Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Kinh Nghiệm Trồng Rau Lang Lấy Củ # Top 11 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Kinh Nghiệm Trồng Rau Lang Lấy Củ # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Kinh Nghiệm Trồng Rau Lang Lấy Củ được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khoai lang dễ trồng và có thể trồng quanh năm, mọi người có thể trồng rau lang để ăn lá, ngọn và lấy cả củ, ở bài viết trước Hội nuôi trồng đã Hướng dẫn cách trồng rau lang ăn lá và hôm nay cung cấp thêm kinh nghiệm trồng rau lang lấy củ để mọi người có thể trồng rau lang thu hoạch được nhiều củ khoai chất lượng và ngon ngọt.

Hướng dẫn kinh nghiệm trồng rau lang lấy củ

Làm đất trồng rau lang

Khoai lang có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để trồng rau lang lấy củ thì nên trồng ở các loại đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ, tơi xốp.

Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày thì cần bón lót vôi, phân chuồng hoặc phân hữu cơ, hỗn hợp phân lân, đạm và kali, sau đó cày xới kỹ và dọn sạch cỏ rác trong đất, phơi ải để diệt mầm bệnh tồn tại trong đất.

Trồng rau lang lấy củ thì cần phải lên luống cao 30 – 40cm và rộng từ 1 – 1,2m. Chú ý không nên làm luống thấp và nhỏ vì cây sẽ không cho sản lượng khoai nhiều.

Hướng dẫn chi tiết cách trồng khoai lang lấy củ

Chuẩn bị những đoạn thân dây rau lang già nhưng chưa ra rễ và hoa, thẳng đẹp và khỏe mạnh, có từ 5 – 6 mắt thân và 3 – 4 lá ngọn, độ dài khoảng 30 – 35cm.

Sau khi làm đất lên luống thẳng hàng thì bắt đầu tạo hố giâm cành khoai lang vào đất, vùi dây lang xuống đất chỉ chừa phần ngọn khoảng 10cm và 3 lá ngọn phía trên mặt đất để cây mọc nhánh. Mật độ trồng với khoảng cách giữa các cây cách nhau từ 20 – 25cm. Sau đó đôn cho chặt gốc.

Trong 1 tuần đầu khi trồng cần phải cho nước vào rãnh để giữ đất đủ độ ẩm để dây lang mọc rễ và sinh trưởng tốt. Có thể độn rơm rạ, phân hữu cơ xanh, phân chuồng giữa luống để giữ ẩm cho đất và tạo độ râm mát cho dây lang hồi sức.

Lưu ý:

Trồng khoai lang thường gặp các vấn đề sâu bệnh gây hại ở củ khoai, vì vậy trước khi trồng nên dùng thuốc Diazan 10H rắc vào rạch đễ tiêu diệt mầm bệnh trong đất gây hại như sâu đất, bọ hà đục củ.

Trồng rau lang vào thời điểm mát mẻ, trước khi trồng thì phải tưới nước cho đất ẩm.

Sau khi trồng thì tiến hành tưới nước cho rau lang mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều mát.

Nếu trồng trong chậu, thùng xốp thì cần phải mang vào nơi râm mát.

Chăm sóc rau lang

Tưới nước

Sau 2 – 3 ngày giâm cành thì dây lang sẽ mọc rễ, vào mùa khô nắng cần tưới nhiều nước cho rau. Còn vào mùa mưa thì nên chú ý làm rãnh thoát nước và che phủ để hạn chế rau bị ngập úng gây hư thối.

Cắt tỉa

Sau khi trồng được 20 – 25 ngày thì cần phải bấm ngọn dây lang để rau cho ra nhiều nhánh và sản sinh nhiều củ. Sau đó cứ cách 7 – 10 ngày cắt ngọn một lần, cắt ngọn rau dài từ 20 – 25cm. Tiến hành vun xới gốc cho rau, chú ý xới sâu cho đứt rễ phụ, tưới đủ ẩm cho rau.

