Xu Hướng 9/2023 # Hỏi 1 Ha Trồng Được Bao Nhiêu Cây Bạch Đàn, Khoảng Cách Trồng Cây Bạch Đàn # Top 13 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hỏi 1 Ha Trồng Được Bao Nhiêu Cây Bạch Đàn, Khoảng Cách Trồng Cây Bạch Đàn # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hỏi 1 Ha Trồng Được Bao Nhiêu Cây Bạch Đàn, Khoảng Cách Trồng Cây Bạch Đàn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bạch đàn là loại có tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn, có nhiều công dụng khác nhau trong sản xuất, đời sống kinh tế và xã hội nên bạch đàn được xem là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta.

Để thu được rừng bạch đàn bội thu, ngoài việc lựa chọn được những bạch đàn thích hợp với điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu thì các bạn cũng cần lưu ý đến khoảng cách trồng cây bạch đàn phù hợp nhất.

Các điều kiện cơ bản thích hợp cho việc trồng cây bạch đàn là:

Nhiệt độ thích hợp: 18 – 32 độ C

Lượng mưa bình quân phù hợp: 1400 – 1800mm/năm

Độ cao so với mặt biển từ 100 đến 300m

Độ dày tầng đất từ 50 – 100cm

Đất trồng thích hợp nhất là đất nâu, vàng được phù sa bồi tụ. Đất thích hợp vừa là nhóm đất chua phèn. Đất trồng ít thích hợp là đất cát, vùng bán khô hạn. Đất kém thích hợp là nhóm đất mặn, cát di động, đất phèn, mùn trên núi, xói mòn trơ đá.

Vụ xuân: Trồng từ 15/2 đến 30/3

Vụ thu: Trồng từ 15/9 đến 30/10

Các loài bạch đàn nói chung rất mau lớn, tán lá hẹp thưa, trồng trong vòng 5 đến 6 năm thì có chiều cao trên 7m và đường kính thân cây khoảng 9-10 cm.

Tùy theo mục đích trồng và điều kiện khí hậu ở mỗi địa phương mà có mật độ trồng rừng bạch đàn khác nhau. Tuy nhiên, để có thể thực hiện cơ giới hoá trong khâu chăm sóc và phòng chống cháy rừng sau này, khoảng cách trồng cây bạch đàn tốt nhất là 3m x 2m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m).

Nếu nơi trồng được cày máy, kích thước hố đào là 30cm x 30cm x 30cm.

Nếu trồng rừng bằng phương pháp làm đất cục bộ, cuốc đất bằng tay, kích thước hố đào nên là 40cm x 40cm x 40cm.

Mật độ trồng bạch đàn ở nước ta hiện nay biến động từ 1500 – 2000 cây/ha. Tuy nhiên, với khoảng cách trồng cây bạch đàn để tạo điều kiện tốt trong khâu chăm sóc sau này như đã nêu trên thì với diện tích 1ha đất trồng bạn có thể trồng được khoảng 1.660 cây bạch đàn. Đây là mật độ trồng rừng bạch đàn khá phổ biến ở nước ta.

Cây bạch đàn là loài cây dễ trồng, ít kén đất, tăng trưởng nhanh nhưng hấp thụ nhiều nước và dưỡng chất trong đất. Vì vậy, nếu bạn trồng bạch đàn tập trung thành rừng thuần loại với mục đích phủ xanh đất trống đồi trọc thì sẽ không tốt vì vô tình sẽ làm khô cằn và nghèo nàn đất đai sau một vài chu kì .

Nếu cần phủ xanh đất trống đồi trọc thì chỉ nên trồng hỗn giao với loài bạch đàn bằng các loài cây họ đậu như keo lá tràm, keo tai tượng hoặc keo giậu để bù đắp chất đạm cho đất.

#KhoangCachTrongCayBachDan #1haTrongDuocBaoNhieuCayBachDan #PhamThaoMuaBanNhanh #MuaBanNhanh #MBN

Kỹ Thuật Trồng Cây Bạch Đàn

Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng bạch đàn cần chú ý chọn loài và xuất xứ cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nammột số loài đã và đang được trồng phổ cập ở nước ta như E.camaldunensis, E.tereticorni, E.Urophyla… Các loài E.camaldunensis, E.tereticornis, E.brassina và E.pellita thích hợp với các vùng đồi thấp và đồng bằng miền Nam. Các loài E.grandis, E.saligna và E.microcorys thích hợp với vùng đất phèn nặng. Ngoài ra một số dòng bạch đàn nuôi cấy mô được nhập từ Trung Quốc về có sinh trưởng tốt như: E.urophyla(U6) sau 20 tháng tuổi có đường kính trun bình 7m; E.leizhou (38) có đường kính trung bình 9,96cm, chiều cao trung bình 8,69m (tại Bình Phước). Như vậy, có thể thấy, mỗi loài thích hợp với mỗi vùng nhất định, cần phải chọn giống kỹ, có thể trồng bằng cây hạt hoặc cây mô, hom tùy từng điều kiện cụ thể của người trồng rừng.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời vụ trồng thường vào đầu mùa mưa, từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500-2.000 cây/ha.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm đất vào cuối mùa khô (khoảng tháng 5). Những nơi đất quá dốc không sử dụng máy thì phải xử lý đất bằng cách phát đốt. Những nơi đất bằng phẳng, dùng máy ủi, san lấp ụ mối, gốc cây, cỏ dại… gom vào một chỗ đốt, chú ý khi ủi tránh phá lớp đất mặt. Sau đó dùng dàn cày 3 chảo và 7 chảo cày 2 lần, độ sâu 20-30cm. Nếu trồng Bạch đàn ở các vùng miền Tây thì phải lên luống. Kích thước: – Lên luống bằng thủ công: tạo luống rộng 3m, cao 0,8m, kênh rộng 5m. – Lên luống bằng máy (máy Challenger 2 “step”) tạo luống rộng 2,3m, cao 0,3m, kênh 2,3m. – Hố đào kích thước 20x20x20cm.

Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất. Nếu có điều kiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàng cách hàng 3,5m, còn cây cách cây từ 2m trở lên.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Bạch Đàn:

Trước khi trồng nên tưới ẩm cây con, cắt bỏ bịch ni lông, tránh làm vỡ bầu, đặt cây ngay ngắn vào giữa hố, cổ rễ thấp hơn mặt đất khoảng 2cm, nén đất xung quanh chặt vừa phải, giữ cho cây ngay ngắn.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bạch Đàn:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Sau khi trồng 1 tháng kiểm tra thấy cây nào chết phải trồng dặm, sau 3 tháng kiểm tra thấy tỷ lệ cây sống 90% là đạt yêu cầu.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Bạch Đàn:

Một năm có thể làm cỏ 2 lần kết hợp bón phân (phân chuồng hoai 2kg/hốc hoặc 100g NPK/gốc tùy từng điều kiện cụ thể). Việc sử dụng các biện pháp lâm sinh như làm đất toàn diện và bón phân, tốc độ sinh trưởng trung bình/năm về đường kính và chiều cao đều cao hơn hẳn các xuất xứ ở cùng độ tuổi không bón phân và làm đất toàn diện. Cây bạch đàn được trồng thành rừng, cho ta những lợi ích về kinh tế, cây bạch đàn trồng thành hàng ven đường cho ta những hàng cây cảnh tuyệt vời, bởi dáng cây suôn thẳng, màu sáng, không phân canh dưới thân của chúng, với những tán lá tỏa mùi thơm dễ chịu, cho con người những cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi đi dưới những hàng cây Bạch đàn và những khu rừng bạch đàn.

Giống Cây Bạch Đàn Cao Sản

Bạch đàn cao sản

Còn được gọi là bạch đàn lai

Bạch đàn là một trong những nhóm cây đang được gây trồng rộng rãi ở nước ta. Hiện nay Bạch đàn được coi là cây nguyên liệu giấy chủ yếu ở vùng trung tâm miền Bắc.

Gần đây, một số giống Bạch đàn lai có năng suất cao đã được chọn và gây trồng rất thành công ở một số nước như Brazil và Công Gô. Tại đây, trên những lập địa tốt và áp dụng kỹ thuật trồng thâm canh có thể đạt năng suất 40 – 80m 3/ha/năm. Trung quốc và Philippin cũng tạo được một số giống Bạch đàn lai có năng suất cao và đang được trồng làm nguyên liệu giấy.

Ở Việt Nam từ các năm 1996 – 2000 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã tạo được gần 80 tổ hợp lai trong loài và lai khác loài giữa các loài Bạch đàn Urô ( Eucalyptus urophylla ), Bạch đàn trắng Caman ( E. camaldulensis ) và Bạch đàn liễu ( E.exserta ). Qua khảo nghiệm đã xác định một số tổ hợp lai có năng suất cao. Đặc biệt hai giống PN 2, PN 14 do Trung tâm nguyên liệu giấy Phù Ninh chọn lọc và nhân giống, cũng như giống U 6 được nhập từ Trung Quốc qua khảo nghiệm bước đầu cho thấy đây là những giống có triển vọng cho trồng rừng kinh tế ở nước ta.

1. Khí hậu: Tuỳ vào từng dòng cụ thể mà có điều kiện khí hậu thích hợp. Nhìn chung Bạch đàn lai có khả năng phân bố rộng rãi từ vùng khí hậu nhiệt đới đến vùng khí hậu á nhiệt đới, từ vùng ven biển đến vùng núi. Không thích hợp với vùng có sương muối kéo dài

2. Độ cao: Từ 500 – 800 m so với mặt nước biển, độ dốc < 30 0

3. Đất đai:

II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 1. Tiêu chuẩn cây con đem trồng

Giống được tạo bằng cây mô, hom. Cây được giâm ươm trong vườn từ 3 – 3,5 tháng, Hvn = 30 – 35cm, Do = 0,3 – 0,4cm; cây xanh tốt, không bị: sâu bệnh, cụt ngọn, tổn thương. Cây có hệ rễ phát triển.

