Xu Hướng 6/2023 # Công Ty Thuận Phong Làm Phân Bón Giả: Giám Đốc Định Hối Lộ 2 Triệu Đô # Top 10 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Công Ty Thuận Phong Làm Phân Bón Giả: Giám Đốc Định Hối Lộ 2 Triệu Đô # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Công Ty Thuận Phong Làm Phân Bón Giả: Giám Đốc Định Hối Lộ 2 Triệu Đô được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(Ông Trần Hùng – Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) – Phó cục trưởng Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) trải lòng về quá trình đấu tranh với Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Thuận Phong sản xuất phân bón giả).  

Ông Trần Hùng trải lòng với báo Dân Việt:

– Được biết, ông là người tham gia ngay từ đầu khi Công ty Thuận Phong bị tố giác sản xuất phân bón giả. Vậy sau khi tiếp nhận tố giác, Tổ công tác của Ban chỉ đạo 389 đã làm gì thưa ông? – Có thể nói, ngay từ đầu, anh Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP. HCM đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều. Tôi cho rằng anh Minh là “một người khó có thể mua”, “một người hết sức ngay ngắn”. Khi biết Ban chỉ đạo 389 vào cuộc, anh Minh nói: “Bây giờ em làm ở 389, do Thủ tướng làm Trưởng ban, em làm sao phối hợp với Trung ương để chỉ đạo TP. HCM. Gần như bọn anh bị tê liệt, không được phép vào khám các kho thuộc quân đội quản lý”. Bao nhiêu năm, đất quanh sân bay Tân Sơn Nhất người ta cho thuê. Có thể vì người ta không để ý, cứ tin tưởng cấp dưới mới dẫn đến có tình trạng như vậy. – Thưa ông, vậy tại sao Công ty Thuận Phong lại thuê kho trong khu vực quân đội quản lý mà không thuê các kho ở các khu công nghiệp lân cận có mức giá rẻ hơn? – Rất dễ lý giải, đó là vì nếu thuê bên ngoài, rất dễ bị các lực lượng kiểm tra, xử lý nếu có dấu hiệu làm hàng gian, hàng giả. Doanh nghiệp “trốn” trong khu quân đội cứ nghĩ là sẽ “an toàn” hơn, cứ nghĩ là sẽ “không bị phát hiện”. Do đó, khi Tổ công tác 389 phát hiện vào kho của Công ty Thuận Phong khám, bắt hết thì lãnh đạo rất tin tưởng, từ đó không có vùng cấm. Khi nhận tin nhắn tố giác về Công ty Thuận Phong, tôi thấy có cơ sở, lập tức báo cáo với lãnh đạo Ban 389. Ngay buổi tối hôm đó, Tổ công tác 389 vào xác minh, thẩm tra và thấy tin nhắn tố giác về Công ty Thuận Phong là đúng. Sáng hôm sau, Tổ công tác 3 người quay lại xác minh tiếp. Tôi vào tận bờ rào quân đội, nhập vai để được vào. Tôi thấy cả một kho rất lớn, mọi thứ rất chính xác như tin nhắn tố giác. Sau đó, tôi làm báo cáo, lãnh đạo cấp trên duyệt và đề nghị làm việc với Bộ Quốc phòng để vào khám. Như ông nói thì kế hoạch kiểm tra và khám kho phân bón của Công ty Thuận Phong được chuẩn bị kỹ lưỡng? Đúng vậy, kế hoạch được Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng phê duyệt. Sau đó, tôi báo với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai chuẩn bị sẵn cho một đội đặc nhiệm (gồm Viện KSND tỉnh, Sở NN&PTNT, Thanh tra, Công an môi trường, Công an kinh tế…) chuẩn bị sẵn để Tổ công tác 389 phối hợp kiểm tra, tránh không để xảy ra việc bao che. Đúng giờ, Thiếu tướng Nguyễn Đình Được, Phó Chánh Thanh tra, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng theo lệnh của Bộ Quốc phòng cho phép Đoàn kiểm tra vào khám thì phat hiện tại chỗ một kho đang sản xuất phân bón giả. Lúc đó, Phó giám đốc Công ty Thuận Phong chạy ra nói: “Anh ơi anh có phải anh Trần Hùng không ạ?”