Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Trồng Hoa Cẩm Cù (Phần 1) được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách trồng hoa cẩm cù ngay tại nhà
Cách trồng hoa cẩm cù
Nhân giống hoa cẩm cù bằng cách: Trồng hoa cẩm cù bằng hạt, giâm cành và chiết cây.
Nhân giống từ hạt: Hạt có thể lấy được từ trái đã già và chín. Phải cần vài tháng để trái phát triển, già đi cho tới lúc chín và khô lại. Khi trái chín khô, vỏ tự tách ra làm đôi, hạt có lông tơ rơi ra và theo gió phát tán. Để có được hạt, khi trái đã già, ta nên bọc lại bằng bao nylon. Hạt gieo trong hỗn hợp chất trồng cần nhiều dinh dưỡng và đặc biệt tơi xốp để giúp rễ phát triển, để nơi râm mát. Khi hạt phát triển thành cây có lá riêng biệt là lúc ta có thể sang ra trồng riêng trong chậu nhỏ, tiếp tục sang chậu khi cây phát triển ổn định và trưởng thành, quá trình này có thể kéo dài tới 12 tháng tùy theo điều kiện chăm sóc.
Nhân giống từ cắt cành thân dây hoặc lá
Cẩm cù có thể nhân giống bằng cách dăm lá trong hỗn hợp chất trồng. Dùng thuốc kích thích ra rễ để lá giống mau ra rễ. Lá đặt nghiêng một góc 45o, lấp chất trồng phủ cuống lá. Nhìn chung, lá có thể phát triển ra rễ rất nhanh nhưng để phát triển thành cây sẽ rất lâu và rất khó. Tuy nhiên, việc nhân giống bằng thân dây lại đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều; đây cũng là cách nhân giống phổ biến nhất đảm bảo cây khỏe mạnh và phát triển tốt. Chọn khúc thân dây đã cứng cáp, trưởng thành hoặc hơi già (thường vỏ đã đổi màu và thân đã ‘gỗ hóa’), cắt một đoạn khoảng 3-4 đốt lá, ngắt lá ở đốt cuối, nên dùng thêm chất kích thích ra rễ dạng bột hoặc nước, dăm trong hỗn hợp chất trồng nhiều dinh dưỡng, không giữ nước nhiều và thoáng khí, để nơi mát, tưới nước vừa đủ. Sau một thời gian, từ các đốt lá sẽ phát triển mầm nhánh và phát triển thành cây.
Cách trồng hoa cẩm cù yêu cầu chất trồng có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phải đảm bảo độ xốp, thoáng khí và tất nhiên phải đủ dinh dưỡng. Một số chất trồng dễ kiếm như là tro trấu, xơ hay mùn dừa, gỗ mục, hỗn hợp đất trồng cây bán sẵn, gạch vụn, đá bọt, đá non, đá perlite, phân bò khô… trộn với tỷ lệ thích hợp sao cho chất trồng tơi xốp và thoáng khí. Ví dụ về hỗn hợp chất trồng có thể như sau: 50% tro trấu, 30% xơ dừa, 10% gạch vụn, 10% phân bò khô.
Ánh sáng
Hầu hết Cẩm cù đều ưa thích ánh sáng tán xạ. Cây cần lượng ánh sáng thích hợp để quang hợp và trổ hoa. Cây sẽ phản ứng với độ sáng khác nhau và sẽ có hình dáng, màu sắc tương ứng. Nếu ta để chỗ râm mát quá, cây có xu hướng ít ra hoa, lá sẽ rất xanh tốt và thân dây phát triển mạnh. Ngược lại, nếu để chỗ nhiều nắng quá, cây trở nên chậm phát triển hơn, có thể ra hoa nhiều hơn nhưng lá sẽ chuyển màu sang vàng hay thậm chí đỏ. Nên trồng cây dưới giàn có lưới che như phong lan hoặc cũng có thể trồng chung với phong lan dưới giàn. Trong thực tế, một số nơi phù hợp với việc trồng cẩm cù là dưới hiên nhà có nắng nhưng không nên đặt cây trực tiếp ngoài ánh nắng mặt trời, dưới tán cây lớn, trồng chung với giàn hoa phong lan, bên cửa sổ…
Nhiệt độ và ẩm độ
Yếu tố nhiệt độ vùng nhiệt đới chúng ta không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của Cẩm cù; chủ yếu ảnh hưởng đến việc ra hoa. Cây thường ra hoa ít hơn vào mùa lạnh so với mùa nóng. Nếu có nhiệt độ phù hợp, cây trổ hoa rất nhiều tạo nên một loạt quả cầu hoa rất đẹp mắt và ấn tượng. Yếu tố ẩm độ lại ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của Cẩm cù, cây sẽ phát triển tốt, ra hoa đều đặn quanh năm nếu có nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng phù hợp. Cây ưa thích môi trường có độ ẩm cao. Dó đó, khi trồng và chăm sóc, tốt nhất ta nên tạo độ ẩm và ánh sáng phù hợp thì cây sẽ cho hoa kết quả tốt nhất.
