Xu Hướng 9/2023 # Chơi Địa Lan: Dễ Đâu, Khi Thiếu Kiên Tâm # Top 11 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chơi Địa Lan: Dễ Đâu, Khi Thiếu Kiên Tâm # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chơi Địa Lan: Dễ Đâu, Khi Thiếu Kiên Tâm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Địa lan là các loại lan trồng trong đất, chúng tồn tại khắp các vùng đồng bằng, trung du và miền núi nước ta. Ngoài ra còn có một số loại Địa lan được nhập từ các nước trên thế giới. Đời xưa gọi lan là vương giả lương, vì hoa lan thanh nhã bất phàm…

Tính ra, Địa lan có tới vài trăm loài, mà hiện vẫn chưa có thống kê đầy đủ. Trong số ấy, không phải loài nào cũng có hương và đều được người đời ưa chuộng. Một số loại có sắc đẹp nhưng không có hương; một số khác có hương, nhưng hoa ngắn thấp lẫn vào lá mà người xưa gọi là cỏ rả, hoặc một số loại lá lại quá to, thân cây thô cứng, nên những loại ấy đều không được coi trọng và không được xếp vào hàng quý hiếm.

Các loại lan quý hiếm thường phải có hương và đặc biệt phải nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Những loại này có ở Hà Nội, một số tỉnh thành phố, hoặc ở một số triền núi như Sapa, Yên Tử, chùa Hương Tích… Thông thường, một chậu Địa lan dưới mười cành có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng tùy loại. Và tất cả đều được trồng vào các chậu đẹp, được chăm bón, giữ gìn cẩn thận. Có thể kể một số lớn Địa lan được ưa chuộng như: Thanh Lan, Mạc Lan hay Mặc Lan, Hoàng Vũ, Cầm Tố, Hoàng Điểm, Đại Hoàng, Ngân Biên, Bạch Ngọc, Trần Mộng, Đông Lan, Tứ Thời…

Trong Thanh Lan lại có ba loại: Đại Thanh, Trường Thanh và Đoản Thanh thường nở vào dịp Tết Nguyên đán. Đại Thanh là loại có màu xanh trong như ngọc, dò hoa to có đường kính gần 1cm, dài 80cm đến 1m, có nhiều hoa trên một dò, nở từng bông một từ dưới lên trên, kéo dài ba tuần mới tàn. Cây Đại Thanh có lá dài trên 60 cm, xanh biếc, cây uốn cong mềm mại, hương thoảng và lan xa. Còn Trường Thanh lại có lá dài tương tự Đại Thanh nhưng mỏng hơn chút ít, nhìn kỹ cũng không xanh biếc bằng Đại Thanh, hoa dầy và nhỏ hơn Đại Thanh, hương thơm; dò hoa có đường kính khoảng 0,8cm, cao 70-80cm. Riêng Đoản Thanh, hoa và lá đều ngắn nhỏ hơn hai loại Đại Thanh và Trường Thanh; lá dài 40cm màu diệp lục nhạt hơn Trường Thanh, dò hoa chỉ cao khoảng trên dưới 40cm; hương tỏa lan xa.

Mạc Lan có hai loại chính là Đại Mạc và Mạc Biên, ngoài ra còn có vài loại mọc trên núi, có hương, lá dài hơn hai loại hoa trên. Đại Mạc có hoa màu nâu đen (đen nhạt); lá dầy và xanh, dài 40-50cm; dò hoa cao 50-60cm. Mạc Biên, tương tự loại Đại Mạc nhưng khác ở chỗ lá có điểm trắng ở hai mép. Các cánh hoa cũng có điểm trắng mờ. Các loại Mạc Lan đều nở vào dịp Tết Nguyên đán và có hương đậm, lan xa.

Hoàng Lan có ba loại: Đại Hoàng, Hoàng Vũ, Hoàng Điểm. Trong dòng Hoàng Điểm lại chia ra làm hai loại: Hoàng Điểm họng đỏ và Hoàng Điểm họng vàng. Hoàng Điểm họng vàng có người còn gọi là Hoàng Nhị Điểm vì cánh hoa, họng hoa có hai chấm nâu nhạt. Hoàng Điểm họng đỏ có lá dài nhưng nhỏ hơn Đại Hoàng. Dò hoa bé và thấp hơn, khi hoa nở trong họng có chấm đỏ, cành vàng. Loại này không qúy bằng loại Hoàng Điểm họng vàng xẫm. Trong ba loại Hoàng Lan thì Hoàng Vũ quý hiếm hơn cả. Hoàng Vũ có màu vàng, ngọn và cánh hoa quay theo ánh sáng cong lên như múa. Lá dài trên 40 cm, hình kiếm hơi quăn nên người ta gọi là phản kiếm. Dò hoa cao và nhỏ bằng Đoản Thanh. Đại Hoàng lá to và dài tương tự Đại Thanh nhưng mỏng và màu lá nhạt hơn, về mùa hè hơi hanh vàng. Hoa thưa, mới nở màu xanh nhạt, khi nở hết màu vàng.

Lan Cầm Tố dò hoa cao từ 1-1,2m, đường kính to trên dưới 1cm. Có nhiều bông hoa trên một dò hoa. Màu hoa xanh, họng vàng, viền trắng mờ ở trên hai mép cánh. Lá bản to hơn lá Đại Thanh, dài từ 80-100cm. Hoa nở vào dịp Tết Nguyên đán. Đặc biệt hoa thưa, mịn màng đẹp như màu tơ thiên tạo, hương thơm nhẹ nhàng hấp dẫn.

Lan Ngân Biên lá nhỏ uốn cong mềm mại, hai mép lá có viền trắng; hoa vượt cao trên lá, có hương thơm lạ; chiều dài của lá khoảng 40 cm, chiều rộng 1cm vút nhỏ dần. Hoa nở vào đầu thu. Có một loại lan giống lan Ngân Biên chỉ khác lá cứng hơn thường trổ thẳng như lưỡi lê, đó là lan Kim Biên không giá trị bằng Ngân Biên.

