Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Chi Tiết Và Cách Xem Vảy Gà Chọi Chiến được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kém Hậu Hàng hậu xuống tới cựa nhưng vảy hậu nhỏ lăn tăn yếu ớt như hình vẽ thì được xem là kém hậu, cũng không nên dùng. Khai Hậu Hàng hậu có một vảy nứt ra cũng không xài được ngoại trừ hai trường hợp sau đây: 1. Bể Biên Hàng Quách cũng có một vảy bể ra thì gọi là “Bể Biên Khai Hậu” là cậu gà nòi. Ấy là điềm lành. Bể biên đâykhông phải là bể hàng biên mà là một vảy ở hàng Quách bể ra. Bể hay khai cũng đồng nghĩa. Câu “Bể biên khai hậu” hơi tối nghĩa và dễ hiểu lầm. Phải chi sách vở gọi là “BểQuách Khai Hậu” thì ít có ai hiểu lầm. 2. Quấn Cán Kê Kinh có chép: “Rằng mà khai hậu nhỏ to Mà có quấn cán chẳng lo chút nào.” Hàng tiền có thêm một vảy Vấn Cán,(còn gọi là Quấn Cán). Vảy vấn cán là một vảy dài vấn ngang quản từ Thành qua Quách. (Tựa như vảy ÁnThiên hoặc Phủ Ðịa nhưng địa điểm là từ hàng vảy thứ tư trở xuống và trên cựa.) Vảy Khai Vương là 4 vảy vấn đóng ở giữa chậu và có một đường khai (nứt) chạy băng qua vảy thứ hai và ba. Ðường nứt tạo ra chữ Vương.Vảy Khai Vương phải đóng dưới cựa và càng sát chậu càng tốt. Vảy Khai Vương mà đóng trên cựa thì thất cách.Có một số Sư Kê không thích vảy Khai Vương vì tuy rằng vảy này là vảy tài nhưng gà lại ít gặp may Kích Giáp . …,là loại vẩy được tính từ gối xuống 4 hàng vẩy…,có những vẩy tựa nhưng quấn cán (giống nhưng xiên đao nhưng không phải xiên đao)….,tương truyền gà có vảy này thuộc hàng tướng kê…,ra đò nhanh lẹ dũng mảnh…,ăn độ chớp nhoán khiến cho định thủ đa số tử trận ọc máu chết tại chỗ…..là nhiều Thất Đao Thiên . …,là vẩy giống xiên đao được tính từ cựa hướng lên tới gối……..,gồm 7 vẩy hay còn gọi là (thất đao)…,tương truyền gà này ĐÚNG thực có tên gọi SÁT KÊ…..LẮM DỮ CÀN KHÔN ÂM DƯƠNG….,ra đòn rất là nhẹ nhàng….,nhưng hiểm độc vô cùng nhìn thế đá thì cứ tưởng nhưng bình thường thôi nhưng nhảy chân đầu tiên là đã hạ đối phương ọc máu chếttại chổ không bao giờ cho đối phương có cơ hội phản đòn lại…….,(thậm chí nhiều gà hay thuộc thần kê..,linh kê….v..v..v..bị thua tan tác chết ọc máu tại chỗ Lạc Mai là bốn năm vảy chụm lại và đóng trên hoặc dưới cựa. Gà có vảynày thuộc loại thường LẠC MA HÀM CỐC : là 1 vẩy lớn hơi tròn nằm ở hàng nội (hàng quách)..,từ cựa trở xuống ngón hàng nội…,thì vẩy này được gọi là lạc ma hàm cốc….,gà có vẩy này thường đá mẻ,đá ngang…,rấttốt..,nhưng gặp cao thủ có chân cựa hiểm,ác, thì gà dễ bịchết ở phút đầu vì gà hay thủ thế ít đá trước…,dễ bị thua….,nhưng cũng không phải con nào cũng dễ ăn được nó đâu nhé..!!! lạng quạng sơhở là chết với nó LIỆT BÁI điểm nhỏ ở dưới ngang sát mí vảy.để ý mới thấy. vảy này chuyển bạithành thắng, khi gần thua đá địch thủ chạy ngay LINH GIÁP TỬ [I]là những vẩy đường thới hoa đăng đi thẳng lên đụng 2 giáp đóng ngay cựa ở hàng nội và cùng mở miệng ngậm ngọc .., gà nàyđược các sư kê xếp vào hàng thần kê…,nếu gà nào 1 hay 2chân đầu ăn được nó thì khôngcòn gì để nói…,vì sở trường của gà này thường..,là nhữngđòn ác độc ở nước cuối trở đi….,nó mà chịu nhảy chân làbuộc địch thủ phải ói chết tại chổ hoặc mang tật suốt đời …, hay chết sau trận đấu…,gà có vảy này rất ư là quý hiếm…,vì các sư kê cho rằng vẩy linh giáp tử ăn đại giáp và liên giáp nội LỘC ĐIỀN NGOẠI (XẤU) ; Được hợp và tạo thành bởi 4 vẩy ( 2 vẩy nhỏ nằm ở hàng ngoại 2 vẩy lớn nằm hàng nội) hình dạng nhìn giống cây cung có gài tên bắn vào chính mình giống như tự sát vậy…,là vẩy xấu LỘC ĐIỀN NỘI ( TỐT) : Được hợp và tạo thành bởi 4 vẩy (2 vẩy nhỏ nằm ở hàng nội 2 vẩy lớn nằm ở hàng ngoại ) hình dạng nhìn giống cây cungcó