Bạn đang xem bài viết Để Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng Không Còn Đất Sống được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
BP – Vừa qua, Ban chỉ đạo 389 (Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) quốc gia đã phối hợp với một số đơn vị truyền thông khởi động chương trình “Phân bón giả – tác hại thật”. Chương trình kéo dài 6 tháng với các hoạt động truyền thông, hội nghị, hội thi, hội thảo… nhằm trang bị những kiến thức cơ bản cho người dân trước tình trạng sản xuất – kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng hiện nay.
Vì sao phân bón giả, kém chất lượng lại có đất sống? Nhiều người cho rằng, nguyên nhân do chế tài xử lý việc sản xuất – kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng chưa đủ sức răn đe các đối tượng làm ăn bất chính. Bên cạnh đó, có sự dung túng, bao che cho hành vi sản xuất – kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng từ các cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm. Ngoài ra, hình thức kinh doanh theo kiểu trả góp, trả chậm để trà trộn hàng kém chất lượng; việc tổ chức hội thảo, hội nghị, trình diễn… của nhiều công ty sản xuất – kinh doanh phân bón kém chất lượng với chiêu bài trích hoa hồng cao cho các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tặng quà, làm từ thiện… dẫn tới phân bón giả, kém chất lượng có đất sống.
Với lợi thế của tỉnh nông nghiệp có hàng trăm ngàn héc ta cây trồng các loại, Bình Phước là một thị trường màu mỡ cho các nhà sản xuất – kinh doanh phân bón. Việc các hội, đoàn thể ở Bình Phước bị lợi dụng làm trung gian trong việc bán trả góp, trả chậm phân bón kém chất lượng là chuyện không mới. Ban đầu, các nhà sản xuất phân bón cũng làm ăn chân chính. Thế nhưng, khi tạo dựng được lòng tin với khách hàng, với các hội, đoàn thể thì sản phẩm của họ bắt đầu kém chất lượng gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân. Vì vậy, người dân mong muốn “Phân bón giả – tác hại thật” không chỉ là chương trình truyền thông mà phải trở thành hành động cụ thể của ngành chức năng với những biện pháp mạnh tay hơn nữa để phân bón giả, kém chất lượng không còn đất sống.
Tấn Phong
Nhiều Hệ Lụy Từ Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng
Sau vụ thiệt hại do phân bón giả, ông Đặng Văn Chi (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc) không biết nên tìm loại phân bón nào để bảo đảm chất lượng.
Thời gian qua, phân bón giả, phân bón kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, khiến bà con nông dân hết sức bức xúc. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, phân bón giả, kém chất lượng gây thiệt hại mỗi năm khoảng 2 tỷ USD đối với ngành nông nghiệp; đồng thời khiến đất đai cằn cỗi, ảnh hưởng đến môi trường nước, sức khỏe con người.
Nông dân bị thiệt hại lớn về kinh tế vì phân bón giả
Mới đây, 55 hộ trồng dưa lưới và dưa hấu tại xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) đã không khỏi xót xa khi mua phải lô phân bón giả, phân bón kém chất lượng khiến 25ha dưa hấu và dưa lưới bị héo rũ, chết hàng loạt. Trong vụ việc này, mỗi hộ bị thiệt hại hơn 100 triệu đồng.
Ông Đặng Văn Chi (ấp Gò Cà, xã Phước Thuận) cho biết, vào đầu 9-2016, gia đình ông canh tác 1,4ha dưa hấu. Trước khi thu hoạch gần 3 tuần, ông mua 30 bao phân nhãn hiệu V.B.P (sản xuất tại TP.Hồ Chí Minh) về thúc trái. Tuy nhiên, chỉ mấy ngày sau khi bón phân, lá dưa bắt đầu úa vàng, thân dây héo quắt rồi chết. Theo ông Chi, trước đây, loại phân bón này vẫn được bà con dùng để thúc trái cho mỗi vụ dưa hấu, dưa lưới, chất lượng rất tốt. “Do mua phải phân kém chất lượng, vụ này, gia đình tôi thiệt hại khoảng 150 triệu đồng” – ông Chi buồn bã nói.
