Xu Hướng 6/2023 # Hiện Tượng Rụng Trái Non Sầu Riêng Khi Cây Ra Đọt Lá Non Và Khi Mưa Nhiều. # Top 14 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hiện Tượng Rụng Trái Non Sầu Riêng Khi Cây Ra Đọt Lá Non Và Khi Mưa Nhiều. # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Hiện Tượng Rụng Trái Non Sầu Riêng Khi Cây Ra Đọt Lá Non Và Khi Mưa Nhiều. được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

HIỆN TƯỢNG RỤNG TRÁI NON SẦU RIÊNG KHI CÂY RA ĐỌT LÁ NON VÀ KHI MƯA NHIỀU.

Kính chào bà con!

(1)                          Cây ra đọt lá non thì trái non bị rụng nhiều ?

Sầu riêng có bông trái ở dạ cành, mà cây luôn có ưu thế ngọn, nghĩa là khi cây có đọt lá non mới thì gần như toàn bộ sức sống của cây tập trung cho việc nuôi đọt lá non, “bỏ quên” việc nuôi trái dẫn tới trái bị khủng hoảng thiếu dinh dưỡng nên rụng hàng loạt.

(2)                         Mưa nhiều liên tục trái non bị rụng nhiều ?

Trong đất có các thành phần chính là: các hạt đất, không khí, nước, vi sinh, khoáng chất. Trong đó 2 thành phần: nước và không khíthường ngược nhau: khi đất có nhiều nước thì có ít không khí, và ngược lại. Khi mưa nhiều liên tục thì lượng nước ngậm trong đất rất nhiều, nước chiếm hết các lổ hổng giữa các hạt đất nên đất thiếu không khí trầm trọng, làm cho rễ cây bị nghẹt không “thở” được, sau đó bị thối từ đầu rễ vào. Vì thế cây bị suy nặng, giảm sức sống nên trái non bị rụng nhiều. Tới đây bà con sẽ thắc mắc là sao thấy cây vẫn xanh tốt, mà còn ra đọt lá non nữa kìa ! Thưa, còn xanh tốt là vì chưa tới lúc biểu hiện suy, ra đọt lá non mạnh là do “tiết đọt” chứ không phải do cây sung quá mà ra đâu ạ.

(3)                         Vừa ra đọt lá non vừa bị mưa nhiều?

Bà con cộng (1) và (2) lại sẽ thấy : trái non vừa bị “quên nuôi” khi cây ra đọt lá non, vừa càng bị “quên” do sức cây suy yếu do rễ bị suy, nên càng bị rụng dữ dội .

(4)                         Khi đang bị rụng do 2 nguyên nhân trên, không nên làm việc gì ?

Như câu (3) đã nêu: mưa nhiều làm cho rễ bị suy nặng, bà con không nên bón nhiều phân hóa học, vì sẽ làm cho rễ càng suy nặng thêm và trái non lại càng rụng dữ dội hơn.

(5)                         Làm cách nào để hạn chế rụng trái do các nguyên nhân trên ?

Có 2 công thức mà thời gian qua nhiều bà con làm thành công là :

1/ Pha 1 Lít ĐH Con Rồng Xanh SR + 500cc LX vào 1 phuy 200 Lít nước, và :

2/ Pha 1 Lít ĐH Con Rồng Xanh SR + 500cc HK5 SR vào 1 phuy 200 Lít nước.

Bà con nên dùng 1 trong 2 công thức nêu trên, phun 2 lần liên tục cách nhau 3 ngày. Nếu đọt mạnh và đất còn quá ẩm, bà con có thể phun thêm lần 3 cách lần 2 khoảng 5 ngày. Nhớ phun với béc phun nhuyễn nhất, phun ướt cả mặt trên và mặt dưới của lá, nhất là mặt dưới của lá nghe bà con.

(6)                         Sắp tới hết mưa, trái non có còn rụng nhiều nữa không ?

Hết mưa thì loại ra được nguyên nhân thứ 2 là suy rễ, trái non vẫn sẽ bị rụng nếu nguyên nhân thứ nhất là ra đọt lá non ở ngoài đầu cành còn, nhưng trái non sẽ ít bị rụng hơn do chỉ còn 1 nguyên nhân. Tuy nhiên, di chứng của việc nghẹt rễ lâu ngày sẽ làm cho rễ bị thối, nắng lên cây dễ bị cháy lá. Mà thôi, vụ này để tính sau vậy, mình dừng lại ở đây nghen bà con !

                                                                              Ks Huỳnh Văn Hải .

