Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Về Các Thế Đánh Lối Của Gà Chọi được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mào công mình cốc cánh trai
Quản ngắn đùi dài chẳng sợ ai
Hay câu: gà ô chân trắng mỏ ngà
Đá đâu thắng đấy gọi là thần kê
Đó là một số kinh nghiệm mà các bậc tiền bối ngày xưa đúc kết lại, trong việc chọn gà hay, ở bài viết này tôi chỉ tập trung vào việc xem gà đoán lối, trợ giúp cho việc chọn ra 1 con gà có lối đá hợp người nuôi, hay cũng để nhận biết lối đá gà của đối phương đi đá độ mà có cách ghép gà hợp lý, Có rất nhiều yếu tố quyết định việc thắng thua trong mỗi trận đấu gà bao gồm dòng giống, nước nuôi, may mắn, việc ghép trạng của chủ gà, thể lực gà trước trận đấu.. vv.Nếu 2 chú gà có đòn đánh và thể lực ngang nhau thì lối đánh của con nào khắc được lối con kia thì khả năng thắng lợi của con đó sẽ cao hơn rất nhiều.Tất nhiên ở đây chỉ bàn về lối, nếu gà hơn lối mà thua về đòn, không mau thì có thể thua, hoặc là gà hơn hẳn mọi mặt nhưng chỉ không may dính một vài đòn vào chỗ hiểm cũng thua như thường.
Chính vì thế mà việc ghép gà của chủ gà rất quan trọng ảnh hưởng đến duyên trường của con gà. Đa số người chơi gà hiện nay đều tìm hiểu kỹ về sách gà nên bài viết sẽ viết nhiều nội dung không có trong sách với tôi xem lối phải kết hợp xem thế để giải thích lối con gà một cách khoa học nhất, chứ không phải mò mẫm…Sau đây là 1 số tổng hợp bản thân tôi đã học được sau nhiều năm “chủ yếu là đặc điểm nhân dạng lối đá của gà”…
1.GÀ DỌC, MÉ
Loại này là phổ biến nhất trong các kiểu đá.
Trước tiên xin giới thiệu đôi nét về cái chân gà.
Đây là hình ảnh mặt tiền về chân gà thường gặp nhất:
-Hàng vảy trên cán phía ngoài là hàng ngoại, phía trong là nội.
– Chân gà có 4 ngón: ngón chúa, ngón ngoại, ngón nội và ngón thới.
Thế đá dọc mé là một thế đá rất phổ biến của gà
Với 1 con gà đá dọc thì: có đặc điểm
Khi gà đứng nhìn từ mặt trước, nếu trên phần cán vảy hàng ngoại lấn vảy hàng nội thì đòn chủ đạo của con gà là đòn dọc.
Vảy trường thành và vấn sáo cũng xếp vào trường hợp đặc biệt của loại này…
Gà đá mé :
Với 1 con gà mé thì vảy trên phần cán , vảy hàng nội lấn vảy hàng ngoại.
Như hình ảnh phía bên lối đá gà ở đây giải thích theo cấu tạo xương chân..(hề hề cơ sở sinh học nữa đây)
Với con gà có chân mà hai hàng khó phân định hàng nào lấn thì con gà đó đá cả dọc mé.
Phải nói thêm loại này thường nhiều lối đá
Với gà có thế đá dọc, mé thì khi bồng gà lên đôi cán khép lại chữ V là tốt nhất, báo hiệu gà đá tin chân.
.Gà đá tin chân hay không cũng có thể kiểm tra ghim gà nếu khít cỡ ngón tay không vừa thì tốt, cân thì càng tốt
1.1: Mang thuận của gà
Dựa vào bên dổ của mào gà để ta xác định gà thuận bên mang nào hơn
nếu mào gà không đổ thì gà thuận 2 mang, mào đổ bên trái thì thuận mang trái, đổ bên phải thì thuận mang phải.
Gà mà ít lối mào đổ là tốt nhất.
2. GÀ ĐÁ HẦU Gà đá hầu : là loại gà thông thường mổ phần hầu của gà đối phương để đá. hoặc mổ vị trí nào đó trên đầu đối phương rồi đá vào hầu..
Đặc điểm của gà đá hầu: Có diềm thịt dưới hầu nếu không có thì gà thiện dọc..
như con gà dưới đây…
phần da mỏng này càng nhiều thì đá hầu càng nhiều..
“Con gà nó cũng có tính khôn ngoan, có cái gì hơn con gà khác là phải tận dụng ngay“
Lưu ý đây là vị trí mà con gà muốn đá vào địch thủ, ví dụ gà lối chui vỉa cánh nếu mổ đầu thì điểm mà nó sẽ đá là mé hầu…
3.GÀ CÓ ĐÒN ĐẤM Gà đấm: là loại gà khi vào kèo nó ôm vai, đầu cánh, mu lưng, cổ nhỏ của đối thủ để đá. điểm đến đòn đánh của gà dớ là lườn, vai cổ nhỏ, đầu cánh và cả hai bên hông của gà đối phương. Đặc điểm của con Gà đấm:
Khác với gà đá dọc mé , thì gà Gà đấm khi bồng gà lên thì đôi chân để song song, cũng là rất tự nhiên vì khi để tự nhiên chân con gà đã song song khi đá nếu không đấm thì rất khó trúng đối thủ. Cái này mình gọi là Thế gà hình bên là ảnh chân 1 con thư hùng, nhìn vào ảnh sơ bộ có thể đoán con gà này có đòn đấm tốt, nhìn vảy thì gà mau dọc…Hoặc chân 1 con gà có vảy giao long như ở dưới..
Gà mà có đôi chân khi bồng lên co lại sát hẳn vào thân thì nước đấm cực tốt.. đôi thi buông nhiều và mỗi cú đá có thể xoay chuyển cả mình gà đối phương hoặc làm đối phương ngồi hẳn xuống. những loại mà chân khép chữ V co lên thường là gà bị bức lối sinh thế ôm đấm hoặc tự nó có lối đấy, loại này nguy hiểm. Gà ôm đấm thường có kết cấu bộ xương.chắc chắn xương to, cần cổ lớn nhìn ngoại hình tinh liền lạc oai vệ. thế đứng của nó thường là đứng đòn cân, lông đuôi gà này thường cong vút, tuy nhiên cũng có một số con gà đứng giọt mưa hiếm .
Gà ôm đấm còn một đặc điểm nổi bật nữa là nếu anh em giữ nó lại đúc mái nó cho ra đàn con đa số mang thế của cha(thượng con trống thì được 03 con thế giống cha) loại này gen trội, giống như gà sâu đo vảy dép, cánh lợp..
3:GÀ VỈA
Loại gà này rất hay gặp: Loại gà khi giao đấu thường chui đầu vào cánh đối phương, rồi có thể túm 1 vị trí nào đó trên mình đối phương đá.
Đặc điểm: Loại này phần cánh xếp bằng ngang với lưng, và bằng ngang với 2 cái ót, khoảng cách 2 ót hẹp. Hình ảnh và phân tích 1 con gà vỉa:
1: mào đứng àgà thuận 2 mang
2: có diềm thịt à đá hầu
3:cánh xếp bằng vai à vỉa
4: đuôi cong, khung bệ tốt à có đấm
5: cần dựng , trơnà đi trên đá đầu mặt
6: Sắc lông 4 loại sắc
7: cánh mũi hở tốt
4.GÀ THÔNG HẲN
Thông thường những con gà thông hẳn sẽ đá vỉa do cũng đạt đủ đặc điểm của gà đá vỉa, Gà này khi giao đấu chui qua lườn đối phương rồi quay lại mổ đá
Đăc điểm: Gà có cánh chắp xếp nhô hơn lưng, tại vị trí 2 ót thì cánh tạo với điểm đầu cần cổ dạng chữ V, gà này thường đứng đòn cân..
4. GÀ CƯA ĐÈ
Loại này khá khó nhận biết nếu chưa xem qua đá, ở đây mình chỉ mô tả nhận biết con gà cưa đè khi gà đã đủ lớn và cắt lông.
như con gà ở ảnh bên.. Khi gà đứng lấy tay sờ lên phần cần cổ gà từ đầu xuống
Nếu mà trên đầu gà từ sọ trở đi nổi lên 3 cái ụ thì con gà đó biết cưa, nổi rõ hẳn lên thì nó cưa kiệt
hình bên mình vẽ mô tả đại diện còn phải sờ trực tiếp nhé.
