Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn 5 Bước Giâm Chiết Cành Cây Lan Rừng # Top 12 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn 5 Bước Giâm Chiết Cành Cây Lan Rừng # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn 5 Bước Giâm Chiết Cành Cây Lan Rừng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giâm chiết lan rừng được thực hiện trên những giống lan có tính sinh sản mạnh. Khi đó, lan rừng ra nhiều cành, diện tích chậu không đủ cho sự phát triển của lan, chúng ta buộc phải sang chậu hoặc chiết tách bớt cành. Quy trình giâm chiết lan rừng bao gồm 5 bước sau.

Bước 1:

Tưới thật đẫm nước hoặc ngâm chậu lan vào trong nước trước khi nhổ cây lan ra khỏi chậu. Khi thấy rễ cây mềm thì đặt chậu nằm ngang rồi nhẹ nhàng nắm hết phần gốc và kéo thật mạnh để lôi cả bụi lan ra khỏi chậu mà không làm gãy hay tổn thương rễ. Trong trường hợp rễ bám quá chặt vào chậu, có thể dùng mũi dao sắc nhọn, sạch sẽ để cắt đứt những phần rễ này.

Bước 2:

Rửa sạch cây lan rừng để loại bỏ những chất trồng cũ. Đồng thời, cắt bỏ những phần rễ già, khô chết và chỉ giữ lại những phần rễ tốt. Với mỗi rễ, chỉ giữ lại một đoạn khoảng 5 – 6 cm. Tiến hành tách bụi lan bằng dao sắc nhọn đã khử trùng. Mỗi đơn vị được tách bao gồm 2 – 3 thân và 2 – 3 mắt mầm ngủ. Tại mỗi vị trí cắt, dùng vôi bôi vào đó để ngăn nhiễm trùng, hư thối.

Bước 3:

Chuẩn bị chậu trồng và chất trồng. Với chậu trồng, nên dùng loại đất nung nhiều lỗ để thoát nước tốt. Tùy thuộc vào độ lớn của nhánh lan được tách mà chọn kích thước cho phù hợp. Còn chất trồng tốt nhất cho lan tách chiết là than gỗ kích thước 3 – 5 cm, được ngâm trong nước nhiều giờ rối vớt ra để ráo. Nguyên tắc xếp than gỗ vào chậu như sau: Cục lớn dưới đáy chậu, cục nhỏ bên trên, mặt trên cách mép chậu 2 – 3 cm.

Bước 4:

Đặt nhánh lan lên lớp mặt than gỗ rồi cố định vào cây ty để ngăn ngã đổ. Vị trí đặt lan tốt nhất là gần mép chậu, xoay hướng mọc cây con vào giữa. Tạo độ ẩm cho chậu trồng bằng cách phủ một lớp xơ dừa hoặc dớn sợi lên trên mặt chậu.

Bước 5:

Đưa chậu trồng vào chỗ râm mát, độ ẩm cao. Tiến hành tưới nước và phân bón để kích thích lan ra rễ. Đến khi thấy rễ non xuất hiện thì đưa chậu trồng ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc treo lên giàn.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chiết Tách Cành Lan

Đăng lan (còn gọi là Hoàng lan hay Lan Dendrobium) là giống lan đa thân (được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi) sau khi trồng vài năm chúng đẻ ra nhiều nhánh chật kín hết chậu, đến lúc này người chơi lan phải chiết tách ra để trồng lại…

– Tuy nhiên do người chơi đa số là mua sẵn chậu lan từ cửa hàng bán lan về chưng chơi nên gặp trường hợp này họ lại tỏ ra lúng túng không biết nên xử lý thế nào.

– Để xử lý việc này chúng tôi xin mách các bạn chơi lan “tài tử” kinh nghiệm tách chiết và thay chậu cho cây đăng lan của một số nghệ nhân ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang).

Làm thợ xin chia sẻ đế mọi người kĩ năng chiết tách cành lan đem lại châu lan như mong muốn cho các nghề nhân trồng cây.

1. Đặc tính của lan

– Hoa lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt,có loại cụp vào, có loại xoè ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có vòi quấn quýt, có những hoa giống như con bướm, con ong (Ophrys insectifera).

– Hoa lan có những bông nhỏ như đầu chiếc kim gút nhưng cũng có bụi lan Grammatophylum speciosum ở Phi luật thân cao gần 10 thước, dò hoa dài chừng 2 thước và nặng chừng một tấn. Lan này cũng mọc tại Việt nam nhưng chỉ cao độ 2-3 thước và mang cùng tên với cô ca sĩ nổi danh: Thanh Tuyền.

– Hương lan đủ loại thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào, thanh cao, vương giả cho nên các bà,các cô đã phải trả một giá rất đắt cho bình nước hoa nhỏ síu.

