Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Chăm Sóc Hoa Kiểng Thân Mềm Trong Chậu Hoa Treo Ngược được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trồng hoa là sở thích của không ít người yêu thiên nhiên, nhưng có bao giờ bạn có sở thích trồng các chậu hoa treo ngược hay chưa? Nghe thì cũng khá thú vị phải không, treo ngược thì làm sao mà các chậu cảnh có thể sống và phát triển được chứ, nhưng không có gì mà không thể đúng không nào? Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp chăm sóc các chậu hoa treo ngược.
Tiết kiệm không gian với các chậu hoa treo ngược
Các bạn biết không nguồn gốc phát sinh ra những ý tưởng trồng các chậu hoa treo ngược này xuất phát từ New Zealand, một đất nước nổi tiếng với thảm thực vật sống động và phong cảnh ngoạn mục. Người đã đưa ra các ý tưởng cho chậu hoa treo ngược chính là là Jake và Patrick Morris.
Trước khi trồng các chậu cây, hoa treo ngược cần kiểm tra lại dây treo, đảm bảo dây và chậu sử dụng chắc chắn, không mụt, giòn dễ bị đứt, vì nếu dây treo không tốt sẽ dễ làm hỏng cây kiểng của bạn.
+ Bước 1: Cho cây giống vào lỗ chậu từ phía dưới
+ Bước 2: Cho các đất tơi xốp vào chậu từ phía trên
+ Bước 3: Tưới nước lên phía trên để đảm bảo độ ẩm cho cây
Thật đơn giản để có thể tự trồng 1 chậu hoa treo ngược
+ Các dưỡng chất có trong chậu sẽ được cây hấp thụ 100%;
+ Tiết kiệm không gian và diện tích nhà của bạn;
+ Tiết kiệm nước tưới khoảng 80%;
+ Bạn có thể dễ dàng trồng và chăm sóc không tốn nhiều thời gian, không lo nấm mốc, sâu bệnh gây hại cho cây trồng
Ngộ nghĩnh với các chậu hoa treo ngược
Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta có thể thưởng thức những loại hoa quả căng tròn và chín mọng, thơm ngon hay các loại hoa kiểng thân mềm trổ bông do chính bàn tay và công sức của mình trồng phải không các bạn…
Chậu hoa treo ngược xu hướng mới nhiều người thích có trong căn hộ xinh xắn của mình.
ngược dễ dàng phù hợp với mọi không gian, ngay cả khi diện tích nhà bạn khiêm tốn hay bạn không có quá nhiều thời gian rảnh rỗi thì chúng vẫn sẽ giúp bạn thực hiện được thú vui ngay tại căn hộ nhỏ bé của mình.Các chậu cảnh đẹp sẽ mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái, yêu đời hơn trong thú vui làm vườn ngay tại sân nhà, tầng thượng hay ban công đầy gió…
Cách Chăm Sóc Chậu Hoa Kiểng Treo Tại Nhà
Các loại chậu hoa kiểng treo rất phong phú về chủng loại như dừa cạn, dã yến thảo, son môi, lan tim, cá vàng….nên được người dân đô thị dùng để trang trí sân nhà, chỉ cần góc sân hay mái vòm là có thể treo vài chậu hoa xinh xắn cho vui nhà vui cửa.
Mời các bạn tham khảo cách chăm sóc chậu hoa kiểng treo tại nhà sau đây.
1. Chế độ ánh sáng và tưới nước cho chậu hoa kiểng treo
1.1 Về độ chiếu sáng Khi mua chậu hoa kiểng treo bất kỳ bạn cần tìm hiểu hay hỏi người bán về chế độ ánh sáng phù hợp từng loại hoa kiểng treo.
Ví dụ: chậu hoa như dừa cạn, dã yến thảo, nữ hoàng,…đều cần ánh sáng 100% ( nắng hướng Đông) hay 50-60 % đối với các hướng nắng khác, khi chậu hoa treo có đủ ánh sáng mới đảm bảo ra hoa thường xuyên lâu dài, nên để chậu hoa treo nơi sân thượng, mé hiên có nhiều nắng chiếu.
Trường hợp các chậu kiểng treo như son môi, cá vàng, lan tim, hạt dưa, cỏ lan chi, trầu bà, dương xỉ…thì thích hợp với chế độ 60-70 % ánh sáng, vì thế có thể để chậu nơi có ánh sáng yếu như trong nhà gần cửa sổ, dưới bóng tán cây, giếng trời…
1.2 Về tưới nước
Đối với chậu hoa treo cần đảm bảo chậu luôn luôn ẩm, sáng sớm nên tưới nhiều ướt đẫm, chiều mát vào khoảng 16 -17 giờ thì tưới nhẹ, tưới gọn vào gốc không làm văng rơi đất trong chậu treo, không tưới lên hoa làm nước vào chậu ít sẽ không đủ ẩm cho cây.
