Bạn đang xem bài viết Dinh Dưỡng Cho Lan Hài (Bài 9) – Dân Chơi Lan được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
LAN HÀI SLIPPER ORCHIDS
CHƯƠNG II – NUÔI TRỒNG.
PHẦN 4: NHỮNG ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG.
Dinh dưỡng (Tiếp). Các chất dinh dưỡng không chỉ giới hạn ở 3 thành phần trong tỷ lệ N-P-K kể trên. NHững người trồng lan cần biết rằng những phân bón nào đó có thể giới hạn ở 3 thành phần, hoặc N-P-K có thêm vôi, vì vậy các bạn cần đọc kỹ nhãn hiệu được công bố. Phân bón nếu không nhiều khoáng dinh dưỡng hơn ba thành phần trên thì ta gọi đó là loại phân không hoàn chỉnh. Nếu cứ tin vào đó thì việc nuôi dưỡng cây lan sẽ là sai cách.
Nguồn calcium và magnesium là caebonate và sulfate. Vôi, nguồn carbonate là hai chất dinh dưỡng và là một chất điều chỉnh độ pH. Chúng đều khó hòa tan. Dưới dạng sulfate thì dễ hòa tan. Tất nhiên, khi trồng Phragmipedium thì phải tránh dùng vôi vì chúng có nhu cầu pH.
Số lượng các chất dinh dưỡng bổ xung theo yêu cầu của cây lan tuy rất nhỏ, các chất khoáng bổ xung này cũng chỉ là phần phụ. Sắt (Iron), lưu huỳnh (sulfur), kẽm (zinc) đồng (copper), kền (nikel) và mô-lip-den là những chất cần nhưng chỉ có một ít trong số này cho thấy một số lượng nhỏ cần cho sức khỏe của cây lan. Một vài chất hoặc không có chất nào trong số này được tìm thấy trong các loại phân bón vô cơ. Trong các nhãn hiệu phân bón thương mại, người ta đã bổ xung chúng vào; Rong biển là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho một chất khoáng phụ, nhưng nên mua những loại đã lọc hết chất bẩn vì nếu không trong đó vẫn còn tồn dư toxic vì muối có trong nước biển. Các chất chiết xuất từ cá và các chất có tính sữa cũng là những nguồn dinh dưỡng phụ đáng tin cậy. Phân hữu cơ, mặc dù trong hầu hết trường hợp không hoàn toàn sẵn có, thường cũng là một nguồn khoáng phụ đáng tin cậy.
Một vài người trồng lại muốn xử dụng loại phân vô cơ rẻ tiền và không đồng bộ. Việc dùng loại phân này theo một lịch hợp lý, tùy thuộc vào các chất dinh dưỡng hiện hữu trong chất nền. Một chút khoáng cần được cung cấp thông qua việc tưới nước trong đó có dung dịch chiết xuất từ cá, một dung dịch phân ngâm trong thùng nước (violet water?), hoặc một ít khoáng mà người ta bán trên thị trường.
Bản thân tôi khi dùng loại Off Mix (như đã nói ở phần trước) đã được làm giầu chất dinh dưỡng và chỉ dùng với nồng độ thấp vào mùa xuân. Vào thời gian này tôi tưới khoảng 4-5 lần với loại phân 30-10-10, thêm ½ nồng độ dung dịch chiết xuất từ cá. Những tháng còn lại trong năm, tôi chỉ tưới nước mà không cần sự cân đối cũng như bất cứ chất gì khác.
Trên hết, bạn đọc cần lưu ý điều độ trong việc bón phân bởi vì các loài lan hài là một nhóm lan không bao giờ để chúng bị bội thực. Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên áp dụng ½ liều lượng theo khuyến cáo trên nhãn hàng thôi, trong khi đó lại có nhiều người trồng vẫn duy trì thường xuyên việc bón phân theo khuyến cáo này và vẫn thành công ngay cả khi chất nền khá nghèo dinh dưỡng.
Ngày nay người ta vẫn còn tranh cãi về việc nuôi dưỡng lá. Tôi tin rằng kết quả sẽ tốt nếu như chúng ta bón phân theo định kỳ với nồng độ thấp cho lá vào sáng sớm những ngày xuân, nhưng dù sao cũng chỉ đơn thuần là tự tôi nhận thấy các cây lan đã có phản ứng tích cực. Tôi không thể cung cấp cho các bạn những tài liệu chuyên về nuôi dững lá của các loài lan hài, nhưng tôi xin nói lại là nếu để lá lan bị nước đọng trên đó sẽ kích thích cho việc tấn công của nấm.
