Xu Hướng 5/2023 # Độc Đáo Mô Hình Trồng Rau Sạch Từ Rác Tại Hộ Gia Đình # Top 10 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Độc Đáo Mô Hình Trồng Rau Sạch Từ Rác Tại Hộ Gia Đình # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Độc Đáo Mô Hình Trồng Rau Sạch Từ Rác Tại Hộ Gia Đình được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mô hình trồng rau sạch bằng cách tái sử dụng rác thải sinh hoạt để làm phân bón của bà Dương Thị Kim Thoa (tổ 4, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) hứa hẹn sẽ được nhiều hộ gia đình học tập và áp dụng. Trồng rau sạch từ … rác

Những năm gần đây, do e ngại về thực phẩm bẩn nên nhiều hộ gia đình ở các đô thị lớn có xu hướng tự trồng rau sạch trên sân thượng để tự cung tự cấp. Tuy nhiên, mô hình trồng rau sạch từ rác tái chế thì chưa hẳn nhiều người làm được. Chính vì thế, bà Dương Thị Kim Thoa (tổ 4, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) rất mong muốn mô hình trồng rau từ rác tái chế của mình được nhiều người biết đến và áp dụng vừa phục vụ nhu cầu của mỗi gia đình, vừa góp phần giảm thiểu rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường sống.

Bà Dương Thị Kim Thoa kể, năm 2012, sau khi thấy anh trai mình mang từ quê lên một xe tải đất, bà Thoa đã xin mấy thùng xốp để đựng đất trồng cây. Tuy nhiên vấn đề phát sinh ở chỗ, do sử dụng phân bón hóa học nên đất nhanh chóng bị bạc màu, cây trồng chỉ được một vụ là phải thay đất. Việc làm phiền hà, tốn công sức mỗi khi phải mua đất, vận chuyển lên tận sân thượng đã khiến cho bà Thoa suy nghĩ rất nhiều.

“Sau khi tự tìm tòi, tôi quyết định làm phân bón vi sinh từ việc tận dụng rác thải sinh hoạt ở gia đình. Cụ thể, tôi sử dụng những thực phẩm bỏ đi như cơm nguội, cuống rau, ruột cá … sau đó ủ chừng 40 – 50 ngày là tôi đã có phân vi sinh bón cho cây. Sử dụng phân vi sinh tốt hơn phân hóa học rất nhiều, đất hồi phục nhanh sau mỗi đợt trồng cây mới. Nhiều gia đình dùng phân hóa học, cây chỉ cho thu hoạch một lần là chết nhưng cây cối tôi trồng, cho thu hoạch 3 – 4 đợt. Đó là chưa kể việc mình tận dụng được tối đa rác thải trong gia đình, hạn chế được ô nhiễm môi trường” – bà Thoa chia sẻ.

Vườn rau rộng chừng 40 m2 của bà Thoa lúc nào cũng xanh tươi, non mơn mởn của các loại rau cải lá, cải bó xôi, rau muống, cà chua, súp lơ, rau dền Nhật Bản …. Vừa dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn, bà Thoa cho vừa cho biết: “Nhiều hàng xóm thấy mô hình này hay nên đã sang nhà tôi học hỏi kinh nghiệm. Tôi ước lượng, rác thải hữu cơ chiếm tới 50% lượng rác thải sinh hoạt của mỗi gia đình nên nếu chúng ta tận dụng được lượng rác thải này, lượng rác thải ra ngoài tự nhiên giảm được một nửa. Điều này sẽ rất hữu ích khi vừa giảm thiểu được chi phí xử lý rác, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.

Mong muốn mô hình được nhân rộng

Hiện nay các cấp, ngành đều xác định rác thải là một nguồn tài nguyên và muốn tận dụng nguồn tài nguyên này thì công tác phân rác tại nguồn là việc làm hết sức quan trọng. Phân loại rác thải từ nguồn cũng không phải đến thời điểm này mới được đề cập tới. Có thể hiểu, đây là hoạt động phân chia rác thải ra các loại riêng biệt như rác vô cơ, hữu cơ… ngay tại nơi thải rác. Theo nhiều chuyên gia môi trường, nếu thực hiện phân loại rác ngay từ đầu nguồn thì những thứ này hoàn toàn có thể tái chế và lượng rác mang đi xử lý tại các điểm chôn lấp còn lại rất ít. Tuy nhiên hiệu quả thực hiện chủ trương này chưa cao.

