Bạn đang xem bài viết Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Lợn Bằng Chế Phẩm Sinh Học Bioge được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chăn nuôi theo cách cũ khiến người chăn nuôi hầu như không có lời. Bởi chi phí cao, dịch bệnh nhiều, hiệu quả thấp, chuồng trại bị ô nhiễm. Nhờ ứng dụng chế phẩm sinh học Bioge hiệu quả mô hình chăn nuôi Lợn nái sinh sản, lợn thịt… đạt năng suất cao tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường.
SẢN PHẨM THUỘC DỰ ÁN: ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT XỬ LÝ PHỤ PHẨM TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TẠI TỈNH VĨNH PHÚC
Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa Học Công Nghệ. Cơ quan chuyển giao công nghệ: Viện Môi Trường Nông Nghiệp – Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam.
Việc chăn nuôi lợn bằng chế phẩm sinh học mang lại nhiều lợi ích. Trước hết là tận dụng sản phẩm từ nông nghiệp như: cám gạo, ngô, đậu, đỗ; bã bia, xác cá… tất cả xay, nghiền ngay tại nhà, sau đó được phối trộn cùng với chế phẩm sinh học để lên men… nên giảm chi phí thức ăn công nghiệp. Bên cạnh đó, việc sử dụng thức ăn từ nông nghiệp giảm lượng kháng sinh dùng trong chăn nuôi, tạo sản phẩm thịt sạch, an toàn tới tay người tiêu dùng… Theo tính toán, chăn nuôi an toàn bằng thức ăn tự xay trộn giúp giảm chi phí 10% so với thức ăn công nghiệp. Nhờ ứng dụng sản phẩm men tiêu hóa vi sinh Bioge chứa vi sinh vật hữu ích và enzyme tiêu hóa, bổ sung vào thức ăn cho lợn, giúp cân bằng hệ vi sinh vật ruột, phòng trị hữu hiệu bệnh tiêu chảy, phân sống, rối loạn tiêu hóa. Hỗ trợ tiêu hóa lợn ăn nhiều, tăng hấp thu dưỡng chất thức ăn, giảm hệ số sử dụng thức ăn từ đó giảm chi phí chăn nuôi.
Gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện thành công mô hình nuôi lợn bằng thức ăn ủ men và sử dụng đệm lót sinh học. Bằng việc sử dụng thức ăn ủ men kết hợp với sử dụng đệm lót sinh học, nông dân có thể tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng mỗi năm trong chăn nuôi heo quy mô trang trại.
Theo kinh nghiệm ông Lê Hồng Sang (Thôn Chiến Thắng, xã Phương Khoan, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc), việc sử dụng thức ăn ủ men cho heo cho kết quả tốt hơn thức ăn công nghiệp. Đối với heo nuôi thịt, nó giúp giảm mùi hôi trong chăn nuôi và giảm 80-90% bệnh tiêu chảy ở heo, đặc biệt là giai đoạn heo con; heo thịt khỏe mạnh, da hồng hào, tiêu hóa tốt và heo ăn nhiều hơn, phân thải ra ít hơn; chất lương thịt tốt. Thương lái rất thích mua heo ăn thức ăn ủ men này. Đặc biệt, khi dùng thức ăn ủ men, giá thức ăn giảm 10% (tương đương khoảng 1.000 đồng/kg thức ăn) và rút ngắn thời gian nuôi 10 – 15 ngày so với cách nuôi truyền thống. Đối với heo nái mang thai và heo nái nuôi con, khi sử dụng thức ăn ủ men cũng cho kết quả rất tốt. Heo nái nuôi con cho sữa tốt, heo con bú sữa mẹ hồng hào, mập mạp, phân thải ít do tỷ lệ tiêu hóa tăng. Heo nái sau cai sữa mau lên giống và vẫn giữ được thể trạng tốt sau 2 tháng nuôi con.
* Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa Học Công Nghệ
* Cơ quan chủ trì dự án: Công ty TNHH DV Ngọc Anh
* Cơ quan chuyển giao công nghệ: Viện Môi Trường Nông Nghiệp – Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam.