Một cách dùng phân được áp dụng chung theo yêu cầu dinh dưỡng trong các nhóm lan hài. Như các loài thuộc giống Paphiopedilum thì lại cần ít phân; còn các loài lai từ giống này thì cần nhiều phân hơn một chút. Những loài, kể cả loài lai từ giống Phragmipedium thì lại cần nhiều dinh dưỡng, nồng độ cần cho chúng tương đương với dinh dưỡng cung cấp cho các loài lan khác. Những cây lan con thì thường yêu cầu phải bón phân thường xuyên hơn với nồng độ nitrogen cao để kích thích chúng chóng lớn. Tất cả các loài lan hài, có thể nói nên cung cấp mức độ dinh dưỡng từ thấp đến trung bình so với nhu cầu của các loài lan khác. Một nguyên tắc nằm lòng là dùng dung dịch phân cho lan đơn thân chỉ nên bằng một nửa định mức./.
Kỳ sau: CÔN TRÙNG VÀ BỆNH TẬT
Hình trên: Lan hài Paphiopedilum armeniacum
Nguồn tài liệu : chúng tôi (của Bác PhạmTiến Khoa – Ngày 12/12/2016)
Hoàng Phi Hạc (Bài 55) – Dân Chơi Lan
HOÀNG PHI HẠC (Bài 55)
Hoàng Phi Hạc không mang nét đẹp nổi trội sặc sỡ như Giả Hạc, không mang mùi thơm ngào ngạt như Trầm, cũng không thướt tha yểu điệu một suối hoa như Long Tu, nhưng nàng mang theo một nét duyên thầm, càng ngắm lâu mới càng yêu vì nét đẹp rất giản dị và nhẹ nhàng, hương thơm thoang thoảng nhưng quyến luyến. Khi nàng khoe sắc, không thấy có gì nổi bật, nhưng nếu cảm nhận một cách sâu sắc sẽ thấy nàng giống như một người thiếu nữ nông thôn rất bình dị nhưng hết sức mạnh mẽ, có vóc dáng và sức khỏe dẻo dai nhưng không thô kệch xấu xí mà rất đáng yêu. Nàng không yếu đuối nhạy cảm như nàng công chúa Ý Ngọc, không dễ dàng chết yểu như mấy cô nàng đỏng đảnh lông đen (Kim Điệp Nhựa, Nhất Điểm Hồng, Bạch Hỏa Hoàng…), không kén cá chọn canh như mấy em U Lồi hay Kèn và đặc biệt nói về độ mắn đẻ thì nếu nàng tự nhận mình thứ nhì, thì khó tìm được số 1.
Dendrobium signatum Rchb. f. 1884 Đồng danh: Dendrobium hildebrandtii Rolfe 1894; Dendrobium tortile var. hildebrandi (Rolfe) T. Tang & F.T. Wang 1951.
CÁCH TRỒNG
A. Xử Lý Giống
– Thời điểm trồng tốt nhất là trước khi mầm gốc nảy hoặc trước khi mầm gốc mọc rễ. Không nhất định là tháng mấy nhưng giao động từ tháng 12 năm cũ cho tới tháng 4 năm sau (âm lịch). Thực ra thì thời điểm nào cũng có thể trồng được, nhưng nếu mầm đã có rễ thì hơi khó và dễ làm mầm bị chột.
– Giống mua về cắt tỉa sạch sẽ rễ của những giả hành trên 10 tháng tuổi, vặt bỏ lá vàng dập nát.
– Tách từng cặp giả hành hoặc 3 giả hành liền nhau làm 1 khóm để tiết kiệm giống và có được nhiều mầm.
– Ngâm chìm giống trong dung dịch Physan 20 (liều 1cc pha 1 lít nước) hoặc Benkona (liều 2cc pha 1 lít nước) hoặc Nano Bạc (liều như bao bì) trong thời gian 10 phút.
– Vớt lên để ráo sau đó ngâm trong dung dịch chế phẩm Hùng Nguyễn (liều 1cc pha 1 lít nước) trong thời gian 30-60 phút.
B. Giá Thể
Bạn có thể trồng trên lũa, gỗ cứng, dớn vụn, dớn bảng, dớn trụ, vỏ thông…. Tuy nhiên nên chọn giá thể có độ bền trên 5 năm vì bộ rễ có tuổi thọ khá cao.
Trồng trên gỗ hoặc lũa thì nhìn thấy ngay giá trị nghệ thuật nhưng năm đầu tiên cây lên khá yếu ớt, khó cố định vào giá thể và rất mất công tưới.