Lan Bạch Ngọc là loại lan có hoa trắng nở vào cuối hè, lá to và ngắn hơn Ngân Biên chút ít. Có hai loại Bạch Ngọc: Bạch Ngọc Đại Diệp và Bạch Ngọc Tiểu Diệp. Loại Đại Diệp lá và hoa to hơn so với loại Tiểu Diệp, ngoài ra còn một loại Bạch Ngọc có tên gọi Bạch Ngọc Chân Hương, hoa có chấm như tàn hương phẩy vào, loại này có củ to như củ hành ta, du nhập từ Trung Quốc sang Việt Nam từ lâu nên rất hiếm. Hoa nở vào mùa hạ, hương thơm lạ thường. Khách tới nhà vừa đến ngõ đã ngửi thấy hương lan nhẹ nhàng.

Lan Trần Mộng là loại lan có dò hoa dài, màu nâu nhạt, nở vào mùa đông sang tới đầu xuân; lá dài và to ngang với lá cầm tố nhưng thon hơn và không bóng. Đông Lan là loại lan có hoa nở vào mùa đông, lá giống lá Thanh Trường nhưng không mềm mại, uyển chuyển như Thanh Lan, hoa đốm nâu vàng. Còn lan Tứ Thời là loại lan có hoa nở bốn mùa, nhưng rộ hơn vào mùa xuân; lá nhỏ và dài như lan Kim Biên nhưng không có diềm trắng ở mép lá; màu hoa nâu nhạt hơi ngả sang vàng mờ. Hoa thấp, nhưng hương rất thơm…

Khi trồng và chăm sóc Địa lan người xưa có câu “cửu nguyệt phân lan”, tức là tháng chín tách lan để trồng và thay đất. Tuy nhiên, nếu cứ tháng chín đưa lan ra để tách thì sẽ mắc sai lầm, vì có những loại lan vào thời điểm ấy đang ra hoa hoặc mầm đang nẩy, nếu ta tách lan, phân lan để trồng sẽ bị thui chột hoa và mầm. Về nguyên tắc chung khi tách lan, trồng lan là phải chơi hết rồi mới tách nên chơi một dò hoa khoảng hai tuần là vừa phải. Nếu tách cây phải xem xét kỹ sức của lan và mầm nhú lan khỏe, mầm vươn dài khoảng mười phân (10cm) mới tách. Tháng chín âm lịch là vào cuối thu, tiết trời mát dịu, vào thời điểm này các loại lan nở vào mùa hè như: Bạch Ngọc, Ngân Biên, Kim Biên, Tứ Thời… hoa đã tàn, mầm đã già có thể tách, san tỉa, sang chậu được thuận lợi. Với các loại lan nở vào dịp Tết Nguyên đán như: Thanh Lan, Mạc Lan, Cầm Tố, Hoàng Lan… thì đây là lúc cây đang ươm nụ, thậm chí có dò chăm bón tốt nụ đã trổ dài tới năm mười phân; vì vậy không nên phân lan mà chỉ cho thêm đất và bón cho chúng. Cần chú ý tuyệt đối không tưới nước tiểu thời điểm này vì mầm còn non sẽ bị xót, ắt sẽ dễ thui.

Khi trồng Địa lan không để dí đất, úng nước hoặc bị sâu rệp, lan sẽ còi cọc không phát triển được hoặc bị phá hủy. Ta nên cho một lớp vỏ ốc ở dưới, đặt lan nhẹ nhàng, với các lá theo hướng đã định. Đất càng nhẹ, làm càng kỹ càng tốt. Lớp đất trên cùng có thể to hơn các lớp đất dưới. Phần đất ấp sát củ cao trên miệng chậu để sau một thời gian tưới, đất tụt xuống dần là vừa. Nếu đất tụt xuống dưới miệng chậu, cần xếp thêm đất cho rễ và củ được mát. Chọn chậu cần chọn các chậu thoát nước, giữ được mát cho gốc cây. Có thể chọn các loại chậu cổ, nhất là chậu sành Tầu thường là cốt xốp không bị nóng chậu không làm ảnh hưởng tới lan.

Muốn cho lan tốt, khi trồng cần làm vệ sinh, bỏ hết các rễ thân thối, cọ sạch các lá sâu rệp, tách bỏ các dò bị vàng lá; dùng đất bùn ao phơi khô tẩm đạm, nước tiểu hoặc nhào đất với bùn, với phân ủ rồi mới phơi khô. Hàng tuần tưới cho lan một, hai lần bằng nước gạo, nước tiểu pha loãng, hoặc lấy nước trong từ ốc, cá ngâm không có mùi ôi thối; cần có thuốc chống sâu rệp, tránh các tia nắng hướng tây rọi vào làm táp lá; luôn nhặt các lá rụng phủ ở các gốc để tránh không bị rệp trú ẩn. Thượng tọa Huệ Đăng, người chuyên doanh Địa lan cho hay, trồng Địa lan cần phải kinh qua việc chăm sóc cây vào ngày “trái gió, trở trời”. Lan phụ thuộc rất lớn vào thời tiết lạnh, nóng và cách bón phân. Kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố này, lan sẽ ra hoa vào đúng dịp Tết, đạt tỷ lệ 80%.

Trồng lan là một nghệ thuật, có người chơi lâu cũng chưa thuộc chúng. Chơi Địa lan cần phải biết giá trị các loại lan khác nhau. Những loại lan quý, hoa phải cao vượt trên lá, hoa to và có sắc thì càng quý; hoa lâu tàn, hương lan xa; lá nhỏ, ngắn và mềm mại; dò hoa vươn lên uyển chuyển, thanh cao.

Ngọc Bốn

Phần Thưởng Của Kiên Nhẫn Khi Chăm Sóc Lan

Nếu tôi nhớ không lầm thì vào khoảng đầu năm 2000, hoa lan bắt đầu được bán ra ồ ạt ở thị trường Mỹ. Những vườn trồng lan ở vùng Santa Barbara, California, bắt đầu mở cửa bán tự do, thay vì chỉ bán sỉ. Vườn Orchid Nursery gần nơi tôi làm việc cũng tăng giờ mở cửa thay vì chỉ một buổi sáng thứ Tư mỗi tuần. Trader Joe’s rồi Costco cũng chưng đầy lan, nhất là hồ điệp.