#1【Cây Hoa Lan Cẩm Cù】Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng
Cây hoa lan cẩm cù là giống hoa lan xinh đẹp, được rất nhiều người yêu thích, hoa đẹp, nở nhiều và tạo thành từng chùm khác nhau với vẻ đẹp đó đã tạo nên những cây hoa lan cẩm cù khoe sắc đẹp, hiện nay những bông hoa lan cẩm cù khoe sắc đẹp với màu sắc : đỏ, trắng, hồng, cùng với bộ lá của cây phát triển tạo nên những bông hoa thật là tuyệt vời
Cây hoa lan cẩm cù là cây gì ?
Tên khoa học: Lan Cẩm Cù có tên khoa học là Hoya carnosa
Tên khác: Lan Sáp, Lan cầu lông, Lan Câu
Họ thực vật: Apocynaceae
Xuất xứ: Nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á và Úc
Đặc điểm sinh trưởng của cây lan cẩm cù
Cây hoa lan cẩm cù là giống thuộc họ thân leo, dây leo mềm mỏng và khá dẻo, với các đốt thân cây có thể phát triển thành những bộ rễ khỏe mạnh và bám trên nhiêu địa hình khác nhau. Hoa có mùi hương thơm dễ chịu cùng với mật hoa, hoa lan thường có nhiều màu khác nhau, được biết đến với từng vùng khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau ở từng địa phương, có vùng thì sẽ ra hoa màu đỏ, có vùng lại cho ra hoa có màu trắng, lại có vùng hoa màu hồng.
Thật sự là thú vị phải không nào, cây có bộ lá khá là dày hình bầu dục hoặc hình trái tim, gân lá thường không có rõ ràng cho lắm vì chiếc lá khá là dày thường che đi phần gân lá.
Cây hoa lan cảm cù là giống cây ưa ánh sáng tán sạ là giống cây leo vì vậy mà khi trồng cây cho leo lên những hàng rào đẹp ta cũng nên lựa chọn vị trí trồng, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Cây không chịu được khô hạn lâu ngày và đồng nghĩa với không chịu được ngập úng và mưa nhiều vì vậy mà địa điểm trồng khá là quan trọng.
Khi trồng cây ta nên lựa chọn vị trí nơi có ánh nắng tán xạ, nếu trồng những nơi có ánh sáng yếu thì cây sẽ không có ra hoa đâu, còn nếu trồng cây ở những nơi có quá nhiều nắng sẽ làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Cây hoa lan cẩm cù tác dụng chữa bệnh gì ?
Cây hoa lan cẩm cù là giống cây cảnh dùng để trang trí cho ngôi nhà của chúng ta, nhưng cây còn có tác dụng khác trong việc chữa một số loại bệnh mà các nhà khoa học tại đại học Georgia là có khả năng loại bỏ tuyệt vời các chất ô nhiễm, khí độc hại trong môi trường không gian nhà ở. Bên cạnh đó, cây cẩm cù còn được biết như một cây thuốc đông y.
Bộ phận dùng: Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô điều được.
Thành phần hóa học: Các bộ phận của cây đều phủ sáp. Thân và lá chứa một sterol glucosid là hoyin (0.76-0.832%).
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính bình, có tác dụng khư phong trừ thấp, tiêu ung, giải độc, hạ sốt, long đờm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: chữa trị các bệnh
Viêm phổi nhẹ, viêm phế quản;
Viêm não B, trẻ em sốt cao.
Viêm kết mạc, sưng amygdal;
Thấp khớp tạng khớp;
Viêm vú, viêm tinh hoàn.
Liều dùng 60-90 gram cây tươi giã lấy nước chiết uống. Dùng ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương. Giã cây tươi và đắp vào chỗ đau.
Đơn thuốc:
Viêm phổi nhẹ, viêm phế quản: Lá Cẩm cù tươi 60-90 gram giã ra chiết lấy dịch, hoà mật ong uống hoặc sắc nước uống.
Viêm tinh hoàn: Lá Cẩm cù tươi 60-90 gram, nghiền ra rồi đun sôi lấy nước uống.
