Xu Hướng 3/2023 # Giá Phân Bón Tăng Cao # Top 7 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giá Phân Bón Tăng Cao # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Giá Phân Bón Tăng Cao được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời gian qua, giá phân bón liên tục tăng cao, trong khi giá một số nông sản giảm mạnh, khiến việc sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Dương Văn Thuyền – người trồng bưởi tại xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, thời gian qua, giá phân bón tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, trong khi giá bưởi lại giảm sâu đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân. Trước Tết, giá phân NPK tổng hợp bao 50kg đã tăng thêm từ 50.000 đến 70.000 đồng/bao; phân kali tăng 30.000 – 40.000 đồng/bao. Tuy nhiên, mới đây, giá phân bón lại tiếp tục tăng nhiều so với trước Tết. “Tôi có gần 15ha bưởi da xanh, trung bình mỗi tháng bón phân 1 lần hết hơn 2 tấn. Với giá phân bón như hiện nay, mỗi tháng, gia đình tôi phải tăng thêm mấy triệu đồng, trong khi giá bưởi giảm sâu, chỉ 15.000 – 16.000 đồng/kg. Tôi đang cố bón lót thêm các loại phân gà, phân bò nhưng không hiệu quả nên vẫn phải mua thêm phân bón”, ông Thuyền nói.

Các loại phân bón đều đồng loạt tăng giá.

Gia đình ông Phạm Đắng (xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa) trồng hơn 4 sào hành. Do giá hành xuống thấp trong khi giá phân bón tăng cao nên vụ này gia đình ông lỗ gần 50 triệu đồng. Mọi năm, thu hoạch hành xong ông vào vụ trồng dưa, các loại đậu ngay, nhưng hiện nay, giá phân bón tăng cao nên ông đang tính toán lại chi phí sản xuất. Ông Phạm Đắng cho biết: “Giá phân bón ở đại lý cấp 1 tăng khoảng 10% thì đến người dân phải tăng lên 20%. Những người mua nợ phân bón đến cuối vụ mới trả tiền còn cao hơn. Cụ thể, phân đạm Phú Mỹ mua tại đại lý ở trung tâm thị xã Ninh Hòa hiện có giá 450.000 đồng/bao 50kg, nhưng khi về đại lý trên địa bàn xã đã tăng lên 550.000 – 600.000 đồng/bao. Cộng thêm chi phí mỗi bao phân ghi nợ trong vòng 6 tháng tăng thêm 80.000 – 90.000 đồng/bao”.

Nông dân huyện Vạn Ninh chưa kịp vui mừng vì vụ lúa đông xuân năm nay vừa được mùa, vừa được giá thì lại lo lắng khi giá phân bón liên tục tăng. Ông Nguyễn Văn Tư (xã Vạn Phú) cho biết, gia đình ông có 2ha lúa. Nhờ chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi nên năng suất đạt hơn 70 tạ/ha. Với giá lúa từ 6.000 đến 8.000 đồng/kg nên trừ chi phí gia đình ông lãi khoảng 20 – 30 triệu đồng/ha. Tuy vậy, ông đang lo lắng khi giá phân bón tăng quá cao khi vụ lúa hè thu sắp tới, bởi đây là vụ lúa nông dân cần sử dụng nhiều phân bón nhất trong năm.

Qua tìm hiểu của phóng viên ở một số đại lý phân phối phân bón, do yếu tố mùa vụ nên năm nào cũng vậy, từ tháng 11 năm trước đến đầu năm sau, giá phân bón đều tăng, nhưng năm nay giá phân bón tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Từ đầu tháng 11-2020 đến nay, giá phân bón đồng loạt tăng mạnh, có loại tăng lên 2.000 đồng/kg so với trước đó. Tuy giá phân bón tăng cao nhưng do nhu cầu sản xuất nên sức mua không có gì thay đổi. Hiện nay, giá phân Ure trong nước tại các đại lý dao động 9.000 – 9.400 đồng/kg, tương đương 450.000 – 470.000 đồng/bao 50kg, tăng khoảng 25% so với đầu tháng 11-2020; phân NPK khoảng 12.000 đồng/kg, tương đương 600.000 đồng/bao, tăng khoảng 50.000 đồng/bao; giá phân kali tăng ít nhất, từ 360.000 đồng tăng lên 380.000 đồng/bao 50kg, tăng mạnh nhất chính là phân DAP và Ure nhập khẩu. Trong khoảng thời gian nói trên, giá phân DAP Hàn Quốc tăng từ 14.000 đồng/kg lên 16.000 đồng/kg; DAP Trung Quốc tăng từ 10.000 đồng/kg lên gần 15.000 đồng/kg (tăng gần 50%); giá phân Ure từ 9.000 đồng/kg tăng lên 10.000 đồng/kg. Đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ tăng giá bán, một số loại phân bón nhập khẩu đang khan hiếm hàng.

