Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Bà Con Biện Pháp Xử Lý Xoài Ra Hoa Đồng Loạt Và Nhiều Quả Nhất # Top 10 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Bà Con Biện Pháp Xử Lý Xoài Ra Hoa Đồng Loạt Và Nhiều Quả Nhất # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Bà Con Biện Pháp Xử Lý Xoài Ra Hoa Đồng Loạt Và Nhiều Quả Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xoài là loại cây ăn trái được trồng rất phổ biến ở nước ta. Ngày nay nhờ áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa nghịch vụ nên diện tích trồng xoài ngày càng phát triển, thu nhập từ cây xoài cũng tăng lên. Tuy nhiên nếu so với nhiều loại cây ăn trái khác thì việc xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây xoài khá phức tạp vì bị tác động của thời tiết dịch hại làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái, do đó để đảm bảo thành công đòi hỏi bà con nông dân phải áp dụng nhiều biện pháp từ kỹ thuật canh tác đến phòng trừ dịch hại.

1. Kỹ thuật xử lý ra hoa xoài nghịch vụ bắt đầu từ khâu sau thu hoạch vụ trước.

1.1. Đặc tính ra hoa của cây xoài.

Do xoài có đặc tính ra hoa trên những chồi nhất niên (tức là chồi ra năm nào thì ra hoa năm đó), do đó muốn xoài ra hoa tốt trước tiên phải kích thích ra chồi tốt, việc làm này bà con nông dân cần thực hiện ngay sau khi thu hoạch. Trước tiên cần vệ sinh vườn, tỉa bỏ những cành lá bị sâu bệnh, cằn cỗi, những chồi đã ra hoa hoặc cuốn bông vụ trước tạo thông thoáng cho vườn xoài.

Yếu tố khí hậu (bao gồm nhiệt độ và quang kỳ):

Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra hoa và đậu quả của cây xoài.

Về nhiệt độ: nếu thời tiết quá lạnh hay quá nóng thì cây Xoài sẽ chuyển qua trạng thái hưu miên (dormancy) và không ra hoa, ngưng tăng trưởng trong một thời gian nhất định. Nhiệt độ thích hợp đề xoài ra hoa từ 24-28,8

o

C. Do đó vĩ độ và cao độ càng cao thì thời vụ ra hoa của Xoài càng chậm.

Về thời gian chiếu sáng (quang kỳ): sự phân hóa mầm hoa của Xoài thường xảy ra trong điều kiện ngày ngắn. Tuy nhiên, một số năm vẫn thấy Xoài cho hoa tự nhiên vào tháng 6 dl (ngày dài), tuy nhiên xoài ra hoa vào thời gian này thì số lượng hoa lưỡng tính ít và thường bị mất mùa.

Ngoài ra ở tán lá phía Đông (mặt trời mọc) nhận số giờ chiếu sáng nhiều hơn nên có thể trổ hoa sớm hơn phía Tây vài ngày, nhưng chúng lại có số hoa lưỡng tính thấp hơn.

Sự ra hoa của Xoài phụ thuộc rất nhiều vào giống, tuổi cây và tuổi cành.

Giống xoài Bưởi, xoài Tứ Quí, xoài Thanh Ca, xoài Cát ghép, xoài Hòn, xoài Lữ Phụng Tiên dễ ra hoa hơn xoài Cát Hoà Lộc, Cát Trắng Cần Thơ, Cát Chu. Giống xoài Cát Thơm, Cát Bô, xoài Tương là nhóm khó ra hoa nhất.

Về tuổi cây, nếu cây có tuổi càng cao (càng lâu năm) thì tỷ lệ hoa lưỡng tính trên một phát hoa cao hơn ở cây còn tơ.

Về tuổi cành, thường xoài ra đọt từ 2-3 đợt/năm, nếu đợt ra đọt sau quá muộn thì xoài đến mùa ra hoa sẽ khó ra hoa vì lá chưa đủ tuổi. Theo quan sát, lá có độ già ít nhất là 7 tháng tuổi mới có thể ra hoa tốt.

1.2. Cắt tỉa tán để xoài ra hoa đồng loạt

Ngoài ra nhà vườn còn có thể sửa tán đối với đối với những cây qua cao hoặc cắt bỏ những cành vượt che lẫn nhau, nếu làm tốt sẽ giúp cho vườn xoài ra chồi đồng loạt, tập trung tạo điều kiện thuận lợi để xử lý ra hoa về sau.  

1.3. Bón phân cho xoài giai đoạn phục hồi.

Tiếp theo cần bón phân tưới nước để cây xoài phục hồi. Công thức phân mà chúng ta bón cho giai đoạn này là kích thích cho ra đọt thì bà con cần lưu ý là bón đạm và lân cao hơn kali, tỷ lệ khuyến cáo giữa đạm, lân, kali là: 2 – 1 -1, lượng phân tùy theo tuổi cây, theo đường kính tán, đặc biệt là tùy thuộc vào năng suất của vụ trước (nếu năng suất vụ trước càng nhiều, càng cao thì lượng phân bón lại thì cần nhiều để bồi bổ lại cho cây giúp cây có thể phục hồi khả năng ra đọt và ra hoa, ra trái), cần phải tưới nước sau khi bón để cây hấp thu phân. Nếu thu hoạch trong mùa khô thì tưới nước mỗi ngày một lần tới khi cây ra đọt non thì tưới một tuần hai lần để giúp cho đọt phát triển tốt.  

1.3. Kích thích ra đọt non trên cây xoài

Trong giai đoạn tỉa cành, tạo tán bà con nông dân nên phun các loại thuốc phòng trừ các đối tượng dịch hại có thể lưu tồn từ vụ trước để giảm áp lực dịch bệnh cho vụ sau, khi cây ra đọt thường có nhiều đối tượng dịch hại tấn công chồi, lá non nên bà con cần chú ý thăm vườn để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Những đối tượng cần chú ý phòng trừ trong giai đoạn này là bọ cắt lá, sâu tổ, rầy bông xoài, bệnh thán thư. Khi chồi lá đạt kích thước trưởng thành cũng là giai đoạn xử lý hóa chất để tạo mầm hoa.  

1.4. Xử lý hóa chất để tạo mầm hoa trên cây xoài.

Khi mà chúng ta đã kích thích cho cây có đọt và khi đọt có lá đạt kích thước trưởng thành (tức là khoảng 3 – 4 tuần), bà con có thể phân biệt bằng cách nhìn thấy lá có màu đồng (màu đỏ đồng) cho đến lá có màu xanh nhạt (màu nõn chuối) thì tương ứng với tuổi khoảng 3 tuần và có thể kéo dài đến 10 – 12 tuần, đây là thời điểm thích hợp để bà con có thể kích thích tạo mầm hoa.

Đọt có lá đạt kích thước trưởng thành (có màu đồng)  

Theo kết quả của những nhà nghiên cứu để cho cây xoài tạo mầm hoa hiệu quả nhất bà con có thể dùng sản phẩm Paclobutrazol nguyên chất (hoặc Paclobutrazol 20%).

Liều lượng sử dụng Paclobutrazol cho cây xoài ra hoa nghịch vụ.

Chúng ta pha chế với nồng độ: 1 – 2g (hoặc 5 – 10g Paclobutrazol 20%) nguyên chất cho 1m đường kính tán cây. VD: Nếu cây có 5m đường kính tán thì một cây chúng ta pha 5g Paclobutrazol nguyên chất hoặc 25g Paclobutrazol 20% trong khoảng 30 – 50 lít nước và tưới đều xung quanh gốc theo đường kính tán cây. Paclobutrazol có thể xử dụng phun lên lá hoặc quét gốc nhưng biện pháp tưới xuống đất cho rễ hấp thu là biện pháp tốt nhất. Liều lượng Paclobutrazlo sử dụng tùy thuộc vào tuổi cây, cây còn tơ còn nhỏ thì liều lượng sử dụng trên một đơn vị đường kính tán cây sẽ nhiều hơn vì cây con khả năng sinh trưởng mạnh hơn. Hoặc sử dụng Paclobutrazol vào mùa mưa thì lượng cũng nhiều hơn so với mùa khô do cây sinh trưởng mạnh hơn.  

1.5. Biện pháp hỗ trợ  tạo mầm hoa trên cây xoài

Sau khi xử lý hóa chất trên cây xoài bà con nông dân cần phải tăng cường chăm sóc để quá trình tạo mầm hoa của xoài được thuận lợi.

Giai đoạn tạo mầm hoa, kích thích cây xoài có thể trổ hoa được thì đối với cây xoài cát Hòa Lộc kéo dài 2,5 – 3 tháng, còn đối với xoài cát chu thì khoảng 1,5 tháng – 2 tháng sau khi xử lý hóa chất. Vì vậy sau khi xử lý bằng hóa chất Paclobutrazol để giúp khả năng tạo mầm hoa tốt hơn thì bà con nên bón thêm phân có hàm lượng lân và kali cao. Đối với xoài cát Hòa Lộc thì 1 tháng sau khi xử lý bằng hóa chất Paclobutrazol bà con bón phân DAP và Kali Clorua (KCl) theo tỷ lệ 1:1 để giúp cây có sức khỏe và tạo mầm hoa tốt hơn.

Phun MKP để kích thích cây xoài tạo mầm hoa

Để kích thích cho cây tạo mầm hoa thì 15 ngày sau khi bón phân bón gốc bà con sử dụng phân MPK (KH2PO4; hàm lượng P2O5hh: 52%; K2Ohh: 34%) để phun cho cây xoài với nồng độ 0,5 – 1% (tương đương 0,5 – 1kg phân/100 lít nước) phun cho cây 1 – 2 lần (mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày) để giúp cho lá xoài trưởng thành và cây xoài ra hoa tốt hơn.  

1.6. Biện pháp kích thích xoài trổ hoa đồng loạt

Tiếp theo giai đoạn tạo mầm hoa là thời kỳ xử lý ra hoa xoài. Để xử lý ra hoa xoài hiệu quả bà con nông dân nên chọn thời điểm có điều kiện thời tiết khô ráo, tránh mưa bão ảnh hưởng đến quá trình xoài ra hoa, một yếu tốt quan trọng khác bà con cần lưu ý là cần xác định đúng thời điểm cần xử lý ra hoa.

Xác định thời gian xoài trổ hoa: Thời kỳ kích thích xoài trổ hoa thông thường bà con xác định dựa thời gian từ khi xử lý Paclobutrazol. Đối với cây xoài cát Hòa Lộc là 2,5 – 3 tháng, xoài cát chu khoảng 1,5 tháng – 2 tháng, nếu kích thích sớm hơn thời gian này thì chồi sẽ yếu, tỷ lệ hoa lưỡng tính thấp, ngoài ra bà con còn có thể quan sát đặc điểm hình thái bên ngoài của lá xoài hoặc đỉnh sinh trưởng của chồi. Thông thường lá xoài giai đoạn phù hợp để kích thích ra hoa là lá xoài có màu đậm, nổi gân rõ và mép lá cong lên hình lượng sóng, đỉnh sinh trưởng u lên rất rõ.

