Xu Hướng 4/2023 # Doanh Nghiệp Phân Bón “Được Mùa” Trong Năm Covid # Top 4 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Doanh Nghiệp Phân Bón “Được Mùa” Trong Năm Covid # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Doanh Nghiệp Phân Bón “Được Mùa” Trong Năm Covid được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sản xuất ure tại Công ty CP Phân bón dầu khí Cà Mau

Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới, các nước đều tăng cường tích trữ lương thực, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và mở ra cơ hội gia tăng sản lượng tiêu thụ đối với mặt hàng phân bón. Thêm vào đó, giá dầu giảm xuống mức thấp kỷ lục đã giúp các doanh nghiệp sản xuất phân bón giảm đáng kể chi phí sản xuất nhờ giá khí giảm.

Cụ thể, năm 2020, Công ty CP Phân bón dầu khí Cà Mau (DCM) ghi nhận doanh thu thuần đạt 7,6 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2019. Trong khi giá vốn chỉ tăng nhẹ 3%, nên lợi nhuận gộp đạt được hơn 1.312 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2019.

Thêm vào đó, các khoản chi phí đều được kiểm soát tốt. Trong đó chi phí tài chính giảm tới 39%, giúp lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng 70%, đạt 711 tỷ đồng. Kết thúc năm 2020, DCM lãi ròng 665 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2019.

Ban lãnh đạo DCM cho biết, trong năm 2020, giá bán ure thương mại bình quân giảm khoảng 9,96%. Song sản lượng lại tăng gần 21% do công ty đẩy mạnh xuất khẩu với sản lượng xuất khẩu đạt trên 299 ngàn tấn. Trong đó, thị trường Campuchia tăng 32%, công ty cũng mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Brazil… Doanh thu xuất khẩu ure năm 2020 của DCM đạt 1.630 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2019. Ure là mặt hàng chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu doanh thu của DCM, với 6.025 tỷ đồng (chiếm 78% tổng doanh thu), tăng 8% so với năm 2019.

Tại Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí (DPM), lợi nhuận năm 2020 cũng ghi nhận tăng trưởng tới 85% so với năm 2019, đạt 683 tỷ đồng, nhờ kiểm soát tốt các chi phí.

Cụ thể, doanh thu năm 2020 của DPM chỉ tăng 4% so với năm 2019 nhưng giá vốn lại giảm nhẹ 1% nên lợi nhuận gộp tăng trưởng 30%, đạt 1.496 tỷ đồng.

Thêm vào đó, chi phí tài chính giảm 16%, chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức tương đương, còn chi phí bán hàng tăng khoảng 100 tỷ giúp công ty gia tăng lợi nhuận đáng kể.

Tương tự, lãi ròng của Công ty CP Phân bón Bình Điền (BFC) cũng tăng trưởng tới 69% so với năm 2019, đạt gần 167 tỷ đồng, dù doanh thu có sự sụt giảm gần 12%. Nguyên nhân là nhờ giá vốn giảm mạnh hơn với mức giảm 14%, giúp lợi nhuận gộp tăng gần 3%, đạt 756 tỷ đồng.

BFC cũng kiểm soát tốt các khoản chi phí, trong đó cả chi phí tài chính và chi phí bán hàng đều giảm lần lượt 27% và 11%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng không đáng kể.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2020, xuất khẩu phân bón của Việt Nam đạt 1,16 triệu tấn, tương ứng kim ngạch 340,5 triệu USD, tăng trưởng 40% về lượng và 27% về giá trị so với năm 2019.

Sau Bài Báo “Nguy Cơ Mất Mùa Vì Phân Bón Sao Việt”: Doanh Nghiệp Và Người Dân Cùng Khắc Phục

Ông Nguyễn Thế Nam – Giám đốc Chi nhánh Phân bón Sao Việt tại Quảng Nam cho biết, trước khi vào vụ, công ty có tổ chức tập huấn cho nông dân cách sử dụng các loại phân bón. Tuy nhiên, trong buổi tập huấn đó cán bộ kỹ thuật chỉ tập trung hướng dẫn cách sử dụng phân NPK bón cho lúa mà không hướng dẫn kỹ cách sử dụng phân NPK đa dùng 18-8-10+4S+Mg+B+TE bón cho hoa màu. Chính vì vậy, đa số nông dân sử dụng phân bón cho hoa màu giống như cách sử dụng phân bón cho lúa là không phù hợp, và hậu quả là cây hoa màu chậm phát triển.

