Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Tỏi Tây Siêu Đơn Giản Ngay Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn cách trồng cây tỏi tây siêu đơn giản ngay tại nhàLực chọn thời vụ gieo trồng
Khác với các giống tỏi ta trồng để lấy củ, tỏi tây dùng để ăn lá, ăn thân nên có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm
Tuy nhiên thời gian thuận nhất là tỏi chính vụ (tháng 9, tháng 10 để thu hoạch tháng 11, 12) và vụ xuân (tháng 2, tháng 3 để thu hoạch tháng 4, tháng 5).
Chọn đất tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt, không chua, pH từ 6-6,5 là thích hợp.
Yêu cầu các cách làm đất
Đất được cày bừa kỹ, phơi ải tốt để hạn chế các loại nấm bệnh tồn lưu trong đất.
Bừa nhỏ lại một lần nữa rồi lên luống cao 20-30cm, rộng 100-120cm.
Trước khi lên luống cần bón 20-25 tấn phân chuồng hoai mục rồi bừa trộn đều với đất hoặc lên luống xong, rạch hàng (cách nhau 20-25cm) bón phân chuồng và 400-500kg lân + 400kg kali trộn đều, rải phân theo rãnh (lượng phân tính cho 1ha) rồi lấp đất lại chờ cấy tỏi.
Bước 1: Hướng dẫn các bước chọn giống và gieo hạt
+ Chọn giống:
+ Trong sản xuất, giống tỏi lùn là tốt nhất. Giống này có đoạn thân từ cổ rễ đến phần lá dài 10-15 cm, đường kính thân 3-4 cm, lá rộng 4-5 cm. Lá hình lưỡi mác.
Sau khi gieo 10-15 ngày thì mọc. Phần thân có màu trắng.
+ Gieo hạt:
Các bạn cần Ggieo trong tháng 3. Lượng hạt giống gieo là 2 g/m2.
Khi cây mọc, cần có mái che, bảo vệ cho cây con qua mùa hè. Đến tháng 8-9 nhổ cây con đem cấy ra ruộng. Thu hoạch các tháng 10-11.
Có thể tỉa nhánh cây con, cấy trong tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6.
+ Đất trồng:
Đất trồng tỏi tây cần thoát nước, thoáng, có độ phì nhiêu cao.
Sau khi làm đất kỹ, cần lên luống cao.
Bước 2: Hướng dẫn các bước chăm sóc
+ Trồng và chăm sóc:
Tỏi tây được trồng với khoảng cách 20 x 15 cm. Khi cây to bằng chiếc bút chì thì nhổ lên, cắt bớt một ít rễ và ngọn rồi đem trồng lên luống với mức sâu 5-8 cm. Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm đều.
Bón phân thúc bằng nước giải pha loãng 30% hoặc phân đạm hòa vào nước. Trong suốt thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch bón thúc 3-5 lần.
Lưu ý: Các bạn cần phải thường xuyên xới xáo đất mặt, nhổ cỏ dại. Chú ý phòng trừ bệnh phấn trắng và sâu khoang.
Bước 3: Thu hoạch:
Tỏi tây thường dùng để ăn tươi cho nên sau khi trồng trên 100 ngày thì nhỏ tỉa dần để ăn. Thường tỉa 3-4 lần, các lần tỉa cách nhau 3-5 ngày.
Nếu trồng thuần, năng suất trung bình là 25-30 tấn/ha. Trồng xen với các loại rau khác, năng suất trung bình 10-15 tấn/ha.
Theo Khỏe & Đẹp
Hướng Dẫn Cách Trồng Nấm Rơm Đơn Giản Ngay Tại Nhà
Cách trồng nấm rơm không quá khó khăn phức tạp. Các bạn có thể dành một khoảnh không gian trong vườn nhà để tự trồng loại thực vật giàu dinh dưỡng này.
