Xu Hướng 3/2023 # Giải Pháp Bón Phân Bm Cho Bưởi Da Xanh # Top 5 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giải Pháp Bón Phân Bm Cho Bưởi Da Xanh # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Bón Phân Bm Cho Bưởi Da Xanh được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vừa qua, Cty Behn Meyer (BM) cùng hơn 100 nông dân trồng bưởi da xanh của tỉnh Bến Tre đã tổng hợp đút kết ra quy trình bón phân giúp canh tác bưởi đạt hiệu quả cao.

Ông Tạ Duy Linh, đại diện Cty BM cho biết: Bưởi da xanh ở Bến Tre mang trái chuyền vì vậy, Cty chúng tôi đã hoàn thiện một quy trình bón phân của Cty BM cho bưởi da xanh chỉ dành riêng cho tỉnh Bến Tre. Quy trình bón phân dành cho bưởi nuôi trái chuyền, được tổng kết từ tất cả nông dân đã cộng tác với Cty chúng tôi trong suốt những năm vừa qua. Sản phẩm Nitrophoska 15-15-15+2s + Fruit Ace của Cty BM sử dụng được cho mọi giai đoạn của cây.

Quy trình bón được đút kết như sau, để giúp cây phục hồi sau thu hoạch: Bón Entec 20-10-10+3s. Phân hóa mầm hoa bón Nitrophoska: 15-15-15+2s kết hợp phun Hakaphos 12-34-14 nhằm giúp cây tạo mầm hoa tốt ra hoa đồng loạt. Phun mỗi lần cách nhau 7 ngày trước khi làm bông.

Khi lá già tiến hành cắt tỉa cành nhện (cành mang trái) vị trí cắt từ vị trí giao cành ra 4-5 mắc lá. Khi nhú mầm hoa tiến hành phun Bospholiar Kelp+ Bospholiar Boron để tăng cường khả năng thụ phấn và hạn chế méo trái (phun 3 lần từ khi ra hoa đến khi hoa nở 30% trở lên, hoa đã đậu trái non).

Ở giai đoạn trái non, từ 1-2 tháng khi đậu trái bón Nitrophoska 15-15-15+2s kết hợp phun bổ sung Bospholiar Combi tipp 9N+15Cao+TE. Phun định kỳ 10-15 ngày từ khi đậu trái đến khi trái lớn, giúp trái lớn nhanh, trái đồng đều, bóng bẩy, mỏng vỏ, đẹp trái. Đặc biệt, bổ sung canxi phun qua lá giúp hạn chế thối trái, nứt trái.

Giai đoạn từ trái 3 tháng tuổi, bón phân Nitrophoska 15-15-15+2s + Fruit Ace (tỷ lệ bón 3:1). Giai đoạn trái từ 4-5 tháng, bón Nitrophoska 15-15-15+2s + Fruit Ace (tỷ lệ bón 2:1). Giai đoạn thúc trái cuối, bón Nitrophoska 15-15-15+2s + Fruit Ace (tỉ lệ bón 1:1). Sau khi cắt trái bà con bón lại Entec 20-10-10+3s để phục hồi lại cây.

Ông Ngô Ngọc Thanh ở ấp Long Trị xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) cho biết: “Diện tích trồng bưởi của tôi là 6.000 m2. Bưởi 4 năm tuổi và 16 năm tuổi. Tôi sử dụng phân bón của Cty BM đến nay đã trên 7 năm. Từ khi ra trái non đến khi thu hoạch tôi đều bón 3 số 15 (Nitrophoska 15-15-15+2s) cộng thêm Kali. Qua 7 năm sử dụng thì tôi thấy vườn đạt hiệu quả cao nên tôi tin dùng. Tôi thấy bưởi cho mẫu mã trái đẹp, nặng trái và độ ngọt rất cao”.

Còn ông Đào Văn Minh canh tác 8.000 m2 bưởi da xanh ở xã Quới Sơn, huyện Châu Thành cho biết thêm, chất lượng trái rất ngon, vỏ mỏng, ruột hồng, mọng nước, ké dài tuổi thọ và sản lượng cao. Gần 10 năm qua, từ khi chuyển sang sử dụng phân bón của Cty BM, ông Minh rất phấn khởi vì trái bưởi trong vườn luôn đẹp bán cho thương lái giá đều cao hơn so với thị trường từ 1.000 – 2.000 đồng/kg.