26/10/2016

Xử Lý Xoài Rụng Hoa Và Trái Non

Xoài có hiện tượng rụng hoa và rụng trái non là do thời tiết khô hạn hoặc ẩm độ quá cao. Một số nguyên nhân nữa là do bón thừa hoặc thiếu dinh dưỡng gây ra rụng sinh lý và rụng do sâu bệnh.

Tham khảo quy trình chăm sóc sau thu hoạch:

Lưu ý, xoài là loài cây cần phải cắt tỉa cành gấp rút để tránh quá trình ra đọt kéo dài. Cho nên sau thu hoạch cần phải vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa hết các cành trong tán, cành khô, những cành chồi (cành đã cho trái) trong vòng muộn nhất 1 tháng. Cắt đến đâu tiến hành bón phân đến đó để cho xoài ra hoa đồng loạt, dễ chăm sóc.

1. Chăm sóc trước khi ra hoa

Khoảng 10 ngày sau khi xoài ra đọt (giai đoạn ra lá non) cần phòng trừ sâu ăn lá và bổ sung phân bón qua lá giúp đọt xoài phát triển tốt hơn, mập hơn.

Khi đợt ra lá (cơi lá) 1 thuần thục tiến hành bón phân lần 2 với liều lượng vừa đủ. Chú ý khi cơi lá 2 mới nhú khoảng 5cm đến khi lá có màu đồng cần đặc biệt để ý bảo vệ lá. Có thể sử dụng thuốc sâu sinh học kết hợp phun phòng bệnh thán thư luôn ở giai đoạn này.

Khoảng 30-45 ngày sau khi chồi non chuyển sang màu xanh sậm thì bắt đầu xử lý ra hoa. Xử lý như sau:

Đợt kích thứ nhất: phun bón lá kèm thuốc sâu và ngừa thán thư để đẩy cho lá xanh, dày và cứng cáp hơn trong giai đoạn này. Lưu ý: cần phun đủ 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày tùy vào điều kiện thời tiết

Đợt kích thứ 2: khi hoa xoài dài 10-15cm thì tiến hành phun để dưỡng bông. Cũng cần đề phòng sâu ở giai đoạn này nên bà con có thể sử dụng CNX-RS + Siêu ra hoa để xịt.

Đợt kích thứ 3: tiếp tục sử dụng siêu ra hoa để phun khi bông xoài đạt 20cm trở lên và chuẩn bị nở. Khi phát hoa dài 20 – 25cm phun ngừa rầy, rệp và nấm bệnh tấn công.

Đợt kích thứ 4: đợt cuối cùng và cũng là đợt mẫn cảm nhất, từ khi hoa nở cho đến khi trái non có đường kính 0,5-1cm đặc biệt phun phòng kỹ thán thư và nấm bệnh. Định kỳ phun thuốc trừ rầy 7-10 ngày/lần.

Để lại thông tin để được kết nối với chuyên gia, chúng tôi sẽ gọi lại ngay sau khi nhận được thông tin từ bạn

Chia sẻ:

Phân Bón Lá Vi Lượng Bo Tăng Đậu Trái, Hạn Chế Rụng Hoa Và Trái Non

Phân bón lá chứa vi lượng Bo giúp tăng đậu trái, hạn chế rụng hoa và trái non

Trong quá trình canh tác cây trồng, để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thì ngoài bón phân vào đất. Đối với các chất đa lượng thì việc sử dụng phân bón lá để cung cấp các chất trung vi lượng hiện đã phổ biến.

Trong hơn 10 chất vi lượng đã phát hiện thì Bo có vai trò đặc biệt quan trọng đến quá trình ra hoa, đậu trái. Nhưng BO là một nguyên tố nếu bón quá tay rất dễ gây ngộ độc cho cây. Vậy sử dụng BO như thế nào tốt nhất chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

Nguồn gốc của vi lượng BO

Nếu từ năm 1960 các nhà khoa học mới phát hiện ra vai trò của 3 chất dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali. Thì mãi cho đến năm 2010 tầm quan trọng của các chất trung, vi lượng mới được xác định.

Tuy nhiên ở nước ta, sự tiến bộ của nông dân không giống nhau nên việc ứng dụng không đồng đều. Trong đó Bo được biết là có vai trò quan trọng trong việc ra hoa, thụ phấn, hình thành trái của cây trồng.

Vai trò của Bo

BO giúp hạt phấn được tốt để cho thụ tinh đậu trái.

Sau khi đậu trái xong BO giúp cho việc vận chuyển dinh dưỡng vào trái, hạt. Từ đó giúp trái to và hạt sẽ mẩy hơn.Do đó có vai trò quan trọng trong việc đậu trái và dưỡng trái.