gài tên bắn dịch thủ…,thì 4vẩy đó được gọi chung là lộc điền vì hình thức nó giống lộc điền tự…,gàcó vẩy này nếu nằm ngay cựa thì mới tốt chân cựa rất là nghiệt ngã…,còn nếu vẩy đóng chỗ khác thì cũng thường LONG BIÊN là 1 hàng vẩy hơi lớn thẳng rõ của đường biên….,nằm sát phía ngoài hàng thành và kèm theo nó vẫn có 1 đường biên phụ nhỏ hơn nó 1chút được nằm song song vớnó nhưng lại nằm ngoài phía ở hàng hậu…,thì được gọi là long biên……,gà có vẩy này đòn mạnh.,quăng giỏi..,canh hay…! cao thủ mà gặp nó sơ hở lạng quạng là chết như chơi Lưỡng Ngọc Song Cước Cả hai chân đều có vảy to phía trên cựa. Một chân có đại giáp ở hàng Thành. Một chân có đại giáp ở hàng Quách.Gà có vảy này luôn luôn có biệt tài đá song cước cực kỳ lợi hại và được nổi danh là Lưỡng Cước Kê Nát Gối Hàng hậu xuống tới hoặc quá cựa nhưng sát gối mà nát như hình vẽ này thì cũng xấu. Không dùng được NGỦ TỤ vảy xấu NGUYỆT ÁM CHỈ là những vẩy sát dưới gối từ hàng nội quấn ngang hàng ngoại…,hình dạng nhỏ bé đềugiống sợi chỉ nhưng chỉ có 2 hàng từ gối trởxuống là tới nó…,thì vẩy này gọi nguyệt ám chỉ…,gà có vẩy này rất hiếm có…,gà này luôn luôn đá từ 2 đến 3 đòn trở lên…,đối phương mà bị trúng…,nhẹ thì khăn gói về quê sinh sống với vợ con..,nặng thì xuống dưới nhận ông nhận bà Nguyệt cung,phản cung la gà tốt nguyệt long cựa khá lợi hại mà ngón thới cũng đâm NGUYỆT TÀ : Là 1 vảy có hình dạng đầu nhỏ đuôi lớn dính liền quấn ngang cán…, đầu nhỏ thì nằm ở hàng nội đuôi hơi lớn thì nằm hàng ngoại được tính từ cựa hướng xuống 2 đến 3 vảy thì đụng nó…,thì vảy ấy được gọi là nguyệt tà gà có vẩy này đá đòn rất rộng và dài,sỏ,mé,đá ngang cũng rất hay rất đươc các sư kê ngày xưa ưa chuộng vì đòn đá rất xa làm đối phương chưa kịp tới gần nó thì đã dínhcựa…,gà có vẩy này thì hay hơn án thiên và phủ địa Nhân Tự Thới la Ngón thới có vảy nứt như chữ Nhân. Gà có vảy này chuyên nhả đòn độc và thượnghành đi trên. Nếu nhân tự mà đóng ở các vảy cuối sát móng thì gà có tàimóc mắt Nhật Thới ; là 1 vẩy to dính liền giống hình chữ nhật,nằm ở hàng thới được đếm từ móng vào khoảng 2 vẩy..,đụng nó…,thì gọi là nhật thới…..,gà này thuộc hàng hiếm…,lâu lắm mới thấy 1 con…,lối đá nhanh lẹ hay ra đòn liênhoàn ăn độ chớp nhoánh…,chuyên phá mắt địch thủ vảy Nhật Thần là một Liên Giáp đóng tại hàng Quách do hai vảy dính liền nhau (giống như Hổ Khẩu) nhưng có thêm đường nứt ở giữa mà thôi. Bất kể vảy Nhật Thần có hình tròn hay ngũ giác nhưng điểm quan trọng là phải có đường nứt ở giữa và đóng ngang cựa. Nếu không có đường nứt ở giữa hoặc đóng nơi khác thì không phải là Nhật Thần.Chiến kê có vảy Nhật Thần ra đòn long trời lở đất. Ðường nứt ở giữa của vảy tựa như một lời cảnh cáo cho những địch thủ chán sống No hau : Gà có hàng hậu no nê và chạy dài từ gối xuống tới cựa hoặc sâu hơn đều được xem là tốt. Con nào vảy hậu xuống không tới cựa hoặc nát hoặc khiếm khuyết đều bị loại bỏ NỘI HOA ĐĂNG là những vảy của hàng nội đi thẳng đều lên tới cựa ấy gọi lànội hoa đăng….,nếu hàng vảy này mà lên tới gối mà có ởcả 2 chân thì gà này được xếpvào hàng thần kê …, gà này cósở trường là phá đòn địch thủ khiến đối thủ gặp trở ngại khi ra đòn…,không những như thế khi xáp lá cà thì gà này thường thắng trận nhiều vì tung đòn liên hoàn làm đối phương trở tay không kịp chếttại chỗ..,là nhiều Vảy Phủ Ðịa là một vảy vấn nằm dưới tất cả các vảy của quản gà. Khi khẽ lật mí vảy Phủ Ðịa lên thì sẽ thấy vảy Ẩn Ðịa nếu có.gà có vẩy này có tài tránh né giỏi thường làm cho đối thủ khó dùng được đòn thế…,giống như vẩy án thiên khi vảy phủ địa mà có ba cái thì nó đựơc gọi là Tam Tài Phủ Địa, 3 vảy Huyền Châm thì gọi là Tam Tài Huyền Châm Sát Cang Điểm, hay Sát Cân Điểm là ngón Ngọ có hai điểm đốm ở hai vảy sát nhau. Gà có vảy này thì đá tới tấp như hung thần. Cuồng kê này đá khắp mình mẩy đối phương không chừa chỗ nào Vảy Song Cúc đóng ở mặt tiền cả hai chân. Vị trí của vảy ở hai chân phải tương xứng nhau thì mới tốt. Nếu vảy này đóng ngay cựa thì đúng cách. Gà có vảy Song Cúc có biệt tài đá liên hoàn cước. Mỗi lần xuất chiêu làđá liên tục ba bốn đòn