Chia sẻ thêm về quy trình bón phân BM đạt hiệu quả cao ông Minh nói: “Quy trình bón phân của tôi có nhiều giai đoạn vì ở đây tôi cho trái rải vụ. Trên cây có nhiều lứa trái. Tôi sẽ xem trên cây số lượng trái nào nhiều thì tôi sẽ chọn phân bón theo nhu cầu của trái đó. Thí dụ sau thu hoạch thì tôi sẽ bón Nitrophoska 20-10-10. Trước khi ra hoa thì tôi sẽ bón Nitrophoska 15-15-15+2s. Sau khi đậu trái non thì tôi sẽ bón 24-8-7. Khi trái được khoảng 3 tháng tuổi thì tôi sẽ bón 12-12-17, hoặc 12-8-16. Khi còn khoảng 2 tháng nữa chín thì tôi sẽ bón hai dòng phân là 15-5-20 và 15-3-20 để cho hàm lượng Kali cao để trái tốt, ngọt…”.

Ngoài ra, ông Minh bón thêm dòng phân hữu cơ định kỳ 3 tháng 1 lần. Như Gowil 3-3-3 xen kẽ với NPK. Hiệu quả là cây tốt bền, tuổi thọ cây kéo dài, năng suất sẽ cao hơn. Những dòng phân khác mà lúc trước ông từng bón, 8 công chỉ cho khoảng 20 tấn. Khi sử dụng phân của BM thì vườn nhà ông Minh năm nay đạt trên 30 tấn trái.

Nói về những tâm đắc về vườn bưởi của mình, ông Lê Văn Hùng ở ấp 3, xã An Phước (Châu Thành) chia sẻ: Hiện trong vườn tôi có 2 lứa bưởi. Lớn 22 năm nhỏ 13 năm tuổi. Sau khi sử dụng phân bón của Cty BM đến nay đã 8 năm, tôi thấy màu sắc vỏ bưởi xanh hơn. Ruột bưởi đỏ hơn và trái nặng hơn. Đặc biệt, khi rải phân của Cty BM lá bưởi xanh dày dễ ra bông và thuận lợi đậu trái.

Quy Trình Bón Phân Cho Giống Bưởi Da Xanh

hiện là dòng bưởi giá trị cao được nhiều nghiên cứu cách bón phân cho cây bưởi và trồng nhiều nhất hiện nay, hứa hẹn sẽ mang đến năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho bà con nếu như được trồng, chăm sóc và có được quy trình bón phân cho cây bưởi đúng cách.

Quy trình bón phân cho giống bưởi da xanh

Cách bón phân cho cây bưởi da xanh

Đối với cách bón phân cây bưởi mới trồng da xanh bà con tiến hành bón phân cho nó theo quy trình và thời điểm bón phân cho cây bưởi như sau:

– Ở năm đầu tiên: Lúc này thì lượng phân trong hố của cây vẫn còn khá dồi dào thế nên bà con chỉ cần bón thúc với phân ure pha loãng cùng nước để tưới theo tỉ lệ 1%. Mỗi lần tưới phân sẽ cách nhau trung bình từ 20 đến 30 ngày. – Ở năm thứ 2 và 3: Đây là giai đoạn kiến thiết bà con hãy tuân thủ kỹ thuật bón phân cho cây bưởi da xanh như sau. Hãy bón mỗi gốc cây bưởi từ 30 đến 40kg phân chuồng kết hợp 300 supe lân và 300g ure kèm với 300g kali rồi chia làm 4 đợt bón như sau:

+ Đợt 1: Vào cuối mùa mưa bà con bón 100% phân hữu cơ cho cây bưởi cùng phân lân. + Đợt 2: Tháng 1 đến tháng 3 dương lịch bón 30% lượng phân ure và phân kali. + Đợt 3: Tháng 5 đến tháng 6 dương lịch bà con tiếp tục bón 30% lượng phân ure và phân kali. + Đợt 4: Vào tháng 7 đến tháng 8 dương lịch bà con hãy bón hết số phân còn lại.

– Từ năm thứ 3 trở đi: Đây là giai đoạn kinh doanh nên chúng ta cần bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cây bưởi diễn. Vì vậy bà con hãy tăng lượng phân lên theo tỉ lệ: 50kg phân chuồng, 500g phân lân, 500g phân kali và 500g phân ure. Khi bón cũng tiến hành chia làm 4 đợt tương tự như giai đoạn kiến thiết.

Lưu ý cho bà con đó là đừng quên phun bổ sung phân bón lá mỗi năm khoảng từ 3 đến 4 đợt.

Hiện nay việc trồng bưởi là thú vui cây cảnh đang là một trào lưu phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt khi kết hợp bưởi cùng với một số loại cây cùng họ tạo nên cây ngũ quả mang tài lộc, may mắn vào nhà.