Phần Thưởng Của Kiên Nhẫn khi chăm sóc Lan

Đối với tôi lúc đó, hoa lan là một loại hoa xa-xỉ vì vừa khó trồng lại vừa mắc. Tôi thấy chị bạn tôi cứ mua lan về hoài, nhưng khi chưng xong, hoa tàn thì lại bỏ mua cây khác vì không biết cách chăm để cây chết. Mà hình như vì có định kiến là lan khó trồng nên cũng chẳng thấy ai thắc mắc gì, cho là cây chết là chuyện dĩ nhiên.

Về phần tôi, đi chợ thấy bày hoa nhiều quá, riết rồi cũng ham. Tôi đua đòi, mua một chậu Oncidium hoa vàng về chưng. Tôi cũng mua một bình xịt nước nhỏ, lâu lâu xịt cho nó vài cái (Cái dại thứ nhất!). Đến khi hoa tàn thì ít tuần sau, cây cũng khô héo luôn!

Thấy tôi thất vọng, ông xã tôi lại ra Costco mua cho một cây hồ điệp. Lần này học khôn, cứ vài ngày tôi tưới đẫm nước một lần (Cái dại thứ hai!). Chưa được bao lâu thì hoa héo rồi cây cũng đi đong. Lúc bỏ cây đi mới thấy bên trong chậu là một miếng sponge nên giữ nhiều nước quá, làm úng rể! Ông xã kêu “Em không biết gì về lan hết, thôi đừng trồng nữa, uổng tiền!”

Nhưng rồi một hôm đi chợ trời, đi ngang một gian hàng hoa của hai vợ chồng một người Mễ, những chậu hồ điệp hồng và trắng với hoa thật to làm tôi phải dừng chân. Tôi xúi ông xã “Mình mua thử một chậu đi anh. Ở chợ trời thế nào cũng rẻ hơn trong tiệm.”

Vì khá đông người mua nên chúng tôi đứng vào một góc chờ. Vô tình làm sao, chúng tôi lại đứng cạnh một chậu lan có hoa thật thơm mà sau này tôi mới biết là Oncidium Sharry Baby. Thế là chúng tôi đổi ý không mua hồ điệp nữa mà mua cây lan này. Anh chàng Mễ dặn tôi một tuần chỉ một lần ngâm chậu vào nước sấp sấp mặt khoảng 5 phút thôi, đem ra để ráo.

Tôi y lời. Kết quả là hoa tiếp tục nở đến hơn 2 tháng, thơm ngát. Mừng quá, khi hoa tàn, tôi đem ra thay chậu và tách làm hai để cho em tôi một nửa (Cái dại thứ ba!). Đúng là điếc không sợ súng vì lúc ấy tôi chẳng biết gì về nguyên tắc sang chậu lan! May mà cây không chết nhưng cả hai chậu cứ ỳ ra đó. Tôi đem ra để dưới mái hiên trước nhà, nơi chỉ có vài giờ nắng buổi sáng.

Lúc đầu còn làm theo lời anh bán hoa, sau rồi chán nản, vài ba tuần tôi mới tưới đẫm một lần, chẳng bón phân gì cả! Đến lúc tôi gần như quên là tôi có chậu lan thơm thì một buổi sáng tưới cây (3 năm sau!), tôi phát hiện 2 mầm hoa. Rồi năm đó, tôi được ngắm hoa gần hai tháng.

Sharry Baby September 2004 February 2007

Kinh nghiệm dạy tôi lần này không nên đụng chạm gì đến cây sau khi hoa tàn. Tôi cứ theo cách cũ mà chăm sóc lan. Mãi đến tháng Hai vừa rồi, cây mới lại ra hoa lần nữa. Lần này, hai nhánh hoa thật dài, tôi phải cột lại thành vòng cung cho khỏi gẫy. Nhưng cũng trong thời gian này, tôi được cậu em mách cho biết website của Hội Hoa Lan Việt-nam. Càng đọc những bài đăng trên website này, tôi càng say mê thích thú và như người mù được mở mắt. Trước đó, tôi cũng có đọc những sách Mỹ để tìm hiểu về lan, nhưng không hiểu được thấu đáo.

Hơn nữa, sách quá tổng quát, không có nhiều chi tiết cụ thể như những bài đăng trên website này. Qua những kiến thức thâu thập được, tôi bắt đầu theo dõi sự phát triễn của những chậu lan tôi đang có, không phó mặc cho may rủi và đất trời nữa, và từ từ “chỉnh-đốn” lại vườn hoa tí hon của tôi. Sẵn chậu lan Sharry Baby đang bị nứt cần phải thay, tôi đem những điều mình vừa học hỏi ra áp dụng ngay.

Nãy giờ tôi mải dài dòng văn tự để giới thiệu cây lan Sharry Baby của tôi. Bây giờ mới chính là chuyện tôi muốn chia sẻ với bạn đọc đây. Nếu nhìn lại hình của chậu lan (September 2004) đang nở hoa, bạn sẽ thấy vài củ bẹ không lá nằm sát thành chậu. Trong lúc sang chậu, thấy củ nhăn nheo và có vẻ như bị thối vì có màu nâu dưới cuống, tôi đã định bỏ đi. Chợt nhớ bài học “Cách gây giống từ những củ già” trong mục “Giải Đáp Thắc Mắc” của Bác Bùi Xuân Đáng và kinh nghiệm của các chị đăng trong “Kinh Nghiệm Trồng Lan”, tôi cũng muốn thử một phen. Tôi cũng nhớ mấy tuần trước, tôi có đến thăm một vườn trồng lan ở Oxnard, CA.

Ở đây, họ chỉ chuyên bán lan cymbidium. Tôi thấy ông chủ vườn gầy những củ lan trong chậu chỉ có toàn perlite, xếp đầy trên kệ (không có trùm bao, có lẽ vì đang trong nhà kiếng có đúng ẩm độ). Ông nói khoảng 5, 6 tháng củ sẽ ra rễ, lúc đó ông mới trồng vào chậu có vỏ dừa trộn perlite. Nhờ trưa hôm ấy là ngày Chủ-nhật vắng khách, vợ chồng tôi được ông ta giảng cho một bài học về trồng lan, chỉ cách thay chậu, và chỉ cách thụ phấn ghép giống lan.

