Xu Hướng 12/2023 # Chuyển Giao Thành Công Mô Hình Trồng Lan Mokara Cắt Cành # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chuyển Giao Thành Công Mô Hình Trồng Lan Mokara Cắt Cành được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là Trung tâm) là một trong những đơn vị chủ lực của tỉnh xây dựng và thực hiện các mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Nhiều mô hình đã được Trung tâm thực hiện thành công và bắt đầu chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân thực hiện. Đặc biệt, bên cạnh mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, mô hình trồng lan Mokara cắt cành cũng vừa được Trung tâm chuyển giao thành công.

Kỹ sư Nguyễn Quốc Trung (phải) đang chăm sóc vườn lan của ông Ngô Hữu Nguyền.

Ông Ngô Hữu Nguyền (ấp Bình Phú, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo) là hộ dân đầu tiên được Trung tâm chuyển giao mô hình trồng lan Mokara cắt cành. Ông Ngô Hữu Nguyền cho biết:

Theo tìm hiểu thì lan Mokara là loại cây dễ trồng và cho hiệu quả kinh tế cao. Từ đó tôi đã liên hệ với Trung tâm để nhờ hỗ trợ xây dựng mô hình trồng, chăm sóc và dự kiến khi thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế sẽ nhân rộng mô hình trồng lan Mokara.

“Trong quá trình trồng, diện tích 200 m2, với 1.000 con giống, đề án trồng lan Mokara cắt cành mà chúng tôi đang thực hiện có tổng nguồn vốn là 300 triệu đồng, phía gia đình bỏ ra khoảng 150 triệu đồng, phần còn lại do dự án hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học; trong đó bao gồm chi phí cây con giống, kỹ thuật, chi phí hội thảo…” – ông Ngô Hữu Nguyền cho biết.

Theo ông Ngô Hữu Nguyền, tổng thời gian thực hiện đề án là 18 tháng, hiện đã được triển khai 9 tháng. Thời gian đầu của đề án là khâu trồng, chăm sóc và đến nay cây lan đã trưởng thành; nửa thời gian còn lại là giai đoạn lấy bông và thu hoạch.

Giá lan Mokara hiện nay dao động từ 7.000 – 10.000 đồng tùy theo cành hoa lớn hay nhỏ. Với giá bán như thế, người trồng có thể thu hồi vốn đầu tư sau hơn 1 năm thu hoạch. Thời gian thu hoạch lan Mokara tương đối dài, đến khi cây lan già cỗi mới nhổ bỏ trồng lại. “Thời gian qua, Trung tâm đã hỗ trợ rất nhiều để xây dựng mô hình trồng lan Mokara này.

Sau khi đề án kết thúc, Trung tâm sẽ chuyển giao toàn bộ cho nông hộ. Từ đó gia đình chỉ việc chăm sóc và thu hoạch. Nếu bà con nông dân có nhu cầu tham quan, học tập và trồng cây lan Mokara cắt cành thì tôi sẽ hướng dẫn, chuyển giao và khi vườn lan phát triển đến mức có thể nhân giống được sẽ cung cấp con giống” – ông Ngô Hữu Nguyền cho biết như thế.

Về kỹ thuật và cách thức trồng lan Mokara, Kỹ sư Nguyễn Quốc Trung, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm cho biết, để trồng lan Mokara trước mắt nông hộ cần thiết kế vườn theo đúng yêu cầu kỹ thuật trồng lan là xây dựng nhà lưới, sử dụng lưới đen để giảm khoảng 50% ánh nắng, ban đầu thiết kế 2 lớp lưới sau đó tháo đi 1 lớp; tiếp theo là xây dựng các luống trồng, mỗi luống có thể trồng từ 2 – 3 hàng, mỗi luống rộng từ 60 cm đến 1,2 m; chuẩn bị giá thể là vỏ hạt đậu phộng, khi mua về được xử lý để giảm mầm bệnh trước khi đổ vào luống trồng, mỗi luống trồng cần đổ 15 cm vỏ đậu phộng; cây lan con được trồng với khoảng cách 25 cm mỗi cây, hàng cách hàng là 40 cm.

Sau 6 tháng chăm sóc, cây lan có thể kích thích cho ra hoa bằng phân bón chuyên dùng. Sau khoảng 2,5 tháng phun thuốc kích thích có thể thu hoạch nhánh hoa đầu tiên. Trong giai đoạn cây phát triển cần thường xuyên phun các loại phân bón lá để dưỡng cho cây, bình quân khoảng 5 ngày sẽ phun 1 lần. Đối với cây lan Mokara giai đoạn đầu tiên khi mới mua con giống về cần được chăm sóc kỹ và không nên cho ra hoa trước 6 tháng khi trồng.