Cây bưởi là một loại cây xuất hiện từ thời xa xưa, là một trong những loại cây không thể thiếu trong mâm ngủ quả ngày tết, trái bưởi có màu vàng tượng trưng cho sự sum vầy, no đủ, ấm cúng, mang lại cho gia chủ tiền tài, dạnh vọng.

Lựa chọn giống bưởi da xanh tốt nhất tại Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao để cây giống phát triển tốt hơn và việc chăm sóc cây bưởi hiệu quả hơn.

+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây bưởi vàng phúc kiến

+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống bưởi đỏ phúc kiến

TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG TIÊN TIẾN CHẤT LƯỢNG CAO

ĐC: Hợp Tác Xã Giống Cây Trồng Cổ Bi – Đường Cổ Bi – Gia Lâm – Hà Nội Tel: 0973 401 793 – 0916 430 455 Mail: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com Web:http://giongcaytrongkinhtecao.com/

Kinh Nghiệm Bón Phân Cho Bưởi Da Xanh Của Anh Lê Văn Xích

Bón phân cho mô đất trước khi trồng: đất cuốc lên phơi khô trộn đều với 10kg phân hữu cơ hoai gồm phân heo trộn tro trấu, xơ dừa. Chính giữa đỉnh mô móc lỗ sâu 0,2m rải vôi càng long (vôi bột) lót đáy phân lân.

Khoảng hai tháng sau, khi cây châm rễ, bắt đất, tưới phân DAP 18-46-0 ngâm sền sệt, liều dùng 1 muỗng canh pha thùng 10 lít nước, tưới khi lá già.

Khoảng 15 ngày phun phân bón lá 1 lần, chủ yếu là giai đoạn ra đọt và mang lá non.

Khi cây gần một năm tuổi, đào hộc xung quanh chân mô theo hình chữ O, chiều ngang 0,4m, sâu từ 0,3 – 0,4m, lấy đất bỏ ra ngoài, tận dụng cỏ vườn, rơm rác mục, xơ dừa, trấu mục, phân chuồng cho vào đầy hộc, anh lấp đất lại để tạo độ tơi xốp cho cây mọc và phát triển rễ nhanh. Cứ thế mỗi năm đào hộc tiếp nới rộng chu vi mô bưởi ra và cũng cho các loại phân hữu cơ như trên vào hộc rồi lại lấp đất trên mặt, cho đến khi chu vi mô này giáp mô kia thì ngưng.

Khi cây được 3 năm tuổi, trước khi xử lý ra hoa, bón mỗi gốc bưởi 2 kg phân NPK 16-16-8-13 S và 1kg phân hữu cơ vi sinh cho cây sung tàn. Khi bưởi bắt đầu ra chồi non (đọt), phun thêm chế phẩm MKP (0-52-34) cho lá non mau thành thục.

Khi trái bưởi được hai tháng tuổi, nuôi trái bằng cách bón mỗi gốc bưởi 1kg phân NPK 16-16-8-13S, với cây mang nhiều trái phải tăng lượng phân trên.

Khoảng 3 tháng trước ngày thu hoạch, phun phân bón lá grow 3 lá xanh loại 20-30-20 lên trái và lá để bưởi mỏng vỏ ruột nở to, múi bưởi có nhiều nước, đồng thời bón thêm phân bón loại NPK 7 – 7 – 14. Liều dùng 2kg/gốc nhằm tăng phẩm chất, hương vị ngọt ngào và tạo cho da trái có màu xanh mượt mà tươi đẹp.

Ngoài ra để duy trì tuổi thọ cây, từ khi bưởi bắt đầu cho trái, mỗi năm xới gốc bón 2 đợt phân hữu cơ hoai, mỗi đợt 1 bao phân cút hoặc phân gà trộn tro trấu, chủ yếu là sau thu hoạch và lúc đậu trái non. Nếu không có các loại phân trên thì sử dụng phân hữu cơ sinh học liều dùng từ 2 đến 4kg cho mỗi cây tùy theo lớn nhỏ để cây luôn có tán lá xum xuê và cho trái to.

Với cách chăm sóc như trên, cây 5 năm tuổi, mỗi năm mang trung bình từ 50 – 70 trái, cá biệt có cây mang gần 100 trái lớn nhỏ. Trọng lượng trung bình từ 1,5 đến trên dưới 2kg/trái.