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xem Mắt Gà Chọi
Con mắt là nơi biểu lộ tính khí của con gà nhiều nhất. Nó gan lì, hung hăng và tài ba là dường nào, cũng đều nhận thấy từ nơi con mắt. Tiền khởi nhìn con mắt phải sâu, đừng sâu hoắm khiến con gà chậm chạp. Mắt bằng ngang, không sâu chẳng lồi, gà ấy có bản tánh hiền lành, nhát đòn. Nếu mắt lồi, không tốt, dễ đuối, nhát. Mắt gà tốt thường có viền đen chung quanh mí, tròn và con ngươi phải tròn như hạt trai, con ngươi đen, thật tròn, nhỏ mới linh động, thế mới đúng câu “giác tâm nhị tiểu” của Lê Văn Duyệt. Trong mắt có nhiều màu sắc khác nhau.
1/ NHỮNG MÀU MẮT NÊN CHƠI.– Trắng dã: tính khí lỳ lợm, gan dạ, đòn độc. – Trắng ngà: cũng tốt nhưng kém hơn màu trắng dã. – Bạc: lanh lẹ, linh động. – Vàng thau: hung hăng, dữ tợn, lỳ lợm. – Vàng đất đốm đen: gọi là mắt rắn hổ, nếu mí mắt bằng ngang, gọi chung là “mắt ếch” (mí mắt không cong theo vòng tròn của mắt). – Mắt ếch: màu nâu có đốm đen hoặc nâu huyền, gà lỳ lợm. – Mắt sao: tựa như mắt bạc và xám. – Mắt hạt cau: mắt trắng, hoặc đỏ hay xám hoặc vàng, có tủa ra chỉ hồng, dữ dằn. – Mắt lửa: mắt màu đỏ tía như lửa, gan dạ, hung hăng. – Mắt xanh: có màu xanh nhạt, nhìn xa tựa như mắt trắng, gà có tài.
2/ NHỮNG MÀU MẮT CHẲNG NÊN CHƠI– Mắt đen thui: còn gọi là “mắt cá lóc”, nhát, dễ chạy bậy. – Mắt đỏ nhạt: nếu hơi lồi thì gọi là “mắt ốc cao”. – Mắt vàng: yếu. – Mắt xám: thường. + Nếu là loại nhạn, chuối, ô bông, bông nhạn, bướm, xám gạch, ngũ sắc, xám tro, mà có những màu mắt kể trên thì khôn, xứng tướng. + Nếu mà có đôi chân trắng (những màu mắt kể trên) sẽ không tốt. Ngoại trừ mắt hạt cau dung được. Nếu là loại: điều, ó, ô, xám, khét, ngũ sắc, ô điều, và có những màu sắc trên chơi mới quý. – Cặp mắt trắng, đôi chân trắng, cái mỏ trắng, nếu là: ô, ô điều, điều xám, đều là gà tốt. – Gà có chân xanh mắt bạc, vàng thau, tốt. – Gà ô chân xanh hoặc đen, nên có những mắt trắng hoặc những màu nên chơi. ( chung quy chỉ nên dung những màu mắt kể trên). Nếu gà có mỗi mắt một màu khác nhau, gà này tuy khá nhưng không nên chơi, vì nó kém bền, không đúng cách, thuận một bên, dễ mù. Còn gà có hai màu, nhợt nhạt ở một bên mắt, gà ấy yếu, bở sức, đòn thường. Loại gà “đổi màu” theo cảnh vật xung quanh, gà này có tài, nhưng nhát gan (lúc màu này lúc màu nọ). – Độc long là gà từ trứng sinh ra chỉ có một mắt (quí tướng) thuộc loại gà hay. – Bổ túc cho mắt, mí mắt phải mỏng, để mở ra khép lại dễ dàng, dễ cảm kích hơn.
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xem Cần Cổ Gà Chọi
Cổ gà nòi thường dài, nhưng nếu dài quá thì lại yếu, cần cổ sẽ không lấn được lúc giao chiến. Cần cổ được kể từ dưới lỗ tai trở xuống đến gáy, chạm lưng, nếu gà cần cổ quá nhỏ, thật bất tiện, gà ấy yếu, khó trả đòn mãnh liệt. “Gà cựa” cũng như “gà đòn”, cổ to là tốt, nhưng thường “gà cựa” cổ bé nhỏ hơn “gà đòn”. Cổ có nhiều hình thù khác nhau: cổ tròn, cổ dẹp, cổ liền, cổ rời, cổ cò và cổ kên kên. Cổ tròn thì tốt, cổ dẹp thì xấu Cổ liền thì tốt, cổ rời xấu Cổ kên – kên thì tốt, cổ cò xấu Cổ đôi thì rất tốt Cần cổ tròn và liền: hay tạt hay quăng, đá trên Cần cổ dẹp và ngắn: hay đá dưới, đá lòn. Cần cổ dẹp và dài hoặc tròn mà lỏng rời: là cổ xấu.
