Bạn đang xem bài viết Cổng Điện Tử Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mặt khác, do nhận thức của người dân nhiều nơi đặc biệt là bà con nông dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, không phân biệt được phân bón thật, phân bón giả, phân bón kém chất lượng, thêm vào đó là tâm lý ham rẻ nên dễ mua phải phân bón giả, phân bón nhái, phân bón kém chất lượng.
Theo thống kê của cơ quan quản lý thị trường (Bộ Công thương) năm 2023 có trên 4.000 vụ vi phạm, năm 2023 là trên 5.000 vụ vi phạm, trong đó nhiều vụ chưa được giải quyết bởi pháp luật vẫn còn nhiều kẽ hở. Năm 2023, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành đã vào cuộc, đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp cấp bách trong công tác phòng, chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng nên số vụ vi phạm đã giảm đáng kể, qua 2 đợt kiểm tra chỉ phát hiện 771 vụ vi phạm, giảm gần 8 lần so với năm 2023 nhưng vẫn là con số rất lớn. Thời gian gần đây, số vụ vi phạm bị phát hiện đang giảm dần nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp.
Tác động tiêu cực của phân bón giả, phân bón kém chất lượng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, thổ nhưỡng, hiệu quả kinh tế, an ninh lương thực. Thêm nữa, thiệt hại và hậu quả chưa đo đếm được như: Phân bón giả, kém chất lượng làm suy kiệt sức sống của cây trồng dẫn đến giảm năng suất cây trồng, cây yếu sẽ bị sâu bệnh tấn công nhiều hơn khiến cho việc tăng thêm chi phí cho phòng và trị sâu bệnh hại, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và chất lượng nông sản. Mặt khác, các mặt hàng nông sản Việt Nam đang hướng tới thị trường quốc tế sẽ không đảm bảo chất lượng, việc xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phân bón giả, kém chất lượng gây rối loạn thị trường tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Điển hình là trường hợp của Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao khi thời gian qua, công ty phát hiện một số chiêu trò của một số cửa hàng kinh doanh phân bón nhỏ lẻ là lấy vỏ bao bì phân bón Lâm Thao đã sử dụng sau đó cho phân bón của các Công ty không có thương hiệu có giá thấp vào và bán lẻ cho người nông dân để thu lợi nhuận bất chính. Đó là vụ dùng bột đá màu xám làm Supe lân Lâm Thao giả ở huyện Tân Phú – Đồng Nai, ở huyện Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh gây thiệt hại cây cà phê của người trồng trọt.
Cổng Thông Tin Điện Tử
Kỹ thuật xử lý và chăm sóc vải thiều ra quả trên thân cây
14:51 – 24/06/2023
1. Tuổi cây: Nên áp dụng đối với những vườn vải có nhiều năm tuổi (trên 20 năm tuổi). Vì cây vải nhiều năm tuổi sinh trưởng, phát triển yếu, các đợt lộc ra không đều, thường xuyên xảy ra mất mùa; hoặc tỷ lệ ra hoa, đậu quả ít, ra quả từng vế, ra quả cách năm, quả nhỏ, lá nhiều, ít quả trên chùm, mẫu mã quả xấu, khó chăm sóc, giá trị sản phẩm không cao, năng suất thấp… 2. Các biện pháp kỹ thuật cần thiết * Cắt tỉa: đây là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng, thường thực hiện làm 2 đợt chính. – Đợt 1: Ngay sau khi thu hoạch vải thiều xong, tiến hành cắt tỉa cành tạo tán; Đối với cây vải năm đầu tiên áp dụng cho ra quả trên thân thì tiến hành cắt thưa loại bỏ cành hư, cành vô hiệu, cắt đầu nhánh đã cho thu hoạch quả, tạo thông thoáng có ánh nắng chiếu vào mầm lộc trên thân để tán lá trong thân quang hợp, không nên đốn sâu ngay năm đầu. Đối với các cây đã áp dụng ra quả trên thân từ năm trước thì tiến hành cắt tỉa thưa bớt các cành đã cho thu hoạch tạo sự thoáng đãng cho cây và cho các mầm lộc mới sinh trưởng đều trên thân. – Đợt 2: Sau khi cây ra đủ 2 lần lộc, cây khỏe có thể 3 lần lộc vào tháng 