Xu Hướng 3/2023 # Chăm Sóc Dưa Leo Bằng Npk Văn Điển # Top 11 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chăm Sóc Dưa Leo Bằng Npk Văn Điển # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Dưa Leo Bằng Npk Văn Điển được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

 Phân bón Văn Điển công thức NPK (12:5:10) và NPK (12:8:12) cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây dưa leo (dưa chuột), giúp cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, hạn và chịu rét, góp phần tăng năng suất, cho màu quả đẹp, tươi, hương vị quả thơm hơn.

Trong điều kiện đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Khu 4 cũ, dưa chuột có thể trồng 3 vụ/năm.

– Vụ xuân là vụ chính, gieo hạt cuối tháng Giêng, đầu tháng 2.

– Vụ hè gieo tháng 4 đến tháng 7, thu hoạch tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Đặc biệt vụ dưa hè xen 2 vụ lúa xuân sớm và mùa muộn, dễ làm mà cho hiệu quả kinh tế lớn nhất.

– Vụ đông: Gieo hạt cuối tháng 9, đầu tháng 10, thu hoạch trung tuần tháng 11 đến giữa tháng 12.

Phân bón Văn Điển giúp dưa leo cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, hạn, rét; góp phần tăng năng suất và phẩm chất quả. 

2.  Yêu cầu về đất trồng:

– Dưa leo có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, tơi xốp và màu mỡ. Nên chọn những chân đất có nguồn nước tưới chủ động và hàng năm luân canh với lúa nước…

– Do bộ rễ phát triển kém, sức hấp thu của rễ lại yếu nên dưa chuột yêu cầu dinh dưỡng cân đối và được cung cấp từ từ, không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại nhanh chóng biểu  hiện  thiếu dinh dưỡng. Phân bón Văn Điển công thức NPK (12:5:10) và NPK (12:8:12) cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây dưa, giúp cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, hạn, rét; góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất quả cũng như tăng khả năng bảo quản của quả. 

3. Làm đất, bón phân:

– Sau khi cày bừa, rạch hàng chia luống rộng 1,5m (mặt luống 1,2m rãnh 0,3m), cao 0,3m.

– Lượng phân bón cho 1ha như sau: Phân chuồng mục: 10 tấn (3-3,5 tạ/sào); phân bón NPK: 700-850kg (25-30 kg/sào)  NPK 12:5:10 hoặc 12:8:12.

 Phân chuồng + 1/3 NPK bỏ vào hốc, đảo đều và lấp một lớp đất nhẹ. Trồng khi cây được 1-2 lá thật, trồng hai hàng trên luống với khoảng cách 60cm, mỗi hốc cách nhau 40cm. Mật độ trồng 33.000 cây/ha (1.200 – 1.300 cây/sào).

4. Chăm sóc:

– Tưới nước và luôn đảm bảo đủ ẩm, giúp cây nhanh bén rễ và ra lá.  

 -Cây 5 – 6 lá thật, lúc ra tua cuốn thì xới vun kết hợp bón 1/2 số NPK còn lại. Sau khi bón phân, xới vun luống, nhặt cỏ kết hợp tưới rãnh cho cây.

-Để tăng rễ đốt, có thể cho dưa bò 2-3 mắt mới cắm cọc. Giàn dưa chuột cắm hình chữ nhật. Mỗi sào cần 1.400-1.500 cây dóc. Sau khi cắm buộc giàn chắc chắn, dùng dây mềm buộc ngọn dưa lên giàn. Công việc này làm thường xuyên đến khi cây ngừng sinh trưởng (thu 3-4 lứa quả).

-Sau khi thu lứa quả đầu, dùng nốt số NPK còn lại bón thúc cho cây. Dùng cuốc nhỏ bổ hốc giữa 2 gốc cây, bón phân và lấp đất, kết hợp làm cỏ, tỉa lá già, lá bị bệnh.

  – Sau mỗi lần thu, có thể tưới thêm phân hoặc phun phân bón lá cho cây sẽ kéo dài thời gian thu hoạch quả.

5. Phòng trừ sâu bệnh:

Dưa chuột thường gặp các bệnh sau:

– Bệnh sương mai là bệnh nguy hiểm, gây hại nặng vào thời kỳ có nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C) và độ ẩm không khí cao, ruộng dưa trồng dày, xanh đậm.

Dùng Boócđô 1%, Ridomil MZ 72 WP hoặc Alliette 80WP phun 1- 2 lần.

– Bệnh phấn trắng, làm bộ lá tàn sớm. Dùng Topsin hoặc Bayleton  sữa 25% với 200-250g để pha phun cho 1ha dưa chuột.

– Bệnh nứt thân, xì mủ: Thực hiện tiêu thoát nước tốt, không để mặt luống đọng nước, bón phân cân đối và phun luân phiên các loại thuốc sau: Ridomil, Topsin M, Polyram, Mancozeb, Copper, Aliette…

6. Thu hoạch:

– Tùy diễn biến thời tiết mà quả 5 – 7 ngày tuổi có thể thu hoạch. Nếu để quả già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa, đậu quả của các lứa tiếp theo, năng suất sẽ giảm.