Thấp khớp tạng khớp. Cẩm cù tươi 60-90 gram, đoạn khớp trên giò lợn, rượu 120 gram, sắc nước, chia 2 lần uống.
Ý nghĩa của cây hoa lan cẩm cù
Cây hoa lan cẩm cù mang đến sự may mắn cho gia đình, gửi tới thông điệp yêu thương và những người được yêu thương, những bông hoa hình trái tim kèo theo những lời tỏ tình ngọt ngào nhất tới người mình yêu thương và dễ dàng trinh phục được trái tim của họ.
Những bông hoa lan cẩm cù có tác dụng rất tốt trong phong thủy, mang đến nhiều may mắn, sự thịnh vượng cho gia chủ, và điều may mắn đó sẽ dành tặng cho những ai đang ngày đêm chăm sóc cây hoa lan cẩm cù.
Cây hoa lan cẩm cù thưởng nở hoa tháng mấy
Cây hoa lan cẩm cù ra hoa gần như quanh năm, khi cây được chăm sóc tốt , vì cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh nên khi chăm sóc ta có thể thấy rõ được là cây ra hoa liên tục và những bông hoa to hay nhỏ đều phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng của cây.
Cách nhân giống cây hoa lan cẩm cù
Nhân giống cây hoa lan cẩm cù từ hạt
Dể cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh hiện nay ta có thể dễ dàng nhân giống cây hoa lan cẩm cù từ chính hạt của cây, sau khi những bong hoa tàn đi và sẽ lộ ra phần quảm sau khi thấy quả già đi là ta có thể lấy được hạt rồi. nhưng việc nhân giống cây từ hạt sẽ rất mất thời gian và rất lâu mới ra hoa được, vì vây mà phương pháp nhân giống bằng hạt gần như không có ai áp dụng cả
Nhân giống cây hoa lan cẩm cù bằng cành, từ lá cây
Cây hoa lan cẩm cù hiện nay có hình thái khá là đặc thù vì vậy mà ta có thể nhân giống cây bằng cành và lá của cây, bằng cách cắm những chiếc lá xuống đất và dùng thuốc kích thích ra rễ, khiến cho chúng phát triển nhanh hơn, đây là cách phổ biến nhất hiện nay, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Nhân giống bằng cành là phương pháp tối ưu và rút ngắn thời gian nhất, ta nên lựa chọn những khúc dây đã cứng cáp và trưởng thành và đã ra hoa rồi. ta cắt lấy một đoạn từ 3-4 đốt, ngắn toàn bộ lá đi nhá và dùng các loại thuốc kích thích ra rể để phun cho phần gốc ây và cắm xuống đất, giữ ẩm, sau khoảng 15 ngày thì bộ rễ mới sẽ từ từ mọc ra và sẽ hình thành những chồi mới.
Bạn có thể tự làm đất tươi xốp cho cây như kết hợp : tro trấu, xơ , mùn cưa, gỗ mục, hỗn hợp đất trồng cây bán sẵn, gạch vụn, đá bọt, đá non, đá perlite, phân bò khô… trộn với tỷ lệ thích hợp sao cho chất trồng tơi xốp và thoáng khí. Ví dụ về hỗn hợp chất trồng có thể như sau: 50% tro trấu, 30% xơ dừa, 10% gạch vụn, 10% phân bò khô.
Cách trồng cây hoa lan cẩm cù
Để có thể trồng cây hoa lan cẩm cù thì rất đơn giản, ta có thể sử dụng các phương pháp như sau.
Cây hoa lan cẩm cù là giống cây không kén đất nhưng cũng không thể trồng ở những nơi mà đất cằn cổi và ít chất dinh dưỡng, ta có thể cải tạo lại đất xung quanh vườn bằng công thức sau
Mụn dừa + trấu hun + phân bò khô + trấu tươi tỷ lệ 1:1:0.5:1
Mụn dừa + than củi (tro bếp) + trấu tươi tỷ lệ 1:05:1
Mụn dừa + trấu tươi tỷ lệ 1:1
Than củi + đất mùn tỷ lệ 1:1
Cách chăm sóc cây hoa lan cẩm cù
Cây hoa lan cẩm cù là giống cây phát triển nhanh vì vậy cần nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình cây phát triển vì vậy ta cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, các yếu tố cần thiết cho cây phát triển và ra nhiều hơ hơn.