. Tôi trả lời: “Vâng, tôi Trần Hùng đây, có việc gì không?”. Cậu Phó giám đốc nói: “Xin phép anh là em muốn gặp riêng”. “Anh cứ nói đi có việc gì không?”. “Tôi là Thích, Phó giám đốc phụ trách sản xuất, báo cáo anh là Tổng giám đốc đang trên đường về có nói với tôi là biếu các anh 70 triệu để uống cà phê”. Tôi cười nói với anh Được: “Báo cáo thiếu tướng, Phó giám đốc Công ty Thuận Phong nói là biếu anh em 70 triệu uống cà phê. Tiền nhiều thế này thì uống cà phê bao giờ cho hết!”. Thiếu tướng Được quay ra nói: “Ông định hối lộ à?”. Lúc đó, Thích rối rít nói xin lỗi và trả lời: “Không, không ạ!”. Quá trình khám xét tại Công ty Thuận Phong diễn biến thế nào thưa ông? Trong khi đang làm việc thì một thành viên Đoàn kiểm tra hô lên: “Anh ơi chúng nó hủy chứng cứ”. Lúc đó, thấy dưới kho có đám cháy bốc lên. Tôi chợt nghĩ: “Thôi chết rồi, nó đốt tài liệu”. Trong đầu tôi nghĩ là nó đang tiêu hủy hóa đơn chứng từ. Lập tức, tôi đề nghị đoàn chạy xuống ngay. Tôi chạy xuống thì hóa ra là nó đốt màng co, tem hóa chất của công ty khác. Những cuộn màng co nhựa, tôi băt kéo ra, dội nước vào để thu lại chứng cứ. Dũng (thành viên đoàn công tác) hô: “Em kiểm tra rồi anh ơi, họ đang sản xuất phân bón giả này”. Lúc đó có 3 công nhân, 2 nam 1 nữ đang ngồi. Tôi nhìn thấy họ đang dán mác “Made in USA”. Theo kinh nghiệm, tôi biết đấy là giả nguồn gốc xuất xứ (giả nội dung, giả công dụng, hình thức, tem nhãn, bao bì…). Lúc đó tôi nói: “Như thế này là giả tem nhãn, sau đó làm như là tem nhập khẩu”. Thấy vậy, anh đội trưởng công an nói: “Thôi thế này thì băt ngay quả tang tại chỗ”. Đúng lúc đó thì Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Công ty Thuận Phong về. Khi nghe công an nói: “Bắt ngay Tổng giám đốc này vì chỉ đạo nhân viên làm hàng giả”, Tường run lẩy bẩy. Sau đó, tôi chỉ đạo tách 3 nhân viên của Công ty Thuận Phong ra để viết bản tường trình, lập biên bản bắt quả tang. Có một cô nhân viên trông rất tội, làm việc lâu rồi. Cô nói là không biết chữ, không biết ký nên phải để cô ta điểm chỉ. Tôi thấy lạ là người ta dốt đến trình độ không biết chữ mà lại được tuyển vào để làm hàng Mỹ nhập khẩu! Đang lập biên bản để giao hết bằng chứng cho công an, chừng nửa tiếng sau có một cú điện. Sau đó, có người giới thiệu là Phó Phòng Cảnh sát Kinh tế chạy đến. Gặp tôi, vị Phó Phòng Cảnh sát Kinh tế nói: “Thôi việc này chưa bắt quả tang được, cứ bình tĩnh để xem”. Tôi liền gọi cho anh Tám Khánh (ông Nguyễn Văn Khánh – Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai). Tôi nói với anh Khánh: “Trong khi anh em công an đang bắtt quả tang tại chỗ cả một nhà máy phân bón giả đang in ấn, đóng gói, tự nhiên có anh tới xưng là cảnh sát kinh tế cho lệnh dừng lại”. Lập tức, tôi chuyển máy cho anh Khánh nói chuyện rồi vị Phó Phòng Cảnh sát Kinh tế cứ thế “dạ dạ, vâng vâng”. Tôi và thiếu tướng Nguyễn Đình Được cảm thấy rất bức xúc vì có dấu hiệu tiêu cực, bao che. Sau đó tôi làm hồ sơ, biên bản chốt ngay tại chỗ. Khiếu Mạnh Tường – Giám đốc Công ty Thuận Phong phải ký xác nhận đã sản xuất hàng giả. Hôm đó, sự việc diễn ra từ 9h sáng đến 7h45 tối mới kết thúc. Cá nhân tôi báo cáo thường xuyên với anh Đinh Tiến Dũng (Bộ trưởng Tài chính), anh Đinh Quốc Thái (Chủ Tịch UBND tỉnh Đồng Nai), anh Nguyễn Văn Khánh (Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai).