Đánh giá về hiệu quả trồng lan Mokara cắt cành và khả năng nhân rộng mô hình trong thời gian tới, Tiến sĩ Lê Quang Khôi, Giám đốc Trung tâm cho biết, trồng lan Mokara cắt cành là mô hình mang lại hiệu quả về mặt kinh tế; đồng thời phù hợp với vùng nông nghiệp đô thị, nơi có diện tích canh tác dần bị thu hẹp.

Cụ thể, nếu đầu tư 1.000 m 2, vốn đầu tư khoảng 600 triệu đồng, với số lượng cắt từ 8 – 10 cành hoa cho mỗi cây/năm, với giá bán như hiện nay khoảng 5.000 – 7.000 đồng/cành, lợi nhuận có thể thu được từ 80 – 150 triệu đồng/ năm. Mô hình trồng lan Mokara hiện đã được Trung tâm chuyển giao thành công cho 1 hộ dân ở huyện Chợ Gạo.

Đây là kết quả của chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại rau, hoa theo hướng nông nghiệp đô thị. Mô hình này trước mắt mang lại hiệu quả kinh tế; đồng thời tạo được vẻ mỹ quan cho khu vực xung quanh.

Tất nhiên khi canh tác mô hình này cũng không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Tuy nhiên, để canh tác được mô hình lan Mokara cho hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi người trồng phải biết kỹ thuật và vốn đầu tư ban đầu tương đối cao. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục đào tạo, tập huấn và chuyển giao mô hình cho những hộ dân có nhu cầu, với mong muốn là Trung tâm ngày càng đưa vào ứng dụng nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho vùng nông nghiệp đô thị…

THẾ ANH

Mô hình trồng lan Mokara cắt cành được Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang chọn canh tác từ năm 2014, vì đây là giống hoa có nhiều ưu điểm như: Đẹp, cánh to, nhiều hoa trên một cành hoa, màu sắc rực rỡ (màu hoa thường được ưa chuộng hơn cả là đỏ và vàng sáng). Cây ra hoa gần như quanh năm. Cây rất khỏe, phát triển mạnh về chiều cao, lá dài nhưng không bó chặt vào thân, cây ra rễ nhiều và nhanh, ít bị nhiễm sâu bệnh. Mô hình trồng lan Mokara cắt cành theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại Trung tâm đã đạt được những thành công và kết quả nhất định.Thời gian bắt đầu trồng đến khai thác và kinh doanh hoa lan: Đối với giống Mokara cắt ngọn, cây cắt ngọn cao khoảng 30 cm sau khi trồng khoảng 12 tháng có thể khai thác. Đối với giống Mokara hậu nuôi cấy mô, sau khi trồng từ 3- 4 năm thì khai thác.Tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống và yêu cầu của khách hàng, nhìn chung khi thấy còn 3 – 5 nụ trên cùng (tùy giống) thì tiến hành thu hoạch. Nên thu hoạch vào sáng sớm hay chiều mát khi hoa đã ráo sương hoặc nước mưa. Hoa sau khi thu hoạch, phân loại sơ bộ, đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ…

Trồng Lan Mokara Cắt Cành Theo Công Nghệ Mới: Mô Hình Hiệu Quả

(Tin Môi Trường) – Anh Lê Văn Đạt (khu phố 2, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) là 1 trong 5 hội viên tiêu biểu của Câu lạc bộ (CLB) Trang trại hoa lan Bình Dương được chọn tham gia dự án “Trồng lan Mokara cắt cành theo công nghệ mới” và làm mô hình trình diễn. Vườn lan của anh Đạt có diện tích 1.000m2, trồng 7.000 cây lan Mokara với các giống được thị trường ưa chuộng như vàng chanh, đỏ quặp, vàng nến…

Với hệ thống tưới phun sương bán tự động và tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật từ chọn giống, bón phân cho đến phòng trừ sâu bệnh nên vườn lan của anh đã sinh trưởng và phát triển rất tốt. So với cách trồng bình thường, cây lan trong dự án của anh phát triển được 2 – 4 lá/tháng (bình thường 1- 2 lá/tháng), lá có màu xanh bóng đẹp, bản lá to bề ngang và dài hơn. Số cành hoa cũng phát triển nhiều hơn bình thường từ 2 – 6 cành tùy theo giống lan, sâu bệnh và cỏ dại được kiểm soát chặt chẽ, không bị gây hại. Hiện nay vườn lan của anh cho thu hoạch khoảng 1.000 cành/tháng với số tiền thu được gần 10 triệu đồng.

