Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Bón Phân Và Chăm Sóc Trên Cây Khoai Lang được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Loading…
1. Quy trình kĩ thuật canh tác khoai lang ở Đông Nam Bộ : Đất trồng: – Thích hợp ở vùng đất đỏ và đất xám. Thời vụ: Có thể trồng 4 vụ/năm, thời gian xuống giống tùy theo nông lịch ở từng địa phương. – Hai vụ mùa mưa: vụ khoai lang hè thu ( trồng tháng 5 thu hoạch đầu tháng 8) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh/dưa hấu thu đông. Vụ khoai lang thu đông (trồng đầu tháng 8 thu hoạch cuối tháng 10) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh của vụ hè thu. – Hai vụ mùa khô : vụ đông xuân (trồng tháng 11 thu hoạch tháng 2) luân canh với lúa mùa. Vụ khoai lang xuân hè ( trồng tháng 1 thu hoạch tháng 4 ) luân canh với lạc/rau/ngô/khoai lang đông xuân. Khoai lang trồng mùa khô cần phải chủ động tưới nước.
2. Giống: - Khoai lang có thịt củ màu vàng cam thích hợp bán tươi: Kokey, Hoàng Long, HL518… - Khoai lang có thịt củ màu trắng, năng suất cao: K51, Chiêm Dâu, KB1, HL491, Khoai gạo.
3. Kỹ thuật trồng: - Dây giống chọn đoạn một và đoạn hai của những dây mập mạnh ,không sâu bệnh ,hom giống cắt dài 25-30cm. - Luống ,khoảng cách trồng và cách trồng : - Lên luống rộng 1-2m, cao 30-35 cm, độn rơm rạ, cây phân xanh, phân chuồng giữa luống để đất tơi xốp giúp khoai lớn củ nhanh. - Mỗi mét dài trồng 5 hom với khoảng cách trồng 18-22cm, tương ứng với mật độ trồng khoảng 40000-42000 hom. Cách đặt hom thẳng dọc luống, lấp đất sâu 5-6cm.
4. Bón phân kết hợp làm cỏ, nhấc dây: Phân bón dùng cho mỗi héc ta : 5-10 tấn phân chuồng +150 kg ure+200 kg supe lân+150 kg K2SO4 (Kali sulphate: 51% K2O, 18% S).
– Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, bón lót trước khi lên luống và 1/3 đạm và 1/3 kali khi lên luống. – Bón thúc 1: Thời gian 15-30 ngày sau khi trồng, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali sulphate bón vào hai bên luống, cách gốc 15-20 cm, lấp đất sau khi bón. – Bón thúc 2: Thời gian 45-60 ngày sau trồng, bón số phân đạm và phân kali sulphate còn lại.
+ Làm cỏ, xáo xới, điều tiết lượng phân bón cho phù hợp
+ Nhấc dây để hạn chế rễ phụ cây khoai lang, tạo điều kiện tập trung dinh dưỡng về củ. Lưu ý: tưới nước bổ sung cho khoai lang tránh bị hạn đầu vụ và khô hạn cuối vụ .
Hình ảnh bao bì Kali Sulphate (K2SO4)
5. Phòng trừ sâu bệnh : - Phòng trừ sùng khoai lang (cylas formicarius) bằng bẫy sinh học pheromone, tuyến trùng bằng thuốc ISK bột gói 3 kg của Nhật, lượng sử dụng 30 kg/ha xử lí ngay lúc trồng. - Sử dụng dây giống khoai lang đã được phục tráng, sạch virus, được thực hiện 3 năm một lần bằng cách ươm củ giống tuyển chọn, nhổ bỏ những dây lang bị virus xoăn lá để tránh lây lan. - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ kịp thời sâu bệnh gây hại.
6. Thu hoạch – phân lọai củ ,chế biến và tiêu thụ: - Đối với các giống khoai lang phổ biến hiện nay ở vùng Đông Nam bộ thường thu hoạch 90-100 ngày ở mùa mưa, 85-95 ngày ở mùa khô. - Tuỳ theo nhu cầu thị trường mà phân loại củ để chế biến và tiêu thụ phù hợp: củ lớn và củ vừa được dùng để bán tươi và chế biến thực phẩm, củ nhỏ và dây lá dùng cho chăn nuôi, lá của một số giống khoai lang chọn lọc hiện được ưa chuộng để làm rau xanh và làm nước sinh tố.
