Bạn đang xem bài viết Công Khai Phân Bón Kém Chất Lượng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vì quyền lợi người tiêu dùng
™Bài, ảnh: LÝ AN
Thực hiện cam kết trước đại biểu và cử tri tại kỳ họp khóa 3 HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, về công khai danh tính cơ sở sản xuất kinh doanh, sản phẩm phân bón kém chất lượng, ngày 18/4/2017, ông Phạm Tứ Phương- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương đã chủ trì họp báo công bố công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng các cơ sở kinh doanh phân bón vô cơ không đảm bảo chất lượng trong quý I/2017.
Theo ông Phạm Tứ Phương, đây là lần đầu tiên ngành công thương tổ chức thực hiện công khai rõ ràng danh tính các cửa hàng kinh doanh, sản phẩm phân bón kém chất lượng đến các tổ chức kinh tế, người dân biết để làm cơ sở lựa chọn sản phẩm phân bón, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Sản xuất, kinh doanh phân bón đảm bảo chất lượng để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Qua đó, người sử dụng không mua phải phân bón kém chất lượng làm ảnh hưởng sản xuất, bảo vệ các thương hiệu của doanh nghiệp, người kinh doanh làm ăn chân chính, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trên lĩnh vực này. Đồng thời, người sản xuất, kinh doanh cũng phải có trách nhiệm trong việc buôn bán sản phẩm phân bón.
Ông Phạm Tứ Phương cho biết, thời gian qua, khi ngành chức năng kiểm tra, xử phạt vi phạm hàng hóa không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng lậu, hàng cấm, hàng gian hàng giả… thì các cơ quan báo chí chỉ được nắm và thông tin một số trường hợp vi phạm.
Còn trường hợp công khai các đại lý mua bán, cơ sở kinh doanh hàng hóa kém chất lượng thì ngành công thương chưa làm được, vì e ngại ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tại kỳ họp HĐND tỉnh khóa 3 cuối năm 2016, nhiều đại biểu đặt vấn đề: Tình trạng phân bón kém chất lượng gây thiệt hại cho nông dân, nếu ngành chức năng nhân nhượng, bảo vệ cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo thì ai bảo vệ người tiêu dùng? Đây là vấn đề bức xúc.
“Thay mặt ngành công thương, trước HĐND tỉnh, tôi đã cam kết với đại biểu HĐND, cử tri toàn tỉnh rằng: riêng về lĩnh vực phân bón, đặc biệt trong công tác quản lý chất lượng phân bón năm 2017, thì cơ sở sản xuất, kinh doanh nào hoặc nhà sản xuất nào phân phối phân bón trên địa bàn tỉnh mà không đảm bảo chất lượng, ngoài việc bị xử phạt hành chính sẽ còn bị công khai lên các phương tiện thông tin đại chúng”- ông Phạm Tứ Phương nói.
Cũng theo ông Phạm Tứ Phương, không phải đến khi đại biểu chất vấn, cử tri phản ánh ngành công thương mới quan tâm đến chất lượng vật tư nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm phân bón kém chất lượng luôn được đặc biệt quan tâm kiểm tra, xử lý.
“Vấn đề cần hiểu là đại lý, cửa hàng kinh doanh rất nhiều mặt hàng, nếu không khéo công khai danh tính cơ sở đó thì vô tình hại đến cơ sở đó.
Ở đây, chúng tôi chỉ công khai những sản phẩm của đại lý, cửa hàng có sản phẩm cụ thể vi phạm về chất lượng.
Chúng tôi đã nhiều lần tuyên truyền, hướng dẫn đến hơn 400 cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh biết và hiểu được nội dung trong thời gian tới ngành chức năng sẽ thực hiện công tác kiểm tra, xử lý và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nếu phát hiện vi phạm. Qua đó, các cơ sở kinh doanh đều được ký cam kết, từ đó, người kinh doanh đã hiểu được phần nào có trách nhiệm với người tiêu dùng”- ông Phương cho biết.
Ông Phạm Tứ Phương: Một số đại lý “đi đêm” với nhà sản xuất
Những tháng đầu năm 2017, qua kiểm tra chất lượng phân bón trên địa bàn tỉnh có cải thiện hơn các năm trước đây, nhưng còn diễn biến khó lường.