Cách Trồng Bưởi Da Xanh (Bưởi Da Xanh Ruột Hồng) Ở Miền Bắc

Bưởi da xanh bến tre

Lựa chọn giống bưởi da xanh

Hiện nay, cây giống bưởi da xanh có 2 loại chủ yếu: Bưởi da xanh chiết và bưởi da xanh ghép cành. Mỗi loại giống bưởi thì có những ưu và nhược điểm riêng. Bưởi ghép cành cho cây khỏe hơn, bộ rễ cứng cáp, đồng thời tuổi thọ của cây cao, còn nếu sử dụng bưởi chiết sẽ nhanh có trái nhưng bộ rễ kém phát triển hơn, tuổi thọ cây không cao. Tùy vào điều kiện và mục đích gieo trồng để lựa chọn cây giống bưởi da xanh cho phù hợp, tuy nhiên cần đảm bảo cây giống cần khỏe mạnh, lá to xanh tốt, không có các dấu hiệu của sâu bệnh hại.

Thời vụ và mật độ trồng bưởi da xanh

Lưu ý: Chúng ta nên Thời điểm trồng bưởi da xanh tốt nhất là cuối mùa khô đầu mùa mưa (Tháng 4- tháng 5 dương lịch). Thời điểm này sau khi cây vừa phục hồi sẽ đón những cơn mưa đầu mùa nên rất tiện cho việc chăm sóc, ít phải tưới nước hơn, cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh hơn Mật độ trồng bưởi da xanh thường là 5 x 5m, nó tương đương với 700 cây bưởi/ hecta. trồng bưởi da xanh riêng rẽ với các loại cây trồng khác để tránh sâu bệnh lây lan khó kiểm soát. Nên hạn chế trồng chung bưởi da xanh với các loại hoa quả có múi khác như: cam canh, cam sành, quýt đường, chanh không hạt…vì bưởi da xanh nói riêng và các loại bưởi nói chung chúng thụ phấn chéo ít nhiều sẽ làm giảm chất lượng của quả.

Đất trồng bưởi da xanh

Đất trồng bưởi da xanh thịt thích hợp nhất là đất pha, đất có pH 5.0 – 6.5, thoát nước tốt, yêu cầu tầng canh tác từ 0,5 – 1m, lượng mưa trung bình 1000 – 2000mm/ năm, phân bổ đều. Nếu trồng ở vùng trũng cần đắp mô, đào mương. Trồng ở vùng cao thì đánh hố 60 x 60 x 60cm để tiện cho tưới tiêu và bón phân.

Kỹ thuật trồng bưởi da xanh

Bước 1: Chuẩn bị

– Trước khi trồng bưởi da xanh, ta cần chuẩn bị đào hố hoặc đắp mô trước 1 tháng. Hố có kích thước 60 x 60 x 60cm (dài, rộng, sâu). Mỗi hố trộn từ 30 – 40kg phân hữu cơ (phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh công nghiệp), 0,5kg supe lân, 0,3kg kali, thuốc chống mối Basudin, Furadan. Đo độ pH và bổ sung thêm vôi bột nếu cần thiết. – Trộn đều đất và phân sau đó lấp hố, tưới nước. Sau đó đợi 1 tháng rồi tiến hành trồng.

Bước 2: Cách trồng bưởi da xanh

– Dùng cuốc hoặc xẻng đào 1 lỗ ở chính giữa hố trồng, hố đào to hơn bầu ươm 1 chút, xé bỏ lớp nilon bầu ươm ( tránh làm vỡ bầu, động rễ) đặt cây bưởi giống vào giữa hố. Lấp đất phủ kín xung quanh gốc, dùng chân nén nhẹ đất quanh gốc. Sau đó, tiến hành cắm cọc cố định cây, tránh gió làm lay cây, động rễ, cây dễ bị chết. Sau khi trồng cần tưới nước ngay, dùng cỏ khô, rác, rơm rạ phủ xung quanh gốc, sau 5-7 ngày tưới lại, chú ý giữ ẩm cho gốc suốt 1 tháng đầu tiên để cây nhanh hồi phục và phát triển tốt nhất.

Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh

Tưới nước: Vào mùa khô ta cần phải xuyên tưới nước và phủ gốc giữ ẩm cho cây bưởi , mùa mưa nếu mưa liên tục cần đánh rãnh thoát nước, tránh để cây bị ngập úng.

Làm cỏ: Hạn chế cỏ dại, khi cây chưa giao tán giữa các hàng nên trồng xen các loại cây họ đậu. Tác dụng giữ ẩm cho cây, tăng đạm hữu cơ vừa cải thiện thêm kinh tế. Ở gốc, nên phủ rơm rạ, cỏ khô.