Cũng vì mua nhầm phân bón kém chất lượng, 4 sào dưa lưới 60 ngày tuổi (thông thường 65-70 ngày sẽ cho thu hoạch) của ông Nguyễn Văn Khánh (ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận) bị chết trắng vườn, sau khi bón 13 bao phân thúc trái nhãn hiệu V.B.P của một đại lý trên địa bàn huyện. Ông Khánh cho biết, các vụ dưa trước, sau khi trừ chi phí, nhà ông thu lãi 60-80 triệu đồng; còn vụ dưa này thì mất trắng hoàn toàn.
Theo các hộ trồng dưa bị thiệt hại do sử dụng phân bón nhãn hiệu V.B.P “dỏm”, loại phân bón này có bao bì giống hệt với loại phân thúc trái trước đây mà họ vẫn thường mua, chỉ có đường may ở mép bao phân là khác nhau. Đó là, bao phân thật chỉ có một đường may duy nhất, với 2 lằn chỉ trắng, đỏ xen nhau trên cùng một đường may. Còn loại phân họ sử dụng khiến dưa bị chết thì chỉ có 1 lằn chỉ màu trắng và nếu quan sát kỹ sẽ thấy thêm 1 đường may cũ trên mép bao phân. Sau khi các hộ dân phản ánh, phía đại lý đã thu gom toàn bộ số bao phân nhãn hiệu V.B.P đã bán ra. Cơ quan quản lý thị trường huyện cũng đã cử cán bộ đến lấy mẫu để kiểm tra, tuy nhiên hiện vẫn chưa có kết luận rõ ràng.
Bà Bùi Thị Chung (bìa phải) chỉ ra điểm khác nhau giữa bao phân thật và bao phân giả, gây thiệt hại cho bà con trồng dưa đầu tháng 9-2016 vừa qua.
Kiểm tra là thấy vi phạm
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 168 DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong năm 2016, Thanh tra Sở NN-PTNT đã thực hiện 208 lượt kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, lấy 47 mẫu phân bón các loại để kiểm tra chất lượng. Kết quả phân tích mẫu phân bón cho thấy, có 17 mẫu của 25 cơ sở không đạt chất lượng. Trong đó, có 2 cơ sở kinh doanh phân bón giả; 7 cơ sở kinh doanh phân bón không ghi hạn sử dụng của sản phẩm; 15 cơ sở kinh doanh phân bón không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn công bố. Thanh tra Sở NN-PTNT đã xử phạt các cơ sở vi phạm với số tiền 69 triệu đồng, đồng thời tịch thu toàn bộ các sản phẩm không đạt chất lượng đưa đi tiêu hủy. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Viết Buôn, Phó Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT, Sở chỉ kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ thuộc lĩnh vực quản lý của ngành nông nghiệp. Các mặt hàng này trên thị trường hiện chỉ chiếm 30%, còn lại là phân bón vô cơ thuộc lĩnh vực quản lý của Sở Công thương. Hiện nay, đa phần các vụ việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng xảy ra ở các sản phẩm phân bón vô cơ.
Ông Huỳnh Trung Sơn, Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp Sở Công thương cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 5 cơ sở đủ điều kiện được cấp phép hoạt động sản xuất phân bón vô cơ. Thời gian qua, Sở Công thương đã chỉ đạo Đội Quản lý thị trường ở các địa phương thường xuyên kiểm tra, kiểm soát về kinh doanh, buôn bán phân bón vô cơ. “Sở Công thương các tỉnh, thành phố chỉ có chức năng kiểm tra tình trạng bao bì, nhãn mác của sản phẩm, chứng nhận công bố hợp quy in trên bao bì. Còn về hàm lượng, chất lượng bên trong thì không thuộc thẩm quyền của Sở Công thương; chất lượng phân bón do nhà sản xuất công bố và chịu trách nhiệm”, ông Sơn cho biết.
Để không mua phải phân bón “dỏm”
Theo ông Huỳnh Trung Sơn, để hạn chế việc mua nhầm phân bón giả, phân bón kém chất lượng, bà con nông dân nên chọn mua các sản phẩm có thương hiệu rõ ràng, uy tín. Không mua các loại phân bón của những người bán dạo hoặc đến tận gia đình giới thiệu với nhiều chiêu trò khuyến mãi. Người dân có thể truy cập website của Bộ Công thương hoặc Sở Công thương để tìm hiểu thông tin về sản phẩm phân bón vô cơ của DN sản xuất được phép bán trên thị trường.