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại phân bón cùng một công thức nhưng giá lại rất khác nhau. Qua làm việc một số nhà sản xuất, chúng tôi nắm được bên cạnh rất nhiều cửa hàng, đại lý làm ăn chân chính, vẫn có một số đại lý vì ham lợi nhuận, cạnh tranh không lành mạnh đã “đi đêm” với nhà sản xuất, đặt hàng chất lượng thấp. Không phải các cơ sở kinh doanh không biết, không hiểu về chất lượng phân bón “đầu vào”, mà thậm chí đại lý còn quyết định chất lượng phân bón “đầu ra” khi bán cho nông dân.
Chính vì thế, ngoài vấn đề xử phạt, chúng tôi sẽ tiếp tục công khai cửa hàng, sản phẩm phân bón kém chất lượng để người dân biết và có lựa chọn tốt nhất. Chúng tôi cũng kêu gọi các đại lý, cửa hàng phải có trách nhiệm với người tiêu dùng. Trách nhiệm đó là lựa chọn các nhà sản xuất, sản phẩm có uy tín, đồng hành cùng người nông dân phát triển.
Ngành quản lý sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý rất nghiêm và không thỏa thuận với những doanh nghiệp, đại lý sản xuất kinh doanh không đảm bảo chất lượng. Bởi vì quan trọng nhất là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vì nền nông nghiệp phát triển bền vững.
DANH SÁCH CƠ SỞ KINH DOANH PHÂN BÓN KÉM CHẤT LƯỢNG THÔNG BÁO CÔNG KHAI TRONG QUÝ I/2017
STT
TÊN, ĐỊA CHỈ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH
LOẠI HÀNG HÓA VI PHẠM
1
Cửa hàng VTNN Vạn Hưng
Đ/c: 11, Tổ 1, ấp Nhứt, xã Ngãi Tứ-
Tam Bình
Phân bón NPK hiệu máy cày 25-25-5 + TE
NSX: 19/6/2016 của Công ty CP Phân bón Sinh Hóa Củ Chi
2
Cửa hàng VTNN Trường Trạng
Đ/c: 1902, Tổ 2, ấp Mỹ Phước 1,
xã Mỹ Hòa- TX Bình Minh
Amakong 30-10-10 + TE + Trichoderma
NSX: 3/10/2016
của Công ty CP Đất Mỹ
3
Cửa hàng VTNN Minh Phát
Đ/c: Ấp 1, xã Tân Lộc- Tam Bình
Phân bón cao cấp NPK 20-20-15 + TE
NSX: 29/11/2016
của Công ty TNHH TM-XNK Phân bón Việt Thắng
4
Cửa hàng VTNN Hoàng Năm
Đ/c: Ấp 2, xã Tân Lộc- Tam Bình
Phân bón cao cấp NPK 16-16-8 + TE
NSX: 26/10/2016
của Công ty TNHH TM-XNK Phân bón Việt Thắng
5
Cửa hàng VTNN Lộc Chính
Đ/c: Ấp Phú Yên, xã Tân Phú- Tam Bình
Phân bón NPK cao cấp lúa 2: 18-5-22 + TE
NSX: 30/11/2016
của Công ty TNHH SX&TM Hương Trung
Phân bón NPK cao cấp 20-20-15 + TE
NSX: 30/11/2016
của Công ty TNHH SX&TM Hương Trung
6
Cửa hàng VTNN Như Ý
Đ/c: Ấp Đông Phú, xã Ngãi Tứ- Tam Bình
Phân bón NPK Nam Trung 20-20-15 +TE
NSX: 2/3/2016
của Công ty TNHH SX Phân bón NPK Phương Nam
7
Cửa hàng VTNN Hai Thọ
Đ/c: Ấp Hòa Hiệp, xã Nguyễn Văn Thảnh- Bình Tân
Phân bón Việt Đức cao cấp ngoại nhập 17-17-17 + TE
NSX: 25/1/2016
của Công ty TNHH XNK Việt Đức
Phân bón Việt Đức 20-20-15 + TE
NSX: 21/11/2016
của Công ty TNHH XNK Việt Đức
8
Cửa hàng VTNN Ưng Yến
Đ/c: Ấp Đông Thạnh A, Xã Đông Thạnh- TX Bình Minh
Sumo phân bón NPK cao cấp 20-20-15 + TE
NSX: 20/10/2016
của Công ty CP Sumo
9
Cửa hàng VTNN Thanh Giang
Đ/c: Ấp Thành Ninh, Thành Lợi,
TX Bình Minh
Phân bón cao cấp NPK + TE Thái Lan 20-20-15SiO2 + Ca – TE
NSX: 19/11/2016
của Công ty CP Quốc tế AnFaco
10
Cửa hàng VTNN Khởi Uyên
Đ/c: Xã Mỹ Thuận- Bình Tân
Phân bón hỗn hợp DAB 18-16 + MgO, CaO, Bo, Zn
NSX: 28/1/2016
của Công ty TNHH SX & TM Nam Việt
11
Cửa hàng VTNN Út Điệt
Đ/c: Ấp Ngã Hậu, Hiếu Nhơn- Vũng Liêm.
