Xu Hướng 9/2023 # Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Rau Sạch Của Phụ Nữ Măng Đen # Top 15 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Rau Sạch Của Phụ Nữ Măng Đen # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Rau Sạch Của Phụ Nữ Măng Đen được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tháng 9/2023, mô hình được chính thức được thành lập và nhận được sự hỗ trợ 120 triệu đồng từ Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Từ nguồn kinh phí này, 30 phụ nữ tham gia mô hình được hỗ trợ 2 triệu đồng mỗi người, bên cạnh đó, các chị còn được tập huấn kỹ thuật trồng, cung cấp giống, phân bón, ống tưới, lưới vây…

Chị Trần Lan Phương – Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Kon Plông nhớ lại: để mô hình hoạt động hiệu quả, Hội đã chỉ đạo Hội LHPN xã Đăk Long đề ra quy chế hoạt động. Theo đó, việc kiểm tra, giám sát, sơ kết rút kinh nghiệm được diễn ra định kỳ tháng/quý/năm. Tiền quỹ, tiền tiết kiệm của mô hình được công khai, minh bạch. Có mô hình, các thành viên được thông tin, tư vấn kiến thức, kỹ thuật canh tác rau sạch thường xuyên. Chị em phụ nữ đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất. Áp dụng quy trình trồng và chăm sóc hoàn toàn bằng phân hữu cơ vi sinh, nên sản phẩm làm ra như: bắp sú, xu hào, mướp đắng, bầu, bí, rau cải, rau mồng tơi, hành, tỏi, cà chua bi, dưa leo bao tử… được bán rất chạy tại chợ trung tâm huyện Kon Plông, tạo nguồn thu ổn định từ 2 – 3 triệu đồng/tháng/thành viên.

Dần dần thương hiệu rau sạch, rau an toàn của mô hình được khẳng định và có đầu ra ổn định. Tuy nhiên, sản phẩm làm ra chưa được tập trung lại một mối, việc bán sản phẩm của mô hình cũng chưa được tập trung, nhiều chị em chỉ cung cấp cho thương lái tại chợ chứ chưa cung cấp cho nguồn khác, diện tích trồng rau của mỗi thành viên cũng dần bị thu hẹp do nhu cầu cần diện tích để xây dựng nhà ở ngày càng tăng, từ những hạn chế này, tháng 9/2023, Hội LHPN huyện Kon Plông tiếp tục xây dựng mô hình “Tổ phụ nữ hợp tác trồng và bán rau an toàn Măng Đen” nhằm mục đích phát triển mô hình “Tổ phụ nữ liên kết trồng rau sạch xứ lạnh” và giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm được tốt hơn.

Chị Phan Thị Thanh Hoa – chi hội trưởng Hội phụ nữ thôn Măng Đen, tổ trưởng của 2 mô hình, người trực tiếp quản lý và bán các sản phẩm rau sạch tại nhà lồng ở chợ trung tâm huyện Kon Plông cho hay: từ khi được đầu tư nhà lồng và có gian hàng, việc buôn bán được tập trung, các sản phẩm rau sạch bán chạy hơn, nguồn cung cũng tăng lên. Hiện tại ngoài người dân thôn Măng Đen, sản phẩm rau sạch còn cung cấp cho các đơn vị trường học bán trú, nội trú, các hộ kinh doanh buôn bán trong chợ, các nhà hàng, khách sạn, quán ăn trên địa bàn thôn Măng Đen và nhiều nơi khác, vậy nên, nguồn thu nhập cho mỗi thành viên vì thế cũng tăng lên, trung bình 5 – 6 triệu/tháng/thành viên.

Chị Nguyễn Thị Giang – chủ quán ăn Trà Giang, thôn Măng Đen là khách hàng thường xuyên của gian hàng rau sạch chia sẻ: vì biết rõ nguồn gốc của các loại rau, nên chị luôn yên tâm khi mua ở đây.