Ông Kiều Xuân Bông – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư Phú Khánh cho biết, giá phân bón trong nước tăng mạnh thời gian qua là do ảnh hưởng của giá phân bón thế giới đã tăng mạnh trở lại từ cuối năm 2020 sau thời gian suy thoái. Cùng với đó, những tháng qua, giá cước tàu biển và container tăng chóng mặt cũng làm giá cả tăng lên. Đối với giá phân bón trong nước như Ure và NPK, nguyên nhân tăng giá do nguyên liệu nhập khẩu khan hiếm và tăng giá. Một nguyên nhân nữa, phần lớn phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng nước này đang siết chặt xuất khẩu phân bón đến Việt Nam dẫn đến giá phân bón trên thị trường tăng mạnh.

Nguồn: Báo Khánh Hòa

Vào Vụ Sản Xuất, Giá Phân Bón Lại Tăng

Giá lúa liên tục duy trì ở mức cao và dễ tiêu thụ tạo thêm phấn khởi cho nông dân tại TP Cần Thơ và các tỉnh vùng ĐBSCL bước vào vụ sản xuất lúa đông xuân 2020-2021. Tuy nhiên, gần đây giá phân bón và nhiều loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất đã tăng đáng kể khiến nông dân không khỏi âu lo vì chi phí sản xuất tăng cao trong vụ này. Phân bón được bày bán tại Cửa hàng vật tư nông nghiệp Tùng Lâm ở huyện Thới Lai. Giá phân bón tăng

Giá nhiều loại phân bón Urê, DAP và NPK… hiện tăng từ 10.000-25.000 đồng/bao 50kg so với cách nay một vài tháng.

Tại cửa hàng vật tư nông nghiệp (VTNN) ở TP Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, giá bán lẻ các loại Urê sản xuất trong nước (Urê Phú Mỹ, Urê Cà Mau, Urê Ninh Bình…) và nhiều loại Urê nhập khẩu từ các nước (Trung Quốc, Malaysia…) đang ở mức từ 320.000-350.000 đồng/bao. Giá DAP Cà Mau, DAP Phú Mỹ, DAP Ðình Vũ và nhiều DAP nhập khẩu từ Trung Quốc và Mỹ từ 570.000-630.000 đồng/bao. Hiện phân bón NPK 16-16-8 Việt Nhật có giá 445.000-460.000 đồng/bao, còn NPK 20-20-15 Ðầu Trâu ở mức 595.000-610.000 đồng/bao. Phân bón Kali (Israel, Canada, Nga) có giá khoảng 370.000-390.000 đồng/bao…

Giá phân bón tăng do ảnh hưởng bởi giá phân bón nhập khẩu tăng và gần đây giá nhiều loại nguyên liệu và chi phí đầu vào phục vụ sản xuất phân bón trong nước đã tăng. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng khi nông dân tại nhiều tỉnh, thành vùng ÐBSCL bước vào sản xuất lúa và các loại hoa màu vụ đông xuân 2020-2021, cũng tạo điều kiện cho giá phân bón nhích lên.

Bà Lê Phương Mai, chủ cửa hàng VTNN Phương Mai ở huyện Cờ Ðỏ, TP Cần Thơ, cho biết: “Dù tăng so với các tháng trước nhưng nhìn chung giá nhiều loại phân bón vẫn còn thấp so với cùng kỳ các năm trước. Nguồn cung phân bón trên thị trường vẫn đang rất dồi dào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm nay, nhiều cửa hàng VTNN đã chủ động chuẩn bị nguồn phân bón từ sớm với giá rẻ nên hiện cũng có điều kiện bán phân bón với giá thấp, góp phần bình ổn thị trường”.

Nhiều đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh VTNN dự báo, với tình hình nguồn cung dồi dào và thị trường đang có sự cạnh tranh của nhiều loại phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu, giá phân bón sẽ khó tăng thêm, có xu hướng bình ổn và giảm trở lại. Hiện nay, cạnh tranh trên thị trường phân bón rất khốc liệt, nhất là khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cửa hàng bán VTNN mới ra đời. Ðặc biệt, các loại phân bón nhập khẩu có điều kiện giảm giá nhờ thuế nhập khẩu giảm theo lộ trình các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta đã ký với nhiều quốc gia và đối tác trên thế giới. Thông qua việc liên kết với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong các mô hình “cánh đồng lớn”, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bán các loại phân bón và VTNN đến tận nhà các hộ nông dân đến cuối vụ mới thu tiền. Ðể bán được hàng, nhiều cửa hàng VTNN cũng phải cho nông dân nợ tiền mua, vừa phải chủ động nguồn phân bón đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh.