Phân bón NPK cao cấp 16-16-8+ TE
NXS: 19/11/2016
của Công ty TNHH MTV Quế Lâm Long An
Cách Nhận Biết Phân Bón Kém Chất Lượng
Gần đây, một số bà con nông dân đã mua phải phân bón kém chất lượng, nhất là phân Kali và các loại phân hỗn hợp NPK. Để giúp cho nông dân tự bảo vệ mình, có khả năng tự mình mua được những loại phân đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm được tổng hợp từ các chuyên gia trong lĩnh vực phân bón như sau:
Mặc dù khó nhưng vẫn có thể phân biệt phân thật phân giả bằng cảm quan; xin chia sẻ với bà con nông dân một số kinh nghiệm giúp phân biệt, lựa chọn được phân Kali, Ure và phân hỗn hợp NPK thật như sau:
Phân Ka-li clo-rua (KCl) chứa 60% K2O
– Màu sắc đặc trưng: đỏ hồng, hồng nhạt, đỏ tím và màu trắng. Đây là loại phân chứa Ka-li phổ biến nhất, và cũng là loại phân bị lợi dụng làm giả, làm nhái nhiều nhất, gây tổn thất nặng nề nhất cho người nông dân do chênh lệch giá giữa hàng thật-hàng giả rất lớn, lại dễ làm giả.
Nông dân dễ bị mua phải phân Ka-li giả do trên thị trường có các loại phân NKS, KNS, NPK… được một số nhà sản xuất cố tình làm rất giống phân Clo-rua Ka-li về mặt hình thức, nhất là màu đỏ đặc trưng của Kali, nhưng thực chất chỉ có từ 10-30 % là Ô-xit Ka-li, còn lại là phân SA, muối ăn, phẩm màu, bột sét đỏ. Đây là loại phân phải nhập khẩu 100%, do đó khi mua hàng, người nông dân cần yêu cầu đại lý: Bán cho loại phân Ka-li thật, có hàm lượng K2O ≥ 60%, sau đó phải xem bao bì có đúng là hàng nhập khẩu hay không. Các loại phân do các cơ sở trong nước sản xuất, trên bao bì không ghi hàm lượng K2O chiếm 60% thì đều là hàng giả, hàng nhái.
Khi mua hàng nên mang theo một chiếc cốc thủy tinh nhỏ, trắng và trong suốt cùng một ít nước sạch trong cốc. Thả một nhúm chừng 3-5 gam sản phẩm vào trong cốc nước có dung tích 50-100 ml để làm thực nghiệm và quan sát kết quả như sau:
Cách thử: Cho 3-5 gam phân khô ráo vào cốc nước trong.
Phân Kali clorua thật:
– Cốc nước chưa có màu hồng đỏ
– Một phần chìm xuống nước, một phần vẫn nổi trên mặt cốc nước
– Sau khi khoắng mạnh, dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt, không vẩn đục, có váng đỏ bám quanh thành cốc. Phân tan hết.
Phân Kali clorua kém chất lượng:
– Cốc nước lập tức có màu hồng đỏ
– Toàn bộ phân chìm xuống và tan rất nhanh,
– Sau khi khoắng mạnh, dung dịch có màu hồng đỏ, vẩn đục, không có váng đỏ bám quanh thành cốc. Có thể để lại cặn không tan hết.