“Muốn mua tôi 1-2 triệu USD để bỏ qua vụ việc” Theo ông, nguyên nhân vì sao vụ việc Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả đã quá rõ ràng nhưng đến nay vẫn chưa bị khởi tố, phải chăng phía sau có “thế lực” bảo kê, bao che? Như ông nói thì có người đã tiếp cận để mua chuộc, hòng để ông ngó lơ vụ việc Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả? Đúng vậy. Sau đó, chúng nhờ nhiều người ở các bộ ngành bám theo tôi liên tục. Có người còn đến nhà đưa cho tôi 1 bọc tiền. Thậm chí, đòi xin vào nhà, nhưng tôi không cho. Tôi trả lời thẳng người đưa tiền là: “Anh không có chức vụ quyền hạn gì. Đây là một trong những hành vi vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng của Công ty Thuận Phong nên theo anh, em hãy cất tiền đi không thì sẽ được cho là hành vi đưa hối lộ”. Chưa dừng lại, lần sau chúng tiếp tục nhờ một cậu luật sư học cùng với tôi đến gặp. Khi nghe đề cập, tôi biết là để nhờ vả việc gì rồi. Nói thật, tôi ghi âm đầy đủ và cho trợ lý đi cùng. Sau một hồi nói chuyện, cậu luật sư ngỏ ý muốn nói chuyện riêng 2 người. Cậu ta nói rằng: “Cậu ơi, một mình cậu không làm được đâu. Tôi biết tính cậu rồi, nhưng thế lực của bọn nó to kinh khủng, cậu động vào là hy sinh đấy. Tất cả ở tỉnh nó mua được hết rồi, đồng nghiệp cậu nó cũng mua rồi, còn mỗi cậu thôi. Nó biết tôi thân với cậu nên nhờ tôi đưa cậu 1 tỷ trước uống cà phê, còn 5 – 10 tỷ sẽ đưa sau”. Sau đó, tôi nói với cậu luật sư: “May cho ông vì ông là bạn tôi. Nếu là người khác, tôi đã cho công an bắtt ông vì tội môi giới hối lộ. Tôi rất coi thường ông. Ông có biết tội làm giả phân bón là rất nặng không, làm hại bao nhiêu triệu người nông dân không. Chính ông cũng từ nông dân mà đi lên, mình là luật sư thì phải làm những gì ngay ngắn”.

(Nguồn: Dân Việt)

Tổng Giám Đốc Công Ty Phân Bón Bình Điền

Hơn 40 năm ấy cũng chính là khoảng thời gian ghi dấu sự đóng góp và cống hiến hết sức mình của vị “thuyền trưởng” – người đứng mũi chịu sào – người đã chèo lái đưa con thuyền “Đầu trâu Bình Điền” vượt qua biết bao gian nan thử thách, liên tiếp chinh phục nhiều đỉnh vinh quang mà không phải bất cứ một thương hiệu nào cũng có thể dễ dàng đạt được. Vị thuyền trưởng ấy chính là Tổng Giám đốc Lê Quốc Phong.