10, 11, thời điểm này tiến hành cắt tỉa những cành tăm, nhỏ và kém phát triển ở thân cây để lại những trồi lộc mập tạo điều kiện cho việc phân hóa ra hoa trên thân và khả năng đậu quả đạt kết quả cao, thuận tiện cho việc chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh và thu hoạch được thực hiện dễ dàng hơn. * Khoanh cành: là biện pháp kỹ thuật không cho vải ra lộc vào vụ Đông, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa, nhiệt độ ấm áp… – Về dụng cụ để khoanh cành: dùng lưỡi cưa ngắn hoặc liềm chấu tự chế, (hoặc đồ chuyên dùng) để tiến hành khoanh, khi khanh cần lưu ý khoanh đều hết phần vỏ cây đến phần gỗ trắng của thân cây thì thôi, khoanh tạo thành hình tròn quanh thân. Tùy vào tuổi của cây và sự sinh trưởng và phát triển của cây để tiến hành khoanh sao cho phù hợp (khoanh rộng vành hơn đối với các cây khỏe và mịn hơn đối với các cây yếu). – Về thời gian tiến hành khoanh: Từ 25/11 đến 10/12 và khi khoanh phải quan sát lá và sự sinh trưởng và phát triển của từng cây để tiến hành khoanh cho phù hợp. * Bón phân: Việc bón phân được tiến hành thành 3 – 4 đợt tùy vào khả năng sinh trưởng và phát triển của cây: + Đợt 1: Bón thúc lộc, Cây vải thiều sau khi cho thu hoạch quả đã mất đi một lượng dinh dưỡng khá cao tập trung vào nuôi quả vải. Bởi vậy sau khi thực hiện việc tỉa cành, tạo tán xong, cần bón phân cho cây để bù đắp lượng dinh dưỡng cây đã nuôi hoa, quả, bảo đảm cho cây vải có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất (sinh trưởng được 2-3 đợt lộc thành thục trước khi khoanh cành). Kỹ thuật bón phân cho cây vải: dùng cuốc tạo rãnh vùng quanh tán cây vải. Rãnh rộng từ 15 – 20 cm, sâu khoảng 10-15 cm. Sau đó rắc phân vào và lấp rãnh lại, bảo đảm cho phân bón phát huy hiệu quả cao nhất. Phân bón cho cây vải thời kỳ này, dùng các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao hoặc phân đơn đạm – lân – kali (Hàm lượng phân đạm bón cho cây ở thời kỳ này bằng 50% tổng lượng đạm bón cho cây trong suốt quá trình chăm sóc, tương tự lượng kali bằng 13% và phân lân bằng 20%). Tùy từng độ tuổi của cây vải và năng suất quả vừa thu hoạch để quyết định lượng phân bón hợp lý. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý bằng chế phẩm sinh học (ủ mục) để bón cho cây vải, giúp cho đất tơi xốp và cây vải sinh trưởng, phát triển tốt. + Đợt 2: bón thúc hoa, bón khi vải bắt đầu ra hoa. Lượng bón dựa vào kinh nghiệm dự đoán sản lượng để tính toán. Lấy mốc tính 100kg quả, lượng bón sẽ là 0,7kg urê + 0,7 kg supe lân và 0,4kg KCl. + Đợt 3 bón thúc quả: Mục đích là bổ sung kịp thời dinh dưỡng bị tiêu hao khi ra hoa, bảo đảm cho quả sinh trưởng phát triển tốt, giảm đợt rụng sinh lý lần hai, tạo cho cây có khả năng tiếp tục ra hoa trong năm sau. Chủng loại phân bón, số lượng từng chủng loại trong đợt bón phân có tính linh hoạt rất rõ rệt. Hai chỉ tiêu quan trọng để xác định yếu tố và lượng bón lần là mầu sắc và lượng quả đậu. Nếu lá vẫn giữ màu xanh thì bón kali là chủ yếu (do thời kỳ này cây cần kali nhiều nhất, vừa hạn chế sự rụng quả, vừa làm tăng lượng rõ rệt). thêm đạm, nhưng không nên vượt quá 1 kg/100 kg quả (dự tính). * Phun thuốc bảo vệ thực vật: Ngoài biện pháp canh tác diệt sâu ngay sau thu hoạch, cần chủ động diệt sâu, phòng trừ bệnh hại vải thiều ở các giai đoạn khác nhau và chia ra từng giai đoạn phát triển của cây vải để diệt cho hiệu quả như: Giai đoạn sinh trưởng đầu lộc non ở cây trưởng thành thường là thời điểm phát sinh sâu đục cành vải xuất hiện, đó là sâu non hoặc nhộng qua đông dưới lớp vỏ cành hoặc thân cây. Sâu trưởng thành đẻ trứng vào khoảng tháng 6 – 9 vào các kẽ nứt trên thân, cành chính hoặc dưới lớp vỏ nách