Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Cách Trồng Rau Húng Lủi Đơn Giản, Dễ Làm Nhất được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để trồng rau húng lủi cho năng suất cao và chất lượng, việc lựa chọn vị trí trồng là hết sức quan trọng. Húng lủi là loại rau ưa mát, do đó bạn nên trồng tại không gian thoáng mát, có bóng râm. Bạn trồng rau húng lủi vào chậu hoặc thùng xốp để kiểm soát quá trình phát triển của cây. Bạn có thể đặt chậu ở ngoài ban công, sân thượng có mái che hoặc sau cửa sổ.
Ngoài ra, đất trồng húng lủi cần phải tơi, xốp, có độ thoát nước tốt để tránh cây bị ngập úng, thối rễ.
Cách trồng húng lủi đơn giản tại nhà Cách trồng húng lủi với hạtĐầu tiên, bạn cần làm ẩm đất. Sau đó, gieo hạt húng lủi thành hàng dọc hoặc tùy ý bạn. Sao cho khoảng cách mỗi hạt là từ 2-3cm.
Trồng húng lủi bằng cách ươm cây conBạn cần chọn bầu đất phù hợp với kích thước cũng như nhu cầu phát triển của rau húng lủi. Hoặc bạn cũng có thể ươm húng lủi vào nhiều bầu.
Chuẩn bị giá thể gồm đất hữu cơ, tro, trấu kết hợp với đất sạch cho vào bầu ươm.
Tiếp đó, bạn tiến hành gieo hạt trong bầu.
Đặt những bầu cây tại nơi mát mẻ, giữ cho cây nuôi ẩm ướt để kích thích nảy mầm, hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp, tránh làm khô giá thể.
Khi hạt nảy mầm, bạn nhẹ nhàng tách từng cây và đem trồng vào thùng xốp hoặc bất kỳ nơi nào thích hợp.
Sau 1 vài tuần trồng, bạn cần loại bỏ bớt những chồi non. Việc làm này sẽ kích thích cây phát triển nhanh hơn.
Cắt bớt phần thân của cây khoảng giữa ngón trỏ hoặc ngón cái của bạn. Đây cũng là kích thích để giúp thân cây húng lủi phát triển nhanh hơn.
Húng lủi là loại rau ưa khô, hạn. Vì thế bạn chỉ nên tưới nước nhiều vào thời điểm trước khi trồng hoặc khi thấy đất quá khô.
Nên tưới nước cho cây vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối để lá không bị ánh nắng mặt trời thiêu cháy.
Khi cây phát triển đủ lớn, bạn có thể thu hoạch bằng cách chọn tỉa những chiếc lá lớn nhất, thay vì cắt bỏ cả cành. Điều này sẽ kích thích cây nhanh ra chồi mới hơn.
Thời điểm thu hoạch trong ngày lý tưởng nhất là vào buổi sáng sớm. Sau thời gian này, nếu thu hoạch sẽ làm hỏng chất tạo hương thơm của lá.
Ngoài ra, bạn cũng nên loại bỏ những lá héo hoặc cành bị chết để cây nhanh ra chồi mới.
Cách nhân giống cây trồng húng lủiCây húng lủi có rất nhiều gốc ở dưới, để nhân giống, bạn có thể tách cây ra và cấy sang vị trí khác.
Cây mới trồng cần được tưới nước đều đặn mỗi ngày trong khoảng 2 tuần đầu. Sau đó chăm sóc và thu hoạch húng lủi tương tự như trên.
Chia Sẻ Cách Trồng Rau Húng Quế Tại Nhà Đơn Giản Nhất
Rau húng quế là một loại rau sống lâu năm, thân mọc chồi ngầm dưới đất, có màu tím, không có lông. Lá húng quế xoăn màu xanh thẫm, trên bề mặt lồi các đường gân, phía mép có xuất hiện răng cưa. Húng quế còn mùi thơm rất đặc trưng, do vậy loại rau này thường được ăn sống.
Lựa chọn giống và đất trồng rau húng quế
Đất trồng: Đất trồng húng quế phải là đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho đất bằng cách trộn chung với phân hữu cơ, trùn quế hoặc là trấu, xơ dừa.