Bà Thoa cũng cho rằng: “Sau vụ bãi rác Nam Sơn bị ùn ứ, tôi thấy mỗi công dân cần có trách nhiệm, chung tay cùng với các cấp chính quyền, Nếu mỗi người dân biết tận dụng những rác thải sinh hoạt để dùng chúng trong việc tạo ra phân vi sinh bón cho cây thì sẽ giảm được chi phí mua phân bón hóa học, tăng được tuổi thọ cho cây và thu hoạch gấp đôi năng suất”.

Được biết mô hình trồng rau sạch từ rác thải sinh hoạt của bà Dương Thị Kim Thoa đã có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ, nhất là với những người dân phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nọi. Ngoài tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ cho gia đình và xã hội, việc làm ý nghĩa này còn giúp người dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Theo chúng tôi (20/2/2019)

Trồng Rau Sạch Từ Rác Thải Hữu Cơ Tại Gia Đình

Xuất phát từ nhu cầu sử dụng nguồn rau sạch trong bữa ăn gia đình hàng ngày, anh Đỗ Tiến Thành, tổ dân phố Thanh Giã 1, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên đã nghiên cứu cách ủ phân vi sinh nhằm tận dụng nguồn rác hữu cơ của gia đình, xây dựng mô hình trồng rau sạch trên sân thượng.

Được triển khai từ tháng 3/2017, đến nay, vườn rau của gia đình anh đã phủ một màu xanh mướt với đủ các loại rau theo mùa như: Súp lơ, cải bắp, cải bẹ, cà chua, cà tím, hành, đỗ xanh… Nguồn rau sạch đủ cung cấp cho gia đình gồm 5 người.

Anh Thành đã nghiên cứu, chế tạo thùng ủ rác hữu cơ thành phân vi sinh và thiết kế chế tạo mô hình tháp rau xanh. Quy trình ủ rác thải hữu cơ thành phân vi sinh bón cho rau được thực hiện như sau: Đầu tiên, anh Thành chọn một thùng nhựa lớn (có dung tích khoảng 160 lít) có nắp đậy để ủ rác thành phân vi sinh. Gần đáy thùng, anh tạo một cửa nhỏ để có thể lấy phân ra và một van xả để lấy nước vi sinh hữu cơ. Rác thải hữu cơ phát sinh tại gia đình hàng ngày được thả vào thùng và đậy nắp để tránh ô nhiễm.

Lần đầu tiên ủ rác, anh Thành cho thêm một ít men vi sinh để quá trình phân hủy rác diễn ra nhanh hơn, những lần tiếp theo, rác được cho thẳng vào thùng mà không cần phải cho thêm men vi sinh, cách khoảng 3-4 ngày bổ sung thêm ít nước để tạo độ ẩm trong đống ủ. Sau 45-60 ngày có thể lấy mẻ sản phẩm (phân vi sinh) đầu tiên từ cửa xả gần đáy thùng ủ, các lần lấy tiếp theo khoảng cách thời gian ngắn dần: lần 2 cách 30 ngày, lần 3 cách 20 ngày, các lần tiếp theo 10 ngày (vì các lần lấy sản phẩm tiếp theo trong thùng luôn có sẵn lượng vi sinh vật liên tục phân hủy rác thải hữu cơ thành phân vi sinh). Như vậy, gia đình nhà anh Thành luôn có nguồn phân vi sinh để bón trực tiếp cho các chậu rau xanh và cây cảnh thêm xanh tốt. Đồng thời, lượng nước vi sinh còn được pha loãng với nước để tưới cho cây trồng, hoặc đổ ngược vào cửa đưa rác vào, làm độ ẩm và vi sinh trong đống ủ được đồng đều. Rác sẽ liên tục được đưa vào cửa trên và định kỳ lấy ra từ cửa dưới.