chạc cành… Để phòng diệt sâu hiệu quả, an toàn nhất nên dùng phương pháp thủ công bắt giết xén tóc trước khi chúng đẻ trứng khoảng tháng 6 – 10; phát hiện nơi đẻ trứng, dùng dao nhỏ cạo trứng hoặc sâu non mới nở. Khi phát hiện sớm vết đục dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non hoặc dùng thuốc Padan bơm vào lỗ đục rồi bịt cửa lỗ bảo đảm sâu chết ngay. - Giai đoạn cây ra các đợt lộc Đây là giai đoạn sâu bệnh phát triển mạnh nhất trong các giai đoạn sinh trưởng của cây vải thiều, trung bình mỗi đợt lộc có thể phải phun 2 -3 lượt tùy mức độ và thời tiết phun vào thời điểm mới nhú lộc và thời điểm lộc rộ. – Giai đoạn cây phân hóa mầm hoa, hoa nở Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa xuân nên sâu bệnh tập trung nhiều: Nhện lông nhung, bọ xít, rệp muội, sâu đo. Bệnh sương mai và thán thư cũng xuất hiện trên chùm hoa… giai đoạn này có thể dùng các loại thuốc như: Pegasus 500 ND; Ortus3SC; Regent 800 WG, Sherpa 25EC… – Giai đoạn đậu quả đến hình thành cùi Giai đoạn này sâu đo thường tập trung đẻ trứng ngay trên quả non. Sâu non nở ra gặm vỏ quả làm quả rụng hay gây sát thương, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh. Ngoài sâu đo, cần chú ý theo dõi để phòng trừ bệnh thán thư. Cần tỉa bớt cành sâu bệnh và cành không có quả để cây thông thoáng, hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh. - Giai đoạn quả kéo cùi kín đến chín Đây là giai đoạn quyết định đến chất lượng quả. Các loại sâu hại quan trọng như sâu đục cuống quả và ruồi hại quả kết hợp với các bệnh thán thư, sương mai và nứt quả làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Giai đoạn này có thể dùng Padan 95SP; Regent 800WG, Padan 95SP, Ridomil MZ 72WP, Bóc-đô. Thường xuyên tỉa cành cho vườn thông thoáng để hạn chế nơi trú ngụ của sâu.
Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Bà Rịa
Mở rộng vùng sản xuất chuyên canh rau lên gần 700 ha và tăng năng suất, thu nhập trên cùng một diện tích là mục tiêu được TP. Bà Rịa đặt ra từ nay đến năm 2023. Qua đó nhằm góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển nông nghiệp thành phố theo hướng bền vững.
Bà Nguyễn Thị Truyền, ấp Tân Phước 1, xã Tân Phước chăm sóc vườn rau đay.
Nhằm giúp nghề trồng rau phát triển bền vững, tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích; đồng thời khuyến khích nông dân sản xuất trồng rau sạch, tháng 7-2012, tổ hợp tác trồng rau an toàn (RAT) ấp Tân Phước 1, xã Tân Hưng (TP.Bà Rịa) được thành lập với sự tham gia của 28 hộ dân trồng rau. 19 hộ nông dân của tổ hợp tác đã được Quỹ hỗ trợ nông dân hỗ trợ 300 triệu đồng để đầu tư sản xuất. Với diện tích hơn 54 ha, bà con nông dân trồng chủ yếu các loại rau như: dền, cải xanh, cải cúc, mướp, bí, khoai lang, hành ngò…, năng suất đạt từ 25-30 tấn/ha, tăng 5 tấn so với cách trồng rau thông thường. Theo tính toán của bà Nguyễn Thị Truyền, bình quân 1 lứa rau cho thu nhập từ 80-90 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí sản xuất, người dân thu lãi từ 60-70 triệu đồng. Thời gian từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch mỗi lứa rau khoảng 30-45 ngày, mỗi năm người trồng rau có thể gieo trồng từ 9-10 lứa rau, lợi nhuận lên tới hàng trăm triệu đồng. Các hộ dân trong tổ hợp tác đã tuân thủ hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp về kỹ thuật sản xuất (cách làm đất, ủ phân, tưới nước, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) để đạt hiệu quả cao. Theo Hội Nông dân xã Tân Phước, sẽ thành lập HTX RAT, tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên kết sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ ổn định để mở rộng quy mô sản xuất.