Ông Hà Bảy – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Hòa cho biết, buổi tập huấn được tổ chức tại hội trường UBND xã. Vì hội trường nhỏ nên mỗi thôn chỉ cử 7 – 8 người dự, sau đó những người này về truyền đạt lại cho những hộ khác. Trong lúc tập huấn, cán bộ kỹ thuật có dặn dò nông dân “chỉ bón phân Sao Việt, không được trộn lẫn phân nào khác” nhưng lại không nói rõ yêu cầu này chỉ áp dụng riêng đối với lúa khiến bà con nhầm tưởng sử dụng phân NPK cho hoa màu cũng như vậy. Chính vì việc sử dụng phân không đúng cách nên đã dẫn đến cây bị còi cọc, vàng lá, đẻ nhánh ít. Ngoài ra, trong quá trình canh tác, nông dân không chủ động tưới nước mà dựa vào nước trời. Trong khi đó, năm 2014, vùng Thượng Phước không bị ngập lụt và đầu vụ cũng không có mưa nên đất bị khô khiến phân khó hòa tan.

Giải thích việc công ty khuyến cáo “chỉ sử dụng phân Sao Việt”, ông Nam cho biết, sản phẩm NPK Sao Việt được sản xuất theo hướng chuyên dùng. Đối với cây lúa, phân Sao Việt có nhiều loại phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây và có hiệu quả cao khi sử dụng khép kín, tức là không sử dụng kèm với phân khác. Tuy nhiên, đối với hoa màu ngắn ngày như đậu cô ve, ớt, do đặc điểm bộ rễ phát triển chậm và yếu nên khi bón lót phải sử dụng phân NPK 18-8-10+4S+Mg+B+TE kết hợp với phân lân, phân chuồng hoai mục thì mới đạt hiệu quả.

Sau khi nhận được phản ánh của nông dân về tình trạng cây trồng chậm phát triển, phía công ty cùng Hội Nông dân tỉnh, huyện tổ chức khảo sát, đánh giá và hướng dẫn bà con các biện pháp khắc phục. Đồng thời công ty sẽ tiếp nhận lại số phân bón chưa được sử dụng nếu nông dân có nhu cầu trả lại. Theo quan sát của chúng tôi, sau 10 ngày được bổ sung phân u rê và nước, phần lớn diện tích hoa màu đã phát triển tươi tốt, ra nhiều hoa. Bà Nguyễn Thị Hạnh (SN 1960, thôn Thượng Phước) xác nhận: “Tôi đã bổ sung thêm 4kg urê cho mỗi sào đậu, đồng thời tưới nước, đến nay hoa màu của tôi đã được cải thiện đáng kể”. Ông Nguyễn Thế Nam cho biết thêm, phía công ty sẽ tiếp tục theo dõi hoa màu cho đến khi thu hoạch. Những hộ nào năng suất thấp, công ty sẽ hỗ trợ một phần.

PHƯƠNG NAM

Đắk Nông: Phạt Doanh Nghiệp Sản Xuất Phân Bón Giả 115 Triệu Đồng

Ngoài hành vi sản xuất phân bón giả, không có giá trị sử dụng, doanh nghiệp này còn các sai phạm khác nên bị xử…

Ngoài hành vi sản xuất phân bón giả, không có giá trị sử dụng, doanh nghiệp này còn các sai phạm khác nên bị xử phạt tổng cộng 115 triệu đồng.

Ngày 8-10, tin từ UBND tỉnh Đắk Nông cho biết vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất phân bón Hùng Quang (xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông).

Trước đó, qua quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất phân bón Hùng Quang có nhiều sai phạm trong sản xuất phân bón.

Cụ thể, công ty này sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng với số lượng là 6,5 tấn phân HQ ISO 06. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất phân bón Hùng Quang không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng của từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa phân bón lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn sản xuất 8 tấn phân hữu cơ vi sinh HQ06 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

UBND tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định xử phạt hành vi thứ nhất nói trên 30 triệu đồng, hành vi thứ 2 phạt 55 triệu đồng, hành vi có chất lượng không phù hợp bị phạt 30 triệu đồng. Tổng số tiền Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất phân bón Hùng Quang bị phạt là 115 triệu đồng.

Cơ quan chức năng cũng quyết định tịch thu 6,5 tấn phân HQ ISO 06, 1 máy trộn, 2 băng chuyền dùng để sản xuất phân bón giả. Đình chỉ một phần hoạt động sản xuất 18 tháng đối với vi phạm sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế 8 tấn phân bón hữu cơ vi sinh HQ06 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.

Trước đó, trong Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân diễn ra tại tỉnh Đắk Lắk, bà Trần Thị Hoàng Anh (tỉnh Gia Lai) đặt vấn đề Chính phủ và các bộ ngành đã tăng cường các giải pháp, quy định của pháp luật về quản lý phân bón, chống phân bón giả. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cơ quan chức năng phải điều tra, truy tố, xét xử nghiêm khắc những tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón giả. Chủ động phát hiện những đại lý, cá nhân sản xuất phân bón giả để xử lý, lên án những hành vi tiêu cực.