Giai đoạn phát triển hoa xoài: Khi xoài bắt đầu nhú mầm hoa, bà con nông dân cần thực hiện một số biện pháp để chồi ra hoa nhiều đồng loạt để tăng tỷ lệ đậu trái. Để kích thích cho cây xoài trổ hoa bà con có thể dùng hóa chất Thio Urea hoặc Kali Nitorat (KNO3).

+ Nồng độ phun Thio Urea cho cây xoài ra hoa đồng loạt là 0,3 – 0,5% (tương đương 0,3 – 0,5kg phân/100 lít nước).

+ Nồng độ phun KNO3 cho cây xoài ra hoa đồng loạt là 2 – 2,5% (tương đương 2 – 2,5kg phân/100 lít nước)

Sau 7 ngày phun kích thích lần 1, để hiệu quả bà con có thể tiếp tục phun lần 2 với liều lượng giảm bằng 1/2 so với lần 1 để đảm bảo cho tỷ lệ ra hoa tập trung.

Giai đoạn xoài nở hoa: Có thể nói giai đoạn xoài ra hoa là thời điểm có tính chất quyết định rất nhiều đến kết quả của việc xử lý ra hoa xoài bởi thời kỳ này bông xoài rất nhạy cảm với các tác động của thời tiết, dịch hại và dinh dưỡng ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái non. Những loại dịch hại nặng cho thể gây hại nghiêm trọng cho cây xoài gồm: rầy bông xoài, bọ trĩ, bệnh thán thư.

Để tăng tỷ lệ đậu trái thì trong giai đoạn hoa chuẩn bị nở (giai đoạn bông buông chà) chúng ta có thể phun chế phẩm Canxi Bo để dưỡng mầm hoa, chống rụng hoa, tăng sức sống hạt phấn tăng khả năng đậu trái.

Giai đoạn bông xoài buông trà cần phun Canxi bo  

2. Chăm sóc trái, hạn chế xoài rụng trái và kỹ thuật nuôi lớn trái xoài

Quá trình từ khi xoài đậu trái đến khi thu hoạch có thể chia làm 3 giai đoạn chính.  

2.1. Giai đoạn 30 ngày sau khi đậu trái non.

Trong giai đoạn này bà con chăm sóc để hạn chế quá trình rụng trái non. Thông thường giai đoạn này thường rụng trái rất nhiều và chia làm 3 thời kỳ.

+ Thời kỳ đầu là 1 tuần sau khi đậu trái: thời kỳ này có thể rụng rất nhiều do điều kiện bất lợi như khô hạn hoặc thiếu dinh dưỡng, để hạn chế việc xoài rụng trái non bà con có thể phun phân bón lá NPK 15-30-15 với nồng độ 0,5% (tương đương 0,5kg phân /100 lít nước) để cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho cây xoài hạn chế hiện tượng rụng trái non.

+ Thời kỳ tiếp theo là từ 2 – 3 tuần sau khi đậu trái: giai đoạn này có thể vẫn rụng trái rất là nhiều do thiếu chất điều hòa sinh trưởng. Để hạn chế quá trình rụng trái non trên cây xoài chúng ta nên phun chất kích thích sinh trưởng Auxin (Anpha NAA) với nồng độ 20 phần triệu (20ppm tương đương 2g/100 lít nước).

+ Thời kỳ 4 – 5 tuần sau khi đậu trái là giai đoạn sinh lý cuối cùng (trái lúc này bằng ngón tay hoặc bằng ngón chân cái) và rụng rất nhiều. Để  khắc phục rụng trái giai đoạn này bà con nên khắc phục bằng chất kích thích sinh trưởng Gibberelin GA3 với nồng độ 10 – 20 phần triệu (10 – 20ppm, tương đương 1 – 2g/100 lít nước).  

2.2. Giai đoạn nuôi quả, tăng độ lớn trọng lượng trái xoài.

Vào giai đoạn này (30 – 40 ngày sau khi đậu trái non) bà con nông dân cần tăng cường cung cấp dinh dưỡng cho vườn xoài để trái xoài phát triển toàn diện, cần bổ sung một số chất trung và vi lượng để hạn chế tình trạng nứt trái.

Lượng phân ở giai đoạn này bà con có thể dùng phân đạm, lân, kali với tỷ lệ 1:1:1. (VD: phân bón NPK 16.16.16).

Giai đoạn này đã kết thúc việc rụng sinh lý nên chúng ta có thể tiến hành bao trái, trước khi tiến hành bao trái chúng ta nên phun các loại thuốc ngừa sâu bệnh rồi mới tiến hành bao trái.  

2.3. Giai đoạn nâng cao giá trị thương phẩm của trái.

Khi trái phát triển đạt kích thước tối đa có thể tăng cường bổ sung phân bón để cái thiện phẩm chất trái. Không nên bón phân đạm ở giai đoạn này dễ dẫn đến xoài bị bệnh thán thư và bệnh xì mủ trái. Công thức phân bón ở thời kỳ này là đạm, thấp và kali cao (VD: phân bón NPK 10-10-20) hoặc có thể bón phân NPK 16.16.16 kết hợp bổ sung thêm phân Kali để giúp trái có chất lượng tốt hơn. Xoài cát Hòa Lộc Việc sử dụng thuốc trên cây xoài để phòng trừ các loại bệnh như: thán thư, phấn trắng bà con nên sử dụng sản phẩm Cabrio Top, đây là loại thuốc thế hệ có tác dụng phòng và trừ nhiều loại bệnh do nấm gây ra đặc biệt là bệnh thán thư và phấn trắng trên xoài. Nguồn: camnangcaytrong.com   

Biện Pháp Xử Lý Xoài Ra Hoa Đồng Loạt, Đậu Nhiều Quả Bằng Hóa Chất

Xoài là loại cây ăn trái được trồng rất phổ biến ở nước ta. Ngày nay nhờ áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa nghịch vụ nên diện tích trồng xoài ngày càng phát triển, thu nhập từ cây xoài cũng tăng lên. Tuy nhiên nếu so với nhiều loại cây ăn trái khác thì việc xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây xoài khá phức tạp vì bị tác động của thời tiết dịch hại làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái, do đó để đảm bảo thành công đòi hỏi bà con nông dân phải áp dụng nhiều biện pháp từ kỹ thuật canh tác đến phòng trừ dịch hại.

1. Kỹ thuật xử lý ra hoa xoài nghịch vụ bắt đầu từ khâu sau thu hoạch vụ trước. 1.1. Đặc tính ra hoa của cây xoài.

Do xoài có đặc tính ra hoa trên những chồi nhất niên (tức là chồi ra năm nào thì ra hoa năm đó), do đó muốn xoài ra hoa tốt trước tiên phải kích thích ra chồi tốt, việc làm này bà con nông dân cần thực hiện ngay sau khi thu hoạch. Trước tiên cần vệ sinh vườn, tỉa bỏ những cành lá bị sâu bệnh, cằn cỗi, những chồi đã ra hoa hoặc cuốn bông vụ trước tạo thông thoáng cho vườn xoài.

1.2. Cắt tỉa tán để xoài ra hoa đồng loạt

Ngoài ra nhà vườn còn có thể sửa tán đối với đối với những cây qua cao hoặc cắt bỏ những cành vượt che lẫn nhau, nếu làm tốt sẽ giúp cho vườn xoài ra chồi đồng loạt, tập trung tạo điều kiện thuận lợi để xử lý ra hoa về sau.

1.3. Bón phân cho xoài giai đoạn phục hồi.

Tiếp theo cần bón phân tưới nước để cây xoài phục hồi. Công thức phân mà chúng ta bón cho giai đoạn này là kích thích cho ra đọt thì bà con cần lưu ý là bón đạm và lân cao hơn kali, tỷ lệ khuyến cáo giữa đạm, lân, kali là: 2 – 1 -1, lượng phân tùy theo tuổi cây, theo đường kính tán, đặc biệt là tùy thuộc vào năng suất của vụ trước (nếu năng suất vụ trước càng nhiều, càng cao thì lượng phân bón lại thì cần nhiều để bồi bổ lại cho cây giúp cây có thể phục hồi khả năng ra đọt và ra hoa, ra trái), cần phải tưới nước sau khi bón để cây hấp thu phân. Nếu thu hoạch trong mùa khô thì tưới nước mỗi ngày một lần tới khi cây ra đọt non thì tưới một tuần hai lần để giúp cho đọt phát triển tốt.

1.3. Kích thích ra đọt non trên cây xoài

Trong giai đoạn tỉa cành, tạo tán bà con nông dân nên phun các loại thuốc phòng trừ các đối tượng dịch hại có thể lưu tồn từ vụ trước để giảm áp lực dịch bệnh cho vụ sau, khi cây ra đọt thường có nhiều đối tượng dịch hại tấn công chồi, lá non nên bà con cần chú ý thăm vườn để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Những đối tượng cần chú ý phòng trừ trong giai đoạn này là bọ cắt lá, sâu tổ, rầy bông xoài, bệnh thán thư. Khi chồi lá đạt kích thước trưởng thành cũng là giai đoạn xử lý hóa chất để tạo mầm hoa.

1.4. Xử lý hóa chất để tạo mầm hoa trên cây xoài.

Khi mà chúng ta đã kích thích cho cây có đọt và khi đọt có lá đạt kích thước trưởng thành (tức là khoảng 3 – 4 tuần), bà con có thể phân biệt bằng cách nhìn thấy lá có màu đồng (màu đỏ đồng) cho đến lá có màu xanh nhạt (màu nõn chuối) thì tương ứng với tuổi khoảng 3 tuần và có thể kéo dài đến 10 – 12 tuần, đây là thời điểm thích hợp để bà con có thể kích thích tạo mầm hoa.

Đọt có lá đạt kích thước trưởng thành (có màu đồng)

Theo kết quả của những nhà nghiên cứu để cho cây xoài tạo mầm hoa hiệu quả nhất bà con có thể dùng sản phẩm Paclobutrazol nguyên chất (hoặc Paclobutrazol 20%).

Liều lượng sử dụng Paclobutrazol cho cây xoài ra hoa nghịch vụ.