– Hoa lan nếu được giữ đúng nhiệt độ và ẩm độ có thể còn đươc nguyên hương, nguyên sắc từ 2 tuần lễ cho đến hai tháng, có những thứ lâu đến 4 tháng, có những thứ nở hoa liên tiếp quanh năm, nhưng cũng có loại chỉ 1-2 ngày đã tàn phai hương sắc.

2. Chuẩn bị dụng cụ

– Dụng cụ không thể thiếu khi chiết tách cành lan đó là dao chiết cành sắc bén.

– Mùa xuân là thời vụ thích hợp nhất cho quá trình sinh trưởng của cây lan, phương pháp nhân sinh dưỡng bằng chiết tách những mầm chồi phát ra từ xung quanh cổ rễ(gốc) của cây mẹ trong bụi – đó là những “giò” lan.

4. Kỹ thuật chiết tách cành lan

Phương pháp này dùng để tách các chậu lan quá đầy, đồng thời làm tăng số lượng cây mới. Các giả hành già được tách ra khi hoa đã tàn và chỉ tách khi đã trồng được từ 2 – 3 năm.

– Trước khi “nhổ” cây lan ra khỏi chậu phải tưới đẫm nước (hoặc ngâm cả chậu vào trong nước), vài phút sau khi rễ mềm thì đặt chậu nằm ngang, nắm chặt phần gốc kéo mạnh để cả bụi lan tụt ra khỏi chậu, nếu rễ bám chặt quá thì dùng mũi dao sắc, nhọn khoanh nhẹ một vòng xung quanh mép chậu để cắt đứt những rễ bám chắc vào thành chậu.

– Sau khi lấy bụi lan ra khỏi chậu, rửa sạch gốc rễ để loại bỏ chất trồng cũ, cắt bỏ rễ già đã bị khô chết, giữ lại rễ còn tốt và cắt ngắn chỉ để dài 5 – 6cm. Dùng dao sắc hơ qua ngọn lửa hoặc lau bằng cồn 90 độ, cắt tách mỗi bụi ra thành nhiều đơn vị, mỗi đơn vị có hai đến ba thân và hai đến ba mắt mầm ngủ, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để vết cắt không bị hư thối.

– Chậu trồng nên dùng loại bằng đất nung có nhiều lỗ để thoát nước và cho rễ lan đeo bám, kích thước chậu tuỳ thuộc vào độ lớn của nhánh lan định trồng. Chất trồng nên dùng than gỗ ngâm nước một ngày, vớt ra cho ráo rồi đập thành cục nhỏ kích thước 3 – 5cm. Xếp cục lớn dưới đáy chậu, cục nhỏ bên trên. Nhớ để mặt trên của lớp than cách mép chậu 2 – 3cm.

– Dùng cây kẽm (lớn cỡ cây căm (nan hoa) xe đạp) làm cây ty, uốn gắn cây ty vào mép chậu, đặt cây lan lên mặt lớp than rồi cột thân cây lan vào cây ty để cây lan không bị đổ ngã khi chúng chưa kịp ra rễ bám chắc vào lớp than và thành chậu. Khi trồng nhớ đặt cây lan ở gần mép chậu và xoay hướng mọc của cây lan con vào giữa để sau này cây lan con mọc dần về phía giữa chậu, chậu lan sẽ cân đối. Để giữ ẩm nên phủ một lớp mỏng xơ dừa hay dớn sợi lên phía trên lớp than.

– Trồng xong đưa chậu lan vào chỗ mát, ẩm cao, tưới nước, phân hoặc phun phân bón lá: Atonic, Bayfolan, Grow more (loại 30 – 10 – 10) và thuốc kích thích ra rễ Rootone. Khi thấy cây lan ra rễ non thì đưa dần chậu lan ra chỗ có ánh sáng rồi đưa lên giàn.

Đối với hoa lan rừng ta tách chiết như sau

– Chúng ta hãy mạnh dạn lên, tách chúng ra thành nhiều thân riêng lẻ, chỉ cần 3 đốt tính từ mắt ngủ sát gốc phải còn lành lặn, chúng sẽ cho bạn 1 cây con.

– Đối với lan rừng loại hoàng thảo, tách chiết là một quá trình cần thiết để duy trì, nếu không tách thì sau nhiều năm cây sẽ già suy yếu dần.

– Trước hết: chọn chậu nhựa (loại trồng cattlyea) chậu cao. Đổ xơ dừa lấp khoảng 1/3 -1/2 chậu, ngâm trong nước có pha b1 hoặc atonic trong 1-2 giờ.