Với loại mô hình tháp rau xanh, anh Thành chọn đất màu (đất ruộng) rồi trộn với phân chuồng ủ mục và vỏ trấu hun để đảm bảo độ tơi xốp cho đất. Anh Thành chọn một thùng nhựa to có dung tích khoảng 220 lít, xung quanh thùng đục các lỗ có kích thước khoảng 15×15 cm để lấy chỗ trồng rau, ở giữa dọc theo chiều cao của thùng là một ống nhựa có đường kính 20 cmđược đục các lỗ nhỏ xung quanh, chiều dài ống nhựa cao hơn miệng thùng và bên trên ống nhựa có nắp đậy.

Sau khi ủ đất khoảng 1 tuần thì cho đất vào thùng xung quanh ống nhựa đã đục lỗ, còn các loại rác hữu cơ như vỏ trái cây, cuống rau xanh, hoa, quả hỏng… được cho vào ống và đậy nắp. Tại đây, theo thời gian, các loại rác sẽ tự phân hủy thành chất hữu cơ ngấm vào đất thông qua những con giun đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Xung quanh thùng, tại các lỗ, anh trồng các loại rau xanh như rau cải, xu hào, mồng tơi…; phía trên của thùng, anh tận dụng để trồng các loại cây leo giàn như bầu, bí, mướp…

Ngoài tháp rau trồng trong thùng dung tích lớn, anh Thành còn tận dụng các loại thùng có dung tích nhỏ hơn như thùng xốp, thùng nhựa để trồng rau. Với 2 ban công sân thượng, mỗi sân có diện tích khoảng 10 m2, anh Thành vừa tận dụng trồng rau, vừa kê bàn ghế để thư giãn sau mỗi ngày làm việc.

Anh Thành cho biết: “Từ ngày áp dụng mô hình trồng rau này, gia đình tôi không phải mua rau; hơn nữa nguồn rau tự trồng vừa tươi vừa sạch, lại tận dụng được nguồn rác thải bỏ đi và tiết kiệm thời gian, công sức. Chỉ cần bỏ công sức thiết kế một lần, các lần sau chỉ cần trồng cây trên đất đã có và tưới nước, bón bổ sung thêm phân vi sinh thu từ quá trình ủ rác thải mà không phải dùng thêm bất cứ loại phân bón nào khác”.

Khi áp dụng mô hình này, lượng rác thải của gia đình anh giảm đáng kể từ 2kg/ngày xuống còn khoảng 0,2kg/ngày. Anh Thành mong muốn, mô hình của anh sẽ được nhiều người biết đến và nhân rộng, bởi mô hình rất dễ áp dụng, lại an toàn cho sức khỏe, bảo vệ môi trường, góp phần giảm đáng kể lượng rác thải phát sinh hàng ngày, rất thích hợp với người dân thành phố có diện tích đất nhỏ hẹp.

Bài, ảnh Thùy Quyên

Độc Đáo Mô Hình Trồng Rau Sạch Bằng Hệ Thống Vườn Treo

Mô hình vườn treo được thầy Nguyễn Văn Quy, giảng viên khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm lên ý tưởng từ năm 2012. Từ đó đến nay qua 3 lần cải tiến, hiện nay nó có dạng hình chữ A gồm 2 mặt, mỗi mặt chứa 220 túi. Tấm bạt trồng treo lên phần thanh sắt của khung tạo thành hình tam giác cân. Với sáng tạo này, giúp người trồng tiết kiệm được tối đa diện tích và tùy theo không gian có thể linh động đặt khung ở nơi phù hợp nhất. Thiết kế có dạng chéo giúp hai mặt trồng rau đều có thể nhận được lượng ánh sáng mặt trời như nhau. Vườn có hệ thống mái che để che bớt nắng mưa.

Hệ thống này gồm có 3 mô-đun chính. Mô-đun thứ nhất là mô-đun trồng cây được tạo thành từ các tấm thảm may lại thành các túi, trong mỗi túi chứa các giá thể (đất phù sa, trấu hun, mùn, phân vi sinh). Mô-đun thứ hai phân phối và thu hồi nước, chất dinh dưỡng gồm hệ thống tưới và thùng chứa nước 180 lít. Hệ thống tưới có bơm sẽ đưa nước và các chất dinh dưỡng đến từng túi khi cung cấp đủ cho cây nếu thừa hồi lưu về lại thùng. Mô-đun thứ ba điều khiển thời gian tưới, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 15 phút.

