Xu Hướng 5/2023 # Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chiết Tách Cành Lan # Top 13 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chiết Tách Cành Lan # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chiết Tách Cành Lan được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đăng lan (còn gọi là Hoàng lan hay Lan Dendrobium) là giống lan đa thân (được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi) sau khi trồng vài năm chúng đẻ ra nhiều nhánh chật kín hết chậu, đến lúc này người chơi lan phải chiết tách ra để trồng lại…

– Tuy nhiên do người chơi đa số là mua sẵn chậu lan từ cửa hàng bán lan về chưng chơi nên gặp trường hợp này họ lại tỏ ra lúng túng không biết nên xử lý thế nào.

– Để xử lý việc này chúng tôi xin mách các bạn chơi lan “tài tử” kinh nghiệm tách chiết và thay chậu cho cây đăng lan của một số nghệ nhân ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang).

Làm thợ xin chia sẻ đế mọi người kĩ năng chiết tách cành lan đem lại châu lan như mong muốn cho các nghề nhân trồng cây.

1. Đặc tính của lan

– Hoa lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt,có loại cụp vào, có loại xoè ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có vòi quấn quýt, có những hoa giống như con bướm, con ong (Ophrys insectifera).

– Hoa lan có những bông nhỏ như đầu chiếc kim gút nhưng cũng có bụi lan Grammatophylum speciosum ở Phi luật thân cao gần 10 thước, dò hoa dài chừng 2 thước và nặng chừng một tấn. Lan này cũng mọc tại Việt nam nhưng chỉ cao độ 2-3 thước và mang cùng tên với cô ca sĩ nổi danh: Thanh Tuyền.

– Hương lan đủ loại thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào, thanh cao, vương giả cho nên các bà,các cô đã phải trả một giá rất đắt cho bình nước hoa nhỏ síu.

– Hoa lan nếu được giữ đúng nhiệt độ và ẩm độ có thể còn đươc nguyên hương, nguyên sắc từ 2 tuần lễ cho đến hai tháng, có những thứ lâu đến 4 tháng, có những thứ nở hoa liên tiếp quanh năm, nhưng cũng có loại chỉ 1-2 ngày đã tàn phai hương sắc.

2. Chuẩn bị dụng cụ

– Dụng cụ không thể thiếu khi chiết tách cành lan đó là dao chiết cành sắc bén.

– Mùa xuân là thời vụ thích hợp nhất cho quá trình sinh trưởng của cây lan, phương pháp nhân sinh dưỡng bằng chiết tách những mầm chồi phát ra từ xung quanh cổ rễ(gốc) của cây mẹ trong bụi – đó là những “giò” lan.

4. Kỹ thuật chiết tách cành lan

Phương pháp này dùng để tách các chậu lan quá đầy, đồng thời làm tăng số lượng cây mới. Các giả hành già được tách ra khi hoa đã tàn và chỉ tách khi đã trồng được từ 2 – 3 năm.

– Trước khi “nhổ” cây lan ra khỏi chậu phải tưới đẫm nước (hoặc ngâm cả chậu vào trong nước), vài phút sau khi rễ mềm thì đặt chậu nằm ngang, nắm chặt phần gốc kéo mạnh để cả bụi lan tụt ra khỏi chậu, nếu rễ bám chặt quá thì dùng mũi dao sắc, nhọn khoanh nhẹ một vòng xung quanh mép chậu để cắt đứt những rễ bám chắc vào thành chậu.

– Sau khi lấy bụi lan ra khỏi chậu, rửa sạch gốc rễ để loại bỏ chất trồng cũ, cắt bỏ rễ già đã bị khô chết, giữ lại rễ còn tốt và cắt ngắn chỉ để dài 5 – 6cm. Dùng dao sắc hơ qua ngọn lửa hoặc lau bằng cồn 90 độ, cắt tách mỗi bụi ra thành nhiều đơn vị, mỗi đơn vị có hai đến ba thân và hai đến ba mắt mầm ngủ, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để vết cắt không bị hư thối.