Gà này thế đứng thường là đòn cân.khi đứng bình thường phần gốc cần thường gần vuông với ức vai
Cổ gà mà dài thì cũng hay gặp các ụ này..
Không biết có liên quan gì tới câu” mào đổ cổ thừa” hay không???
chỉ biết nếu mà cổ liền, ngắn mà cưa kiệt thì nếu gặp không nên ghép, loại này cáo quản nhiều…
5.GÀ ĐÁ MU LƯNG
có một sốloại: – Loại thứ nhất: dùng chân để đá mu lưng, chỉ xét thế đá do gà của ta tạo ra chứ không xét thế đá mà gà địch tự xoay cho gà mình đá mu lưng nhé. nếu thế có thể có 1 số kiểu
*gà đá mé mu lưng Trường hợp đặc biệt của gà loại mé khi mà hàng nội lấn nhiều sang hàng ngoại giống như trường hợp vảy trường thành nhưng ở đây là hàng nội lấn… trường hợp lấn ít gà hay đá mé tảng.
*gà cưa đè đá mu lưng Loại này chủ yếu cưa đè, thuận theo chuyển động của đối phương tạo ra thế đá mu lưng Đặc điểm: Cần cổ có đặc điểm giống gà cưa đè, thế đứng đòn cân, kiểu lườn tàu..
*gà thông vỉa đá mu lưng
Loại gà này sau khi chui qua lườn đối phương thì nhanh chóng túm gáy đối phương đá thốc lên mu lưng: Đặc điểm :vai cánh giống gà thông vỉa, phần cổ tương đối dài để túm gáy đối phương, phải mau mỏ…- Loại thứ hai : gà mổ mu lưng : đây là loại gà hiếm, xem là cách tân của ôm đấm đặc điểm thì giống gà ôm đấm , mỏ đoản, đuôi cong vút.. , con gà này vừa dùng mỏ để làm điểm tì – đá vừa dùng cái mỏ để mổ xuống mu lưng đối phương, loại gà này khi giao đấu vào kèo, nó lấy mỏ mổ mu lưng của đối thủ, để vừa đá vừa day, dứt, giựt khiếm mu lưng con gà kia thủng một lỗ to toé máu, càng ra máu thì nó càng
Tiện đây xin nói thêm 1 kiểu nữa cũng là mổ nhưng là gà mổ mắt, mí mắt loại gà này là 1 loại cực nguy hiểm gà giao đấu với loại này mù mắt như chơi có thắng nó cũng chỉ làm gà phu , loại gà này cũng vừa mổ quắp chặt và day nữa nên gà địch rất mau mất mang, và phải hiểu là khi vết thương đã sưng phồng thì gà địch rất dễ trúng đòn, loại này thường có khung bệ tốt như gà ôm đấm để chịu đòn tốt, thế đứng giọt mưa, tất nhiên phải rất mau mỏ..Bản thân rôi đã chứng kiến 1 trận gà 1 con mổ mí mắt đánh chủ yếu là đòn dọc và buông, đá với 1 con chui vỉa cưa kiệt trạng đá nhỏ tầm 2,5kg hồ 1, 2 giao chân xong . sau 1 hồi bị con kia chui vỉa, đến lúc con kia ra cưa thì đa số nó xà neo với mổ mí mắt, con kia ra dọc thì con mổ mí mắt đánh dọc cực chậm, từng đòn 1, có cảm tưởng nó giữ sức để đánh 1đòn ra hồn, rõ ràng mổ túm rồi mà lại không lên đòn, nên thấy con gà kia đánh 4,5 đòn dọc thì con gà này mới trả được 1 đòn chắc là lớn vì thấy nó đá xong xoay cả thân.
đến lúc con gà kia chuyển sang cưa đè thì rã ràng thấy con gà mổ mí ,xà neo, mà kiểu gì mà lại xà neo trúng con kia” từ đây tôi biết rằng không phải cứ xà neo là đá vào mặt mình”, xà néo chán thì nó cứ thế quặp mỏ mổ day. đúng đến hồ 3 khi mặt con kia đã sưng phồng, tất nhiên con mổ mí mắt cũng bị ăn đẫy vào cần cổ và lông cánh nát trông tả tơi thì con cưa đè bị ăn 1 phát cáo, vào đầu, dừng hình độ 3 giây, song nó lại lao vào cưa tiếp lần này thì bị ăn mổ đầu tiếp thì nó rụt đầu ra, thế là ăn tiếp 1 cú đứng im, và 1 cú buông cực mạnh bắn cả gà ra, không dậy được… sau xem vảy con gà mổ mí thì biết nó có vảy song liên tự, và 1 số vảy tài khác…( giống sách viết phết nhưng éo tin lắm)
6.GÀ LÙI QUĂNG TẠT ĐÁ MÉ
Gà lùi quăng tạt đá mé: là loại gà mà khi giao chiến nó ít khi chịu vào kèo mà cứ dang ra xa lộ- ra mặt vừa lùi vừa đá quăng, dọc, hầu, hầu mé vào đối thủ. điểm đến của đòn đá loại này thường là phần đầu gà, đôi khi cả cháng 03. Đặc điểm ngoại hình.
Đã đá mé thì vảy chân kiểu đá mé gà lùi tát thường mảnh ko được liền lạc cho lắm, mặt nhỏ, mau mỏ, cần dài nhỏ và đặc, mình thon gọn, chân có phần cán nhỏ thon, bộ rả lớn và mót.thế đứng thường là – đứng giọt mưa..
chưa có điều kiện học hỏi nhiều về loại gà này…(anh em viết tiếp phần sau nhé)
7.GÀ MANG LÊN, MANG XUỐNG là loại gà khá phổ biến chiếm tới hơn 70%.
Có lẽ cũng không cần nói nhiều các anh em có thể suy luận dựa vào 1 số lối ở trên Ví dụ :gà mào đổ 1 bên đứng gọt mưa+ Thông , vỉa 8.GÀ QUẤN LÀ GÌ?
Gà quấn khi giao đấu chạy quấn quanh dối thủ và đầu sát vào hai bên.
Đặc điểm: Gà này thường chậm mỏ ,nhanh chân, đứng giọt mưa…”còn gì anh em cho vào nốt” …………….. 9.GÀ ĐÁ ĐẦU MẶT Đặc điểm:
Gà đá chốt mặt thường có thân hình nhảnh(hơi mảnh) mình,cồ dài, mặt nhỏ,chân thon – đùi to vừa phải, quản dài và nhỏ, các ngón nhỏ và mót. dáng đi thanh thoát. miệng rộng, mỏ vừa phải.(thường là mỏ trơn).
10.GÀ CẮN GỐI Đặc điểm:
Con gà cắn gối thông thường nó có chiều cao vừa phải, thân hình liền lạc, mỏ to, phần cán chân khá to.Con gà thường đứng đòn cân dáng vẻ chắc chắn.do nó chui núp dưới chân nên có đặc điểm vai cánh khá giống gà thông vỉa.
11.GÀ TRỤ
Đặc điểm:Thông thường thì con gà trụ có thế đứng giọt mưa thân hình dài liền lạc, gà trụ: là thế gà khá đặc biệt và chỉ khi đá với con gà có đòn xe thực thụ thì mới biết nó là gà trụ, còn nếu đá với con gà kiệu lỡ thì cũng khó phân biệt được. 12.GÀ KIỆU
Chưa có thông tin nhiều về loại này…cũng không dám nói nhiều
13. GÀ THẾ(Lối) Gà thế biết vận dụng từng cách đánh phù hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau để hạ đối thủ một cách nhanh nhất và ít bị thương . nó là sự kết hợp tất cả tinh hoa các loại thế lối gà đá- nhiều trong một để làm nên con gà có thế lối hoàn hảo. Vậy thì gà đó phải có đặc điểm thỏa mãn các lối ở trên…
TÓM LẠI Bài viết đã đúc kết một phần nhỏ kinh nghiệm bản thân tôi trong việc tìm ra 1 con gà hay, các bạn có thể tin hoặc không tin ( tùy). Nhưng với tôi việc xem lối gà đều có căn cứ cụ thể rõ ràng, để giải thích được vì sao con gà nó lại đá như thế, còn nhiều chỗ chưa thể viết vào vì còn phải kiểm nghiệm nhiều nữa. Và quan điểm của tôi về 1 con gà hay không quan trọng lối như thế nào chỉ cần phát huy đầy đủ những thứ mà nó có là được…
Giới Thiệu Các Lối Đá Của Gà Chọi – Lối Đâm Của Gà Cựa
Về lối đá: gà thường có các lối đá chính như sau
1/Gà đá nạp: lối đá nạp thiên về tốc độ, thông thường gà nạp đá chân cao từ trên bửa xuống
2/Gà đá lùa: đây là dạng nạp nhưng chân thấp và ra đòn liên tục, thường thì đá lùa như vậy cựa thường không sâu
3/Gà đá canh nạp, gà đá chặn, chỏi nạp: thường những chiến kê sẽ có lối đá này, lối đá này là lối đá lên chân sau và thường đá chân dưới (đây là một lợi thế sẽ bàn luận thêm ở phần sau)
4/Gà chạy dạt, tránh né: lối đá là chờ đối thủ tấn công rồi dạt ra biên, quay vào tấn công phần bên hông địch thủ.