Phân Ka-li sunfat (K2SO4) chứa 50% K2O
– Màu trắng, ở dạng hạt nhỏ hoặc bột, cũng là loại phân phải nhập khẩu, số lượng dùng không phổ biến, dễ bị làm giả khi trộn lẫn với bột đá vôi hoặc bột vôi sống, bột đất sét trắng. Cách phân biệt như sau:
Cách thử: Cho 7-10 gam phân vào cốc nước trong.
Phân Sun – phát Ka – li (SOS) thật: Tan hết trong nước, dung dịch có màu trong suốt.
Phân giả: Có thể không tan hết, để lại cặn lắng (bột đá) hoặc dung dịch vẩn đục do huyền phù của vôi hoặc sét trắng.
Phân U-rê:
Có hai loại phân U-rê chính là loại hạt trong và hạt đục, cả hai loại đều có công thức hóa học và hàm lượng ni-tơ như nhau, tối thiểu là 46%.
– Phân U-rê hạt trong: là loại phổ biến nhất, phân rất dễ tan, có màu trắng trong, dạng hạt tròn. Đây là loại phân rất khó làm giả, tuy nhiên đã xuất hiện loại kém chất lượng bằng cách trộn phân SA vào phân U-rê theo một tỷ lệ nhất định do phân SA rẻ hơn phân U-rê.
Đặc điểm để nhận biết là phân U-rê thật chỉ có dạng hạt tròn, còn nếu có lẫn phân SA thì các hạt phân SA có dạng tinh thể, nhiều góc cạnh. Hiện nay nước ta chỉ có 2 nhà máy sản xuất được U-rê hạt trong là Đạm Hà Bắc và Đạm Phú Mỹ, còn lại là U-rê nhập khẩu. Do đó, phân U-rê của các cơ sở sản xuất khác ở trong nước đều là hàng giả. Vì vậy, bà con nông dân nên chọn mua 2 loại U-rê Hà Bắc và Phú Mỹ, hoặc U-rê trên bao bì có ghi rõ ràng nguồn gốc nhập khẩu.
– Phân U-rê hạt đục: đây là loại phân rất tốt, phân có dạng hạt to, đường kính hạt 2- 4mm, cứng, màu trắng đục như sữa. Đây là loại phân phải nhập khẩu 100%, rất khó làm giả hoặc việc làm giả không đem lại lợi ích đáng kể. Bà con nông dân có thể an tâm khi mua và sử dụng loại phân này.
Đối với các loại phân hỗn hợp NPK nói chung rất khó phân biệt được thật – giả và xác định được mức chất lượng bằng cảm quan thông thường mà phải dựa trên kết quả phân tích của các trung tâm phân tích. Kinh nghiệm chung để mua được đúng chủng loại và chất lượng các loại phân NPK là chọn mua sản phẩm của các công ty lớn, có uy tín trên thị trường, mua tại các đại lý bán hàng chính thức của các công ty đó.
Với những thông tin bổ ích nêu trên, hy vọng rằng bà con nông dân có thêm kinh nghiệm và có thêm nhiều địa chỉ tin cậy để có thể mua được phân bón thật, chất lượng tốt góp phần tạo ra những vụ mùa bội thu.
Đậu Thị Triều, Báo Nghệ An, 29/8/2012
Đắk Lắk: Nỗi Lo Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng
Mỗi năm, trên địa bàn Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã xử lý và tịch thu hàng chục tấn phân bón vi phạm, chủ yếu là hàng hóa quá hạn sử dụng, không có giấy phép đăng ký kinh doanh, không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm niêm yết giá, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, để phân bón tiếp xúc với nền đất tại địa điểm kinh doanh…
Mới đây nhất, ngày 10-7, Chi Cục QLTT tỉnh đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn kho hàng chứa 176 tấn phân bón đã hết hạn sử dụng và chuẩn bị tiêu thụ ra thị trường. Cụ thể, qua kiểm tra đột xuất kho hàng của đại lý phân bón do ông Trần Văn Thiện (xã Hoà Khánh, TP. Buôn Ma Thuột) làm chủ, Đội QLTT số 1 (thuộc Chi cục QLTT) đã phát hiện trên 7.000 bao phân (loại 25 kg) hiệu NPK 8-2-8 + TE được sản xuất tại Nhà máy phân bón Thiên Nông (tỉnh Thanh Hóa) đã hết hạn sử dụng hơn 2 năm. Trên bao bì của loại phân bón này có ghi ngày sản xuất tháng 11-2013, thời hạn sử dụng 2 năm, nhưng đến thời điểm (10-7-2017) vẫn được chứa trong kho và đang chuẩn bị tiêu thụ ra thị trường. Đáng nói hơn, khi lấy kết quả đi kiểm định chất lượng, cơ quan chức năng còn phát hiện toàn bộ số phân bón này không có đủ hàm lượng dinh dưỡng như đã ghi trên bao bì.