CỔ TRÒN: Đứng nhìn gà, ta thấy cần cổ tròn như một ống tre.
CỔ DẸP: Cần gà sẽ chia làm đôi một cách rõ rệt, một nửa dành cho xương cần, một nửa dành cho cuống họng, cổ không được no tròn. CỔ LIỀN: Cổ liền thường tròn, đưa tay bóp xương cần, không thấy nhưng mắt cần ráp lại, tựa như mắt tre vậy. CỔ ĐÔI: Cần cổ gà cứng, tròn to từ trên xuống quá khỏi gáy, không phải cổ đôi, thường ở gáy có miếng da mỏng kéo từ cổ xuống lưng. CỔ RỜI: Trái ngược với cổ liền, ta sẽ thấy từng mắt nổi lên rõ ràng khi đưa tay nắn cần cổ. CỔ CÒ: Gà cố dài nhòng thẳng tắp hoặc quá cong sau ót và trước ngực. CỔ KÊN KÊN: Là cổ ngắn, tròn, cong trên ót, trước ngực, cổ không lồi ra, cổ to và liền. Lấy tay đẩy cổ gà qua lại, lên xuống, trong khi tay kia giữ thân gà, cốt xem cần có cứng không, yếu là dở. – Cổ ngắn là đúng cách nên dung. – Cổ tròn và dài là gà đi trên, đánh từ cần cổ địch thủ trở lên. – Cổ dẹp và ngắn là gà chạy dưới, đá chuyên hầu, vai, đùi, ngực. Cổ gà vừa đòn vừa cựa thường to mà đẹp, như vậy vẫn có khi dung được. Cổ gà nếu thấy một vảy đóng sau tai, tựa như vảy dưới chân, có khi lông cổ che mất, xem rõ mới biết, rất tốt, gà này được mệnh danh là “linh kê”, quý lắm. – Cần cổ tròn và liền: hay tạt xuống hay quăng, đá trên – Cần cổ dẹp và ngắn: hay đá dưới đá lòn
– Cần cổ dẹp và dài hoặc tròn mà lỏng rời, cổ xấu
Hướng Dẫn Cách Xem Vảy Gà Chọi
1. Kích Giáp Kích giáp là vảy tựa như quấn cán, cách 4 hàng vảy, tính từ gối xuống. Tương truyền, gà có vảy này thuộc hàng tướng kê, ra đòn nhanh lẹ dũng mảnh, ăn độ chớp nhoáng, khiến cho địch thủ đa số tử trận, hộc máu chết tại chỗ.
2. Thất Đao Thiên Thất Đao Thiên là loại vảy có 7 vảy quấn cán từ cựa hướng lên tới gối. Tương truyền, gà này là gà sát kê, ra đòn nhẹ nhàng nhưng hiểm độc vô cùng. Nhìn thế đá, cứ tưởng là bình thường nhưng với vài cú nhảy đầu tiên là đã hạ đối phương hộc máu chết tại chỗ, không cho đối phương có cơ hội phản đòn.
3. Giáp Thới Phòng Đao Giáp Thới Phòng Đao là hàng vảy tại thới, đi đều lên qua cựa, cong vào, ôm lấy cựa, hình thức phải rõ ràng, vảy phải đều nhau, không bị khai chia. Gà có vảy này, tài ba xuất chúng, nếu cả hai chân đều có vảy này là cực quý, dứt địch chớp nhoáng.
4. Hàm long Hàm Long là vảy lớn hơn các vảy khác, có 1 đường nứt chính giữa đi ra phía ngoài (hàng nội/hàng quách) và đụng 1 vảy nhỏ nằm giữa. Gà có vảy này là gà hay.
5. Giáp Vy Đao Giáp Vy Đao là vảy gồm 4 đến 5 cái ở hàng nội (hàng quách) nằm gần cựa chụm đầu vào nhau, hướng về phía cựa. Gà có vảy này cũng thuộc hàng quý hiếm khó tìm, được các sư kê xếp vào hàng tướng kê vì gà này thường ra đòn rất đẹp mắt và có chân cựa cực kỳ nguy hiểm.
6. Nội Hoa Đăng Nội Hoa Đăng là loại vảy có các vảy của hàng nội đi thẳng đều lên tới cựa. Gà nào có nội hoa đăng cả hai chân thì được liệt vào thần kê, còn tài giỏi hơn cả linh kê nữa. Gà này có đủ tài hay của một võ sư, tiến thoái nhịp nhàng, ra đòn xuất nhập tùy ý, thân pháp linh hoạt, là gà cực quý.
7. Văn Võ Song Toàn Văn Võ Song Toàn là một chân có 3 hàng vảy ở mặt tiền, một chân có 2 hàng trơn. Gà có loại vảy này thì chắc chắn một điều là đi đến đâu cũng vô địch, bách chiến bách thắng. Gà này có đủ bài bản của các đòn độc như song phi, đá tạt ngang, đá kèo trên, đá kèo dưới, và biến đòn cực kỳ nhanh khiến cho gà địch lung túng, lãnh đòn hiểm mà chết.