Sau 40 – 50 ngày thì nên nhấc dây cho đứt bớt rễ phụ lần 2, vun đất cao vào gốc cây, mục đích để giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ lớn. Ở thời điểm này thì không nên cuốc xới nhiều làm ảnh hưởng đến sự hình thành củ khoai.

Bón phân

Sau khi trồng rau lang được 1 tuần thì cần sử dụng phân bón lá HVP 6-6-4 K-Humatphun phun lên lá hoặc tưới gốc để kích thích cây bén rễ và sinh trưởng nhanh.

Trồng rau lang lấy củ cần chú ý đến việc bón phân cho rau, tuy nhiên rau lang không cần phải phun thuốc hay bón phân nhiều. Mỗi vụ trồng rau lang cần bón thúc 4 – 5 lần với các loại phân chuồng, phân đạm, lân và urê để giúp rau phát triển tốt, cho củ khoai lớn và nhiều củ.

Bón thúc lần đầu ngay sau khi trồng từ 12 – 15 ngày, có thể bón thúc lần 1 bằng phân đạm hoà với nước loãng tưới vào gốc cây, kích thích rau mọc rễ bám vào đất. Sau đó tiếp tục bón thúc các lần tiếp theo với thời gian định kỳ cách 15 – 20 ngày sau lần bón thúc đợt trước, sử dụng hỗn hợp phân đạm, kali và ure pha loãng với nước để tưới cho rau.

Ở giai đoạn trồng rau được 50 – 60 ngày có thể tiến hành phun thuốc Mun tyl -K (12: 0:46) hoặc HVP 1001S (0 – 25 – 25) để tăng năng suất củ, kích thích thúc đẩy củ to mập và bở ngọt. Lưu ý ngưng bón phân hay phun thuốc trước thời điểm thu hoạch 10 ngày.

Phòng trị sâu bệnh ở rau lang

Rau lang rất ít bị bệnh hại, tuy nhiên nếu trồng rau lang lấy củ thì thường gặp phải tình trạng củ khoai bị sâu bọ gây hại như sâu đục củ, bị bọ hà,… khiến củ khoai bị sâu, bị đắng và sượng… Biện pháp phòng trị các bệnh hại này là nên lên luống cao, vun gốc kỹ không để củ lộ ra ngoài mặt đất, thường xuyên vun xới gốc cho rau, tưới đủ nước.

Nếu mật độ bệnh nặng thì có thể dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như: Sherpa, Polytrin, Trebon, Cazinon 50 ND, Fentox 25EC, Cagent 800WG, Anitox 50SC,….

Thu hoạch

Tìm hiểu thêm

Tìm hiểu thêm cách trồng rau lang lấy củ cách trồng rau sạch cách trồng rau tại nhà cách trồng rau lang trong thùng xốp

kỹ thuật trồng rau lang lấy củ

cách trồng rau khoai lang

hướng dẫn trồng khoai lang lấy lá

kinh nghiệm chăm sóc rau

Kinh Nghiệm Trồng Bí Lấy Ngọn

Bí ngô (bí đỏ) là cây dễ trồng, ngoài trồng lấy quả, người ta còn trồng bí lấy ngọn non làm nguồn rau xanh rất tốt, nhất là vào thời gian giáp hạt, thị trường thiếu các nguồn rau xanh khác. Trong những năm gần đây ở một số địa phương bà con nông dân đã cải tiến cách trồng bí lấy ngọn làm rau xanh đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, gấp 3-4 lần so với trồng lấy quả.

Nhận thấy cây bí đỏ trồng xen dưới tán các cây, nhất là vào những năm đầu khi cây chưa khép tán hoặc sau khi táo được cưa đốn tái sinh vừa có tác dụng giữ ẩm cho đất, hạn chế được cỏ dại, vừa có thêm nguồn thu nhập để “lấy ngắn nuôi dài” .