Hiểu được cách trồng nấm rơm sẽ giúp bạn tự tạo nguồn thực phẩm giàu bổ dưỡng và ngon lành cho gia đình, chỉ cần bạn có một khoảnh vườn đủ diện tích để trồng nấm
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Rơm rạ, bã mía, bẹ chuối khô, mùn cưa đã hoai mục, đay, bông gòn,.. nhưng tốt nhất là các bạn nên sử dụng rơm rạ khô được ngâm trong nước vôi hòa chung với nước. Sau khi rơm đã ngấm nước thì vớt lên để ráo rồi đánh thành đống, sau 3 ngày rồi mới dùng được. Lưu ý, là phải giữ rơm cực kì khô ráo để đạt hiệu quả cao nhất.
Và việc chọn giống nấm cũng đóng vai trò rất quan trọng, giống nấm sẽ quyết định tới sự thành, bại cho cách trồng nấm rơm tại nhà của bạn. Giống nấm không bị nhiễm bệnh, giống không quá già cũng không quá non và có mùi thơm dễ chịu. Túi giống phải có mùi trưng của giống nấm rơm, không loang lỗ và sợi nấm phải ăn kín đáy.
2. Chọn vị trí
Chọn vị trí tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để không ảnh hưởng tới nấm, vị trí phải thoáng mát, sạch sẽ để tránh mầm bệnh.
Có thể đặt rơm ở nhiều nơi như: xung quanh nhà, ở vườn cây, trên nền đất gạch, xi măng hoặc trên kệ, trong bọc nylon… Địa điểm phải bằng phẳng, khô ráo tránh bị ngập úng vào mùa mưa, nếu gần nước tưới tiêu thì càng tốt, để thuận lợi cho việc tưới tiêu cũng như là chăm sóc và thu hoạch khiến cách trồng nấm rơm của bạn sẽ hiệu quả và nhanh chóng nhất.
3. Kỹ thuật ủ rơm, chọn meo nấm
Đây là một khâu cực kì quan trọng quyết định tới cách trồng nấm rơm của bạn có thành công hay không. Đối với rơm, rạ khô thì các bạn chuẩn bị sẵn nước vôi kết hợp với tỉ lệ 4kg vôi khô với 1m 3 nước. Ngâm rơm, rạ khô trong nước vôi khoảng 1 giờ đồng hồ để lọc nấm tạp, tẩy rửa chất phèn và chất mặn trong rơm.
Sau đó tiến hành chất rơm thành từng khối cao 1-2 tất và tưới một ít nước, tiếp tục cho tới khi khối rơm cao đến 1,5m là được, còn chiều dài thì tùy thuộc vào lượng rơm bạn muốn ủ là bao nhiêu.
Do thị trường ngày càng được mở rộng và được bày bán rất nhiều, nên khi chọn meo nấm cần chú ý tới những đặc điểm sau:
Sợi tơ nấm phải là màu trắng trong, mật độ đóng tơ dày, có hình lông chim, meo phải có mùi nấm rơm, không nên chọn meo có đốm màu đen, nâu vì nó đã bị nhiễm độc bởi nấm dại và đặc biệt là không chọn meo bị nhão, phía dưới bịch meo bị ẩm ướt và đặc biệt là khi ngửi có mùi hôi chua.
4. Phương pháp chăm sóc
Đối với cách trồng nấm rơm, thì không cần phải dùng phân bón vì khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp những dinh dưỡng cho cây nấm phát triển.
Tưới nước ngày 1 lần, nếu tưới thừa thì giống sẽ bốc hơi tự điều chỉnh, ngược lại nếu tưới nước ít thì nấm sẽ mọc sâu trong giống.
Luôn luôn theo dõi độ ẩm của khối rơm, nếu nước không bám qua kẽ tay thì chắc chắn là quá khô. Nếu nước nhỏ giọt là đã thừa nước và cần ngưng tưới nước và tháo bỏ lớp bảo vệ phía trên khối rơm để nước bốc hơi, và tăng nhiệt độ bên trong.
Sau 7-10 ngày ủ rơm tùy thuộc vào meo và cách ủ thì có thể thu hoạch. Hái nấm mỗi ngày 2 lần, lần 1 vào 5 giờ sáng sớm, lần 2 vào sau 14 giờ chiều.
Cần lựa chọn nấm đủ tiêu chuẩn để thu hoạch, khi hái phải xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô và không để sót lại chân nấm vì sẽ bị thối rửa các mô nấm kế tiếp.