8. Linh Giáp Tử Linh Giáp Tử là vảy từ thẳng từ thới chạy lên đụng hai giáp đóng ngay cựa hàng nội (hàng quách). Gà này được các sư kê sếp vào hàng thần kê, thường đá rất hay và những đòn rất độc ở nước cuối.
9. Song Phủ Đao Song Phủ Đao là hai vảy của hàng quách đóng sát nhau tại cựa, hai đầu nhọn đâm thẳng vào cựa. Gà nào có cựa này thì rất nhanh lẹ, xuất đòn nhanh, trả đòn lẹ, đúng là một con gà kỳ tài. Đây là gà chuyên dùng cựa đâm chém vào các chỗ nhược của gà địch, do vậy gà nào cáp độ với loại gà này thì không có thua chạy, mà chỉ có chết tại trường thôi.
10. Trường Thành Trường Thành là khi vảy của hàng hàng ngoại (hàng thành) lấn nhiều sang phía hàng nội (hàng quách). Vảy này thuộc loại vảy hiếm, lâu lâu mới có một con, được các sư kê liệt vào hàng quý kê. Gà này tài ba xuất chúng, ra đòn rất mạnh, hiểm, có tài quăng giỏi, đã từng làm không ít hàng cao thủ võ kê hồn lìa khỏi xác!
11. Lạc Ma Hàm Cốc Lạc Ma Hàm Cốc là vảy ở hàng quách, từ cựa đổ xuống, đầu hơi tròn. Gà nào có vảy này sở trường về đá mép, đá hầu, nhảy cao đá tạt ngang, càng đá càng trổ nhiều tài hay, đòn đẹp, đúng là một chiến kê. Gà này có một đặc điểm là khi cáp độ xong, vừa thả gà ra là bay thẳng vào đá luôn mấy đòn áp đảo gà địch, nhiều lúc gà địch không chống đỡ kịp, lãnh luôn mấy cựa vào chỗ hiểm như hang cua hay mắt, ngã lăn ra chết. Gà này còn có biệt tài là bay cao, đá ngay vào mắt, cựa đâm xuyên qua óc khiến gà địch thủ phải chết tươi. Gà này rất quý, giới chơi gà rất thích.
12. Yểm Nguyệt Yểm Nguyệt là 1 vảy lớn nẳm ở hàng nội (hàng quách) từ cựa hướng lên gối. Vảy này có hình dạng đầu to, đuôi nhỏ, phần đầu hướng ra ngoài, còn phần đuôi thì hướng thẳng về phía cựa. Gà có vày này thường hay đá dĩa, hầu, cắn lông rồi đá.
13. Tiểu Son Tiểu Son là giữa hàng thới và hàng nội có những vảy rất nhỏ. Nếu trong các vảy nhỏ có vảy màu đỏ như son thì gọi là tiểu son, hoặc nhỏ lấm tấm thì gọi là tấm son. Đây là loại gà ác tinh, đâm cựa, đá đòn đều ác liệt, khó có gà nào sánh bằng.
14. Gạc Thập Gạc Thập là vảy được hợp thành từ 4 vảy tạo rãnh vuông thành dấu thập (+), được đóng ngang hành với cựa. Gà có vảy này đá chân cựa rất tốt, đá sỏ ngang giỏi, làm đối thủ không xoay xở kịp, chết không kịp ngáp.
15. Nhật Thới Nhật Thới là 1 vảy to dính liền, giống hình chữ nhật, nằm ở hàng thới, cách 2 vảy từ móng. Gà này thuộc hàng quý hiếm, lâu lắm mới có 1 con. Gà này có lối đá nhanh lẹ, ra đòn liên hoàn, ăn độ chớp nhoáng, chuyên phá mắt địch thủ.
16. Khai Hậu Khai Hậu là vảy hậu nứt ra, không dùng được, ngoại trừ mặt trước có vảy vấn cán thì dùng được, hoặc mặt trước nội có một vảy nứt ra thì cũng dùng được.
17. Lộc Điền Nội Lộc Điền Nội được tạo thành bởi 4 vẩy (2 vảy nhỏ nằm ở hàng nội và 2 vảy lớn nằm ở hàng ngoại), có hình dạng nhìn giống cây cung có gài tên bắn dịch thủ, quay mũi vào phía trong. Gà có vảy này được liệt vào hàng tài kê.
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nuôi Gà Chọi Chiến Có Lực
Để nuôi thành công 1 con gà chọi không hề đơn giản nếu không muốn nói là rất khó.Vì nuôi không phải để lấy thịt mà để đá (chọi). Các hướng dẫn sau sẽ giúp bạn có được một chú gà chọi tốt.
Thứ nhất: Chọn giống gà chọi
Khi gà còn nhỏ
Như tôi vừa trình bày tại Cách Chọn Giống Gà Đá, không phải hễ gà cha xuất chúng, gà mẹ rặc dòng là bầy con của chúng hoàn toàn xuất sắc hết cả đâu. Ai nghĩ như vậy là lầm to. Trong một bầy gà con, ít có bầy nào để giống được cả. Những gà con thân mình ương yếu, chậm lớn, hoặc xương cốt có vấn đề thì nên loại bỏ ngay từ đầu. Những gà con còn lại, đến tháng tuổi thứ ba ta nên bắt tay vào việc chọn lựa.