– Chậu trồng nên dùng loại bằng đất nung có nhiều lỗ để thoát nước và cho rễ lan đeo bám, kích thước chậu tuỳ thuộc vào độ lớn của nhánh lan định trồng. Chất trồng nên dùng than gỗ ngâm nước một ngày, vớt ra cho ráo rồi đập thành cục nhỏ kích thước 3 – 5cm. Xếp cục lớn dưới đáy chậu, cục nhỏ bên trên. Nhớ để mặt trên của lớp than cách mép chậu 2 – 3cm.

– Dùng cây kẽm (lớn cỡ cây căm (nan hoa) xe đạp) làm cây ty, uốn gắn cây ty vào mép chậu, đặt cây lan lên mặt lớp than rồi cột thân cây lan vào cây ty để cây lan không bị đổ ngã khi chúng chưa kịp ra rễ bám chắc vào lớp than và thành chậu. Khi trồng nhớ đặt cây lan ở gần mép chậu và xoay hướng mọc của cây lan con vào giữa để sau này cây lan con mọc dần về phía giữa chậu, chậu lan sẽ cân đối. Để giữ ẩm nên phủ một lớp mỏng xơ dừa hay dớn sợi lên phía trên lớp than.

– Trồng xong đưa chậu lan vào chỗ mát, ẩm cao, tưới nước, phân hoặc phun phân bón lá: Atonic, Bayfolan, Grow more (loại 30 – 10 – 10) và thuốc kích thích ra rễ Rootone. Khi thấy cây lan ra rễ non thì đưa dần chậu lan ra chỗ có ánh sáng rồi đưa lên giàn.

Đối với hoa lan rừng ta tách chiết như sau

– Chúng ta hãy mạnh dạn lên, tách chúng ra thành nhiều thân riêng lẻ, chỉ cần 3 đốt tính từ mắt ngủ sát gốc phải còn lành lặn, chúng sẽ cho bạn 1 cây con.

– Đối với lan rừng loại hoàng thảo, tách chiết là một quá trình cần thiết để duy trì, nếu không tách thì sau nhiều năm cây sẽ già suy yếu dần.

– Trước hết: chọn chậu nhựa (loại trồng cattlyea) chậu cao. Đổ xơ dừa lấp khoảng 1/3 -1/2 chậu, ngâm trong nước có pha b1 hoặc atonic trong 1-2 giờ.

– Ta xé lẻ cây ra thành từng đơn vị,làm vệ sinh cho sạch sẽ,tỉa rễ cho gọn gàng rồi cho cây vào chậu,nên lưu ý là không vùi gốc vào giá thể.

– Căng dây quấn quanh thân già với quang treo sao cho mỗi lần tưới gốc không bị lay động.

– Phần ngọn sau khi cắt nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 1/2000 và dung dịch kích thích ra rễ NAA (Naphtalen Acetic Acid) 0,5ppm sau đó đem trồng vào chậu hoặc trồng lên luống.

– Phần gốc sau một thời gian sẽ mọc 1 – 3 tược (chồi) mới gần chỗ cắt. Những tược này sau đó lớn lên, ra rễ. Có thể tiếp tục cắt phần ngọn các tược này đem trồng hoặc để đến khi ra hoa.

5. Chú ý khi chiết tách cành lan

Phương pháp chiết tách đảm bảo được tính chất di truyền của cây bố mẹ nhưng lại cho một thế hệ cây con sinh trưởng không đồng đều nên khó cung cấp một số lượng cây con lớn để phục vụ cho nuôi trồng với quy mô lớn

Bạn có thể xem các loài hoa khác tại chuyên trang : chúng tôi

Và tìm hiểu rõ hơn về hoa phong lan tại trang Vườn phong lan: chúng tôi

Kỹ Thuật Chiết Tách Lan

Đăng lan (còn gọi là Hoàng lan hay Lan Dendrobium) là giống lan đa thân (được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi) sau khi trồng vài năm chúng đẻ ra nhiều nhánh chật kín hết chậu, đến lúc này người chơi lan phải tách chiết ra để trồng lại…