Để đa dạng sản phẩm, các thành viên của 2 mô hình cũng trồng thêm một số loại rau, cây trồng có giá trị kinh tế cao bên cạnh các loại rau hiện tại đang trồng như: lá sâm dây, rau bắp cải tím, ớt Đà Lạt, dưa leo Úc,… đồng thời, bày bán thêm một số sản phẩm dược liệu của mình tại gian hàng.

Chị Trần Lan Phương cho biết, thời gian tới, Hội LHPN huyện sẽ tiếp tục hướng dẫn Hội LHPN xã Đăk Long duy trì các mô hình thật tốt để tăng số lượng thành viên tham gia; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mô hình, chủ động thu hồi vốn, thay thế đối với những hộ gia đình thành viên thực hiện không hiệu quả; phối hợp triển khai tập huấn kỹ thuật để ứng phó nhiều loại sâu bệnh và thời tiết nhằm nâng cao năng suất; nhân rộng mô hình ra các xã khác trên địa bàn huyện./.

Bài, ảnh: CTV Đức Thành-PL-HT

Phụ Nữ Măng Đen Liên Kết Trồng Rau Sạch

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội Phụ nữ huyện Kon Plông đã khảo sát và hỗ trợ xây dựng mô hình Tổ phụ nữ liên kết trồng rau sạch cho 30 hội viên phụ nữ thôn Măng Đen (xã Đăk Long); mỗi mô hình được hỗ trợ 2,1 triệu đồng để mua giống và đầu tư làm mái che chắn cho vườn rau.

Tham quan vườn rau sạch rộng hơn 200m 2 của gia đình chị Phan Thị Thanh Hoa – Chi hội trưởng phụ nữ đồng thời là Tổ trưởng Tổ phụ nữ liên kết trồng rau sạch thôn Măng Đen thật thích thú vì được đắm mình trong không gian xanh của khu vườn xinh xắn, trải dài màu xanh của các loại rau mồng tơi, cải cúc, rau lang, rau mầm, cải bẹ xanh, su su…

Đi giữa những vạt đất được phân chia ngay hàng thẳng lối mới được cày xới, băm nhỏ để chuẩn bị gieo trồng những hạt rau mầm, chị Hoa khoe: Những năm trước đây, mùa này đâu gieo trồng được rau mầm nhưng bây giờ nhờ được hỗ trợ vốn để đầu tư mái che chắn cho vườn rau tránh bị mưa gió nên rau mầm có thể trồng quanh năm. Rau trồng đầy tháng có thể thu hoạch rồi lại xuống giống tiếp nên thu được nhiều vụ… Hơn nữa, đây là một trong loại rau đang được thị trường rất ưa chuộng nên giá thu mua cũng khá cao, 60.000 đồng/kg.

Ở cuối vườn rau sạch của chị Hoa là một vườn su su xanh mơn mởn. Chị Hoa cho biết, trồng su su không lấy trái như trước đây mà chủ yếu là để bán ngọn. Su su hiện là loại rau tiêu thụ mạnh nhất hiện nay tại thị trường Kon Plông nên cũng là loại rau bán được giá nhất trong cách loại rau sạch. Thời điểm cao nhất 90.000 đồng/kg nhưng rau thu đến đâu, bạn hàng đặt mua hết đến đó. Kết hợp với việc trồng nhiều loại rau, vườn rau sạch mang lại cho gia đình chị Hoa thu nhập trung bình từ 200.000-300.000 đồng/ngày.

Trước khi mô hình Tổ phụ nữ liên kết trồng rau sạch được thành lập, 30 thành viên tham gia mô hình đều trồng rau quanh vườn nhà để ăn; được mùa ăn không hết thì nhiều chị em mang ra chợ bán nên các chị cũng đều có kinh nghiệm trong việc trồng rau sạch. Tuy nhiên, cố lắm cũng chỉ được 2 vụ, mùa mưa thì đành chịu. Còn bây giờ, nhà vườn đã có mái che chắn cho vườn rau nên một năm có thể trồng 3-4 vụ – Chị Hoa vui vẻ khoe với chúng tôi về mô hình Tổ phụ nữ liên kết trồng rau sạch thôn Măng Đen.