Còn tại xã Long Phước, đến nay đã có hơn 43 hộ sản xuất 32,5 ha rau má, hẹ. Trong đó có hơn 12 ha đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận sản xuất RAT, sản lượng rau mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 4.000 tấn. Chủng loại rau sản xuất ở địa phương chủ yếu là rau má và hẹ. Long Phước cũng là xã được quy hoạch vùng sản xuất rau chuyên canh của TP. Bà Rịa. Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội nông dân xã Long Phước cho hay, hiện xã đã đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng cơ sở về thủy lợi, giao thông nông thôn, điện phục vụ sản xuất. Đồng thời vận động nông dân đa dạng hoá các chủng loại rau, từng bước hình thành vùng chuyên canh RAT. Dự kiến kinh phí thực hiện chương trình này là hơn 1,8 tỷ đồng, trong đó kinh phí UBND thành phố hơn 1 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 853 triệu đồng. “Với việc đầu tư xây dựng vùng chuyên canh trồng rau má sẽ giúp bà con nông dân trên địa bàn xã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập gấp 2-3 lần trên cùng diện tích, đặc biệt là hướng tới việc sản xuất sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng”, ông Nguyễn Văn Minh nói.
Theo ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND TP. Bà Rịa, thành phố đã phê duyệt chương trình vùng sản xuất rau xanh tập trung, RAT trên địa bàn giai đọan 2013-2023. Kinh phí đầu tư cho chương trình này gần 2,3 tỷ đồng. Theo đó, từ nay đến năm 2023, sẽ tập trung mở rộng diện tích gieo trồng rau đạt khoảng 700 ha, năng suất khoảng 25 tấn/ha. Trong đó hơn 10% tổ chức, cá nhân tại vùng sản xuất RAT tập trung bảo đảm đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp theo tiêu chuẩn VietGAP. TP. Bà Rịa cũng xây dựng 7 mô hình sản xuất, 1 mô hình sơ chế RAT theo tiêu chuẩn VietGAP. Dựa trên nền tảng 7 tổ sản xuất RAT với diện tích 19 ha để xây dựng tổ liên kết sản xuất RAT. Dự kiến tổng diện tích sản xuất RAT của 7 mô hình là 7000 m2, tập trung tại các xã, phường như Tân Phước, Long Phước, Hòa Long, Long Hương, Kim Dinh và Phước Hưng. Cũng trong thời gian này, thành phố sẽ từng bước đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ các công trình hạ tầng cơ sở về thủy lợi, giao thông nông thôn, điện,… phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nhất là các xã thực hiện chương trình nông thôn mới. Đồng thời, hỗ trợ, khuyến khích người dân ứng dụng các kỹ thuật canh tác hiệu quả cao như xây dựng nhà lưới, trồng rau trên giá thể, thủy canh; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, sơ chế, bảo quản RAT. TP. Bà Rịa cũng tiến hành đầu tư xây dựng 2 khu sản xuất rau xanh tập trung trên địa bàn xã Long Phước và xã Tân Hưng, với quy mô từ 30-35ha/vùng.
Nguồn: chúng tôi
Cổng Thông Tin Điện Tử Huyện Phú Xuyên
Bà con nông dân trong huyện tập trung chăm sóc lúa Xuân trong điều kiện thời tiết thuận lợi, quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ Xuân 2023
Cây lúa giai đoạn đẻ nhánh
Theo báo cáo của các xã, thị trấn, các HTX NNtrong toàn huyện đến hết ngày 28.02.2023 toàn huyện cơ bản đã cấy xong diện tích lúa Xuân. Hiện nay điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển, bà con nông dân cần tập trung chăm sóc cây lúa ngay sau cấy để cây lúa bén rễ, hồi xanh nhanh. Phòng Kinh tế xin lưu ý một số biện pháp chăm sóc lúa xuân như sau:
1. Về nước tưới
Sau cấy luôn phải giữ một lớp nước nông khoảng 3-5cm trên mặt ruộng: vừa giữ ấm cho cây lúa giúp cho cây nhanh bén rễ hồi xanh tốt, hạn chế cỏ dại, tăng hiệu lực phân bón.