Ngoài ra, ngành Công thương cũng khuyến cáo, các đại lý kinh doanh phân bón vô cơ cần yêu cầu nhà sản xuất cung cấp giấy xác nhận công bố hợp quy của Sở Công thương các tỉnh, thành kèm theo để làm cơ sở bảo đảm chất lượng cho người dân. Khi mua phân bón, người dân cần yêu cầu xuất hóa đơn để bảo vệ quyền lợi của mình khi xảy ra sự cố. “Ngay khi có nghi ngờ, bà con nông dân cần báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc Thanh tra Sở NN-PTNT, Đội Quản lý thị trường để kịp thời xử lý”, ông Sơn nói.
Bài, ảnh: NGÔ THANH
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất và môi trường phía Nam, ngoài việc gây thiệt hại về kinh tế cho nông dân, phân bón giả, phân bón kém chất lượng khi đưa vào đất sẽ làm thoái hóa đất (do sử dụng nguyên liệu không phải là chất dinh dưỡng), ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác, với hiện tượng rửa trôi và xói mòn do mưa sẽ làm những chất độc từ phân bón giả, phân bón kém chất lượng theo dòng nước chảy ra ngoài kênh mương hoặc thấm vào mạch nước ngầm, từ đó ảnh hưởng đến môi trường nước, sức khỏe con người.
* Nghị định 115/2016/NĐ-CP ngày 8-7-2016 của Chính phủ, quy định phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 20 triệu đồng và buộc tiêu hủy sản phẩm đối với các cơ sở kinh doanh phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ, phân bón có chứa hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại và các chất độc khác vượt mức quy định; Phạt tiền từ 60-70 triệu đồng và buộc thu hồi, tiêu hủy sản phẩm đối với một trong các hành vi: sản xuất, gia công, kinh doanh các loại phân bón vô cơ vượt mức yếu tố hạn chế theo quy định; sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón vi phạm yếu tố độc hại (biuret, asen, cadimi, chì, thủy ngân, axit tự do).
* Điều 195, Bộ Luật hình sự 2015 quy định người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng – 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm.
Nguồn: baobariavungtau.com.vn
Không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, phân bón giả, phân bón kém chất lượng còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về đời sống kinh tế của nông dân, ô nhiễm môi trường và suy giảm niềm tin vào thực phẩm Việt.
Phân Bón Giả, Phân Bón Kém Chất Lượng Có Xu Hướng Tăng
Lực lượng chức năng tỉnh Long An tiến hành kiểm tra số phân bón giả, kém chất lượng, (Ảnh Cục QLTT tỉnh Long An).
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng ở ĐBSCL đã kiểm tra, lấy mẫu, xét nghiệm phát hiện hàng chục mẫu phân bón không đảm bảo chất lượng, trong đó có cả trường hợp phân bón giả, tập trung nhiều nhất là nhóm sản phẩm NPK.
Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An, thời gian qua hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp.
Theo cục này, tình trạng buôn bán, sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng tinh vi hơn, gây thiệt hại cho người nông dân, ảnh hưởng đến môi trường, gây bức xúc trong dư luận.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cơ quan tỉnh Long An đã lấy 50 mẫu phân bón các loại gửi cơ quan có chức năng kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, phát hiện 12 mẫu phân bón vi phạm về chất lượng. Trong đó, có 10 mẫu phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, 2 mẫu phân bón là hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.
Lực lượng chức năng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 11 trường hợp với tổng số tiền 196 triệu đồng và buộc tiêu hủy 87 bao phân bón giả. Chuyển cơ quan Công an khởi tố hình sự theo quy định pháp luật 1 trường hợp kinh doanh phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng.
Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên kiểm tra tại một cơ sở sản xuất phân bón trên địa bàn huyện Đông Hòa.Theo ngành chức năng ở ĐBSCL, hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả bị xử phạt hành chính rất cao, thậm chí còn truy cứu trách nhiệm hình sự. Phân bón giả, kém chất lượng, không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho nông dân, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đất đai, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vấn nạn này vẫn là bài toán hết sức nan giải.