– Để xử lý việc này chúng tôi xin mách các bạn chơi lan “tài tử” kinh nghiệm tách chiết và thay chậu cho cây đăng lan của một số nghệ nhân ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang). Cách làm của họ như sau: Trước khi “nhổ” cây lan ra khỏi chậu phải tưới đẫm nước (hoặc ngâm cả chậu vào trong nước), vài phút sau khi rễ mềm thì đặt chậu nằm ngang, nắm chặt phần gốc kéo mạnh để cả bụi lan tụt ra khỏi chậu, nếu rễ bám chặt quá thì dùng mũi dao sắc, nhọn khoanh nhẹ một vòng xung quanh mép chậu để cắt đứt những rễ bám chắc vào thành chậu.

– Sau khi lấy bụi lan ra khỏi chậu, rửa sạch gốc rễ để loại bỏ chất trồng cũ, cắt bỏ rễ già đã bị khô chết, giữ lại rễ còn tốt và cắt ngắn chỉ để dài 5 – 6cm. Dùng dao sắc hơ qua ngọn lửa hoặc lau bằng cồn 90 độ, cắt tách mỗi bụi ra thành nhiều đơn vị, mỗi đơn vị có hai đến ba thân và hai đến ba mắt mầm ngủ, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để vết cắt không bị hư thối.

– Chậu trồng nên dùng loại bằng đất nung có nhiều lỗ để thoát nước và cho rễ lan đeo bám, kích thước chậu tuỳ thuộc vào độ lớn của nhánh lan định trồng. Chất trồng nên dùng than gỗ ngâm nước một ngày, vớt ra cho ráo rồi đập thành cục nhỏ kích thước 3 – 5cm. Xếp cục lớn dưới đáy chậu, cục nhỏ bên trên. Nhớ để mặt trên của lớp than cách mép chậu 2 – 3cm.

– Dùng cây kẽm (lớn cỡ cây căm (nan hoa) xe đạp) làm cây ty, uốn gắn cây ty vào mép chậu, đặt cây lan lên mặt lớp than rồi cột thân cây lan vào cây ty để cây lan không bị đổ ngã khi chúng chưa kịp ra rễ bám chắc vào lớp than và thành chậu. Khi trồng nhớ đặt cây lan ở gần mép chậu và xoay hướng mọc của cây lan con vào giữa để sau này cây lan con mọc dần về phía giữa chậu, chậu lan sẽ cân đối. Để giữ ẩm nên phủ một lớp mỏng xơ dừa hay dớn sợi lên phía trên lớp than.

– Trồng xong đưa chậu lan vào chỗ mát, ẩm cao, tưới nước, phân hoặc phun phân bón lá: Atonic, Bayfolan, Grow more (loại 30 – 10 – 10) và thuốc kích thích ra rễ Rootone. Khi thấy cây lan ra rễ non thì đưa dần chậu lan ra chỗ có ánh sáng rồi đưa lên giàn.

Hướng Dẫn Thay Chậu Và Chiết Tách Địa Lan

Mùa xuân đã đến, thổ lan đã nở hoa khắp vườn, và cũng đến lúc sang chậu chia cây để cho kịp mùa tới. Trung bình từ 2-3 năm thay chậu một lần – nếu dùng vỏ cây thông, hoặc 4-5 năm một lần nếu dùng vỏ dừa.

Những cây có hoa sắp tàn nên cắt xuống và cắm vào bình, hoa có thể tươi đẹp thêm vài tuần nửa (xem hình 1&2) không nên để hoa tàn trên cây sẽ làm cho cây bị yếu đi, có thể làm mất cơ hội ra hoa mùa tới.

Những cây đã mọc đầy chậu và những vật liệu bên trong đã mục nát, cách thử nghiệm là dùng ngón tay đè vào lổ thoát nước, nếu cảm thấy mềm là đến lúc cần phải thay chậu (xem hình 3&4).