Lưu ý không tưới nước vào lúc chiều tối, vì nước đọng nhiều trên hoa qua đêm sẽ gây nhiều mầm nấm bệnh gây vàng lá, thối úng rễ.
2. Bón phân và chăm sóc chậu hoa kiểng treo tại nhà
2.1 Về bón phân cho chậu treo
Bón phân cho chậu hoa kiểng treo sử dụng phân bón lá như K-humat, vitamin B1, Atonik, Rong biển, 30.10.10, 20.20.20….dùng luân phiên tháng phun hai lần lúc chiều mát với liều lượng như hướng dẫn nhà sản xuất. Để dưỡng hoa lâu tàn thì dùng thêm phân bón lá dưỡng hoa NPK 15.20.25.
Bón phân cho gốc thì dùng luân phiên phân NPK ra hoa 15.9.25, Dynamic lifter, 16.16.8 với liều lượng nữa muỗng cà phê nhỏ cho vào gốc tránh đặt vào bộ rễ, định kỳ hàng tháng bón một lần.
Khi thấy bộ rễ chậu treo lộ lên trên thì phủ thêm lớp giá thể hay đất dinh dưỡng lớp dầy 2 cm, nếu để rễ bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào sẽ làm chết rễ sau đó từng nhánh hoa sẽ héo dần, trường hợp héo từng nhánh khác héo rủ cả cây do bị nhiễm virút bệnh.
Lưu ý trước khi bón phân gốc cần tưới nước nhiều, Còn phân bón lá phải đợi cho lá khô nước thì mới phun phân bón lá vào chậu treo.
2.2 Về chăm sóc chậu treo
Chăm sóc chậu treo nói chung khá đơn giản, chỉ cần lặt bỏ hết lá khô vàng, cánh hoa tàn và cắt bỏ nhánh chết thường xuyên.
Không để nước mưa rơi trực tiếp vào chậu hoa kiểng treo sẽ làm dập hết lá hoa, không để chậu treo bị dư nước làm cho rễ úng nhũn, bắt và tiêu diệt những con ốc sên nhỏ li ti cắn rễ cây trong giá thể trồng cây.
Trường hợp sau thời gian hoa kiểng lớn nhanh, bộ rễ hết đất do chậu treo có kích thước nhỏ thì tiến hành thay bằng chậu treo lớn hơn, khi thay chậu treo nên làm lúc chiều mát, dùng hai tay lật ngược chậu treo, môt tay giữ mặt chậu, tay kia rút lấy chậu ra thật nhẹ nhàng để lấy toàn bộ rễ ra tránh không làm tổn thương hệ rễ cây, sau đó đặt vào chậu treo lớn hơn với lớp giá thể lót xung quanh và bên dưới.Sau đó phủ nhẹ thêm lớp giá thể lên trên mặt chậu rồi tưới nước đầy đủ.
3. Phòng trừ sâu bệnh cho chậu treo
Vì chậu treo ở nhà vườn được phun thuốc BVTV thường xuyên nên ít bị sâu bệnh tấn công, khi vừa mua về nên phun ngay một đợt phân bón lá kèm với thuốc kháng sinh để giúp chậu treo thích nghi dần với môi trường mới, nếu không xử lý trước thì chậu hoa treo thường bị virút tấn công gây héo rủ chết đột ngột. Khi thấy chậu treo héo rủ bất thường cần phải nhổ bỏ ngay để cách ly nguồn virút gây bệnh cho các cây khác.
Ví dụ: Chậu treo dừa cạn rũ tương đối mẫn cảm với sự thay đổi môi trường nên hay bị héo rũ đột ngột, còn chậu treo dã yến thảo thì bị héo từng nhánh do rễ cây phát triển quá nhanh lộ ra ngoài bị ánh nắng chiếu trực tiếp….
Công thức phân thuốc lần đầu tiên như sau: 20.20.20 , vitamin B1, thuốc bệnh kháng sinh sinh học Valivithaco hay Kasumin…3 thứ phân bón lá pha chung cho một lần sử dụng, tưới ướt hết tán lá và gốc chậu chúng tôi lần kế tiếp cách 7-10 ngày sau lần 1, và phun khi có thời tiết bất thường như mưa, chuyển mùa…Những lần phun sau có thể thay thế những phân bón lá, thuốc bệnh khác nhau để tránh lờn thuốc.
Để có được chậu hoa kiểng treo tại nhà đẹp như nhà vườn cần sự nhẫn nại chăm chút của gia chủ, nếu các bạn thực hành trải nghiệm chăm sóc chậu treo của mình tại nhà 2-3 tháng mà chậu treo đã ra hoa mới có cánh to đẹp là xem như bạn đã thành công.Tuổi thọ của chậu hoa kiểng treo có thể kéo dài 6 tháng đến một năm nếu các bạn quan tâm chăm sóc cây đầy đủ.
Nguồn: sưu tầm
Hướng Dẫn Kĩ Thuật Trồng Cà Chua Treo Ngược Đơn Giản
Thế nào là phương pháp trồng cà chua treo ngược?