Chọn chậu trồng: Bạn có thể tận dụng bất cứ vật liệu trồng nào trong nhà có thể đựng được đất, có thể là thùng xốp, chậu nhựa, bao xi xăng,… đều được. Tuy nhiên, chậu trồng húng quế phải có kích thước miệng từ 20 – 25cm, đất sâu 18 – 20cm.
Kỹ thuật trồng rau quế tại nhàSau khi đã chuẩn bị được tất cả các nguyên liệu cần thiết để trồng, bạn sẽ bắt đầu bước vào công đoạn đầu tiên, đó chính là cho đất vào chậu. Lượng đất cho vào chậu đạt ngưỡng ⅔ độ sâu của chậu.
Tiếp đó, bạn giâm cành con xuống đất với độ sâu khoảng 5 – 8cm, độ nghiêng khoảng 30 độ. Một chậu cây có thể trồng từ 4-5 hom.
Sau khi trồng xong, bạn tiến hành tưới đẫm nước, đặt chậu nơi khô thoáng, râm mát để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Lưu ý: Chậu trồng cây cần được đục lỗ nhỏ dưới đáy để thoát nước, tránh cây bị ngập úng, thối rễ.
Thời gian đầu trồng húng quế cần được tưới 2 lần mỗi ngày, vào sáng sớm và chiều mát để đảm bảo đất luôn ẩm. Nếu để đất khô sẽ khiến thân và lá bị héo dần và chết.
Ngoài nước tươi, rau húng quế cần được đảm bảo ánh sáng. Nhưng ở những thành phố lớn thì sự bức xạ do bê tông hóa làm cho không khí luôn oi bức, do đó dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần có biện pháp che mát bằng lưới để giúp giảm nhiệt cho cây.
Rau húng quế thích hợp với các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân bò,… Ngoài ra, bạn cũng có thể pha phân urê với nước để tưới khi chiều mát.
Khoảng 2 tháng sau khi trồng là bạn có thể bắt đầu thu hoạch thành quả rồi. Để thu hoạch, bạn hãy dùng kéo hoặc dao để sát gốc, chừa lại 3-4cm. Sau mỗi đợt thu hoạch, cần bón phân trùn quế để giúp cây ra lứa mới. Nếu cắt chừa phần gốc dài quá sẽ khiến rau bị già, ăn không còn ngon nữa.
Rau húng quế có thể thu hoạch quanh năm. Trường khi thấy cây cho ít nhánh mới hoặc cành rau nhỏ đi, bạn có thể tiến hành trồng lại chậu mới.
Chia Sẻ Cách Trồng Rau Sạch Đơn Giản
ngay tại nhà dễ thực hiện Chuẩn bị vật dụng trồng rau
Cách trồng rau sạch sử dụng các vật dụng đơn giản có trong gia đình để tạo nên các chậu trồng cây. Với chậu xốp, cần khoét lỗ thoát nước, thường thì từ 6 đến 8 lỗ 1 chậu, không nên khoét to quá, sẽ làm trôi đất, nếu trồng các loại cây cần thoát nước nhanh, có thể dùng lưới thép hoặc lưới nhựa bịt các lỗ vừa khoét trong hộp, vừa đảm bảo thoát nước vừa không bị trôi đất.
Với các loại thau, chậu, rổ cũ, nên chọn loại nhựa để bền và dễ vệ sinh. Cũng cần đục lỗ giống như hộp xốp để thoát nước,với các loại rổ đã có lỗ, có thể lồng 2 chiếc vào nhau làm 1 chậu để trồng, sẽ bền và tránh mất đất. Tất cả các loại chậu để trồng cần tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất bằng cách kê cao 4 góc.
Ngâm ủ hạt giống, gieo hạtCác loại hạt giống như: rau dền, xà lách, rau cải,… tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước.
Tuy nhiên để đảm bảo hạt giống rau có tỷ lệ nảy mầm cao nhất nên ủ như sau:
– Bước 1: Cần phải ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh từ 2 – 6h ( hạt dầy vỏ ngâm lâu hơn hạt có vỏ mỏng )
– Bước 2: Sau khi ngâm vớt hạt ra ủ lại bằng khăn vải từ 12 – 48h (tùy theo loại hạt).
– Bước 3: Khi thấy hạt mọng nước và bắt đầu nứt vỏ hạt, lấy hạt ra khỏi khăn,sau đó rải đều hạt trên mặt khay. Khi gieo hạt nên trộn ít dầu hôi để tránh côn trùng tha. không nên để hạt ra rễ quá dài rồi mới đem gieo tránh tình trạng đứt rễ non.