2. Kỹ thuật trồng

– Xử lý thực bì:

+ Phương thức: Phát toàn diện

+ Phương pháp: Thủ công

Phát sát gốc thực bì, để lại những cây tái sinh của các loài cây gỗ lớn. Băm vụn cành, nhánh và dọn thực bì thành băng theo đường đồng mức, không đốt.

+ Thời gian xử lý: Tháng 3 – 4

– Xử lý đất:

Nơi địa hình ít dốc và điều kiện cho phép thì cày đất toàn diện hoặc cày theo băng sẽ đảm bảo tỷ lệ sống cao và sinh trưởng nhanh.

Nơi địa hình dốc và điều kiện không cho phép thì làm đất cục bộ theo hố, cuốc và lấp hố thủ công .

+ Cuốc hố thành hàng theo đường đồng mức; khi đào hố: để lớp đất mặt sang một bên, để lớp đất dưới sang một bên. Hố cuốc giữa các hàng phối trí theo hình nanh sấu (so le).

+ Cuốc hố trồng kích thước hố 30 x 30 x 30 cm

+ Lấp hố: Đập nhỏ đất, loại bỏ đá và rễ cây to cho lớp đất mặt xuống dưới đáy hố, lấp lớp đất dưới lên trên. Lấp hố trước khi trồng 15 – 20 ngày.

+ Bón lót: trồng rừng thâm canh cần thiết phải bón lót, mối hố bón 1 kg phân chuồng hoai, phân hoá học (NPK) 0,2 kg/hố. Bón lót kết hợp với lấp hố.

+ Thời gian làm đất: Trước khi trồng 1 tháng.

– Mật độ trồng: 2.000 cây/ha. Lưu ý trên một ha không nên trồng thuần loài 1 dòng, mà nên bố trí từ 2 dòng trở lên.

– Thời vụ trồng: từ 15 tháng 5 đến 15 tháng 7

– Kỹ thuật trồng:

+ Rạch bỏ vỏ bầu, khơi một hố nhỏ giữa hố đã lấp, đặt cây ngay ngắn vào giữa hố rồi lấp đất; lấp đất đến đâu nén chặt đất vừa phải xung quanh bầu đến đó. Lấp đất cao bằng cổ rễ cây, vun đất quanh gốc cây thành hình mui rùa để tránh đọng nước vào gốc cây khi trời mưa .

+ Trồng vào những ngày thời tiết râm mát, đất đủ ẩm; không trồng vào lúc trời nắng to hoặc mưa to.

3. Chăm sóc và bảo vệ rừng – Chăm sóc:

+ Trồng dặm: Trong thời gian sau khi trồng 1 – 3 tháng thường xuyên kiểm tra nếu có cây chết thì phải trồng dặm ngay. ( Việc trồng dặm cây con vào năm sau không mang lại kết quả tốt đối với Bạch đàn lai )

+ Chăm sóc: Chăm sóc liên tục trong 3 – 4 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2-3 lần. Bạch đàn là cây ưa sáng hoàn toàn nên yêu cầu phát sạch thực bì hoang dại, làm cỏ xới đất quanh cây trồng, đường kính xới từ 0,8 – 1m.

+ Bón phân: Trong 3 năm đầu mỗi năm bón thúc 1 – 2 lần , lượng bón mỗi hố 0,1 – 0,2 kg NPK/ lần

Tuỳ theo điều kiện sản xuất kinh doanh có thể kéo dài số năm chăm sóc theo chu kỳ kinh doanh và điều kiện phát triển của thực bì mà tăng số lần phát thực bì, cuốc xới vun gốc trong năm cho phù hợp.

– Bảo vệ rừng:

Xây dựng đường băng cản lửa rộng 20 – 30 m, bằng đai cây xanh hoặc băng trắng. Hàng năm phải dọn sạch thảm mục cỏ khô trong băng cản lửa.

Thường xuyên kiểm tra phòng ngừa lửa rừng, sâu bệnh, người và gia súc phá hoại rừng trồng

4. Phòng trừ sâu bệnh hại: Một số dòng Bạch đàn lai có ưa điểm là sinh trưởng nhanh chưa thấy có biểu hiện sâu bệnh ở rừng trồng. Nhược điểm là khả năng chống chịu mối kém, ở những vùng đất có mối trước khi trồng cần xử lý thuốc chống mối.

Hiện nay một số điểm trên địa bàn tỉnh Điện Biên trồng Bạch đàn lai đã xử lý 2 loại thuốc chống mối sau thấy hiệu quả tốt.

4.1 Thuốc trừ sâu Vi Bi Su ( Ba Su Zin )

Tên gọi khác : Dia zi non, Kaya zi non

Đặc điểm:

– Vi Ba Su là thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ có tác động tiếp xúc, vị độc, sông hơi, thấm sâu.

– Vi ba su dạng hạt, mầu trắng xám, mùi nồng, có hai loại nồng độ 5% và 10% hoạt chất, dùng để phòng trừ sâu đục thân, sâu non (Muỗi lá hành) trên lúa, sâu đục thân, đục mía, ngô.

– Thuốc có tác dụng bón vào đất cho cây trồng cạn để trừ các loại sâu xám, Sùng tráng, Mối, Dế, kiến… Trước khi gieo trồng và sau khi gieo trồng.