Ngay tên gọi của nó là nói lên được cách thức trồng cà chua như thế nào? nếu như ngày trước bạn thường nghĩ trồng cà chua thì thường được trồng dưới đất trong chậu hoặc là trồng ở đất vườn cố giàn cố định cho cây phát triển tốt. Tuy nhiên ngày nay phương thức trồng cà chua ngược lại phổ biến hơn rất nhiều bởi nó đem đến năng suất rất tốt.
Cách trồng cà chua ngược đúng cách nhất để đem lại hiệu quả cao nhất
Trước khi bắt tay vào trồng cà chua treo ngược bạn phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng để trồng cây sao cho hiệu quả nhất có thể. Đầu tiên trồng cà chua treo ngược cần có chậu để trồng cây, trên thị trường có nhiều loại chậu với giá thành khác nhau bằng sứ hoặc bằng nhựa, nhưng bạn muốn cây phát triển tốt năng suất cao nên sử dụng những loại chậu tốt và có đục lỗ để đảm bảo sự thoáng khí và trao đổi chất của cây trồng. Nếu bạn muốn trồng ăn ở nhà hoặc trồng trên ban công khu dân cư thì cũng có thể sử dụng những loại thùng sơn cũ để tiết kiệm chi phí.
Sau khi nguyên liệu đã chuẩn bị xong xuôi chúng ta cùng bắt tay vào việc trồng cà chua treo ngược. Đầu tiên bạn đục một lỗ tròn đường kính khoảng 5cm để cây lớn lên đủ phát triển tốt và vừa có thể đảm bảo lúc cây còn bé không bị rơi ra ngoài. Tiếp theo bạn cho đất trồng vào trong thùng để đất không rơi ra ngoài bạn dùng tấm vải mỏng hoặc túi ni lông để bịt miệng thùng lại. Để có thể trồng cà chua ngược thì bạn phải đặt treo thùng ngược lên trên và bước cuối cùng là bạn trồng cà chua vào những lỗ mà mình đã đục sẵn. Để đúng với phương pháp trồng cà chua treo ngược bạn cần phải dùng những móc treo chắc chắn để có thể giữ được thùng không bị rơi.
Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Hoa Hồng Trồng Trong Chậu
Từ xưa đến nay, hoa hồng vẫn là loài hoa nhận được sự yêu thích của bao người. Không chỉ bởi vì hoa hồng có ngoại hình sang chảnh mà còn có hương thơm quyến rũ đến lạ thường.
Với vẻ đẹp đầy sức hút ấy, hoa hồng được nhiều người yêu thích và lựa chọn góp mặt ở bất cứ nơi nào có thể trong ngôi nhà thân thương của mình như: hành lang, ban công, hàng rào, trước cổng …
Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Hoa Hồng Trồng Trong Chậu Ra Nhiều Bông
Đặc tính của hoa hồng là cây ưa ẩm nên cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cây; nên tưới nước 2 lần một ngày sáng sớm và chiều mát.
Sau 10 đến 15 ngày, pha phân NPK hay DAP với tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước; tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát. Tưới lên lá, thân, gốc…
Ngoài ra bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ Ranman – phân bón chuyên dụng cho hoa hồng để bón cho cây.
Sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần và bón thêm phân chuồng ủ hoai trên mặt. Có thể bón thêm phân bánh dầu để cây trổ hoa to và thật đẹp.
Bên cạnh đó, để tôn lên màu sắc đặc trưng của hoa các bạn nên bón thêm phân kali lúc nụ hoa vừa nhú. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.
Bón phân định kỳ NPK hay DAP hàng tháng: 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ.
Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư. Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ; khi cắt cần bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây h oa hồng có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới. Nên sử dụng kéo cắt cành bén để tránh làm tổn thương cho cây.
Khi bón phân cho hoa hồng cần quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngược lại cây hoa hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.
Cần tưới nước cho cây hoa hồng đủ nước để lá quang hợp, nếu để cây quá khô dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích làm cây bị suy yếu dần. Lá cây bị nhợt màu và vàng lá ,quăn queo rồi rụng đi. Đề nghị tưới bổ sung đủ nước và bón thêm phân bón lá bổn sung vitamin cho cây hoa Hồng.
Để tìm hiểu thêm về các bệnh trên cây hoa hồng vui lòng truy cập: https://saigonhoa.com/mot-so-sau-benh-thuong-gap-tren-cay-hoa-hong/
CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA
Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: (028) 3720 3389 – CSKH: 090 180 5859
Email: saigonhoa@gmail.com/ saigonhoa@saigonhoa.com
Website: https://saigonhoa.com/
Youtube: https://www.youtube.com/user/saigonhoavn
Facebook: Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Hoa
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Chăm Sóc Hoa Kiểng Thân Mềm Trong Chậu Hoa Treo Ngược trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!