Giải pháp tốt nhất vẫn nên trồng trong chậu với dớn vụn hoặc vỏ thông. Nên chọn chậu với chất liệu gỗ càng bền càng tốt.
Tất cả các loại giá thể đều nên ngâm qua nước vôi từ 2-24 giờ, sau đó rửa lại bằng nước sạch mới đem giống ghép vào.
C. Cách Trồng
Không nhất định phải trồng đứng, nhưng tư thế tốt nhất vẫn là trồng thẳng đứng, vì giả hành rất cứng cáp và mầm non luôn hướng lên phía trên.
Nếu trồng trên Lũa hoặc Gỗ thì tốt nhất nên khoan lỗ rồi đóng vào 1 chiếc đũa cứng, sau đó cố định thật chắc giả hành vào chiếc đũa. Nói chung bằng mọi giá phải để mắt ngủ lộ ra ngoài và đảm bảo gốc phải được cố định thật chắc chắn, nếu gốc bị lay động thì rất khó bám rễ và lâu phát mầm.
Nếu trồng trong chậu thì vẫn nên cắm vài thanh tre tròn vào trong giá thể sau đó cố định 1 đầu đũa vào móc treo. Cột chắc chắn giả hành vào móc treo và đũa.
CHĂM SÓC, BÓN PHÂN VÀ PHUN THUỐC
A. Chăm Sóc
Hoàng Phi Hạc có khả năng thích nghi với mọi vùng miền ở Việt Nam, thực sự nếu trồng Hoàng Phi Hạc không được thì có lẽ không thể trồng được cây lan gì khác vì lan này rất dễ thuần.
Tối ưu nhất vẫn là treo giò lan dưới 1 lớp lưới Thái che đi 60-70% ánh nắng tùy theo vùng nắng nhiều hay nắng ít. Nếu quá ít nắng thì lan dễ bệnh, nếu quá nhiều nắng thì lá vàng nhìn không đẹp mắt.
Tùy độ giữ ẩm của giá thể và độ ẩm của giàn lan mà tưới nước ngày 1 hay 2 hay 3 lần. Nếu là lũa thì nên tưới ngày 3 lần, nếu là chậu vỏ thông cỡ lớn thì ngày tưới 2 lần, nếu dớn vụn hoặc dớn cù lần xay thì ngày tưới 1 lần.
B. Bón Phân
Quan điểm cá nhân tôi, cần tối đơn giản nhất về phân bón để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Vì vậy chế độ của tôi như sau:
– 7-15 ngày phun hỗn hợp Chế Phẩm Hùng Nguyễn (1cc pha 1 lít nước) + NPK Te 20-20-20Te một lần cho tới khi bộ rễ của mầm con dài 5-10cm.
– Sau khi rễ mầm con đã đâm hoặc bám vào giá thể thì bỏ vào chậu hoặc gắn 1 túi lưới đựng phân tan chậm của Nhật 14-13-13 hoặc phân tan chậm 5-5-5Te. Nhớ bỏ phân sát thành chậu, cách xa đầu rễ 1 chút. Khi đã có phân tan chậm thì cứ 7-15 ngày phun Chế Phẩm Hùng Nguyễn + Phân bón lá Trung Vi Lượng + Nano đồng (nếu có) một lần. Phun công thức như trên cho tới khi giả hành thắt ngọn được 1 tháng thì dừng.
– Sau khi giả hành thắt ngọn được 1 tháng thì chuyển sang phân NPK 6-30-30Te (nói chung là phân có hàm lượng lân và kali nhiều). Phun 3 lần, tuần 1 lần.
– Sau đó là chờ mùa hoa rồi lại tiếp tục quay lại quy trình như ban đầu. Nếu quá trình chờ hoa giảm tưới còn 1/2 hoặc 1/3 lượng nước thì sẽ nhiều hoa hơn 1 chút, tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi cũng không cần thiết lắm. Giả hành vẫn còn lá và có cả hoa dù sao tôi thấy vẫn đẹp hơn.
C. Thuốc Phòng Trừ Sâu Và Bệnh
– Mùa mưa thì 10-20 ngày 1 lần Nano bạc (liều theo bao bì) hoặc Agrifos400 (liều 3cc pha 1 lít nước) hoặc Benkona (liều 2cc 1 lít nước) (có thể là luôn phiên nhau) để phòng nấm và khuẩn. Nên phun thuốc vào buổi sáng, ướt đẫm hai mặt lá, giá thể và nền vườn.
Mùa khô có thể giãn thời gian phun phòng bệnh thành 1 tháng 1 lần.