– Ta xé lẻ cây ra thành từng đơn vị,làm vệ sinh cho sạch sẽ,tỉa rễ cho gọn gàng rồi cho cây vào chậu,nên lưu ý là không vùi gốc vào giá thể.

– Căng dây quấn quanh thân già với quang treo sao cho mỗi lần tưới gốc không bị lay động.

– Phần ngọn sau khi cắt nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 1/2000 và dung dịch kích thích ra rễ NAA (Naphtalen Acetic Acid) 0,5ppm sau đó đem trồng vào chậu hoặc trồng lên luống.

– Phần gốc sau một thời gian sẽ mọc 1 – 3 tược (chồi) mới gần chỗ cắt. Những tược này sau đó lớn lên, ra rễ. Có thể tiếp tục cắt phần ngọn các tược này đem trồng hoặc để đến khi ra hoa.

5. Chú ý khi chiết tách cành lan

Phương pháp chiết tách đảm bảo được tính chất di truyền của cây bố mẹ nhưng lại cho một thế hệ cây con sinh trưởng không đồng đều nên khó cung cấp một số lượng cây con lớn để phục vụ cho nuôi trồng với quy mô lớn

Bạn có thể xem các loài hoa khác tại chuyên trang : chúng tôi

Và tìm hiểu rõ hơn về hoa phong lan tại trang Vườn phong lan: chúng tôi

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chiết Cành Cây Cơ Bản

Chiết cành là một hình thức nhân giống cây ăn quả mà cây con vẫn giữ nguyên được các đặc tính di truyền của cây mẹ. Cây chiết sinh trưởng, phát triển nhanh, thân cây thấp, tán gọn dễ chăm sóc, ra quả sớm và nhanh cho thu hoạch.

Vì vậy chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính đơn giản, dễ làm, tỷ lệ sống cao, thuận tiện cho việc chuyển giao giống tốt cho các hộ làm vườn quy mô nhỏ. Song chiết cành cũng có hạn chế nhất định như cây chiết nhanh cỗi, cây không vững vàng, hệ số nhân giống thấp và gây tổn thương cây mẹ. Nếu được chăm sóc cẩn thận cây chiết vẫn có thể cho thu hoạch quả tới 20 – 30 năm. Kỹ thuật chiết cành nhân giống cây ăn quả gồm:

1. Đối tượng chiết và dụng cụ chiết

– Hầu hết các loại cây ăn quả đều có thể nhân giống bằng chiết cành như nhãn, vải, cam, quýt… trừ một số cây khó ra rễ

– Dụng cụ chiết:

2. Chọn cây và cành chiết

– Chọn cây: Nên chọn những cây đã ra quả từ 3-5 vụ, chọn những cây có năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt, cây sinh trưởng khoẻ và không bị sâu bệnh.

– Chọn cành: Trong chiết cành không nên chọn cành già, cành ở thấp, cành mọc trên ngọn, cành bị sâu bệnh, cành vượt. Tốt nhất nên chọn cành ở giữa tầng tán phơi ra ngoài ánh sáng, gióng ngắn, cành mập, đường kính từ 1,0-1,5 cm, màu vỏ cây không quá xanh và cũng không quá thẫm, nên chọn cành bánh tẻ để chiết. Chiều dài cành chiết từ 40-60 cm, có hai nhánh. Trong chiết cành thì cành nhỏ có khả năng ra rễ, sinh trưởng tốt hơn cành to, nhưng nếu chiết cành nhỏ quá, cành dễ bị gãy, không mang nổi bầu.

3. Thời vụ chiết

– Vụ xuân hè: chiết vào tháng 3 và 4

– Vụ thu đông: chiết vào tháng 9

Trước khi chiết cành cần chăm sóc cây mẹ từ 1 – 2 tháng để cây mẹ sinh trưởng khoẻ, nhựa trong cây lưu thông mạnh, cành chiết nhanh ra rễ.

4. Kỹ thuật chiết

Hoặc sử dụng kéo khoanh vỏ kép là dụng cụ chiết cành chuyên nghiệp cùng lúc có thể cắt hai đường vỏ cây rất dễ dàng

Cùng với việc chọn cành, cần chuẩn bị đất để bó bầu. Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn lẫn với phân chuồng hoai mục, trấu bổi hay rơm rác mục, rễ bèo tây…

Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 là những nguyên liệu kể trên và được làm ẩm đến 70% độ ẩm bão hoà (đất có thể vê thành “con giun”, nhưng nắm chặt nước không chảy ra tay).

Một bầu chiết đường kính từ 6-8 cm, trọng lượng 150 – 300 g, chiều cao bầu đất 10-12 cm. Không nên làm bầu quá to, cây không cung cấp đủ nước cho đất, đất phía ngoài bị khô cứng, chặt bí cây khó ra rễ.