5/Gà đá miệng: thường không lên chân khi giao nạp, chỉ khi xáp vào gần địch thủ cắn vào địch thủ lấy điểm tựa rồi mới đá thông thường gà chạy dạt đôi khi cũng có lối đá miệng
Thông thường gà sẽ không có một lối đá chuẩn mà trong một trận đấu sẽ có nhiều cách tấn công khác nhau, và đôi khi gặp đối thủ khác thì lối đá của chiến kê cũng sẽ thay đổi.
Cùng một chiến kê nhưng nếu trải qua nhiều trận chiến (nếu thắng) thường ít nhiều củng sẽ thay đổi trong cách đá vấn đề này xin phép sẽ nói sau ở phần chuyên sâu nhờ các anh em đóng góp ý kiến.
Tôi từng nghe một tay chơi gà cựa lâu năm nói rằng gà đá cựa sắt phần quan trọng nhất là khi đá phải nhanh, mạnh và chính xác
Về lối đâm của gà cựa:1/Lối đâm từ trên chồng xuống
2/Lối đâm từ dưới đâm ngược lên
3/Lối đâm móc thường của gà lai, gà Mĩ ( đá chân quơ ra rồi chập lại đâm vào trong )
Hướng Dẫn Cách Xem Đòn Lối Gà Chọi, Các Thế Đá Lối Đá
Thế lối của con gà đôi khi ko chỉ đơn thuần là lối hai con gà đá nhau, mà nó còn là nét đặc trưng riêng cho từng dòng gà, hoặc từng địa phương riêng biệt mỗi dòng gà,cụ thể hơn là mỗi con gà khi lâm trận sử dụng một vũ khí lợi hại riêng của mình để giao đấu; cách di chuyển, tránh né luồn ép…- chính là thế lối của gà nòi
Mình xin nói 1 số lối đánh cảu gà có j ko phải các bạn góp ý nha
GÀ THẾ(Lối)Gà thế biết vận dụng từng cách đánh phù hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau để hạ đối thủ một cách nhanh nhất và ít bị tang. nó là sự kết hợp tất cả tinh hoa các loại thế lối gà đá- nhiều trong một để làm nên con gà có thế lối hoàn hảo.
Như vậy, gà thế là loại gà mà gặp mỗi đối thủ nó chiến đấu theo một kiểu khác nhau nhằm khắc chế sở trường của đối thủ phát huy hiệu quả đòn đánh, mục đích hạ đối thủ trong thời gian nhanh nhất.
Trong thực tế rất ít khi gặp con gà thế, hoặc nếu có nuôi, nhiều bạn cũng ko đánh giá hết khả năng của nó.
Làm sao để nhận biết con gà đó là gà thế?
+ Gà thế ko có dòng giống nào sinh ra cả, ở đây chỉ may thì gặp thôi. + Nhận biết gà thế chỉ có một cách duy nhất là xem nó xổ, với nhiều con gà với những thế khác nhau. VD như nếu con gà mình mà chuyên đá cái mặt, xổ với con gà kèo hai bên mà nó cứ ve, bị con gà kia đè đá ngập đầu ngập cổ thì ko thể đánh giá là con gà thế được. con gà này nếu bi đè quá nó bỏ chạy quay lại tát, hoặc kiệu chờ con kia mệt rồi hạ. ko nữa thì chạy quần hai bên chân khiến con kia có kèo cũng chẳng làm gì được, lại còn bị ăn đòn vào đốc cần(chảng ba, cổ non). việc biến đổi đòn thế giúp con gà vừa tránh được đòn vừa hạ được đối thủ, nên gà thế là những con gà được ưa chuộng và có giá trị nhất trong các loại gà. Việc biến đổi thế theo từng trận đánh là đỉnh cao chiến thuật trong chọi gà mà bất cứ một người nuôi gà nào cũng nên hiểu để đánh giá hết cái hay, dở của con gà mình nuôi phát huy nghệ thuật chơi gà theo quan điểm mới hiện nay.
GÀ ÔM ĐẤM(DỚ,ĐÁ VAI)Một loại thế mà ông cha ta đã xếp nó vào đứng thứ nhất trong các loại thế,lối của gà đòn “ NHẤT DỚ NHÌ HẦU ” Gà ôm đấm là loại gà khi vào kèo nó ôm vai, đầu cánh, mu lưng, thậm chí cả cổ nhỏ của đối thủ để đá. điểm đến đòn đánh của gà dớ là lườn, vai cổ nhỏ, đầu cánh và cả hai bên hông của gà đối phương.
Đặc điểm của con Gà ôm đấm
-Con Gà ôm đấm thường có kết cấu bộ xương(khung) chắc chắn xương to, cần cổ lớn nhìn ngoại hình tướng tinh liền lạc oai vệ. thế đứng của nó thường là đứng đòn cân, tuy nhiên cũng có một số con gà dớ đưng giọt mưa( loại này hiếm và thường rất hay) – Gà ôm đấm có đòn đá nặng(mạnh) thường với mộtcú đá là làm cho đối phương lay chuyển cả thân mình, hoặc tốt hơn nữa là làm cho đối phương ngồi hẳn xuông. Do đặc điểm là điểm đến của đòn đá là vai lườn, cổ nhỏ, cánh… nên con gà dớ thường làm suy yếu đối thủ từ hồ thứ hai trở đi(thường làm chođối thủ mất thăng bằng đứng ko vững- mất bánh lái giống như loại gà đá mu lưng).
Gà ôm đấm còn một đặc điểm nổi bật nữa là nếu Anh Em nào giữ nó lại đúc mái nó cho ra đàn con đa số mang thế của cha(thượng con trống thì được 03 con thế giống cha) loại này gen trội, giống như gà chân tằm vảy dép, cánh lợp(có nơi gọi là chân sâu đo).
Gà ôm đấm là gà đá vào người đối thủ cho nên cần phải đá thật lớn đòn, mà thường những con đá lớn đòn là những con gà to xương liền bộ. Gà ôm đấm cần gà cao lắm chỉ cần thật liền bộ xương to, cổ ngắn, mình dầy, đùi to. Gà ôm đấm là gà hầu kiềng cho nên pha với gà hầu cũng tốt, nhưng nên pha với gà dựng đá hầu.
Gà ôm đấm gồm:
– Gà ôm đấm chuyên nghiệp( loại chuyên ôm vai và đầu cánh): là loại mà khi vô kèo nó cứ thế dộng đòn đá vào thân mình đối phương, cho dù đối phương có kèo đè lên thì nó vẫn ôm đầu cánh của đối thủ mà đá. loại này khó trị và nếu như có thắng được nó thì gà minh mang về cũng chỉ để đúc mái mà thôi, do bị đập nhiều vào khung nên gà bị nội thương nếu ko nuôi tốt tiếp tục mang đi đá gà mình sẽ bỏ đi khi về cuối, gọi là bị tang trong(rối xương). nuôi gà loại dớ chuyên nghiệp này thường khi vần cũng khó kiếm gà vì nếu gà non xương mà bị đánh vào phần khung thì coi như bỏ. – Gà ôm đấm ko chuyên( loại vào vai ra mé– loại này vừa nhanh vừa mạnh- nguy hiểm nhất). đây là loại gà ko phải chỉ biết ôm đấm theo đúng nghĩa mà khi giao đấu khi vào kèo nó ôm vai đá dớ, con gà kia văng ra nó chụp hầu mé đá (loại này dễ lầm với gà đá đủ thế)- đây là loại thế còn nguy hiểm hơn cả gà dớ chuyên nghiệp vì loại này có đặc điểm là đòn đá nhanh mạnh vào thì đấm ra thì hầu, hầu mé nên hạ đối thủ rất nhanh. sở hữu con gà vừa đấm vừa hầu mé này thì ít thua thế con gà khác (trừ gà kiệu). – Gà ôm đấm sinh thế: là loại gà sở trường của nó ko phải là dớ, nhưng do trong quá trình giao đấu nó bị con kia khắc thế cũ sinh ra ôm đấm- đây là loai gà thế(xem phần gà thế). loại này là đỉnh cao cũa thế lối gà; gà sinh thế ít gặp, nhưng rất giá trị.