– Thuốc thuộc nhóm độc trung bình (nhóm II ) cho người và gia súc, độc với cá và ong.

Kỹ thuật xử lý thuốc * Liều lượng bón:

+ Liều lượng bón: 10 gr/ hố

* Xử lý

– Đối với cây trồng cạn cây ăn trái, cây công nghiệp sử lý như sau:

Xới đất rải (rắc) theo hàng hoặc chung quanh gốc xong lấp đất lại tưới nước bình thường.

– Chộn đều thuốc với đất trong hố để trồng cây. Khi trồng bới đất trong hố ra lót 1 lớp đất không có thuốc xung quanh để trồng cây.

– Trồng cây bình thường sau đó rạch rãnh xung quanh cách gốc cây 15 – 20 cm, rãnh sâu 3 – 5 cm rắc đều thuốc vào rãnh và lấp lại. Nên áp dụng cách này dễ làm và phù hợp hơn.

– Chú ý: Thuốc không tốt cho phần rễ cây non do vậy không để rễ cây tiếp xúc với thuốc trong thời gian đầu.

4.2 Thuốc trừ sâu Furadan 3h ( 3g)

Tên gọi khác : Carbofuran

Đặc điểm:

– Furadan 3H là thuốc trừ sâu thuộc nhóm carbamate dạng hạt chứa 3% hoạt chất, màu tím hoặc xanh dương, mùi nồng

– Furadan 3Hcó ba tác động tiếp xúc, vị độc và nội hấp dùng để phòng trừ sâu đục thân, và tuyến trùng lúa, sâu đục ngọn Bắp, Mía

– Thuốc có tác dụng bón vào đất cho cây trồng cạn để trừ các loại tuyến trùng sâu xám, Sùng trắng, Dế, kiến, Mối… Trên các vườn cây ăn trái, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp.

– Thuốc thuộc nhóm rất độc (nhóm I ) cho người và gia súc, độc với cá và ong.

Kỹ thuật xử lý thuốc. * Liều lượng bón:

+ Liều lượng bón: 10 gr/ hố

* Sử lý

– Đối với cây trồng cạn cây ăn trái, cây công nghiệp sử lý như sau:

Xới đất rải (rắc) theo hàng hoặc chung quanh gốc xong lấp đất lại tưới nước bình thường.

– Chộn đều thuốc với đất trong hố để trồng cây. Khi trồng bới đất trong hố ra lót 1 lớp đất không có thuốc xung quanh để trồng cây.

– Trồng cây bình thường sau đó rạch rãnh xung quanh cách gốc cây 15 – 20 cm, rãnh sâu 3 – 5 cm rắc đều thuốc vào rãnh và lấp lại. Nên áp dụng cách này dễ làm và phù hợp hơn.

– Chú ý: Thuốc không tốt cho phần rễ cây non do vậy không để rễ cây tiếp xúc với thuốc trong thời gian đầu.

5. Thu Hoạch

Rừng trồng bạch đàn thâm canh đúng kĩ thuật về chọn giống, kỹ thuật tạo cây giống, kĩ thuật trồng rừng thâm canh đồng bộ, chăm sóc bảo vệ rừng chu đáo, sau 7-8 năm có thể cho thu hoạch gỗ để làm nguyên liệu chế biến bột giấy. Năng suất tăng trưởng rừng trồng bạch đàn (hiện tại) có thể đạt từ 12–13 m 3/ ha/ năm, tức là 88-104 m 3/ ha sau 7-8 năm tuổi. Sau 15 năm có thể khai thác làm gỗ gia dụng, gỗ xây dựng.

Rừng trồng bạch đàn đền tuổi nên khai thác trắng, sau đó tiếp tục chăm sóc gốc chồi để tiếp tục kinh doanh các chu kỳ sản xuất tiếp theo./.

Giá bán: 2.000 vnđ/1 cây

Liên hệ: Vườn ươm Bắc Bộ

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Bạch Đànkỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Bạch Đàn

Cây bạch đàn không phài là loại cây mọc tự nhiên trong các lâm phận Việt Nam. Loài này xuất xứ từ nước Úc được dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở đất nước ta vào khoảng thập niên 1950 và cho thấy một số loài rất thích hợp với thổ nghi và khí hậu của Việt Nam, nhất là có thể trồng tập trung thành rừng thuần hay trồng phân tán trong đất thổ cư của nhân dân từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và cao nguyên.

Tiên khởi ở Mền Nam, cây Bạch đàn mới du nhập được gọi là cây Khuynh điệp vì có lá cong cong hình lưỡi liềm . Sau đó ngành lâm nghiệp chế độ cũ đặt tên là cây Bạc hà vì lá có mùi dầu Bạc hà, nhưng xin đừng nhầm lẫn với cây rau Bạc hà (Mentha) cùng họ với cây rau Húng.

