Bạn đang xem bài viết Dùng Phân Trùn Quế Với Vi Sinh Để Có Hiệu Quả Tốt Nhất được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tình trạng ô nhiễm môi trường luôn là một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận cả nước. Có thể nói, các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần không nhỏ cho hiện trạng đáng buồn này. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang hướng tới ngành nông nghiệp hữu cơ an toàn, bền vững. Để hạn chế việc sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV – một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, các loài động, thực vật. Dần dần tập quán canh tác của người dân đều có xu hướng chuyển sang sử dụng phân hữu cơ – organic – phân trùn quế kết hợp với vi sinh. Đó là giải pháp cho nền nông nghiệp nước nhà.
Tại sao phải sử dụng phân trùn quế kết hợp với các vi sinh vật (VSV)?
Phân hữu cơ thì rất đa dạng, nhưng dòng mà có thể cải tạo đất hiệu quả, lưu giữ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, tăng hiệu suất sử dụng phân bón, góp phần bảo vệ môi trường, an toàn cho con người, thì phân trùn quế là lựa chọn được nhiều người tin dùng.
Với điểm vượt trội, chứa trứng và kén trùn mà chỉ duy nhất loại phân trùn quế mới có, nhờ có nó mà đất trở nên màu mỡ, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm tốt hơn. Thường ông bà ta có câu, “ở đâu có trùn đất ở đó mới tốt”, trong tự nhiên đất đã có sẵn trùn rồi nên khi ta cung cấp cho đất thêm thì đất sẽ được cải thiện cấu trúc, dinh dưỡng, đảm bảo không xói mòn, bạc màu, ổn định tính chất bền lâu cho đất. Nếu bạn sử dụng phân trùn quế lâu dài, ngoài việc đất trồng không cạn kiệt dinh dưỡng mà cây trồng cũng tốt lên nói riêng và nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững nói chung.
Thêm một điểm cộng cho phân trùn quế nữa là chúng ta không cần ủ hay xử lý hoai mục nên rất tiết kiệm thời gian và chí phí, bón nhiều cũng không gây hiện tượng “sốc” phân hay chết cây.
Rễ cây là nơi hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu, nên bạn cần chăm sóc rễ cây cho thật tốt. Phân trùn quế giúp rễ cây ổn định, phát triển tự nhiên, chống chịu được các sâu bệnh làm hại cây vì có chứa các VSV phân giải lân, đạm, cellulose, các acid Humid, Fulvic.
Có phải nhiều bạn nhận thấy công dụng phân trùn quế đã tốt rồi tại sao lại cần bổ sung thêm vi sinh làm gì nữa đúng không? Liệu kết hợp với nhau có tốt hơn không? Dùng phân trùn quế đã tốt rồi, nhưng bạn muốn hiệu quả hơn thì nên kết hợp thêm vi sinh để có được kết quả vượt mong đợi, đó là câu trả lời dành cho bạn.
Vi sinh hay vi sinh vật là gì?
Đó là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ hoặc nhân thực có kích thước rất nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. VSV có 2 dạng: VSV có lợi và VSV có hại. Nhưng Đặng Gia Trang sẽ chỉ đề cập đến VSV có lợi cho cây trồng, vì:
1/ Cây trồng rất cần các VSV có lợi để phân giải các chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thụ ngay và dễ dàng.
2/ Sau khi được bổ sung vào môi trường đất trồng trọt, các vi sinh vật sẽ hoạt động và sản sinh ra các chất dinh dưỡng mà cây trồng sử dụng được (N, P, K, …) hay các hoạt chất có hoạt tính sinh học giúp cải tạo đất, phòng trừ sâu bệnh và nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Thông qua việc bón phân vi sinh chúng ta đã cung cấp vào trong đất các vi sinh vật phân giải đạm, lân có tác dụng như những nhà máy sản xuất phân đạm, phân lân ngay trong đất để trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Sử dụng phân vi sinh có thể thay thế được lượng phân đạm và phân lân từ 50 – 100% tuỳ theo từng loại cây trồng. Hơn thế khi sử dụng phân vi sinh nông sản không bị nhiễm độc, lượng độc tố NO3 tồn đọng trong sản phẩm giảm đáng kể. So với phân hoá học, đặc biệt là phân urê thì giá phân vi sinh rẻ hơn do đó hiệu quả thu được cũng cao hơn.