Nhờ đó, chúng tôi học được là nên trồng lan cym. trong chậu nhỏ vì khi nào rễ lan đầy chậu, lan mới ra hoa. Tôi đoán có lẽ vì vậy mà trồng lan cym. phải ém rễ cho chặt trong khi các loại lan khác thì rễ cần thoáng chăng? Khi chúng tôi hỏi trong loạt chậu 1-galon (giá thấp nhất!!), cây nào sắp ra hoa để mua, ông ta thản nhiên kéo từng cây ra khỏi chậu để coi rồi chỉ vài chậu đã thấy rễ bắt đầu nhô ra dưới đáy. Đặc biệt là vỏ dừa ém chặt đến nổi không bị rớt ra lúc ông ta kéo cây ra khỏi chậu rồi lại để vào như cũ.

Thế là về nhà, tôi đi mua một bao perlite, cho vào một chậu nhỏ có lỗ dưới đáy. Củ lan rửa sạch với nước, không lau, dựng vào perlite như trong hình (1). Điều đáng nói ở đây là củ lan này trơ-trụi không có rễ chi cả, ở dưới gốc chỉ có vài “sợi râu” nhỏ. Tôi cũng không dùng bột diêm sinh để khử trùng như đã đọc trong bài (Lý do đơn giản là không biết mua bột ấy ở đâu!) Tôi tưới một lần nước cho perlite ướt đẫm, chờ một chút cho nước thoát bớt rồi cho tất cả vào một bao nylon, cột kín, để trong bóng mát.

Vài ba tuần, tôi lại mở bao ra thăm chừng rồi lại lẹ làng buộc lại như cũ để không bị mất hơi ẩm trong bao. Nếu thấy hơi nước trong bao khô đi, tôi lại phun thêm tí nước vào perlite, để lúc nào trong bao cũng có hơi nước. Tôi kiên nhẫn chờ. Đến tháng thứ 3, một mầm xanh nhỏ xuất hiện dưới gốc của củ lan già (Hình 2). Tôi vui mừng vô kể, nhưng muốn cho chắc ăn, tôi lại cột bao lại và chờ thêm vài tuần nữa. Khi thấy cây lên cao khoảng một đốt ngón tay, tôi mới đổ perlite ra và trồng lại bằng bark. Hình (3) là lúc cây ra chậu được khoảng hơn một tháng.

Cùng một lúc, tôi có trồng một củ thứ hai y cách như vậy nhưng trong chậu plastic (Hình 4) thay vì chậu đất như củ thứ nhất (Lý do: chỉ vì hết chậu đất!!). Không biết có phải vì chậu plastic giữ nhiều nước (perlite trong chậu này có rêu xanh chứ không trắng như trong chậu đất kia), hay tại củ xấu mà củ này đến nay vẫn không thấy thay đổi (Hình 5)!

Thành ra, dựa vào xác suất 50% này, nếu quí bạn có thử mà không được thì chớ vội nản lòng nhé, cứ kiên nhẫn, thế nào cũng sẽ được đền bù. Nhớ đọc lại câu chú Úm-ba-la của Bác Đáng và xem lại các Lan Hoa Bí Pháp coi tại sao thất bại rồi thử nữa. Chúc quí bạn thành công.

Mê Phong Lan Đâu Chỉ Người Tâm Giao…

Tuy không mê hoa, không có thú vui chơi hoa nhưng một lần ngắm hoa phong lan, tôi cũng không thể làm ngơ trước sắc màu rực rỡ của loài hoa đài các ấy…  

Thú chơi không của riêng ai

Ông bà ta có câu: “Vua chơi lan, quan chơi trà”, nhưng bây giờ thì khác, ai cũng có thể chơi lan. Cửa hàng hoa phong lan Minh Châu (đường Yersin, Nha Trang) chỉ ít phút đã có hàng chục người vào, ra. Mới xuống xe, nhiều người đã dán mắt vào những giò phong lan mới tuyển. Mấy bác xe thồ tranh thủ lúc vắng khách tạt vào xem hoa. Khách du lịch thích thú chụp ảnh hoa khoe sắc đầy sức sống… Với bao tên gọi mỹ miều: Hoàng Thảo, Cát Lan, Hồ Điệp, Vũ Nữ, Ngọc Điểm, Giáng Xuân…, mỗi loài một vẻ đẹp khiến người lần đầu tiên tới xem hoa lan như tôi không nỡ rời gót.

Ông Phan Minh Kính đang ngắm những giò phong lan tại cửa hàng của gia đình.

Anh Nguyễn Thái Sơn (31 tuổi, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa) đã có hơn 13 năm theo đuổi thú chơi lan. Anh kể, duyên nợ đến với hoa lan rất tình cờ. Khi còn là học sinh cấp 2, sau một lần được người quen tặng nhánh lan rừng trắng muốt, anh đã mê mẩn. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi, anh rủ vài người bạn rong ruổi vào rừng tìm lan. Hành trang đi rừng chỉ là nắm xôi, chai nước, cuộn dây thừng và con dao nhỏ. Cuốc bộ hàng chục cây số vất vả nhưng chỉ cần tìm được một nhánh lan rừng là mệt nhọc tan biến hết. Đi đâu anh cũng dò hỏi xem có hoa lan không và cất công tìm kiếm. Đến nay, tuy đã lập gia đình, thú chơi lan vẫn được anh đeo đuổi. Hễ có thời gian, anh lại đi sưu tầm lan. Hiện anh sở hữu hơn 30 cây lan rừng và hơn 30 giò lan ngoại. “Hoa lan như máu thịt của tôi. Mỗi chậu lan là một đứa con tinh thần. Với tôi, phút thư giãn tuyệt vời nhất là được tiếp bạn trong vườn lan vào đêm trăng… Sáng sớm, thức dậy ngắm hoa lan, nhâm nhi tách cà phê bên nhánh lan khoe sắc thấy đời thêm ý nghĩa” – anh tâm sự.

Gắn bó với lan chưa lâu nhưng ông Nguyễn Văn Bảo – kế toán một công ty xây dựng ở TP. Nha Trang lại mê hoa lan đến cuồng nhiệt. Nhà hẹp nhưng ông vẫn dành khoảng sân rộng trên tầng thượng để treo những giò lan. Ông nói: “Ban đầu tôi chỉ mua một ít về treo cho vui. Sau đó tôi mê lan hồi nào không hay. Số lượng và chủng loại cứ tăng dần. Suốt ngày vướng bận vì những tính toán, con số, ban đêm lên gác thưởng thức hoa lan, tôi thấy lòng mình thư thái…”.