-Gà đánh chốt lườn(sẽ bàn riêng )
–Gà đánh vào đùi (bàn riêng)
Tóm lại:
Gà ôm đấm là loại gà hay, khó trị về thế lối, nguy hiểm về đòn đá nên được rất nhiều sư kê chọn nuôi, nếu loại này mà Miền Bắc đá vào mùa đông thì con gà đối phương rất nhanh xuống sức. một số bạn định nghĩa gà dớ như sau: gà ôm đấm là đâm đâu cũng ốm,Gà Dớ(Miền trung), Ôm đấm(Miền bắc), Đá vai(Miền nam). Lối đá này tương đối khó chịu, khi ghép ít kị vai kị lối. Nhưng gà ôm đấm phải liền lạc chịu đòn tốt, đá lớn chân người ta thường nói đá như xé vải, gà ôm đấm thường ăn khuya hồ đá gà đối thủ xuống từ từ rồi chạy báo. Nhìn bề ngoài rất khó biết được con gà đó có ôm đấm hay ? gà ôm đấm thường theo dòng.
Gà ôm đấm ko có chuẩn mực về hình dáng hay lối lá….nhưng chung có điểm trung là chuyên dùng chân …phóng vào đối thủ ..làm đối thủ bị bắn ra xa ko cho tiếp cận lại gần để thực hiện các đòn đá ,đòn đấm thường đánh vào đàu lườn ,2 táo, bầu diều…..là gà ôm đấm thường đấm kiềng vào hốc nách,mu lưng.cánh ,2 chân….là gà ôm đám cao cấp còn cái loại biết đấm cả phần hậu và 2 hạt của gà là loại ôm đấm siêu việt….linh kê ! nếu chơi thể loại ôm đấm ….Phải chơi cái loại biết đấm kiềng vào hốc nách .mu lưng và phần hậu..thì mới nhanh có huy chương. Gà ôm đấm cũng thua thế những loại sau: –Gà càn đầy.Gà càn đầy luôn luôn đè và đầy gà ôm đấm đá được vì cắn là bị đấy và vai gà càn luôn luôn phé sau đầu gà ôm đấm. –Gà thiện dọc buông tát giỏi( gà lùi tát). vì gà ôm đấm là luôn đánh cận chiến lúc nào cũng muốn xông tới cắn vai cắn cổ đối thủ để đá. Nhưng khi gặp gà thiện dọc buông tát giỏi gà ôm đâu châu đầu vào cắn là bị vả vào tai mũi họng; góc cổ; sống mỉ, nhiều khi đui mắt dê sẩm mặt mày, biết đường nào mà đi. –Gà ôm đấm cũng có thể thua gà chạy kiệu.
GÀ ĐÁ HẦUXưa các tiền bối xếp GÀ ĐÁ HẦU đứng thứ hai sau GÀ DỚ(ÔM ĐẤM), theo quy luật phát triển cũng như việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc lai tạo những giống gà thuần chủng thì GÀ HẦU ngày nay càng mang nhiều ưu điểm về tốc độ ra đòn, sức mạnh và độ chính xác của cú đánh để triệt hạ đối phương một cách nhanh nhất. GÀ HẦU: là loại gà thông thường mổ phần hầu của gà đối phương để đá. MỘT SỐ LOẠI GÀ HẦU: – Gà hầu mé(gà đá mé): loại này chiếm đa số trong các loại gà hầu. ưu điểm loại này là nó có thể đứng ở một bên với gà đối phương mà vẫn tung ra được nhưng cú đá trúng đích. – Gà hầu châm( gà hầu dọc, hầu kiềng cũng ở trong loại này): là loại gà đứng thằng đối diện với gà kia và mổ đá dồn đối phương về phía sau; loại gà này có ưu điểm là đòn đá nhanh, một cú mổ có thể ra tới 05 đến 06 đòn một lúc. – Gà hầu thụt. loại này ít gặp nhưng đây là loại gà hầu có thể trị được một số con gà kèo hai bên đá xỏ ngang, gà hầu thụt, thường đá chậm đòn nhưng ra đòn nào là thấy hiệu quả ngay, Gà hầu với những ưu điểm là ra dọc thường đá nhanh hơn so với các loại gà khác nên gà hầu cũng được nhiều người chọn nuôi, tuỳ theo sở thích để chọn loại gà hầu cho phù hợp.
Hạn chế về thế lối của gà hầu là:
+ Gà hầu thường thua thế những con gà kèo hai bên đá sỏ ngang(trong một số trường hợp con gà hầu thụt trị được loại gà kèo hai bên nhưng ko phải là loại kèo đẩy- tức là vừa đẩy vào vai đối phương khiến đối phương bị xô đi vừa đá); gà hầu cũng ko làm gì được loại gà đâm lườn xỏ vĩa, kèo hai bên đá mu lưng và loại gà đi dưới hai bên luồn lách(chiến sĩ lạng lách).
VIỆC LỰA CHỌN một CON GÀ HẦU ĐỂ CHƠI NÊN CHỌN THEO HƯỚNG SAU:
– Con gà co tốc độ ra đòn nhanh và liên tục khi vào đúng thế của nó, – Chọn gà liền lạc để tăng sức bền khi phải chịu đòn.(gà gáng đòn tốt) – Chọn gà có chiều cao vừa phải, mình dài, thế đứng giọt mưa. TÓM LẠI: gà đá hầu hiện nay thường thì các sư kê cho lai tạo, nên có thể vừa đá hầu mé, hầu châm được nên cũng là loại gà hay hạ đối phương nhanh nhiều con chỉ với một seri đòn là khiếm đối phương gảy cổ bật lên rồi. nhưng có nhược điểm là gặp con kê hai bên xin chết mà nó vẫn ko cho chết vì gà hầu đúng nghĩa thường ít con nào biết đá xỏ ngang.
GÀ ĐÁ HẦU thua thế những loại sau:
– Gà kiệu. – Đâm lườn xỏ vĩa. – Cưa đè hai mang.(trừ hầu thụt) – Ôm đấm. – Quần hai bên – Kê hai mang(với những con gà hầu chuyên nghiệp ko biết đá xỏ ngang) – GÀ mang lên mang xuống. – Gà cắn gối
GÀ KIỆU (ĐÒN XE, HỒI MÃ THƯƠNG)CÓ LẼ, trong các loại gà thì có thể nói Gà kiệu là đỉnh cao của việc biến đổi thế lối trong trận chiến của gà nòi. Gà kiệu hiện nay dân chơi gà đá những độ lớn thường tìm mua con gà này .có thể nói đây là loại gà ăn nhiều độ, bản thân ít tang tích nhất. tính những con gà kiệu lỡ
Gà chạy kiệu thường thắng ,cũng dễ hiểu thôi o nó quen chạy ,tập thể dục nhiều hơn những con khác nên thường hơn hẳn đối phương về chân chạy,chân xoay, dai sức hơn , lại biết dùng đúng cách để xử dụng lợi điểm của mình (chạy cho đối thủ mệt rồi mới quay lại đánh ) Con gà dù ko hay nhưng hơn hẳn đối thủ về chân xoay,giai sức hơn ,vẫn có cửa thắng .
Gà cắn gối là loại gà khi lâm trận bị thua thế(lối, bến) của đối phương; hoặc khi giao tống xong nó tự chui xuống núp dưới lườn đối thủ, thay vì nghỉ ngơi lấy sức để triển khai lối, đòn mới, nó lại dùng mỏ cắn vào hai bên gối đối phương khiến đối thủ đau nhảy giựt cả chân lên( để triệt tiêu điểm mạnh đối phương- làm cho đối phương ko triển khai được đòn lối.), vừa giang ra ngoài là con gà cắn gối chụp ngay hầu, hầu mé dộng liên tiếp khiến gà đối phưong bị đòn khi đang hoảng sợ – rất dễ bị knock out.