Để đảm bảo vườn rau phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm, các chị em phụ nữ trong tổ liên kết đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn khá kỹ về cách trồng và chăm sóc, đặc biệt là cách ủ và sử dụng nguồn phân chuồng để chăm bón cho cây trồng.

Nhằm giúp chị em xây dựng mô hình trồng rau sạch đạt hiệu quả, chi hội phụ nữ thôn Măng Đen còn vận động các hội viên chăn nuôi heo để lấy nguồn phân chuồng bón cho cây trồng kết hợp làm hầm biogas để đảm bảo không ô nhiễm môi trường.

Chị Hoa đã đi đầu trong việc kết hợp này để làm gương cho các chị em phụ nữ khác trong thôn cùng học hỏi và làm theo. Đến nay, nhiều thành viên trong mô hình tổ liên kết đã phát triển mô hình trồng rau sạch và chăn nuôi heo kết hợp làm hầm biogas.

Mỗi hộ gia đình tham gia mô hình trồng rau sạch có diện tích vườn rau trung bình từ 50-200m 2. Để thị trường không bão hòa, các chị em phụ nữ trong tổ liên kết đã thống nhất phân chia nhau trồng các loại rau khác nhau, gắn với nhu cầu thị trường.

Mô hình vườn rau sạch đã mang lại cho mỗi gia đình hội viên trong tổ liên kết thu nhập từ 100.000-300.000 đồng/ngày, nâng mức thu nhập của mỗi hộ gia đình hội viên trung bình lên từ 60-70 triệu đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Lài – thành viên của mô hình cho biết, hoàn cảnh gia đình chị rất khó khăn, bản thân lại là lao động chính trong gia đình để nuôi 2 con ăn học (1 đang học cao đẳng, 1 đang học lớp 12) nên trước đây thường hay túng thiếu. Từ ngày tham gia vào Tổ liên kết trồng rau sạch, chị đã tận dụng toàn bộ gần 150m 2 đất vườn nhà để trồng rau.

Để mô hình mang lại hiệu quả, chị chăn nuôi thêm 2 con heo nái lấy nguồn phân bón phục vụ cho trồng trọt. Không chỉ có nguồn rau sạch ăn hàng ngày đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, mỗi ngày chị Lài còn có thêm thu nhập từ 100.000-200.000 nên cuộc sống đỡ vất vả hơn rất nhiều.

CTV Tú Quyên-HT

Hiệu Quả Mô Hình Tổ Phụ Nữ Liên Kết Trồng Rau Ở Hoàng Su Phì

BHG – Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên phụ nữ, đồng thời giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, từng bước hướng đến xây dựng liên kết bền vững trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp… là những hiệu quả tích cực mang lại từ mô hình Tổ phụ nữ liên kết trồng rau sạch do Hội LHPN huyện Hoàng Su Phì triển khai đến các chi hội trong thời gian qua.

Vườn rau sạch của các thành viên Tổ phụ nữ liên kết trồng rau xã Thàng Tín.

Đang miệt mài chăm sóc ruộng rau bắp cải trên thửa ruộng bậc thang của gia đình, chị Sùng Thị Súng, xã Thàng Tín phấn khởi cho biết: Sau khi Hội LHPN huyện triển khai xây dựng mô hình Tổ phụ nữ liên kết trồng rau sạch cung ứng cho trường bán trú, tôi đã chủ động tham gia ngay từ những ngày đầu. Từ nhu cầu của nhà trường, tôi cùng các thành viên khác trong tổ tích cực trồng các loại rau: Bắp cải, su hào, bí đỏ, rau cải, rau thơm các loại… để cung ứng cho nhà trường. Việc triển khai xây dựng mô hình đã giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho chị em phụ nữ. Không những thế còn giúp các nhà trường có nguồn cung cấp rau xanh ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm cho bữa ăn bán trú của các cháu học sinh.