Thực tế cho thấy, sau hơn 40 năm thành lập và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Lê Quốc Phong, đến nay, Công ty PB Bình Điền với thương hiệu Đầu Trâu đã trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành sản xuất phân bón của cả nước về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nếu như ngày thành lập, Bình Điền chỉ có vài sản phẩm, thì đến nay công ty đã có hàng trăm chủng loại sản phẩm phân bón phục vụ các loại cây trồng với từng vùng đất khác nhau. Công ty cũng đã thành lập riêng một Hội đồng Cố vấn về khoa học kỹ thuật với sự tham gia của các giáo sư tiến sỹ hàng đầu trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Sản lượng của công ty từ 10 tấn phân NPK ngày nào, giờ đã lên đến hơn 700 ngàn tấn phân bón các loại/năm, chiếm lĩnh không chỉ thị trường trong nước mà còn cả ở thị trường các nước khu vực Asean như Campuchia, Thái Lan, Philippines, Lào và Myanmar…

Để chinh phục thị trường các nước khu vực Asean, hiện nay Bình Điền cung cấp 85% sản phẩm cho thị trường trong nước, đồng thời dành 15% còn lại cho thị trường ngoài nước. Và điều quan trọng đó đã giúp cho sản phẩm phân bón của Bình Điền với logo hình Đầu Trâu vốn từ lâu đã quen thuộc với bà con nông dân trong nước, thì giờ cũng bắt đầu trở nên thân quen với bà con nông dân ở nhiều vùng miền của các quốc gia trên thế giới. Thành công ấy thực sự cũng đã thấm đẫm biết bao mồ hôi và công sức của Lê Quốc Phong trong quá trình bôn ba chinh phục thị trường ở những miền đất mới…

Nhắc đến Bình Điền người ta cũng thường liên tưởng đến những hoạt động hỗ trợ cộng đồng thiên về nông nghiệp nông thôn như bảo trợ phong trào tôn vinh nhà nông, cùng nông dân làm giàu, tổ chức đưa nông dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các nước có nền nông nghiệp phát triển… Cao đẹp hơn, đáng quý hơn là Bình Điền còn được liên tưởng, được gắn kết, nhắc đến với những chương trình thiện tâm mang tính chất nhân văn, thấm đẫm nghĩa tình, như “Tiếp sức đến trường” (hỗ trợ cho các tân sinh viên nghèo có đủ kinh phí bước vào giảng đường đại học), hay chương trình kết nghĩa với bà con dân tộc các xã, huyện vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ, giúp đỡ những vùng quê xa xôi hẻo lánh sớm thoát nghèo để đổi thịt thay da, vươn lên làm ăn khấm khá…

Tất cả những việc làm tình nghĩa ấy được Lê Quốc Phong lý giải đó là sự “san sẻ với cuộc đời”, với cộng đồng xã hội. “Mình làm phân bón, thành công được là nhờ người nông dân. Tất cả sự nghiệp của Bình Điền có được ngày hôm nay là từ người nông dân. Vì thế hãy tái phân bổ lại cho chính những bà con nông dân chân chất thật thà những gì có thể, dù là lợi ích vật chất hay giá trị tinh thần ” – anh nói. Cũng theo Lê Quốc Phong, việc xây dựng phong trào “Cánh đồng mẫu lớn”, phát bản tin tư vấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng miễn phí, hỗ trợ hộ nghèo vay vốn, hay trao tặng “Mái ấm Bình Điền” cho các gia đình chính sách… Tất cả cũng chỉ là những phần việc cần phải làm để đáp lại tấm lòng của bà con nông dân.