CÓ THỂ KHẲNG ĐỊNH: Gà cắn gối là nỗi kinh hoàng cho những con gà với lối thế : kèo hai bên, gà chuyên dọc- hầu, hầu mé, gà bên lên bên xuống(mang lên mang xuống).
NGOẠI HÌNH GÀ CẮN GỐI:
Con gà cắn gối thông thường nó có chiều cao vừa phải, thân hình liền lạc, mỏ to, phần cán chân khá to.Con gà thường đứng đòn cân dáng vẻ chắc chắn.
GÀ NÒI CÓ NHỮNG LOẠI THẾ LỐI SAU: CƯA ĐÈ 02 MANG(quấn chặt 02 mang): gồm+ kèo đẩy vừa kèo vừa đẩy vừa đá. +kèo đè: đè gác đòn tay lên đối thủ; loại này chú trọng nhiều đến kèo hơn là đá. + kèo trụ. đứng 01 chỗ dựa theo chuyển động xoay của con gà đối phương để tì chặt vào vai đối phương và xoay theo. Thua thế những loại sau: – gà dớ(ôm đấm). – gà kiệu.(đòn xe). – đâm lườn xỏ vĩa. – lùi tát.
GÀ ĐÁ HẦU gồm:+ hầu mé.
+ hầu dọc(đơn). + vừa mé vừa hầu + hầu thụt Thua thế những loại sau: – gà kiệu. – đâm lườn xỏ vĩa. – cưa đè 02 mang.(trừ hầu thụt) – ôm đấm. – quần 02 bên – kê 02 mang(với những con gà hầu chuyên nghiệp ko biết đá xỏ ngang) – mang lên mang xuống.
GÀ ÔM ĐẤM(DỚ)- loại vào vai ra mé- loại này vừa nhanh vừa mạnh- nguy hiểm nhất.– loại chuyên ôm vai và đầu cánh.
Thua thế những loại sau: – gà kiệu. – gà lùi tát.loại lên kèo, xuống vĩa. – lên kèo, xuống kê. – loại lên kèo, xuống chạy quần. Thua thế gà sau: – gà kiệu. – ôm đấm – lùi tát. -đâm lườn xỏ vĩa.
GÀ KIỆU.– kiệu lỡ. – kiệu chạy ko quay lại nhìn đối thủ – vừa chạy vừa quay lại nhìn đối thủ- loại này nguy hiểm nhất; vì khi nó thấy đối thủ có dấu hiệu mệt là đứng lại đá và thường là từ 02-03 cái trờ lên. Thua thế những con gà sau: – gà trụ. – gà quần 02 bên(với loại kiệu lỡ và ko quay nhìn đối thủ).
GÀ LÙI TÁT.Loại này ko chịu vô kèo mà cứ giật lùi- dang ra đá cái mặt, thường là với tốc độ cao. Thua thế. – gà quần 02 bên – đâm lườn xỏ vĩa. – kê 02 mang(với con gà lùi tát ko biết đa xỏ ngang). – kiệu.
GÀ QUẦN 02 MANG:– gà quần thấp – dưới chân.(nguy hiểm hơn phá thế sức đối phương, ít bị đòn hơn loại quần cao) – gà quần cao – quần ngang vai. Thua thế: – gà kiệu. – ôm đấm. +++ loại quần cao- đôi khi thua thế con gà đá xỏ ngang biết đánh chặn.
GÀ ĐÁ VĨA.– Đâm lườn xỏ vĩa.(loại này hay hơn, nhiều đòn độc) – chuyên vĩa. Thua thế. – gà kiệu. – ôm đấm. – quần 02 mang.
GÀ CẮN GỐI.giao tống xong nó chui xuống dưới 02 chân con gà đối thủ và cắn vào 02 bên gối. Thua thế. – gà kiệu. – quần 02 mang. – lùi tát. – kê 02 mang(gà cắn gối ko biết đá xỏ ngang). – ôm đấm.
GÀ TRỤ:– Trụ dựng – trụ xoay(như gà kèo xoay)- rất ít có. (ko bàn tới trong thua thế) gà trụ đá rất lớn đòn nhưng thường hơi chậm. Thua thế. – kèo 02 mang – lùi tát – đâm lườn
Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Dạng Mồng Gà
Mồng là phần thịt nằm trên đỉnh đầu gà, mồng gà trống to hơn mồng gà mái. Hiệp hội Gia cầm Mỹ (APA) công nhận hàng hoạt kiểu mồng bao gồm mồng vua (buttercup), mồng trích (cushion), mồng dâu (pea), mồng trà (rose), mồng lá (single), mồng đậu (strawberry), mồng chạc (V-shaped) và mồng óc (walnut).
Mồng thường là đặc điểm để nhận dạng các giống gà khác nhau. Chẳng hạn mồng vua là đặc điểm của giống gà Buttercup và mồng óc là đặc điểm độc đáo của giống gà ác (Silkie). Ở một số giống gà như Lơ-go (Leghorn) và Rhode Island Red, có cả các biến thể mồng lá lẫn mồng trà. Hơn nữa, màu của mồng biến thiên từ đỏ tươi cho đến tím, cũng tùy vào mỗi giống gà.
Gà nhà có tên khoa học là Gallus domesticus. Trong tiếng Latin, “gallus” nghĩa là mồng gà. Câu hỏi đầu tiên thường xuất hiện đó là tại sao gà lại có mồng. Theo chỗ tôi được biết, có hai lý do chính. Trước tiên nó có công dụng giải nhiệt cho gà. Gà không thể xuất mồ hôi để giải nhiệt. Thay vào đó, gà giải nhiệt bằng cách làm mát dòng máu chảy qua mồng và tích. Nhờ vậy mà gà có thể giải nhiệt khi thời tiết nóng nực. Lý do thứ hai theo tôi đó là mồng lớn để hấp dẫn gà mái – gà có thể nhận biết màu sắc và rất thích màu đỏ.
Mồng là là loại mồng phổ biến nhất và thường được thấy ở gà. Nhìn chung, mọi hình ảnh và biểu tượng về gà (như cúp, con giáp…) đều thể hiện loại mồng này. Nó là một tấm thịt mỏng, nhẵn nhụi, mềm, kéo dài từ gốc mỏ cho đến đỉnh đầu. Đỉnh mào thường bao gồm nhiều gai (thường 5 hay 6) hoặc chóp.
Một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với mồng lá đó là các chóp thường có xu hướng bị đông cứng và đổ khi khí hậu quá lạnh. Điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm hỏng dáng gà. Nhiều người chơi gà bảo vệ mồng bằng cách bôi keo paraffin (petroleum jelly) vào mùa lạnh. Paraffin bảo vệ mồng và chống đông cứng.
Gà trống của một số giống gà chẳng hạn như gà chọi Anh (Old English), Modern English, gà chọi Mỹ (American Game) phải được tỉa mồng (dubbing) trước khi đem triển lãm. Tất cả các giống trên đều có mồng lá. Cắt mồng bao gồm việc loại bỏ tất cả những bộ phận gắn với đầu như mồng, tích và dái tai. Điều này cũng tương tự như việc cắt đuôi ở một số giống chó nhất định. Quy trình này thường được thực hiện bằng kéo giải phẫu khi gà trống đạt trên 5 tháng tuổi. Những phần này không thể mọc lại được nên chỉ cần thực hiện một lần đối với mỗi con gà.
Có thời, nhiều trại gà chủ động cắt mồng của tất cả gà khi chúng còn non để tránh bị thương và nhiễm trùng về sau, điều làm giảm giá trị thương mại của gà. Tôi tin rằng hoạt động này hiện không còn được áp dụng nữa.
Dẫu mồng gà từng được cho là có nhiều năng lực thần bí kể cả việc chữa bệnh. Hiện tại, có loại thuốc được Cục Quản lý Dược Phẩm Mỹ (FDA) công nhận trong việc chữa trị nếp nhăn. Thuốc này được chiết xuất từ mồng của những con gà trống được lai tạo đặc biệt.
Mồng cũng thể hiện sức khỏe của gà. Nếu nó xuất hiện nhạt hay đậm hơn bình thường hoặc có vẻ nhăn nhúm hay xiêu vẹo, thì đó thường là dấu hiệu gà bị bệnh. Khi tham dự triển lãm, mồng tốt là dấu hiệu gà “mạnh khỏe”. Mồng gà chiếm 5 điểm trong thang điểm 100 của trọng tài. Thêm nữa, mồng đỏ tươi ở gà mái tơ thường có nghĩa gà sắp sửa đẻ trứng.