Hoàng Su Phì có lợi thế về đất đai, khí hậu phù hợp với trồng rau, hoa. Tuy nhiên, hiện nay các hộ chủ yếu trồng nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình. Trong khi nhu cầu về rau xanh của các trường học bán trú trên địa bàn là rất lớn. Nhận thấy tiềm năng đó, Hội LHPN huyện đã chủ động phối hợp với Phòng GD&ĐT tiến hành ký kết cung ứng rau sạch và thành lập các Tổ phụ nữ liên kết trồng rau cung ứng cho các trường bán trú trên địa bàn. Đến nay, đã thành lập được 14 tổ/14 xã. Mô hình đã đem lại lợi ích kép khi vừa giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hội viên phụ nữ vừa tạo nguồn cung ứng rau xanh ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm cho bữa ăn bán trú của các nhà trường.

Với nguồn rau đa dạng (Su hào, bắp cải, bí đỏ, cà chua… ) đảm bảo chất lượng, sản phẩm rau của các tổ liên kết đã cung cấp cho 14 trường bán trú trên địa bàn huyện. Bình quân mỗi ngày, các tổ cung cấp ra thị trường hàng trăm kg rau sạch; doanh thu hàng tháng trung bình mỗi thành viên trong tổ đạt từ 2-3 triệu đồng/tháng, cao hơn so với trồng các loại cây lương thực truyền thống. Việc triển khai mô hình đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân từ manh mún, nhỏ lẻ sang liên doanh, liên kết, áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Không những vậy, còn tăng cường sự đoàn kết, liên kết giúp đỡ, chia sẻ khó khăn của hội viên phụ nữ, góp phần thúc đẩy các mô hình phát triển kinh tế tại địa phương, đóng góp vào công cuộc giảm nghèo bền vững.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Rau Sạch Tại Bản Sa Ná

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2023, Trung tâm GDNN- GDTX huyện Quan Sơn phối hợp với UBND xã Na Mèo đã tiến hành triển khai mô hình làm vườn mẫu tại bản Sa Ná và lớp học nghề nông nghiệp đã bế giảng vào 13/01/2023 vừa qua. Các học viện nhận chứng chỉ học nghề trong ngày bế giảnglớp học

Đây là chương trình dự án dạy nghề nhằm hỗ trợ các hộ gia đình tổ chức lao động sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, góp phần tạo thêm việc làm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Sau khi triển khai, dự án trồng rau sạch tại Sa Ná đã có 35 hộ gia đình hăng hái, tích cực tham gia thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực. của hộ gia đình với sản phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng. Sau đó là giới thiệu được sản phẩm có uy tín và chất lượng khi có nhu cầu trao đổi, mua bán. Gặp các hộ gia đình tham gia dự án trồng rau tại Sa Ná, mọi người đã có chung một chia sẻ: “Mô hình rau an toàn ở Sa Ná hiện nay đang có uy tín trên địa bàn trong và ngoài xã, mỗi khi lấy rau ra Bo Hiềng, Xộp Huối hoặc mang xuống chơ Sơn Thủy bán đều dễ dàng tiêu thụ và được người tiêu dùng rất ưa chuộng”. Đây thực sự là một tín hiệu vui từ một mô hình sản xuất mới khởi đầu mà đã có được một “thương hiệu” cho sản phẩm.Một là: Hình thành cho người lao động ý thức cao trong thực hiện các quy trình kỹ thuật Trước đây bà con trong thôn bản thường quen với cách thâm canh cây trồng truyền thống cho năng suất thấp. Từ khi tham gia dự án học nghề, được tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đầu tư chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật, thâm canh cây trồng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Từ đó bà con ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiến bộ của khoa học- kỹ thuật vào trong lao động sản xuất. Hai là: Tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Là thôn bản thuần nông, chủ yếu là trồng lúa và phát triển kinh tế rừng. Nay triển khai thêm mô hình trồng rau sạch, đã tạo thêm việc làm đáng kể và thường xuyên cho nhiều đối tượng, đặc biệt là phù hợp với người có tuổi cao sức yếu, người khuyết tật hoặc khi nông nhà. Ba là: Tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật thâm canh, chăm bón và quy trình sản xuất an toàn cũng đã góp phần bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, các vi sinh vật có lợi, cân bằng sinh thái, đồng thời bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và tạo ra sản phẩm an toàn cho xã hội mang lại nhiều lợi ích thiết thực.. Bốn là: Đáp ứng được nhu cầu rau ăn và sản phẩm có uy tín khi đưa ra thị trường T rước tiên là đáp ứng được nhu cầu sử dụng rau ăn hàng ngày ngay tại vườn trồng