Chúng ta pha chế với nồng độ: 1 – 2g (hoặc 5 – 10g Paclobutrazol 20%) nguyên chất cho 1m đường kính tán cây. VD: Nếu cây có 5m đường kính tán thì một cây chúng ta pha 5g Paclobutrazol nguyên chất hoặc 25g Paclobutrazol 20% trong khoảng 30 – 50 lít nước và tưới đều xung quanh gốc theo đường kính tán cây. Paclobutrazol có thể xử dụng phun lên lá hoặc quét gốc nhưng biện pháp tưới xuống đất cho rễ hấp thu là biện pháp tốt nhất. Liều lượng Paclobutrazlo sử dụng tùy thuộc vào tuổi cây, cây còn tơ còn nhỏ thì liều lượng sử dụng trên một đơn vị đường kính tán cây sẽ nhiều hơn vì cây con khả năng sinh trưởng mạnh hơn. Hoặc sử dụng Paclobutrazol vào mùa mưa thì lượng cũng nhiều hơn so với mùa khô do cây sinh trưởng mạnh hơn.

1.5. Biện pháp hỗ trợ tạo mầm hoa trên cây xoài

Sau khi xử lý hóa chất trên cây xoài bà con nông dân cần phải tăng cường chăm sóc để quá trình tạo mầm hoa của xoài được thuận lợi.

Giai đoạn tạo mầm hoa, kích thích cây xoài có thể trổ hoa được thì đối với cây xoài cát Hòa Lộc kéo dài 2,5 – 3 tháng, còn đối với xoài cát chu thì khoảng 1,5 tháng – 2 tháng sau khi xử lý hóa chất. Vì vậy sau khi xử lý bằng hóa chất Paclobutrazol để giúp khả năng tạo mầm hoa tốt hơn thì bà con nên bón thêm phân có hàm lượng lân và kali cao. Đối với xoài cát Hòa Lộc thì 1 tháng sau khi xử lý bằng hóa chất Paclobutrazol bà con bón phân DAP và Kali Clorua (KCl) theo tỷ lệ 1:1 để giúp cây có sức khỏe và tạo mầm hoa tốt hơn.

Phun MKP để kích thích cây xoài tạo mầm hoa

Để kích thích cho cây tạo mầm hoa thì 15 ngày sau khi bón phân bón gốc bà con sử dụng phân MPK (KH2PO4; hàm lượng P2O5hh: 52%; K2Ohh: 34%) để phun cho cây xoài với nồng độ 0,5 – 1% (tương đương 0,5 – 1kg phân/100 lít nước) phun cho cây 1 – 2 lần (mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày) để giúp cho lá xoài trưởng thành và cây xoài ra hoa tốt hơn.

1.6. Biện pháp kích thích xoài trổ hoa đồng loạt

Tiếp theo giai đoạn tạo mầm hoa là thời kỳ xử lý ra hoa xoài. Để xử lý ra hoa xoài hiệu quả bà con nông dân nên chọn thời điểm có điều kiện thời tiết khô ráo, tránh mưa bão ảnh hưởng đến quá trình xoài ra hoa, một yếu tốt quan trọng khác bà con cần lưu ý là cần xác định đúng thời điểm cần xử lý ra hoa.

Xác định thời gian xoài trổ hoa: Thời kỳ kích thích xoài trổ hoa thông thường bà con xác định dựa thời gian từ khi xử lý Paclobutrazol. Đối với cây xoài cát Hòa Lộc là 2,5 – 3 tháng, xoài cát chu khoảng 1,5 tháng – 2 tháng, nếu kích thích sớm hơn thời gian này thì chồi sẽ yếu, tỷ lệ hoa lưỡng tính thấp, ngoài ra bà con còn có thể quan sát đặc điểm hình thái bên ngoài của lá xoài hoặc đỉnh sinh trưởng của chồi. Thông thường lá xoài giai đoạn phù hợp để kích thích ra hoa là lá xoài có màu đậm, nổi gân rõ và mép lá cong lên hình lượng sóng, đỉnh sinh trưởng u lên rất rõ.

Giai đoạn phát triển hoa xoài: Khi xoài bắt đầu nhú mầm hoa, bà con nông dân cần thực hiện một số biện pháp để chồi ra hoa nhiều đồng loạt để tăng tỷ lệ đậu trái. Để kích thích cho cây xoài trổ hoa bà con có thể dùng hóa chất Thio Urea hoặc Kali Nitorat (KNO3).

+ Nồng độ phun Thio Urea cho cây xoài ra hoa đồng loạt là 0,3 – 0,5% (tương đương 0,3 – 0,5kg phân/100 lít nước).

+ Nồng độ phun KNO3 cho cây xoài ra hoa đồng loạt là 2 – 2,5% (tương đương 2 – 2,5kg phân/100 lít nước)

Sau 7 ngày phun kích thích lần 1, để hiệu quả bà con có thể tiếp tục phun lần 2 với liều lượng giảm bằng 1/2 so với lần 1 để đảm bảo cho tỷ lệ ra hoa tập trung.

Giai đoạn xoài nở hoa: Có thể nói giai đoạn xoài ra hoa là thời điểm có tính chất quyết định rất nhiều đến kết quả của việc xử lý ra hoa xoài bởi thời kỳ này bông xoài rất nhạy cảm với các tác động của thời tiết, dịch hại và dinh dưỡng ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái non. Những loại dịch hại nặng cho thể gây hại nghiêm trọng cho cây xoài gồm: rầy bông xoài, bọ trĩ, bệnh thán thư.

Để tăng tỷ lệ đậu trái thì trong giai đoạn hoa chuẩn bị nở (giai đoạn bông buông chà) chúng ta có thể phun các chế phẩm chứa vi lượng bo hoặc canxi bo (loại không đạm).

Giai đoạn bông xoài buông trà cần phun Canxi bo

2. Chăm sóc trái, hạn chế xoài rụng trái và kỹ thuật nuôi lớn trái xoài

Quá trình từ khi xoài đậu trái đến khi thu hoạch có thể chia làm 3 giai đoạn chính.

2.1. Giai đoạn 30 ngày sau khi đậu trái non.

Trong giai đoạn này bà con chăm sóc để hạn chế quá trình rụng trái non. Thông thường giai đoạn này thường rụng trái rất nhiều và chia làm 3 thời kỳ.

+ Thời kỳ đầu là 1 tuần sau khi đậu trái: thời kỳ này có thể rụng rất nhiều do điều kiện bất lợi như khô hạn hoặc thiếu dinh dưỡng, để hạn chế việc xoài rụng trái non bà con có thể phun phân bón lá NPK 15-30-15 với nồng độ 0,5% (tương đương 0,5kg phân /100 lít nước) để cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho cây xoài hạn chế hiện tượng rụng trái non.

+ Thời kỳ tiếp theo là từ 2 – 3 tuần sau khi đậu trái: giai đoạn này có thể vẫn rụng trái rất là nhiều do thiếu chất điều hòa sinh trưởng. Để hạn chế quá trình rụng trái non trên cây xoài chúng ta nên phun chất kích thích sinh trưởng Auxin (Anpha NAA) với nồng độ 20 phần triệu (20ppm tương đương 2g/100 lít nước).

+ Thời kỳ 4 – 5 tuần sau khi đậu trái là giai đoạn sinh lý cuối cùng (trái lúc này bằng ngón tay hoặc bằng ngón chân cái) và rụng rất nhiều. Để khắc phục rụng trái giai đoạn này bà con nên khắc phục bằng chất kích thích sinh trưởng Gibberelin GA3 với nồng độ 10 – 20 phần triệu (10 – 20ppm, tương đương 1 – 2g/100 lít nước).

2.2. Giai đoạn nuôi quả, tăng độ lớn trọng lượng trái xoài.

Vào giai đoạn này (30 – 40 ngày sau khi đậu trái non) bà con nông dân cần tăng cường cung cấp dinh dưỡng cho vườn xoài để trái xoài phát triển toàn diện, cần bổ sung một số chất trung và vi lượng để hạn chế tình trạng nứt trái.

Lượng phân ở giai đoạn này bà con có thể dùng phân đạm, lân, kali với tỷ lệ 1:1:1. (VD: phân bón NPK 16.16.16).

Giai đoạn này đã kết thúc việc rụng sinh lý nên chúng ta có thể tiến hành bao trái, trước khi tiến hành bao trái chúng ta nên phun các loại thuốc ngừa sâu bệnh rồi mới tiến hành bao trái.

2.3. Giai đoạn nâng cao giá trị thương phẩm của trái.

Khi trái phát triển đạt kích thước tối đa có thể tăng cường bổ sung phân bón để cái thiện phẩm chất trái. Không nên bón phân đạm ở giai đoạn này dễ dẫn đến xoài bị bệnh thán thư và bệnh xì mủ trái. Công thức phân bón ở thời kỳ này là đạm, thấp và kali cao (VD: phân bón NPK 10-10-20) hoặc có thể bón phân NPK 16.16.16 kết hợp bổ sung thêm phân Kali để giúp trái có chất lượng tốt hơn.

Xoài cát Hòa Lộc

Việc sử dụng thuốc trên cây xoài để phòng trừ các loại bệnh như: thán thư, phấn trắng bà con nên sử dụng sản phẩm Cabrio Top, đây là loại thuốc thế hệ có tác dụng phòng và trừ nhiều loại bệnh do nấm gây ra đặc biệt là bệnh thán thư và phấn trắng trên xoài.

Nguồn: theo PGS. TS. Trần Văn Hâu (Trường đại học Cần Thơ)

Xử Lý Ra Hoa Đồng Loạt, Biện Pháp Khắc Phục Sượng Quả Măng Cụt

1. Xác định thời gian cắt cành và đầu cành để tạo đọt non

Muốn xác định thời gian cắt cành và đầu cành để tạo đọt non cho cây măng cụt thích hợp cần căn cứ 2 yếu tố:

– Đặc điểm ra hoa của cây măng cụt:

Hoa măng cụt

Măng cụt thường ra hoa ở đầu cành, các cành thứ cấp có từ 2 – 3 đợt ra đọt có tỉ lệ ra hoa nhiều hơn so với cành non một đợt ra đọt hay cành già cỗi 4 – 5 đợt ra đọt.

Măng cụt có xu hướng ra quả cách năm tuỳ theo tình trạng sinh trưởng của cây. Sự ra hoa thường xuất hiện sau một đợt sinh trưởng dinh dưỡng và trải qua một thời kỳ khô hạn. Cây cũng có thể ra hoa hai lần trong năm tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng và số đợt sinh trưởng trong năm.

Có ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ra hoa của măng cụt là cây măng cụt phải trong thời kỳ sung mãn, chồi thành thục và có thời gian khô hạn thích hợp; chồi có khả năng ra hoa phải từ 9 tuần tuổi nhưng tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, lý tưởng nhất là 21 tuần tuổi.

Cây được xiết nước cho đến khi chồi tận cùng có dấu hiệu héo và cặp lá cuối cùng hơi rủ xuống. Lúc này cây bắt đầu có sự tượng hoa.