CÔNG TY TNHH ĐT MÔI TRƯỜNG XANH VĨNH PHÚC
PHÂN PHỐI BỞI:
Đc: Thôn 8, Kim Long, Tam Dương, Vĩnh Phúc
Hotline: 07 880 880 06 – 0982 030 395
Web: https://bioge.vn/
Hiệu Quả Chế Phẩm Sinh Học Pigmax Trong Chăn Nuôi Lợn Thịt Ở Vĩnh Phúc
Thứ năm – 02/04/2015 09:52
*Áp dụng thành công chế phẩm sinh học PigMAX trong chăn nuôi lợn Chế phẩm sinh học PigMAX do Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Mùa Xuân – BioSpring sản xuất và cung ứng có chủng giống vi sinh vật được tuyển chọn bởi các nhà khoa học hàng đầu thuộc Đại học Hoàng gia Anh, định danh bằng công nghệ gen và nhân giống bằng công nghệ lên men sinh bào tử, có thể chịu được nhiệt độ trên 90oC (bền hơn so với các loại men sống khác), chịu được môi trường axit, do đó không bị phân hủy khi đi qua dạ dày trước khi tới ruột non để phát huy hết tác dụng.
Tháng 8/2014, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Công ty Mùa Xuân- BioSpring xây dựng mô hình thử nghiệm chế phẩm sinh học PigMAX trong chăn nuôi lợn thịt tại HTX chăn nuôi Hoàng Long, xã Nguyệt Đức (Yên Lạc). Tham gia mô hình có 8 hộ chăn nuôi, với tổng số 100 con lợn, trọng lượng 30kg/con và lô đối chứng trọng lượng 33kg/con. Sau gần 3 tháng nuôi, lô thử nghiệm tăng trọng nhanh hơn, trọng lượng trung bình đạt 93kg/con, trong khi lô đối chứng chỉ đạt 90kg/con (lô thử nghiệm nặng hơn 6kg so với lô đối chứng). Ngoài việc tăng trọng nhanh hơn, lợn cho ăn bổ sung chế phẩm sinh học PigMAX còn có ngoại hình đẹp, mông, vai nở, da hồng, lông mượt nên được nhiều thương lái chọn mua. Bên cạnh đó, chất thải cũng nhẹ mùi hơn rất nhiều, không hôi thối như cho ăn cám công nghiệp thuần túy. Thành công từ mô hình, trong thời gian tới, Trung tâm Giống vật nuôi tiếp tục phối hợp với Công ty Mùa Xuân – BioSpring triển khai thêm nhiều mô hình để có căn cứ, tiến tới áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh.
Những năm gần đây, men vi sinh đã được nhiều hộ chăn nuôi lợn sử dụng để bổ sung vào thức ăn cho hiệu quả rất rõ rệt cả về mặt lợi nhuận cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm men vi sinh, trong đó chế phẩm sinh học (men vi sinh) PigMAX do Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Mùa Xuân – BioSpring sản xuất đã được thử nghiệm rộng rãi tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước và được người chăn nuôi đánh giá là một sản phẩm có nhiều đặc tính ưu việt. Nhằm chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến cho các trang trại, hộ chăn nuôi lợn tại Vĩnh Phúc, từ tháng 8/2014 Công ty Mùa Xuân đã phối kết hợp với Trung tâm Giống vật nuôi xây dựng mô hình thử nghiệm chế phẩm sinh học PigMAX trong chăn nuôi lợn thịt tại HTX chăn nuôi Hoàng Long, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc. Mô hình có 8 hộ tham gia với số đầu lợn được thử nghiệm là 100 con. Ngay khi bước vào thực hiện mô hình, Trung tâm Giống vật nuôi đã phối hợp với cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Mùa Xuân chỉ đạo hộ dân tiến hành vệ sinh chuồng trại, chọn giống, phân lô thử nghiệm – đối chứng, tập huấn kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, cách ghi chép theo dõi mức độ sinh trưởng của đàn vật nuôi. Đến nay mô hình đã thực hiện được gần 3 tháng, đàn vật nuôi đã sắp xuất chuồng, theo đánh giá của các hộ tham gia mô hình việc sử dụng chế phẩm sinh học PigMAX đem lại những thay đổi rất tích cực. Ông Hoàng Quang Lộc – Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Hoàng Long cho biết: Từ khi được chọn là hộ tham gia mô hình thử nghiệm chế phẩm sinh học PigMAX ông xác định: Phải theo dõi thật cận thận để không chỉ rút kinh nghiệm cho bản thân mà còn tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con