Hiện nay có nhiều chủng VSV dùng trong sản xuất phân bón vi sinh. Dựa theo phân loại VSV và tính năng sử dụng, trên thị trường có các loại phân bón vi sinh chủ yếu sau: phân bón vi sinh cố định đạm, phân giải lân, phân giải silicat, ức chế VSV gây bệnh, phân giải cellulose, sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật,…
Cái khó của phân bón vi sinh là lựa chọn đúng loại VSV để tạo ra hiệu quả cho cây trồng. Vì vậy, tùy vào giai đoạn phát triển cây mà lựa chọn phân bón vi sinh thích hợp bón cho cây.
Phân vi sinh là gì?
“Phân vi sinh” hay “phân bón vi sinh” là loại phân bón được dùng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bản chất phân vi sinh là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật sống, có ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, sử dụng bón vào đất hoặc xử lý cho cây để cải thiện hoạt động của VSV trong đất nằm ở vùng rễ cây.
Nhờ đó, phân bón vi sinh giúp tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng từ đất cho cây trồng, cung cấp chất điều hòa sinh trưởng, các loại men, vitamin có lợi cho các quá trình chuyển hóa vật chất, cung cấp kháng sinh để giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản và tăng độ màu mỡ của đất.
Việc kết hợp PHÂN TRÙN QUẾ & PHÂN VI SINH sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho cây trồng?
Trong phân trùn quế có chứa các VSV đối kháng bệnh khác nhưng không có chứa nấm đối kháng Trichoderma nên việc bổ sung phân vi sinh – chế phẩm Trichoderma sẽ giúp tăng khả năng chống chịu với mầm bệnh của cây trồng lên gấp đôi.
Tuy phân trùn quế chứa các VSV đối kháng bệnh khác nhưng không có được chủng này nên chúng ta cần phải bổ sung thêm vào ngay khi bón.
Sau mỗi 10-15 ngày cần bổ sung thêm chế phẩm sinh học hoặc phân trùn quế, vì bản thân phân trùn quế sẽ có những vi sinh vật có lợi mà chính nó sở hữu.
Vì sao phải bổ sung thêm như vậy? Vi sinh vật và vi khuẩn có lợi chịu nhiều ảnh hưởng bởi thời tiết và khí hậu. Những vi sinh vật cũng có vòng đời ngắn, chúng ta phải bổ sung thêm một cách thường xuyên và thời gian 10-15 ngày/lần là hợp lý.
Đặc biệt, phân bón vi sinh vật và trùn quế đều mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng vì nó đồng thời có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường và giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
Vì thế, việc kết hợp 2 loại phân bón này sẽ giúp cây phát triển tối ưu, chống chịu được sâu bệnh hại tấn công cao hơn, năng suất vượt hơn, hạn chế tối đa lượng phân hóa học phải sử dụng. Điều này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm chi phí đầu tư rất nhiều.
Một số lưu ý khi sử dụng phân trùn quế với phân vi sinh
Muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng thì trong quá trình bón phân vi sinh nên hạn chế bón phân hoá học. Phân vi sinh gồm các vi sinh vật sống hoạt động nên không thể để lâu được, bảo quản nơi thoáng mát: mùa hè 1 tháng, mùa đông 1,5 tháng. Khi bón cần luôn giữ đủ độ ẩm đất cần thiết để các vi sinh vật trong phân vi sinh hoạt động tốt.
Với các loại đất chua cần phải bón vôi bột trước 10-15 ngày rồi mới được bón phân vi sinh. Không trộn phân vi sinh với phân hoá học và tro bếp khi sử dụng sẽ làm chết vi sinh vật… Chúng ta có thể trộn phân vi sinh với phân trùn quế bình thường, không cần ủ hay để qua ngày, trộn xong có thể bón ngay. Tuy nhiên tùy cây trồng và thời điểm phát triển cây mà chọn lựa phân vi sinh thích hợp cho cây.
4.9
/
5
(
79
bình chọn
)
Cách Dùng Phân Bón Vi Sinh Hiệu Quả
Tình trạng sử dụng phân bón hóa hóa học, thuốc BVTV tràn lan, không đúng quy chuẩn dẫn đến thoái hóa đất đai. Các mảnh ruộng cứ chai dần đi, nhiễm độc do lạm dụng thuốc hóa học. Đất đai bạc màu, mất chất dinh dưỡng hệ lụy là năng suất cây trồng giảm nhanh, mất mùa,.. Chính vì thế, cải tạo đất bạc màu đang là một bài toán cho không dành cho một vài cá nhân mà là toàn bộ nền nông nghiệp nước nhà. Phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học cải tạo đất ra đời được xem như kiêm chỉ nam trong công cuộc giải quyết bài toán khó này.