Tưới nước cho cây hoa lan cẩm cù
Cây hoa lan cẩm cù là giống cây ưa độ ẩm cao và khả năng chịu hạn cũng rất phi thường, nếu thời tiết mưa nhiều thì ta không nên tưới nước, còn nếu thời tiết nắng nóng kéo dài ta sẽ tưới từ 2-3 ngày/ lần nước tưới, và tùy theo chất đất mà ta bổ sung cho hợp lý.
Ta nên trông cây ở những nơi cao ráo. Tránh những nơi thương xyên bị ngâp úng sẽ làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Ánh sáng cần thiết cho cây hoa lan cẩm cù
Cây hoa lan cẩm cù là giống cây ưa ánh sáng tán xạ vì vậy mà cần một lượng lớn ánh sáng tán xạ để giúp cây quang hợp và ra nhiều hoa hơn, ta không nên trồng cây ở nơi quá mát hoạc là quá nhiều ánh nắng sẽ khiến cho cây chậm và kém phát triển.
Bón phân cho cây hoa lan cẩm cù
Cây hoa lan cẩm cù là giống hoa lan duy nhất hiện nay không cần quá nhiều phân bón trong quá trình cây phát triển, tuy nhiên ta cũng cần chú ý tới các loại phân bón tan chậm có đầy đủ các loại chất dinh dưỡng, giúp cho cây phát triển tốt và ổn định hơn . Nếu như ta bón phân quá nhiều sẽ gây nên tình trạng cây không trổ hoa. Vậy ta nên bón từ 1-2 lần/ tháng là hợp lý.
Phòng trừ sâu bệnh trên cây hoa lan cẩm cù
Sâu hại hoa lan cẩm cù
Cây hoa lan cẩm cù là giống cây ít sâu bệnh hại tấn công, các loại sâu bệnh hại chủ yếu như: rệp sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng, khi chúng ta thấy cây bị rệp, nếu đang còn ít thì nên loại bỏ lá cây luôn và nếu nhiều thi sử dụng các loại thuốc đặc trị và phun cho cây giúp cây nhanh chón loại bỏ rệp hại cây.
Phòng bệnh trên cây hoa lan cẩm cù
thường bị đốm đen, nâu, cây chậm phát triển hơn và bệnh nguy hiểm nhất chính là bệnh nứt gốc có thể dẩn tới chết cây. Và hiên nay chưa có công trình nghiên cứu nào để trị bệnh nứt gốc,, và bạn chỉ còn cách là luôn tạo môi trường vệ sinh thoáng mát để tránh cây bị nhiễm các bệnh như trên.
Chăm sóc cây hoa lan
Tác giả: muabancaytrong
Cách Trồng Hoa Lan Cẩm Cù Lá Tim
Đặc điểm khí hậu của cây lan cẩm cù:
Cây lan cẩm cù lá tim là loại hoa đẹp và rất dễ chăm sóc, không cần bón phân kỹ lưỡng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Thích hợp với ánh sáng tán xạ khoảng 50-60% độ sáng trực tiếp của ánh nắng mặt trời.
Kỹ thuật trồng cây lan cầm cù lá tim:
Đất trồng: tro trấu, xơ hay mùn dừa, gỗ mục, hỗn hợp đất trồng cây bán sẵn, gạch vụn, đá bọt, đá non, đá perlite, phân bò khô… trộn với tỷ lệ thích hợp sao cho chất trồng tơi xốp và thoáng khí.
Chăm sóc cây lan cầm cù lá tim:
Tưới nước: Cây lan cầm cù lá tim là loài thực vật ưu ẩm độ cao, cây có thể chịu khô rất tốt nhưng cây rất nhạy cảm với việc tưới nước quá nhiều. Trong điều kiện bình thường, cây trồng trong chậu với lượng chất trồng vừa phải nên tưới mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ tùy mùa. Nếu trồng ngoài trời, không nên tưới nước vào mùa mưa vì có thể làm cho cây úng và chết. Nên tưới nước khi chất trồng vừa khô, có thể tưới cho nước chảy ra ngoài theo lỗ thoát của chậu nhưng đảm bảo nước sẽ không đem theo cả chất trồng ra ngoài.
Bón phân: Cây lan cầm cù lá tim không cần bón phân nhiều vì nếu chất trồng đủ dinh dưỡng đã đảm bảo cho cây phát triển lâu dài và ổn định. Tốt nhất chỉ nên tưới phân qua lá, khoảng 1-2 lần mỗi tháng. Nếu ta thay chậu, không nên bón phân trong vòng 20 ngày sau đó cho tới khi cây ổn định và phát triển bình thường. Nếu dùng phân bón nhiều quá sẽ làm cho cây không trổ hoa. Trường hợp bạn muốn lấy lá để tạo ra những cây mới từ lá trái tim thì đương nhiên phải tăng cường phân bón.