– Nếu lan bị bệnh thì bạn có thể đọc bài 29 để so sánh đối chiếu qua hình ảnh và cách chữa từng loại bệnh. Phòng bệnh toàn tập thì mời bạn đọc bài 27, trong bài này tôi cũng có chia sẻ 1 số công thức kết hợp thuốc, uy lực dĩ nhiên mạnh mẽ hơn nhưng tất nhiên độc hơn một chút. https://hungnguyendalat.com/bai-viet-ve-hoa-lan-nguyen-ngoc-ha/
– Ít nhất 1 tháng 1 lần phải phun thuốc phòng trừ bọ trĩ, nhện đỏ, kiến, gián, mối, bọ trĩ, bọ nhảy, bọ dĩn, ruồi vàng, kiến cánh đen, rệp các loại với các loại thuốc như SK Enspray 99, Pesieu, Movento, Fendona. Đây đều là các loại thuốc sinh học (nhãn xanh) khá an toàn, tuy nhiên khi côn trùng quá nhiều và thành dịch hại lan nghiêm trọng gây thối lan số lượng lớn thì bạn nên ra nhà thuốc gần nhất mua thuốc nhãn vàng hoặc đỏ (độc, kịch độc) về tiêu diệt. Tôi chỉ gợi ý, còn các bạn phải tự cân nhắc lợi hại và có biện pháp tự bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.
Để có hiệu quả phòng ngừa sâu bọ côn trùng cao, bạn phải phun thuốc vào buổi chiều tối, ƯỚT ĐẪM MẶT DƯỚI LÁ lan, ướt giá thể và nền vườn. Nên pha chung hai loại thuốc với nhau để có hiệu quả cao hơn ví dụ như:
Movento + Pesiu Sk Enspray99 + Fendona
Nội dung trong bài chính là những kinh nghiệm thực tế tôi đã và đang làm. Có sự so sánh về thành quả so với thời gian, công sức và tiền bạc bỏ ra có sự trung hòa hài hòa và tối giản đơn. Nội dung trong bài hoàn toàn có thể áp dụng cho Hoàng Thảo Xoắn, Đùi Gà, Kiều các loại…
Chế độ phân thuốc bạn hoàn toàn có thể thay đổi theo điều kiện thị trường nơi bạn sống, không nhất thiết phải đóng khung tư duy vào phân hay thuốc như trong bài tôi đã đề cập.
Mong rằng bài viết sẽ hợp duyên được với nhiều người. Hy vọng mùa xuân sang năm, bạn có thể thưởng lãm được những bông hoa Hoàng Phi Hạc tại nhà mình.
Nếu thấy hữu ích cho bản thân và cộng đồng cũng như để thuận tiện sau này tra cứu tìm kiếm, hãy CHIA SẺ trên trang cá nhân của bạn.
Nguyễn Ngọc Hà – Đức Trọng, Lâm Đồng.
Kim Điệp Nhựa – Dendrobium Trigonopus (Bài 48) – Dân Chơi Lan
KIM ĐIỆP NHỰA – Dendrobium trigonopus (Bài 48)
Kim Điệp Nhựa hay còn gọi là Kim Điệp Thơm, Kim Điệp Sáp hay Hoàng Hạc. Kiểu hình cánh hoa lan chia làm 3 loại là Cánh Sáp, Cánh Giấy và Cánh Gió. Chắc chắn là do cánh hoa nhìn bóng loáng ánh sáp không khác gì bông nhựa nên mới gọi là Kim Điệp Sáp hay còn gọi là Kim Điệp Nhựa.
Tôi nhận thấy rằng, nếu có cuộc thi về mùi thơm nồng nàn và ngào ngạt của các loại lan rừng, thì chắc chắn Kim Điệp Nhựa đứng trong Top 10 cùng sánh vai với Giả Hạc, Trầm, Ngọc Điểm và các cây lan thuộc chi Giáng Hương.
Tuy nhiên, cô nàng bướm vàng này cũng thuộc hàng đỏng đảnh khó chiều. Là một trong các giống lan có nhiều lông đen giống như Thanh Hạc, Bạch Hạc, Nhất Điểm Hồng, Nhất Điểm Hoàng, Bạch Hỏa Hoàng… Chính vì thế, Kim Điệp Nhựa được xếp vào hàng ngũ các giống lan khó thuần và khó chơi. Nếu Giả Hạc hoặc Hạc Vĩ bạn quăng đại vào chỗ góc kẹt hoặc nắng gắt hay âm u, dù gió táp mưa sa nó vẫn sống, thì em bướm vàng này lại kén cá chọn canh rất kỹ lưỡng.