xã viên trong HTX. Theo đánh giá của ông Lộc, đàn lợn ở lô thử nghiệm cho ăn thức ăn có bổ sung chế phẩm sinh học PigMAX sinh trưởng nhanh hơn hẳn so với đàn lợn ở lô đối chứng. Cụ thể, khi bắt đầu làm mô hình đàn lợn ở lô đối chứng có trọng lượng trung bình lớn hơn 3 kg so với lô thử nghiệm (cụ thể, lô đối chứng là 33 kg/con, lô thử nghiệm 30 kg/con). Tuy nhiên, sau 2,5 tháng nuôi đàn lợn ở lô thử nghiệm đã tăng trọng nhanh hơn, trọng lượng trung bình 93 kg/con trong khi đàn lợn ở lô đối chứng là 90kg/con. Ngoài việc tăng trọng nhanh hơn 6 kg, lợn cho ăn bổ sung chế phẩm sinh học còn có ngoại hình đẹp, mông, vai nở, da hồng, lông mượt nên được thương lái rất thích; chất thải của vật nuôi cũng rất nhẹ mùi chứ không hôi như lợn cho ăn thuần túy cám công nghiệp. Từ kết quả mô hình thử nghiệm, gia đình ông đã tự chi tiền mua chế phẩm sinh học PigMAX để bổ sung vào khẩu phần ăn của cả đàn trên 200 con lợn thịt trong trang trại và sẽ tuyên truyền để nhân rộng mô hình ra các xã viên cũng như hộ chăn nuôi tại địa phương. Được biết, chế phẩm sinh học PigMAX do Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Mùa Xuân sản xuất và cung ứng có chủng giống vi sinh vật được tuyển chọn bởi các nhà khoa học hàng đầu thuộc Đại học Hoàng gia Anh, được định danh bằng công nghệ gen, được nhân giống bằng công nghệ lên men sinh bào tử, có thể chịu được nhiệt độ trên 90 oC (bền hơn so với các loại men sống khác); chịu được môi trường axit, do đó chúng không bị phân hủy khi đi qua dạ dày trước khi tới ruột non để phát huy tác dụng. Ngoài địa bàn huyện Yên Lạc, hiện nay Trung tâm Giống vật nuôi đang tiếp tục phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ sinh học mùa xuân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học PigMAX trong chăn nuôi lợn thịt tại các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh. Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng thực sự đang mang lại hiệu quả kép đó là: Nâng cao hiệu quả về kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đây là hai yếu tố quan trọng hàng đầu đối với người chăn nuôi. Hy vọng việc sử dụng chế phẩm sinh học PigMAX sẽ được người chăn nuôi Vĩnh Phúc đón nhận một cách tích cực. Mục đích của mô hình thử nghiệm là hướng dẫn người chăn nuôi lợn tại các vùng đông dân cư sinh sống áp dụng, hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, ứng dụng từ khoa học thiết thực, góp phần trực tiếp vào đổi mới cách chăn nuôi truyền thống, giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân nhằm góp phần xây dựng thành công cho các xã nông thôn mới theo hướng chăn nuôi bền vững và phát triển ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Tác giả bài viết: Bảo Anh (tổng hợp)
{Chia Sẻ} Chế Phẩm Sinh Học Trong Chăn Nuôi Hiệu Quả Cao
Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được chiết xuất, điều chế từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên thông qua các nghiên cứu thực nghiệm. Các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên này bao gồm: các nguồn từ thực vật (rong, tảo, rêu…) động vật (công trùng, giun…) và các vi sinh vật.
Hiện nay chúng ta thường gặp các chế phẩm sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: trong trồng trọt có thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học,… Trong chăn nuôi thì có đệm lót sinh học, cám vi sinh…. Hay là sản phẩm vi sinh bổ sung các lợi khuẩn cho nguồn nước, thức ăn thủy sản….
Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn một khía cạnh mà chế phẩm sinh học đang đóng góp trong nền nông nghiệp ở bài viết này, đó là những chế phẩm sinh học có vai trò như thế nào và đang được sử dụng ra sao trong chăn nuôi.