Hướng dẫn thay chậu và chiết tách địa lan

Thổ lan là loại lan dễ bị bịnh vì nhiễm trùng, do những dụng cụ dùng để sang chậu, chia cây không được khử trùng hay ngăn ngừa cẩn thận, hay dùng chậu cũ mà không khử trùng, hoặc bị bịnh vì do sâu bọ chuyền đi từ cây bịnh qua cây chưa bịnh. Bởi vậy ngăn ngừa sâu bọ cũng rất cần thiết.

Dụng cụ

Những dụng cụ cần thiết cho sang chậu chia cây gồm có: kéo, dao, cây nén chặt vật liệu, một cây nhọn nhỏ để lấy bỏ vật liệu củ, 1 bình hàn gió đá dùng để hơ những dụng cụ bằng kim loại, Clorox (thuốc tẩy) dùng để rửa chậu cũ, bao tay và một số giấy báo, dùng giấy báo lót phía dưới khi sang chậu và thay giấy báo mới khi sang một chậu khác, để tránh bị nhiểm bịnh. (xem hình 5)

Vật liệuTrước khi dự định sang chậu chia cây, các vật liệu nên cần phải dự trù trước, nên ngâm các vật liệu vài ngày, không nên dùng potting soil (đất) tuy gọi là thổ lan, nhưng không nên trồng với đất hay trồng dưới đất vì dễ bị ứ nước – sẽ bị thối rễ, có thể dùng vỏ cây thông hay vỏ dừa và perlite, khi dùng vỏ dừa nên ngâm cho thật kỹ, khi nào không còn thấy đậm như nước trà nữa thì dùng tốt hơn.

Phương thức trộn vật liệu.Trồng thổ lan bằng:

– Vỏ thông vừa ½ (medium grade) 4 phần vỏ thông 1 phần perlite size #3

– Vỏ thông lớn ¾ (large grade) 4 phần vỏ thông 1 phần perlite size #4

– Vỏ dừa vừa ½ (medium grade) 4 phần vỏ dừa 1 phần perlite size #3

– Vỏ dừa lớn ¾ (large grade) 4 phần vỏ dừa 1 phần perlite size #4

Cách sang chậu:Trước tiên nên chọn ra một số cây cần sang chậu, và tưới đẫm trước một ngày, tưới nước trước là có vài lý do như sau:

1) Dễ lấy cây ra khỏi chậu hơn là để chậu khô.

2) Dễ lấy vật liệu cũ bị mục ra.

3) Rễ sẽ mềm dẻo hơn nên ít bị gẫy.

4) Củ lan ít bị khô và teo lại vì một thời gian không được tưới nước sau khi thay chậu.

Muốn lấy cây ra khỏi chậu dùng một cái búa cao xu nhỏ, gõ nhẹ chung quanh miệng chậu cho đến khi chậu rớt ra, khi lấy cây ra khỏi chậu – kế tiếp là dùng dao cắt khoảng 2” (5 phân) từ phía dưới (xem hình 7) sau đó dùng vật nhọn nhỏ để lấy ra hết vật liệu cũ (xem hình 8).

Khi lấy ra hết vật liệu cũ, nên tách bỏ bớt những củ trọc (xem hình 9) để lại nhiều củ trọc trong chậu sẻ không có lợi chỉ làm cho chật chậu, còn có thể làm hại tới cây. Những củ trọc sẽ có cơ hội phát triển trở lại, nếu lấy ra lau sạch và bỏ vào bao nylon, buộc miệng kín lại rồi để vào chỗ rợp mát, khi nào củ mọc mầm ra rễ rồi đem ra trồng lại (xem hình 10&11). Kế tiếp là tỉa bỏ những rễ chết, nếu như rễ bị thối toàn bộ – đừng cắt bỏ hết rễ, chừa lại một ít, để cho cây đứng vững, nhưng phải tuốt bỏ vỏ bao bọc bên ngoài, chỉ chừa lại những sợi chỉ bên trong

Cách chia cây:

Khi một cây đã mọc đầy chậu, thì cần phải sang chậu lớn hơn hay chia ra thành nhiều chậu, nếu chia ra nên giữ tối thiểu 3-5 củ, dùng dao cắt từ trên thẳng xuống phía dưới và sau đó tách làm đôi (xem hình 12&13) sau khi chia đôi thì dùng cách thức cũng như sang chậu, kế tiếp là dùng vòi nước rửa sạch đất sình (xem hình 14).