Cao Nguyên

Bình Định: Tạm Giữ Hơn 1,2 Tấn Phân Bón Giả Tại Một Doanh Nghiệp

VINAGRI News – Ngày 27-2, ông Nguyễn Thế Vinh, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định, cho biết cơ quan này đã ra quyết định tạm giữ 25 bao (tổng trọng lượng 1.220 kg) phân bón NPK 20-20-50 mang nhãn hiệu Đầu Trâu có dấu hiệu giả nhãn hiệu của Công ty CP Phân bón Bình Điền (gọi tắt là Công ty Bình Điền, có trụ sở tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, chúng tôi đang kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại- dịch vụ Anh Trang (gọi tắt là Công ty Anh Trang, có trụ sở tại khu vực 9, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, Bình Định) để chờ xử lý theo quy định.

Người dân huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đem phân Kali Nitratte nghi làm giả hòa vào trong nước thì đóng thành cục. Ảnh: Tấn Lộc

Theo ông Nguyễn Thế Vinh, từ đơn yêu cầu của Công ty Bình Điền, qua qúa trình trinh sát, theo dõi, lực lượng chống hàng giả QLTT Bình Định phát hiện Công ty Anh Trang có dấu hiệu mua bán phân bón giả.

Giải trình nguồn gốc số phân bón giả nhãn hiệu trên, bà Nguyễn Thị Trang, đại diện Công ty Anh Trang cho biết đã mua phân bón NKP nhãn hiệu Đầu Trâu của ba doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Hồng Nhung (thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, Bình Định), Công ty TNHH Thương mại Hà Ân (xã Phước An, huyện Tuy Phước), DNTN Thương mại- dịch vụ Hoàng Nhân (phường Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Định).

Công ty Anh Trang cũng chính là doanh nghiệp đã bán 48 bao (50 kg/bao) phân bón NPK giả mang nhãn hiệu Đầu Trâu cho người trồng dưa hấu ở xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) khiến gần 6 ha dưa hấu đang chết dần.

Khi người dân đem phân bón này cho vào nước thì phân không tan mà kết dính lại thành những cục đất bùn. Đại diện Công ty Bình Điền khẳng định loại phân bón giả thương hiệu Đầu Trâu bán cho người trồng dưa ở xã Xuân Quang 1 là phân giả.

Ngoài ra, hiện đã có hàng chục hộ ở các xã Ea Trol (huyện Sông Hinh), Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa, Phú Yên) tố giác bị lừa bán phân bón NPK giả với số lượng hàng tấn, khiến cây không phát triển, trong đó bị thiệt hại nặng nhất là các hộ trồng dưa hấu.

Một mẫu bao bì phân Kali nghi làm giả

Phân được đóng gói thành bì loại 2 kg, bán với giá giá 35.000 đồng/bì. Mặt trước của bì phân ghi: Phân bón cao cấp Kali Nitrate sử dụng tốt nhất khi phun trên lá; nguyên liệu nhập khẩu từ Israel; đóng gói: Công ty CP Đầu tư thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hoàng Việt (địa chỉ tại Phân kho 4, Khu 49, Kho A34, Quân chủng Phòng không Không quân, Biên Hòa, Đồng Nai). Mặt sau ghi thành phần, công dụng khá chi tiết nhưng trên bao bì không có tên, địa chỉ nhà sản xuất.

Theo Thượng tá Trà Trọng Phú, Phó Công an huyện Đồng Xuân, hiện các cơ quan chức năng hai tỉnh Phú Yên, Bình Định đang phối hợp điều tra, xử lý vụ việc trên.

Trong khi đó, một nguồn tin xác nhận hiện Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an tỉnh Bình Định đang tiến hành điều tra hành vi sản xuất hàng giả của ba đại lý phân bón trên địa bàn tỉnh này. Theo công văn tố giác của Công ty Bình Điền, một số công ty đã sản xuất phân bón NPK giả mang nhãn hiệu “Phân bón Đầu Trâu” của công ty trên. Thủ đoạn chung của các cơ sở này là sản xuất phân bón giả, kém chất lượng rồi sử dụng bao bì giả nhãn hiệu của Công ty Bình Điền để đóng bao, sau đó đem đi tiêu thụ.

Tấn Lộc/ Báo Pháp luật TPHCM

Cập nhật thông tin chi tiết về Doanh Nghiệp Phân Bón “Được Mùa” Trong Năm Covid trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!