Vai trò và cơ chế của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi
Chế phẩm sinh học cùng với cơ chế hoạt động của nó có đóng góp không nhỏ trong phát triển nền nông nghiệp chăn nuôi, cụ thể như:
Trong chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có chứa các vi khuẩn có lợi như bacteroides, clostridium,…là những vi khuẩn cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi, đặc biệt là cung cấp vitamin và các axit béo cho vật nuôi. Nhờ đó vật nuôi sẽ có hệ tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ nhiều dinh dưỡng, phát triển nhanh hơn.
Chế phẩm sinh học sau khi được vật nuôi hấp thụ sẽ sản xuất ra các enzyme như lipaza, amilaza,…các enzyme này là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa các thức ăn mà vật nuôi ăn thành dinh dưỡng để phát triển. Đồng thời các chế phẩm sinh học còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết để phát triển như axit amin, axit béo và vitamin….
Ngoài ra, một số vi sinh, vi khuẩn còn tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật, từ đó giúp hệ tiêu hóa của vật nuôi hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Hấp thụ được tối đa nguồn dinh dưỡng từ thức ăn, giúp vật nuôi lớn nhanh, khỏe mạnh và giảm nhiễm bệnh.
Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh hoạt phát huy tác dụng dựa trên cơ chế tác động chính đó là:
Các chế phẩm sinh học sau khi vào cơ thể vật nuôi sẽ kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi, sản sinh đề kháng để có thể ngăn ngừa và chống lại bệnh trên vật nuôi. Tùy theo chế phẩm sử dụng, môi trường hay cách sử dụng khác nhau mà các chế phẩm sẽ kích thích vật nuôi sản sinh các miễn dịch khác nhau.
Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có chứa các vi khuẩn vi sinh có lợi, chúng có khả năng chống lại và loại bỏ các vi khuẩn, các mầm bệnh gây hại thông qua việc bám dính, xâm lấn bề mặt hệ tiêu hóa của vật nuôi. Tạo ra cơ chế bảo vệ qua việc cạnh tranh thức ăn và điểm bám trong hệ tiêu hóa chống lại các mầm bệnh.
Chế phẩm sinh học đã được chúng minh là có thể sinh ra các chất diệt khuẩn chống lại một số mầm bệnh thông thường có trên vật nuôi.
Ngoài ra, một số chế phẩm nhất định có khả năng làm tăng lượng bạch cầu và bạch huyết trong máu vật nuôi, kích hoạt hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và sinh trưởng của vật nuôi.
Ứng dụng của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi gia cầm, chế phẩm sinh học được sử dụng để hỗ trợ trong xử lý chuồng trại, làm thức ăn cho gia cầm đặc biệt là với mô hình nuôi gà.
Già cầm có lớn và khỏe mạnh không bị nhiễm bệnh có đóng góp vai trò không nhỏ của chuồng nuôi. Chuồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng sẽ giúp cho dịch bệnh không có cơ hội phát sinh, dàn gia cầm sinh trưởng khỏe mạnh không bị gián đoạn.
Xử lý chuồng nuôi khỏi mùi và các mầm mống gây bệnh. Trong chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà nói riêng, người chăn nuôi có phương pháp truyền thống được sử dụng từ rất lâu để xử lý chuồng trước khi nuôi là khử khuẩn và mầm bệnh bằng vôi bột. Cách làm này vẫn đem lại một hiệu quả nhất định nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để. Nhưng khi áp dụng cùng chế phẩm sinh học để xử lý vấn đề này đã mang lại hiệu quả cao hơn, thậm chị mùi hôi của chuồng trại cũng được giải quyết một cách triệt để nhất.
Chất thải của gà thường có mùi hôi và khó xử lý do được cung cấp các nguồn thức ăn và dinh dưỡng khác nhau theo mục đích của nhà chăn nuôi. Nếu không xử lý kịp thời nguồn chất thải phân gà này kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến vệ sinh chuồng trại đã chuẩn bị trước đó và gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi.
Để xử lý vấn đề trên phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học trong chuồng nuôi gà đã mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Chế phẩm EMZEO chăn nuôi đang là chế phẩm được sử dụng rộng rãi để làm đệm lót chuồng nuôi. Đệm lót sinh học này dễ thực hiện, có thể áp dụng với nhiều dạng chuồng nuôi khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được công năng.