Cách vô chậu:

Khi vô chậu nên lựa chậu đủ chổ cho cây mọc khoảng 2-3 năm, cách mép chậu khoảng 2” đặt củ già gần mép chậu, để ý hướng cây mọc, chừa cho chỗ cây con mọc lên (xem hình 15).

Bỏ vỏ cây hay vỏ dừa vào rồi nén cho thật chặt (xem hình 16) nếu muốn biết cây có được nén chặt hay không, thì dùng cách thử nghiệm là cầm cây đưa lên, nếu như chậu không bị rớt ra là coi như đã chặt (xem hình 17)

Những điều cần thiết nữa là, bảng tên của cây, nếu như cây bị mất tên hay không có tên là coi như cây mất giá trị, ngày tháng và năm sang chậu cũng rất quan trọng, giúp cho ta biết được hạn kỳ phải thay chậu (xem hình 18&19)

Sau cùng là pha một thìa B1 cho một gallon nước rồi tưới đẩm, xong rồi để vào chỗ rợp mát 2-3 tuần mới tưới (xem hình 20)

Kỹ Thuật Tách Chiết Nhân Giống Cattleya

Cattleya là loại hoa lan đang được ưa chuộng hiện nay vì màu sắc đa dạng và hương thơm tuyệt vời. Cattleya được mệnh danh là loài hoa lan vương giả – Nữ hoàng của các loài hoa. Hiện nay, tại Hà Nội và một số địa phương phía Bắc, phong trào trồng và thưởng thức lan Cattleya đang phát triển mạnh mẽ. Sau đây xin tổng hợp một số kinh nghiệm tách chiết và chăm sóc lan Cattleya của CLB Hoa Lan DLR Hà Nội.

Khi nào thì thay chậu và tách chiết?

Khi cây lan phát triển chật chậu hoặc giá thể trong chậu đã mục rữa, đọng muối, rễ cây không phát triển,….ta tiến hành thay chậu và tách chiết cho Cattleya. Có thể thay chậu tách chiết Cattleya bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng tốt nhất là nên tách chiết trong thời kỳ cây phát triển mạnh nhất sẽ tạo điều kiện cho cây nhanh chóng hồi phục và phát triển trở lại. ở Miền Bắc, thông thường nên tiến hành tách chiết vào mùa Xuân – Hè.

Lưu ý khi tách chiết: Chậu Cattleya đem tách chiết tốt nhất nên để khô, không tưới nước nhiều, tránh tách chiết trong ngày mưa vì độ ẩm không khí quá cao, nhựa trong cây nhiều làm cho vết cắt khó lành, hơn nữa để đề phòng nấm bệnh xâm nhập làm hư hại cây.

Dụng cụ cần thiết gồm những gì?: Dao, kéo, cồn, bật lửa, kìm cắt cây, chậu, móc, giá thể, thuốc xử lý vết cắt,…

Tách chiết như thế nào?

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TÁCH CHIẾT

Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya

Bước 1: Tháo móc treo chậu ra, dùng hai tay bóp xung quanh thành chậu cho rễ bong khỏi thành chậu, bóc tách các rễ mọc chờm ra ngoài thành chậu và rút cả bụi lan ra khỏi chậu

Bước 2: Dùng tay móc hết các giá thể cũ còn bám vào gốc cây

Bước 3: Dùng que hoặc đũa chọc cho giá thể còn bám lại xung quanh ra hết

Bước 4: Dùng kéo hoặc dụng cụ cắt thật sắc, đổ cồn vào dụng cụ và đốt trước khi cắt đề phòng lây lan nấm bệnh. Cắt bỏ sạch những rễ đã hư thối.