Không gieo quá nhiều hạt giống vào một thùng. Có thể trồng các loại rau thơm như bạc hà, húng,…cùng một thùng, tuy nhiên những loại cây như ớt, cà chua, dưa chuôt,…nên trồng riêng ở các thùng khác nhau. Sau khi gieo hạt, dùng vải mỏng phủ lên đễ giữ ấm, kích thích hạt nảy mầm nhanh.
Chuẩn bị đất trồngHiện nay đã có một số loại đất sạch đóng túi, chuyên phục vụ nhu cầu trồng rau trong nhà. Nếu không, có thể chuẩn bị đất bằng cách, lót 1 lớp giá thế như xơ dừa, các loại xơ quả vừa dễ thoát nước mà vẫn giữ lại các chất dinh dưỡng tốt cho cây. Cách trồng rau sạch tại nhà chuẩn bị đất theo công thức trên là lớp đất thịt pha trộn với phân chuồng hoại mục, xơ dừa, tro trấu và bón lót phân hữu cơ khoáng hoặc phân hữu cơ vi sinh.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì để trồng rau ăn trong nhà thì ban đầu nên trộn khoảng 10-30% phân bón là vừa đủ.
Chăm sóc hàng ngày– Tưới nước:mùa nắng tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa tùy theo thời tiết mà tưới tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng. Vào thời tiết nắng nóng có khi 2-3 lần/ngày. Vào mùa đông thường 1-2 ngày mới tưới một lần. Tận dụng nước vo gạo, nước rửa rau, bã chè, bã cà phê để tưới và bón cây hàng ngày.
– Ánh sáng: cây muốn phát triển mạnh nhất thiết phải đưa ra nơi có nhiều ánh sáng và nắng. Tuy nhiên cây còn non nên để nơi có nhiều sáng nhưng không trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Chia Sẻ Cách Trồng Hoa Tử La Lan Đơn Giản Dễ Trồng
Loại hoa tử la lan này với vẻ ngoài đẹp rực rỡ và có sức sống mạnh mẽ đã chiếm trọn trái tim của người yêu hoa cây cảnh tại Việt Nam trong thời gian gần đây.
Thời gian gần đây trên thị trường hoa cây cảnh nước ta có thêm sự hiện diện của một loại cây hoa mới với vẻ đẹp độc đáo bắt mắt là hoa tử la lan. Vốn có nguồn gốc từ Brazin được du nhập vào nước ta khoảng 1 năm trở lại đây. Cây ngoài tên gọi này còn có tên gọi khác là hoa chuông tình yêu, hoa thánh, phú quý vv.
Đặc điểm giống hoa tử la lan:
Đây là loại cây dạng thân củ có chiều cao thấp khoảng 20cm. Lá cây có dạng bản to hình thuôn dài hoặc oval. Điểm thu hút nhất của cây chính là phần hoa của chúng. Hoa có dạng bản to và nở ra nhiều màu sắc đep.
Đây là giống cây trồng một năm. Sau khi hoa nở khoảng 6 tuần cây sẽ bắt đầu tàn đi và sẽ rơi vào trạng thái ngủ. Sau đó vào đúng mùa thì cây sẽ tiếp tục phụ hồi và ra hoa.
Đặc điểm sinh thái của cây: Ánh sáng:
Cây hoa la tử lan có yêu cầu lượng ánh sáng đầy đủ tuy nhiên không quá gay gắt. Nếu trồng trong nhà bạn tiến hành chọn vị trí gần cửa sổ ở hướng đông để giúp đón nhận ánh sáng mặt trời buổi sáng là tốt nhất. Nếu trồng ở nơi ít ánh sáng thì có thể thay thế bằng bóng đèn huỳnh quang cây vẫn phát triển xanh tốt.
Yêu cầu loại đất trồng:
Đất trồng loại cây này nên có độ pH khoảng từ 5-6,5 Đất trồng nên là loại đất thịt có phối trộn với một số loại giá thể khác như than bùn, phân hữu cơ hoai mục. Do không chịu được ngập úng nên cây trồng cần phải tơi xốp và thoáng khí.