– Thời gian thu hoạch mong muốn: Ở ĐBSCL măng cụt ra hoa từ tháng 12 – 2 dương lịch, thu hoạch tập trung trong tháng 5 – 6 và kết thúc trong tháng 7. Như vậy, để có quả măng cụt sớm phải làm cho cây măng cụt ra lá non từ tháng 8 – 9 dương lịch để cây trổ hoa vào tháng 11 – 12 dương lịch.

2. Cắt cành và đầu cành để tạo đọt non

Tỉa bỏ cành vượt, cành già không còn khả năng cho quả, cành cấp 1 vượt ra khỏi khung tán, những cành ở mặt ngoài tán một đoạn khoảng 30 – 40 cm và cắt bỏ những cặp lá đầu cành trên toàn bộ tán.

Cành không có khả năng cho quả và cành ở ngoài tán

Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế có thể cắt ngắn hơn hoặc dài hơn làm sao cho tán cây tròn đều, không lồi lõm, không có các cành bị che khuất.

Tỉa cành phải tiến hành ngay sau đợt bón phân lần 1 và phải làm xong trong 1 tuần (1 tuần sau khi bón phân) để giúp cây có đủ dinh dưỡng mọc chồi khỏe và đồng loạt. Dụng cụ tỉa cành ở giai đoạn này là kéo để cắt cành trên cao.

3. Bón phân chuyên dụng để cây ra đọt sớm và đồng loạt 3.1. Xác định thời điểm bón phân

Sau 2 tuần cắt tỉa cần bón phân chuyên dụng để giúp cây nhú đọt đồng loạt.

Khi đọt non nhú được 1 tuần bón phân giúp đọt lá phát triển mạnh, sung sức và chuẩn bị cho hoa.

Sau khi đọt nhú được 5 tuần bón phân đón ra hoa, phun thuốc tạo mầm hoa giúp hoa ra đều, khỏe và đồng loạt.

3.2. Chọn loại phân bón chuyên dụng

* Phân urê (CO(NH2)2): có 46% nitơ nguyên chất. Urê là loại phân có tỷ lệ nitơ cao nhất.

Phân urê được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng Urê theo nồng độ 0,5-1,5% để phun lên lá.

* Thiourea: có tác dụng phá hủy miên trạng chồi ngủ (mầm chồi lá hay mầm hoa) của cây trồng. Giúp kích thích cây đâm chồi ra hoa sớm – đồng loạt

Cách dùng: Sử dụng Thiourea kết hợp với Paclobutrazol 25 SC giúp cho cây ra hoa quả vụ

* Đầu Trâu AT1: Thích hợp nhất để bón sau thu hoạch, giúp cây phát triển cành và đọt mới.

Hàm lượng: 18% đạm (N), 12% lân (P2O5), 8% kali (K2O), trung, vi lượng.

Hàm lượng đạm cao cho phát triển đọt mới; hàm lượng lân khá cho bộ rễ, chồi; hàm lượng kali vừa cho cây chống chịu tốt sâu bệnh; hàm lượng trung vi lượng đủ cho cây phát triển toàn diện; rất ít S nên không làm chua đất.

* Đầu Trâu AT2: Tốt nhất để bón thúc ra hoa, kích thích mầm hoa phát triển.

Hàm lượng: 7% đạm (N), 17% lân (P2O5), 12% kali (K2O), trung, vi lượng.

Hàm lượng lân cao cho hình thành mầm bông, tượng bông tốt, trổ sớm; hàm lượng kali khá và hàm lượng đạm vừa cho trổ bông tập trung; hàm lượng trung vi lượng vừa đủ cho hạt phấn tốt, đậu quả nhiều, ít rụng; hàm lượng S thấp – không chua đất.

* Phân bón humix

– Cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dạng rễ hấp thu kịp thời và cân đối qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.

– Cung cấp cho cây trồng các chất điều hòa sinh trưởng thực giúp cây tăng sinh trưởng và năng suất do hấp thu dinh dưỡng thuận lợi hơn.

– Ngoài ra còn cung cấp một số nấm đối kháng kìm hãm một số nấm hoặc vi sinh vật có hại cho cây trồng.

* MX6 (Ra Hoa C.A.T): Có N: 0,5%; P2O5hh: 8%; K2O: 8%; Ca, Mg, Mn, Fe, B, Cu và các phụ gia đặc hiệu.

Giúp tạo mầm hoa tốt, thúc ra hoa đồng loạt, chống nghẹn hoa, hoa bung mạnh, cho hoa mập, khỏe, dễ đậu quả.

* MX – TƯỚI 1: Có N: 27%; P2O5hh: 7%; K2O: 6%; Mg, S, Mn, Fe, Zn, B, Cu, Mo, Co.Chelate – hóa đặc biệt.

Thúc cây nhú đọt nhanh và đồng loạt. Tăng số cành hữu hiệu. Giúp thân lá to dày, cây xanh tốt, nhiều nhựa nguyên (mủ).

* MX – TƯỚI 2: Có N: 2%; P2O5hh: 25%; K2O: 13%, S, Mn, Zn, B.

Giúp cây tạo mầm hoa tốt. Thúc hoa bung đồng loạt, bung mạnh. Quả đậu nhiều

* MX – TƯỚI 3: Có N: 6%; P2O5hh: 25%; K2O: 9%, MgO, S, Mn, Fe, Zn, B, Cu, Mo, Co.

Giúp rễ cây phát triển mạnh, cây nhú nhiều rễ cám – rễ tơ hút dưỡng chất nhanh, cây sung khỏe..

– Giúp cây tạo mầm hoa tốt, hoa ra đồng loạt, đậu quả nhiều.

* MX-TRICHO (Phân vi sinh)

Hạn chế vi sinh vật có hại, phát triển vi sinh vật có ích, cải tạo đất, ủ tạo phân hoai.

* Phân bón lá Food-MX2: Có 5% Đạm, 50% lân, 5% kali và 0,5% Bo.

Hàm lượng Lân và Bo cao trong Food-MX2 đủ sức tạo mầm hoa tốt cho bất kỳ loại cây ăn quả nào.

Ưu điểm nổi bật của Food-MX2 mà các loại phân bón lá khác không có đó chính là tỉ lệ lân so với đạm và kali rất cao kết hợp thêm với nguyên tố vi lượng Bo, giúp quá trình phân hóa mầm hoa trong cây dễ dàng hơn cho dù trong thời tiết bất lợi.

* Phân bón lá chúng tôi Bột Ra Hoa: Có Lân, Kali và Bo cao sẽ giúp cho quá trình tạo mầm hoa của cây rất tốt.

Ngoài ra chúng tôi còn có một ưu điểm nữa là vừa giúp cây tạo mầm hoa đồng thời vẫn có thể nuôi quả trên cây.

* Agro – 2

Kích ra hoa sớm, nhiều, đồng loạt, chống hiện tượng rụng bông, tăng tỉ lệ đậu quả.

Làm cho cây bung đọt nhanh, ra hoa mạnh. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất và giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.

Tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất lợi và sâu bệnh tấn công.

* NPK phức hợp

Thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục và tăng trưởng cây. Kích thích ra hoa đậu quả, hạn chế rụng quả non.

Cung cấp dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Đặc biệt có hiệu quả cao trong thời kỳ đâm chồi và ra hoa kết quả.

Với măng cụt 300 – 400gr/gốc

* MKP: Thành phần: P2O5: 52%, K2O:34%.

Công dụng:

– MKP nhằm hạn chế cây ra đọt non và thúc đẩy các lá non mau trưởng thành, giúp tăng cường khả năng ra hoa tập trung.

– MKP kích thích ra hoa nghịch mùa, tăng năng suất và chất lựơng nông sản.

Tùy theo giai đoạn phát triển của đọt cây mà chọn các loại phân phù hợp. Nếu sau khi cắt tỉa cây không ra lá non có thể dùng urê hoặc thioure để kích thích ra lá non.

Phun Thioure thúc đẩy ra đọt mới đồng loạt sau 7 ngày xử lý nhưng nếu dùng Thioure với nồng độ cao sẽ gây ra hiện tượng rụng lá, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Riêng phun urê cây cũng ra đọt mới nhưng không đồng loạt và thời gian ra đọt kéo dài.

Hoặc hai tuần sau cắt tỉa có thể dùng MX-THIURE hoặc Food-MX1 để thúc đọt non nhú đồng loạt.

Khi đọt non được nhú được 1 tuần, dùng Food-MX1 giúp đọt lá phát triển mạnh, sung sức và chuẩn bị cho hoa.

Khi đọt non được 5 tuần tuổi, dùng AT2 (hoặc NPK 15:15:15 + Super lân hoặc DAP + KCl) để nuôi đọt và tạo mầm hoa tốt. Muốn có hiệu quả nhanh thì dùng MX-hòa nước tưới 2. Một tuần sau dùng chúng tôi (hoặc Food-MX2, MKP).

3.3. Xác định liều lượng bón

Liều lượng bón tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất từng loại phân và mục đích sử dụng.

3.4. Tiến hành bón phân để cây ra đọt sớm và đồng loạt

– Sau khi cắt tỉa cây không ra lá non thì phun urê với liều lượng 100 – 200 g/20 lít nước hoặc thiourea (95%) với liều lượng 30 g/8 lít nước. Phun ướt đều tán lá.

Hoặc hai tuần sau khi cắt tỉa, dùng MX-THIORÊ hoặc Food-MX1 phun sương ướt đều tán cây.  

Sau khi phun 2 – 3 tuần, cây sẽ nhú đọt đồng loạt.

Đọt trước khi xử lý

– Khi đọt non nhú được 1 tuần, dùng Food-MX1 phun 2 lần, 10 ngày 1 lần giúp đọt lá phát triển mạnh, sung sức và chuẩn bị cho hoa.

Hoặc dùng phân bón lá có tỷ lệ N – P – K là 35 : 5 : 5 + MgO với nồng độ 15g/8 lít phun 2 lần, 10 ngày 1 lần.

Đọt sau khi xử lý

– Khi đọt non được 5 tuần tuổi, bón 2 kg AT2 (hoặc 1,5 kg NPK 15:15:15 + 2 kg Super lân hoặc 1,5 kg DAP + 0,5 kg KCl)/cây. Muốn có hiệu quả tức thì, tưới vào gốc bởi 100 g MX-hòa nước tưới 2.

– Một tuần sau dùng chúng tôi (hoặc Food-MX2, MKP) với nồng độ 15 g/8 lít phun sương ướt đều hai mặt lá cây 2 lần, 10 ngày 1 lần.

4. Xiết nước (tạo khô hạn)

Biện pháp kích thích cho măng cụt ra hoa sớm ở ĐBSCL chủ yếu là xiết nước, cây ra hoa 2 – 3 đợt với tỉ lệ ra hoa đạt khoảng 55%.