Phân bón vi sinh là gì? Phân vi sinh có đặc điểm và ưu điểm nào?
Phân vi sinh là gì?
Phân bón vi sinh hay còn gọi là phân vi sinh: được hiểu là các chế phẩm sinh học chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật có ích như: vi khuẩn, nấm, tảo và các vsv có ích khác. Nguồn gốc của phân bón vi sinh từ các chất thải của động- thực vật với các hỗn hợp vi sinh vật.
Khi chúng ta sử dụng phân bón này cho cây thì các vsv có trong phân đi vào đất và sẽ hoạt động và sản xuất tạo ra các chất dinh dưỡng giúp cây trồng hấp thụ để phát triển.
Thế nào là phân vi sinh? Liệt kê những thành phần chính của phân vi sinh
Phân vi sinh là một sản phẩm được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp hiện đại ngày nay. Loại phân này được nghiên cứu và sản xuất bởi những chủng loại vi sinh vật có lợi như: Vi sinh vật có chức năng hòa tan lân, cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ hoặc vi sinh vật thúc đẩy cây trồng tăng trưởng.
Phân bón vi sinh an toàn hiệu quả và tất nhiên là không độc và không gây hại, chứa nhiều vi sinh hoạt tính sinh học được nuôi cấy và sản xuất. Đặc biệt phân bón vi sinh còn không gây ô nhiễm môi trường. Các vi sinh vật cụ thể này có thể thúc đẩy sự phát triển của cây trồng bằng cách tăng nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Ngoài ra sự vận động của các vi sinh vật cũng hỗ trợ cho quá trình cải tạo đất nhanh chóng; Tạo ra đầy đủ hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng; Làm giảm lượng tồn dư chất độc hóa học bên trong đất.
Lợi ích (ưu điểm) khi sử dụng phân bón vi sinh
Nhu cầu về lương thực toàn cầu ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Chính vì thế mà nền nông nghiệp gặp phải thách thức lớn. Đất canh tác và tài nguyên thì ngày càng khan hiếm.Cũng vì lẽ đó, chúng ta nên tìm ra các giải pháp bền vững và hiệu quả về mặt sinh thái. Nông nghiệp hiện đại đi đôi với năng suất và phát triển an toàn hơn, bền vững hơn. Trong khi các dinh dưỡng trong đất cần được cung cấp đầy đủ để giúp cây trồng phát triển hơn. Ngày nay, người ta sử dụng phân bón vi sinh để giúp cho đất màu mỡ, tăng độ phì nhiêu cho đất và đây được xem là 1 giải pháp trong nền nông nghiệp bền vững hiện nay.
Khi sử dụng phân bón vi sinh vật thì các loài vi sinh trong phân được bón vào đất và nó hoạt động tạo ra các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Là nguồn cung cấp đầy đủ đa, vi, trung lượng cho cây trồng giúp cây trồng không thiếu hụt dinh dưỡng giúp kích thích sự sinh trưởng của cây trồng nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Nó là một sản phẩm thân thiện với môi trường.
Các hợp chất khó hấp thụ sẽ được các vi sinh vật phân giải thành các hợp chất cho cây trồng dễ hấp thụ hơn.
Vi sinh vật giúp cho rễ có khả năng miễn dịch nhằm hạn chế sâu, bệnh hại góp phần cho cây trồng sinh trưởng nhanh và nâng cao năng suất cây trồng.
Đối với đất
Giúp cải tạo đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất giúp đất màu mỡ.
Là nguồn thức ăn cho vi sinh vật trong đất.
Các vsv trong đất làm tê liệt (ức chế) và tiêu diệt các nấm bệnh có trong đất.
Khi sử dụng phân vi sinh vật thì sẽ không làm cho đất lâu ngày bị chua hay bị phèn như phân hóa học.
Đối với người sử dụng và môi trường
Sử dụng đơn giản, không gây độc hại cho người như phân hóa học.
Không ảnh hưởng đến thực vật, môi trường sinh thái và kể cả con người.
Thân thiện với môi trường, hệ sinh thái và an toàn cho con người, vật nuôi.
Ở bất kỳ giai đoạn nào của cây thì ta cũng sử dụng được và không gây ảnh hưởng đến cây trồng, con người và động vật nuôi.