Ngoài ra Bo còn giúp cho sự phát triển của rễ và chồi.

Cây trồng có đủ Bo giúp hấp thụ các dưỡng chất kali, đạm, lân tốt hơn.

Giúp rễ cây chống chịu lại các vùng đất có độ PH thấp tốt hơn.

Hậu quả của thiếu Bo

Ít trái: do ít hoa, phấn hoa lép, sức sống yếu, ống phấn không vươn dài nên tỷ lệ hoa thụ tinh thấp.

Trái, hạt, củ không to, mẩy: do giảm sự vận chuyển đường từ trái đến lá, hạt, củ.

Rễ và chồi kém phát triển: do tế bào chóp rễ và mầm chồi kém phát triển.

Khi thấy triệu chứng thiếu Bo thì năng suất chắc chắn bị giảm.

Cách bón Bo cho cây

Bo có hai dạng là hóa học và hữu cơ. Trong trường hợp đưa Bo vào trong đất ở dạng hóa học rất dễ tan. Chỉ cần ở một lượng quá cao thôi sẽ dẫn đến ngộ độc cho cây trồng. Các nhà khoa học thấy rằng nếu Bo này được kèm cùng các chất hữu cơ như humic, amino acid thì lại rất an toàn cho cây.

Cách bón:

Cây cần Bo một lượng nhỏ quanh năm, nhưng quan trọng nhất là thời điểm trước khi nở hoa và thời điểm sau khi đậu quả. Với liều lượng cũng biến động trên từng loại cây trồng.

Cây ăn trái(xoài, sầu riêng, cây có múi): phun 400ml pha với 200 lít nước.

Cây công nghiệp(tiêu, điều, cà phê): phun 400ml pha với 200 lít nước.

Cây rau màu(dưa hấu, dưa leo, cà chua): 250ml pha với 200 lít nước.

Chia làm 2 lần xịt trước khi ra hoa và sau đậu trái non sẽ có tác động rất tích cực với cây trồng.

Đặc biệt là các vùng đất khô cần bị rửa trôi như Tây Nguyên, Trung Nam Bộ thì càng cần chú trọng Bo nhiều hơn. Cung cấp đủ Bo giúp hạn chế tối đa tình trạng thui hạt trên cây tiêu, cây điều, cà phê, hạn chế nứt trái trên cây xoài rất tốt.

Phân bón lá chứa Bo Zin BOCA

Là sản phẩm phân bón lá cung cấp các chất vi lượng cần thiết cho quá trình phân hóa mầm hoa, bổ sung BO chống rụng trái non. Với thành phần gồm nhiều vi lượng ở dạng ion hấp thụ vào trong lá một cách dễ dàng. Bổ sung trước và trong thời kỳ phân hóa mầm hoa để đạt hiệu quả tối đa.

Thành phần: BO 15ppm, Zinc 18.2ppm, CaO 12ppm cùng một số phụ gia khác.

Bo: như đã nói ở trên giúp tăng khả năng đậu trái, chống rụng trái.

Zinc: giúp màu sắc sáng, chắc trái, tăng độ ngọt.

CaO: canxi cao giúp tăng khối lượng từ 10 – 15% trái cầm chắc tay bán được giá cao.

Ngoài ra còn chứa các amino axit, kích thích tăng trưởng. Các vi lượng đi vào trái giúp cùi dày, cuống chắc. Các hiện tượng rụng trái đa số do thiếu một vài vi lượng khiến tế bào bị rỗng, xốp từ đó hoa và trái rụng hàng loạt. Xịt Zin BOCA giúp giảm 30% hiện tượng rụng trái non ngay lần xịt đầu tiên.

Cách dùng: xịt khi trái non xịt 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Xịt xong 10 ngày sau mang bán hiệu quả sẽ cao nhất.

Bón Phân Cho Lan Cattleya Khi Cây Non Và Cây Tách Chiết

Cây Cattleya con khi lấy ra khỏi chai, sau khi xử lý xong các công đoạn, lấy 1 giọt Super thrive hòa trong 4 lít nước, tưới cho cây con trong vòng một tháng. Khi nhìn thấy rễ mới nhú ra, hoặc rễ của cây con phát triển tốt, ta tưới phân bón 30 -10 – 10

Cây con khi lấy ra khỏi chai, sau khi xử lý xong các công đoạn, lấy 1giọt Super thrive hòa trong 4 lít nước, tưới cho cây con trong vòng một tháng. Khi nhìn thấy rễ mới nhú ra, hoặc rễ của cây con phát triển tốt, ta tưới phân bón 30 -10 – 10, liều lượng 1g/4 lít nước + B1. Sau đó tưới phân bón 20 – 20 – 20 cũng bằng liều lượng trên + B1.