Kim Điệp Nhựa phân bố ở Myanmar, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam trong rừng trên thân cây ở độ cao từ 300 đến 1500 mét.
Trong nội dung bài này tôi sẽ chia sẻ với các bạn từ kinh nghiệm thất bại cay đắng đến thành công rực rỡ để chinh phục em bướm vàng thơm này.
CHỌN GIỐNG
Đừng ham của rẻ. Đừng ham loại trụi lá thanh lý. Đừng ham giề khủng, vừa vừa cỡ bốn năm sáu giả hành là đẹp nhất. Đừng ham nhiều rễ, tốt nhất là trụi hết rễ cho lợi ký.
Nên chọn cây bóng mượt, lá không gãy dập, nhiều giả hành có lá thì càng tốt. Các giề đều nhau về kích cỡ nếu bạn muốn có giò lan đẹp và nở cùng 1 thời điểm.
XỬ LÝ GIỐNG
Cắt tỉa giả hành khô, lá dập hoặc vàng. Cắt trụi rễ của giả hành trên 12 tháng tuổi đi. Rễ của giả hành dưới 12 tháng tuổi giữ lại được thì tốt, nếu rễ có đầu trắng thì cố gắng giữ lại bằng mọi giá.
Ngâm giống vào dung dịch Physan 20 liều 1ml pha 1 lít nước hoặc dung dịch thuốc trị nấm khuẩn (Kasumin+Antracol, Starner+Aliette… bộ đôi trị nấm khuẩn, hoặc trong hình có ví dụ thực tế ngâm với Nano bạc) trong 5 phút. Sau đó vớt ra, treo ngược lên một vài tiếng cho khô ráo.
Nếu bạn không có chế phẩm Hùng Nguyễn thì có thể dùng NPK+Te liều 1 gam pha 2 lít nước và B1 liều 4ml pha 2 lít nước. Ngâm khoảng 10 phút.
Vớt ra, treo ngược vài tiếng cho khô ráo rồi ghép vào giá thể.
GIÁ THỂ
Kim Điệp Nhựa (Sáp) nói riêng và các giống lan Lông Đen nói chung, đều RẤT GHÉT BỊ THAY GIÁ THỂ LIÊN TỤC. Không như Giả Hạc hay Long Tu… mỗi một hoặc hai năm thay giá thể 1 lần, Kim Điệp Sáp muốn năm sáu năm mới phải thay giá thể hoặc thậm chí chục năm mới thay giá thể 1 lần cũng tốt.
Chính vì thế bạn nên chọn giá thể càng bền càng tốt. Ví dụ Vỏ Thông Hai Lá, Lũa, Gỗ Cứng, Viên Đất Nung, Dớn Sợi chắc, Dớn Đá hoặc tệ lắm thì chậu đất nung với than cục.
Tôi đã thử nghiệm trên nhiều chất liệu khác như Dớn Cù Lần, dớn Chi Lê, Rêu Rừng, Dớn Ổ Quạ, một số loại gỗ mềm như gỗ bơ và gỗ muồng… nói chung là kỹ thuật phòng bệnh tốt thì cây vẫn sống mà sinh trưởng nhưng không đẹp. Rất dễ chết yểu hoặc lụi dần dần.
Đối với Giả Hạc, Hạc Vĩ… bạn thậm chí còn không cần xử lý giá thể cây vẫn lên vô tư, tuy nhiên mấy em có nhiều lông này thì khác, mấy em này rất nhạy cảm. Ví dụ than không ngâm chục ngày với chục lần thay nước cho thôi muối ra và ngâm cho no nước, thì rễ chỉ cần chạm vào là thun đầu rễ lại, đen đầu rễ ngay và luôn.
Hay dớn bạn không ngâm vôi kỹ, sau đó rửa lại thật sạch, thì rễ ra được cái nào sẽ hư cái rễ đó. Dớn là chất trồng có tính axit, bạn phải trung hòa với vôi. Mấy em có lông không thích axit (kể cả nguồn nước). Tôi cũng từng ghép gần chục cân vào dớn xử lý không kỹ. Cả nửa năm mà vẫn chưa bám được cái rễ nào vào cục dớn, cuối cùng tôi phải gỡ ra ghép lại toàn bộ.
Ngay kể cả Lũa hay Gỗ, bạn cũng phải dùng bàn chải sắc đánh cho thật sạch, càng sạch sẽ thì rễ càng nhiều và càng đẹp. Càng bẩn thì cây càng bám lỏng lẻo, rễ dù không thun cũng sẽ bị thâm. Lông đã đen mà nhìn rễ còn thâm thì xấu thôi rồi.