Bắt nhiều vụ phân bón không rõ nguồn gốc
Mới đây, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định kiểm tra, bắt quả tang một cơ sở đang sản xuất phân bón giả. Hồ sơ vụ việc đã được chuyển giao cho Thanh tra Sở Nông nghiệp& PTNT tỉnh Bình Định để xác minh, làm rõ.
Theo đó, vào trưa ngày 1/7, Công an huyện Tây Sơn phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra nhà ông Lê Xuân Lang, thôn Hòa Trung, xã Bình Tường, Tây Sơn, bắt quả tang bà Lê Thị Ngọc Thuận là con gái ông Lang đang pha trộn, đóng gói phân bón mang thương hiệu của nhiều hãng phân bón khác trên thị trường.
Cơ quan chức năng đã thu giữ 4.840kg và 60 lít phân bón thành phẩm mang nhiều nhãn hiệu khác nhau, 643kg nguyên liệu sản xuất phân bón xuất xứ nước ngoài, gần 200kg bao bì, nhãn cùng nhiều máy móc, thiết bị là phương tiện sản xuất.
Tại thời điểm kiểm tra ông Lang không xuất trình được các giấy tờ về hoạt động sản xuất, kinh doanh mà đoàn công tác yêu cầu.
Trước đó, ngày 16/6, trong lúc tuần tra tại khu vực biển cửa Triều thuộc tỉnh Tiền Giang, tổ công tác của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phát hiện tàu BKS TG 14897 có dấu hiệu khả nghi nên tiến hành kiểm tra phát hiện trên tàu đang chở khoảng 100 tấn phân bón.
Tại thời điểm kiểm tra trên tàu có 8 thuyền viên do ông Trần Văn Xíu, ở tỉnh Long An làm thuyền trưởng, tất cả các thuyền viên trên tàu đều không có chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn, tàu không có giấy tờ, hồ sơ về tàu, hóa đơn chứng minh số phân bón nói trên.
Khoảng 100 tấn phân bón không rõ nguồn gốc bị tổ công tác của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phát hiện phát hiện tại tỉnh Tiền Giang(Ảnh: công an nhân dân).Vào chiều 20/5/2019, Đội Chống buôn lậu của Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Đắk Lắk) đã kiểm tra cửa hàng do Nguyễn Thị Kiều Oanh (số 354 đường Nguyễn Thị Định, phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột) làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, trong kho của cửa hàng có hàng trăm tấn phân bón với nhiều tên sản phẩm khác nhau.
Tại đây cơ quan chức năng phát hiện có hơn 20 tấn phân bón không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, một số sản phẩm đã quá hạn sử dụng và thậm chí không có ngày sản xuất.
Sau khi lập biên bản ghi nhận hiện trường, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành niêm phong toàn bộ số phân bón vi phạm trên để đưa về cơ quan tiếp tục điều tra xử lý…
Theo thống kê mỗi năm nước ta cần khoảng 11 triệu tấn phân bón. Tuy vậy, thực tế nguồn cung đang tăng gấp 3 lần so với nhu cầu này. Đáng lưu ý, hơn 50% số phân bón trên thị trường hiện nay có nguy cơ là hàng kém chất lượng.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, phân bón giả đang gây thiệt hại tới 2,6 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế.
Công Khai Phân Bón Kém Chất Lượng
Vì quyền lợi người tiêu dùng
™Bài, ảnh: LÝ AN
Thực hiện cam kết trước đại biểu và cử tri tại kỳ họp khóa 3 HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, về công khai danh tính cơ sở sản xuất kinh doanh, sản phẩm phân bón kém chất lượng, ngày 18/4/2017, ông Phạm Tứ Phương- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương đã chủ trì họp báo công bố công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng các cơ sở kinh doanh phân bón vô cơ không đảm bảo chất lượng trong quý I/2017.
Theo ông Phạm Tứ Phương, đây là lần đầu tiên ngành công thương tổ chức thực hiện công khai rõ ràng danh tính các cửa hàng kinh doanh, sản phẩm phân bón kém chất lượng đến các tổ chức kinh tế, người dân biết để làm cơ sở lựa chọn sản phẩm phân bón, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Sản xuất, kinh doanh phân bón đảm bảo chất lượng để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Qua đó, người sử dụng không mua phải phân bón kém chất lượng làm ảnh hưởng sản xuất, bảo vệ các thương hiệu của doanh nghiệp, người kinh doanh làm ăn chân chính, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trên lĩnh vực này. Đồng thời, người sản xuất, kinh doanh cũng phải có trách nhiệm trong việc buôn bán sản phẩm phân bón.
