phì và tăng khả năng giữ của đất trong mùa khô. Bón bằng cách rãi đều lên mặc đất xung quanh mặc bồn.

Năm thứ 1: Sau khi trồng 20 ngày bón phân NPK(15-15-15) hay NPK(16-16-8) 100-150g/gốc, bón bằng cách rải đều trên mặc đất xung quanh tán, tạo điều kiện cho rễ cây trồng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả nhất, sau khi bón dùng cào cỏ cào nhẹ lớp đất mặc để phân dễ thấm sâu, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng. Có thể pha loãng phân với nước tưới hiệu quả sẽ cao hơn. Sau đó định kỳ 3-4 tháng bón 1 lần, mỗi lần 100 – 200g/gốc kết hợp phun thêm phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.

Năm thứ 2: dùng phân NPK trên bón liều lượng 0,5-1 kg, chia làm 2 lần bón (đầu và cuối mùa mưa).

Năm thứ 3 và thứ 4: cây bắt đầu cho trái bón mỗi gốc 1,5-3 kg chia làm 3 lần bón: lần 1 sau thu hoạch, lần 2 trước ra hoa, ở lần bón phân 2 có thể trộn thêm 0,5 kg phân lân nung chảy nhằm bổ sung thêm lân, canxi, megiê và một số nguyên tố trung vi lượng khác cho cây, lần 3 bón sau khi trái đậu 1 tháng. Khi cây cho trái ổn định mỗi năm bón 3-4 kg NPK, cộng thêm mỗi gốc 0,5-1 kg phân kali (K2SO4), phân kali sulphat bón trước thu hoạch khoảng 20 ngày bằng cách rãi đầu khắp mặt bồn sau đó tưới nước 2-3 lần để phân thấm sâu sẽ làm tăng đáng kể độ ngọt và màu màu sắt thịt quả.

Thu hoạch quả Thanh Trà:

Cây thanh trà ghép cho trái sau 3-4 năm trồng, cây ≥ 7 năm tuổi cho năng suất 120-200 kg/cây. Trái thanh trà khi chín có thể neo trên cây 12-15 ngày. Dùng dụng cụ thang, kéo cắt trái và túi lưới để thu hoạch quả, hạn chế trèo lên cây vì dễ làm giãn, gãy cành sẽ ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. Khi cắt trái nên chừa 1-3 lá ở cuốn trái, trái sẽ tươi lâu và dễ bán. Sau khi hái nên phân loại những trái có cùng kích thước và độ chín. Sau khi phân loại, trái được cho vào thùng xốp, mỗi thùng 20-25 kg để chuyển đến các khách hàng và đại lý tiêu thụ.

TIN TỨC KHÁC :

Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Trà My Ra Hoa

Cây hoa Trà My từ lâu đã được xem như một loài hoa đẹp, độc đáo, không giống vẻ đài các kiêu sang của hoa lan, hoa trà mang lại vẻ đẹp nhẹ nhàng, bình dị nhưng đầy cuốn hút, vì vậy trong dân gian có câu “vua chơi lan – quan chơi trà”.

Cây Trà My có nhiều loại như cây hồng trà, cây bạch trà, cây hoa trà thâm hồng bát diện hay còn gọi là trà đỏ, cây trà lựu,… mỗi loại có một nét đẹp riêng, tuy vậy, loại nào cũng có vẻ đẹp nao lòng mà ai cũng muốn sở hữu.

Cây hoa Trà My đỏ

Hướng dẫn chọn giống Trà My

Hiện có rất nhiều giống Trà My được nhập về Việt Nam từ nhiều nước khác nhau như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, tuy nhiên Trà My thuần chủng Việt Nam là quý và hiếm hơn cả. Có thể nói giống Trà My thuần Việt đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Mỗi cây có giá đắt gấp đôi, thậm chí là gấp 3 các giống ngoại nhập.

Loại cây Trà My nội dễ trồng, ít sâu bệnh và đặc biệt cho hoa khá đẹp, hoa bền, đậm màu hơn. Tuy dễ trồng nhưng lại có nguy cơ tuyệt chủng vì, Trà My ngoại dễ nhân giống hơn. Điều đó khiến người nông dân chuyển sang trồng Trà My ngoại để bán với giá rẻ hơn. Và do một thời gian Trà My ngoại không phù hợp với thủy thổ tại Việt Nam nên cho hoa được một mùa rồi cây thì không ra hoa, cây thì 2 3 năm chết héo. Vì thế nên chọn những nhà vườn uy tín để tư vấn chọn giống Trà My phù hợp nhất với khí hậu chỗ bạn. Một địa chỉ gợi ý cho bạn đó là cửa hàng Cây Cảnh Trung Quang, ở đây bán tất cả các loại giống Trà My mà bạn cần với giá cạnh tranh, uy tín lâu năm.

Cây hoa Trà My Bạch

Kỹ thuật trồng cây Trà My

Sau khi chọn và mua được giống Trà My phù hợp với khí hậu nơi bạn ở sau đó thực hiện cách trồng sau:

Chọn đất trồng Trà My là khâu quan trọng bậc nhất, cây thích nước và phát triển tốt trong môi trường có nước đầy đủ nhưng lại không chịu được ngập úng, vì thế đất trồng phải là loại đất có độ chua, nhiều mùn, ít canxi, thoát nước nhanh, giữ ẩm tốt.

Đặc tính của bộ rễ là có nhiều lông hút, có nhiều sợi tơ mèm chỉ phát triển được qua những lớp khe hở của những loại đất mùn tơi xốp, độ ẩm cao. Đất bùn ở ao hồ nuôi nhiều cá hoặc đất trồng chè là thích hợp nhất.

Chọn chậu phải có lỗ thoát nước, sau đó ta cho một lớp sỉ cục mỏng dưới đáy nhằm cho đất không bị chôi hết ra ngoài. Ta cũng có thể thay sỉ cục bằng than hoa mua ngoài chợ. Sau đó ta cho 1 lớp đất mỏng khoảng 2 đến 3 cm rồi lấy tay nén chặt xuống. Việc này cũng giúp cho đất không bị chôi mất xuống qua lỗ đáy. Sau đó tiếp tục cho đất vào và sé bầu cho cây vào chồng.

Cây hoa Trà My hồng

Hướng dẫn chăm sóc cây hoa Trà My

Cây ưa ẩm, nhưng lại không thích nước, lượng nước ít hay nhiều thì đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, và phát triển của cây, do vậy mà lượng nước tưới cho cây phải đủ và đúng liều lượng.

Khoảng 10-20 ngày nên bón thúc một lần, có thể dùng thêm nước phân phèn, như vậy sẽ đảm bảo dinh dưỡng cho cây, cũng như khống chế độ chua trong đất ở mức đảm bảo vừa phải.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Trà Hoa Vàng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!