Thanh Tiến
Hướng Dẫn Cách Trồng Khoai Tây Tại Nhà Cực Đơn Giản
Khoai tây là loại rau củ rất tốt cho sức khỏe, nó giúp phòng chống ung thư, giảm căng thẳng và các bệnh về tâm thần, thậm chí là làm đẹp da nếu biết cách sử dụng. Ngoài ra, khoai tây chứa lượng tinh bột khá cao nên có thể thay thế cho cơm ăn hàng ngày.
Khoai tây ngon nhất vẫn là khi vừa mới thu hoạch từ vườn về, chưa qua biện pháp bảo quản nào. Vì thế, để có những củ khoai to, ngon nhất gia đình bạn có thể tự trồng khoai tây trong những chậu nhỏ, đặt trước hiên nhà hoặc trên sân thượng, chăm sóc và thu hoạch như những loại rau ăn lá khác.
Kỹ thuật trồng khoai tây tại nhà là một ý tưởng không tồi đối với các bà nội trợ, nhất là những gia đình có khoảng không gian hạn hẹp nơi thành phố.
Nếu trồng khoai tây trong nhà có thể áp dụng quanh năm nhưng để khoai phát triển tốt thì thời điểm gieo trồng vẫn là vào mùa Xuân, khoảng 4 đến 6 tuần trước thời điểm lạnh cuối cùng. Tùy thuộc vào thời tiết, hoặc giống cây trồng mà cây có thể sinh trưởng và cho thu hoạch nhanh hay chậm.
Dụng cụ làm đất
Bay làm đất Cào xới mini
Kỹ thuật trồng khoai tây trong thùng xốp, chậu nhựa
Đặt các củ khoai giống vào một chiếc khay, để ở nơi thoáng mát, tạo điều kiện cho chúng nảy mầm.
Khi củ lên mầm dài 2 – 3 cm đem đi trồng.
– Tạo các lỗ thoát nước cho chậu/thùng dùng để trồng cây.
– Đổ đất hữu cơ đầy 1/3 thùng. Đặt khoảng 4 – 5 củ khoai giống lên bề mặt đất, hướng các mầm lên trên. Phủ một lớp phân bón hữu cơ khoảng 15 cm bên trên và tưới nước.
Thêm phân hữu cơ xung quanh các cây trong chậu khi chúng lớn cho đến khi đầy thùng. Bước này được gọi là “tiếp đất”, thúc đẩy cây hình thành nhiều củ hơn và có sức chống trọi với sương và lạnh.
Khi cây khoai tây lớn, um tùm lá và phát triển củ cần nhiều nước để tạo ra một vụ thu hoạch tốt.
Tươi nước cho các chậu khoai thường xuyên và không bao giờ để chúng bị khô.
Thời điểm cây ra hoa là chúng đã sẵn sàng để bạn thu hoạch.
Rỡ các cây bằng tay hoặc xẻng rồi đổ toàn bộ đất trong thùng ra, gom các củ khoai giống lại.
Trong suốt quá trình cây phát triển, tiến hành vun đất cho cây một vài lần để khoai xuống củ và củ khoai không gặp ánh sáng dẫn đến tình trạng vỏ và ruột khoai xanh ăn sẽ rất độc. Bên cạnh đó, chú ý cung cấp đủ nước để khoai xuống củ, cộng với việc nhổ cỏ, diệt một số loại côn trùng gây hại củ và phòng ngừa bệnh cháy lá khoai.
Một lưu ý là để đảm bảo chất lượng khoai ngon và dẻo ở thời điểm củ đã gần cho thu hoạch cần ngừng tưới nước cho cây khoảng 2 – 3 tuần.
Hướng Dẫn Cách Trồng Hoa Hồng Leo Đơn Giản Ngay Tại Nhà
12 Tháng Tám,2020 gionghoadep_admin
Trồng hoa hồng leo đang là xu hướng của rất nhiều người. Xu hướng này không còn đơn thuần ở những nơi có sân vườn, hay biệt thự… mà còn phổ biến ở các khu đô thị lớn. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết cách trồng hoa hồng leo đúng kỹ thuật. Chính vì vậy mà giàn hoa của gia đình kém chất lượng như: Cây không phát triển, hoa không nhiều, không đẹp… Cũng bởi vậy mà chúng tôi muốn chia sẻ bài viết này tới những người có đam mê về hoa có thể học và làm theo. Chắc chắn kết mang đến sẽ rất hiệu quả.