Đến khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh thực hiện phương châm tưới nước theo công thức nông – lộ – phơi: tưới nông và giữ ẩm xen kẽ để tạo điều kiện cho mùn giun phát triển, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung; không để ruộng khô cỏ sẽ mọc nhiều. Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu sẽ tăng khả năng chống đổ của cây.
2. Dặm, tỉa
Sau khi cấy cần kiểm tra, tỉa bớt đối với những khóm to, dặm vào những chỗ cây chết, cây chưa đồng đều để sớm ổn định mật độ, đảm bảo mật độ 30-35 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm đối với các giống đẻ khỏe và đối với lúa đẻ trung bình 35 – 40 khóm/m2, 2- 3 dảnh/khóm.
Tiến hành dặm tỉa càng sớm càng tốt nên kết thúc trước khi cây lúa đẻ nhánh.
3. Phân bón và kỹ thuật bón phân
Năm nay, các xã, thị trấn đã chủ động cày ải, tuy nhiên do thời tiết nhiệt độ thấp kéo dài nên tốc độ khoáng hóa chậm, nên phương châm bón phân là bón lót đầy đủ, tăng lượng phân bón thúc và bón rải, bón cân đối NPK, chú trọng tăng lượng kali bón thúc để hạn chế bệnh đạo ôn gây hại lá. Cần chú ý quan sát thời tiết và sinh trưởng của lúa để bổ xung phân bón đạm và kali khi lúa làm đòng một cách linh hoạt.
* Lượng bón: Ngoài lượng phân đã bón lót, có thể bón thúc bằng các loại phân NPK chuyên thúc có hàm lượng đạm và kali cao như loại 16:5:17; 17:5:16; 12:5:10… với lượng khoảng 12-15 kg/sào theo.
Cách bón:
– Thúc lần 1: bón 2/3 lượng phân thúc khi lúa bén rễ hồi xanh, ra lá mới, trời ấm trên 15oC.
– Thúc lần 2: bón hết số phân còn lại sau lần 1 từ 10 – 12 ngày.
Lưu ý:
Tùy vào điều kiện cụ thể, nếu giai đoạn phân hóa đòng cây lúa có biểu hiện đói ăn cần bón bổ sung với tỷ lệ 1 đạm: 1 kaly.
Không nên sử dụng phân đơn để bón cho lúa, đặc biệt không được bón đạm lai rai sẽ kéo dài thời gian đẻ nhánh, làm cho lúa tốt lá, ruộng lúa không thông thoáng là điều kiện để sâu bệnh phát sinh gây hại.
Đối với diện tích cấy bằng các giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn cần theo dõi điều kiện thời tiết, khi có mưa phùn, độ ẩm không khí cao nguy cơ bệnh đạo ôn xuất hiện và bùng phát thành dịch cần kiểm tra, phun phòng sớm khi đạo ôn lá xuất hiện bằng các loại thuốc đặc hiệu./.
CTV: Phùng Thị Thanh Chúc – PHÒNG KINH TẾ
Admin
Cổng Thông Tin Điện Tử Huyện Bắc Trà My
Ngày 11 tháng 7, xã Trà Dương đã tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật trồng cây Nhãn Ido Thái Lan thôn trưởng 4 thôn và 25 hộ dân tại địa phương.