Đôi lúc chuyện trò, nhìn ngẫm lại những chặng đường đã qua, Lê Quốc Phong có cảm giác nghề nông đã đến với anh như thể là duyên số. Có những điều mình không chọn nhưng lại cứ theo mình mãi, rồi thành nghề, thành nghiệp. Ai có thể ngờ rằng một chàng sinh viên học văn khoa, cuối cùng ra trường cả đời lại gắn bó với nghề phân bón, với nông dân. “Cứ mỗi khi đi về miền Tây, qua những chuyến phà, có người nông dân nhận ra mình và gọi mình là “Phong Đầu Trâu”, mình không giận mà lại cảm thấy rất vui, rất tự hào và hạnh phúc biết bao vì điều ấy…” – anh chia sẻ.

Ngắm nhìn và lắng nghe Lê Quốc Phong, bằng chất giọng nam trung khỏe khoắn, ấm trầm tha thiết, cầm micro hát bài “Đôi chân trần” (do nhạc sĩ Y Phôn K”Sor sáng tác) ca ngợi sự hy sinh cao cả của người cha một đời lam lũ chắt chiu cho các con ăn học thành tài, trong chương trình “Tiếp sức đến trường” mà tôi có dịp được tham gia, tôi thật sự cảm động. Và càng cảm động hơn khi nhìn hình ảnh các em tân sinh viên nghèo nước mắt tràn mi ôm những bó hoa tươi thắm ùa lên sân khấu tặng cho anh… Dưới khán phòng hôm đó, không chỉ tôi mà nhiều người cũng đã rơi nước mắt…

Hình ảnh đáng trân trọng đó cũng đã giúp cho tôi hiểu sâu sắc vì sao mà Lê Quốc Phong không chỉ được tôn vinh là một doanh nhân tài năng, một nhà quản lý doanh nghiệp giỏi, nhiều kinh nghiệm, mà anh còn được tôn vinh là một biểu tượng điển hình cho phong cách doanh nhân thời hiện đại, là biểu tượng điển hình cho bản sắc văn hóa tốt đẹp của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay. Anh cũng chính là người đã được Hội Doanh nhân Việt Nam trao “Biểu tượng Vàng vì sự nghiệp văn hóa doanh nhân Việt Nam”.

Nguyễn Thu Tuyết (Báo NTNN Xuân Giáp Ngọ 2014)

Bộ Tư Pháp Cho Rằng Công Ty Thuận Phong Sản Xuất Phân Bón Giả

Chia sẻ

Tại diễn đàn lập pháp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã khẳng định, chất chính trong phân bón Thuận Phong dưới 70% nên theo quy định của pháp luật là giả.

Hành vi của Công ty Thuận Phong là sản xuất phân bón giả

Ngày 13/3/2018, trong Văn bản số 786/BTP-PLHSHC gửi Văn phòng Chính phủ về việc có ý kiến về một số nội dung trong Báo cáo của Bộ Công an đối với Công ty CP SX&TM Thuận Phong (Công ty Thuận Phong), dù khẳng định đây là ý kiến bước đầu về chuyên môn nghiệp vụ đối với Báo cáo kết quả thẩm định vụ việc của Công ty Thuận Phong của Bộ Công an và chỉ có giá trị tham khảo, song, Bộ Tư pháp cho rằng, hành vi sản xuất 19 loại phân bón của Công ty Thuận Phong là hành vi sản xuất phân bón giả.

Cụ thể, lần thứ nhất do Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 thực hiện theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra liên ngành – Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh Đồng Nai với kết quả (tại Thông báo kết quả giám định số 0113/N3.15/TĐ ngày 28/5/2015), trong tổng số 29 mẫu phân bón được giám định có 19 mẫu có kết quả không phù hợp với mức tương ứng (hàm lượng chất chính đều dưới 70% so với tiêu chuẩn chất lượng đăng ký).