Đặc tính của hoa hồng leo.
Hoa hồng leo là loại thân gỗ, thuộc dạng thân leo bao gồm nhiều cành khá mềm và dài. Cây chỉ đứng được khi có chỗ bám. Chính vì vậy trước khi trồng chúng là phải làm giàn trồng hoa hồng leo. Hoặc cũng có thể trồng cạnh tường, bờ rào để cây có thể bám và leo lên được.
Thân và cành hoa hồng leo rất nhiều gai nhọn, tán hoa rậm rạp khi rủ xuống khá đẹp và hấp dẫn. Cành hoa vươn khá dài có thể lên đến 3m hoặc dài hơn nữa.
Lá hoa hồng leo thuộc dạng lá kép có hình dáng giống hình lông vũ. Phiến lá của giống hoa hồng leo khá nhỏ, mỏng và có hình oval và mỗi lá có đến 5-9 lá kép, mép lá có nhiều răng cưa.
Hoa hồng leo có rất nhiều loại, mỗi loại có kiểu bông khác nhau, màu sắc cũng rất đa dạng. hương thơm thì dịu nhẹ và cuốn hút. Hoa thường nở rộ vào tháng 4 và tháng 5.
Quả của hoa có màu đỏ như màu gạch và có hình cầu nhỏ và xinh xắn.
Về đặc điểm sinh thái của cây.
Cách trồng hoa hồng leo đúng cách là tìm những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Bởi loài hoa này là cây ưa sáng, tuy nhiên chúng cũng không chịu được khi nắng quá gay gắt. Chính vì vậy loài hoa này rất phù hợp với vùng miền có khí hậu ôn đới.
Hoa hồng leo rất khỏe, sức sống tốt và cực kỳ dễ chăm sóc. Người ta thường trồng hoa hồng leo ở ban công ở những khu nhà cao tầng, gần tường rào hay ở vườn… Cách chăm sóc không quá cầu kỳ, và cũng không mất nhiều thời gian, công sức của người chơi hoa.
Loài hoa này có tốc độ tăng trưởng thuộc dạng trung bình. Tuy nhiên nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tốt thì cây phát triển rất nhanh và ra hoa nhiều.
Ở nước ta điều kiện tốt nhất để trồng giống hoa này là các tỉnh phía Bắc và những vùng có khí hậu ôn đới như khu vực cao nguyên.
Các khâu cần chuẩn bị trước khi trồng hoa hồng leo.
Cách trồng hoa hồng leo rất quan trọng bởi đây là yếu tố tác động rất nhiều đến việc phát triển sau này của cây. Từ đất, nước, chất dinh dưỡng và việc chăm sóc chúng ra sao đều có ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng. Vậy trước khi trồng chúng ta cần chuẩn bị tốt tất cả để cây hoa bạn yêu thích có điều kiện tốt nhất để phát triển. Những yếu tố đó là:
Chọn thời điểm phù hợp nhất để trồng hoa hồng leo.
Chuẩn bị đất trước khi trồng.
Trước khi trồng hoa thì việc làm đầu tiên cần làm là việc phải chuẩn bị đất. Yêu cầu về đất trồng đối với loại hoa này cũng không quá cầu kỳ, chúng ta chỉ cần trộn đất theo tỷ lệ sau: 20% đất sạch tribat, 5% phân chuồng đã bị hoai mục, 50% là đất thịt, 20% là trấu và cuối cùng là 5% phân hữu cơ vi sinh. Trước khi trồng hoa, chúng ta nên trộn hỗn hợp này và ủ khoảng 2-3 ngày. Khâu này khá quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây. Chính vì vậy chúng ta cần chuẩn bị tốt vấn đề này.