 

Không chỉ thanh niên, người lớn tuổi mê lan, bây giờ nhiều phụ nữ cũng thích chơi lan. Nói về thú vui này, bà Nguyễn Thị Hoa (phường Tân Lập) bộc bạch: “Tết năm nào nhà tôi cũng trưng lan vì nó lâu tàn và quý phái. Đào hay quất có hay không cũng được nhưng không thể thiếu sắc màu hoa lan”.

Xem lan như bạn tâm giao

 

Nha Trang chưa nhiều cửa hàng bán phong lan nhưng không vì thế mà ít người chơi loài hoa này. Có lẽ, đường Yersin, Thái Nguyên… là những nơi bán hoa lan nhiều nhất. Chủ nhân các cửa hàng này đều là những người có “máu” sưu tầm lan cuồng nhiệt. Ông Phan Minh Kính – chủ cửa hàng phong lan Minh Châu (đường Yersin) bộc bạch: “Ban đầu, tôi cũng là người chơi lan theo phong trào. Ở đâu có giống lan đẹp tôi lại tìm đến. Tôi cũng hay vào TP. Hồ Chí Minh để tìm các giống lan mới. Khi thấy nhu cầu chơi lan lên cao, tôi quyết định mở cửa hàng…”. Hơn 15 năm qua, cửa hàng hoa phong lan của ông được nhiều người biết đến. Khách tham quan, tìm hiểu đều được ông tư vấn, hướng dẫn cẩn thận. Ông bảo: “Hoa lan rất khó tính, đẹp hay xấu, sống hay chết phụ thuộc vào người chăm sóc. Trồng lan phải kiên trì, tỉ mỉ. Lan ưa những nơi mát mẻ, thông thoáng. Mùa mưa tưới nhẹ so với mùa nắng, bón phân chỉ cần 1 tuần 1 lần…”.

 

Còn bà Trịnh Thị Vân Anh – chủ cửa hàng hoa phong lan Vân Anh (đường Yersin) đến với hoa lan rất tình cờ. Sau vài lần được người quen đưa đi ngắm hoa, màu sắc, sự quý phái của phong lan đã khiến bà bị mê hoặc. Và bà quyết định sưu tập hoa lan. Cửa hàng hoa lan của bà ra đời cách đây 7 – 8 năm. Điều làm bà vui nhất chưa hẳn là vì thu nhập từ việc bán hoa lan mà hàng ngày được tự tay chăm sóc, ngắm loài hoa này mới là điều bà tâm đắc. Bà Anh cười xòa: “Sau này, nếu không còn bán hoa phong lan nữa tôi vẫn tiếp tục chơi lan. Hoa lan như người bạn tâm giao, tri kỷ của tôi”.

 

 

NGUYỄN KIM

Hiện nay, trên thị trường ước tính có khoảng hơn 25.000 loại phong lan khác nhau. Trong số rất nhiều giống phong lan, Phalaenopsis (Lan Hồ Điệp), Địa Lan, hoa Phong Lan Dendrobium (Hoàng Thảo), Oncidium (Vũ Nữ)… là loại phổ biến nhất. Ở TP. Nha Trang, mỗi giò phong lan thường có giá từ vài chục nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng. Cá biệt, một số giò lan có giá vài triệu đồng. 

Cây Hoa Địa Lan – Không Phải Loại Cây Cứ Thích Là Chơi Được Đâu!

CÂY HOA ĐỊA LAN

KHÔNG PHẢI LOẠI CÂY CỨ THÍCH LÀ NHÍCH ĐƯỢC ĐÂU

Địa lan là các loại lan trồng trong đất, chúng tồn tại khắp các vùng đồng bằng, trung du và miền núi nước ta. Ngoài ra còn có một số loại Địa lan được nhập từ các nước trên thế giới. Đời xưa gọi lan là vương giả lương, vì hoa lan thanh nhã bất phàm…

Tính ra, Địa lan có tới vài trăm loài, mà hiện vẫn chưa có thống kê đầy đủ. Trong số ấy, không phải loài nào cũng có hương và đều được người đời ưa chuộng. Một số loại có sắc đẹp nhưng không có hương; một số khác có hương, nhưng hoa ngắn thấp lẫn vào lá mà người xưa gọi là cỏ rả, hoặc một số loại lá lại quá to, thân cây thô cứng, nên những loại ấy đều không được coi trọng và không được xếp vào hàng quý hiếm.

Các loại lan quý hiếm thường phải có hương và đặc biệt phải nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Những loại này có ở Hà Nội, một số tỉnh thành phố, hoặc ở một số triền núi như Sapa, Yên Tử, chùa Hương Tích… Thông thường, một chậu Địa lan dưới mười cành có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng tùy loại. Và tất cả đều được trồng vào các chậu đẹp, được chăm bón, giữ gìn cẩn thận. Có thể kể một số lớn Địa lan được ưa chuộng như: Thanh Lan, Mạc Lan hay Mặc Lan, Hoàng Vũ, Cầm Tố, Hoàng Điểm, Đại Hoàng, Ngân Biên, Bạch Ngọc, Trần Mộng, Đông Lan, Tứ Thời…

Trong Thanh Lan lại có ba loại: Đại Thanh, Trường Thanh và Đoản Thanh thường nở vào dịp Tết Nguyên đán. Đại Thanh là loại có màu xanh trong như ngọc, dò hoa to có đường kính gần 1cm, dài 80cm đến 1m, có nhiều hoa trên một dò, nở từng bông một từ dưới lên trên, kéo dài ba tuần mới tàn. Cây Đại Thanh có lá dài trên 60 cm, xanh biếc, cây uốn cong mềm mại, hương thoảng và lan xa. Còn Trường Thanh lại có lá dài tương tự Đại Thanh nhưng mỏng hơn chút ít, nhìn kỹ cũng không xanh biếc bằng Đại Thanh, hoa dầy và nhỏ hơn Đại Thanh, hương thơm; dò hoa có đường kính khoảng 0,8cm, cao 70-80cm. Riêng Đoản Thanh, hoa và lá đều ngắn nhỏ hơn hai loại Đại Thanh và Trường Thanh; lá dài 40cm màu diệp lục nhạt hơn Trường Thanh, dò hoa chỉ cao khoảng trên dưới 40cm; hương tỏa lan xa.