Lần giám định thứ 2 do Công ty SGS Việt Nam và Trung tâm khảo nghiệm phân bón vùng Đông Nam bộ thực hiện theo yêu cầu của Công ty Thuận Phong cho kết quả, trong số 19 mẫu phân bón mà kết quả giảm định lần 01 khẳng định là “không phù hợp với mức tương ứng” thì có tới 17 mẫu có kết quả thử nghiệm thấp hơn kết quả thử nghiệm lần 01.

Đặc biệt, “Tại Thông báo số 54/KTLN-QLTT ngày 13/7/2015 của Đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh Đồng Nai, sau khi có kết quả của 02 lần giám định đối với 29 mẫu phân bón do Công ty Thuận Phong sản xuất, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Đồng Nai đã thông báo cho ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Công ty CP SX&TM Thuận Phong biết” – Văn bản số 786 của Bộ Tư pháp dẫn chiếu và cho biết thêm: “Ông Khiếu Mạnh Tường đã đồng ý với các nội dung thông báo trên và ký xác nhận vào thông báo kết quả thử nghiệm lần 1 và lần 2 của Đoàn kiểm tra liên ngành”.

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng lưu ý, thời điểm phát hiện vụ việc là ngày 24/4/2015, nên hành vi này được quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 1999, theo đó, hành vi sản xuất, buốn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi phải có số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì mới cấu thành tội phạm, do đó, đề nghị các cơ quan chức năng xác định rõ thêm các mức định lượng trước khi quyết định.

Ý kiến trên của Bộ Tư pháp căn cứ vào Công văn số 2213/BCA-C41, theo đó, Công ty Thuận Phong nhập khẩu 07 loại phân bón để sang chiết, trong đó có phân bón Zap. Trên cơ sở ý kiến của Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT (văn bản số 2319/TT-ĐPB ngày 23/9/2013 về việc đồng ý cho Công ty Thuận Phong nhập khẩu phân bón Zap với mục đích khảo nghiệm), ngày 25/10/2013, Công ty Thuận Phong đã nhập khẩu 108 lít phân bón Zap về khảo nghiệm. Tháng 1/2014, Trung tâm khảo nghiệm phân bón Vùng Nam bộ đã có kết quả khảo nghiệm đạt chất lượng đối với phân bón này.

Vì thế, việc Công ty Thuận Phong tiếp tục nhập khẩu 550 gallon phân Zap là hành vi nhập khẩu hàng cấm (quy định tại Nghị định 185/NĐ-CP ngày 15/11/2013), cụ thể, hàng cấm gồm: (i) hàng hoá cấm kinh doanh, cấm lưu hành, sử dụng; (ii) hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

Có dấu hiệu vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hoá

Cho ý kiến về việc Công ty Thuận Phong sang chiết phân bón từ bồn nhựa 1.000 lít nhập khẩu từ Hoa Kỳ đóng vào chai 1 lít và gắn nhãn “Made in USA” và “Produced bay Bio Huma Netics, Inc…”, sau khi dẫn chiếu các quy định tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP và Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015), Bộ Tư pháp cho rằng, do có quy định tương đối khác biệt về cùng một nội dung và do cùng một cơ quan ban hành, nên theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Do vậy, Bộ Tư pháp thống nhất ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ (tại Công văn số 114/BKHCN-TĐC ngày 27/9/2016), theo đó, việc nhãn hàng hóa gắn trên chai phân bón 01 lít của Công ty Thuận Phong sang chiết, đóng gói có ghi “Made in USA” và “Produced bay Bio Huma Netics, Inc…” là có dấu hiệu giả mạo tên thương nhân, địa chỉ thương nhân khác; giả mạo về nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 và Nghi định số 185/2013/NĐ-CP.

Hy vọng rằng, với ý kiến của Bộ Tư pháp tại Văn bản 786 nói trên, vụ việc tại Công ty Thuận Phong sẽ sớm được xử lý nghiêm minh, đúng đối tượng, đúng hành vi vi phạm để lấy lại niềm tin cho nhân dân, nhất là hơn 60 triệu nông dân Việt Nam.