7. Tại sao phải sử dụng phân kali sulphate?
– Do tác hại ngoài mong muốn của gốc “Cl” khi sử dụng clorua kali (KCl) ảnh hưởng lên chất lượng nông sản nên các nhà khoa học đã sáng tạo tìm ra sản phẩm thay thế có nhiều tính ưu việt hơn đó là thay thế gôc “Cl” bằng gốc “SO4” tạo nên sản phẩm Kalisulphate (K2SO4).
– Trong Kalisulphate ngoài hàm lượng 50 – 51% K2O hữu hiệu còn cung cấp thêm cho cây trồng 18% lưu huỳnh (S) là nguyên tố trung lượng kích thích sản sinh diệp lục tố, tạo protein rất cần thiết cho cây trồng, tăng chất lượng nông sản giữ hương vị, kéo dài thời gian bảo quản, chống chai sượng củ, quả.
– Nếu so sánh với KNO3, K2SO4 sử dụng hiệu quả hơn về mặt chi phí (giá thành thấp hơn KNO3 từ 10.000 – 20.000đ/kg) và mang lại hiệu quả cao hơn trong giai đoạn cây trồng ra hoa và tạo quả.
Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Khoai Lang
Khoai lang (Ipomoea batatas) là một loài cây lương thực với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang ngoài ra nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á. 1- Làm đất:
Đất trồng khoai phải tơi xốp, tốt nhất là trồng trên đất giồng, đất trồng cây màu nhiều năm, đất pha cát. Dọn sạch cỏ rồi lên luống, bề ngang rộng 1m, cao 35 – 40cm; rãnh luống rộng 20cm, sâu 25cm để dẫn và thoát nước dễ dàng.
2- Chọn giống:
Hiện có nhiều giống khoai lang cho năng suất, chất lượng cao như khoai lang bí đường xanh (vỏ đỏ ruột vàng), thời gian sinh trưởng 100-105 ngày, chất lượng tốt, năng suất 25-30 tấn/ha; khoai lang tím Nhật (vỏ tím ruột tím), thời gian sinh trưởng 110-115 ngày, năng suất 30-35 tấn/ha.Chọn hom dài khoảng 35-40cm, có từ 6-7 mắt, mập mạp, không sâu bệnh. Trồng hom ngọn sẽ cho năng suất cao hơn hom bánh tẻ và hom gốc. Cắt hom xong để nơi thoáng mát trong 2 ngày để các mắt đâm rễ mới, khi đem trồng khoai sẽ ra rễ và chồi nhanh hơn, tỷ lệ sống cao hơn.Dùng cuốc rạch một đường ở giữa luống, sâu khoảng 10-15cm, đặt hom vào giữa rãnh, mỗi hom cách nhau 20-25cm, sau đó lấp đất, để ngọn hom nhô lên khoảng 10cm.
3- Chăm sóc – Bón phân:
Lượng phân dùng cho 1ha là 5-6 tấn phân Hiếu Giang Better hữu cơ sinh học HG01, 800-1000kg vôi, 150kg Phân Hiếu Giang better NPK 16-12-8-11+TE, 100kg Phân Hiếu Giang Better NPK 12-12-17-9+TE.
* Bón lót 100% phân Hiếu Giang Better hữu cơ sinh học HG01 + 100% vôi trước khi xới đất hoặc đặt hom.
* Bón thúc lần 1 vào 15-20 ngày sau khi trồng với lượng 100kg phân Hiếu Giang better NPK 16-12-8-11+TE (hòa tan tưới hoặc rải hạt)
* Thúc lần 2 vào 30 ngày sau khi trồng với 50kg phân Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE.
* Thúc lần 3 sau trồng 45 ngày bón 100kg phân Hiếu Giang Better NPK 12-12-17-9+TE.
(tùy thuộc vào thời tiết có thể chia ra bón thúc 2 lần vào thời gian 15-20 ngày sau trồng và 45 ngày sau trồng)
Sau khi bón phân, tưới nước ngay để cây dễ hấp thụ.
Xới đất thường xuyên để cây và củ dễ phát triển. Thường xuyên giữ ẩm cho khoai, không tưới quá nhiều, có mưa lớn cần thoát nước ngay.
4- Phòng trừ sâu bệnh:
Có 2 loài làm giảm chất lượng khoai là bệnh ghẻ và bọ hà. Phòng trừ bệnh ghẻ bằng cách sử dụng nguồn giống sạch bệnh. Khi phát hiện ổ bệnh có thể dùng Score 250ND (0,3 -0,5lít/ha); Anvil 5-10EC (0,3-0,5lít/ha) để phun.