Ông Phạm Tứ Phương cho biết, thời gian qua, khi ngành chức năng kiểm tra, xử phạt vi phạm hàng hóa không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng lậu, hàng cấm, hàng gian hàng giả… thì các cơ quan báo chí chỉ được nắm và thông tin một số trường hợp vi phạm.
Còn trường hợp công khai các đại lý mua bán, cơ sở kinh doanh hàng hóa kém chất lượng thì ngành công thương chưa làm được, vì e ngại ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tại kỳ họp HĐND tỉnh khóa 3 cuối năm 2016, nhiều đại biểu đặt vấn đề: Tình trạng phân bón kém chất lượng gây thiệt hại cho nông dân, nếu ngành chức năng nhân nhượng, bảo vệ cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo thì ai bảo vệ người tiêu dùng? Đây là vấn đề bức xúc.
“Thay mặt ngành công thương, trước HĐND tỉnh, tôi đã cam kết với đại biểu HĐND, cử tri toàn tỉnh rằng: riêng về lĩnh vực phân bón, đặc biệt trong công tác quản lý chất lượng phân bón năm 2017, thì cơ sở sản xuất, kinh doanh nào hoặc nhà sản xuất nào phân phối phân bón trên địa bàn tỉnh mà không đảm bảo chất lượng, ngoài việc bị xử phạt hành chính sẽ còn bị công khai lên các phương tiện thông tin đại chúng”- ông Phạm Tứ Phương nói.
Cũng theo ông Phạm Tứ Phương, không phải đến khi đại biểu chất vấn, cử tri phản ánh ngành công thương mới quan tâm đến chất lượng vật tư nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm phân bón kém chất lượng luôn được đặc biệt quan tâm kiểm tra, xử lý.
“Vấn đề cần hiểu là đại lý, cửa hàng kinh doanh rất nhiều mặt hàng, nếu không khéo công khai danh tính cơ sở đó thì vô tình hại đến cơ sở đó.
Ở đây, chúng tôi chỉ công khai những sản phẩm của đại lý, cửa hàng có sản phẩm cụ thể vi phạm về chất lượng.
Chúng tôi đã nhiều lần tuyên truyền, hướng dẫn đến hơn 400 cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh biết và hiểu được nội dung trong thời gian tới ngành chức năng sẽ thực hiện công tác kiểm tra, xử lý và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nếu phát hiện vi phạm. Qua đó, các cơ sở kinh doanh đều được ký cam kết, từ đó, người kinh doanh đã hiểu được phần nào có trách nhiệm với người tiêu dùng”- ông Phương cho biết.
Ông Phạm Tứ Phương: Một số đại lý “đi đêm” với nhà sản xuất
Những tháng đầu năm 2017, qua kiểm tra chất lượng phân bón trên địa bàn tỉnh có cải thiện hơn các năm trước đây, nhưng còn diễn biến khó lường.
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại phân bón cùng một công thức nhưng giá lại rất khác nhau. Qua làm việc một số nhà sản xuất, chúng tôi nắm được bên cạnh rất nhiều cửa hàng, đại lý làm ăn chân chính, vẫn có một số đại lý vì ham lợi nhuận, cạnh tranh không lành mạnh đã “đi đêm” với nhà sản xuất, đặt hàng chất lượng thấp. Không phải các cơ sở kinh doanh không biết, không hiểu về chất lượng phân bón “đầu vào”, mà thậm chí đại lý còn quyết định chất lượng phân bón “đầu ra” khi bán cho nông dân.
Chính vì thế, ngoài vấn đề xử phạt, chúng tôi sẽ tiếp tục công khai cửa hàng, sản phẩm phân bón kém chất lượng để người dân biết và có lựa chọn tốt nhất. Chúng tôi cũng kêu gọi các đại lý, cửa hàng phải có trách nhiệm với người tiêu dùng. Trách nhiệm đó là lựa chọn các nhà sản xuất, sản phẩm có uy tín, đồng hành cùng người nông dân phát triển.