Chọn ngày có thời tiết tốt (trời nắng), dùng dao sắc cắt khoanh vỏ không nên cắt vào phần gỗ, nên bố trí cắt vỏ buổi sáng, tuỳ theo từng giống cây khác nhau mà thời gian bó bầu cũng khác nhau.

Ví dụ, các loại cây có nhiều nhựa mủ như hồng xiêm, trứng gà thì nên phơi nắng tối thiểu 7 ngày sau đó mới bó bầu, còn các giống ít nhựa mủ hơn như các cây có múi, nhãn, vải… thì nên phơi nắng tối thiểu 2-3 ngày sau đó mới bó bầu.

Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như đất bó bầu, giấy nilon, dây bó… Dùng nguyên liệu đất đã chuẩn bị, giàn đất mỏng đều đủ bó xung quanh cành, dùng giấy nilông quấn xung quanh bầu, lấy dây buộc chặt hai đầu túi bầu, buộc chặt không cho bầu chiết xoay tròn.

Sau khi chiết từ 45-60 ngày, tùy theo mùa vụ và giống cây ăn quả khác nhau, quan sát thấy rễ mọc ra. Khi rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm.

Trước khi hạ bầu chiết cần cắt bớt những lá già, lá bị sâu và một phần lá non. Mật độ giâm cành chiết 20×20 cm, hoặc 30 x 30 cm.

Không nên giâm cành chiết quá dầy, rễ và mầm cành phát triển kém, khi bứng đi trồng khó khăn. Trước khi hạ bầu, xé bỏ giấy nilon, dùng đất màu lấp cách cổ bầu 3-5 cm, tưới đẫm nước, nên che bớt 50% ánh sáng tự nhiên, hàng ngày tưới 2 lần như trên. Sau 5-10 ngày chuyển sang chế độ 1-2 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm đất. Có thể ra ngôi cành chiết trong túi nilon hay sọt tre và chăm sóc như với cây giâm cành.

Sau khi hạ bầu 15 – 20 ngày, bỏ bớt mái che để cây quen dần với ánh sáng tự nhiên. Đến ngày thứ 30 bắt đầu tưới nước phân đã ngâm kỹ và chăm sóc như cây con. Sau giâm cành chiết từ 45-60 ngày có thể đánh cây đi trồng.

Dùng Bón Rễ, Giâm Chiết Cành, Ủ Hạt Giống

Mô tả

Thuốc siêu ra rễ cực mạnh b5 là một sản phẩm kích thích ra rễ sử dụng nhiều trong giâm – chiết cành, tưới gốc, tưới lá, ủ hạt giống… giúp cây phát triển và phục hồi bộ rễ bị suy yếu do vận chuyển hoặc do điều kiện thời tiết bất lợi.

Công dụng của bón rễ B5:

Dùng cho các loại cây ăn quả, rau mầu, hoa, cây cảnh, cây vườn ươm… Kích thích cây ra rễ cực mạnh, phát huy tối đa chức năng của bộ rễ, giúp cây trồng phát triển tốt, đâm nhiều chồi, búp. Tăng khả năng ra hoa, đậu quả, chông rụng hoa và quả non.

Sử dụng để:

Nhúng cành giâm, bôi dung dịch vào chỗ chiết để kích thíc ra rễ mạnh.

Ngâm hạt giống để kích thích nảy mầm.

Cách dùng thuốc siêu ra rễ cực mạnh b5:

Dùng trong Giâm – chiết cành: Pha 20g với 5 lít nước sạch.

Nhúng cành muốn giâm – chiết vào dung dịch từ 5-7 phút sau đó đem giâm.

Bôi trực tiếp dung dịch đã pha vào vết khoanh vỏ của cành chiết sau đó bó bình thường.

Dùng để tưới: Pha 20g với 12 lít nước sạch, tưới đều quanh gốc để kích thích cây ra rễ mạnh và phục hồi bộ rễ suy yếu do vận chuyển hay do thời tiết bất thuận lợi như hạn hán, ngập úng, rét…

Dùng để phun: Pha 20g với 12-16 lít nước sạch, phun đều lên lá và thân cây vào các thời kỳ:

Cây đang phát triển thân, lá.

Cây cần phát triển bộ rễ bị suy yếu.

Dùng ngâm hạt giống: Pha 20g với 10 lít nước ngâm, ngâm hạt giống trong 20 giờ sau đó đem ra ủ bình thường.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Nhà Vườn Tân Phú – Số 62, Tổ 2, Tân Xuân, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội (cách ĐH Lâm Nghiệp 500m)

Hotline đặt mua: 0975.958.967

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn 5 Bước Giâm Chiết Cành Cây Lan Rừng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!