Sâu bệnh: Cẩm cù lá trái tim ít bị các loại sâu hại tấn công, sâu hại phổ biến là rệp sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng. Khi cây bị nhiễm rệp, có thể dùng các loại thuốc đặc trị và phun thẳng lên lá theo nồng độ hướng dẫn.
Giống cây lan cầm cù này được bán ở nhiều nơi vì vậy hãy tự trồng một cây hoa dễ trồng này để trang trí nhà bạn thêm đẹp và tươi xanh,
Nguồn: sưu tầm
Hướng Dẫn Cách Trồng Hoa Cúc (Phần 2)
Ở phần 1 của Hướng dẫn cách trồng hoa cúc chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về cách chuẩn bị trước khi bắt tay vào trồng hoa cúc. Ở phần 2 này chúng tôi tiếp tục đưa đến cho bạn đọc những thông tin cụ thể, chi tiết để thao tác cách trồng hoa cúc. Hãy theo dõi sau đây.
Cách trồng hoa cúc:
Sau khi đã chuẩn bị tốt đất, phân bón lót và cây con đủ tiêu chuẩn trồng ta tiến hành đêm trồng cây.
Tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mục đích sử dụng (để một hoa hay để chùm hoa) loại đất, mức độ phân bón, kỹ thuật thâm canh chăm sóc mà quyết định trồng với các mật độ khác nhau
1.1. Đối với loại hoa to
Khoảng cách trồng là 12x15cm cho các giống cây cao, thân mập, cứng, không cần cọc đỡ và chỉ để 1 bông /1 cây (như các giống vàng Đài Loan, vàng Tàu, CN9, CN98, CN97 – đường kính bông 8-12cm). Với khoảng cách này mật độ đạt 480.000 cây /ha (918.000 cây /1 sào Bắc Bộ).
1.2. Đối với giống hoa trung bình
Trồng với khoảng cách 15x20cm với các giống thân bụi cành cong mềm, chơi hoa cả chùm như các loại Cúc chi trắng, chi vàng, tím nồi, vàng nhị nâu, ánh vàng, ánh bạc, rau muống v.v… (một thân có -5 cánh hoa – đường kính bông từ 4-7cm). Mật độ đạt 00.000 cây /ha (12.000 cây /1 sào Bắc Bộ).
1.3 Với các giống hoa nhỏ
Trồng với khoảng cách 0x40cm với các loại Cúc mâm xôi, đỏ ấn Độ… (đường kính bông từ 2-5cm). Cần phải bấm ngọn nhiều lần để tạo dáng cây hình cầu, chơi cả cây, trồng cây trong chậu. Mật độ trồng đạt 80.000 cây /ha (.000 cây /1 sào Bắc Bộ). Chú ý là trong điều kiện trồng với khoảng cách lớn thì nên trồng so le nhau để tiết kiệm không gian, giúp các cây không phải cạnh tranh ánh sáng với nhau.
Các cây được chọn đem trồng ngoài sản xuất phải là những cây xanh tốt, khỏe mạnh, có bộ rễ phát triển. Loại bỏ những cây yếu ớt, bị sâu bệnh. Nếu đi mua cây con về trồng cần phải phân loại cây. Các cây có hình dáng, kích thước, bộ rễ, sức sống như nhau trồng thành 1 luống. Các cây yếu hơn trồng luống khác. Có như vậy mới tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch sau này.
Chọn ngày râm mát, hoặc trồng vào buổi chiều mát, tưới nhẹ luống đất đã được chuẩn bị sau đó dùng dầm nhỏ trồng. Khi trồng xong lấy tay ấn chặt gốc. Dùng rơm mềm hoặc mùn rác che phủ gốc và dùng bình ô-doa hoặc vòi phun nhẹ tưới đẫm luống. Mùn rơm vừa có tác dụng giữ ẩm cho cây vừa có tác dụng hạn chế sự đóng váng lớp đất mặt, làm cho nước tưới có thể xuống rễ một cách dễ dàng. Những ngày đầu, tưới nước cần hết sức nhẹ nhàng tránh lay gốc, trôi cây. Không để các lá ở dưới dính vào đất hoặc bùn đất bắn lên các lá non làm bít các khí khổng, ảnh hưởng đến sự quang hợp, hô hấp và sự bốc hơi nước của bộ lá khi cây chưa hồi xanh trở lại.
Nguồn: sưu tầm
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Trồng Hoa Cẩm Cù (Phần 1) trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!