Làm đệm lót sinh học có thể được thực hiện qua 3 bước đơn giản và dễ thực hiện sau:
Bước 1: Trải một lượt vỏ trấu hoặc mùn, thường là mùn gỗ cưa dày khoảng 8 đến 12cm ở đáy chuồng nuôi luôn hoặc có thể xử lý lớp lót này ở khu riêng, sau khi đạt yêu cầu sẽ sử dụng ở chuồng nuôi.
Bước 2: Tưới đều chế phẩm sinh học lên bề mặt của lớp mùn lót chuồng, sau đó xoa nhè đều bề mặt lớp mùn lót.
Bước 3: Sử dụng vải bạt hoặc nilon phủ kín lên lớp mùn để ủ. Việc ủ kín này sẽ kéo dài từ 4 đến 6 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài. Nhiệt độ môi trường càng cao, quá trình ủ sẽ diễn ra nhanh hơn rút ngắn thời gian, và ngược lại, nhiệt độ môi trường thấp thời gian ủ sẽ lâu hơn. Lớp ủ nóng lên là có thể đem ra sử dụng cho chuồng nuôi.
Công dụng Lớp đệm lót sinh học này giúp cho chuồng nuôi được:
– Chất thải của gia cầm được phân hủy. Chất thải sẽ được phân hủy bởi các vi sinh vật có trong lớp đệm lót, chúng sẽ tiết enzyme để lên men và oxy hóa các chất thải và hợp chất hữu cơ.
– Giúp khủ mùi môi trường nuôi. Do quá trình lên men chất thải của vi sinh vật thối rữa gây ra, nhưng khi sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi các vi sinh vật này sẽ bị ức chế và tiêu diệt làm hạn chế và khử mùi hôi thối của chuồng nuôi.
– Bảo vệ đàn gia cầm khỏi một số bênh. Các vi sinh vật có trong lớp lót giúp ức chế các vi sinh vật có hại, tiêu diệt một số mầm bệnh gây hại, tránh làm đàn gia cầm mắc các bệnh từ những mầm bệnh đó.
Ngoài việc có thể xử lý tốt môi trường nuôi chế phẩm sinh học trong chăn nuôi còn góp phần tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho đàn gia cầm. Thức ăn gia cầm sẽ được ủ lên men cùng với chế phẩm sinh học. Loại hỗn hợp thức ăn này sẽ giúp đàn gà của bạn hấp thụ tốt, nhanh tăng trọng, giảm khối lượng thức ăn hơn đồng thời hỗ trợ đường ruột của gà khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, nguy cơ nhiễm bệnh cùng với đó giảm rõ rệt.
Có thể thấy chế phẩm sinh học đóng góp vai trò không nhỏ trong việc chăn nuôi gia cầm. Trong chăn nuôi gia súc, nó cũng hỗ trợ hiệu quả cho bà con nông dân. Tương tự như đối với gia cầm, chế phẩm sinh học cũng thường được áp dụng trong xử lý chuồng trại và dùng trong thức ăn của đàn gia súc. Song mỗi bên có sự khác nhau để phù hợp với từng đàn vật nuôi.
Trong những năm gần đây, sản phẩm thịt gia súc đặc biệt là thịt lợn đang tồn dư các hóa chất trong thịt do làm dụng các chất tạo nạc, thuốc tăng trọng và thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Gây ảnh hưởng đến người sử dụng, người dân dần quay lưng với thịt lợn gây ra những tổn thất không nhỏ cho người chăn nuôi.
Việc lấy lại lòng tin từ người tiêu dùng là việc hết sức quan trọng và sử dụng các chế phẩm sinh học đang được sử dụng một cách thay thế hiệu quả cho người chăn nuôi. Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi được áp dụng trong xử lý chuồng nuôi, xử lý chất thải và kết hợp với thức ăn chăn nuôi.
Chế phẩm sinh học cùng với các chất diệt khuẩn được phun rửa chuồng trại trước khi nuôi để đảm bảo diệt hết các vi khuẩn và mầm mống gây bệnh cho đàn gia súc. Thời gian chuồng nuôi được làm sạch phải đáp ứng đủ thời gian trước khi con giống được đưa vào nuôi thương phẩm hay với mục đích khác.