Anh Đạt cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất của người trồng lan, nhất là với cây lan Mokara là vốn đầu tư ban đầu tương đối cao, mỗi cây lan giống từ 50.000 – 100.000 đồng/ cây. Theo dự toán của CLB Trang trại hoa lan Bình Dương, để trồng 100m2 cây lan Mokara phải tốn khoảng 70 triệu đồng và sau 3 năm mới có thể thu hồi được vốn. Nhằm nghiên cứu xây dựng quy trình trồng lan có tính khoa học và thiết thực, CLB đã tiến hành thực hiện đề tài “Trồng lan Mokara cắt cành theo công nghệ mới” (thực hiện từ năm 2011), cho 5 hộ vay vốn ưu đãi của Quỹ Phát triển khoa học – công nghệ tỉnh.

Đến nay đã giải ngân 1,5 tỷ đồng cho 5 hộ vay với lãi suất 5%/ năm (lãi trả 1 quý 1 lần). Các hội viên thực hiện dự án đã trả lãi hai năm ( 2011-2013) là 142.128.000 đồng và số tiền gốc là 600 triệu đồng, số còn lại phải trả vào năm 2014-2023 là 900 triệu đồng cùng với số lãi hàng quý. Với sự sinh trưởng phát triển tốt của các vườn lan điểm của dự án thì việc trả vốn gốc và lãi hàng quý được bảo đảm. Hiện 5 mô hình điểm “Trồng lan Mokara cắt cành theo công nghệ mới” của CLB có diện tích 3.000m2, trồng 21.000 cây lan Mokara. Đến nay, các mô hình này được đánh giá là sinh trưởng phát triển tốt, đang ở giai đoạn kinh doanh, hiệu quả rất tốt. Các mô hình điểm này đã có ảnh hưởng tốt và lan tỏa ra các hộ trồng lan trong CLB.

Ý kiến bạn đọc về: Trồng lan mokara cắt cành theo công nghệ mới: Mô hình hiệu quả Gửi ý kiến bạn đọc về: Trồng lan mokara cắt cành theo công nghệ mới: Mô hình hiệu quả

Khá Lên Từ Mô Hình Trồng Lan Mokara Cắt Cành

Mô hình trồng lan mokara cắt cành của gia đình chị Nguyễn Hồng Diệu ở khu phố 1B, phường Chánh Phú Hòa được đánh giá là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao tại TX.Bến Cát.

Mô hình trồng lan mokara cắt cành của chị Diệu mang lại thu nhập cao. Ảnh: HOÀNG PHẠM

Đây là mô hình nông nghiệp đô thị thích hợp với người dân có quỹ đất ít để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. Chị Diệu cho biết, được sự hỗ trợ, giúp đỡ về khoa học – kỹ thuật của TX.Bến Cát và phường Chánh Phú Hòa, ban đầu chị đã trồng thử nghiệm 100m2 lan mokara cắt cành. Qua trồng thử nghiệm, chị đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu, sau đó mở rộng đầu tư với diện tích 10.000m2. Các giống lan được chị trồng nhiều như lan cắt cành mokara, denro, catlaigia… vì các giống lan này có sức chống chịu với thời tiết tốt, phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm của địa phương nên lan sinh trưởng và phát triển tốt.

Nhờ sự chăm sóc cần mẫn, sự hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật của Hội Nông dân địa phương cộng với kinh nghiệm tích lũy trong quá trình trồng lan, sau khi trừ các chi phí, vườn lan mang lại cho chị Lan lãi trên 700 triệu đồng mỗi năm. Hiện nay, ngoài việc trồng lan, chị

còn kết hợp mở dịch vụ hoa tươi để cung cấp hoa, cắm hoa cho các sự kiện liên hoan, cưới hỏi, sinh nhật trong và ngoài địa bàn thị xã. Nguyên liệu hoa cắm chị sử dụng từ nguồn hoa trồng của gia đình và thu mua từ các hộ nông dân trên địa bàn.