Do vậy, mồng được sử dụng vào vô số mục đích từ thể hiện sức khỏe, độ sung mãn, chức năng giải nhiệt cho đến hấp dẫn “chị em”. Nó có thể được dùng để hỗ trợ con người dưới nhiều hình thức. Sau cùng, nó dường như góp phần đem lại giá trị thẩm mỹ cho gà và một cái mồng to, đỏ tươi như để tuyên bố rằng chú ta thực sự “oai nhất xóm”.
Các loại mồng điển hình Mồng: phần thịt nằm trên đỉnh đầu gà, mồng gà trống to hơn mồng gà mái. Có vô số kiểu mồng gà và một giống gà có nhiều kiểu mồng, thường là màu đỏ; màu tím xuất hiện ở các giống như Sumatra, Modern Game (màu birchen và brown red) và gà ác (silkie), màu đỏ-tím ở giống gà vảy cá (Seabright).
Mồng lá (single): tương đối mỏng, phần thịt nhẵn nhụi và mềm, gốc mồng kéo dài từ mỏ cho đến đỉnh đầu, phần trên cùng bao gồm từ 5 đến 6 gai mồng hay chóp, chóp chính giữa cao nhất so với các chóp phía trước hay sau, tạo thành hình nửa o-van khi nhìn tổng thể. Mồng phải luôn dựng thẳng, mồng gà trống to và dày hơn mồng gà mái; mồng gà mái có thể thẳng hay siêu vẹo tùy giống gà. Mồng được chia làm 3 phần: trước, giữa và sau hay lưỡi mồng, tức phần kéo dài ở sau đầu.
Mồng trà (rose): mồng đặc, rộng, gần như bằng phẳng trên nóc, ít thịt, phần cuối có chỏm kéo dài, mà nó có thể ngóc lên như ở giống Hamburg; gần như nằm ngang như ở giống Rosecomb Leghorn, hay cong theo dáng đầu như ở giống Wyandotte. Mặt trên ở phần chính phải hơi phồng và lởm chởm những gai tròn nhỏ. Hình dáng thay đổi tùy giống gà.
Mồng dâu (pea): mồng thấp, độ dài trung bình, đỉnh đầu có ba khía, khía chính giữa hơi cao hơn hai bên, đỉnh khía hoặc trơn lỳ hoặc có gai nhỏ; đặc điểm này được tìm thấy ở các giống gà Ameraucana, Brahma, Buckeyes, Cornish, Cubalaya and Sumatra.
Mồng chạc (V-shaped): mồng có hai nhánh, giống như sừng nối với nhau ở gốc chẳng hạn như Houdan, Polish, Crevecoeur, La Fleche và Sultan.
Mồng trích (cushion): dạng mồng thấp, gọn và tương đối nhỏ, nó phải thật nhẵn nhụi, không lồi lõm hay có gai và không phát triển quá phần đỉnh đầu.
Mồng vua (buttercup): bao gồm một lưỡi mồng mọc từ giao điểm giữa đầu và mỏ, và hơi ngả về sau thành hình cái vương miện, nằm ngay chính giữa đỉnh đầu. Vành của vương miện được chia đều bởi các chóp và kết thúc ở phía sau. Chóp mọc từ giữa vương miện là lỗi nghiêm trọng.
Mồng đậu (strawberry): dạng mồng thấp, gọn và tròn trĩnh, ngả nhiều về trước và phần sau không vượt quá giữa đỉnh đầu.
Mồng ác (silkie): gần như tròn, đôi khi phồng, chiều rộng lớn hơn chiều dài; đỉnh gấp nếp xen ngang bởi răng cưa nhỏ, lởm chởm ở phần trước và giữa mồng. Đôi khi, có hai hay ba chóp nhỏ phía sau bị mào che, đôi khi không có chóp nào. Nhìn chung, về mặt di truyền đây là kiểu mồng trà (rosecomb) kết hợp với mào (crest).
Mồng óc (walnut): dạng mồng đặc, tương đối rộng hình thành từ sự kết hợp của hai alen trội gồm alen mồng trà (R) và alen mồng dâu (P) với bề mặt gấp nếp trông giống như hạt óc chó (walnut).
Gà Việt Nam thường phân làm 4 dạng mồng chính bao gồm: mồng dâu, mồng trích, mồng trà và mồng lá. Do quá trình lai tuyển chọn, gà đòn hay gà nòi đòn hầu như chỉ có dạng mồng dâu, gà cựa hay gà nòi lông ngoài mồng dâu còn có thêm mồng lá nhờ lai với gà chọi Mỹ; những dạng mồng khác như mồng trà, mồng trích, mồng vua là các dạng mồng của gà kiểng, gà thịt:
*Mồng lá là dạng mồng phổ biến ở mọi giống gà.
*Mồng dâu là dạng mồng phổ biến ở gà chọi nên có nhiều biến thể và tên gọi khác nhau. Mồng dâu có 3 khía nên còn được gọi là mồng công, mồng khế. Mồng ngả một bên được gọi là mồng trập (chập). Gốc nhỏ, dựng được gọi là mồng trốc (chóc). Gốc to, bản rộng và dựng đôi khi được gọi là “mồng vua” tuy cách gọi này gây nhầm lẫn với loại mồng khác.
*Mồng trích là dạng mồng tương tự như mồng chim trích. Mồng thấp và trơn láng nên còn được gọi là mồng sít, mồng chít hay mồng lỳ. Mồng tròn trĩnh được gọi là mồng đậu, mồng nụ. Mồng có lỗ được gọi là trích lỗ. Mồng bè, rộng, có nếp được gọi là mồng óc. Gà đòn Malay có dạng mồng này.
*Mồng trà hay chà, là dạng mồng đặc, rộng, bề mặt thường có gai rất dễ nhận biết.
Di truyền của mồng gà Mồng gà được quy định bởi hai cặp nhiễm sắc thể, bao gồm 4 alen:
*P: mồng dâu trội *p: mồng dâu lặn *R: mồng trà trội *r: mồng trà lặn
Gà con sẽ nhận: 2 alen từ gà bố và 2 alen từ gà mẹ.
Bảng kết hợp như sau:
*Lai mồng lá x mồng lá sẽ thu được 100% mồng lá. *Lai mồng trà x mồng lá hoặc mồng trà x mồng trà thì sẽ thu được ít nhất 50% mồng trà (số còn lại là mồng lá). *Lai mồng dâu x mồng lá hoặc mồng dâu x mồng dâu thì sẽ thu được ít nhất 50% mồng dâu (số còn lại là mồng lá). *Lai mồng dâu x mồng trà sẽ thu được ít nhất 25% mồng trích. *Lai mồng trích x mồng lá sẽ thu được ít nhất 25% mồng trích. *Lai mồng trích x mồng dâu hoặc mồng trích x mồng trà sẽ thu được ít nhất 37,5% mồng trích. *Lai mồng trích x mồng trích sẽ thu được ít nhất 56,25% mồng trích.
Lưu ý: *Ở rất nhiều giống gà, gà trống RR có tỷ lệ thụ tinh thấp. Gà mái RR sinh sản bình thường. Việc phát hiện và loại bỏ gà trống RR không dễ dàng. Nếu lai với gà mái mồng lá (rr) mà cho ra 100% gà con mồng trà thì đúng là nó. Bằng không cứ lai bình thường nhưng thấy tỷ lệ thụ tinh thấp thì loại bỏ. *Alen mồng dâu P ảnh hưởng đến kích thước của tích. Gà có hai alen PP: tích nhỏ, mồng thấp bé; Pp: tích vừa, mồng cao; pp: tích to (tức bình thường), mồng to. Alen mồng dâu P cũng ảnh hưởng đến sụn lườn (breast ridge). Gà không có gien mồng dâu (pp) sẽ thiếu sụn hai bên lườn. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tuyển chọn gà.