Một vụ khác, cách đây không lâu, một nông dân ở huyện Ea Kar đã mua phải phân bón nội giả, kém chất lượng về bón cho cây trồng làm chết mấy héc-ta tiêu. Cụ thể, ngày 23-9-2016, anh Nguyễn Văn Thỉnh (xã Xuân Phú, huyện Ea Kar) có ký hợp đồng mua 2 tấn phân bón hiệu Đồng Lộc của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư nông nghiệp và phân bón An Thịnh (tại Khu công nghiệp Tâm Thắng, huyện Cư Jut, Đắk Nông) và đã bón 1,2 tấn cho gần 800 trụ tiêu. Hơn 10 ngày sau, anh bàng hoàng phát hiện vườn tiêu có hiện tượng rụng trái, lá, tháo lóng hàng loạt và khoảng 30% diện tích bị chết. Ngay sau khi phát hiện vụ việc, anh Thỉnh có thông báo và phía Công ty An Thịnh cử người xuống kiểm tra, tiến hành phun một số loại thuốc để xử lý nhưng không hiệu quả. Sau đó, anh Thỉnh yêu cầu cơ quan chức năng của huyện Ea Kar lấy mẫu để giám định. Kết quả, mẫu phân bón trên không đúng như tiêu chuẩn ghi trên bao bì. Ước tính thiệt hại vườn cây lên đến hàng trăm triệu đồng, nhưng điều làm anh Thỉnh bức xúc hơn là phía Công ty An Thịnh chỉ đề nghị sẽ hỗ trợ anh một phần thiệt hại, vì cho rằng… chưa thể khẳng định tiêu rụng trái, chết là do phân bón của công ty cung cấp(?!)
Trên thực tế, nạn phân bón giả, kém chất lượng bày bán tràn lan trên thị trường khiến nông dân chịu “thiệt đơn thiệt kép” nếu mua phải. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm ở lĩnh vực này hiện vẫn còn nhiều lúng túng. Tại hội nghị sơ kết công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2017 được tổ chức hồi trung tuần tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Đào Chí, Chi cục phó Chi cục QLTT tỉnh cho hay, dù cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý mạnh tay các cơ sở vi phạm nhưng tình trạng buôn bán, vận chuyển phân bón giả, kém chất lượng vẫn xảy ra trên địa bàn. Trong đó, có nguyên nhân do một số quy định còn chồng chéo khiến công tác kiểm tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Như Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp” không quy định thẩm quyền của lực lượng QLTT xử lý vi phạm trong kinh doanh phân bón. Còn nếu chỉ xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 185 ngày 15-11-2013 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại thì mức chế tài chưa đủ mạnh để có tính răn đe nạn kinh doanh phân bón giả.
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua Chi cục QLTT tỉnh đã mở nhiều đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, Chi cục cũng đã tiến hành kiểm tra chất lượng thông qua việc lấy mẫu để giám định, Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm… Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của cơ quan chức năng, theo ông Chí, về phía người tiêu dùng, tốt nhất nên mua những sản phẩm đã có thương hiệu, uy tín trên thị trường hoặc ở những đại lý, điểm bán đáng tin cậy.
Phân Bón Giả, Phân Bón Kém Chất Lượng Có Xu Hướng Tăng
Lực lượng chức năng tỉnh Long An tiến hành kiểm tra số phân bón giả, kém chất lượng, (Ảnh Cục QLTT tỉnh Long An).
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng ở ĐBSCL đã kiểm tra, lấy mẫu, xét nghiệm phát hiện hàng chục mẫu phân bón không đảm bảo chất lượng, trong đó có cả trường hợp phân bón giả, tập trung nhiều nhất là nhóm sản phẩm NPK.
Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An, thời gian qua hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp.