Tại buổi tập huấn, ông Nguyễn Đức Sáu trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện đã truyền đạt kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn Ido. Giống Nhãn IDO đang được rất nhiều bà con nông dân, nhà vườn khắp nơi ưa chuộng và chọn trồng hơn so với các Giống Nhãn Khác như Nhãn Tiêu Da Bò, Nhãn Lồng Da Bò, Nhãn Long, Nhãn Xuồng Cơm Vàng…Nhãn IDO có những ưu thế vượt trội hơn hẳn về năng suất và chất lượng trái, đồng thời cây còn có khả năng thích nghi rộng, ít sâu bệnh. Việc lựa chọn Cây Nhãn IDO giống nên lựa chọn Cây Ghép hoặc Cây Chiết, cây có ưu điểm là sớm cho trái và vẫn giữ được những phẩm chất như cây mẹ. Nhãn IDO có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm đến vùng nhiễm mặn. Tuy nhiên, đất trồng Nhãn thích hợp nhất là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông, đất có độ pH từ 5-7. Nhãn không thích hợp trên đất sét nặng. Nếu có đủ nước tưới bà con nông dân trồng vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 10-11dương lịch vì mùa nắng cây có đầy đủ ánh sáng sẽ phát triển tốt hơn. Đồng thời, trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện còn giới thiệu về tính năng từng loại phân bón và thời điểm bón phân sao cho có hiệu quả đối với cây trồng. Tại buổi tập huấn cũng giúp cho các hộ dân nhận biết được các loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây nhãn và các biện pháp phòng trừ.
Hiện nay, xã Trà Dương cũng đã chọn 2 hộ ông Đỗ Phú Nhi với diện tích 01 ha và ông Nguyễn Trọng Hoàng với diện tích 0,5ha để trổng thử nghiệm cây Nhãn Ido Thái Lan. Qua tập huấn sẽ giúp các hộ nông dân tích cực tham gia cải tạo vườn tạp, vườn cây kém hiệu quả để trồng mới các loại cây ăn quả chất lượng cao, tạo ra các sản phẩm có chất lượng. Đồng thời tạo ra sản phẩm lớn, chất lượng đảm bảo theo yếu tố thị trường hiện nay. Xây dựng mô hình trồng Nhãn Ido Thái Lan trên địa bàn xã Trà Dương còn nhằm ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao giá trị sản phẩm. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Hạn chế nguy hại cho người sản xuất và tiêu dùng, góp phần hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế vườn nhà trên tinh thần Nghị quyết 03 của Huyện ủy./. Thúy Vân
Cổng Thông Tin Điện Tử Trung Tâm Khuyến Nông Quảng Nam
Bởi vì trong canh tác còn bộc lộ những hạn chế là: Mật độ trồng chưa hợp lý; lựa chọn đối tượng cây trồng xen và thời điểm trồng xen chưa hợp lý; nguồn giống đưa vào sản xuất chưa qua lựa chọn để hạn chế bệnh hại; không tỉa chồi và định vị cây trong canh tác để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng.
Việc sử dụng cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh và áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc hợp lý sẽ góp phần hạn chế sự lây lan các bệnh trên cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, nâng cao năng suất. Góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho người sản xuất. Khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh về tự nhiên ở vùng nông thôn, miền núi nhằm tạo ra sản phẩm chuối mốc có giá trị kinh tế cao, phát triển bền vững hoạt động sinh kế nghề trồng chuối, làm giàu cho gia đình và cộng đồng sớm hoàn thành tiêu chí về thu nhập trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
I. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH 1. Nhiệt độ thích hợp: 25 – 35 0 C.
2. Ẩm độ: 50 – 90%
1. Đất trồng: Đất đồi, nương rẫy, đất phù sa…thích hợp nhất là đất có nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước. Đất có pH thích hợp từ 5,5 – 7.
2. Hàng trồng: Được bố trí theo hướng Đông – Tây để các cây trồng trên hàng tận dụng được nhiều ánh sánh hơn. Cây trồng trên các hàng kề nhau được bố trí theo hình nanh sấu.
3. Hố trồng: Hố trồng có kích thước 40 x 40 x 40 cm, trộn lớp đất mặt với 5-7 kg phân hữu cơ + 0,5 kg lân + 10 g Furadan 3H.
4. Cây giống: Cây chuối cấy mô: Cao khoảng 20 – 25cm, có từ 3 – 5 lá.
5. Thời vụ trồng: Trồng quanh năm
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Mật độ trồng:
– Mật độ trồng 2.000 cây/ha: Cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2,5m.
2. Cách trồng:
– Đặt cây con thấp hơn hố trồng từ 5 – 10 cm, sau đó lấp đất đầy hố trồng. Trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới đủ nước cho cây sau khi trồng. Nếu trồng vào mùa nắng dùng rơm rạ phủ gốc để giữ ẩm cho cây.