Có bao nhiêu loại phân vi sinh? Cách phân biệt các loại phân vi sinh phổ biến hiện nay.
Hiện nay đang có hai loại phân vi sinh phổ biến trên thị trường là phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh. Sự khác nhau của hai loại này chủ yếu đến từ nguyên liệu sản xuất ra và phương pháp sử dụng. Các bạn có thể phân biệt hai loại phân vi sinh theo bảng sau:
Đặc điểm phân biệtPhân vi sinhPhân hữu cơ vi sinh
Bản chấtLà chế phẩm sinh học chứa các loại vi sinh vật có íchLà loại phần hữu cơ bình thường nhưng chưa các loài vi sinh vật có ích
Nguyên liệuSử dụng mùn để làm chất độn mang vi sinhCác vật liệu hữu cơ: Phần chuồng, bã mía, vỏ cà phê, cây phân xanh,..
Mật độ vi sinh vậtTừ 1,5×10^8Từ 1×10^6
Các loại vi sinh có bên trongVi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải celluloseVi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, nấm,..
Cách sử dụngTrộn vào hạt giống Bón trực tiếp xuống đất Bón trực tiếp xuống đất
Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?
Phân bón hữu cơ vi sinh là loại bón có chứa các nguyên liệu hữu cơ sau đó được xử lý và lên men với những chủng vi sinh vật có ích. Trong đó hàm lượng hữu cơ đạt trên 15% và mật độ vi sinh vật từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Ngoài việc đáp ứng đủ các nhu cầu dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng thì còn giúp cải tạo đất, tăng độ mùn, phì nhiêu làm đất tơi xốp và không bị bạc màu.
Phân bón vi sinh cố định đạm (N)
Phân bón vi sinh cố định đạm là những loại phân bón chứa những vsv có chức năng cố định nitơ. Trong không khí tự nhiên thì Nitơ chiếm khoảng 77% tuy nhiên cây trồng không thể hấp thụ được nên nhờ các vsv hoạt động chuyển hóa nitơ từ tự nhiên sang dạng cây có thể hấp thụ được. Nitơ là nguồn sự sống của mọi tế bào của cây trồng.
Phân bón vi sinh cố định đạm được chia làm 3 loại đó là: vi khuẩn nốt sần, vi khuẩn cố định đạm sống tự do, vi khuẩn cố định đạm Azotobacter.
Phân vi sinh phân giải lân (P)
Phân bón vi sinh phân giải lân (hay còn gọi là phân lân vi sinh) là phân bón có chứa các vi sinh vật giúp hòa tan các hợp chất photpho vô cơ. Các vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất khó tan thành các hợp chất dễ tan cho cây hấp thụ được. Các chủng vi sinh vật này có Bacillus megaterium, B. circulans, B. subtilis,…
Phân lân vi sinh không ảnh hưởng xấu đến cây trồng, con người, vật nuôi. Nó có thể bón trực tiếp vào gốc cây trồng sau khi thu hoạch vài ngày mà không gây độc hại gì cho cây trồng.
Tìm hiểu thêm: Cách dùng phân vi sinh chuyển hóa lân hiệu quả cho cây trồng
Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose
Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ là phân bón có chứa các vi sinh vật và các vsv này tiết ra các enzyme để phân giải các chất hữu cơ như: cellulose, chitin, lignin có trong rơm rạ, bã mía, cám… để cây dễ hấp thu hơn. Từ đó, nó cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và đất, làm cho đất màu mỡ hơn và giúp cây trồng nâng cao năng suất.
Phân bón này không độc hại cho cây trồng và con người.chúng ta có thể sử dụng bón phân trực tiếp vào cây trồng.
Phân bón vi sinh kích thích tăng trưởng
Phân bón vi sinh kích thích tăng trưởng là phân bón có chứa các vi khuẩn
Pseudomonas, Rhizobium, Bacillus, , Azotobacter… Các vi khuẩn này có chức năng là kích thích sự sinh trưởng của cây trồng thông qua các quá trình chuyển hóa thứ cấp, từ đó tạo điều kiện cho rễ cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng.
Phân bón vi sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh
Phân bón
vi sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh là phân bón có chứa các các vi khuẩn như:
Bacillus, Enterobacter, Enterobacter, Lactobacillus. Các vi khuẩn này có tác dụng ức chế các tác nhân gây ra bệnh cho cây trồng thông qua các quá trình cạnh tranh dinh dưỡng với nhau, tạo ra các enzym và chất kháng sinh cho cây trồng để tạo nên một sức đề kháng tốt giúp cho cây kháng được các loại sâu, bệnh hại để sinh trưởng cây trồng tốt hơn.