4.1. Xác định thời điểm xiết nước

– Xiết nước để kích thích ra hoa vào đầu tháng 11 – 12 dương lịch để thu hoạch vào đầu tháng 5 dương lịch năm sau, khi đọt non đạt 9 – 10 tuần tuổi (đọt non chuyển sang lá lụa).

– Tiến hành tạo khô hạn cho cây trong khoảng 3 – 4 tuần.

Đọt non chuyển sang lá lụa

4.2. Tiến hành xiết nước

– Cắt không tưới nước và rút hết nước ở dưới mương.

– Nếu xử lý vào mùa mưa hoặc tăng sự khô hạn có thể sử dụng plastic phủ gốc (hình 5.4.22) sẽ giúp rút ngắn thời gian ra hoa sớm hơn.

Phủ nylon trên mặt liếp

Ở ĐBSCL, để giúp cho cây ra hoa sớm và cải thiện tỉ lệ ra hoa nên kết hợp phun MKP (0:52:34) ở nồng độ từ 1,25% – 2,5% ở giai đoạn 3 tuần trước khi phủ nylon kích thích ra hoa 15 – 30 ngày, cây sẽ ra hoa sớm hơn từ 2 – 3 tuần và đạt tỉ lệ ra hoa gần 70% so không phun phân bón lá (chỉ ra hoa gần 50%).

Ở Miền Đông Nam Bộ, nên áp dụng quy trình xử lý cho cây măng cụt bằng cách phun Paclobutrazol với nồng độ 0,1% ở giai đoạn lá lụa kết hợp với ngưng tưới nước, sau đó phun thiourê ở nồng độ 0,5% để kích thích hoa tập trung.

Hoặc có thể khấc gốc (khoanh vỏ), với những vườn khó tạo khô hạn thì khi đọt được 9 – 10 tuần tuổi, khoảng 15/11 dương lịch tiến hành khấc gốc xung quanh thân, chiều rộng của vết khấc từ 0,5 – 0,8cm. Chỉ khấc phần vỏ, không được chạm vào phần gỗ trong thân, vết khấc cách mặt đất khoảng 1m.

4.3. Theo dõi trong quá trình xiết nước

Việc kiểm tra vườn măng cụt trong giai đoạn xiết nước cần lưu ý nhất lúc trước và sau khi trời có mưa với các công việc sau: kiểm tra nilon che phủ xem có bị rách hoặc gió làm bung ra không có khả năng che nước mưa để khắc phục.

Đánh giá tình hình sinh trưởng của măng cụt và quan sát sự chuyển biến của đọt cành xem có héo hay không. Nếu thấy đọt cành không héo tức là biện pháp xiết nước đã không hiệu quả và ngược lại.

Nếu biện pháp xiết nước không mang lại hiệu quả thì chúng ta cần phải kiểm tra lại xem nước có được xiết hoàn toàn hay không? Nếu nước vẫn vào vườn măng cụt được thì cần khắc phục ngay. Có thể sử dụng biện pháp xả nước hoặc dùng máy bơm để bơm nước ra ngoài.

Tóm lại, khâu quản lý nước rất quan trọng, sẵn sàng cho mọi tình huống (bơm thoát nước, xả nước…), không cho nước vào vườn giai đoạn này.

5. Tưới nước sau khi tạo khô hạn 4.1. Thời gian tưới nước sau khi tạo khô hạn

Khoảng 2 – 4 tuần đầu khi xiết nước, khi thấy chồi tận cùng có dấu hiệu héo và cặp lá cuối cùng hơi rủ xuống thì cần phải tưới nước.

4.2. Cách tưới nước sau khi tạo khô hạn

Sau khi tạo khô hạn nên tưới đẫm trở lại, tưới ngập càng tốt. Tưới 2 lần, cách nhau 5 – 7 ngày, sau đó tưới tiếp để mặt liếp đủ ẩm.

4.3. Tiến hành tưới nước sau khi tạo khô hạn

– Lần 1: Cho nước vào mương để tưới ngập cho măng cụt hoặc dùng máy bơm để bơm nước trực tiếp lên vườn đảm bảo tất cả các cây trong vườn cần xử lý ra hoa đều được tưới đẫm.

– Lần 2: Tưới đẫm như lần 1, cách lần 1 khoảng 5 – 7 ngày.

– Từ lần tưới thứ 3 sau khi xử lý khô hạn trở đi chỉ cần tưới đủ ẩm mặt liếp là được.

Để thúc cây ra hoa đồng loạt, sau khi lá tươi lại (hoặc khấc gốc 2 – 3 ngày), dùng thuốc ra hoa C.A.T + Food-MX2 phun sương ướt đều 2 mặt lá cây 1 lần.

Khoảng 10 – 20 ngày sau khi tưới nước lại và phun thuốc cây sẽ nhú chồi hoa (vào khoảng giữa tháng 12 dương lịch – hình 5.4.23).

Từ khi hoa nhú đến khi hoa nở khoảng 30 – 45 ngày. Muốn đậu quả tốt nên phun 2 lần thuốc đậu quả C.A.T hoặc HCR (phân bón chuyên dụng ra hoa trái), 10 ngày 1 lần.

Chồi hoa nhú ra sau 10 – 20 ngày tưới nước (chồi đơn và chồi kép)

* Một số lưu ý:

– Tưới nước đều đặn cho cây, tuy nhiên lượng nước chỉ bằng 1/3 lượng nước tưới bình thường. Nếu tưới nước quá nhiều thì có thể làm giảm tỷ lệ đậu quả.

– Khi quả đậu 2 tuần, bón 2 kg AT3 (hoặc 1,7 kg NPK 15:15:15 + 0,3 kg KCl)/cây.

– Đồng thời, dùng HCR (15 g/8 lít) phun 2 lần, 7 ngày 1 lần.

– Khi quả lớn, bón 2 kg AT3 (hoặc 1,6 kg NPK 15:15:15 + 0,4 kg KClX:)/cây. Muốn cung cấp nhanh dinh dưỡng nuôi quả thì bón 100 g MX- hòa nước tưới 4 cho 1 cây.

– Sau phun HCR 10 ngày, dùng dưỡng quả (35 ml/8 lít) + Food-MX4 (15 g/8 lít) phun 3 – 4 lần, 10 ngày 1 lần giúp quả to, chắc, ngon ngọt và hạn chế hiện tượng sượng quả và “trong quả”.

– Khoảng 104 – 108 ngày sau hoa nở, quả măng cụt chín.

5. Xử lý sau khi tưới nước cây măng cụt không ra hoa 5.1. Xiết nước

Sau khi xiết nước lần 1 nếu cây không ra hoa thì tiến hành xiết nước trở lại. Kỹ thuật xiết nước như đã trình bày ở trên (mục 4.4).

5.2. Tưới nước sau khi tạo khô hạn

Khoảng 2 – 4 tuần đầu khi xiết nước, khi thấy chồi tận cùng có dấu hiệu héo và cặp lá cuối cùng hơi rủ xuống thì cần phải tưới nước. Cách tưới như đã trình bày ở trên (mục 4.5).

Các giai đoạn ra hoa và phát triển quả măng cụt được tóm tắt ở sơ đồ dưới

Các giai đọan trong quá trình ra hoa và phát triển quả măng cụt

6. Hiện tượng sượng quả và khắc phục 6.1. Hiện tượng sượng quả

Khi quả măng cụt bị sượng, vỏ quả có nhiều mủ vàng (hình 5.4.24), bóp vỏ quả thấy cứng.

Vỏ quả có nhiều mủ vàng

Ruột quả cứng (cứng tất cả phần ruột quả hay chỉ cứng một phần trong ruột quả), không ngọt và cơm múi có vết màu nâu.

Ruột quả cứng và có vết màu nâu

Quả măng cụt đạt tiêu chuẩn ngon là không bị sượng, trọng lượng trên 80 g/quả, vỏ không bị trầy xước và lem mủ vàng, có màu sậm đẹp, cơm trắng (hình 5.4.26).

Vỏ quả bóng, không bị trầy xước

6.2. Biện pháp khắc phục hiện tượng măng cụt bị sượng

– Cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt

Măng cụt rất hay bị sượng khi chín vào mùa mưa. Muốn cho măng cụt không bị chín vào mùa mưa cần phải cho măng cụt ra đọt non sớm, đồng loạt, vì măng cụt là loại cây ra hoa trên đầu cành của đọt mới) để cây ra hoa đậu quả và quả chín trước mùa mưa.

Cây ra đọt non đồng loạt

Muốn cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt, sau khi thu hoạch xong cần bón 3 kg phân Đầu Trâu AT1 + 30kg phân ủ hoai.

Hoặc bón 7kg Humix + 50g Tricho cho một cây có tán 6-8m, tưới nước đều.

Tỉa bỏ cành vượt, cành cấp 1 vượt ra khỏi khung tán và cắt bỏ những cặp lá đầu cành trên toàn bộ tán. Làm 2 việc này trong 1 tuần.

Hai tuần sau, dùng Food-MX1 phun sương ướt đều tán cây. Sau khi phun 2-3 tuần, cây sẽ nhú đọt đồng loạt.

Khi đọt non nhú được 1 tuần, dùng Food-MX1 phun 2 lần, 10 ngày 1 lần giúp đọt lá phát triển mạnh, sung sức và chuẩn bị cho hoa.

Khi đọt non được 5 tuần tuổi, bón 2kg phân Đầu Trâu AT2 + 2kg Humix/cây.

Muốn có hiệu quả nhanh, dùng 100g MX TƯỚI 2 hòa nước tưới cho 2 cây. Một tuần sau dùng MX-Bo (hình 5.4.32) phun sương ướt đều 2 mặt lá cây: 7 ngày 1 lần, phun 2 lần là cây bắt đầu ra hoa. Làm vào đầu tháng 10 âm lịch (ÂL) năm trước để thu vào đầu tháng 4 ÂL năm sau.

– Tạo khô hạn để cây ra hoa sớm, đồng loạt: Khi cây có đọt non được 9 tuần (hình 5.4.33), tạo khô hạn khoảng 2 – 4 tuần, khi thấy lá non có biểu hiện héo thì tưới thật đẫm 2 lần, cách nhau 5 – 7 ngày, sau đó tưới nước tiếp để gốc cây luôn đủ ẩm. khi lá tươi lại dùng thuốc ra hoa C.A.T + Food-MX2 phun sương ướt đều 2 mặt lá cây 1 lần. Khoảng 10 – 20 ngày sau khi phun cây sẽ nhú chồi hoa. Từ khi hoa nhú đến khi hoa nở khoảng 30-45 ngày.