Việc lựa gà không phải chỉ một đợt, mà là nhiều đợt. Đợt đầu xem vóc dáng, tướng mạo, vảy chân,
khi gà được 6 tháng tuổi,
cho xổ với gà đồng chạng xem tài nghề ra sao.Cách vài tuần ta nên cho gà xổ một lần với gà lạ khác bầy nhau, để xem đòn thế của nó có tiến bộ không, thêm những đòn thế hóc hiểm khác không. Sau khi tác lành, ta cho gà xổ tiếp vài lần nữa… Và chỉ những gà tài nghề của nó thực sự làm ta ưng bụng thì ta mới chọn nuôi.
Chọn gà trống nuôi đá thì vậy, còn chọn gà để mái thì sao?
Thường những sư kê chuyên nghiệp, trong nhà chỉ nuôi một dòng mái duy nhất mà họ ưng ý. Trong nhà cũng không ai nuôi nhiều gà mái, vì sợ “lạc” ra ngoài, thiên hạ sẽ có giống tốt của mình mà nuôi. Chúng tôi từng thấy có người lúc nào trong nhà cũng nuôi cả trăm gà trống đá độ, nhưng mái nòi cũng chỉ độ mươi con là nhiều.
Mỗi lứa gà nở ra, chỉ những con mái xuất sắc mới được giữ lại nuôi tiếp. Con mái nào không đạt yêu cầu về vóc dáng, về lông vảy… đều giết thịt. Tất nhiên, những con mái xấu này, dù được ai trả giá cao họ cũng không chịu bán ra.
Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết thì sẽ khiến giống gà tốt thành xấu. các bạn nên lưu ý: dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.
Thứ 2: Luyện tập cho gà chọi: “Nhất khỏe nhì tài”
Để nuôi gà đá có lực chúng ta cần có các kỹ thuật chăm sóc đặc biệt và vần vỗ gà chọi là cách thức tập luyện để chuyển biến 1 gà “mộc” thành 1 gà chiến. Có 3 hình thức vần gà :
Gà vần với gà: 2 gà cuốn chân, bịt hoặc thả mỏ ”quần thảo” với nhau, gọi là vần hơi hay vần đòn.
Gà vần tập với người: gọi là tập bộ, trong đó có hình thức tập”quay thóc”.
2 gà chạy lồng có người theo dõi đếm vòng.(Các hình thức vần sẽ được trình bầy chi tiết ở phần sau).
Cường độ vần gà : Nguyên lý chung là vần gà theo mức độ hao tổn năng lượng từ thấp đến cao;Từ hình thức đơn giản đến phức tạp. Khi đạt đến điểm đỉnh (MAX) của phong độ, ta phải cho tập với cường độ hạ dần, sao cho đúng ngày ra trường có thể lực hoàn chỉnh. Vậy 1con gà “mộc” muốn nuôi gà đá có lực ra trường thi đấu được, cần vần theo “cung bậc” nào ? Bảng vần sau đây đã đươc quy chuẩn : Một gà mộc, nguyên lông lá, được xoa om qua chè tươi, chạy lồng & thuốc men khoảng 1 tuần, rồi nghỉ 2 ngày bắt đầu vào vần.
Công thức chung cho gà chọi đòn:
Vần 1 hồ đòn kỳ 1 (15 đến 20 phút) số ngày nghỉ là 8 ngày, Vần 1 hồ hơi (30 đến 40 phút) nghỉ 7 ngày.
Vần 2 hồ đòn kỳ 2 (17 đến 25 phút ) nghỉ 14 đến 20 ngày, vần 2 hồ hơi (30 đến 40 phút) nghỉ 10 ngày.
Vần 3 hoặc 4 hồ đòn kỳ 3 (17 đến 25 phút ) nghỉ 21 đến 28 ngày bắn chân 5 phút, 3 ngày sau vần 4 hồ hơi (30 đến 40 phút) nghỉ 10 ngày bắn chân 5 phút, 4 ngày sau bắn chân 10 phút nghỉ 7 ngày cho ra trường.
VÀO NGHỆ là công đoạn không thề thiếu được trong “ trình” nuôi gà chọi : Gà có săn chắc, sức chịu đòn cao & công lực phát ra nặng hay không, tuỳ thuộc chủ yếu vào việc làm này.
Vào nghệ như thế nào ?: Nghệ củ ( nghệ nấu thuốc ) nghệ này trong Miền Nam mới có nghệ được nấu với phè chua, muối và các vị thuốc đặc biệt đành cho gà. nghệ được mài hoặc đánh cho ngấu & sánh là được.
Lấy bàn chải hoặc cọ quét bôi nước nghệ gần khắp cơ thể gà, tập trung ở những vùng hay bị đòn đánh tới như: ĐẦU, MẶT,CẦN CỔ,VAI, LƯNG, CÁNH, HỐC NÁCH, HÔNG SƯỜN, NGỰC & những vùng hay sinh mỡ như: gầm bụng, đít gà. Chú ý: Đùi vào nghệ nhạt hơn, phần khoeo gối càng vào loãng hơn nữa, tránh bị cứng gà.
RA NGHỆ Sau 6 h đồng hồ vào nghệ, ta phải từng bước ra nghệ phun nước chè, xoa đều bớt nghệ lần 1, 4h đồng hồ sau lại phun nước chè, xoa đều ra bớt nghệ lần 2.