Với mô hình trồng lan và dịch vụ cung cấp hoa tươi, chị Diệu đã giải quyết việc làm thời vụ cho 15 lao động với mức lương từ 4 – 10 triệu đồng người/ tháng. Bên cạnh đó, chị cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ đầu ra sản phẩm cho các hộ dân trồng lan trên địa bàn.

HOÀNG PHẠM

Mô Hình Canh Tác Hoa Lan Mokara Cắt Cành Theo Hướng Công Nghệ Cao

Trong năm 2014, Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang chọn mô hình canh tác giống hoa lan Mokara, vì đây là giống hoa có nhiều ưu điểm như đẹp, cánh to, nhiều hoa trên một cành hoa, màu sắc rực rỡ (màu hoa thường được ưa chuộng hơn cả là đỏ và vàng sáng). Mặt khác, cây rất siêng ra hoa, gần như quanh năm và cây rất khỏe, phát triển mạnh về chiều cao, ít bị nhiễm sâu bệnh…

Hình dạng luống trồng Lan MOKARA.

I. THIẾT KẾ MÔ HÌNH

1. Kỹ thuật nhà lưới

Tùy theo diện tích trồng lan mà nhà lưới có thể khác nhau. Nhà lưới có chiều cao từ 3,5 – 4 m, chịu được giông gió, thông thoáng và che mát cho lan phát triển. Có thể sử dụng trụ xi măng, sắt hoặc gỗ. Lưới che loại lưới che 50% ánh sáng, có thể màu xanh hoặc màu đen.

2. Kỹ thuật tạo luống

Luống được bố trí tùy theo khu đất trồng, tốt nhất theo hướng Đông – Tây để cây nhận ánh sáng đầy đủ và đồng thời trải lưới theo hướng Bắc Nam.

Mặt luống rộng từ 0,8 – 1,2 m và dài từ 8 – 10 m. Luống hình mô rùa. Lối đi giữa các luống rộng 0,5 m. Luống xây gạch ống cần có lỗ thoát nước. Trong mỗi luống có lắp 5 trụ đỡ, cao 2,5 m. Luống được rải võ đậu phộng dày 10 – 15 cm.

Hệ thống tưới bao gồm: Máy bơm, bồn chứa, vòi phun sương và đồng hồ tưới hẹn giờ (timer).

– Máy bơm lắp đặt để bơm nước từ bồn chứa 2 (sử dụng nước cấp TP. Mỹ Tho) vào hệ thống tưới phun sương.

– Bồn chứa 1 chứa nước cấp, mở nắp để clorin bay hơi (nước chứa trong vòng 5 – 7 ngày).

– Bồn 2 chứa nước dự trữ để tưới (nước từ bồn 1 đã cho bay hơi clorin vào bồn 2).

– Vòi phun được bố trí theo khoảng cách 3 x 3 m, vòi được lắp ở độ cao 3 m.

– Hệ thống tưới được điều khiển tự động bằng timer, với tầng suất 2 lần/ngày, mỗi lần 5 phút.

3. Kỹ thuật chọn giống

* Giống cắt ngọn: Xu hướng chọn giống trồng như sau:

+ Hoa đẹp, cánh to, nhiều hoa trên một cành, màu sắc rực rỡ;

+ Cây siêng ra hoa, hoa liên tục trong năm;

+ Phát hoa dài có thể phân nhánh;

+ Có từ 2 – 3 rễ;

+ Màu hoa được ưa chuộng như đỏ vàng sáng;

+ Cây phát triển mạnh về chiều cao, lá dài nhưng không bó chặt vào thân, không bị rụng lá chân, ít bị nhiễm sâu bệnh, nhất là bệnh đốm lá và bệnh thối nhũn đọt.

II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC LAN

1. Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm, tránh trồng vào thời điểm mưa nhiều dễ bị thối đọt.

2. Phương pháp trồng: Chuẩn bị luống trồng, tưới đẫm mặt luống trước khi trồng. Mật độ trồng 40.000 – 50.000 cây/ha. Khi trồng đảm bảo cho rễ cây lan vừa chạm mặt vỏ đậu phộng.

3. Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ bệnh

a. Tưới nước: pH từ 5.5 – 6.8. Tùy theo điều kiện thời tiết mà có chế độ tưới thích hợp để bảo đảm độ ẩm không khí

50 – 80%. Nếu thời tiết bình thường thì tưới 2 lần/ngày, tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ sáng) và vào 3 – 4 giờ chiều. Những ngày nắng gắt và tiết trời khô lạnh nên tưới bổ sung 1 – 2 lần.

b. Ánh sáng: Cây mới trồng nên sử dụng 2 lớp lưới che 50% ánh sáng. Sau 1 năm cây phục hồi và phát triển tốt thì giữ lại 1 lớp.

c. Dinh dưỡng: Các loại phân được sử dụng như: Growmore 30-10-10; Growmore 20-20-20; Growmore 6-30-30; Growmore 10-60-10; phân cá Fish Emulsion 5-1-1; vitamine B1, Terrasorb; Seaweed; Black earth; Humix… Liều lượng bón theo liều lượng hướng dẫn của sản phẩm.

d. Bổ sung giá thể: Sau khi trồng từ 6 tháng đến 1 năm, vỏ đậu phộng đã mục nát nhiều, hay có nhiều rêu, nên rải bổ sung lớp vỏ đậu phộng mới dày 3 – 5 cm.

e. Phòng trừ sâu bệnh:

– Cách phòng trừ: Vườn lan thiết kế thông thoáng, tránh tưới nước quá ẩm vào chiều tối. Thường xuyên vệ sinh xung quanh vườn lan để hạn chế côn trùng và thông thoáng vườn.

– Cắt bỏ các bông nhỏ ra đợt đầu hoặc cây còi cọc để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

– Cần kiểm tra sâu bệnh hằng ngày. Nếu xuất hiện bệnh thì phòng trừ ngay và cắt bỏ vết bệnh. Ưu tiên sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học để phòng trị.

– Một số bệnh hại thường gặp trên lan Mokara như: Bệnh thối nhũng, bệnh khô đầu lá, bệnh đốm hoa lan, bệnh tuột lá chân.

– Một số côn trùng gây hại trên lan Mokara như: Bọ trĩ, nhện đỏ, rệp, sâu ăn lá, sâu róm, ốc sên…

III. KINH DOANH HOA LAN

Thời gian bắt đầu trồng đến khai thác và kinh doanh hoa lan:

+ Đối với giống Mokara cắt ngọn: Cây cắt ngọn cao khoảng 30 cm sau khi trồng khoảng 12 tháng thì khai thác.

+ Đối với giống Mokara hậu nuôi cấy mô: Sau khi trồng từ 3- 4 năm thì khai thác.

Tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống và yêu cầu của khách hàng, nhìn chung khi thấy còn 3 – 5 nụ trên cùng (tùy giống) thì tiến hành thu hoạch. Nên thu hoạch vào sáng sớm hay chiều mát khi hoa đã ráo sương hoặc nước mưa. Hoa sau khi thu hoạch được phân loại sơ bộ, đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CANH TÁC HOA LAN MOKARA CẮT CÀNH TRONG NHÀ LƯỚI

Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang áp dụng “phương pháp tưới phun tự động trong canh tác lan Mokara trên giá thể vỏ đậu phộng trong nhà lưới” đạt được những kết quả nhất định về hiệu quả và nhân rộng mô hình.

– Hiệu quả: Năng suất đạt khoảng: 8 – 12 cành hoa/cây/năm; 1.000 m 2 trồng khoảng 4.000 cây; lợi nhuận: 80 – 150 triệu đồng/1.000 m 2/năm.

– Nhân rộng mô hình: Mô hình “Áp dụng phương pháp tưới phun tự động trong canh tác lan Mokara trên giá thể vỏ đậu phộng trong nhà lưới” được xây dựng cũng là mục tiêu chính của Chương trình “Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất một số loại rau, hoa theo hướng nông nghiệp đô thị” của tỉnh và mô hình này được nhân rộng đến bà con nông dân bằng các hình thức đào tạo, tập huấn, chuyển giao và giới thiệu mô hình trồng lan Mokara cắt cành tại Trung tâm.

Hiện nay và trong tương lai, Trung tâm là đơn vị chuyển giao kỹ thuật canh tác lan Mokara trên giá thể vỏ đậu phộng trong nhà lưới bằng phương pháp tưới phun và cũng là đơn vị nhận lắp đặt nhà lưới, hệ thống tưới phun cho các hộ dân và các đơn vị có nhu cầu.

VƯƠNG THỊ MỸ THANH

Hiệu Quả Mô Hình Trồng Lan Mokara Cắt Cành Ở Củ Chi

KHPTO – Tháng 11/2023, Trung tâm khuyến nông chúng tôi đã triển khai 4 mô hình trình diễn trồng hoa lan Mokara cắt cành, với quy mô 4.000 m2/16 hộ, tập trung ở xã Trung An, Nhuận Đức, Trung Lập Hạ, An Nhơn Tây, Thái Mỹ và Phú Hòa Đông.