Bước 5: Xác định điểm cắt, tách: mỗi đơn vị tách ra nên có từ 3 giả hành trở lên là tốt nhất, hướng tách ra phải còn mắt ngủ có thể phát triển thành chồi non. Qúa trình tách chiết bước này là quan trọng nhất. Cần xác định điểm cần cắt trước, đánh dấu, sau đó tiền hành cắt. Lưu ý dụng cụ cắt phải thật sắc, cắt thật ngọt. Nếu vết cắt bị dập, dùng dao lam gọt lại cho ngọt. Bôi vôi, sơn hoặc thuốc sát trùng vào vết cắt.

Đơn vị lan mới tách ra, cần vệ sinh sạch sẽ ngay, cắt bỏ rễ thối, hỏng, xả sạch dưới vòi nước, để ráo, bôi vôi vào các chỗ cắt. Tốt nhất để chỗ mát sau 01-02 ngày thì tiến hành trồng lại.

Bước 6: Chuẩn bị giá thể trồng Catt. Có rất nhiều loại giá thể để trồng Catt, mỗi loại giá thể thích hợp với cách trồng và điều kiện trồng tại từng vườn, từng vùng miền. Kinh nghiệm tại Hà Nội thường trồng catt bằng than củi kết hợp với dớn cọng đảm bảo cho cây phát triển tốt và ít bị hư cây. Ngoài ra có thể trồng bằng đá bọt, sỏi nhẹ. Than củi chọn loại thật chắc, sờ vào không tạo ra bụi than, ngâm xả nhiều lần khi nào than chìm xuống đáy xô nước là có thể đem trồng. Dớn cọng có thể xử lý bằng cách luộc qua nước sôi,…

Bước 7: Chậu và giá đỡ: Chậu cũ dùng lại phải rửa sạch bằng xà phòng loãng. Để giúp cây đứng vững thời gian đầu cần làm cọc đỡ hoặc cột dây cho cây đứng vững. Dùng dây thép cứng cột ngang quang treo, dùng đũa gác ngang miệng chậu, dùng dây nhôm mềm, làm cọc ti tơ, dùng cước co dãn cố định lan,… đều được

Bước 8: trồng lại: Đáy chậu nhét 1 ít xốp, xếp than vào chậu thứ tự to dưới, nhỏ trên. Nên xếp than theo chiều thẳng đứng, kê một miếng xốp nhỏ dưới gốc lan không cho tiếp xúc trực tiếp với than củi. Để vào chậu cây vào chỗ mát, chờ khi nào cây ra rễ trở lại bám nhiều xuống than thì bổ sung thêm dớn cọng trên bề mặt.

Sau khi tách chiết thì chăm sóc như thế nào?

Sau khi tách chiết và trồng lại, đưa chậu lan vào chỗ râm mát khoảng 50-60% ánh sáng, không tưới trong vòng 7-10 ngày đầu. Sau đó, pha B1 loãng khoảng 1cc/1lít phun sương hàng tuần cho cây nhanh ra rễ, cây ra nhiều rễ rồi thì có thể bổ sung thêm dớn cọng trên bề mặt, dùng phân 30-10-10 và B1 pha loãng 1/4-1/2 liều lượng chỉ định bón hàng tuần. Khi cây hoàn chỉnh 1 tép mới thì đổi sang phân NPK 20-20-20 nên pha loãng hơn hướng dẫn và bón định kỳ. Khi cây thật khoẻ mạnh, có khoảng 5-6 giả hành ổn định thì có thể điều chỉnh dinh dưỡng nhằm thúc đẩy cây cho hoa bằng các loại phân bón có tỉ lệ P cao hơn, tăng ánh sáng cho cây, cắt giảm 50% lượng nước tưới bình thường.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chiết Tách Cành Lan trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!