3. Tưới nước
– Mùa nắng ở giai đoạn cây con cần tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần.
– Mùa mưa: Cần có biện pháp thoát nước tốt, tránh ngập úng vườn.
4. Bón phân
– Bón lót: Mỗi hố cần bón bổ sung 5-7 kg phân hữu cơ + 0,5 kg lân.
– Bón thúc: 300g Urê + 300g Kali/cây/vụ.
*/ Lượng phân này chia ra bón trong 6 lần như sau:
– Lần 1: 10- 20 ngày sau khi trồng 10g Urê/cây.
– Lần 2: 30 ngày sau khi trồng 10 g Urê + 10 g Kali/cây.
– Lần 3: ngày sau khi trồng 40 g Urê + 50 g Kali/cây.
– Lần 4: 120 ngày sau khi trồng 90 g Urê + 70g Kali/cây.
– Lần 5: 180 ngày sau khi trồng 100 g Urê + 70 g Kali/hố.
– Lần 6: Trước khi trổ buồng (khi cây ra lá non) 50 g Urê + 100 g Kali/hố.
– Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 25 – 30 cm, rải phân, lấp đất và tưới giữ ẩm. Sau khi mưa, có thể rải đều xung quanh gốc.
5. Chăm sóc
– Tỉa chồi: Thường xuyên tỉa chồi: Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 chồi con, có thời gian cách nhau bốn tháng, nên chọn chồi ở xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối. Chọn tuổi chuồi so le sao cho 1 năm được thu hoạch từ 2 buồng trở lên.
– Bẻ bắp và chống quày: Sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành bẻ bắp. Nên bẻ bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa. Dùng cây chống quày tránh đỗ ngã.
– Thường xuyên cắt bỏ lá úa vàng.
– Đốn bỏ cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, sâu bệnh, bẹ khô và chuyển ra khỏi vườn.
6. Phòng trị sâu bệnh hại
Chuối trồng ở đất cát thường bị tuyến trùng gây hại làm thối toàn bộ tuyến rễ. Nên trị bằng phương pháp sau: Bơm NB.C.P(Nemagan) 30 – 35ml một hoặc hai lần/ năm
Trồng chuối trên đất nhiều mùn nhưng không sít quá hoặc cát quá thì có thể trồng luân canh với lúa
Sâu đẻ trứng vào gốc chuối, trứng nở thành sâu đục vào củ chuối và lan lên thân giả. Sâu làm cây chuối chậm phát triển
Phòng trừ: Trước khi đem trồng nên ngâm củ chuối vào nước nóng 60 – 65 0 C hoặc nước có pha loãng thuốc trừ sâu trong khoảng 10 – 15 phút.
Dùng các khúc chuối dài 30 – 50cm đặt áp vào mặt đất để ban đêm nhử sâu lên ăn chuối.
Rắc một trong những loại thuốc sâu quanh gốc chuối vào cuối mùa mưa: BAM 5H; Padan 4H; Basudin 10H
Bọ vẽ quả gặm nhấm, ăn chất xanh của dọt chuối và vỏ trái non. Để phòng ngừa nên vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng. Khi xuất hiện bọ dùng Metinparation 0,01% để phun.
Cây chuối bị bệnh sẽ vàng, thân lùn đi, trên sống lá có những vạch màu xanh đậm dài 5cm. Để phòng bệnh tốt nhất nên chọn lựa kỹ cây giống khi trồng, nếu cây bị nhiễm bệnh phải đánh cả gốc cây đem đốt sạch, phun phòng bệnh bằng một trong cách loại thuốc sau: Methy parathion 50ND, Sumithion 50 ND, Bam 50ND,
Lá có những vết xám ở giữa những vết vàng xung quanh. Để phòng trừ cần phun một trong những loại thuốc sau:
Hỗn hợp phèn xanh và vôi; Kasuran BTN; Zincopper; Oxyt clorua đồng.
Bám trên lá cắn, nát lá. Nếu không phát hiện sớm chúng sẽ ăn hết lá, lá ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Dùng Vofatox 0,1% để phun lên tàu lá.
*/ Bệnh cổ đỏ:
Khi ta thấy cổ cây chuối chớm đỏ, ta dùng thuốc trừ sâu Tilt super 300 EC phun theo hướng dẫn sử dụng của thuốc ở ngoài bao bì.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cổng Điện Tử Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!