Yêu cầu về độ ẩm
Nhiệt độ tăng cao khiến đất bốc hơi nước nhanh hơn. Chính vì thế mà để cây cần được giữ ẩm bằng bình tưới phun sương. Không nên phun trực tiếp vào cây sẽ không tốt cho sự phát triển. Vào mùa hè nên rải quanh gốc một lớp đá sỏi để ngăn cản sự bay hơi nước.
Chế độ tưới nước cho cây:
Cây có nhu cầu nước tưới khá cao nên thời gian đầu mới trồng cây cần được tưới giữ ẩm đều đặn. Tuy nhiên không để cho cây bị ngập úng mà phải giữ cho đất luôn luôn được tơi xốp tránh hiện tượng thối rẽ cây dẫ đến chết. Một lưu ý là khi tưới nước không nên tưới trực tiếp vào tán lá mà nên sử dụng dạng tưới phun sương. Nhiều người trồng chia sẻ mẹo là đặt chậu cây vào một đĩa nước trong một tiếng là đủ độ ẩm cho cây trong một ngày.
Chia Sẻ Cách Trồng Nha Đam Tại Nhà Đơn Giản Nhất
Chuẩn bị giống trước khi trồng cây nha đam
Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. Lưu ý, những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước và có đường kính miệng khoảng 35-40cm, cao 40-45cm.
Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước.
Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…
Cách trồng nha đamĐặt ngang lá nha đam trên nền đất, dùng tay vun một chút đất để che khoảng một nửa lá. Tiếp đó đặt chậu cây ở nơi có nhiều nắng (tránh bị mưa hắt quá nhiều). Sau đó tưới nước cho ẩm hết đất xung quanh lô hội. Hàng ngày, theo dõi nếu đất quá khô thì tưới thêm chút nước cho cây.
Đào cây con đã ươm ( lưu ý: Khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con). Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: Cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 80cm.
Cây Nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm nên để trong mát khoảng 2-3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.
Chăm sócCây Nha đam chịu được nắng hạn, nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Nên tưới 3-5 ngày/1 lần để cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.
Sau khi cấy cây nha đam con được khoảng 10 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế… cho su su. Cứ 15-20 ngày bón phân cho cây 1 lần.
Thu hoạchSau khi trồng khoảng 6 tháng, cây nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần.
Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bạn có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ.
Công dụng của nha đam và những lưu ý cần biết khi dùng
Cách Trồng Rau Húng Lủi Trong Thùng Xốp Trên Sân Thượng
Rau húng lủi thuộc cây thảo, được gọi với nhiều cái tên khác nhau, tùy theo địa phương, đây là loại cây có nguồn gốc từ hoang dã, mùi thơm đặc trưng thường được dùng làm rau sạch, chế biến với nhiều món ăn, ngoài ra cây còn được sử dụng để chế biến thành nhiều loại thảo dược chữa bệnh, xua đuổi muỗi.
Tên gọi khác: Cây húng lủi, cây húng lũi, cây húng nhủi, cây húng dũi, cây húng láng, một số nơi còn gọi ngắn gọi là rau húng, húng bạc hà, thuộc họ Hoa môi
Cây có nguồn gốc hoang dã, phân bố chủ yếu ở một số nơi tại châu Âu, châu Phi, châu Á.
* Đặc điểm hình thái:
Cây húng lủi thuộc loại cây thảo, cây có nguồn gốc hoang dã nên có sức sống khỏe, phát triển nhanh.
Cây có thân rễ mọc bò thành chùm dưới đất.
Lá cây húng lủi nhỏ, thuôn dài, mép lá khía răng cưa.
Cây húng lủi có mùi thơm rất đặc trưng, dễ nhận biết thường được dùng làm gia vị, ăn sống.
* Công dụng:
Húng lủi là rau không thể thiếu trong các bữa ăn, cây được dùng để làm gia vị ăn sống, được chế biến kèm với nhiều món tạo hương vị đặc biệt. Đây là một là rau ngon, lại có sức sống tốt, phát triển nhanh nên hiện tại cây được trồng tại nhiều gia đình bằng hình thức trồng húng lủi trong chậu, trong thùng sốp hoặc chai nhựa.
Ngoài ra cây còn được nhiều người sử dụng như một loại thảo dược, phòng chống nhiều loại bệnh, trong cây húng lủi còn có một số chất giúp vệ sinh răng miệng, giữ hơi thở thơm tho.