Lo chi phí sản xuất tăng

Ông Nguyễn Văn Thâu ngụ ấp Thới Hữu, xã Ðông Hiệp, huyện Cờ Ðỏ, cho biết: “Vụ đông xuân này, 9 công lúa của tôi sạ giống lúa thơm Jasmine 85 và đã có doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu ngay đầu vụ nên khá an tâm về đầu ra. Song, điều tôi lo là các chi phí sản xuất lúa trong vụ này sẽ tăng cao so với đông xuân cùng kỳ. Nguyên nhân do không chỉ có giá phân bón tăng mà nhiều chi phí khác phục vụ sản xuất cũng tăng như: giá lúa giống, xăng dầu, chi phí nhân công… tăng đáng kể so với trước. Ngoài ra, vừa qua lũ về trễ và rút chậm, nông dân phải tốn thêm tiền bơm tát nước ngay đầu vụ để đảm bảo gieo sạ kịp thời. Thời tiết và nhiều loại dịch hại đang tiếp tục diễn biến phức tạp nên khả năng nông dân còn phải tốn thêm các khoản chi phí để mua thuốc bảo vệ thực vật và chăm sóc, bảo vệ lúa”.

Ông Nguyễn Văn Ðược ở ấp Thới Phong B, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, cũng cho biết: “Năm nay, nông dân bước vào vụ sản xuất lúa đông xuân với niềm vui là lúa đang có giá cao. Ngay khi mới gieo sạ lúa đã có nhiều tiểu thương, doanh nghiệp tìm đến tận nhà nông dân để đặt hàng mua lúa. Tuy nhiên, giá nhiều loại vật tư phục vụ sản xuất tăng, chắc chắn chi phí sản xuất lúa vụ này sẽ tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân”.

Trong tình hình giá phân bón và các chi phí đầu vào phục vụ sản xuất tăng, muốn đảm bảo được hiệu quả sản xuất, nông dân phải nỗ lực đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để giảm chi phí, đặc biệt là áp dụng các giải pháp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” và các biện pháp chủ động phòng tránh sâu bệnh… để tiết kiệm tiền phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Về lâu dài, nông dân mong ngành chức năng có giải pháp hiệu quả bình ổn giá phân bón và tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân được tiếp cận các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng và có giá cả hợp lý.

Ông Ðinh Hùng Nguyễn ngụ ấp Trường Thắng, xã Thới Tân, huyện Thới Lai, cho biết: “Các vụ lúa trước, giá phân bón khá rẻ nhưng bước vào vụ đông xuân này giá nhiều loại phân bón hiện tăng ít nhất 10.000-20.000 đồng/bao so với trước. 18 công lúa của tôi đã sạ được gần 20 ngày tuổi, mới bón phân lần đầu, còn 2 lần nữa nên rất mong giá cả bình ổn và giảm trở lại, để nhẹ lo. Ngoài ra, tôi cũng hy vọng tới đây giá các loại thuốc bảo vệ thực vật và chi phí thuê mướn máy móc phục vụ thu hoạch lúa được giữ ổn định”.

Ðến ngày 16-12-2020, TP Cần Thơ đã xuống giống được 76.126ha lúa đông xuân, đạt 100% so với kế hoạch. Các trà lúa đông xuân trên địa bàn thành phố đang chủ yếu ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Ðể giúp nông dân có vụ lúa thắng lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ yêu cầu ngành Nông nghiệp các quận, huyện quan tâm hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp tổng hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho cây lúa phát triển, khuyến cáo nông dân không phun thuốc trừ sâu sớm, nhất là đối với sâu cuốn lá, bọ trĩ, đây là giai đoạn cây lúa có khả năng phục hồi nhanh do chăm sóc tốt, bón phân cân đối. Thực hiện tốt giải pháp “né rầy, ôm nước”, đưa nước vào ruộng để che chắn lúa non không bị rầy di trú chích hút, truyền bệnh. Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, thông báo đến nông dân khi thời tiết xấu có thể ảnh hưởng đến sản xuất các loại cây trồng để kịp thời ứng phó, hạn chế thiệt hại. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng, tăng giá thuốc trong thời gian dịch bệnh phát triển…

Bài, ảnh: KHÁNH TRUNG

Giá Phân Bón Tăng Mạnh Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

(Tieudung.vn) – Những ngày gần Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá nhiều loại phân bón tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên tục tăng. Cụ thể, các loại phân bón DAP, NPK, Urê đã tăng khoảng 40.000-100.000 đồng/bao (50kg) so với cách đây hơn 1 tháng.

Giá phân bón ure Cà Mau tại ĐBSCL đang ở mức từ 420.000-440.000 đồng/bao.