Bọ hà gây hại khoai tươi ngoài ruộng và trong kho, tỷ lệ gây hại khá lớn. Phòng trừ bằng cách loại bỏ củ đã bị nhiễm bệnh trước khi đưa vào kho bảo quản. Có thể dùng Vicarp 95BHN hoặc Padan 95SP phun xịt định kỳ 10 ngày/lần.
Phân bón Hiếu Giang Better kính chúc bà con trúng mùa được giá!
Hướng Dẫn Cách Trồng Khoai Lang Để Bàn
Nhiều người sẽ mất nhiều tiền bạc và công sức để lựa chọn một loại cây cảnh phù hợp cho góc làm việc của mình, góc học tập của con cái hay bệ cửa sổ, bàn trà phòng khách… Những loại cây cảnh thường có chi phí cao hay mất nhiều công chăm sóc như tiểu cảnh sen đá, xương rồng, sống đời, vạn niên thanh… Tuy nhiên, hiện tại lại có một trào lưu cực hot, và cũng vô cùng dễ thương, đó là trồng khoai lang làm cảnh, sang chảnh không kém bất kỳ loài cây để bàn nào.
Với một góc có ánh sáng vừa đủ, bạn chỉ cần chọn chiếc cốc hay bình thủy tinh, tạo thêm một vài đồ vật trang trí là đủ để bạn có được đồ dùng hỗ trợ cho những củ khoai lang tưng bừng “khoe sắc”.
Và cũng sẽ chẳng ai ngờ được, chỉ cần chút nước tưới hàng ngày đến khi củ khoai mọc rễ là bạn đã thảnh thơi ngắm nhìn những ngọn khoai mọc cao xanh tươi, duyên dáng chẳng kém các loài cây cảnh đặt bên cạnh.
Có rất nhiều bạn trẻ cũng coi việc trồng khoai lang từ củ vừa để làm cảnh vừa để trải nghiệm những điều thú vị của cuộc sống. Khoai lang lớn lên, bạn có thể cắt bớt ngọn để khoai đẻ nhánh. Tạo thêm những chi tiết trang trí để “tác phẩm” xanh trở nên đặc sắc và hút mắt hơn.
Nếu bạn muốn trồng một cây khoai lang thật đẹp làm duyên cho không gian sống, hãy chuẩn bị một vài dụng cụ: 1 cốc thủy tinh to hơn đường kính củ khoai một chút, que tăm hoặc xiên nhỏ, 1 chậu trồng cây nếu muốn để bàn trang trí.
Đầu tiên, bạn chọn mua củ khoai với hình dáng xinh xinh, đem về rửa sạch, dùng tăm hoặc que xiên để xiên 3 hướng đều nhau. Lưu ý xiên thẳng vào tận tâm củ khoai rồi đặt trong cốc thủy tinh có sẵn nước sao cho nước ngập đến nửa củ khoai.
Sau khi đặt củ khoai vừa vặn vào bên trong cốc thủy tinh, bạn nên đặt cốc ở nơi có ánh sáng nhẹ thoáng giúp củ có đủ độ ẩm để nảy mầm. Lưu ý thường xuyên cung cấp đủ nước cho khoai. Khoảng 1 tuần củ sẽ nảy mầm.
Mầm bắt đầu lớn lên và xuất hiện nhiều lá non theo thời gian. Tiếp tục ngâm củ khoai cho đến khi củ xuất hiện 1 – 2 chiếc rễ ở vị trí mầm cây. Hãy tách mầm và phần rễ, đặt cây con ấy vào trong cốc nước ấm chỉ ngập nước phần rễ. Ngâm khoảng 1 ngày để rễ phát triển dài hơn.
Nếu muốn trồng trong chậu, bạn có thể sử dụng ít đất trộn phân bón tơi xốp và nhẹ nhàng đặt phần rễ ở trong đất, lấp đất lại, thường xuyên phun ẩm để có được chậu cây khoai lang thật đẹp xinh trang trí nhà.
Với cách trồng và chăm sóc đơn giản như vậy, bạn có thể đặt chậu cây khoai lang trên bàn hoặc làm đẹp ở ban công, hiên nhà theo cách của mình.
Theo Thespruce
Hướng Dẫn Kinh Nghiệm Trồng Rau Khoai Lang Lấy Củ
Khoai lang là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa… Nó có tác dụng giúp sáng mắt, da khỏe, giảm nguy cơ ung thư vú, giúp giảm cân…
Khoai lang có thể trồng quanh năm, người trồng khoai lang có thể trồng để lấy lá, ngon thậm chí là củ. Hôm nay Làm thợ sẽ cung cấp thêm kinh nghiệm trồng rau lang lấy củ để mọi người có thể trồng rau lang thu hoạch được nhiều củ khoai chất lượng và ngon ngọt.