Theo kinh nhiệm của người trồng, rau bí có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là vào 2 vụ chính: Đông xuân trồng tháng 11 để cắt ngọn tháng 2, tháng 3, thu quả tháng 4, tháng 5; hè thu trồng tháng 7, cắt ngọn tháng 9, tháng 10. Bí ngô ưa đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, có cấu tượng nhẹ, dễ thoát nước do đó nên chọn những chân đất cao ráo, đất thịt nhẹ pha cát như đất bãi ven sông, suối; nếu trồng luân canh trên đất lúa thì cần lên liếp để tránh bị úng ngập gây thối rễ, chết dây. Cũng có thể tận dụng các bờ lô, bờ thửa hoặc trồng xen trong vườn cây ăn quả khi chưa khép tán nhưng cần trồng cách gốc các cây trồng này khoảng 1m.

Với đất bãi, đất vườn chỉ cần cày bừa, lên liếp rộng 2-2,5m; đất lúa mùa chỉ cần cày lật, lên luống rồi trồng cây (đã gieo bằng bầu) bằng đất mồi, khi cây đã bén rễ, lên xanh thì xăm xới, bón phân, vun gốc là được. Bón lót cho mỗi sào từ 300-400 kg phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ hoai mục trước khi gieo hạt hoặc trồng cây. Khoảng cách trồng thích hợp là cây cách nhau 45-50cm, hàng cách nhau 1m (mật độ đạt 500-550 cây/sào, cao gấp 3-4 lần so với trồng để lấy quả).

Khi cây đã bén rễ, xuất hiện được 2-3 lá thật (khoảng 2 tuần sau gieo, trồng) nên tưới nhử bằng nước lã pha 5% phân urê ngày 2 lần. Vun gốc khi cây bí đã có 3-4 lá thật, sắp ngả ngọn, tưới đủ ẩm cho đâm nhiều ngọn, ngọn mập. Thu hái lứa đầu bằng cách dùng dao cắt tất cả các ngọn cách gốc 10-15cm. Làm sạch cỏ, rạch hàng cách gốc 20-25cm, bón thúc đạm với lượng 2,5-3kg/sào, lấp đất rồi tưới nhẹ đủ ẩm. Khi chồi gốc tiếp tục nẩy mầm, chọn giữ lại 2-3 chồi khỏe nhất, còn lại ngắt bỏ để tập trung nuôi chồi to, mập, ăn ngon, bán được giá. Các lứa thu hái tiếp theo cũng làm như vậy khi ngọn đã vươn dài 60-70cm, cắt ngọn sát gốc, tiếp tục bón thúc, vun xới và tưới đủ nước thường xuyên cho bí ra nhiều chồi mới có chất lượng cao.

Nguồn : Nông nghiệp Việt Nam

Cách Trồng Khoai Lang Trong Chậu Làm Cảnh Và Lấy Củ

Để trồng khoai lang trong chậu tốt bạn cần chuẩn bị củ giống khỏe mạnh và đầy đủ các dụng cụ cần thiết, đặc biệt là chậu trồng. Tận dụng không gian trống, trồng khoai lang trong chậu vừa làm cảnh, lại có cả củ để ăn nên được nhiều người ở thành phố yêu thích.

Cách trồng khoai lang trong chậu thường được nhiều người sống tại thành phố, đô thị áp dụng bởi họ không có nhiều diện tích đất trồng. Trồng khoai lang trong chậu không những có thể thu hoạch củ mà còn giúp trang trí cho không gian sống nhà bạn.

Chuẩn bị gì khi trồng khoai lang trong chậu?

Trước khi bắt tay vào thực hiện cách trồng khoai lang trong chậu thì bạn cần chuẩn bị những dụng cụ, đất trồng, giống khoai lang. Việc làm này sẽ giúp bạn thu ngắn được thời gian cũng như việc trồng khoai lang trong chậu được thuận tiện hơn.

Đất trồng: Lựa chọn những loại đất tơi xốp, đất phù sa, đất pha cát có khả năng thoát nước cũng như giữ ẩm tốt.

Chậu trồng: phải có lỗ thoát nước dưới đáy hay thân chậu để khi trồng cây không trong tình trạng ngập úng. Kỹ thuật trồng khoai lang trong chậu còn đòi hỏi độ sâu của vật đựng là 40cm.