Sau ngày 30-4-1975, cây Khuynh diệp hay còn gọi là cây Bạc hà được Bộ Lâm Nghiệp đặt tên là cây Bạch đàn, có tên khoa học là Eucalyptus spp. Thuộc họ thực vật Sim ( Myrtaceae). Không phải chỉ có một cây Bạch đàn mà tại tại nước Úc nơi xuất xứ, chi eucalyptus (tức chi Bạch đàn) có ít nhất hơn 70 loài (species) mọc từ các vùng đồng bằng có độ cao ngang mực nước biển cho đến các vùng bình nguyên cao nguyên, từ các thung lũng đến đèo núi cao.

Ở Việt nam chỉ du nhập khoảng 10 loại bạch đàn như:

+ Bạch đàn đỏ: Eucalyptus camaldulensis thích hợp vùng đồng bằng + Bạch đàn trắng: Eu.alba, thích hợp vùng gần biển + Bạch đàn lá nhỏ: Eu. Tereticornis, thích hợp vùng đồi Thừa thiên – Huế + Bạch đàn liễu: Eu. Exserta, thích hợp vùng cao miền Bắc VN + Bạch đàn chanh: Eu. Citriodora, thích hợp vùng thấp, lá có chứa tinh dầu mùi sả + Bạch đàn lá bầu: Eu. globules, thích hợp vùng cao nguyên + Bạch đàn to: Eu. grandis, thích hợp vùng đất phù sa + Bạch đàn ướt: Eu. saligna, thích hợp vùng cao nguyên Ðà Lạt + Bạch đàn Mai đen: Eu. Maidenii, thích hợp vùng cao như Lâm Đồng, v.v.

Cây Bạch đàn thuộc loài đại mộc. Lá thường thon dài cong cong có màu xanh hơi mốc trắng hoặc xanh đậm chứa chất dầu Eucalyptone thơm mùi dầu tràm mà trước đây bác sĩ Bùi Kiến Tín gọi là dầu Khuynh diệp . Hoa có cuốn ngắn, trái hình bông vụ t khoản 1cm bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm.

Loài bạch đàn nói chung rất mau lớn, tán lá hẹp thưa, trồng trong vòng 5, 6 năm thì có chiều cao trên 7m và đường kính thân cây khoảng 9-10 cm. Trước năm 1975, người ta đã nhầm lẫn trồng rừng Bạch đàn tập trung thuần loại ở Miền Trung Việt Nam nhằm mục đích phủ xanh và phủ nhanh đất trống đồi trọc nhưng kinh nghiệm cho thấy, cây Bạch đàn là loài dễ trồng, ít kén đất tăng trưởng nhanh nhưng hấp thụ nhiều nước và dưỡng chất trong đất nên nếu trồng tập trung thành rừng thuần loại trên đất trống đồi trọc vô tình sẽ làm khô cằn và nghèo nàn đất đai sau một vài chu kì. Do đó, nếu cần phủ xanh đất trống đồi trọc thì chỉ nên trồng hỗn giao với loài bạch đàn bằng cách loài cây họ Ðậu như Keo lá tràm, Keo tai tượng hoặc Keo giậu để bù đắp chất đạm cho đất.

Ở Việt Nam, do gỗ bạch đàn thường đốn chặt khoảng 5-7 năm để làm cây chống trong xây dựng và làm bột giấy hay ván dăm bào gọi là ván okal (panneau de copaux) nên cho rằng bạch đàn là lọai gỗ mềm và kém chất lượng khi làm đồ mộc gia dụng, trong khi ở nước Úc, các rừng bạch đàn có tuổi trên 70-80 năm, cây cao đến 50-60 mét, đường kính trung bình đến cả mét và gỗ được sử dụng đa năng từ làm bột giấy, ván ép, ván dăm bào, trụ cột cho đến dồ mộc gia dụng, xây cất nhà cửa cũng như công trình xây dựng nặng .

Nguồn: Cục lâm nghiệp chúng tôi

Kỹ thuật trồng và chăm sóc bạch đàn

1. Kỹ thuật trồng rừng bạch đàn

– Vụ xuân: Trồng từ 15/2 đến 30/3.

– Vụ thu: Trồng từ 15/9 đến 30/10.

Để trồng rừng bạch đàn phục vụ cho nguyên liệu bột giấy, mật độ trồng 1.660cây/ha, hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m. Nếu nơi trồng được cày máy, kích thước hố đào 30cm x30cm x30cm. Nếu trồng rừng bằng phương pháp làm đất cục bộ, cuốc đất bằng tay, kích thước hố đào 40cm x40cm x40cm. Mỗi hố cần bón lót 2kg phân hữu cơ vi sinh và 0,2kg NPK 8-4-4. Dùng đất tầng mặt đập nhỏ, trộn đều với phân sau đó bón vào hố. Sau 15-20 ngày, gặp thời tiết thuận lợi: Mưa vừa, râm, mát, đất đủ ẩm, cần tiến hành trồng bạch đàn ngay. Sau khi trồng 25-30 ngày, phải kiểm tra rừng đã trồng, nếu phát hiện cây con bị chết hoặc đổ gãy phải vứt bỏ và kịp thời trồng dặm lại để bảo đảm tỉ lệ thành rừng 100%.

Để rừng bạch đàn sinh trưởng nhanh, cần bón thúc trong lần chăm sóc thứ 2 với lượng 0,2kg NPK/cây.