Một góc mô hình trồng rau tại bản Sa Ná

Đ/c: Ngân Phúc Hậu- Phó Chủ tịch UBND xã Na Mèo đến thăm mô hình

Hiệu quả từ mô hình làm vườn rau sạch áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ mở ra một hướng chuyển đổi phương thức sản xuất mới làm đa dạng thêm các ngành nghề sản xuất ở nông thôn, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là tạo việc làm phù hợp với lao động yếu sức và người khuyết tật. Tạo ra sản phẩm sạch phục vụ cuộc sống cũng như tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô hình hiệu quả, cần được triển khai nhân rộng trên phạm vi toàn xã./.

Phạm Tuấn Vinh TTHTCĐ Na Mèo Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2023, Trung tâm GDNN- GDTX huyện Quan Sơn phối hợp với UBND xã Na Mèo đã tiến hành triển khai mô hình làm vườn mẫu tại bản Sa Ná và lớp học nghề nông nghiệp đã bế giảng vào 13/01/2023 vừa qua. Các học viện nhận chứng chỉ học nghề trong ngày bế giảnglớp học

Đây là chương trình dự án dạy nghề nhằm hỗ trợ các hộ gia đình tổ chức lao động sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, góp phần tạo thêm việc làm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Sau khi triển khai, dự án trồng rau sạch tại Sa Ná đã có 35 hộ gia đình hăng hái, tích cực tham gia thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực. của hộ gia đình với sản phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng. Sau đó là giới thiệu được sản phẩm có uy tín và chất lượng khi có nhu cầu trao đổi, mua bán. Gặp các hộ gia đình tham gia dự án trồng rau tại Sa Ná, mọi người đã có chung một chia sẻ: “Mô hình rau an toàn ở Sa Ná hiện nay đang có uy tín trên địa bàn trong và ngoài xã, mỗi khi lấy rau ra Bo Hiềng, Xộp Huối hoặc mang xuống chơ Sơn Thủy bán đều dễ dàng tiêu thụ và được người tiêu dùng rất ưa chuộng”. Đây thực sự là một tín hiệu vui từ một mô hình sản xuất mới khởi đầu mà đã có được một “thương hiệu” cho sản phẩm.Một là: Hình thành cho người lao động ý thức cao trong thực hiện các quy trình kỹ thuật Trước đây bà con trong thôn bản thường quen với cách thâm canh cây trồng truyền thống cho năng suất thấp. Từ khi tham gia dự án học nghề, được tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đầu tư chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật, thâm canh cây trồng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Từ đó bà con ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiến bộ của khoa học- kỹ thuật vào trong lao động sản xuất. Hai là: Tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Là thôn bản thuần nông, chủ yếu là trồng lúa và phát triển kinh tế rừng. Nay triển khai thêm mô hình trồng rau sạch, đã tạo thêm việc làm đáng kể và thường xuyên cho nhiều đối tượng, đặc biệt là phù hợp với người có tuổi cao sức yếu, người khuyết tật hoặc khi nông nhà. Ba là: Tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật thâm canh, chăm bón và quy trình sản xuất an toàn cũng đã góp phần bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, các vi sinh vật có lợi, cân bằng sinh thái, đồng thời bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và tạo ra sản phẩm an toàn cho xã hội mang lại nhiều lợi ích thiết thực.. Bốn là: Đáp ứng được nhu cầu rau ăn và sản phẩm có uy tín khi đưa ra thị trường T rước tiên là đáp ứng được nhu cầu sử dụng rau ăn hàng ngày ngay tại vườn trồng

Một góc mô hình trồng rau tại bản Sa Ná

Đ/c: Ngân Phúc Hậu- Phó Chủ tịch UBND xã Na Mèo đến thăm mô hình

Hiệu quả từ mô hình làm vườn rau sạch áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ mở ra một hướng chuyển đổi phương thức sản xuất mới làm đa dạng thêm các ngành nghề sản xuất ở nông thôn, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là tạo việc làm phù hợp với lao động yếu sức và người khuyết tật. Tạo ra sản phẩm sạch phục vụ cuộc sống cũng như tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô hình hiệu quả, cần được triển khai nhân rộng trên phạm vi toàn xã./.