CHĂM SÓC
Bạn phải đảm bảo môi trường ẩm, độ ẩm khoảng 70-90%. Khô như mùa khô trong nam thì toàn bộ bộ rễ sẽ bị thun lại và ngừng dài ra.
Ngoài tự nhiên thì em nó dầm mưa dãi nắng vô tư, vì bộ rễ của cả cụ bà mẹ con đều hút chất và quen với khí hậu chỗ em nó được sinh ra rồi, nên sống khỏe re vì sức đề kháng cao. Tuy nhiên khi về nhà bạn, mọi thứ đã bị thay đổi, cho nên lúc này em nó rất nhạy cảm với mưa.
Đối với người mới trồng mà giàn không thông thoáng và giá thể không tốt, thì cứ sau một hai cơn mưa, nhất là mưa dầm là mầm sẽ thối và lụi dần. Ra mầm nào thối mầm đó. Nên tôi khuyên bạn, cách tốt nhất là CHE MƯA.
Ngày chưa làm mái nilon, tôi trồng hai chục giò thì chết mất mười một giò. Sau khi làm mái che mưa, hai chục giò thì chết nửa giò mà thôi. Thậm chí dạo gần đây, nhờ che mưa và dùng nano bạc với nano đồng đều mà tôi trồng gần 100 giề mà không chết giề nào. Không trả học phí cho thầy thì phải trả học phí cho trời.
Kim Điệp Nhựa ưa nắng 50-70% (một lớp lưới xanh đen của Thái) là được, nhưng ưa nhiệt độ MÁT MẺ. Vấn đề đặt ra cho các bạn yêu thể loại có LÔNG ĐEN chính là nắng nhưng không được nóng. Nếu bạn ở vùng cao hoặc chỗ khí hậu mát mẻ thì quá tuyệt, còn nếu bạn ở xứ nóng thì bạn phải làm giàn thật cao và treo lan thật xa lưới. Càng xa càng tốt.
Khó phết nhể! Khó thế thì mới thể hiện được Trình chơi lan chứ. Vào 1 vườn lan toàn thân thòng chục triệu tới trăm triệu 1 giò thì sẽ thấy được đẳng cấp chơi dữ dội, nhưng mà điều đó không có nghĩa là TRÌNH chơi của người chủ cao. Chỉ nhận được 1 ngón tay cái giơ lên thôi.
Vào 1 vườn lan mà thấy đủ các loại từ Bạch Hỏa Hoàng tới Kim Điệp Sáp, rồi Thanh Hạc, Dendro Kontum tới Trúc Mành, Trúc Quan Âm, Kèn tới Hài, sau đó là thân thòng và đơn thân… Vườn lan bốn mùa khoe sắc. Khi đó bạn đã đạt tới 1 TRÌNH mà ít người với tới, xứng đáng nhận hai ngón cái giơ lên!
PHÂN VÀ THUỐC
Phân ít thôi!
Nếu không thì dùng B1 và NPK+TE + Nano đồng.
1 tháng phun trung lượng Magie 1 lần. Hai tháng phun nước vôi trong 1 lần.
Nếu bạn có gắn phân chì tan chậm thì chỉ ít ít thôi, khi đó không dùng NPK nữa, chỉ cần dùng TE (Vi lượng và trung lượng) là đủ. Mọi chi tiết về phân xin quay về bài 6.
Đối với thể loại LÔNG ĐEN thì tôi khuyên bạn không nên dùng các loại phân chuồng. Vì bản thân cây đã dễ bệnh, lại gắn lên giò lan 1 đại lý các loại bệnh thì cây cũng dễ đi lắm.
Thuốc chữa bệnh thì bạn nên quên đi. Đối với Kim Điệp Sáp, bị bệnh thì chỉ có thể dùng dao và kéo mà thôi. Chữa bệnh hiệu quả rất thấp.
Phòng bệnh bằng Nano Bạc, Agrifos 400 (pha liều 50ml pha 16 lít), Benkona, Kasumin+Antracol+Nativo, các bộ đôi trị nấm khuẩn…
Chục ngày tới hai chục ngày phun phòng bệnh 1 lần. Nếu che mưa tốt và giàn thoáng thì một tháng phun phòng bệnh 1 lần.
Do cấu trúc giả hành xếp sít nhau cho nên rất dễ bị rệp vảy, các bạn thường xuyên quan sát, nếu thấy thì dùng Movento.
Hàng tháng nên dùng thuốc trị nhện đỏ 1 lần với Pesieu hoặc SK Ensparay 99EC hoặc Ortus…
Bên cạnh đó cứ bốn năm tháng dùng Fendona phòng trị BỌ TRĨ, gián, kiến… 1 lần.