Chất thải của gia súc cần được thường xuyên dọn rửa, việc dọn vệ sinh này cần phải được diễn ra hàng ngày không để dồn sang ngày hôm sau. Chất thải được gom sẽ được chứa trong hầm biogas hoặc hầm chứa riêng biệt và được bổ xung các chế phẩm sinh học giúp chất thải được phân hủy và hạn chế mùi hôi, thối.
Có hai cách để sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi vào nguồn thức ăn của gia súc đó là trộn trực tiếp vào nguồn thức ăn nhất là với các loại thức ăn mang tính chất kháng sinh, tăng sức đề kháng cho gia súc để thay thế có thuốc kháng sinh. Cách thứ hai là ủ lên men thức ăn cùng với chế phẩm sinh học để tăng hàm lượng dinh dưỡng có trong nguồn thức ăn ban đầu. Thức ăn được ủ lên men với chế phẩm sinh học cũng dễ dàng được tiêu hóa hơn, gia súc sẽ tăng khối lượng nhanh hơn.
Có thể thấy chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đóng góp vai trò không nhỏ giúp nhà nông nâng cao hiệu quả chăn nuôi, an toàn với người nuôi lẫn người sử dụng thực phẩm từ các sản phẩm chăn nuôi. Và không chỉ trong chăn nuôi gia súc hay gia cầm, trong việc nuôi các loài khác cũng có thể áp dụng một các dễ dàng như nuôi trồng thủy hải sản, nuôi các động vật đặc biệt như thỏ, ba ba, ếch,….
Tìm hiểu thêm: Khám phá ngay cách diệt ốc sên hiệu quả được nhiều người áp dụng
About Đức Bình
Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Chăn Nuôi Heo Có Hiệu Quả
Trong khi chăn nuôi heo còn nhiều khó khăn thì việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo sẽ hứa hẹn một bước phát triển mới góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường.
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn trên toàn cả nước đã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi. Có thể nói chăn nuôi đã và đang trở thành yếu tố kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn. Tuy nhiên có một thực tế hiện nay là việc phát triển chăn nuôi khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới điều kiện sống của người dân vùng nông thôn. Và hơn hết khi môi trường bị ô nhiễm thì dịch bệnh cũng bùng phát khiến hiệu quả chăn nuôi bị giảm. Trong khi chăn nuôi heo còn nhiều khó khăn thì việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo sẽ hứa hẹn một bước phát triển mới góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường.
Mục đích sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi:
Trong chăn nuôi chế phẩm sinh học được sử dụng cho 2 mục đích: xử lý môi trường và tăng năng suất vật nuôi.
Xử lý môi trường trong chăn nuôi:
Quá trình xử lý môi trường trong chăn nuôi gồm quá hai quá trình: Xử lý mùi hôi và xử lý chất thải. Đầu tiên là việc sử dụng chế phẩm sinh học để làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo(lợn) để xử lý mùi hôi và xử lý chất thải của heo đã và đang mang lại hiệu quả tốt đẹp trong chăn nuôi. Đệm lót sinh học là hỗn hợp chất trộn trấu, mùn dừa, mụn cưa và chế phẩm sinh học EM Fert-1 được dùng để lót nền chuồng. Đặc tính của đệm lót sinh học là phân hủy chất thải trong chuồng nuôi nhờ sự hoạt động của các vi sinh vật trong đệm lót.
Khác với nuôi heo truyền thống, nuôi heo bằng đệm lót sinh học giúp người nuôi giảm được chi phí làm chuồng vì chuồng nuôi không cần trét xi măng chỉ sử dụng nền đất bổ sung chất độn như mùn cưa, vỏ trấu hoặc vỏ cà phê.
Cách làm đệm lót sinh học:
Người nuôi có thể sử dụng vỏ trấu, vỏ cà phê hoặc mụn cưa, mùn dừa. Các nguyên liệu này phải đảm bảo không có nguồn bệnh, sạch và khô ráo.