Phân bón vi sinh phân giải silicat
Phân bón vi sinh phân giải silicat là phân bón có chứa các vi khuẩn
Bacillus, Pseudomonas
. Các vi khuẩn này có tác dụng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đá, đất…nhằm giải phóng ra các ion Kali, silic vào môi trường.
Hướng dẫn cách dùng phân bón vi sinh hiệu quả
Với cây ăn quả lâu năm chúng ta cuốc và xới nhẹ rồi bón theo hình chiếu tán cây. Bón từ 1-2kg/gốc cây.
Bón cho chè vào rãnh giữa 2 luống với lượng 0,2-0,3 kg/gốc chè
Với cây lúa chúng ta bón 10kg/sào Bắc bộ. Lượng phân ure và phân lân có thể giảm được 50%
Với cây mạ, nên trộn đều với mạ trước khi đưa đi gieo
Những cây rau màu, chủ yếu phân vi sinh dùng để bón lót và có thể thay thể được 50-100% lượng phân hóa học
Nếu trồng hoa cây cảnh trong chậu, trộn khoảng 1kg phân với 2-3kg đất để bón cho 10 chậu cây. Lưu ý nhớ luôn giữ ẩm thì mới mang lại hiệu quả tốt.
Có 5 cách để có thể làm tăng khả năng hấp thụ đó là:
Nên ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng: Khi ủ hoạt động của các vi sinh vật sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.
Hoà tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gốc cây: Tận dụng luôn các nguồn vật liệu hữu cơ xung quanh gốc cây để tăng lượng mùn.
Bản chất của phân bón hữu cơ vi sinh đó là tồn tại rất nhiều vi sinh vật có ích còn sống vì vậy chúng ta KHÔNG được sử dụng các chất, thuốc, phân … hóa học để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh vì như thế sẽ gây chết các vi sinh vật đó.
Thời gian tốt nhất để tạo khoảng cách cho 2 lần sử dụng những loại thuốc hoặc phân khác nhau đó là 2 tuần.
Với các loại đất chua cần phải bón vôi bột trước 2-3 ngày rồi mwois đưa phân vi sinh vào sử dụng.
Đã Trồng Rau Sạch Phải Dùng Phân Trùn Quế!
Trồng rau sạch cần đảm bảo các yếu tố như hạt giống, giá thể trồng, phân hữu cơ, nước, kĩ thuật trồng,… Phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng quyết định nên chất lượng của rau có sạch hay không. Trên thị trường có rất nhiều loại phân bón hữu cơ như các loại phân chuồng (bò, gà, heo, dê, trùn quế..), phân xử lí từ các xác bã thực vật, rác thải sinh hoạt. Đối với các loại phân hửu cơ khác cần có thời gian ủ hoai, phân hủy, nếu thời gian ủ hoai chưa đủ thì việc để đảm bảo phân đã được hoai mục hay vẫn còn tồn dư các nấm bệnh gây hại cho cây trồng hay không thì điều này không thể biết được. Mặc khác, phân trùn quế là dòng phân được tin cậy nhất về độ an toàn, vì phân trùn quế là nguồn phân bón hữu cơ tự nhiên chưa hệ vi sinh vật giúp cải tạo đất, tăng độ mùn và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng không cần phải ủ hoai hay phân hủy, thân thiện môi trường phù hợp với canh tác theo bền vững.
Thời gian gần đây, rất nhiều khách hàng là trang trại rau sạch nhập rau cho thị trường siêu thị và các cửa hàng bán rau sạch đã liên hệ với Đặng Gia Trang để mua phân trùn quế để trồng rau, vì theo các chủ trang trại chia sẽ yêu cầu để nhập được rau vào các siêu thị, của hàng rau sạch phải sử dụng phân trùn quế để đảm bảo an toàn, chứ phân khác họ không nhận nữa. Lúc ban đầu có hơi băn khoản, nhưng khi dùng phân trùn quế cho rau thì thấy rau tốt mà tiết kiệm chí phí phân bón với lợi công nhiều lắm. Đối với khách hàng đô thị, Đặng Gia Trang cũng nhận được phản hồi khi sử dụng trồng rau với phân trùn quế.