*Mồng trích hiện đang là mốt! Lai mồng trích với bất kỳ dạng mồng nào đều thu được một tỷ lệ mồng trích nhất định. Bằng không thì lai mồng dâu với mồng trà cũng thu được mồng trích. Mồng trích có nhiều kiểu gien nhưng kiểu mà chúng ta cần chọn là PP,Rr (tích nhỏ, sinh sản tốt). Để chọn dạng mồng trích nhỏ gọn thì chúng ta phải tiếp tục lai tuyển chọn qua nhiều đời. *Mồng vua (buttercup) thuộc về một gien khác, xuất hiện khi gà mang một alen trội D. *Mồng chạc (V-shaped) có tính trội so với mồng vua.
Mồng lá (single), dạng mồng phổ biến nhất
Các dạng mồng dâu ở gà nòi và gà cựa
Mồng trà
Các dạng mồng trích (hình bên trái là trích lỗ)
Mồng đậu (strawberry), dạng mồng trích nhỏ gọn
Mồng óc (walnut), dạng mồng trích với nếp gấp như óc chó.
Giống gà Chantecler có dạng mồng trích (cushion) hoàn hảo, rất thích hợp với xứ lạnh.
Mồng vua (buttercup)
Mồng chạc (V-shaped)
Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Loại Mào Gà
Mồng (mào) của gà được định nghĩa là phần thịt nhô lên trên đầu gà, con trống có mồng lớn hơn nhiều so với con mái. Hiệp hội gia cầm Mỹ (APA) công nhận 9 loại mồng khác nhau bao gồm: mồng lá (single comb), mồng chà (rose comb), mồng dâu (pea comb), mồng trích (cushion comb), mồng dâu tây (strawberry comb), mồng quả óc chó (walnut comb), mồng Silkie, mồng chữ V hay còn gọi là mồng chạc (V-shape comb), mồng vua (buttercup). Đối với mỗi kiểu mồng, chúng còn có nhiều biến thể khác nhau ví dụ như mồng dâu cao, dâu ngã, dâu xoắn, dâu lỗ… Thực tế ở Việt Nam, chúng ta gộp chung 3 kiểu mồng: cushion comb, strawberry comb và walnut comb thành tên gọi chung là mồng trích. Xét về khía cạnh di truyền thì chúng cùng loại với nhau, đều là sự kết hợp của mồng chà và mồng dâu, tuy nhiên do mồng chà và mồng dâu cũng có nhiều biến thể khác nhau nên chúng sẽ sinh ra những kiểu mồng trích khác nhau.
Vậy có khi nào chúng ta tự hỏi: “tại sao con gà lại có mồng?”. Có hai lý do chính. Đầu tiên nó là bộ “tản nhiệt” cho gà vì chúng không có cơ chế đổ mồ hôi để làm mát cơ thể. Thay vào đó, chúng làm mát bằng cách cho máu nóng chảy qua mồng và tích gà. Khi máu nóng lưu thông qua hệ thống mạch máu và mao mạch dày đặc của mồng và tích, nó được làm mát và quay trở lại cơ thể. Do đó, nhiệt độ của gà sẽ được giảm xuống trong thời tiết nóng nực. Còn chức năng thứ hai của mồng gà là để giúp nó thu hút bạn tình. Con gà có thể nhận biết được màu sắc và nó bị thu hút bởi màu đỏ. Mồng lớn và có màu đỏ tươi là một dấu hiệu tốt của sức khỏe và sinh lực. Thông thường, trong một đàn gà con nào có kích thước và mồng lớn nhất sẽ trở thành những con trống và mái đầu đàn. Gà trống đầu đàn có thể giao phối với tất cả các con gà mái trong đàn, để đảm bảo rằng, các gen khỏe mạnh được truyền lại cho thế hệ kế tiếp. Các nhà khoa học đã tìm ra mối tương quan giữa kích thước và màu sắc của mồng với nồng độ hocmon testosterone của gà. Trong một đàn gà những con mái đầu đàn thường là những con hung hăng nhất, có mồng phát triển to hơn, đỏ hơn những con mái khác và thậm chí nó còn có thể gáy.
Mồng còn là đặc điểm để giúp phân biệt các giống gà khác nhau. Ví dụ, mồng chà (rose comb) là đặc trưng của giống gà Rosecomb, mồng lá (single comb) của giống gà Phoenix hoặc Chabo, mồng dâu (pea comb) của giống gà Sumatra… Ngoài ra, màu sắc của mồng thay đổi từ màu đỏ tươi sang màu tím (gà sumatra), đặc điểm này phụ thuộc vào giống gà.
Đối với gà mồng lá ở xứ lạnh chúng còn gặp một vấn đề nghiêm trong thời tiết giá lạnh, đó là các chóp sẽ bị đông cứng và rụng khỏi mồng. Vấn đề này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của gà nhưng nó làm mất đi vẻ đẹp của con gà. Những người chơi gà bảo vệ mồng gà bằng cách bôi dầu nhớt lên mồng khi thời tiết giá lạnh. Dầu nhớt giúp giữ nhiệt cho mồng và bảo vệ mồng không bị đông cứng. Đối với anh em chơi gà ở Việt Nam thì chúng ta khỏi lo vấn đề này bởi vì chúng ta ở vùng nhiệt đới và cho dù mùa đông ở miền Bắc có lạnh cỡ nào đi nữa thì cũng chưa đủ ảnh hưởng đến mồng gà.
Những con trống của một số giống của gà như Old English bantam, và gà đá Mỹ,… đều bị cắt mồng trước khi đem triển lãm. Đây là những giống gà mồng lá. Cắt mồng bao gồm việc loại bỏ tất cả những bộ phận gắn với đầu như mồng, tích và dái tai. Việc cắt mồng gà cũng giống như việc cắt đuôi chó vậy. Thủ tục cắt mồng được tiến hành khi gà được 6 tháng tuổi và mồng khi bị cắt sẽ không có khả năng mọc lại. Còn ở Việt Nam, chúng ta không có thủ tục cắt mồng giống như nước ngoài do điều kiện thời tiết và quan niệm thẩm mỹ, những con gà bị cắt mồng sẽ bị trừ điểm thậm chí bị loại ở các cuộc thi gà kiểng. Gà ở Việt Nam thường chỉ bị cắt mồng khi nó bị ngã hoặc do mồng bị lỗi làm hỏng dáng gà. Người chơi gà ở Việt Nam còn có khả năng phẫu thuật những kiểu mồng xấu, bị lỗi để nó trở nên đẹp và gọn gàng hờn (ví dụ từ mồng dâu ngã phẫu thuật thành mồng trích nhỏ gọn).
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng mồng gà như là một vị thuốc. Hiện nay, Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ ([FDA) đã cho phép sản xuất thuốc để điều trị các nếp nhăn trên khuôn mặt và các nếp gấp trên da. Thuốc này được chiết xuất từ mồng của những giống gà đặc biệt.
Mồng cũng là thước đo sức khỏe của con gà. Nếu mồng sậm màu hơn bình thường, đó là dấu hiệu của bệnh tật. Một chiếc mồng đỏ tươi trên đầu một cô nàng mái tơ chính là dấu hiệu cho biết nó đã sẵn sàng cho chu kỳ đẻ trứng đầu tiên.
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào chi tiết 9 kiểu mồng đã được hiệp hội gia cầm Mỹ (APA) công nhận và một kiểu mồng rất hiếm gặp của một giống gà Tây Ban Nha.
1. Mồng lá (single comb):
Mồng lá là mồng phổ biến nhất và ta thường thấy chúng trên các tác phẩm nghệ thuật, phim hoạt hình hoặc trong các sản phẩm thương mại như chén, lịch… Mồng lá được gắn vào hộp sọ của gà từ phần gốc mỏ kéo dài đến phía sau đầu. Nó thường có 5 hoặc 6 chóp nhọn ở phía trước và một phiến lớn dày hơn ở phía sau. Các chóp nhọn ở giữa cao hơn các chóp ở phía trước và phía sau tạo thành hình bán cầu.
Mồng lá đa phần đều đứng thẳng, tuy nhiên ở một số giống, mồng sẽ bị ngã về một bên của đầu gà, điều này thường thấy ở gà mái.
Hình 1: từ trái qua, mồng lá 6 chóp, mồng lá 5 chóp và mồng lá ngã.
2. Mồng hoa cẩm chướng (canation comb)
Mồng hoa cẩm chướng là mồng đặc trưng của một giống gà của Tây Ban Nha, gà Penedesenca. Nó cũng tương tự như mồng lá, chỉ khác ở chỗ phiến lớn phía sau được thay bằng các chóp nhọn chĩa sang 2 bên.