Việc trồng hoa hồng leo ở ban công hay trồng hoa hồng leo trong vườn tùy thuộc vào điều kiện thực tế của gia đình. Tuy nhiên điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây đó là vị trí đó phải có ánh nắng mặt trời. Hay nói cách khác là điều kiện sống phải đảm bảo để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Ngoài ra đối với cách trồng hoa hồng leo trong chậu còn một khâu quan trọng nữa đó là tìm chậu trồng hoa cho phù hợp. Chậu cũng có rất nhiều loại như chậu nhựa, chậu sành, sứ, gỗ, xi măng… Điều này cũng tùy thuộc vào ý thích của gia chủ. Tuy nhiên khi chọn chậu phải đảm bảo phải chứa đủ lượng đất để cây sinh trưởng và phát triển.
Hướng dẫn trồng hoa hồng leo tại nhà.
Nói đến cách trồng hoa hồng leo chúng ta có rất nhiều cách như: Giâm cành, trồng bằng hạt, trồng bằng cây giống, chiết cành. Mỗi một cách có cái dễ và cái khó riêng. Vậy vấn đề này cụ thể ra sao chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một cách cụ thể và chi tiết.
Trồng hoa hồng leo bằng cách giâm, chiết cành.
Việc đầu tiên cần làm là chọn một cành hồng bánh tẻ cắt một đoạn dài 15 cm. Trong quá trình cắt phải lưu ý dùng dao sắc cắt một cách dứt khoát tránh không để cành bị dập. Vì nếu bị dập khi dâm sẽ dễ bị thối. Sau đó chấm thuốc kích mọc rễ vào phần gốc để cành có thể phát rễ nhanh hơn.
Tiếp theo giâm cành vào chậu đất đã được chuẩn bị sẵn. Lưu ý chỉ cắm sâu khoảng 2cm và bạn có thể cắm nghiêng hoặc đứng tùy ý. Chỉ sau 10-15 ngày là bạn có thể thấy những chồi non bắt đầu ra và khoảng 25-35 ngày càng đã bắt đầu ra rễ. Như vậy chỉ cần 2-2,5 tháng là bạn có thể tách ra trồng ở những vị trí phù hợp.
Đối với phương pháp chiết cũng không khác mấy so với phương pháp giâm cành. Về kỹ thuật chiết cành để đạt yêu cầu kỹ thuật các bạn nên tìm hiểu trực tiếp từ những người có thâm niên trong nghề. Chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả tốt nhất.
Trồng hoa hồng leo bằng hạt.
Để hạt giống hoa có thể phát triển nhanh, trước khi gieo các bạn nên ngâm hạt hoa vào nước ấm khoảng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra đem ủ vào một miếng vải ẩm. Khi hạt đã ra rễ chúng ta sẽ đem gieo vào các chậu đất, sau đó phù một lớp đất mịn lên trên. Chỉ sau 7-30 ngày là hạt sẽ nảy mầm. Phương pháp trồng bằng cách gieo hạt mất nhiều thời gian hơn các phương pháp khác. Chính vì vậy các bạn có thể cân nhắc vấn đề lựa chọn cách trồng cho phù hợp.
Khi hạt nảy mầm và ra lá, bạn có thể bón thêm phân bón lá để cây phát triển nhanh hơn. Khi cây đã phát triển cứng cáp chúng ta mới lên đánh ra trồng ở bên ngoài ở những vị trí phù hợp.
Cách trồng hoa hồng leo từ cây con
Dù bạn trồng ở vườn hay trong chậu thì cách trồng hoa hồng leo từ cây con cũng không khác nhau cho lắm. Nếu như việc trồng hoa trong vườn thì thay bằng việc tìm chậu trồng hoa thì bạn cần làm là đào hố. Sau đó lấp đất màu vào hố khoảng 2/3 chiều cao.
Tiếp theo cắt bầu của cây con, đặt cây vào vị trí chính giữa của hố và lấp đất xung quanh phần gốc. Cuối cùng là tưới nước vào gốc cây. Khi trồng xong bạn có thể buộc cây vào giá đỡ hoặc dùng nẹp tre để cây dựa vào và không bị đổ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Tỏi Tây Siêu Đơn Giản Ngay Tại Nhà trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!