THAY LỜI KẾT
Nếu thực sự yêu lan một cách vô tư, không chạy theo thị hiếu và chạy theo đám đông. Tôi khuyên bạn nên có 1 giò Kim Điệp Nhựa, có thể tết nào đó bạn sẽ được thưởng thức bông hoa vàng tươi với hương thơm ngào ngạt và ngọt ngào bên cạnh những giò lan Giả Hạc lá vàng úa hoặc trụi lá. Thật ra thì Kim Điệp Nhựa chính là em dễ nhất trong các giống lan có Lông Đen, cũng dễ chơi chứ không khó lắm đâu.
Các bài tôi viết ra, không cầu mong danh tiếng hay tiền bạc. Chỉ cầu mong những thứ mình cho đi là còn mãi. Chỉ mong được nhiều lượt CHIA SẺ, không cần nhiều like (dù là cũng thích được nhiều like).
Nông nghiệp Việt Nam mình còn quá lạc hậu, quá phọt phẹt, mặc dù người làm nông nghiệp rất đông. Tôi chỉ mong đóng góp chút kiến thức để nâng cao năng suất chất lượng và giá trị nông sản Việt. Giúp hàng hóa trong nước đánh dạt được hàng hóa nước ngoài ra khỏi biên giới. Nông dân Việt Nam đỡ khổ. Dân có giàu thì nước mới mạnh được.
Nhân đây tôi cũng gửi lời tới các thành phần đầu đất, ích kỷ, lợi ích cá nhân, đố kỵ tài năng và vân vân mây mây các lý do khác. Nếu bạn chưa hiểu thế nào là Duyên và Phước, thế nào là Thí Pháp, thế nào là cho đi là còn mãi, thế nào là Vô Thường… thì làm ơn đừng kéo tôi xuống ngang tầm với các bạn. Vì làm vậy gống như bạn uống thuốc độc mà muốn rằng tôi sẽ chết.
Nguyễn Ngọc Hà – Đức Trọng, Lâm Đồng
Giá Thể Trồng Lan – Vỏ Thông – Bài 36 – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan
GIÁ THỂ TRỒNG LAN – VỎ THÔNG – Bài 36
TRỒNG LAN VÀO CHẬU
Bao năm qua tôi đã tìm tòi và thử nghiệm rất nhiều các loại giá thể trồng lan. Với mong muốn đạt được đó là cây lan phát triển BỀN VỮNG, ĐỀU ĐẶN và ÍT BỆNH TẬT NHẤT, bên cạnh đó phải có HIỆU QỦA KINH TẾ nhất.
Cuối cùng thì tôi không tìm ra được loại nào đạt yêu cầu trên cả. Vì tùy vào mục đích của người chơi muốn thể hiện điều gì trong tác phẩm của mình. Còn tùy vào giống lan bạn trồng nó yêu thích loại giá thể nào. Cây lan còn non hay đã trưởng thành, bạn sống ở vùng khí hậu nào…
Theo lý thuyết thì các giống lan đơn thân rễ gió (rễ trần) (ví dụ Ngọc Điểm, Sóc Lào, Hồng Nhạn…) ta nên ghép gỗ để rễ được thoáng hoặc trồng chậu với than cục lớn hoặc ghép lũa… Nhưng thực tế thì tôi trồng trong chậu nhựa ít lỗ và bỏ vào đó là mùn cưa vụn, có chậu bỏ xơ dừa xay dạng bột, cây vẫn lên rất ổn, không bệnh tật gì, vẫn ra hoa bình thường. Tôi đổ thử hết chất trồng ra xem, thì thấy bộ rễ rất mạnh, trắng tinh nhìn rất đẹp mắt.
Tại sao tôi trồng kiểu đó cây không chết mà đa số các bạn áp dụng theo thì thất bại? Tại sao khi tôi nói ra điều này, đa số các bạn bảo tôi điên?
Bí quyết chỉ nằm ở 2 vấn đề, đó là KIỂM SOÁT ĐỘ ẨM và PHÒNG BỆNH.
Nếu trồng với giá thể như thế thì 1 tuần mới phải tưới 1 lần (thọc ngón tay vào chậu thấy khô mới tưới), 15 ngày tôi phun Agrifos 400 hoặc Nano Bạc 1 lần, 15 ngày phun phân đa trung vi lượng 1 lần. 1 tháng phun thuốc trừ nhện đỏ và rầy rệp 1 lần. Vậy là tẹt ga thôi các bạn.