Cây có đọt non được 9 tuần

Khấc gốc (khoanh vỏ): Những vườn khó tạo khô hạn: Khi đọt được 9-10 tuần tuổi, khoảng 15 tháng 10 âm lịch (ÂL) khấc gốc xung quanh thân, chiều rộng của vết khấc từ 0,5-0,8cm. Chỉ khấc phần vỏ, không chạm vào phần gỗ trong thân, vết khấc cách mặt đất 1m. Sau khi khấc gốc 2-3 ngày, dùng thuốc ra hoa C.A.T MX 6 + Food-MX2 phun sương ướt đều 2 mặt lá cây. Sau 10-20 ngày khấc gốc và phun thuốc cây sẽ nhú chồi hoa vào khoảng giữa tháng 11 ÂL. Thu hoạch tháng 3 – 4 ÂL năm sau.

Muốn đậu quả tốt nên phun 2 lần thuốc đậu quả HCR, 10 ngày 1 lần, liều lượng theo hướng dẫn ở nhãn chai thuốc.

Nuôi quả Khi quả đậu 2 tuần, bón 2kg phân Đầu Trâu AT3 + 2kg Humix/cây, chia ra làm 2 lần, cách nhau 7 ngày.

Muốn cung cấp nhanh dinh dưỡng nuôi quả thì hòa 400g MX 19  với nước tưới cho 1 cây.

Đồng thời, dùng HCR phun 2 lần, 7 ngày 1 lần.

Sau đó dùng thuốc dưỡng quả + Food-MX4 phun 3 – 4 lần, 10 ngày 1 lần giúp quả to, chắc, ngon ngọt và hạn chế hiện tượng sượng quả, hiện tượng “trong quả”.

Với cách xử lý như trên, khoảng 104-108 ngày sau hoa nở, thu hoạch được măng cụt sớm vụ

Lưu ý:

Măng cụt thường bị sượng quả trong mùa mưa. Muốn khắc phục sượng quả, cách tốt nhất là phải thu hoạch quả trước mùa mưa. Chính vậy chúng ta lưu ý xử lý cho măng cụt ra hoa, đậu quả và thu hoạch trước mùa mưa.

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây măng cụt – Bộ NN&PT NT

Biện Pháp Xử Lý Ra Hoa, Đậu Quả Cho Nhãn

Để xử lý cho những cây nhãn không ra hoa nhưng lộc trên cây đã chuyển màu bánh tẻ hoặc đã già… thì bà con có thể sử dụng KCLO3 và NaCLO3 (thời gian từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3), đồng thời kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học qua lá.

Việc các vụ đông gần đây hầu như không có rét đậm, rét hại. Đã làm cho một số vườn nhãn ở miền Bắc nước ta không ra hoa hoặc chậm ra hoa. Để khắc phục hiện tượng trên, bà con có thể áp dụng ngay một số biện pháp kỹ thuật sau:

1. Với các cây đã phân hóa mầm hoa:Tiếp tục hạn chế độ ẩm của đất, phun bổ sung một số chế phẩm bón lá có hàm lượng lân, kali cao và có chứa các chất kích thích ra hoa và nở hoa. Hiện nay nhiều bà con tại Hưng Yên, Hải Dương, Sơn La .. đang sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho cây nhãn và thu được kết quả rất khả quan.

2. Với những cây có khả năng ra hoa:Phun Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái dưới dạng sương mùa qua lá (cứ 100ml sản phẩm pha với 200-300 lít nước) đồng thời kết hợp sử dụng các biện phápphòng trừ sâu bệnh và tưới ẩm gốc để thúc cây ra hoa

3. Những cây đã thấy rõ chùm hoa: Cần tưới nước đủ ẩm, bón/phun thêm các nguyên tố đa vi lượng giúp các chùm hoa to dài hơn, nhanh nở hoa, đậu quả.

4. Những cây vừa có hoa, có lộc: Cần cắt bỏ lộc non kết hợp chăm sóc, để cây tập trung dinh dưỡng cho ra hoa, đậu quả.

5. Những cây chưa phân hóa mầm hoa:

Dùng hóa chất KCLO3 và NaCLO3 xử lý thúc đẩy quá trình hình thành hoa.

» Lần 1, tiến hành từ 15 – 30/12 cho tất cả các cây trên vườn.

» Lần 2, tiến hành từ 15/2 – 5/3, xử lý cho những cây không ra hoa tự nhiên nhưng lộc trên cây đã chuyển màu bánh tẻ hoặc đã già.

*Cách xử lý: Dùng cuốc xới nhẹ vùng đất quanh hình chiếu tán cây (hạn chế làm đứt rễ cây).

Pha 30g KCLO3 và NaCLO3 với 10 lít nước sạch, khuấy tan, tưới đều cho 1m đường kính tán cây (cần tính đủ lượng hóa chất và nước để tưới hết diện tích tán cây).

Sau xử lý phải tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục 7 – 10 ngày để tan hết hóa chất xử lý (trời mưa không cần tưới). 35 – 45 ngày sau (tuỳ điều kiện thời tiết) cây sẽ ra hoa.

Cần nắm vững dự báo thời tiết ngắn hạn (5 – 10 ngày): Nếu thời điểm nhãn nở hoa rộ mà dự báo trời có mưa hoặc gió mùa (sẽ làm chết phấn, ít quả), thì trước đó 5 – 7 ngày phải khoanh thân/cành hãm hoa.

Khi quả đậu bằng hạt đậu xanh bón nuôi quả bằng rắc dưới tán cây hoặc hòa nước tưới (loại phân, số lượng theo qui trình hướng dẫn), có thể phun thêm các loại phân bón qua lá như Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái, Botrac, Thiên nông, Master gro, HPC 97R… để tăng khả năng đậu quả và chống rụng quả non. Cần tăng cường bón các loại phân hữu cơ vi sinh, để sớm phục hồi hệ vi sinh vật đất bị mất do xử lý hoa chất ra hoa nhãn.

Hiệu quả sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trên cây nhãn tại Sông Mã – Sơn La 

6. Kỹ thuật bền vững cho các năm sau:

– Chọn trồng cây giống có nguồn gốc từ những cây mẹ ít ra quả cách năm, chất lượng quả tốt.

– Không bón phân, tưới nước cho cây trong các tháng 11; 12 (âm lịch).

– Sau khi kết thúc thu hoạch quả, cần làm vệ sinh vườn cây, kết hợp bón phân nuôi cành thu.

+ Lượng bón/1 cây là: 0,3-0,5kg Urê + 1-2kg Lân supe + 0,1-0,2kg Kali + 30-50kg phân chuồng hoai mục.

+ Cách bón: Đào 4 hốc dưới hình chiếu tán cây cách đều 4 hướng. Kích thước hốc: dài 0,6 – 1m, sâu 20 – 25cm, rộng 20 -30cm.

– Từ 15 – 30/11 (âm lịch) nếu thời tiết ấm ẩm, cây nhãn sinh trưởng khoẻ bất thường (ra nhiều lộc, lá xanh đậm, láng bóng)… cần cắt hết lộc đông kết hợp khoanh thân/cành, chặt rễ.

Cách làm:

+ Các cây 3 – 5 tuổi: Với cây sinh trưởng khoẻ nên “khoanh mở” trên thân chính – đường khoanh không khép kín. Cưa đứt lớp vỏ thân, độ sâu vừa chạm tới tầng sinh gỗ, dài 3/4 chu vi vòng tròn thân cây, vết khoanh rộng 1,5 – 2,0mm, cách gốc 1,2 – 1,5m. Cây sinh trưởng trung bình nên “khoanh mịn” – đường khoanh khép kín thân, vết khoanh rộng 1mm.

+ Cây 5 – 15 tuổi: Với cây sinh trưởng khỏe – khoanh mở tại các cành cấp 1; 2 hoặc 3, cách 1 cành khoanh 1 cành, hoặc cách 2 cành khoanh 1 cành. Cây sinh trưởng trung bình khoanh mịn.

+ Cây trên 15 tuổi: Đào rãnh (rộng 25cm, sâu 30cm) quanh hình chiếu tán cây, các rễ tơ sẽ đứt, phơi ải rãnh 15 – 20 ngày, bón 30 – 50kg phân chuồng hoai mục + 7-10kg tro bếp, lấp đất kín phân.

+ Những cây sinh trưởng kém (thân, lá còi cọc) cần bón phân bổ sung. Lượng bón/gốc 5-15 kg phân hữu cơ vi sinh 0,5 -2,0kg + NPK Đầu trâu 13-13-13+TE (tùy tuổi cây). Lấy đất mượn lấp kín phân và tưới đẫm nước.

* Chú ý: Sau khoanh thân/cành, chặt rễ, mà cây vẫn sinh trưởng khoẻ cần tiếp tục khoanh thân/cành lần 2 cách vết khoanh kế trước 5 – 7cm về phía trên.

Quy trình sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho cây Nhãn

Giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, kích thích bộ rễ phát triển đều, rộng, lá dày, tán lá phát triển đều về các hướng, tạo điều kiện cho việc cắt tỉa tạo tán, tăng chỉ số diện tích lá tối ưu, tăng cường khả năng quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây giúp giảm được sâu bệnh tới 70 – 80%, tăng khả năng ra hoa đậu quả, chất lượng hoa – quả tốt, giảm hiện tượng rụng quả sinh lý tới 15 – 30%, làm cho quả sáng và đẹp. Ngoài ra nếu sử dụng đúng quy trình hướng dẫn từ đầu vụ đến cuối vụ còn giảm 30-50% lượng phân bón hóa học và các loại thuốc BVTV, nâng cao năng suất lên từ 15% – 25% trở lên.

1 Thời kỳ mầm non (những đợt cây ra lộc non):Dùng 5ml chế phẩm pha với 10 – 15 lít nước sạch phun đều 1 lượt lên cây. Phun vào giai đoạn đầu của lộc, mỗi đợt lộc phun 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày. Lưu ý đợt lộc cuối trong năm chỉ nên phun 1 lần, không phun rải rác nhiều lần. Nên kết hợp với các biện pháp hạn chế lộc đông.

2. Thời kỳ trước ra hoa:Dùng 5ml chế phẩm hòa với 10 lít nước sạch phun đều 01 lượt dưới dạng sương mù.

3. Thời kỳ quả nhỏ:Sau khi quan sát thấy quả đã đậu (quả to gần bằng hạt đậu xanh) chúng ta dùng 5ml chế phẩm hòa với 10 – 15 lít nước sạch phun đều 01 lượt.

4. Thời kỳ quả lớn:Khi quả đã lớn, dùng 5ml chế phẩm pha với 10 – 15 lít nước sạch phun đều 01 lượt lên cây, thời kỳ này bà con có thể phun từ 4 – 6 lần, cách 10 – 15 ngày phun 1 lần, lần phun cuối cùng cách thời gian thu hoạch quả từ 20 – 30 ngày.

5. .Sau khi thu hái:Dùng 5ml chế phẩm pha với 10 – 15 lít nước sạch phun lên cây. Phun 02 lần, mỗi lần cách nhau 15 – 25 ngày.