Để các bạn hiểu thêm thì Đặng Gia Trang xin chia sẻ những lợi ích khi sử dụng phân trùn quế trồng rau sạch:
Cải tạo lớp đất nền trồng rau: Trong phân trùn quế có chứa lượng vi sinh vật phân giải các chất khó tan trong đất, chuyển hóa sang dạng rau có thể hấp thu được, ngoài ra trong phân có chứa trùn và kén trùn được xem là một đặc trưng riêng biệt của phân trùn quế mà không phân nào có được. Khi bón vào đất, trùn và kén trùn có điều kiện thuận lợi sẽ phát triển, lượng trùn này sẽ phân giải các xác bã thực vật thành phân bón, tạo độ thoáng khí cho đất trồng, giúp vi sinh vật trong đất phát triển nên rất tốt cho việc cải tạo đất.
Rau luôn tươi ngon: Phân trùn quế với hàm lượng đa, trung, vi lượng đầy đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho rau, ngoài ra có chứa hàm lượng lớn Acid Humic và Acid Fulvic tạo nên chất mùn trong đất giữ lại các chất dinh dưỡng và phân giải chậm cho rau hấp thu, tránh hiện tượng dinh dưỡng bị rữa trôi, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng
Hoàn toàn yên tâm về chất lượng rau sạch: Phân trùn quế không chứa các vi sinh vật gây bệnh như khuẩn Ecoli,… có thể bón ngay cho rau mà không cần phải ủ hoai, hoàn toàn không gây nóng cây. Sử dụng phân trùn quế, hệ rễ của cây phát triển tốt và khỏe, hạn chế được một sô bệnh về rễ và kháng lại được nhiều bệnh hại trên rau. Đặc biệt, phân trùn quế hoàn toàn tự nhiên không tồn dư các chất độc hại, thân thiện với môi trường, an toàn cho người trồng và người sử dụng.
chúng tôi
5
/
5
(
73
bình chọn
)
Bón Phân Trùn Quế Cho Dưa Lưới Có Tốt Không? Đặng Gia Trang
Phân trùn quế nằm trong giá thể trồng cây cùng với xơ dừa, mùn khô. Trong quá trình cây sinh trưởng, phát triển, người dân trồng dưa lưới phải tưới hỗn hợp giá thể trên nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây từ 2-3 lần mỗi ngày. Dưa lưới đòi hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc tỉ mỉ so với các loại cây trồng khác. Đặc biệt chú ý đến thời điểm cây ra hoa, đậu trái. Một cây sẽ cho nhiều hoa những người trồng phải ngắt hết, chỉ để lại một nụ hoa duy nhất ở lá thứ 10 đếm từ gốc lên, đảm bảo các chất dinh dưỡng tập trung vào trái. Sau đó 60 ngày có thể thu hoạch.
Không giống như phân chuồng, phân trùn quế được dưa lưới hấp thu ngay khi bón. Là một loại phân hữu cơ 100% được tạo thành từ phân trùn quế nguyên chất, cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng mà sẽ không có rủi ro, cháy cây nào xảy ra khi sử dụng phân trùn quế để bón cho dưa lưới. Do đó sử dụng phân trùn quế độ an toàn cao hơn hẳn so với các loại phân chuồng khác. Ngoài ra phân trùn quế cung cấp một hệ vi sinh vật có lợi cho đất, giúp pH đất cân bằng và giúp bộ rễ cây khỏe, từ đó tăng khả năng chống chọi với bệnh dịch của cây. Đối với những loại cây nhạy cảm và tốn nhiều công chăm sóc như dưa lưới, việc sử dụng 1 loại phân an toàn và phù hợp là một điều kiện tiên quyết của người trồng. Những khách hàng trồng dưa lưới đang tìm đến với Phân trùn quế SFARM của Đặng Gia Trang nhiều hơn, đó cũng là một lời khẳng định cho điều này. Người trồng dưa lưới sạch, đặc biệt dưa lưới trồng theo hướng hữu cơ hầu như đều sẽ nghĩ đến việc sử dụng phân trùn quế trong hệ giá thể trồng dưa lưới của mình. Phân trùn quế là một yếu tố quan trọng để cho ra sản phẩm dưa lưới đảm bảo an toàn với sức khỏe người tiêu dùng, không tồn dư các hóa chất độc hại.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dùng Phân Trùn Quế Với Vi Sinh Để Có Hiệu Quả Tốt Nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!