Độc đáo mô hình trồng rau sạch từ hệ thống vườn treo

Bạn Nguyễn Thị Hằng, sinh viên K47 ngành Công nghệ rau hoa quả và Cảnh quan, khoa Nông học, trường Đại học Nông lâm, một trong ba thành viên sáng tạo nên dự án cho biết: “Thiết kế của hệ thống vườn treo này rất tối ưu dành cho những gia đình có không gian vườn hẹp nhưng muốn trồng rau sạch. Với cách này sẽ đảm bảo cung cấp nguồn rau sạch quanh năm cho từng hộ gia đình. Vì thế, việc trồng rau sạch ở nhà trở nên rất đơn giản và tiện lợi”.

Với một diện tích rất nhỏ 1,4 m 2 nhưng lại có thể trồng được 560 gốc rau. Mô hình hệ thống vườn treo của nhóm có rất nhiều lợi thế vì chiếm rất ít diện tích, sạch sẽ, khép kín, giá bình dân, không tốn công chăm sóc và đặc biệt phòng tránh được nhiều sâu bệnh.

Mô hình vườn treo Các thành viên trong nhóm nghiên cứu đang chăm sóc cây trên hệ thống vườn treo

“Ưu điểm vượt trội của vườn treo này là áp dụng phương pháp thủy canh hồi lưu, không tốn nhiều nước và dinh dưỡng bằng việc kết nối với đồng hồ hẹn giờ nên người trồng có thể đặt lịch tưới nước và chất dinh dưỡng tự động hằng ngày. Chính lợi thế này, giúp các hộ gia đình chủ động thời gian tưới và không lo về việc chăm sóc mỗi khi bận việc hay đi công tác xa”, chị Lê Thị Thu Thảo, một thành viên nghiên cứu dự án chia sẻ.

Sau khi thử nghiệm thành công, mô hình vườn treo đã được áp dụng tại một số hộ gia đình ở Huế. Hệ thống này sau khi hoàn thiện lắp đặt và hướng dẫn kĩ thuật trồng có giá khoảng 3,5 triệu đồng. Ngoài ra, các thành viên trong nhóm còn hỗ trợ và hướng dẫn người trồng về việc chọn rau màu theo mùa và cung cấp cây con với giá cả phù hợp nhất.

Được biết rằng, mô hình vườn treo đã vượt qua hơn 500 dự án khác để trở thành 1 trong 6 dự án lọt vào chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2016 và giành giải Ba chung cuộc.

Với diện tích rất nhỏ nhưng vườn treo có thể trồng được rất nhiều rau sạch, rau phát triển rất tốt

Quỳnh Nga – Đại Dương

Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Cho Hộ Gia Đình

Các phương pháp trồng rau mầm:

* Kích thích hạt nảy mầm bằng cách ngâm nước ấm để nước làm mềm nhanh vỏ hạt giống, thời gian 4-12 giờ tùy loại hạt (có một số loại không cần ngâm, vd: xà lách…) giúp hạt tích tụ vừa đủlượng nước để “thức giấc” chuyển mình phát triển. * Sau khi ngâm cần rửa lại hạt giống với nước sạch ít nhất 03 lần để loại bỏ tạp chất xuất hiện trong quá trình ngâm, giúp hạt tránh được các mầm bệnh sau này phát sinh do tạp chất. * Chuyển qua giai đoạn ủ: duy trì độ ẩm cao nhất đồng thời cho hạt tiếp xúc từ từ với không khí để hạt “thở”, từ đó hạt nứt nanh chuẩn bị phát triển mầm. Ủ có thể dùng khăn ẩm ủ 4-12 giờ. Hoặc đợi hạt ráo nước đem gieo trực tiếp lên giá thể trồng và tiến hành ủ trên khay trồng bằng cách đậy kín khay để giữ độ ẩm, có thể phủ thêm lớp mỏng giá thể với loại hạt có kích cỡ lớn, vỏ cứng (rau muống, mồng tơi…), cần giữ độ ẩm bằng cách tưới thêm nước, tránh gió… Ánh sáng – độ ẩm:

Ngày thứ 1 đến 3:

* Ánh sáng: với bất cứ phương pháp trồng nào cũng thường hạn chế tiếp xúc ánh sáng trong khoảng 1-3 ngày đầu tiên bằng cách đậy kín khay. Thiếu ánh sáng giúp hạt tập trung phát triển mầm, đồng thời hạn chế gió thổi làm mất độ ẩm, ánh sáng mang theo nguồn nhiệt cũng có thể làm mất độ ẩm.