(Theo Báo Công Thương)

Vụ Phân Bón Giả Thuận Phong: Các Công Ty Luật Kiến Nghị Khởi Tố Vụ Án

Theo văn bản kiến nghị của Luật sư Nguyễn Thị Bích Liên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Ánh Dương Việt, sở dĩ đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Công ty Thuận Phong (trụ sở tại khu phố 7, phường Long Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) vì đã có đủ dấu hiệu phạm tội quy định tại các Điều 156, Điều 158 Bộ Luật Hình sự.

Cũng theo Luật sư Liên, hậu quả của nạn phân bón giả đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới 60 triệu người đang sống bằng nghề nông từ việc tiêu thụ hàng hóa là phân bón giả. “Nhẹ thì thiệt hại mùa màng, nặng thì mất trắng. Cây chết là một nhẽ, tài nguyên đất đai bị xâm phạm nghiêm trọng do nạn sử dụng phân bón giả. Đất đai bạc màu, cằn cỗi, dẫn đến bần cùng hóa đời sống bà con nông dân”, Luật sư Liên khẳng định.

Đặc biệt, theo ước tính của các cơ quan chức năng, ngành nông nghiệp mỗi năm thiệt hại gần 60.000 tỷ đồng vì phân bón giả và ngành sản xuất phân bón thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng vì nạn phân bón giả.

Cơ quan chức năng lập biên bản các sản phẩm phân bón tại Công ty Thuận Phong

Luật sư Liên khẳng định: “Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh phân bón chân chính, sẽ bị tận diệt đi đến kinh doanh thua lỗ. Do hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên đẩy các doanh nghiệp này đến bờ vực phá sản, kiệt quệ”,

Bà Liên cũng cho biết, từ đề nghị của Hội Nông dân Việt Nam và đơn mời luật sư của Hội Phân bón Việt Nam cũng như trên cơ sở tài liệu thu thập được, đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền, bằng quyền năng của mình, khẩn trương chỉ đạo, xác minh và khởi tố hình sự, khởi tố bị can đối với ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Cty Thuận Phong về tội danh sản xuất hàng giả theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự và sản xuất hàng giả là phân bón theo Điều 158 Bộ luật Hình sự.

Luật sư Hướng khẳng định rằng, hàng chục triệu nông dân đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc tiêu thụ hàng hóa là phân bón giả. “Văn phòng chúng tôi khẳng định Cty Thuận Phong, mà trực tiếp là người đại diện pháp luật ông Khiếu Mạnh Tường và những người tiếp tay đã vi phạm pháp luật hình sự một cách đặc biệt nghiêm trọng với hành vi sản xuất kinh doanh phân bón giả, hàng giả được pháp luật hình sự điều chỉnh”, Luật sư Hướng nói.

Theo Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật Hợp Danh Thiên Thanh, qua nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ, trước những thiệt hại vô cùng to lớn của người nông dân, trước tội ác ủa những doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất phân bón giả, trước hành vi cấu thành tội phạm đã rõ ràng của Tổng giám đốc Công ty Thuận Phong, các cơ quan chức năng cần khẩn trương chỉ đạo, xác minh và khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Cty Thuận Phong.

Trước đó, ngày 24/4/2015, Tổ công tác của Văn phòng Thường trực 389 tiến hành kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón của Công ty Thuận Phong tại Khu phố 7, phường Long Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai (khu vực K888) và bắt quả tang hành vi sang chiết, đóng chai phân bón (dạng nước) mang nhãn hiệu VITOL, làm giả nguồn gốc, xuất xứ “Made in USA”.

Sau đó, do vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự, Đoàn công tác đã bàn giao vụ việc và chỉ đạo cơ quan Công an tỉnh Đồng Nai tiến hành điều tra làm rõ để xử lý nghiêm theo pháp luật.

Minh Ngọc

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Ty Thuận Phong Làm Phân Bón Giả: Giám Đốc Định Hối Lộ 2 Triệu Đô trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!