Trong 3 năm đầu, rừng non bạch đàn phải được chăm sóc bảo vệ chu đáo, phòng ngừa tránh mọi tác động gây hại. Nếu rừng được trồng vào vụ xuân, năm thứ nhất chăm sóc 3 lần, năm thứ 2 chăm sóc 2 lần, năm thứ 3 chăm sóc 1 lần. Nếu rừng trồng vào vụ thu năm thứ nhất chăm sóc 1 lần năm thứ 2 chăm sóc 3 lần, năm thứ 3 chăm sóc 2 lần. Khi chăm sóc phải cuốc xới xung quanh và vun đất tơi vào gốc cây trồng, phát bỏ dây leo cỏ dại cạnh tranh chèn ép, tỉa bỏ cành gốc.

Tổ hợp bạch đàn cao sản, bạch đàn lai là giống mới, có ưu thế trội và ưu thế lai rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ thành rừng, hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy sản suất từ gỗ bạch đàn cao sản, bạch đàn lai vượt trội hơn những cây trong quần thể chọn lọc và cây bố mẹ lai.

Dùng phương pháp nhân giống sinh dưỡng hom – mô, cây hom giống hoàn toàn di truyền được các tính chất vốn có của cây mẹ lấy hom.

2. Quản lí bảo vệ rừng và sâu bệnh hại

Rừng trồng bạch đàn cần phải bảo vệ chu đáo cho đến khi thu hoạch, thường xuên tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư, vận động các chủ trồng rừng sử dụng loại giống bạch đàn tốt, năng suất cao, có xuất xứ rõ ràng; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để không ngừng nâng cao sản lượng rừng. Thường xuyên tuần tra phát hiện nguy cơ cháy rừng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời .

Rừng trồng bạch đàn thường bị mối đất phá hoại. Trước khi trồng phải tiến hành dọn sạch cành nhánh, phá bỏ những tổ mối hỗn hợp, nuôi cây trong bầu PE phải được thanh trùng chu đáo. Không bón phân NPK chứa mùn cưa, không xén rễ cây hom giống bạch đàn trước khi trồng.

Khi phát hiện rừng bạch đàn bị sâu bệnh phải thông tin kịp thời đến cơ quan kỹ thuật chuyên ngành để có biện pháp xử lí kịp thời.

Rừng trồng bạch đàn thâm canh đúng kĩ thuật về chọn giống, kỹ thuật tạo cây giống, kĩ thuật trồng rừng thâm canh đồng bộ, chăm sóc bảo vệ rừng chu đáo, sau 7-8 năm có thể cho thu hoạch gỗ để làm nguyên liệu chế biến bột giấy. Năng suất tăng trưởng rừng trồng bạch đàn (hiện tại) có thể đạt từ 12-13 m3/ ha/ năm, tức là 88-104 m3/ ha sau 7-8 năm tuổi. Sau 15 năm có thể khai thác làm gỗ gia dụng, gỗ xây dựng.

Rừng trồng bạch đàn đền tuổi nên khai thác trắng, sau đó tiếp tục chăm sóc gốc chồi để tiếp tục kinh doanh các chu kỳ sản xuất tiếp theo./.

Nguồn: TT KN quốc gia và Trung tâm khuyến nông TPHCM, KS. Đức Dũng chúng tôi

Kỹ Thuật Trồng Rừng Bạch Đàn (Eucalyptus)

Đối với trồng rừng sản xuất, tiêu chuẩn quan trọng nhất để chọn cây trồng rừng là hiệu quả kinh tế. Đối với bạch đàn, tuy có giá trị kinh tế kém hơn một số cây gỗ quý như cẩm lai, gỗ mật, sao, dầu, giáng hương… song gỗ dễ tiêu thụ, đưa lại hiệu quả kinh tế nhanh. Ngoài ra chúng còn có một số ưu điểm khác: như dùng trong việc trang trí và đóng các đồ gỗ dùng ở ngoài trời rất bền và tốt, một số loài đoạn thân dưới cành thẳng, dài, không bị mối mọt, nên được dùng trong xây dựng, lá một số loài bạch đàn cho hàm lượng tinh dầu cao và tốt, dùng trong ngành dược điều trị cảm, cúm, xoa bóp….

Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã đưa cây bạch đàn là một trong những cây trồng rừng sản xuất, làm vùng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy. Bởi, ngoài ưu điểm về sinh trưởng nhanh, bạch đàn còn cho hàm lượng celluloz khá cao (E.camal 7 tuổi có: 48,1%), chiều dài sợi gỗ từ 0,6-1,4mm. Hiệu suất bột của bạch đàn 7 tuổi: 48%).

Có nhiều loại bạch đàn, song chỉ phổ cập khoảng 3-4 loài được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới nói chung và Việt Namnói riêng. Do vậy, để trồng bạch đàn có hiệu quả, vấn đề cần quan tâm và chú ý là chọn loài phù hợp với từng loại đất và từng vùng sinh thái.