Theo cục này, tình trạng buôn bán, sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng tinh vi hơn, gây thiệt hại cho người nông dân, ảnh hưởng đến môi trường, gây bức xúc trong dư luận.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cơ quan tỉnh Long An đã lấy 50 mẫu phân bón các loại gửi cơ quan có chức năng kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, phát hiện 12 mẫu phân bón vi phạm về chất lượng. Trong đó, có 10 mẫu phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, 2 mẫu phân bón là hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.
Lực lượng chức năng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 11 trường hợp với tổng số tiền 196 triệu đồng và buộc tiêu hủy 87 bao phân bón giả. Chuyển cơ quan Công an khởi tố hình sự theo quy định pháp luật 1 trường hợp kinh doanh phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng.
Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên kiểm tra tại một cơ sở sản xuất phân bón trên địa bàn huyện Đông Hòa.Theo ngành chức năng ở ĐBSCL, hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả bị xử phạt hành chính rất cao, thậm chí còn truy cứu trách nhiệm hình sự. Phân bón giả, kém chất lượng, không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho nông dân, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đất đai, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vấn nạn này vẫn là bài toán hết sức nan giải.
Bắt nhiều vụ phân bón không rõ nguồn gốc
Mới đây, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định kiểm tra, bắt quả tang một cơ sở đang sản xuất phân bón giả. Hồ sơ vụ việc đã được chuyển giao cho Thanh tra Sở Nông nghiệp& PTNT tỉnh Bình Định để xác minh, làm rõ.
Theo đó, vào trưa ngày 1/7, Công an huyện Tây Sơn phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra nhà ông Lê Xuân Lang, thôn Hòa Trung, xã Bình Tường, Tây Sơn, bắt quả tang bà Lê Thị Ngọc Thuận là con gái ông Lang đang pha trộn, đóng gói phân bón mang thương hiệu của nhiều hãng phân bón khác trên thị trường.
Cơ quan chức năng đã thu giữ 4.840kg và 60 lít phân bón thành phẩm mang nhiều nhãn hiệu khác nhau, 643kg nguyên liệu sản xuất phân bón xuất xứ nước ngoài, gần 200kg bao bì, nhãn cùng nhiều máy móc, thiết bị là phương tiện sản xuất.
Tại thời điểm kiểm tra ông Lang không xuất trình được các giấy tờ về hoạt động sản xuất, kinh doanh mà đoàn công tác yêu cầu.
Trước đó, ngày 16/6, trong lúc tuần tra tại khu vực biển cửa Triều thuộc tỉnh Tiền Giang, tổ công tác của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phát hiện tàu BKS TG 14897 có dấu hiệu khả nghi nên tiến hành kiểm tra phát hiện trên tàu đang chở khoảng 100 tấn phân bón.
Tại thời điểm kiểm tra trên tàu có 8 thuyền viên do ông Trần Văn Xíu, ở tỉnh Long An làm thuyền trưởng, tất cả các thuyền viên trên tàu đều không có chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn, tàu không có giấy tờ, hồ sơ về tàu, hóa đơn chứng minh số phân bón nói trên.
Khoảng 100 tấn phân bón không rõ nguồn gốc bị tổ công tác của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phát hiện phát hiện tại tỉnh Tiền Giang(Ảnh: công an nhân dân).Vào chiều 20/5/2019, Đội Chống buôn lậu của Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Đắk Lắk) đã kiểm tra cửa hàng do Nguyễn Thị Kiều Oanh (số 354 đường Nguyễn Thị Định, phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột) làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, trong kho của cửa hàng có hàng trăm tấn phân bón với nhiều tên sản phẩm khác nhau.
Tại đây cơ quan chức năng phát hiện có hơn 20 tấn phân bón không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, một số sản phẩm đã quá hạn sử dụng và thậm chí không có ngày sản xuất.
Sau khi lập biên bản ghi nhận hiện trường, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành niêm phong toàn bộ số phân bón vi phạm trên để đưa về cơ quan tiếp tục điều tra xử lý…
Theo thống kê mỗi năm nước ta cần khoảng 11 triệu tấn phân bón. Tuy vậy, thực tế nguồn cung đang tăng gấp 3 lần so với nhu cầu này. Đáng lưu ý, hơn 50% số phân bón trên thị trường hiện nay có nguy cơ là hàng kém chất lượng.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, phân bón giả đang gây thiệt hại tới 2,6 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế.
Cập nhật thông tin chi tiết về Công Khai Phân Bón Kém Chất Lượng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!