Mạc Lan có hai loại chính là Đại Mạc và Mạc Biên, ngoài ra còn có vài loại mọc trên núi, có hương, lá dài hơn hai loại hoa trên. Đại Mạc có hoa màu nâu đen (đen nhạt); lá dầy và xanh, dài 40-50cm; dò hoa cao 50-60cm. Mạc Biên, tương tự loại Đại Mạc nhưng khác ở chỗ lá có điểm trắng ở hai mép. Các cánh hoa cũng có điểm trắng mờ. Các loại Mạc Lan đều nở vào dịp Tết Nguyên đán và có hương đậm, lan xa.

Hoàng Lan có ba loại: Đại Hoàng, Hoàng Vũ, Hoàng Điểm. Trong dòng Hoàng Điểm lại chia ra làm hai loại: Hoàng Điểm họng đỏ và Hoàng Điểm họng vàng. Hoàng Điểm họng vàng có người còn gọi là Hoàng Nhị Điểm vì cánh hoa, họng hoa có hai chấm nâu nhạt. Hoàng Điểm họng đỏ có lá dài nhưng nhỏ hơn Đại Hoàng. Dò hoa bé và thấp hơn, khi hoa nở trong họng có chấm đỏ, cành vàng. Loại này không qúy bằng loại Hoàng Điểm họng vàng xẫm. Trong ba loại Hoàng Lan thì Hoàng Vũ quý hiếm hơn cả. Hoàng Vũ có màu vàng, ngọn và cánh hoa quay theo ánh sáng cong lên như múa. Lá dài trên 40 cm, hình kiếm hơi quăn nên người ta gọi là phản kiếm. Dò hoa cao và nhỏ bằng Đoản Thanh. Đại Hoàng lá to và dài tương tự Đại Thanh nhưng mỏng và màu lá nhạt hơn, về mùa hè hơi hanh vàng. Hoa thưa, mới nở màu xanh nhạt, khi nở hết màu vàng.

Lan Cầm Tố dò hoa cao từ 1-1,2m, đường kính to trên dưới 1cm. Có nhiều bông hoa trên một dò hoa. Màu hoa xanh, họng vàng, viền trắng mờ ở trên hai mép cánh. Lá bản to hơn lá Đại Thanh, dài từ 80-100cm. Hoa nở vào dịp Tết Nguyên đán. Đặc biệt hoa thưa, mịn màng đẹp như màu tơ thiên tạo, hương thơm nhẹ nhàng hấp dẫn.

Lan Ngân Biên lá nhỏ uốn cong mềm mại, hai mép lá có viền trắng; hoa vượt cao trên lá, có hương thơm lạ; chiều dài của lá khoảng 40 cm, chiều rộng 1cm vút nhỏ dần. Hoa nở vào đầu thu. Có một loại lan giống lan Ngân Biên chỉ khác lá cứng hơn thường trổ thẳng như lưỡi lê, đó là lan Kim Biên không giá trị bằng Ngân Biên.

Lan Bạch Ngọc là loại lan có hoa trắng nở vào cuối hè, lá to và ngắn hơn Ngân Biên chút ít. Có hai loại Bạch Ngọc: Bạch Ngọc Đại Diệp và Bạch Ngọc Tiểu Diệp. Loại Đại Diệp lá và hoa to hơn so với loại Tiểu Diệp, ngoài ra còn một loại Bạch Ngọc có tên gọi Bạch Ngọc Chân Hương, hoa có chấm như tàn hương phẩy vào, loại này có củ to như củ hành ta, du nhập từ Trung Quốc sang Việt Nam từ lâu nên rất hiếm. Hoa nở vào mùa hạ, hương thơm lạ thường. Khách tới nhà vừa đến ngõ đã ngửi thấy hương lan nhẹ nhàng.

Lan Trần Mộng là loại lan có dò hoa dài, màu nâu nhạt, nở vào mùa đông sang tới đầu xuân; lá dài và to ngang với lá cầm tố nhưng thon hơn và không bóng. Đông Lan là loại lan có hoa nở vào mùa đông, lá giống lá Thanh Trường nhưng không mềm mại, uyển chuyển như Thanh Lan, hoa đốm nâu vàng. Còn lan Tứ Thời là loại lan có hoa nở bốn mùa, nhưng rộ hơn vào mùa xuân; lá nhỏ và dài như lan Kim Biên nhưng không có diềm trắng ở mép lá; màu hoa nâu nhạt hơi ngả sang vàng mờ. Hoa thấp, nhưng hương rất thơm…

Khi trồng và chăm sóc Địa lan người xưa có câu “cửu nguyệt phân lan”, tức là tháng chín tách lan để trồng và thay đất. Tuy nhiên, nếu cứ tháng chín đưa lan ra để tách thì sẽ mắc sai lầm, vì có những loại lan vào thời điểm ấy đang ra hoa hoặc mầm đang nẩy, nếu ta tách lan, phân lan để trồng sẽ bị thui chột hoa và mầm. Về nguyên tắc chung khi tách lan, trồng lan là phải chơi hết rồi mới tách nên chơi một dò hoa khoảng hai tuần là vừa phải. Nếu tách cây phải xem xét kỹ sức của lan và mầm nhú lan khỏe, mầm vươn dài khoảng mười phân (10cm) mới tách. Tháng chín âm lịch là vào cuối thu, tiết trời mát dịu, vào thời điểm này các loại lan nở vào mùa hè như: Bạch Ngọc, Ngân Biên, Kim Biên, Tứ Thời… hoa đã tàn, mầm đã già có thể tách, san tỉa, sang chậu được thuận lợi. Với các loại lan nở vào dịp Tết Nguyên đán như: Thanh Lan, Mạc Lan, Cầm Tố, Hoàng Lan… thì đây là lúc cây đang ươm nụ, thậm chí có dò chăm bón tốt nụ đã trổ dài tới năm mười phân; vì vậy không nên phân lan mà chỉ cho thêm đất và bón cho chúng. Cần chú ý tuyệt đối không tưới nước tiểu thời điểm này vì mầm còn non sẽ bị xót, ắt sẽ dễ thui.