Phạm Tuấn Vinh TTHTCĐ Na Mèo

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Rau Sạch Trong Trường Mầm Non

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sạch trong trường mầm non

(GDTĐ) – Những luống rau xanh mướt hiện hữu trong trường mầm non là một trong những “điểm nhấn” xây dựng trường mầm non xanh- sạch đẹp, tạo ra sự khác biệt, ưu thế của môi trường giáo dục trường mầm non với các cấp học khác, mang lại hiệu quả phát triển toàn diện trong chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ…

Là trường điểm của ngành Giáo dục huyện Đan Phượng về chất lượng chăm sóc trẻ và môi trường giáo dục xanh – sạch – đẹp – an toàn – thân thiện, trường Mầm non Thọ Xuân được UBND huyện đầu tư hơn 600 triệu đồng, dành hẳn một khoảng diện tích rộng 800m 2 trong khuôn viên của nhà trường để làm nhà lưới trồng rau sạch, rau an toàn, cung cấp toàn bộ rau sạch cho bữa ăn của hơn 600 trẻ đang theo học tại trường. Mầm non Thọ Xuân còn là một trong số trường mầm non dành tới 50% diện tích để xây dựng sân vườn, tạo không gian sinh hoạt, vui chơi trong lành, an toàn và thân thiện cho trẻ.

Nhìn trẻ hào hứng chăm sóc vườn rau, cùng cô giáo thu hoạch rau, củ và sơ chế đóng gói rau với nét mặt rạng rỡ, phấn khởi và động tác khá thuần thục; đặc biệt là sự háo hức khi được thưởng thức những món ăn được làm từ sản phẩm mình vừa thu hoạch mới thấy được hết ý nghĩa và giá trị của vườn rau sạch của nhà trường.

Cô giáo Trần Thị Bích Hiếu- Hiệu trưởng trường MN Thọ Xuân cho biết: Nhà trường có diện tích 10.300 m2 với 18 nhóm lớp, 633 trẻ. Trường có 100% trẻ ăn bán trú… Qua quá trình sử dụng mô hình nhà lưới trồng rau an toàn, nhà trường thấy được tính hiệu quả rất cao. Mô hình vườn rau an toàn của trường không những cung cấp 100% rau sạch cho bếp ăn bán trú của trường mà qua đây, trẻ còn được tham gia trải nghiệm làm quen những công việc hàng ngày của bác nông dân như xới đất, gieo hạt, tưới nước chăm sóc rau, thu hoạch, đóng gói rau; trẻ được hướng dẫn vận chuyển rau về bếp giúp cô cấp dưỡng, được thực hành những công việc vừa sức của mình.

Theo cô Hiếu, Ban giám hiệu nhà trường rất chú trọng quản lý, giám sát, chỉnh trang vườn rau, chọn các loại rau phù hợp để trồng, qua đó giữ cho vườn rau luôn xanh tốt, phát triển, góp phần xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện, lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình vườn rau sạch, rau an toàn này cũng góp phần nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ, đẩy lùi tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Cuối năm học nhà trường giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn 2% thể nhẹ cân và thấp còi…

Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng Bùi Thị Thanh Hải cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 trường áp dụng mô hình trồng rau sạch, rau an toàn trong trường. Trong đó, trường MN Thọ Xuân và MN Phương Bình đã triển khai được nhiều năm còn trường MN Liên Hồng bắt đầu triển khai trong năm học 2023-2023 này. Chúng tôi rất muốn nhân rộng mô hình này trong các trường có quỹ đất, bởi thực tế cho thấy trẻ được thụ hưởng nhiều lợi ích từ các vườn rau sạch do chính các tay cô giáo trồng và chăm sóc… Những vườn rau này không chỉ cung cấp rau sạch mà còn giúp giáo dục, nâng cao ý thức lao động, yêu thiên nhiên của học sinh trong trường. Nhà trường đã phát huy được hiệu quả của mô hình, giúp trẻ có không gian vui chơi, hoạt động ngoài trời, làm giáo cụ trực quan giúp trẻ được trải nghiệm trong môi trường lành mạnh để trẻ làm quen với thế giới thực vật sinh động. Thông qua các giờ học ngoại khóa tại vườn cho các bé tiếp xúc với hoạt động trồng trọt đã giúp trẻ phân biệt được các loại rau, củ, quả, biết chăm sóc và thu hoạch cây trồng, đồng thời nhận thức được lợi ích của việc trồng rau sạch đối với môi trường sống xung quanh. Phụ huynh cũng rất phấn khởi và tin tưởng khi gửi con đến trường, không còn băn khoăn về nỗi lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Là chương trình nhận được sự quan tâm chỉ đạo của huyện nên các trường có thuận lợi được huyện đầu tư, đồng thời yêu cầu Phòng Kinh tế của huyện hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn rau cho các trường… Về phía các nhà trường, không chỉ sử dụng rau sạch cho bữa ăn bán trú của trẻ mà còn lên kế hoạch chi tiết tổ chức cho trẻ các khối lớp tham gia các hoạt động trải nghiệm tại vườn rau. Đối với việc trồng, thu hoạch rau, nhà trường đều phải có sổ sách ghi chép đầy đủ đầu vào, đầu ra cũng như việc hạch toán.

Bà Hải cũng chia sẻ: Việc trồng và chăm sóc các vườn rau sạch khá kỳ công. Các trường thường phân công cho tổ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, thấy được lợi ích của mô hình này nên các trường đã sáng tạo triển khai, coi đây là một trong những nhiệm vụ trong nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phần lớn học sinh không biết về lợi ích của các thực phẩm mà các em ăn hàng ngày. Các em chỉ thích những món ăn yêu thích như thịt, bơ sữa, bánh kẹo và không ăn đa dạng thực phẩm, lười ăn rau, hoa quả… Thực tế, việc trẻ em, nhất là trẻ em thành thị bị thừa cân béo phì là do chế độ ăn uống thừa năng lượng nhưng thiếu vi chất, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, trong đó có các vi chất từ các thực phẩm rau xanh, hoa quả. Vì vậy, việc giáo dục các em ý thức về những phực phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe trong trường học rất cần triển khai sớm. Có nhiều hình thức giúp học sinh ý thức được việc này và hiện nhiều trường học đang tích cực tích hợp ngay trong các buổi ngoại khóa, lao động, trồng cây, rau xanh và trong các bữa ăn hàng ngày…

Trong những năm học gần đây, ngành học Giáo dục mầm non Hà Nội không ngừng đổi mới hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN. Đặc biệt, từ năm 2023 đến nay, ngành đã chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường sinh thái trong trường học. Qua đó, đã có 522 trường có 50% diện tích sân vườn là sân cỏ; 366 trường có vườn cây ăn quả; 637 trường có vườn rau của bé; 886 trường có khu vui chơi thể chất… Mỗi trường một hình thức thiết kế tận dụng diện tích phù hợp với điều kiện nhà trường, tạo ra sự khác biệt, ưu thế của môi trường giáo dục trường mầm non với các cấp học khác, mang lại hiệu quả phát triển toàn diện chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, tiêu biểu như các trường MN quận Long Biên, các trường MN huyện Sóc Sơn, huyện Đan Phượng, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Phú Xuyên, Thanh Oai … Năm học 2023-2023, ngành tiếp tục chỉ đạo các nhà trường quan tâm thiết kế khung cảnh sư phạm thân thiện sáng- xanh-sạch- đẹp- an toàn, tận dụng diện tích mặt đất, tầng tum tạo sân vườn sinh thái, quy hoạch cây xanh bóng mát, cây ăn quả, vườn rau…