Mô hình nhằm chuyển giao giống, kỹ thuật trồng lan Mokara cắt cành đến với người dân, giúp nông dân nắm bắt quy trình chăm sóc, phòng trừ một số sâu bệnh hại, tạo sản phẩm chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Trung tâm đã triển khai mô hình phổ biến quy cách giống và quy trình kỹ thuật áp dụng: Về cơ cấu giống lan gồm các loại: Mokara Jack kyan pink (hồng), Mokara Bangkunthien gold, Mokara Chao praya white spot (trắng chấm), Mokara Moadaang (đỏ), Mokara Sp Gold; quy cách giống cây cao từ 30 – 35 cm; hình thức trồng theo luống, cùng giá thể chính là vỏ đậu phộng, cây cách cây 30 cm, gốc cây cách mặt giá thể từ 3 – 5 cm và các cây lan được buộc đứng vào các ống nước đã được chôn sẵn, phía trên sử dụng lưới che ánh sáng từ 50 – 60% diện tích vườn…

Đến nay, 100% cây giống trồng được sống, năng suất đạt 4 – 6 cành/hoa/cây/năm, sản lượng cành đạt 2.800 – 4.200 cành và độ tăng trưởng đạt 62 – 65 cm/cây. Theo các hộ tham gia mô hình cho biết, Khuyến nông hỗ trợ cây giống chất lượng, khỏe, kết hợp chăm sóc tốt, nên sau trồng từ 6 – 8 tháng cây đã ra hoa. Nhưng thường các giống lan Mokara trồng đến năm thứ 2 trở đi mới cho hoa đều và thu hoạch tốt, do đó mô hình mới năm đầu tiên, nên sản lượng hoa chưa nhiều. Từ năm thứ 2 trở đi, lan sẽ ra hoa đều và tăng năng suất, với giá thị trường dao động từ 4.000 – 7.000 đồng/cành, sẽ giúp thu nhập của người trồng lan phát triển và tăng cao.

Anh Nguyễn Văn Hớn (đường Bờ Kênh, tổ 5, ấp Canh Lý, xã Nhuận Đức, chúng tôi – hộ tham gia mô hình và có kết quả cao (100% cây sống và có độ tăng trưởng đạt 65 cm/cây, sản lượng đạt 4.200 cành) phát biểu: “Mô hình trồng lan Mokara cắt cành hiện được nhiều nông dân ở các huyện ngoại thành của thành phố đầu tư và nhân rộng, vì đây là cây trồng giúp nông dân phát triển kinh tế ổn định. Hiện mặt hàng hoa lan cắt cành không những cung cấp cho thị trường ở thành phố hay các tỉnh lân cận, mà còn được cung cấp đến thủ đô Hà Nội, như vườn lan của gia đình tôi, vẫn xuất đều đặn bằng đường hàng không ra Hà Nội mỗi tuần, nên tôi khẳng định đây là cây trồng có thị trường cung cấp tốt cho nông dân trồng hoa. Thay mặt những hộ tham gia mô hình, tôi mong thời gian tới Khuyến nông tiếp tục hỗ trợ, giúp nông dân được tham gia các mô hình nông nghiệp, từ đó sẽ có cơ hội phát triển kinh tế với nghề làm nông”.

Mô Hình Trồng Hoa Lan Cắt Cành Mokara Và Dendrobium

Tại chúng tôi diện tích trồng là 230 ha với 819 hộ sản xuất. Lan Mokara cắt cành có chu kỳ khoảng 5 năm, với diện tích 1 ha, mỗi năm cho lợi nhuận từ 871,5 triệu đồng trở lên. Lan Dendrobium có chu kỳ khoảng 3 năm, với diện tích 1 ha, mỗi năm cho lợi nhuận từ 1,4 tỷ đồng.

Quy trình và phương pháp tổ chức thực hiện

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Mokara

Làm nhà lưới trồng lan

– Hướng giàn lan: hướng của giàn lan rất quan trọng. Cần bố trí sao cho lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm.

– Sườn giàn lan: cần phải làm cho thật chắc chắn, gồm trụ đứng (phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài) và giàn che nắng (thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được). Tương tự làm giàn lan Dendrobium nhưng phải làm luống thay vì làm giàn treo và kệ.