Hình 2: giống gà black Penedesenca. Từ trái qua: chụp ngang, chụp từ trên xuống, chụp từ phía sau. Ta có thể thấy rõ các chóp ở phía sau mồng chía sang hai bên.
3. Mồng vua (buttercup):
Giống như mồng lá, mồng vua cũng có những chóp nhọn kéo dài từ trước ra sau đầu. Tuy nhiên, mồng vua có tới 2 “lá” ghép lại với nhau tạo thành hình dạng giống như một chiếc vương miện, với nhiều chóp nhọn tạo thành một vòng gần như tròn trên đỉnh đầu gà.
Đây là kiểu mồng đặc trưng của giống gà Sicilian Buttercup.
4. Mồng dâu (pea comb):
Mồng dâu là một loại mồng có kích thước trung bình. Đặc điểm của loại mồng này là nó có 3 khía chạy dọc từ gốc mỏ đến đỉnh đầu, với khía ở giữa cao hơn một chút so với 2 khía ở 2 bên.
Các giống gà có mồng dâu là: Araucanas, Ameraucanas, Aseels, Brahmas, Buckeyes, Cornish, Sumatras, Shamo.
Hình 4.1: mồng dâu thấp nhỏ gọn.
Hình 4.2: từ trái qua: mồng dâu cao, mồng dâu ngã, mồng dâu xoắn.
Hình 4.3: mồng dâu lỗ. Từ trái qua: chụp mặt trước, chụp từ phía sau. Loại mồng dâu này thường ít gặp.
5. Mồng trích (cushion):
Đây là một loại mồng nhỏ, cứng và nằm sát đầu. Nó hoàn toàn phẳng, không lồi lõm, không có chóp hay đuôi nhọn. Nó chiếm một phần nhỏ trên đầu gà bắt đầu từ phần tiếp giáp với mỏ. Trông như một cái bứu nhỏ mọc trên gốc mỏ và mở rộng về phía sau nhưng không vượt quá đỉnh đầu.
Mồng trích là đặc trưng của giống gà Chanteclers.
Hình 5: mồng trích đúng nghĩa, nhỏ gọn, đẹp của giống gà Chantecler.
6. Mồng dâu tây (strawberry):
Mồng dâu tây cũng có kích thước và hình dạng giống như mồng trích (kích thước to hơn một chút). Tuy nhiên không giống như mồng trích, mồng dâu tây có bề mặt gồ ghề, lồi lõm, thô ráp với nhiều gai nhỏ, tương tự hình dáng quả dâu tây, đôi khi nó có hình dạng tương tự như quả bom với phần đầu to ở phía trước và phần đuôi nhỏ ở phía sau(trích yên ngựa). Mồng dâu tây cũng không kéo dài quá phần đỉnh đầu gà.
Các giống gà có mồng dâu tây là Malay và Yokohama.
Hình 6.1: mồng dâu tây. Ta thấy mồng to hơn mồng trích (cushion) một chút và bề mặt thì lồi lõm.
Hình 6.2: mồng dâu tây. Nhìn giống trái bom không ta??? Ở Việt Nam thường gọi là mồng trích yên ngựa.
Hình 6.3: mồng dâu tây, mà công nhận nhìn giống quả dâu tây thiệt!
7. Mồng chà (rose comb):
Mồng chà là một khối thịt có nhiều gai, cứng, hình ống kéo dài từ phía gốc mỏ đến phía sau đầu, sau đó kéo dài bằng một chóp đuôi nhọn, chóp đuôi này có thể ngóc lên như ở giống Hamburg, gần như nằm ngang như ở giống Rosecomb Leghorn, hay cong theo dáng đầu như ở giống Wyandotte. Mặt trên của phần thân mồng phải có nhiều gai tròn nhỏ lởm chởm. Tuy nhiên những đặc điểm này cũng thay đổi tùy theo giống gà.
Hình 7.1: Mồng chà của giống gà rosecomb (trống và mái), ta thấy rất rõ phần đuôi nhọn phía sau.
Hình 7.2: mồng chà của gà tre Việt Nam, ta thấy cũng có phần đuôi nhọn phía sau nhưng khác với giống gà rosecomb.
Hình 7.3: mồng chà của giống gà Wayandotte, ta thấy phần mồng chính không có gai lởm chởm và mồng ôm sát theo đầu. Đối với mồng chà của giống này, nếu quan sát không kỹ ta dễ nhầm lấn nó với mồng trích (cushion).
Hình 7.4: con mái này mồng chà, tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn sang mồng trích.
8. Mồng Silkie:
Mồng silkie là một khối thịt gầnnhư tròn. Chiều rộng của mồng thường lớn hơn chiều dài. Mồng được tạo thành bởi các nếp gấp nhỏ nằm ngang, với một rãnh nhỏ dài băng ngang qua mồng và gần như vuông góc với mỏ gà.
Một số giống gà có mồng silkie đồng thời cũng có chỏm lông trên đầu, khi đó mồng sẽ bị ẩn đi. Một số gà có mồng sikie đột biến nhìn rất kỳ dị. Đây là kiểu mồng đặc trưng của giống gà Silkie.
Hình 8: mồng silkie đặc trưng của giống gà Silkie, ta thấy rất rõ rãnh cắt ngang vuông góc với mỏ gà.
9. Mồng quả óc chó (walnut comb):
Mồng quả óc chó là loại mồng có kích thước trung bình, cứng. Nó được đặc tên như vậy bởi vì đặc tính có nhiều nếp nhăn hay rãnh, tương tự như hình dáng bên ngoài của quả óc chó.
Mồng quả óc có cũng là một kiểu mồng của gà Silkie. Loại mồng này cũng thường thấy ở gà tre Việt Nam.
Hình 9: mồng quả óc chó. Ở Việt Nam thường gọi là mồng trích.
10. Mồng chạc hay mồng V (V-shape comb):
Mồng bao gồm hai sừng chĩa sang hai bên tạo thành chữ V.
Các giống gà có mồng V bao gồm: Crevecoeurs, Houdans, La Flèche, Ba Lan, và Sultans.
Giới Thiệu Về Các Giống Gà Tre Đẹp Hiện Nay
Gà tre là một trong những con vật nuôi làm cảnh được nhiều người ưa chuộng do sở hữu dáng vẻ nhỏ nhắn, và đặc biệt là bộ lông sặc sỡ vô cùng bắt mắt.
Gà tre là giống gà có kích thước nhỏ nhất tại Việt Nam (nếu không tính các giống gà ngoại nhập khác). Đây giống gà được nuôi phổ biến ở các tỉnh Nam trung bộ và cũng được nuôi nhiều ở miền Bắc gần đây. (Nguồn Chuyennho)
Gà tre trống có lông màu trắng, đỏ và đen, nặng từ 500g – 800g. Gà tre mái có màu lông pha giữa đen và trắng, có con có màu nâu, trọng lượng từ 400g-600g. (Nguồn Vatgia)
Gà tre có bộ lông đẹp và vẻ ngoài nhỏ nhắn nên thường được nuôi làm cảnh. Gà tre được lựa chọn làm cảnh thường là gà trống và phải hội tụ những đặc điểm như đầu nhỏ, mặt nhỏ và tinh nhanh; bờm cổ phải dày và kín, có độ phùng phình suôn mượt. (Nguồn Lamcanh)
Ngoài ra, một con gà trống tre đẹp phải có thân hình phải cân đối, ngực rộng, hông to, cánh không quá dài; lông đuôi của gà phải có đủ 3 lớp là lông phủ, lông chúa và lông đỡ, cong xòe đều mọc chênh chếch, lông dài, dày có nhiều màu sắc khác nhau. (Nguồn Lamcanh)
Các giống gà tre có mặt hiện nay ở Việt Nam gồm gà tre Tân Châu, gà tre Mỹ, gà Serama. Gà tre có giá trị kinh tế khá cao,có con nuôi làm cảnh giá trị lên tới cả chục triệu đồng. (Nguồn Blogspot)
Gà tre có khả năng miễn dịch khá cao nên rất ít bị bệnh tật. Giống gà này khá dễ nuôi và tốn ít diện tích nuôi, có thể tận dụng những khoảng trống trong nhà như góc sân, mái hiên. (Nguồn Traigiongthuha)
Thức ăn của gà tre chủ yếu là thóc, cám ngô, cám gạo, các loại rau xanh, giun đất…(Nguồn Photobucket)
Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Về Các Thế Đánh Lối Của Gà Chọi trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!