Tiếp đó bước vào tập “quay thóc” rồi ra nghệ lần 3 bằng cách om nước chè tươi đun sôi & phun tắm xoa khô bằng nước sôi để nguội hoặc rượu.
“QUẦN SƯƠNG”-“DÃI NẮNG” là hình thức rèn khổ luyện cho gà,chinh chiến trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt nắng nóng hoặc mưa lạnh ; Không ngần ngại khi sương xuống dày kín vào trời ĐÔNG lạnh,vẫn vần tập đều Càng không được sợ nắng nóng vì gà đã được phơi nắng hàng ngày như vậy thì nuôi gà đá có lực và dẻo dai.
Cách phơi nắng : Buổi trưa có nắng phải phơi gà trên nền đất ẩm hoặc cỏ mát (nếu là nền xi măng, phải trải bao tải dầy, ẩm nước).
Thời gian phơi 1h nắng / ngày, trong lồng phơi phải có cóng nước. Chú ý: nếu nắng nóng 34-35 độ C trở lên, phải cho gà uống 1 nhát SÂM khi phơi nắng.
OM CHƯỜM:
Om chườm gà chọi là việc làm cần thiết không thể thiếu, nhờ đó làm gà săn chắc, sức bền chịu tăng lên & ra đòn nặng hơn so với gà không được om.
Các công việc cần làm hàng ngày : Sáng vào nghệ, trưa phun nước chè ra nghệ lần 1, chiều phun nước chè ra nghệ lần 2, trước bữa ăn chiều om nóng ra nghệ lần thứ 3, rồi tắm xoa khô & mắc màn cho gà ngủ.
Nồi om : Gà sau khi vần, đá về nồi nước om gồm nghệ nguyên củ hoặc cau khô, ngải cứu & ít muối, nồi om này không để quá 4 ngày phải thay nước mới.
Nồi om mới tiếp theo vẫn vậy, chỉ thay ngải cứu bằng lá chè tươi, lá ỏi, không để quá 5 ngày lại thay nước mới, nguyên liệu không đổi.
Thao tác om : Mỗi lần om nóng khoảng 10 đến 15 phút, nồi om đun sôi, bắc ra ngoài, om chườm theo thao tác
Thứ 3: Dinh dưỡng cho gà chọiGà ăn uống đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh và giúp chúng chọi tốt, lâu mệt. Thức ăn của gà ngoài thốc, lúa thì bạn phải cho ăn thêm các loại ngũ cốc và một số loại côn trùng như ếch nhái, thằn lằn (thạch sùn), dế, giun đất,thịt bò nấu chín …Nếu chúng ăn được các loại thức ăn này sẽ giúp gà chọi sung hơn và khỏe hơn.
Thông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì làm sao có sức mà chọi, giống như bắt chúng ta ăn cơm và uống nước thôi, nếu dinh dương như vậy chỉ đủ cho chúng ta ngồi một chỗ.
Ngoài cách nuôi cổ truyền từ lâu đời nay giờ đây do xã hội nhập người ta đã áp dụng những cách nuôi rất hay của các nước như Thailand hoặc Mỹ,Uc…Sau đây tôi xin chia sẻ với anh em cách nuôi chiến kê của người Thái mà chính tôi đã áp dụng nhiều năm nay cảm thấy rất hiệu quả.
Hướng Dẫn Chi Tiết 20 Cách Khi Xem Chân Gà Chọi
1- Tứ hỷ cách
Cách này là cả 3 ngón cùng thẳng lên, hình như không dựa vào nhau, không dính vào nhau, không rối ngoặc vào nhau, có màu sắc tươi tỉnh, đó là biểu tượng hoà hợp, đều đại cát vậy. 2- Kê ba cách
Là kiểu ba đầu ngón (của ngón trong, ngón cái và ngón ngoài) đều thứ tự gối đầu ngón vào nhau và cùng dựa vào nhau, giống như hình 3 người cùng cúi theo 1 chiều, mà cùng vẫy vời và đều có sắc tươi tỉnh, ấy là cách một nhà vui vẻ. 3- Phù cái cách
Kiểu này là: ở giữa cung ly (cung ly ở đầu ngón cái) với cung chấn và tốn như ghé vào hôn nhau, nhưng cung khảm và cung cấn lại không dính vào nhau (hơi xa cách bỏ trống) và có hỷ sắc (ở cung tốn tươi vui) ấy là biểu tượng: “Cầm giáo nhọn bền vậy, nếu ngón trong và ngoài đều như vậy là: cách nội ngoại phù cái”. 4- Ủ cái cách
Kiểu này: ở đầu ngón cái co rụt, có sắc ủ rũ, đó là biểu tượng chủ sẽ chuyên tay biến chuyển (có biến cố tráo trở). 5- Tinh cái cách
Kiểu này có ba dóng của ngón trong cùng ghé vào ngón cái chút ít và như sợ hãi phải cúi theo, như cùng cúi vái chào, ấy là biểu tượng: “Lục khuyến” (là 6 đốt thúc đẩy nhau) nếu ngón trong và ngón ngoài đều như vậy, gọi là: “Cách dựa cái” (dựa vào ngón cái). 6- Nội náu cách
Kiểu này: Cung tốn ghé cúi vào cung ly, ly che dấu cho cung tốn, ấy là cách ẩn nấp, như vậy là mọi sự phải dè chừng nếu ngón ngoài ẩn nấp cũng vậy, gọi là “Cách ẩn nấp”. 7- Nội ngăn cách
Là kiểu: ở giữa cung Tốn và cung cấn có ghé dính vào ngón giữa (ngón cái) nhưng cung trung không ghé dính gì với cung chấn, mà ở đầu cung tốn lại chọc vào cung ly, đó gọi là: “Kéo ngăn quá cái” ấy là biểu tượng mọi sự có trở ngại, không nên làm ẩy phải dè giặt. 8- Ngoại dương cách
(Còn gọi là ngoại ra tứ, nghĩa là ngoài uốn éo)
Kiểu này: ba dóng của ngón ngoài và ba dóng của ngón cái quay ngược nhau và chẳng quay vào ngón cái một chút nào.