Một chậu cây húng lủi còn là giải pháp tiệc vời giúp xua đuổi muỗi khỏi ngôi nhà của bạn.
Chuẩn bị trồng rau húng lủi trong thùng xốp trên sân thượng
Để trồng rau thì trước hết phải chuẩn bị phân bón, đất đai và những dụng cụ trồng
Thùng xốp: Thùng xốp bạn có thể tân dụng những hộp xốp của nhà mình, xin hàng xóm, tốt hơn nữa là bạn có thể mua tại các cửa hàng. Sau khi mua về, nên khoét lỗ dưới đáy để thoát nước.
Đất dinh dưỡng: Đất Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế. Chuẩn bị giá thể hữu cơ: Trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn theo tỷ lệ 50% đất phù sa + 50% phân trùn (hoặc 50% đất Tribat, giá thể nền hữu cơ). Đổ hỗn hợp đất phù sa và phân trùn vào chậu trồng rau cách miệng chậu 2cm.
Phân bón: Vì chúng mình đang muốn trồng rau sạch theo kiểu canh tác hữu cơ nên tốt nhất chỉ nên chuẩn bị những loại phân hữu cơ đã được ủ hoai. Bạn có thể mua phân chuồng đã ủ hoai tại các vùng quê chuyển lên hoặc cũng có thể tự ủ phân hữu cơ từ rác thải tại nhà.
Giống, dụng cụ làm cỏ, thùng tưới nước có vòi hoa sen.
Rau húng lủi thường được trồng bằng cách giâm cành. Nên chọn cây giống từ những cây mẹ to khỏe (chưa ra hoa), không sâu bệnh.
Cách trồng rau húng lủi trong thùng xốp trên sân thượng
Bước 1: Làm đất
Trước khi trồng rau 1 tuần, bạn cần làm sạch và xới đất cho tơi xốp. Trộn đất với phân hữu cơ, xơ dừa, tro trấu và phơi đất để diệt hết các loại mầm bệnh. Bón lót thêm phân chuồng, super lân, kali sunfat với đất.
Bước 2: Giâm cành
Cắt đoạn hom giống dài từ 15 – 20cm, ghim nhánh vào chậu đất với khoảng cách 8 – 10cm và nghiêng gốc với mặt đất khoảng 30 độ. Một chậu có thể trồng 4 – 5 hom giống.
Bước 3: Chăm sóc
Tưới nước: Vào mùa khô, cần tưới nước cho rau húng lủi ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát nhằm đảm bảo chậu rau luôn luôn ẩm. Vào mùa khô, nên làm công tác thoát nước tốt. Nếu để rau bị khô hay úng đều làm cho rau bị đen thân lá và chết dần.
Làm cỏ, bón phân: Sau khi trồng cây khoảng 20 ngày, tiến hành bón lót cho cây bằng phân bò, phân dê, phân cá, phân hữu cơ… Cứ khoảng 20 – 30 ngày lại tiến hành bón đợt tiếp theo cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh: rau húng lủi thường mắc bệnh gây chết từng đám, bệnh lan nhanh, giảm năng suất, có thể kéo thành dịch bệnh vào mùa mưa hay những nơi bón quá nhiều phân đạm. Vì vậy, cần đảm bảo có lỗ thoát nước, dọn thật sạch, vứt các cây chết ra khỏi thùng xốp, hòa vôi với phèn tưới vào chỗ những cây bị bệnh. Sau đó, dùng các loại thuốc trừ bệnh như Aliette, Ridomine ở nồng độ khuyến cáo để phun cho cây.
Bước 4: Thu hoạch
Trồng cây húng lủi chỉ trong vòng 2 tháng đã có thể cho thu hoạch. Lưu ý, sau mỗi đợt thu hái cần bón thêm ít phân trùn quế lớp 2 cm để giúp cây rau húng lủi cho thêm nhiều cây mới. Nếu cắt chừa phần gốc quá dài sẽ làm cho rau mau bị già thân, cây rau sẽ suy yếu từ từ.
Rau húng lủi trồng tại nhà có thể thu hái nhiều đợt và sống cả năm, trường hợp thấy rau húng lũi cho nhánh mới ít dần, cành rau mới nhỏ đi, khi đó có thể trồng lại chậu rau mới.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Cách Trồng Rau Húng Lủi Đơn Giản, Dễ Làm Nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!