Anh Trà – nguồn: Tạp chí Giáo dục Thủ đô số 106+107, tháng 11/2023

Những Mô Hình Trồng Rau Sạch Hiệu Quả

1. Trồng rau trong thùng xốp

Cực kỳ đơn giản, dễ dàng thực hiện và không tốn nhiều chi phí là ưu điểm của phương pháp này. Tuy nhiên, bạn phải dành thời gian chăm bón và có kiến thức về trồng rau.

Đây được xem là mô hình trồng rau sạch hiệu quả được ứng dụng nhiều nhất. Mô hình này thường được sử dụng cho vườn trên sân thượng, có không gian nhất định, diện tích không quá nhỏ, nếu không thì lượng rau thu được sẽ không nhiều.

Để trồng rau trong thùng xốp, bạn cần mua đất sạch, phân hữu cơ, hạt giống… Không nên gieo quá nhiều hạt trong 1 thùng để tránh cây mọc quá gần nhau, không đủ không gian để phát triển. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp trồng chung nhiều loại rau như: rau húng, rau thơm, rau mùi, ngò, hành…

2. Trồng rau trong ống nhựa

Việc hạn chế về đất đai và diện tích vườn khiến trồng rau trong ống nhựa là mô hình trồng rau sạch hiệu quả được rất nhiều người ứng dụng. Ưu điểm lớn của mô hình này là sự tiện lợi, nhỏ gọn, không cần nhiều diện tích.

Tùy loại rau bạn muốn trồng mà chọn kích cỡ ống cho phù hợp, sau đó khoan các lỗ tròn cách đều nhau. Đặt 1 lớp sỏi mỏng phía bên dưới rồi cho đất trồng hữu cơ lên trên, rồi gieo hạt giống. Bạn cũng có thể linh hoạt đặt ống nằm ngang hoặc đặt thằng đứng để phù hợp với vườn rau nhà bạn.

3. Trồng rau trong chai nhựa

Đây là mô hình trồng rau sạch hiệu quả và mang lại khu vườn độc đáo, lạ mắt cho góc tường nhà bạn. Rau xanh được nằm gọn trong chai nhựa, không hề chiếm nhiều không gian mà còn trồng được đa dạng các loại rau. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng những cửa sổ, góc tường, không gian trống… rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích “khiêm tốn”.

Ngoài chai nhựa, bạn cũng có thể tận dụng các loại xô nhựa, bình nhựa, giỏ mây… Việc này tiết kiệm được khá nhiều chi phí vì bạn có thể tận dụng những đồ cũ, không còn sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể treo chúng lên cao, không cần diện tích sàn, phù hợp với nhà ở thành phố. Cách trồng này rất phù hợp với những loại rau gia vị, cà chua bi, ớt… Bên cạnh đó, kết hợp trồng thêm thùng xốp bên dưới giúp bạn trồng được nhiều loại rau hơn.

4. Trồng rau thủy canh

Nói đến những mô hình trồng rau sạch hiệu quả không thể thiếu đi trồng rau thủy canh. Rau được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa nguồn sâu bệnh, độc tố và không bị cỏ dại. Rễ cây hút chất dinh dưỡng trực tiếp từ dung dịch dinh dưỡng, giúp cây phát triển tốt, cho năng suất cao. Bạn nên tìm mua dung dịch thủy canh ở những nơi đáng tin cậy để được tư vấn và mua sản phẩm chất lượng.

Hy vọng qua những chia sẻ của Ăn Sạch Uống Sạch sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiều mô hình trồng rau sạch hiệu quả và tìm được mô hình phù hợp với gia đình bạn. Thậm chí bạn còn có thể tìm cho mình một mô hình trồng rau sạch kinh doanh nếu bạn muốn “làm giàu” từ rau sạch nữa đấy!

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)

Cập nhật thông tin chi tiết về Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Rau Sạch Của Phụ Nữ Măng Đen trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!