– Luống trồng: chiều dài của luống trồng lan tuỳ thuộc vào diện tích đất, tuy nhiên không nên quá dài gây bất tiện cho việc đi lại chăm sóc. Chiều rộng luống có thể 0,7m hoặc 1,2m; chiều cao của luống tính từ mặt đất là 30cm; luống cách luống 0,6m để làm lối đi.

Điều kiện trồng và cách trồng

– Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp ban ngày không dưới 21°C; ban đêm không dưới 18,5°C.

– Anh sáng: Mokara là loài cây ưa sáng. Vườn che nắng 50-60% ánh sáng tự nhiên cây sẽ phát triển tốt.

– Tưới nước: tưới theo mùa. Do mokara cần độ ẩm cao nên mùa khô tăng cường tưới nước để tránh hiện tượng rụng lá và giảm cường độ quang hợp.

– Độ thông thoáng: những vùng thiếu thông thoáng dễ gia tăng bệnh cho lan. Còn trường hợp ở nơi quá thông thoáng như đồng trống gia tăng bốc hơi nước làm cho môi trường có độ ẩm thấp, cây thoát hơi nước mạnh làm cây kém phát triển do vậy cần phải che chắn.

– Kiểu trồng: lan Mokara có thể được trồng trên lưới, trồng trong luống có chứa vỏ đậu, trồng trong các chậu gốm, nhựa không có chất trồng; hoặc có chất trồng là xơ dừa, vỏ đậu, than, trồng bằng cách bó vào trụ xi măng đứng. Tuy nhiên kiểu trồng trên các luống có chứa vỏ đậu là cách trồng phổ biến nhất và hiệu quả nhất.

– Đất trồng: đất chọn trồng Mokara phải cao ráo, thoáng mát và có tỷ lệ cát cao.

– Chuẩn bị luống trồng: luống trồng làm thành khung hình chữ nhật để cho vỏ đậu vào không bị trôi, chảy.

– Trồng cây: cây giống Mokara có hai nguồn chủ yếu (nhập khẩu từ Thái Lan hoặc từ các nhà vườn), nhưng đều cần phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi xuống giống. Dùng dây ni lon bó từ 5-10 cây và ngâm vào nước có pha thuốc trừ nấm VICARBEN theo tỷ lệ 2/3 lượng ghi trên bao bì, nhúng vào cho ướt đều và vớt ra treo ngược cho ráo nước, cứ treo như thế cho đến khi đem xuống giống.

– Cách trồng: các cây lan Mokara được buộc đứng vào các nẹp đã chôn xuống vỏ đậu sao cho gốc lan không chạm vào vỏ đậu. Trồng cây cách cây 30cm.

Chăm sóc và bón phân

Duy trì độ ẩm cao nếu mùa nắng tưới ngày 2 lần, che nắng 50-60%. Phân bón: có thể chia ra 3 giai đoạn (lan phục hồi và ra rẽ non, sinh trưởng, ra hoa) để tưới phân. Một số loại phân thường dùng như: Terra sorb-4 dùng 2ml/lít nước; phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước; NPK 20-20-20 (1-1,5gam/lít); Vitamin B1 dùng 1ml/lít;…

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Dendrobium

Nhiệt độ:nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng và ra hoa đẹp từ 28-30 0 C.

Ẩm độ: nhóm lan Dendrobium thích hợp ẩm độ 50-70%.

Ánh sáng: ánh sáng khoảng 60-70% sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.

Giá thể: chất trồng lan Dendrobium rất phong phú, phổ biến là xơ dừa, than, dớn. Hiện nay, người trồng lan có thể sử dụng thêm xốp (muốt trắng) để làm giá thể cho cây.

Dinh dưỡng:

Dendrobium là nhóm lan cần dinh dưỡng cao, do đó ngoài việc sử dụng phân hóa học có thể bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây. Phân hóa học có thể sử dụng là NPK 30-10-10 (dùng cho giai đoạn đầu), khi cây đạt 1 năm tuổi sử dụng phân NPK 20-20-20 và giai đoạn cây sắp phát hoa nên sử dụng NPK 10-10-30. Sau khi cây ra hoa và đã thu hoạch cành thì nên đổi sang sử dụng phân NPK 30-10-10.