* Độ ẩm: giai đoạn này do chưa phát triển mầm hoặc rễ đủ để hút nước trực tiếp từ giá thể, hạt giống phát triển nhờ lượng nước tích tụ được khi ngâm, đồng thời thông qua độ ẩm không khí mà hút thêm lượng nước cần dùng. Do đó cần duy trì độ ẩm cao nhất có thể trong không khí xung quanh hạt.

Ngày thứ 3 cho đến thu thu hoạch:

* Độ ẩm: mầm rau giờ lấy nước thông qua rễ, nên chỉ cần duy trì độ ẩm cho giá thể. Thân rau mọc cao, mật độ dày, nên khi tưới phun sương xong cần để khay rau nơi thoáng để thân rau nhanh khô nước. Để nơi quá kín và ẩm ướt, nước trên thân và gốc lâu khô tạo môi trường nấm phát triển.

b. Các phương pháp trồng rau mầm:

Sự khác nhau giữa các cách trồng chính là phương pháp cung cấp lượng nước cho mầm phát triển. Từ ngày thứ 3, rễ phát triển lớn nhằm tìm kiếm lượng nước bên ngoài cung cấp cho mầm. Có các phương pháp cơ bản như sau:

1. Phương pháp thủy canh (thích hợp cho quy mô già đình)

Thay giá thể bằng nước. trồng phương pháp này sạch sẽ, ít tốn công chăm sóc, dễ thu hoạch. Do nước không chứa chất dinh dưỡng nên năng suất không cao bằng trồng trên giá thể mùn dừa . Có thể bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho nước nhưng cần cân nhắc cẩn trọng. Nên thay nước sạch hàng ngày để tránh nước dơ làm hư rễ.

* Thủy canh bằng khay nhựa đựng ly tách, lót giấy:

Khay nhựa đựng ly tách trà tiếp khách phía dưới có khay đựng nước dư. Do khe lưới nhựa quá rộng so kích cỡ hạt giống nên cần trải thêm lớp khăn giấy. Sau khi xử lý hạt xong rồi thì rãi đều hạt trên mặt khăn giấy và dùng thêm một lớp khăn giấy đậy phía trên để giữ ẩm, phía dưới khay thì đổ nước gần sát mặt khăn.

2. Dùng giá thể:

* Giá thể: tơi xốp, giữ ẩm cao, thông thoáng, không có các tạp chất, kim loại nặng, chất hóa học…Thường được dùng nhất là mụn dừa, mạt cưa, đất sạch, phân trùn quế. Kế đó là: cát, giấy ăn, vải thun, vải bố, bông, mút…bất cứ chất liệu nào có khả năng giữ ẩm và sạch

* Độ dày giá thể: giá thể càng dầy, giữ ẩm lâu sẽ tốt cho rau mầm do bộ rễ có không gian phát triển. Giá thể mỏng sẽ giữ ẩm kém làm mau khô giá thể khiến rễ bị hư, khi tưới lượng nước bị đọng và không ẩm đều dễ làm thối gốc.

* Khay trồng: cần thoát nước tốt để tránh bị đọng nước. Với khay có lỗ thoát nước bên hông cần nên để khay nghiêng sau khi tưới.

* Phương pháp tưới: tưới vừa đủ ẩm. Với bình xịt phun sương, khi tưới cần kiểm tra giá thể có đủ nước chưa. Cũng đừng vì sợ úng mà thấy thân rau đẫm nước thì ngưng tưới nhưng thực tế giá thể vẫn chưa ẩm đều. Rau mầm dễ bị bệnh thối gốc một phần cũng do tưới chưa đúng.

Trồng bằng giá thể xơ dừa đã qua xử lý. Phương pháp thông dụng, rau lên tốt.

Nguồn: sưu tầm

Cập nhật thông tin chi tiết về Độc Đáo Mô Hình Trồng Rau Sạch Từ Rác Tại Hộ Gia Đình trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!