Ngành quản lý sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý rất nghiêm và không thỏa thuận với những doanh nghiệp, đại lý sản xuất kinh doanh không đảm bảo chất lượng. Bởi vì quan trọng nhất là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vì nền nông nghiệp phát triển bền vững.
DANH SÁCH CƠ SỞ KINH DOANH PHÂN BÓN KÉM CHẤT LƯỢNG THÔNG BÁO CÔNG KHAI TRONG QUÝ I/2017
STT
TÊN, ĐỊA CHỈ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH
LOẠI HÀNG HÓA VI PHẠM
1
Cửa hàng VTNN Vạn Hưng
Đ/c: 11, Tổ 1, ấp Nhứt, xã Ngãi Tứ-
Tam Bình
Phân bón NPK hiệu máy cày 25-25-5 + TE
NSX: 19/6/2016 của Công ty CP Phân bón Sinh Hóa Củ Chi
2
Cửa hàng VTNN Trường Trạng
Đ/c: 1902, Tổ 2, ấp Mỹ Phước 1,
xã Mỹ Hòa- TX Bình Minh
Amakong 30-10-10 + TE + Trichoderma
NSX: 3/10/2016
của Công ty CP Đất Mỹ
3
Cửa hàng VTNN Minh Phát
Đ/c: Ấp 1, xã Tân Lộc- Tam Bình
Phân bón cao cấp NPK 20-20-15 + TE
NSX: 29/11/2016
của Công ty TNHH TM-XNK Phân bón Việt Thắng
4
Cửa hàng VTNN Hoàng Năm
Đ/c: Ấp 2, xã Tân Lộc- Tam Bình
Phân bón cao cấp NPK 16-16-8 + TE
NSX: 26/10/2016
của Công ty TNHH TM-XNK Phân bón Việt Thắng
5
Cửa hàng VTNN Lộc Chính
Đ/c: Ấp Phú Yên, xã Tân Phú- Tam Bình
Phân bón NPK cao cấp lúa 2: 18-5-22 + TE
NSX: 30/11/2016
của Công ty TNHH SX&TM Hương Trung
Phân bón NPK cao cấp 20-20-15 + TE
NSX: 30/11/2016
của Công ty TNHH SX&TM Hương Trung
6
Cửa hàng VTNN Như Ý
Đ/c: Ấp Đông Phú, xã Ngãi Tứ- Tam Bình
Phân bón NPK Nam Trung 20-20-15 +TE
NSX: 2/3/2016
của Công ty TNHH SX Phân bón NPK Phương Nam
7
Cửa hàng VTNN Hai Thọ
Đ/c: Ấp Hòa Hiệp, xã Nguyễn Văn Thảnh- Bình Tân
Phân bón Việt Đức cao cấp ngoại nhập 17-17-17 + TE
NSX: 25/1/2016
của Công ty TNHH XNK Việt Đức
Phân bón Việt Đức 20-20-15 + TE
NSX: 21/11/2016
của Công ty TNHH XNK Việt Đức
8
Cửa hàng VTNN Ưng Yến
Đ/c: Ấp Đông Thạnh A, Xã Đông Thạnh- TX Bình Minh
Sumo phân bón NPK cao cấp 20-20-15 + TE
NSX: 20/10/2016
của Công ty CP Sumo
9
Cửa hàng VTNN Thanh Giang
Đ/c: Ấp Thành Ninh, Thành Lợi,
TX Bình Minh
Phân bón cao cấp NPK + TE Thái Lan 20-20-15SiO2 + Ca – TE
NSX: 19/11/2016
của Công ty CP Quốc tế AnFaco
10
Cửa hàng VTNN Khởi Uyên
Đ/c: Xã Mỹ Thuận- Bình Tân
Phân bón hỗn hợp DAB 18-16 + MgO, CaO, Bo, Zn
NSX: 28/1/2016
của Công ty TNHH SX & TM Nam Việt
11
Cửa hàng VTNN Út Điệt
Đ/c: Ấp Ngã Hậu, Hiếu Nhơn- Vũng Liêm.
Phân bón NPK cao cấp 16-16-8+ TE
NXS: 19/11/2016
của Công ty TNHH MTV Quế Lâm Long An
Cập nhật thông tin chi tiết về Để Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng Không Còn Đất Sống trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!