+ Lấy chất độn với một lượng phù hợp với điều kiện chăn nuôi và đảm bảo độ dày lớp đệm là 40 cm tiến hành trộn đều sau đó rải 1kg chế phẩm sinh học EM Fert-1 lên bề mặt đệm lót, tương đương diện tích cho 20 m2 đệm lót. + Tưới nước sạch và đảo đều không để đệm lót quá khô hoặc quá ướt ( nắm trên tay có cảm giác chất trộn thấm đều nước (bốc một nắm chất trộn trên tay quan sát thấy thấm nước có màu thẫm, bóp chặt có cảm giác nước hơi thấm ướt tay nhưng không bị chảy ra là được). Không để đệm lót quá khô hoặc quá ướt để đảm bảo quá trình lên men. + Làm phẳng đều toàn bộ bề mặt đệm lót và lấy bạt đậy kín toàn bộ.
Vào mùa khô: ủ đệm lót trong vòng 3 ngày. Sau khi quá trình lên men kết thúc ta bỏ bạt phủ và cào nhẹ lớp bề mặt cho tơi xốp sau 1 ngày thì thả heo.
Vào mùa mưa: chúng ta sẽ thả heo ngay sau khi làm xong đệm lót để tận dụng nhiệt độ của heo để làm tăng sự lên men.
Toàn bộ đệm lót này sau khi sử dụng có thể đem bón cho cây trồng để nâng cao năng suất. Loại phân bón này không cần phải ủ lại có thể bón trực tiếp cho cây trồng. Ta cũng có thể sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý mùi hôi trong chăn nuôi heo ở những trang trại không sử dụng đệm lót sinh học.
Quá trình xử lý mùi hôi như sau:
Thường xuyên dọn phân và rửa chuồng.
Quét dọn và thu gom phân hằng ngày, một ngày 2 lần phải thay nước ở rãnh tắm heo vào buổi trưa và chiều, tuyệt đối không để nước dưới rảnh qua đêm. Thu gom phân tập trung và phải có hầm biogas để chứa phân và nước thải.
Khử mùi hôi trong trang trại bằng chế phẩm sinh học EM Pro-1 và chế phẩm sinh học EM Septic-1.
+ Công dụng của chế phẩm Em Pro-1: tăng cường phân hủy chất thải hữu cơ và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây ra mùi hôi. + Công dụng của chế phẩm EM Septic-1: Tăng cường quá trình phân giải chất hữu cơ và loại bỏ chất khí H2S và NH3 là nguyên nhân gây ra mùi trong chất thải.
Quá trình sử dụng:
+ Trong phạm vi chuồng trại chăn nuôi: sử dụng kết hợp chế phẩm EM Pro-1 và EM Septic-1 theo tỉ lệ 1/19 nước phun đều lên toàn bộ phạm vi trại chăn nuôi. Phun định kỳ 2 ngàylần. Nếu phát sinh mùi hôi mạnh thì ta tăng cường tần suất phun để khử mùi hôi chuồng heo hiệu quả. + Trong phạm vi hầm chứa biogas và hầm chứa phân: Dùng 1 lít chế phẩm EM Pro-1 và EM Septic-1 đổ trực tiếp và hầm chứa có dung tích 5-7m3. Và bổ sung định kỳ 1-2 tháng 1 lần.
Sử dụng chế phẩm sinh học để tăng năng suất trong chăn nuôi lợn
Hiện nay trên thị trường có hơn 150 loại chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi. Nhiều nhà khoa học đánh giá rằng việc sử dụng thức ăn chăn nuôi được lên men bằng chế phẩm sinh học sẽ giúp heo phát triển tốt và giảm tỉ lệ mắc bệnh tăng hiệu quả chăn nuôi.
Trộn vào các loại thức ăn tự nhiên như gừng, tỏi, nghệ để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi đã giúp cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn, giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi.
Lên men các loại thức ăn như cám, gạo….. để làm thức ăn cho heo để giúp heo tiêu hóa tốt, cân bằng vi sinh đường ruột, kích thích hệ miễn dịch, giảm tỉ lệ các vi sinh vật gây bệnh, do đó và các bệnh lây nhiễm được khống chế góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
Mạnh Quân
Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học… Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →
Cập nhật thông tin chi tiết về Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Lợn Bằng Chế Phẩm Sinh Học Bioge trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!