* Chú ý trước khi sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái:– Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, dung dịch đã pha trộn không để quá 48h.– Trước khi phun chế phẩm “Vườn Sinh Thái” cho cây trồng cần lắc đều chai chế phẩm.– Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun chế phẩm, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.– Phun chế phẩm dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.– Không phun vào lúc thời tiết nóng quá, lạnh quá hoặc lúc trời mưa to, độ ẩm không khí cao.– Thời gian phun tốt nhất là trước 9h sáng hoặc sau 16h chiều. phun cách thời điểm hoa rộ khoảng 3 -5 ngày.– Đối với những cây mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm.– Cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng đồng thời kết hợp với quy trình bón phân hợp lý.

Cách Xử Lý Cho Điều Ra Hoa Sớm, Ra Hoa Đồng Loạt

Kỹ thuật giúp điều ra hoa sớm

So với mọi năm, vào thời điểm này nhiều vườn điều tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu hoạch xong. Nhưng năm nay, điều chỉ mới bắt đầu ra hoa, trong khi đó mùa mưa đang đến, nhà vườn đang thấp thỏm lo âu.

VUỘT MẤT CƠ HỘI GIÁ CAO

Ông Nguyễn Văn Tín, nhà tại xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc có 2 ha điều cho biết: năm rồi ông thu hoạch toàn bộ được 3 tấn, tính ra năng suất chỉ khoảng 1,5 tấn/ha, giá bán chỉ ở khoảng 18.000 – 20.000 đồng/kg. Thời điểm này, giá điều ở mức 33.000 – 34.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi năm ngoái nhưng vẫn không có điều để bán, bởi vườn điều của ông chỉ mới ra hoa, cây nào sớm lắm chỉ mới bắt đầu tượng trái, xung quanh khu vực ông ở chỉ một vài vườn cho trái bói. Hiện, một số thương lái đã đặt điểm thu mua di động tại cửa ngõ ra vào của xã để thu mua hạt điều, thậm chí có những thương lái đến tận vườn điều để đợi nhà vườn thu hoạch xong là cân liền.

Chị Nguyễn Thị Liên, một thương lái chuyên thu gom điều lẻ tại các vùng điều ở xã Hòa Bình, cho biết: So với mọi năm, những lúc thu hoạch rộ mỗi ngày chị thu gom từ 2 – 3 tấn hạt điều. Nhưng năm nay, đến thời điểm này, mỗi ngày chị chỉ thu được 300 – 400 kg. Theo chị, sở dĩ thu được ít là vì năm nay thời tiết thất thường, những vùng điều trọng điểm chỉ mới bắt đầu cho trái bói, trong khi đó giá ở mức tương đối cao và luôn biến động. Nhiều thương lái đến tận vườn thu mua và cho giá, thậm chí ứng tiền trước cho chủ vườn nhưng nhiều người chưa muốn nhận tiền vì mới bước vào đầu vụ, họ hy vọng giá điều còn lên nên chần chừ chưa muốn bán liền, mà lựa chọn nơi nào mua cao hơn thì mới chịu bán.

BÍ QUYẾT CHO ĐIỀU RA HOA SỚM

Trong khi nhiều nhà vườn đang thấp thỏm lo lắng cho vườn điều ra hoa muộn và rải rác, thì có những hộ lại rất thành công, bởi vườn điều của họ đã bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, năng suất cao, giúp họ có thêm nguồn thu nhập chắc chắn.

Ông Lê Minh Thủ, nhà tại xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ cho biết: Gia đình ông có 1,5 ha điều bước vào năm thứ 6, năm vừa rồi ông thu hoạch 1,2 tấn/ha. Thấy năng suất điều như vậy là thấp, qua nghiên cứu tài liệu và học tập từ các lớp tập huấn khuyến nông, ông đã mạnh dạng đầu tư thâm canh, quyết dành thắng lợi trong niên vụ 2011.

Kết quả thật bất ngờ, đến thời điểm này vườn điền của ông đã bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, dự kiến năng suất đạt hơn 2 tấn/ha. Ông cho biết, phân bón cho điều là hết sức quan trọng, nhưng tưới nước cho điều là yếu tố giúp cho năng suất điều vượt trội hơn. Trong khi đó, hiện nay nhà vườn ít quan tâm đến tưới nước và chưa biết cách tưới như thế nào cho hợp lý. Vào mùa nắng, điều có giai đoạn thay lá để hình thành mầm hoa, nếu như tưới nước quá sớm cây điều sẽ không ra hoa. Nhưng khi cây điều đã ra hoa được 30%, lúc này các cành khác trên cây cũng đã hình thành các mầm hoa, nếu tưới vào thời điểm này sẽ giúp điều nhanh bung hoa, hoa điều khỏe hơn, trái nhiều hơn. Ngoài ra nếu tưới nước, kết hợp bón phân lúc cây điều đậu trái sẽ giúp phân dễ tan, cây hấp thu tốt hơn nên năng suất cao hơn.

Ông Nguyễn Văn Tuấn ở xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc, có 7 ha điều giai đoạn trên 15 năm tuổi cũng cho biết, hiện nay vườn của ông đã bước vào giai đoạn thu họach rộ, dự kiến năng suất cao hơn năm ngoái, ước đạt khoảng 4 tấn/ha, với giá hiện nay chắc chắn ông sẽ là người đứng tốp đầu trong khu vược của tỉnh về năng suất điều.

Để đạt được kết quả như trên, ngoài việc chăm sóc điều theo đúng quy trình là bón đủ phân cần thiết và phòng trừ sâu bệnh, ông còn biết cách xử lý điều ra hoa tập trung. Theo ông vào giữa tháng 11 dương lịch, khi lá điều đã bước sang già, thay vì đợi lá rụng cây điều mới ra hoa thì rất lâu và rải rác, ông dùng hỗn hợp Thiorê + KNO3 phun lên lá, làm cho lá già rụng hàng loạt. Vì vậy, cây điều ra hoa tập trung và đồng loạt nên tránh được những cơn mưa đầu mùa.

Nguyễn Xuân Vinh – Báo Bà Rịa – Vũng Tàu, 05/04/2011

Cách xử lý cho điều ra hoa đồng loạt

Điều là cây công nghiệp dài ngày, là một trong những cây xuất khẩu mũi nhọn của nước ta hiện nay. Diện tích trồng điều của cả nước khoảng 450.000 ha với sản lượng hàng năm 400.000 tấn nguyên liệu và hiện đang đứng đầu trong các nước xuất khẩu nhân điều, đưa lại nguồn lợi không nhỏ cho cả người trồng lẫn các doanh nghiệp kinh doanh XNK.

Đặc điểm và yêu cầu sinh thái để cây điều ra hoa:

– Hoa điều có 2 loại: hoa đực (chỉ toàn nhị đực), hoa lưỡng tính (gồm 8-12 nhị đực và 1 nhụy cái ở giữa). Hoa điều mọc thành chùm có từ vài chục tới hàng trăm hoa gồm cả hoa đực và hoa lưỡng tính, trong đó phần lớn là hoa đực, số hoa cái chiếm tỷ lệ rất thấp (0-30%). Các chùm hoa đầu và cuối vụ thường là hoa đực, hoa lưỡng tính thường chiếm tỷ lệ cao vào giai đoạn giữa kỳ ra hoa. Ngoài ra, tỷ lệ hoa lưỡng tính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống; cá thể cây trong vườn (có cây cho tỷ lệ hoa lưỡng tính thấp, có cây cho hoa lưỡng tính cao gọi là điều chùm) và chế độ chăm sóc (chăm sóc tốt, bón phân cân đối, cây sinh trưởng, phát triển tốt sẽ cho nhiều hoa, tỷ lệ hoa lưỡng tính cao và ngược lại).

– Hoa điều thường nở bắt đầu từ tháng 11 kéo dài tới tháng 3 năm sau, rộ nhất vào tháng giêng, tháng 2. Việc thụ phấn của hoa điều chủ yếu nhờ vào côn trùng. Vào thời điểm hoa nở rộ nếu gặp mưa túi phấn sẽ không tung được dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp. Trong mỗi chùm sẽ có hoa nở sớm, nở muộn lệch nhau 2-3 ngày. Giữa các chùm hoa trên 1 cây và giữa các cây trong vườn cũng có chênh lệch thời điểm nở hoa do đó đây là những nguyên nhân làm cho tỷ lệ đậu trái của điều không cao nếu không áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa đồng loạt nhằm giúp cho điều nở hoa và thụ phấn tập trung, đậu trái cao.

Kỹ thuật xử lý điều ra hoa tập trung: – Vào đầu mùa mưa phải tập trung chăm sóc, bón phân đầy đủ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt để chuẩn bị phân hóa mầm hoa vào cuối mùa mưa. Bón các loại phân tổng hợp có tỷ lệ đạm cao như 16-16-8, 20-20-16 hoặc 20-20-10. Nên sử dụng kết hợp phân hữu cơ sinh học như Cugasa, Humix, Komix với lượng từ 3-4 kg/gốc cho cây từ 5 tuổi trở lên.

– Cuối mùa mưa (khoảng tháng 10, tháng 11), khi thấy cây xuất hiện đợt đọt non thứ 2 cần phun thuốc trừ sâu bệnh để bảo vệ đợt lộc sẽ cho hoa này. Khi thấy vườn điều rụng lá khoảng 20%, sử dụng phân bón lá có chứa Thioure để phun nhằm giúp cây điều rụng lá hoàn toàn. Sau phun 5-7 ngày cây rụng lá rất nhanh, bắt đầu xuất hiện đọt non. Khi thấy chồi non có khoảng 5 lá, phun thuốc kích thích ra hoa bằng các loại phân bón lá có hàm lượng lân cao, đạm thấp như 6-30-30, 10-52-10. Nên phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-4 ngày. Sau phun khoảng 10 ngày thì điều sẽ ra hoa đồng loạt.

Một số lưu ý: – Vào giai đoạn xử lý ra hoa chỉ nên bón phân gốc bằng các loại có tỷ lệ đạm thấp, đặc biệt không được dùng phân urê mà tăng cường loại phân NPK có hàm lượng lân cao, DAP hoặc supe lân. Có thể bón thêm phân hữu cơ vi sinh sẽ có tác dụng nhanh và cũng chỉ bón sau khi điều ra hoa.

– Cần chọn thời điểm thích hợp để xử lý cho điều ra hoa và nở hoa được thuận lợi. Kinh nghiệm muốn cho điều trỗ hoa tập trung vào thời điểm sau khi dứt mưa 15-20 ngày thì phải xử lý trước đó, trong thời điểm còn một số cơn mưa cuối vụ. Muốn xác định được thời điểm chính xác người trồng điều phải theo dõi dự báo thời tiết cho chính xác để có quyết định đúng.