Quẻ này nếu đem về: cầu quan, cầu tài, cầu hôn nhân là tối kỵ, nếu làm 3 việc trên đều chẳng đạt mà còn có hại. 9- Bổng cun cách
Kiểu này là: có ngón cun cúi xuống, chỏ vào cung khôn hay cung đoài như đóng cửa ngăn ngại, nếu ở ngón cái tươi, các điểm có kỷ sắc là có sự vui mừng, nếu ngón cái co rụt lại và cúi xuống là điểm độc dữ !
Nếu thấy bổng cun tươi cái mà xem về bệnh tật thì lại càng kỵ (độc), nếu bổng cun, cùng bổng cái thì đoán như vậy ! 10- Liệp cun cách
Kiểu này: có ngón út dẵm séo lên và vượt qua, thấy ngón út đè lên các cung: càn, khảm, cấn, đó là biểu tượng phải trì hoãn sự việc lại. 11- Ngôi cái cách
Kiểu này giống như núi đá lởm chởm gập gềnh, nó là ngón cái cao cất bổng mặt, đó là biểu tượng không hy vọng, còn chơi vơi, không chắc được việc.
12- Nội nghịch cáu cách
Kiểu này có ngón trong xông ra ngoài, bỏ rời ngón cái, mà cúi xuống, thấy rõ ở bên phải đầu ngón cái (chỗ cung ly), đó là mình đi tìm người khác, nếu ở chỗ đằng sau lưng có tươi là điềm mừng. 13- Ngoại quá cách
Là kiểu: ngón ngoài xông ra, rời ngón cái, cúi xuống dưới, thể hiện ở bên trái đầu ngón ấy là người ta tìm mình, như vậy phải nên đề phòng. 14- Máy động cách
Các đốt dưới của cả 3 ngón chằng dính liền nhau, mà ở đầu cung tốn lại tiếp giáp với cung ly, giống như gốc cây rưa tiếp nhận mũi tên (hoặc như mũi tên chọc vào cung ly), mà ngón cái lại gần tiểu chỉ (cun) ở cung ly ấy, vậy phải dựa vào bát quái mà xem, nếu ngón trong và ngón ngoài đều như thế, thì gọi là: “Cách cặp cổ” cách này tối độc. 15- Động đẵn cách
Là kiểu cung Ly ủ rũ co gục xuống, mà ngón có cung tốn lại vươn lên cao hơn, như lưỡi dao chặt lưng từ nửa cung ly trở xuống, coi đó là biểu tượng chủ nhà có sự canh cánh bên lòng và phải xem ngón cun chỉ vào cung nào, rồi dựa vào bát quái mà đoán. (Dù ngón trong hay ngón ngoài mà đều như vậy thì cũng cùng một phép đoán). 16- Ngoại hơn tứ cách
Kiểu này, còn gọi là thắng phụ chi hình, tức là thấy các cung: tốn, ly, khôn tranh nhau, cung ly lại cúi xuống, coi đó là: sẽ có sự đánh nhau, kiện nhau. Nếu tốn cao hơn khôn ấy là: “Nội hơn tứ cách”. Khôn cao hơn tốn ấy là: “Ngoại hơn tứ cách”.
17- Đề cái cách
Đầu cung ly co cúi, đầu khôn che dấu ở trên đầu cung ly, đó gọi là “Ngoại đè cái” (ngón ngoài đè trên cái), nếu ngón trong đè cái tất có loạn từ trong loạn ra ngoài đè cái hằn có biến bên ngoài vào (loạn từ ngoài tới). 18- Thức hầu cách
Đầu cung tốn sung chọc lại cung ly, ly cúi xuống dưới, ngón trong đè ngón cái, ngón ngoài vượt qua chèn ngón khác, đó là biểu hiện: “Bức gia” là nhà bị chèn ép. 19- Vãn nội cách
Ngón út chỉ bên tả, ấy là kéo ngón trong chỉ vào cung cấn dần, ấy là biểu hiện kho vựa bị tuôn ra (mọi sự độc). Nếu ngón út chỉ ngoài là “Vãn ngoại cách” cách này là tốt lành. 20- Tươi cái cách
Thấy đầu ngón cái ngay thẳng ống, có vẻ sắc tươi tỉnh, không ủ rũ co rụt lại, coi đó là được đại cát, cũng như vậy mà hung huyết không phạm, đó gọi là “Cách tươi cái”.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Chi Tiết Và Cách Xem Vảy Gà Chọi Chiến trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!