Phân bón cho cattleya đủ lượng cây sẽ cho màu sắc đẹp

– Khi cây con lớn khoảng 2 -3 tép chuyển cây sang chậu theo lứa tuổi cây, dùng phân bón 30 – 10 – 10 liều lượng ½ muỗng café / 4 lít nước + 1 muỗng café B1 ( B1 thuần túy).

– Tuần kế tiếp dùng phân bón 20 – 20 -20 liều lượng ½ muỗng café / 4 lít nước + 1 muỗng café B1.

– Tuần thứ 3 dùng phân bón 20 – 20 – 20 liều lượng ½ muỗng café / 4 lít nước + 1 muỗng café B1.

– Tuần thứ 4 dùng phân bón 15 – 30 – 15 liều lượng 1/4 muỗng café / 4 lít nước + 1 muỗng café B1. Lúc này có thể thêm phân cá 5 – 1- 1 liều lượng ¼ muỗng café/ 4 lít nước thay thế lần tưới 30 – 10- 10, có thể dùng thêm tảo biển Seaweed 1 muỗng café/ 4 lít nước để cây lên tốt, mượt mà.

Chu kỳ này có thể thay đổi khi vào mùa mưa, ta không sử dụng phân cá hay phân vô cơ mà xài phân 10 – 20 – 30 để cây phát triển mạnh.

Trong giai đoạn cây con, cây nhỏ ta dùng thêm A.100, V.100, S.100, liều lượng 1cc/ 1 lít nước mỗi thứ, tưới trước một ngày khi tưới phân đạm vô cơ 30 – 10 – 10 hay phân cá, thời gian 6 tháng một lần giúp cây phát triển mạnh mẽ, đốt thời gian nuôi trồng.

Khác với cây con, cây nhỏ, cây cắt chiết thường là từ các cây trưởng thành, đã ra hoa rồi hoặc các tép, hoặc lúc nhân giống.

Phân tưới có thể tưới như cây con, khi tép cắt mọc rễ mới khoảng 1 – 2cm, tưới phân tùy theo tép lan mà ta cắt, thông thường 1 đơn vị là 3 -4 tép, nếu là các tép đuôi hay giữa vẫn còn bám trong chậu, ta sử dụng phân như cây con, cây nhỏ nếu yếu.

Khi cắt chiếc thành đơn vị mới, nếu rễ quá dài thì cắt ngắn còn khoảng 1cm, rễ tốt thì chừa 2 – 4 cm, đặt chất trồng vào trong chậu nhẹ nhàng. Khoảng 2 tuần có thể tưới như chậu trưởng thành.

– Tuần đầu tiên dùng phân bón 30 -10 – 10 liều lượng ¼ muỗng café/ 4 lít nước + B1.

– Tuần kế tiếp phân bón 20 – 20 – 20 liều lượng ¼ muỗng café / 4 lít nước + B1.

– Tuần kế tiếp phân bón 15 – 30 -15 liều lượng ¼ muỗng café / 4 lít nước + B1.

Chu kỳ này ta sử dụng khoảng 2 tháng, sau đó khi tới kỳ tới 30 – 10 – 10 ta có thể thay vào đó phân cá 5 -1 – 1 cùng với tảo biển, với liều lượng : dùng 1/2 – 1 muỗng café phân cá / 4 lít nước + 2 muỗng café tảo biển . Dùng A.100, V.100, S.100 liều lượng 2 cc / 1 lít nước, trước ngày tưới phân 1 ngày.

Ngoài ra ta còn sử dụng các loại phân bón chậm tan như phân viên, phân túi lọc, phân hạt…. Khi sử dụng các phân này tùy theo tuổi của cây. Các cây con không nên xài, cây nhỏ mọc lên 1 tép mới bắt đầu sử dụng, dùng phân xám (14 – 12 – 14) liều lượng ½ muỗng café + 5 hạt phân viên Dynamix, hoặc phân Thái 14 -14 -14 hạt vàng + Dynamix.

Cắt vải mùn hay vải thun bọc hợp chất trên, để hơi xa gốc. Nếu chất trồng là dớn trắng, hay bột dừa thì có thể rải trên mặt, tuy nhiên phân Dynamix không có túi lọc dễ sinh nấm bệnh và côn trùng.

Tháng mưa ta thấy 30 – 10 – 10 bằng 10 – 20 – 30, và phân cá 5 – 1- 1 bằng 5 – 2- 2.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hiện Tượng Rụng Trái Non Sầu Riêng Khi Cây Ra Đọt Lá Non Và Khi Mưa Nhiều. trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!