Khi trồng Địa lan không để dí đất, úng nước hoặc bị sâu rệp, lan sẽ còi cọc không phát triển được hoặc bị phá hủy. Ta nên cho một lớp vỏ ốc ở dưới, đặt lan nhẹ nhàng, với các lá theo hướng đã định. Đất càng nhẹ, làm càng kỹ càng tốt. Lớp đất trên cùng có thể to hơn các lớp đất dưới. Phần đất ấp sát củ cao trên miệng chậu để sau một thời gian tưới, đất tụt xuống dần là vừa. Nếu đất tụt xuống dưới miệng chậu, cần xếp thêm đất cho rễ và củ được mát. Chọn chậu cần chọn các chậu thoát nước, giữ được mát cho gốc cây. Có thể chọn các loại chậu cổ, nhất là chậu sành Tầu thường là cốt xốp không bị nóng chậu không làm ảnh hưởng tới lan.

Muốn cho lan tốt, khi trồng cần làm vệ sinh, bỏ hết các rễ thân thối, cọ sạch các lá sâu rệp, tách bỏ các dò bị vàng lá; dùng đất bùn ao phơi khô tẩm đạm, nước tiểu hoặc nhào đất với bùn, với phân ủ rồi mới phơi khô. Hàng tuần tưới cho lan một, hai lần bằng nước gạo, nước tiểu pha loãng, hoặc lấy nước trong từ ốc, cá ngâm không có mùi ôi thối; cần có thuốc chống sâu rệp, tránh các tia nắng hướng tây rọi vào làm táp lá; luôn nhặt các lá rụng phủ ở các gốc để tránh không bị rệp trú ẩn. Thượng tọa Huệ Đăng, người chuyên doanh Địa lan cho hay, trồng Địa lan cần phải kinh qua việc chăm sóc cây vào ngày “trái gió, trở trời”. Lan phụ thuộc rất lớn vào thời tiết lạnh, nóng và cách bón phân. Kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố này, lan sẽ ra hoa vào đúng dịp Tết, đạt tỷ lệ 80%.

Trồng lan là một nghệ thuật, có người chơi lâu cũng chưa thuộc chúng. Chơi Địa lan cần phải biết giá trị các loại lan khác nhau. Những loại lan quý, hoa phải cao vượt trên lá, hoa to và có sắc thì càng quý; hoa lâu tàn, hương lan xa; lá nhỏ, ngắn và mềm mại; dò hoa vươn lên uyển chuyển, thanh cao.

Sưu Tầm Và Biên Soạn

Trồng Và Chăm Sóc Lại Cây Hoa Địa Lan Sau Khi Chơi Tết

Cách trồng và chăm sóc địa lan sau Tết đơn giản đúng kỹ thuật Với cách trồng và chăm sóc địa lan sau Tết khá đơn giản, người yêu hoa có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí, giữ hoa tươi và nở đúng dịp Tết sang năm. Sau mỗi dịp tết, nhiều gia đình thường vứt bỏ những chậu hoa lan vì không biết cách chăm sóc, cây sẽ héo úa và có thể chết. Nhất là với điều kiện thời tiết nóng nực tại khu vực phía Nam, rất khó để có thể chăm sóc được cây hoa địa lan nếu không nắm vững những kỹ thuật cơ bản. Hoa địa lan là giống cây cảnh có giá thành không hề rẻ, việc bỏ đi sau một mùa tết là rất lãng phí, do đó để hoa địa lan sau tết vẫn có thể tươi tốt, chỉ cần biết cách trồng và chăm sóc đơn giản để cây ra hoa đẹp đúng mùa tết năm sau.

Xử lý cành bị bệnh Đối với những cành hoa bị bệnh hoặc đã héo úa, đừng ngần ngại mà cố gắng giữ lại. Nên nhanh chóng xử lý bằng kéo sắc, cắt hết toàn bộ phần bị sâu bệnh, héo úa hoặc đối với phần lá bị hỏng ít hơn thì có thể bảo tồn bằng cách chỉ cắt bỏ phần héo, giữ lại phần còn tươi xanh. Hoa địa lan trồng dịp tết thường bị tưới nước quá nhiều mà không lưu ý đến phần thoát nước cho rễ cây, dễ khiến cho phần rễ bị úng nước, thối, do đó trước khi đem hoa địa lan đi trồng lại, cần chú ý tỉa hết những phần rễ bị thối để không làm lây lan mầm bệnh sang những phần rễ khỏe.

Sau khi xử lý hoàn toàn phần rễ hỏng, nên dùng vôi bôi vào vị trí vừa cắt rễ rồi mới có thể tiến hành đặt lại bầu vào trong chậu cây để cố định lại cho cây vững chắc không bị đổ hay lung lay.

Tiến hành trồng lại cây Ngay từ đầu khi lựa chọn chậu trồng địa lan nên là những loại chậu cao để đảm bảo rễ phát triển tốt. Sau khi xử lý phần rễ, đặt lại bầu vào chậu thì nên vỗ nhẹ để đất phủ đều, cây chắc hơn. Nên lót trước ở đáy chậu thêm xỉ than đập nhỏ trộn với cát đen theo tỉ lệ 1 – 1 để cây được thông thoáng. Đặt lan vào chậu xong cần phủ lên trên bề mặt đất bao phủ toàn bộ bằng rong rêu hoặc là xơ dừa cao đến khoảng ⅓ thân cây, cuối cùng là chất trồng có tác dụng giữ độ ẩm cho cây. Một số lưu ý cần thiết khi chăm sóc hoa địa lan Hoa địa lan không phù hợp trồng ở vùng có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp gay gắt. Dù là cây hoa địa lan sato hay hoa địa lan trần mộng, tất cả các giống hoa địa lan nói chung đều là loài sống ở khí hậu ôn đới, lượng ánh sáng phù hợp chỉ nên dịu nhẹ vừa phải ở mức 60%, nên dùng lưới để che bớt ánh nắng chiếu vào cây khiến cây nhanh héo úa.