Đó là thử nghiệm của tôi. Nhưng nhỡ mưa dầm và giàn bí thì làm sao? Bạn mới tập chơi và mới có vài trăm giò lan mà bạn không thể phòng bệnh và kiểm soát ẩm được như tôi thì làm sao?
Vậy thì bạn nên dùng giá thể là VỎ THÔNG!
Trên các cây cao trong rừng mưa nhiệt đới, phong lan bám vào các cành cây. Khi mưa trút xuống, nước mưa xối rửa các nhánh cây và rễ của phong lan rồi rút khỏi cây và chảy xuống đất. Hãy bắt chước tự nhiên, chúng ta cần cố tái tạo điều kiện này trong chậu lan của mình. Trồng lan trong chậu đất nung, chậu gỗ hoặc chậu nhựa với chất trồng là vỏ thông đã cơ bản thỏa mãn điều kiện trên.
Giá cả của vỏ thông so với than củi hoặc dớn hoặc xơ dừa là tương đương nhau, khá cạnh tranh (khoảng 10-30 ngàn 1 ký). Tuy nhiên nếu được chọn giữa vỏ thông và than thì tôi sẽ chọn vỏ thông, vì than ngậm muối rất nhanh và nhiều, bên cạnh đó, nếu quên không tưới một vài ngày than sẽ khô và hút ngược nước từ thân và rễ lan làm lan bị teo tóp và hư rễ.
Lan càng nhỏ thì nên chọn hoặc băm vỏ thông càng phải nhỏ. Và rễ lan càng nhỏ thì bạn phải dùng vỏ thông nhỏ.
Ví dụ: – Giả Hạc (Phi Điệp Tím), Trầm, Kèn, Đùi Gà thì nên dùng vỏ thông kích cỡ 0,5cm tới 1cm; – Kiều (Thủy Tiên), Dendro thì vỏ thông kích thước cỡ 2cm; – Cẩm Báo, Ngọc Điểm (Đai Châu), Sóc Lào, Sóc Ta, Hải Yến, Hỏa Hoàng… thì kích thước trên 3cm. – Riêng đối với lan Hài, thì vỏ thông chỉ nên dưới 1cm.
Vỏ thông có chứa Resin nên có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu, ít có mầm bệnh các loại nấm hại.
Khu vực cao nguyên Lâm Viên tôi sống có hai loại vỏ thông đó là:
– Vỏ của cây thông 2 lá, vỏ xù xì từng cục, rất cứng. Loại này băm nhỏ trộn xơ dừa hoặc dớn sợi rồi trồng Lan Hài thì tuyệt vời. Loại này rất bền, khoảng 4-6 năm mới mục. Tôi đã thử nghiệm trồng Thủy Tiên, Cẩm Báo, Đùi Gà, Hài Râu…. cây lên rất mạnh.
– Vỏ thông 3 lá, từng lớp, từng lớp xếp chồng lên nhau. Vỏ này rất sắc, đi bóc rất dễ đứt tay, rễ lan cũng dễ bị tổn thương hơn khi có gió lay và vận chuyển. Loại này dễ mua hơn, dễ kiếm hơn. Loại này bền 2-3 năm. Tôi đã thử trồng Thủy Tiên, Đùi Gà, Hài Râu, Hoàng Thảo Kèn, Dendro… cây phát triển rất tốt.
Cách xử lý vỏ thông trước khi trồng lan: Ngâm nước 3-10 ngày cho no nước, sau đó ngâm nước vôi trong hoặc Physan 20 hoặc Benkona trong thời gian 30 phút, rửa lại bằng nước trong và sử dụng.
Vỏ thông cũng là 1 loại giá thể giữ muối khoáng, vì thế hàng tháng bạn nên xối thật nhiều nước để rửa giá thể cho trôi bớt muối đi. Biểu hiện của giò lan bị thừa muối là lá và đầu lá bị vàng và khô cháy (khá giống lá già và khá giống kiểu bệnh Thán Thư).
Trong hình tôi đã chụp rõ ràng và chi tiết để các bạn thưởng lãm. Nếu chịu khó soi kỹ, bạn sẽ học được nhiều điều, nếu lướt qua thật nhanh thì bạn sẽ phí mất 2 phút của cuộc đời.
Hãy hiểu biết sâu sắc về giá thể mình dùng, thì bạn sẽ trồng được bất cứ loại lan gì với giá thể đó!
Hãy Chia Sẻ để lan tỏa kiến thức và kinh nghiệm tới cộng đồng!
Nguyễn Ngọc Hà – Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dinh Dưỡng Cho Lan Hài (Bài 9) – Dân Chơi Lan trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!