Cắt tỉa cành, tạo tán: Sau khi cây bưởi da xanh cao khoảng 50-70cm, các chồi mọc ra giữ lại 3-5 chồi khỏe mạnh, phân bổ đều quanh gốc. Tiến hành hãm các chồi này để cây sinh cành thứ cấp. Ở giai đoạn cây lớn, nên cắt bỏ các cành già cỗi, tạo dáng phân bổ đều về các hướng.

Chắn gió: Nên trồng cây cao chắn gió như: keo tai tượng, cây muồng đen…vv đẻ làm cây chắn gió, trồng cách hàng bưởi ít nhất 5m để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng. Trồng cây chắn gió vuông góc với hướng gió chính trong năm.

Kỹ thuật bón phân cho cây bưởi da xanh

Năm đầu tiên: Ta chỉ cần tiến hành bón thúc bằng phân urê, pha loãng vào nước để tưới. tỷ lệ 1%, tiến hành tưới liên tục trong năm đầu. Mỗi lần bón cách nhau 20-30 ngày. Năm thứ 2-3: Đây được gọi là giai đoạn kiến thiết, giai đoàn này nhu cầu của cây cần nhiều phân để nuôi cây đồng thời giúp cây phát triển, đơn hoa và ra trái. Mỗi gốc ta nên bón 30 – 40kg phân chuồng + 300 supe lân + 300g urê + 300g kali và chia làm 4 đợt như sau: + Đợt 1: Bón phân vào cuối mùa mưa bón 100% lượng phân hữu cơ và lân + Đợt 2: Tháng 1-3 (dương lịch), bón 30% lượng phân urê và kali + Đợt 3: Tháng 5-6 (dương lịch ), bón tiếp tục bón 30% lượng urê và kali + Đợt 4: Tháng 7-8 ( dương lịch), bón 30% lượng phân còn lai Ngoài ra, ta cũng cần phun bổ sung phân bón lá theo liều lượng in trên bao bì sản phẩm. Mỗi năm phun từ 3-4 đợt Từ năm thứ 3 trở đi: Giai đoạn kinh doanh, cây cần nhiều dinh dưỡng hơn. Tăng lượng phân lên 50kg phân chuồng + 500g lân + 500 kali + 500g ure. Cũng chia làm 4 lần theo 4 giai đoạn như giai đoạn kiến thiết.

Phòng trừ xử lý sâu bệnh cho cây bưởi da xanh

kỹ thuật trồng bưởi da xanh không quá khó, vì bưởi da xanh nó thuộc loại có múi nên cần tiến hành phòng trừ và xử lý các loại sâu bệnh như sau:

Sâu vẽ bùa: Thường xuất hiện từ tháng 4 – tháng 10

Sâu nhớt: Thường xuất hiện từ tháng 2 – 4, nên Phun trước và sau khi nở hoa

Nhện đỏ thường xuất hiện vào mùa Đông và mùa Xuân

Nhện trắng: phòng bằng cách Vệ sinh vườn mùa Đông

Sâu đục cành xuất hiện từ tháng 5 – 6 phòng trừ bằng cách diệt sâu trưởng thành

Sâu đục thân (tháng 5 – 6): Bắt sâu trưởng thành, dùng móc thép giết sâu non hoặc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh phù hợp; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi gốc cây

Sâu đục gốc (tháng 5 – 6): Bắt sâu trưởng thành vào buổi trưa, nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh vôi

Ruồi vàng (tháng 5 -11): tiến hành phun thuốc khi sâu bệnh mới chớm xuất hiện để tránh bị lây lan sang nhiều cây khác

Ngoài ra, trong quá trình trồng cây có thể xuất hiện các loại rệp, r ầy xám (rầy chổng cánh), b ệnh greening nên bạn cần chọn lọc cây giống cẩn thận trước khi tiến hành trồng để giảm trừ bệnh; giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên…vv

Bảo quản và thu hoạch bưởi da xanh

Bảo quản bưởi bằng túi nylon

Khi quả bưởi bắt đầu ra trái, khi trái to bằng quả trứng vịt (đường kính 2,2-2,5cm) ta dùng túi nilon có đường kính 20-40cm, dài 30-60cm, d ùng túi nylon bao trùm trái từ phần cuống theo hướng thẳng xuống, dùng dây buộc giữ túi vừa chặt. Túi nylon cắt bỏ hoàn toàn phần đáy để giữ được sự thông thoáng, ngăn các loại côn trùng, sâu và ruồi đục trái tấn công.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Bón Phân Bm Cho Bưởi Da Xanh trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!