Làm đất trồng rau khoai lang
Khoai lang có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để trồng rau lang lấy củ thì nên trồng ở các loại đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ, tơi xốp.
Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày thì cần bón lót vôi, phân chuồng hoặc phân hữu cơ, hỗn hợp phân lân, đạm và kali, sau đó cày xới kỹ và dọn sạch cỏ rác trong đất, phơi ải để diệt mầm bệnh tồn tại trong đất.
Trồng rau lang lấy củ thì cần phải lên luống cao 30 – 40cm và rộng từ 1 – 1,2m. Chú ý không nên làm luống thấp và nhỏ vì cây sẽ không cho sản lượng khoai nhiều.
Chuẩn bị những đoạn thân dây rau lang già nhưng chưa ra rễ và hoa, thẳng đẹp và khỏe mạnh, có từ 5 – 6 mắt thân và 3 – 4 lá ngọn, độ dài khoảng 30 – 35cm.
Sau khi làm đất lên luống thẳng hàng thì bắt đầu tạo hố giâm cành khoai lang vào đất, vùi dây lang xuống đất chỉ chừa phần ngọn khoảng 10cm và 3 lá ngọn phía trên mặt đất để cây mọc nhánh. Mật độ trồng với khoảng cách giữa các cây cách nhau từ 20 – 25cm. Sau đó đôn cho chặt gốc.
Trong 1 tuần đầu khi trồng cần phải cho nước vào rãnh để giữ đất đủ độ ẩm để dây lang mọc rễ và sinh trưởng tốt. Có thể độn rơm rạ, phân hữu cơ xanh, phân chuồng giữa luống để giữ ẩm cho đất và tạo độ râm mát cho dây lang hồi sức.
Trồng khoai lang thường gặp các vấn đề sâu bệnh gây hại ở củ khoai, vì vậy trước khi trồng nên dùng thuốc Diazan 10H rắc vào rạch đễ tiêu diệt mầm bệnh trong đất gây hại như sâu đất, bọ hà đục củ.
Trồng rau lang vào thời điểm mát mẻ, trước khi trồng thì phải tưới nước cho đất ẩm.
Sau khi trồng thì tiến hành tưới nước cho rau lang mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều mát.
Nếu trồng trong chậu, thùng xốp thì cần phải mang vào nơi râm mát.
Chăm sóc rau khoai lang
Tưới nước
Sau 2 – 3 ngày giâm cành thì dây lang sẽ mọc rễ, vào mùa khô nắng cần tưới nhiều nước cho rau. Còn vào mùa mưa thì nên chú ý làm rãnh thoát nước và che phủ để hạn chế rau bị ngập úng gây hư thối.
Cắt tỉa
Sau khi trồng được 20 – 25 ngày thì cần phải bấm ngọn dây lang để rau cho ra nhiều nhánh và sản sinh nhiều củ. Sau đó cứ cách 7 – 10 ngày cắt ngọn một lần, cắt ngọn rau dài từ 20 – 25cm. Tiến hành vun xới gốc cho rau, chú ý xới sâu cho đứt rễ phụ, tưới đủ ẩm cho rau.
Sau 40 – 50 ngày thì nên nhấc dây cho đứt bớt rễ phụ lần 2, vun đất cao vào gốc cây, mục đích để giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ lớn. Ở thời điểm này thì không nên cuốc xới nhiều làm ảnh hưởng đến sự hình thành củ khoai.
Bón phân
Sau khi trồng rau lang được 1 tuần thì cần sử dụng phân bón lá HVP 6-6-4 K-Humatphun phun lên lá hoặc tưới gốc để kích thích cây bén rễ và sinh trưởng nhanh.
Trồng rau lang lấy củ cần chú ý đến việc bón phân cho rau, tuy nhiên rau lang không cần phải phun thuốc hay bón phân nhiều. Mỗi vụ trồng rau lang cần bón thúc 4 – 5 lần với các loại phân chuồng, phân đạm, lân và urê để giúp rau phát triển tốt, cho củ khoai lớn và nhiều củ.
Rau lang sau khi trồng được 30 ngày thì có thể cho thu hoạch lấy lá và ngọn. Cắt ngọn rau dài từ 20 – 25cm. Và có thể thu hoạch lấy lá ngọn được 4 – 6 đợt. Sau 90 – 100 ngày thì có thể thu hoạch củ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Bón Phân Và Chăm Sóc Trên Cây Khoai Lang trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!