Ngoài ra, nên giữ cây địa lan nằm ở khu vực có khí hậu mát mẻ trong mức 20 – 25 độ C, đối với khí hậu nóng trên 30 độ C ở miền Trung và miền Nam, nên sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ làm giảm nhiệt độ không khí như quạt, điều hòa hoặc các thiết bị phun sương. Trong thời tiết hanh khô có thể sử dụng thêm máy phun sương để tăng cường độ ẩm cho cây. Một vấn đề khác cần lưu ý, đó là nguồn không khí cho cây hoa địa lan quang hợp tốt, giúp cây khỏe mạnh không bị sâu bệnh. Cần đặt chậu cây trong điều kiện thoáng khí nhưng kín gió để cây có điều kiện phát triển tốt hơn, góp phần giảm nhiệt độ và tránh gió làm hư hại cây.

Ngoài việc tưới cây đều đặn, cũng nên lưu ý bón phân cho cây khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần với phân hữu cơ như nước tiểu pha thật loãng, nước ngâm đỗ tương, ốc,… hoặc các loại phân vô cơ cũng được pha loãng như: kali, lân, đạm,… dùng chuyên biệt cho hoa lan.

Với cách chăm sóc vô cùng đơn giản này, cây địa lan có thể trở nên tươi tốt và phát triển khỏe mạnh sau mùa tết. Hoa địa lan sau mỗi mùa có thể lại ra hoa sau khoảng 5 – 6 tháng. Do đó, người trồng hoa cần lưu ý các biện pháp trồng kết hợp giúp cây ra hoa đẹp đúng vụ tết năm sau.

Chơi Địa Lan Ngày Tết

Những năm gần đây, bên cạnh những chậu hoa địa lan công nghiệp tuy sắc màu rực rỡ bắt mắt, nhưng thường không có hương thơm, trong chợ hoa ngày Tết đã thấy lác đác một vài cửa hàng bán loại hoa địa lan cổ thuần Việt xưa…

Địa lan Cẩm tố.

Người chơi địa lan bây giờ không nhiều người hiểu được thú chơi địa lan cổ của những lớp người xưa. Địa lan vốn được xếp vào hàng Vương giả hương, là loài hoa thanh nhã, vừa có sắc vừa có hương chỉ dành cho vua chúa, chẳng thế mà có câu: “Vua chơi lan, quan chơi trà”. Sắc của địa lan cổ không loè loẹt sặc sỡ mà  dịu mát thanh cao như ngọc quý. Hương thơm dịu, thi thoảng hoa mới tiết hương phảng phất như làn gió nhẹ lướt qua. Người xưa nói địa lan không dành cho những hạng người  “phàm phu tục tử” mà chỉ dành cho những người nho nhã thanh cao, cũng là vì vậy!.

Địa lan quý là loại nở vào dịp Tết Nguyên đán và phải có hương. Giò hoa to, uyển chuyển vươn cao trên lá, mỗi giò hoa có số nụ vừa phải. Lá xanh mảnh mềm mại, bóng mượt, không thô ráp. Người chơi địa lan không chỉ vui thích khi thưởng ngoạn cái đẹp của hoa và hương hoa mà còn say mê mỗi khi lan đâm mầm, vươn lá, ra ngồng hoa. Mỗi khi xuân về, địa lan nở, người chơi lan xưa thường mời bạn bè thân hữu đến uống trà ngon, cùng thưởng ngoạn, để mà đánh giá cái đẹp của từng chậu hoa; người có điều kiện còn làm cỗ mời bạn bè đến thưởng thức địa lan.

Những loại địa lan quý là: Thanh lan, Mạc lan, Hoàng vũ, Cẩm tố, Hoàng điểm… Quý hơn cả là Thanh lan, hoa Thanh lan có màu xanh ngọc. Trong Thanh lan chia làm ba loại: Đại thanh (có người còn gọi là Thanh ngọc vì hoa màu xanh ngọc), Thanh trường và Đoản thanh. Ở rừng Yên Tử, cũng có những loài địa lan quý. Riêng Đại thanh và Thanh trường rất hiếm gặp, chỉ những cụ bô lão gia đình có truyền thống chơi địa lan lâu đời ở đất Hà Nội, Nam Định, Huế v.v. mới còn có được vài ba chậu để mà thưởng ngoạn cùng bạn bè thân hữu vào dịp xuân về mà thôi.

Địa lan được trồng vào chậu một cách nâng niu trân trọng. Đất trồng lan được các cụ xưa làm rất cầu kỳ, bùn ao (là loại bùn lấy từ những ao sạch không bị nhiễm bẩn) được đưa về phơi khô, nghiền nhỏ như bột. Đất phù sa mịn cũng được phơi khô nghiền nhỏ. Hai loại đó được pha trộn theo tỉ lệ nhất định rồi đem rang trong chảo cho chết hết trứng giun, trứng ốc sên, mầm cỏ và sâu bệnh. Khi bột đất được rang “chín” để nguội, dùng nước ốc (ốc đồng đem ngâm từ 8 tháng đến 1 năm cho hết mùi hôi) cứ ba phần nước sạch trộn với 1 phần nước ốc, nhào vào đất như nhào bột làm bánh rồi cán mỏng chừng 2,5-3cm trên sân gạch đã được rửa sạch, dùng dao chia thành nhiều miếng to nhỏ có kích cỡ khác nhau rồi phơi thật khô đem cất để dùng trồng lan. Vì rễ của địa lan là loại rễ chỉ bám vào mặt ngoài của những viên đất chứ không xuyên qua đất. Nước tưới cho địa lan là loại nước sạch, tốt nhất là nước mưa, nước giếng đã được để thoáng lâu ngày pha thật loãng với nước vo gạo, nước ốc ngâm. Chậu trồng địa lan cần thoáng, mát, thoát nước nhanh, nếu sũng nước địa lan sẽ chết. Vì vậy, người chơi lan phải biết chăm sóc lan cho đúng cách để có được chậu địa lan quý mà thưởng thức cùng bạn bè thân hữu trong dịp tết đến xuân về và giữ gìn cho những mùa xuân sau…

Hoài Giang

Cập nhật thông tin chi tiết về Chơi Địa Lan: Dễ Đâu, Khi Thiếu Kiên Tâm trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!