– Chú ý đảm bảo đủ độ ẩm đất, nếu khô hạn cần tưới nhẹ trong thời kỳ ra và trổ hoa sẽ giúp cây ra hoa tốt, đậu trái cao, chống rụng trái non. Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho điều, nhất là sau khi đậu trái và nuôi trái lớn.

Nguyên Khê – NNVN, 06/10/2008

 Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật trồng cây điều

Cách Xử Lý Cho Điều Ra Hoa Đồng Loạt

So với mọi năm, vào thời điểm này nhiều vườn điều tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu hoạch xong. Nhưng năm nay, điều chỉ mới bắt đầu ra hoa, trong khi đó mùa mưa đang đến, nhà vườn đang thấp thỏm lo âu.

VUỘT MẤT CƠ HỘI GIÁ CAO

Ông Nguyễn Văn Tín, nhà tại xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc có 2 ha điều cho biết: năm rồi ông thu hoạch toàn bộ được 3 tấn, tính ra năng suất chỉ khoảng 1,5 tấn/ha, giá bán chỉ ở khoảng 18.000 – 20.000 đồng/kg. Thời điểm này, giá điều ở mức 33.000 – 34.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi năm ngoái nhưng vẫn không có điều để bán, bởi vườn điều của ông chỉ mới ra hoa, cây nào sớm lắm chỉ mới bắt đầu tượng trái, xung quanh khu vực ông ở chỉ một vài vườn cho trái bói. Hiện, một số thương lái đã đặt điểm thu mua di động tại cửa ngõ ra vào của xã để thu mua hạt điều, thậm chí có những thương lái đến tận vườn điều để đợi nhà vườn thu hoạch xong là cân liền.

Chị Nguyễn Thị Liên, một thương lái chuyên thu gom điều lẻ tại các vùng điều ở xã Hòa Bình, cho biết: So với mọi năm, những lúc thu hoạch rộ mỗi ngày chị thu gom từ 2 – 3 tấn hạt điều. Nhưng năm nay, đến thời điểm này, mỗi ngày chị chỉ thu được 300 – 400 kg. Theo chị, sở dĩ thu được ít là vì năm nay thời tiết thất thường, những vùng điều trọng điểm chỉ mới bắt đầu cho trái bói, trong khi đó giá ở mức tương đối cao và luôn biến động. Nhiều thương lái đến tận vườn thu mua và cho giá, thậm chí ứng tiền trước cho chủ vườn nhưng nhiều người chưa muốn nhận tiền vì mới bước vào đầu vụ, họ hy vọng giá điều còn lên nên chần chừ chưa muốn bán liền, mà lựa chọn nơi nào mua cao hơn thì mới chịu bán.

BÍ QUYẾT CHO ĐIỀU RA HOA SỚM

Trong khi nhiều nhà vườn đang thấp thỏm lo lắng cho vườn điều ra hoa muộn và rải rác, thì có những hộ lại rất thành công, bởi vườn điều của họ đã bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, năng suất cao, giúp họ có thêm nguồn thu nhập chắc chắn.

Ông Lê Minh Thủ, nhà tại xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ cho biết: Gia đình ông có 1,5 ha điều bước vào năm thứ 6, năm vừa rồi ông thu hoạch 1,2 tấn/ha. Thấy năng suất điều như vậy là thấp, qua nghiên cứu tài liệu và học tập từ các lớp tập huấn khuyến nông, ông đã mạnh dạng đầu tư thâm canh, quyết dành thắng lợi trong niên vụ 2011.

Kết quả thật bất ngờ, đến thời điểm này vườn điền của ông đã bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, dự kiến năng suất đạt hơn 2 tấn/ha. Ông cho biết, phân bón cho điều là hết sức quan trọng, nhưng tưới nước cho điều là yếu tố giúp cho năng suất điều vượt trội hơn. Trong khi đó, hiện nay nhà vườn ít quan tâm đến tưới nước và chưa biết cách tưới như thế nào cho hợp lý. Vào mùa nắng, điều có giai đoạn thay lá để hình thành mầm hoa, nếu như tưới nước quá sớm cây điều sẽ không ra hoa. Nhưng khi cây điều đã ra hoa được 30%, lúc này các cành khác trên cây cũng đã hình thành các mầm hoa, nếu tưới vào thời điểm này sẽ giúp điều nhanh bung hoa, hoa điều khỏe hơn, trái nhiều hơn. Ngoài ra nếu tưới nước, kết hợp bón phân lúc cây điều đậu trái sẽ giúp phân dễ tan, cây hấp thu tốt hơn nên năng suất cao hơn.

Ông Nguyễn Văn Tuấn ở xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc, có 7 ha điều giai đoạn trên 15 năm tuổi cũng cho biết, hiện nay vườn của ông đã bước vào giai đoạn thu họach rộ, dự kiến năng suất cao hơn năm ngoái, ước đạt khoảng 4 tấn/ha, với giá hiện nay chắc chắn ông sẽ là người đứng tốp đầu trong khu vược của tỉnh về năng suất điều.

Để đạt được kết quả như trên, ngoài việc chăm sóc điều theo đúng quy trình là bón đủ phân cần thiết và phòng trừ sâu bệnh, ông còn biết cách xử lý điều ra hoa tập trung. Theo ông vào giữa tháng 11 dương lịch, khi lá điều đã bước sang già, thay vì đợi lá rụng cây điều mới ra hoa thì rất lâu và rải rác, ông dùng hỗn hợp Thiorê + KNO3 phun lên lá, làm cho lá già rụng hàng loạt. Vì vậy, cây điều ra hoa tập trung và đồng loạt nên tránh được những cơn mưa đầu mùa.

Nguyễn Xuân Vinh – Báo Bà Rịa – Vũng Tàu, 05/04/2011

Điều là cây công nghiệp dài ngày, là một trong những cây xuất khẩu mũi nhọn của nước ta hiện nay. Diện tích trồng điều của cả nước khoảng 450.000 ha với sản lượng hàng năm 400.000 tấn nguyên liệu và hiện đang đứng đầu trong các nước xuất khẩu nhân điều, đưa lại nguồn lợi không nhỏ cho cả người trồng lẫn các doanh nghiệp kinh doanh XNK.

Đặc điểm và yêu cầu sinh thái để cây điều ra hoa:

– Hoa điều có 2 loại: hoa đực (chỉ toàn nhị đực), hoa lưỡng tính (gồm 8-12 nhị đực và 1 nhụy cái ở giữa). Hoa điều mọc thành chùm có từ vài chục tới hàng trăm hoa gồm cả hoa đực và hoa lưỡng tính, trong đó phần lớn là hoa đực, số hoa cái chiếm tỷ lệ rất thấp (0-30%). Các chùm hoa đầu và cuối vụ thường là hoa đực, hoa lưỡng tính thường chiếm tỷ lệ cao vào giai đoạn giữa kỳ ra hoa. Ngoài ra, tỷ lệ hoa lưỡng tính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống; cá thể cây trong vườn (có cây cho tỷ lệ hoa lưỡng tính thấp, có cây cho hoa lưỡng tính cao gọi là điều chùm) và chế độ chăm sóc (chăm sóc tốt, bón phân cân đối, cây sinh trưởng, phát triển tốt sẽ cho nhiều hoa, tỷ lệ hoa lưỡng tính cao và ngược lại).

– Hoa điều thường nở bắt đầu từ tháng 11 kéo dài tới tháng 3 năm sau, rộ nhất vào tháng giêng, tháng 2. Việc thụ phấn của hoa điều chủ yếu nhờ vào côn trùng. Vào thời điểm hoa nở rộ nếu gặp mưa túi phấn sẽ không tung được dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp. Trong mỗi chùm sẽ có hoa nở sớm, nở muộn lệch nhau 2-3 ngày. Giữa các chùm hoa trên 1 cây và giữa các cây trong vườn cũng có chênh lệch thời điểm nở hoa do đó đây là những nguyên nhân làm cho tỷ lệ đậu trái của điều không cao nếu không áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa đồng loạt nhằm giúp cho điều nở hoa và thụ phấn tập trung, đậu trái cao.

Kỹ thuật xử lý điều ra hoa tập trung: – Vào đầu mùa mưa phải tập trung chăm sóc, bón phân đầy đủ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt để chuẩn bị phân hóa mầm hoa vào cuối mùa mưa. Bón các loại phân tổng hợp có tỷ lệ đạm cao như 16-16-8, 20-20-16 hoặc 20-20-10. Nên sử dụng kết hợp phân hữu cơ sinh học như Cugasa, Humix, Komix với lượng từ 3-4 kg/gốc cho cây từ 5 tuổi trở lên.

– Cuối mùa mưa (khoảng tháng 10, tháng 11), khi thấy cây xuất hiện đợt đọt non thứ 2 cần phun thuốc trừ sâu bệnh để bảo vệ đợt lộc sẽ cho hoa này. Khi thấy vườn điều rụng lá khoảng 20%, sử dụng phân bón lá có chứa Thioure để phun nhằm giúp cây điều rụng lá hoàn toàn. Sau phun 5-7 ngày cây rụng lá rất nhanh, bắt đầu xuất hiện đọt non. Khi thấy chồi non có khoảng 5 lá, phun thuốc kích thích ra hoa bằng các loại phân bón lá có hàm lượng lân cao, đạm thấp như 6-30-30, 10-52-10. Nên phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-4 ngày. Sau phun khoảng 10 ngày thì điều sẽ ra hoa đồng loạt.

Một số lưu ý: – Vào giai đoạn xử lý ra hoa chỉ nên bón phân gốc bằng các loại có tỷ lệ đạm thấp, đặc biệt không được dùng phân urê mà tăng cường loại phân NPK có hàm lượng lân cao, DAP hoặc supe lân. Có thể bón thêm phân hữu cơ vi sinh sẽ có tác dụng nhanh và cũng chỉ bón sau khi điều ra hoa.

– Cần chọn thời điểm thích hợp để xử lý cho điều ra hoa và nở hoa được thuận lợi. Kinh nghiệm muốn cho điều trỗ hoa tập trung vào thời điểm sau khi dứt mưa 15-20 ngày thì phải xử lý trước đó, trong thời điểm còn một số cơn mưa cuối vụ. Muốn xác định được thời điểm chính xác người trồng điều phải theo dõi dự báo thời tiết cho chính xác để có quyết định đúng.

– Chú ý đảm bảo đủ độ ẩm đất, nếu khô hạn cần tưới nhẹ trong thời kỳ ra và trổ hoa sẽ giúp cây ra hoa tốt, đậu trái cao, chống rụng trái non. Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho điều, nhất là sau khi đậu trái và nuôi trái lớn.

Nguyên Khê – NNVN, 06/10/2008

Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật trồng cây điều

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Bà Con Biện Pháp Xử Lý Xoài Ra Hoa Đồng Loạt Và Nhiều Quả Nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!