Giống khoai lang: thông thường cách trồng khoai lang trong chậu đều có thể sử dụng dây hoặc củ. Dây khoai: cần đảm bảo trong tình trạng khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh, chưa hình thành dễ và hoa và là dây bánh tẻ.

Trong cách trồng khoai lang trong chậu, nên lựa chọn dây khoai ra có độ tuổi chừng 45 ngày tuổi.

Cách trồng khoai lang trong chậu

Khi mầm khoai phát triển tới độ dài từ 8 đến 10 cm thì các bạn nên ngắt chúng và đem trồng riêng cùng với bát nước khác.

Chăm sóc khoai lang trong chậu

Quá trình chăm sóc cho cây trồng sau khi hoàn thiện cách trồng khoai lang trong chậu là vô cùng cần thiết. Chăm bón tốt sẽ giúp cây khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh, đồng thời chất lượng thu được cũng rất cao.

Sau khi trồng khoai lang trong chậu khoảng 10 ngày, bạn nên dùng phân bón lót cho cây. Thời gian bón được thực hiện như sau:

Sau 20 đến 25 ngày thì bạn tiến hành bón thúc lần 1 (theo liều lượng là 50% đạm cùng với 30% kali).

Sau 40 đến 45 ngày bạn nên tiến hành bón thúc lần 2 (gồm có 20% đạm và 50%kali) cho khoai lang. Sau mỗi lần thực hiện việc bón thúc đó thì bạn cần phải xới đất, làm sạch toàn bộ cỏ dại trong chậu.

Một số đối tượng thường gây hại cho cây như sâu xa, bọ hà, sâu khoang….Vì vậy bạn cần thu hoạch khoai vào đúng thời điểm để tránh tình trạng bọ hà trong dây khoai lây lan vào củ. Xử lý sớm bọ hà sau khi thu hoạch không để lây lan sang những củ khác.

Thu hoạch khoai lang trồng trong chậu

Chắc chắn đây là giai đoạn mà các bạn mong chờ nhất trong quá trình thực hiện cách trồng khoai lang trong chậu đúng không nào. Không chỉ mong chờ được nhìn thấy những củ khoai lang bóng bẩy, to, mà chậu khoai lang còn giúp trang trí cho không gian nơi bạn ở thêm sinh động hơn nữa.

Để biết vào thời điểm nào có thể thu hoạch được bạn nên quan sát, theo dõi trạng thái phát triển của cây. Khi phần gốc lá chuyển sang màu vàng, bới thấy củ nhẵn, ít nhựa thì có bắt tay vào việc thu hoạch.

Cách Trồng Rau Lang Lấy Đọt Ăn Mãi Không Hết!

Cách trồng rau lang lấy đọt đúng kỹ thuật

Cây rau lang cũng chính là cây khoai lang dùng lấy củ, chúng có mối quan hệ họ hàng xa với khoai tây, khoai mỡ, khoai từ,…

Thông thường, rau lang là loại cây được trồng để lấy củ là chủ yếu. Bên cạnh đó, phần thân và phần lá cũng được tận dụng nốt. Nhưng những năm gần đây, phần lá và đọt của rau lang được phát hiện ra cũng khá ngon và bổ dưỡng. Vì vậy, có rất nhiều người càng yêu thích loại rau này.

Thuộc một loài thực vật thân bò, thân rau to bằng ngón tay út và mọc rất dài. Lá mọc ra từ thân, và các đốt lá lại có khả năng mọc ra rễ, nhờ vậy mà có thể đâm xuống đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

Rau lang yêu thích những nơi có đất ẩm ướt, tơi xốp và giàu mùn. Nếu cây rau lang nhà bạn đang sống ở nơi có đất khô cứng, nghèo chất dinh dưỡng, cây sẽ khó sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh được.

Bạn có biết, môi trường thuận lợi nhất cho cây rau lang phát triển chính là ánh sáng và nhiệt độ ấm áp. Vì cây thuộc loại ưa nắng nên khi thiếu đi yếu tố này cây sẽ bị tong teo, lá có màu xanh nhợt. Hơn nữa, cây cũng không thích hợp với thời tiết lạnh.