Kỹ thuật trồng:

Trồng trong chậu: chuẩn bị chậu (chậu đất nung hoặc chậu nhựa), kích thước chậu cân đối với khả năng phát triển của cây, có nhiều lỗ thoáng; chất trồng (giá thể) có thể bằng than, xốp hoặc xơ dừa. Cho chất trồng vào chậu, thấp hơn mặt chậu khoảng 1-2 cm. Cắm cọc nhỏ vào mép giúp cây đứng vững. Buộc cây lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cây về sau quay vào giữa chậu. Khi trồng không chôn gốc cây sát đáy chậu mà để lưng chừng giữa lớp chất trồng. Giảm ánh sáng bằng cách che nắng khi cây mới trồng, khi rễ non phát triển chuyển dần sang nơi có ánh sáng phù hợp.

Trồng thành luống bằng vỏ dừa: chọn xơ dừa của những quả già, khô xé ra to bằng bàn tay; xếp các mảnh xơ dừa thành băng dài trên giàn gỗ hoặc tre, mặt lưng quay xuống, mặt ruột lõm quay lên, giữ chặt chúng bằng 2 thanh nẹp tre ở 2 bên. Dùng các cọc tre có mũi nhọn cắm thẳng vào giữa miếng xơ dừa để làm cọc đứng. Buộc cây lan vào cọc, gốc lan sát với xơ dừa.

Phòng trừ sâu bệnh

Thực hiện phun phòng định kỳ 10-15 ngày/lần, sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau. Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben; thuốc sâu Decis, Bassa, B Thái Lan,…

Thu hoạch

Lan Mokara cắt cành nên được thu hoạch vào đúng thời điểm hoa đang phát triển để chắc chắn hoa sẽ tiếp tục tăng trưởng khi cắm trong bình, lưu giữ màu sắc ban đầu và kích cỡ hoa, đảm bảo thời gian cắm bình tối đa. Nên thu hái vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh cho hoa không bị mất nước.

Ưu điểm của công nghệ. Hiệu quả kinh tế

Đối với lan Mokara, diện tích 1.000 m2, tổng chi phí đầu tư ban đầu (nhà lưới, khung nhà, lưới che, luống trồng, giống, hệ thống tưới tự động,…) vào khoảng 361,9 triệu đồng; tổng chi phí đầu tư hàng năm (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động,…) là 39,8 triệu đồng. Tính toán kinh tế cho thấy lan Mokara mang lại lợi nhuận 871,5 triệu đồng/ha/năm.

Đối với lan Dendrobium, diện tích 1.000 m2: tổng chi phí đầu tư ban đầu 314 triệu đồng; tổng chi phí hàng năm là 39,7 triệu đồng. Tính toán kinh tế cho thấy lan Dendrobium mang lại lợi nhuận là 1.403,9 triệu đồng/ha/năm

Thông tin liên hệ chuyên gia, hỗ trợ

Địa chỉ mô hình tham quan học tập

Lan Dendrobium

Dương Thị Minh Hồng – Địa chỉ: Linh Xuân, Thủ Đức. Điện thoại: 0906333227

Nguyễn Thị Thanh Dung – Địa chỉ: Bàu Tròn, Nhuận Đức, Củ Chi. Điện thoại: 0978133317

Lan Mokara

Kiều Lương Hồng. Địa chỉ: ấp 2, Tân Kiên, Bình Chánh. Điện thoại: 0918293960

Kiều Công Tâm. Địa chỉ: ấp 2, Tân Kiên, Bình Chánh. Điện thoại: 0903636623

Nguyễn Thanh Ngà. Địa chỉ: số 52 đường 14, ấp Trung, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi. Điện thoại: 37961135

Địa chỉ cung cấp cây/con giống

Công ty TNHH TM XNK Phong Lan Thanh Phong. Địa chỉ: số 289, Hoàng Văn Thụ, phường 2, quận Tân Bình, chúng tôi Điện thoại: 0903727525

Công ty TNHH Hoa Lan Hoàng Hòa. Địa chỉ: 118/5B, Tân Thới Nhất 13, phường Tân Thới Nhất, quận 12, chúng tôi Điện thoại: 0913046602

Công ty TNHH MTV Phong Lan Sài Gòn. Địa chỉ: 115 đường 16, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, chúng tôi Điện thoại: 0837261385

Công ty TNHH MTV Phong Lan Phan Dũng. Địa chỉ: 57 Phan Khiêm Ích, Hưng Gia 4, quận 7, chúng tôi Điện thoại: 0836030358

Cơ sở Cây giống Thăng Long. Địa chỉ: Khu phố 8, Thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, chúng tôi Điện thoại: 0913831200

Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyển Giao Thành Công Mô Hình Trồng Lan Mokara Cắt Cành trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!