Đặc điểm sinh thái

Đối với bạch đàn nói chung và bạch đàn trắng E.camaldulensis và E.tereticornis nói riêng, nhiệt độ thích hợp nhất từ 18-32oC, lượng mưa bình quân 1.400-1.800 mm/năm, độ cao so với mặt biển từ 100 đến 300m, độ dày tầng đất từ 50-100cm, nâu, vàng phù sa bồi tụ thích hợp nhất, thích hợp vừa là nhóm đất chua phèn, ít thích hợp là cát, vùng bán khô hạn, kém thích hợp là nhóm đất mặn, cát di động, đất phèn, mùn trên núi, xói mòn trơ đá. Như vậy ở miền Nam vùng trồng bạch đàn thích hợp nhất là Tây Ninh (87%), còn lại là các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai (46%). Tỉnh có diện tích đất ít thích hợp là Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. HCM (28-37%).

Chọn giống

Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng bạch đàn cần chú ý chọn loài và xuất xứ cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nammột số loài đã và đang được trồng phổ cập ở nước ta như E.camaldunensis, E.tereticorni, E.Urophyla …

Các loài E.camaldunensis, E.tereticornis, E.brassina và E.pellita thích hợp với các vùng đồi thấp và đồng bằng miền Nam.

Các loài E.grandis, E.saligna và E.microcorys thích hợp với vùng đất phèn nặng.

Ngoài ra một số dòng bạch đàn nuôi cấy mô được nhập từ Trung Quốc về có sinh trưởng tốt như: E.urophyla (U6) sau 20 tháng tuổi có đường kính trun bình 7m; E.leizhou (38) có đường kính trung bình 9,96cm, chiều cao trung bình 8,69m (tại Bình Phước). Như vậy, có thể thấy, mỗi loài thích hợp với mỗi vùng nhất định, cần phải chọn giống kỹ, có thể trồng bằng cây hạt hoặc cây mô, hom tùy từng điều kiện cụ thể của người trồng rừng.

Một số cơ quan cung cấp giống: Công ty giống trồng rừng TP HCM (ĐR: 8296299). TT giống cây LN Bình Dương (ĐT: 0650-822517), TT KGSXLN Đông Nam Bộ – Đồng Nai (ĐT: 061-866264). TT giống – Từ Liêm – Hà Nội (ĐT: 04-8347813).

Thời vụ thu hoạch quả giữa tháng 2 tới cuối tháng 4, khi quả chuyển sang màu xám nâu là lúc thu hoạch tốt. quả hái về phơi khô, sau vài ngày thì rũ bỏ rác… thu hạt, cho vào thùng kín, cất nơi thoáng mát, có thể duy trì khả năng nẩy mầm tối đa 2 năm. Cây lấy hạt cần chọn cây từ 7 tuổi trở lên, thân thẳng, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh….

Chuẩn bị đất gieo hạt:

Đất tốt, mới, nhuyễn, được để vào các khay nhựa có lỗ hoặc gieo trên luống, đặt trong nhà ươm có độ che phủ 50% ánh sáng, khi gieo chú ý cho hạt vào lọ rắc như rắc tiêu ( hạt bạch đàn rất nhỏ), sau đó dùng bình tưới phun nhẹ ngày 2 lần. Sau khi đôi lá thứ hai xuất hiện, mang cây cấy vào túi bầu đã được chuẩn bị, khi cấy cây chú ý không để rễ gãy, cong, xoắn, cây cấy xong phải để trong nhà ươm che kín 1-2 tuần, sau đó dỡ che dần dần. Khi cây khỏe mạnh (khoảng 1 tháng) bỏ che trong thời gian chăm sóc chú ý đến độ ẩm, không để bầu cây bị ướt quá hoặc khô quá. Cây chăm sóc khoảng 1,5 tháng, cao 35-40cm có thể đưa đi trồng.

Hiện nay, ngoài cây con được ươm từ hạt, còn có các loài bạch đàn được nhân giống vô tính bằng cấy mô hoặc cây hom, rừng trồng sẽ sinh trưởng và phát triển đều, đẹp và năng suất hơn, bởi các cây con này được nhân ra từ cây mẹ đã qua khâu tuyển chọn cây mẹ tốt nhất, chúng mang đầy đủ tính di truyền của cây mẹ.

Làm đất vào cuối mùa khô (khoảng tháng 5). Những nơi đất quá dốc không sử dụng máy thì phải xử lý đất bằng cách phát đốt. Những nơi đất bằng phẳng, dùng máy ủi, san lấp ụ mối, gốc cây, cỏ dại… gom vào một chỗ đốt, chú ý khi ủi tránh phá lớp đất mặt. Sau đó dùng dàn cày 3 chảo và 7 chảo cày 2 lần, độ sâu 20-30cm. Nếu trồng Bạch đàn ở các vùng miền Tây thì phải lên luống. Kích thước:

– Lên luống bằng thủ công: tạo luống rộng 3m, cao 0,8m, kênh rộng 5m.

– Lên luống bằng máy (máy Challenger 2 “step”) tạo luống rộng 2,3m, cao 0,3m, kênh 2,3m.

Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500-2.000 cây/ha. Hố đào kích thước 20x20x20cm. Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất. Nếu có điều kiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàng cách hàng 3,5m, còn cây cách cây từ 2m trở lên.

Thời vụ trồng thường vào đầu mùa mưa, từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Trước khi trồng nên tưới ẩm cây con, cắt bỏ bịch ni lông, tránh làm vỡ bầu, đặt cây ngay ngắn vào giữa hố, cổ rễ thấp hơn mặt đất khoảng 2cm, nén đất xung quanh chặt vừa phải, giữ cho cây ngay ngắn.

Sau khi trồng 1 tháng kiểm tra thấy cây nào chết phải trồng dặm, sau 3 tháng kiểm tra thấy tỷ lệ cây sống 90% là đạt yêu cầu. Một năm có thể làm cỏ 2 lần kết hợp bón phân (phân chuồng hoai 2kg/hốc hoặc 100g NPK/gốc tùy từng điều kiện cụ thể).

Việc sử dụng các biện pháp lâm sinh như làm đất toàn diện và bón phân, tốc độ sinh trưởng trung bình/năm về đường kính và chiều cao đều cao hơn hẳn các xuất xứ ở cùng độ tuổi không bón phân và làm đất toàn diện.

Cây bạch đàn được trồng thành rừng, cho ta những lợi ích về kinh tế, cây bạch đàn trồng thành hàng ven đường cho ta những hàng cây cảnh tuyệt vời, bởi dáng cây suôn thẳng, màu sáng, không phân canh dưới thân của chúng, với những tán lá tỏa mùi thơm dễ chịu, cho con người những cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi đi dưới những hàng cây Bạch đàn và những khu rừng bạch đàn.

Tin mới nhất Các tin khác

Trồng Cây Bạch Đàn Cao Sản Có Lợi Ích Gì?

Bạch Đàn là loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn, có nhiều công dụng khác nhau trong sản xuất, đời sống kinh tế và xã hội nên Bạch Đàn được coi là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta.

Có rất nhiều giống Bạch Đàn khác nhau được trồng phân bố khắp cả nước, thời gian gần đây bà con nông dân thường rỉ tai nhau về giống Bạch Đàn Cao Sản và những lợi ích vượt trội mà nó mang lại.

Bạch Đàn Cao Sản hay còn gọi là B ạch Đàn Lai , được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tổ hợp Bạch Đàn Cao Sản, B ạch Đàn Lai là giống mới, có ưu thế trội và ưu thế lai rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ thành rừng, hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy sản xuất từ gỗ Bạch Đàn Cao Sản , B ạch Đàn Lai vượt trội hơn những cây trong quần thể chọn lọc và cây bố mẹ lai.

Bạch Đàn còn có công dụng làm thuốc, có thể dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp,…Thời gian thu hoạch cho Bạch Đàn Cao Sản là 6 năm sản lượng bình quân 60 tấn/1 ha với giá trị khai thác đạt trung bình 60 triệu/ha.

Bạch Đàn Cao Sản được coi là bước đột phá trong Ngành Lâm Nghiệp Việt Nam

So với vài năm trước, người nông dân chỉ quen với việc trồng một số loại cây để khai thác gỗ, xẻ ván thô, củi…bán cho người sử dụng với giá trị kinh tế thấp, nhiều khi còn bị thương lái ép bán giá rẻ.

Ngày nay, được nhà nước đầu tư và chuyển dịch đồng bộ từ nguồn giống, khâu trồng, đến khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ nên bà con nông dân đã mạnh dạn gieo ươm Bạch Đàn theo phương pháp cấy mô, đưa mô hình B ạch Đàn Cao Sản vào trồng đại trà , nâng cao chất lượng rừng… chỉ trong một thời gian ngắn người dân đã tiếp thu được khoa học kỹ thuật chuyển giao từ nhà khoa học, việc trồng rừng mới cũng từ đó có bước phát triển đột phá.

Nhiều bà con nông dân đã có thâm niên và rất thông thạo các khâu: ươm giống, chăm sóc cây trồng lâm nghiệp từ trước, nên khi đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật , giống cây Bạch Đàn Cao Sản vào trồng bà con ” như hổ thêm cánh”. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ và xuất khẩu gỗ Bạch Đàn Cao Sản vẫn đang có nhu cầu, nên không ít bà con đã ” thay da đổi thịt” nhờ trồng Bạch Đàn Cao Sản .

Hiện nay, trên cả nước có nhiều vùng chuyên canh trồng Cây Bạch Đàn Cao Sản. Ngay tại địa phương trồng đã mọc lên nhiều nhà xưởng sản xuất, khai thác, chế biến Gỗ Bạch Đàn Cao Sản đáp ứng được tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Từ đó, cũng giải quyết được lượng công việc lớn cho bà con nông dân, giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định và lâu dài. Giúp cải thiện môi trường sống, phủ xanh đất trống đồi trọc, là mô hình phát triển kinh tế bền vững của nhiều địa phương trên cả nước.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hỏi 1 Ha Trồng Được Bao Nhiêu Cây Bạch Đàn, Khoảng Cách Trồng Cây Bạch Đàn trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!