Bạn có thể tận dụng các loại thùng xốp hoặc khay chậu có sẵn ở nhà để trồng rau lang, miễn sao là chúng có các lỗ thoát nước tốt, giúp cây không bị ngập úng vào những ngày mưa to gió lớn là được. Hoặc những chậu nhựa thông minh sẽ giúp mang lại nhiều tiện ích, cũng như thuận lợi nhất cho quá trình chăm sóc rau lang.

Thực tế, rau lang dễ thích nghi với nhiều loại đất khác nhau và có thể trồng trong nhiều loại chậu. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn đất tribat và trộn thêm những loại phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng để nuôi cây.

+ Nhân giống bằng củ: Như đã đề cập ở trên, mỗi củ khoai lang sẽ cho ra khá nhiều mầm nhỏ. Do đó, ban đầu chỉ cần vài củ là bạn có thể nhân giống được cả chậu.

+ Nhân giống rau lang bằng thân: Lúc này, bạn sẽ cần dùng những đoạn thân khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và có chiều dài tầm 20cm, và có 5-6 đốt lá để làm giống.

Trồng rau lang bằng phương pháp giâm cành, tức là trồng bằng thân. Sau khi làm đất, đào các luống thẳng hàng, hãy tạo 1 lỗ nhỏ cho dây lan vào đất với độ nghiêng tầm 45 độ, và lắp đất sâu cho chặt gốc. Chỉ cần để lại 2-3 đốt và khoảng 3 lá ngọn phía trên mặt đất để cây mọc nhánh.

Nếu muốn trồng cây rau lang lấy đọt thì chúng ta giữ khoảng cách giữa các cây cách nhau 10-15cm.

Sau khi trồng xong, bạn nên tưới nước đều đặn, bón phân chuồng, phân hữu cơ xanh giữa các luống để giữ ẩm cho đất và phủ rơm rạ trên bề mặt để tạo độ râm mát cho dây lang mau lấy lại sức.

Sau khi trồng xong, bạn cần tưới nước đều đặn 2 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Chỉ sau 2-3 ngày cây sẽ bắt đầu mọc rễ, bạn chỉ cần tưới nhiều cho cây khi vào mùa nắng nóng. Mùa mưa nên làm các rãnh thoát nước và che phủ để hạn chế rau bị ngập úng gây hư hại cho cây.

Đối với rau lang không cần phải bón phân thường xuyên, chỉ cần bổ sung đạm, lân, urê để giúp rau phát triển tốt, cho ra nhiều lá và đọt mới.

Sau khoảng 1 tuần, có thể bón thêm phân bón lá HVP 6-6-4 K-Humatphun để phun lên lá hoặc tưới vào gốc cũng được, nhằm thúc đẩy cây bén rễ và sinh trưởng nhanh.

Khoảng 20-25 ngày, bạn bắt đầu bón thúc cho rau bằng cách pha 50% đạm + 30% kali + nước rồi pha loãng, tưới vào buổi chiều mát. Việc này sẽ hỗ trợ cho lá và bộ rễ được xanh tốt ở giai đoạn đầu. Chú ý thường xuyên vun xới đất và làm sạch cỏ dại ở gốc rau.

Sau 40-45 ngày, bón thúc lần 2 bằng cách pha 20% lượng phân đạm + 50% kali tưới vào gốc rau.

Rau lang sẽ rất ít khi gặp sâu bệnh. Nhưng thỉnh thoảng cũng sẽ gặp một số loại sâu gây hại như sâu ăn lá, sâu ăn đọt, sâu khoang, bọ hà,… Biện pháp để phòng bệnh là lên luống thật cao, thường xuyên xới đất, tưới đủ nước.

Chỉ sau một tháng là bạn có thể thu hoạch lấy lá hoặc lấy đọt (ngọn). Những ngọn rau sẽ dài từ 20-25cm.

Lưu ý: Sau mỗi đợt thu hoạch cần bón thêm phân chuồng, ure, phân đạm, phân NPK để giúp cây nhanh ra các đọt mới.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Kinh Nghiệm Trồng Rau Lang Lấy Củ trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!