Theo ghi nhận, tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp ở ĐBSCL giá phân bón DAP Hàn Quốc hiện ở mức 700.000 đồng/bao (trước đó chỉ khoảng hơn 600.000 đồng/bao). Cách đây hơn 1 tháng, giá các loại phân bón urê sản xuất trong nước như urê Phú Mỹ, urê Cà Mau, urê Ninh Bình… và nhiều loại urê nhập khẩu giá chỉ ở mức 340.000-360.000 đồng/bao, thì nay cũng tăng lên ở mức từ 420.000-440.000 đồng/bao.

Tương tự, giá phân bón ure Phú Mỹ tại ĐBSCL đang ở mức từ 420.000-440.000 đồng/bao.

Còn các loại phân bón NPK như: NPK Cò Pháp (20-20-15) có mức giá khoảng 680.000-700.000 đồng/bao, NPK Đầu Trâu (20-20-15) và NPK Đầu Trâu TE (20-20-15) có mức giá khoảng 630.000-640.000 đồng/bao. NPK Việt Nhật (16-16-8) có giá 490.000- 500.000 đồng/bao… Phân bón Kali ngoại nhập của Nga, Israel, Canada… có mức giá khoảng 400.000-440.000 đồng/bao.

Giá NPK Đầu Trâu (20-20-15) và NPK Đầu Trâu TE (20-20-15) tại ĐBSCL khoảng 630.000-640.000 đồng/bao.

Nguyên nhân giá phân bón tăng được cho là do ảnh hưởng bởi giá phân bón nhập khẩu tăng và nhiều loại nguyên liệu và chi phí đầu vào phục vụ sản xuất phân bón trong nước đã tăng. Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho việc nhập khẩu mặt hàng phân bón đang có phần gặp khó khăn hơn so với trước. Đây chính là nguyên nhân khiến cho giá phân bón nhích lên, nhất là đối với phân bón DAP và NPK.

Giá phân bón NPK Cò Pháp (20-20-15) tại ĐBSCL có mức giá khoảng 680.000-700.000 đồng/bao.

Mặc dù vậy, nguồn cung các loại phân bón trên thị trường hiện nay vẫn dồi dào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Dự báo trong thời gian tới giá các mặt hàng phân bón sẽ không tăng cao vì các công ty sản xuất phân bón trong nước vẫn đáp ứng công suất của nhà máy và đưa hàng ra thị trường.

Phân Bón Super Lân Long Thành Vẫn Ổn Định, Không Tăng Giá

Ông Lê Minh Sơn, giám đốc Nhà máy super phốt phát Long Thành cho biết, mặc dù giá xăng dầu tăng cao, dẫn đến cước phí vận chuyển tăng, có gây ảnh hưởng đến giá thành vật tư, nguyên liệu đầu vào của nhà máy, nhưng giá phân bón super lân Long Thành vẫn không tăng giá. Hiện tại, giá phân lân 16,5% P2O5 được bán 1.102.500 đồng/tấn; phân lân M 1.081.500 đồng/tấn, lân PA 1.092.000 đồng/tấn; lân hạt 16% P2O5 1.260.000đồng/tấn, phân NPK 3.822.000đồng/ tấn (tất cả đã bao gồm thuế VAT). Để làm được điều này, nhà máy phải khắc phục bằng cách tăng cường tiết kiệm các chi phí hành chính; tiết kiệm xăng, dầu trong vận hành sản xuất; cân đối, bố trí lại lực lượng lao động, giảm chi quỹ tiền lương từ 5% tổng doanh thu xuống còn 4% nhưng không làm ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động (lương bình quân vẫn ở mức 2,8 triệu đồng/ người/tháng).

Từ đầu năm đến nay, nhà máy đã sản xuất và cung ứng 90.000 tấn phân super lân các loại, sản xuất 22.000 tấn axit sulfuric, tiêu thụ 6.000 tấn, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu tiêu thụ đạt hơn 100 tỷ đồng. Hiện nay, nhà máy đang vận hành chạy thử dây chuyền sản xuất axít số 2, công suất 40.000 tấn/năm với vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng và dự kiến đến trung tuần tháng 8 này nhà máy sẽ chính thức đưa dây chuyền vào sản xuất. Ông Trần Công Khoa, Phó giám đốc kỹ thuật cho biết, đây là một dây chuyền hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường; giảm công lao động từ 7 người/ca xuống còn 4 người/ca, đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong thời hội nhập. Trước đây, khi chưa có dây chuyền axít số 2, hàng năm nhà máy phải nhập từ nước ngoài từ 8 đến 10 ngàn tấn axít thương phẩm, giá vận chuyển cao gây ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của nhà máy. Năm 2005, với mục tiêu sản xuất 170.000 tấn phân lân và 60.000 tấn axít sulfuric theo kế hoạch, nhà máy sẽ hoàn thành đủ và vượt chỉ tiêu đề ra.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Phân Bón Tăng Cao trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!