– Quả nên thu vào buổi sáng để buổi chiều tưới thúc nước phân. Thời kỳ rộ quả, có thể thu 2-3 ngày 1đợt. 

Phân Npk Văn Điển Chuyên Dùng Để Bón Cho Khoai Tây

Theo bà Nguyễn Thị Thoa, Trưởng phòng Trồng Trọt, Sở NN-PTNT Hà Nội, khoai tây là cây rất phàm ăn, để tiêu thụ một lượng dinh dưỡng lớn nhằm SX ra khối lượng củ, thân lá lớn, ngoài đạm và kali thì lân và các chất trung, vi lượng là rất quan trọng.

Khoai tây thuộc nhóm cây vụ đông ưa lạnh, thời vụ trồng rộng, dễ trồng, năng suất cao và có giá trị kinh tế. Do có năng suất cao, sau khoảng 3 tháng thu hoạch 4 – 7 tạ củ 1 sào (11 – 18 tấn/ha), cộng với số lượng thân lá gấp 1,5 lần trọng lượng củ nên khoai tây yêu cầu trình độ thâm canh cao, nhất là phải đầu tư nhiều phân bón. Chi phí cho SX khoai tây cao, tốn tiền nhiều nhất là giống và phân bón (chi phí phân bón chiếm khoảng 40% tổng chi phí đầu tư) nên phải lựa chọn loại phân bón tốt, phù hợp với cây khoai tây là điều nông dân phải cân nhắc.

Qua kinh nghiệm nhiều năm, đa số nông dân các tỉnh đồng bằng Bắc bộ đã chọn phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng để bón cho khoai tây. Trong đó, Hà Nội là nơi có truyền thống SX khoai tây và nổi tiếng với giống ở Hà Hồi (Thường Tín). Vụ đông 2015 Hà Nội có kế hoạch gieo trồng 50.000 ha, trong đó 1.500 ha khoai tây

Đánh giá hiệu quả phân bón Văn Điển, bà Nguyễn Thị Thoa cho biết: Lân trong phân bón Văn Điển giúp cho khoai tây tăng cường khả năng hút đạm và kali. Ca (vôi) giúp cho phân hữu cơ bón cho khoai tây chóng phân hủy thành chất dễ tiêu đáp ứng yêu cầu của khoai tây trong thời gian ngắn. Magie giúp cây tăng cường khả năng quang hợp nhất là trong những ngày thời tiết âm u. Phân NPK Văn Điển có đủ 16 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu giúp cho khoai tây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chụi và đạt năng suất cao.

Các loại phân NPK Văn Điển giàu chất dinh dưỡng, ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng, đó là sự khác biệt của phân NPK Văn Điển với các loại phân NPK thông thường khác.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho khoai tây có 2 loại: Bón lót NPK 5.10.3, có tỷ lệ các chất dinh dưỡng cao trên 60%, các chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng như đã nêu ở trên: Ca (vôi) 16%, Mg 8%. Bón thúc NPK 22.5.11, có tỷ lệ chất dinh dưỡng cao trên 60%, chất dinh dưỡng Ca (vôi) 9%, Mg 5%.

Huyện Mỹ Đức ở phía Nam Hà Nội, đa số nông dân đã quen dùng phân Văn Điển bón cho các loại cây trồng trong đó có cây khoai tây. Bà Lê Thị Kim Thúy – Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cũng rất tâm đắc với loại phân này: “Đất của Mỹ Đức đa số diện tích chua trũng, phù hợp với phân Văn Điển mang tính kiềm. Đã đến lúc nông dân cần quan tâm đến việc bổ sung các chất vi lượng cho đất. Do có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nên phân NPK Văn Điển giúp cho khoai tây ngoài việc tăng năng suất, chất lượng mà còn tăng khả năng chống nóng, chống rét, chống sương muối, hạn chế sâu bệnh nhất là bệnh sương mai (bệnh chủ yếu gây hại cho cây khoai tây)”.

Qua thực tế nhiều năm chỉ đạo SX ở cơ sở, ông Đào Tiến Bình, Chủ nhiệm HTXNN Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức có ý kiến nhận xét rất cụ thể về tác dụng của phân Văn Điển bón cho khoai tây: “Đã từ nhiều năm nay hầu hết diện tích các cây trồng của HTX đều bón phân lân và phân NPK Văn Điển do tập thể làm dịch vụ. NPK Văn Điển giúp cây khoai tây mập khỏe, lá xanh dày, thân lá bền đến khi thu hoạch, nhiều củ, củ to đều, tăng độ bóng của củ, củ chắc, có nhiều bột, ăn ngon và bảo quản đỡ bị hao”.

Để có cơ sở khoa học giúp cho việc bón phân hợp lý, bà con nông dân cần biết khoai tây có yêu cầu dinh dưỡng lớn so với các cây trồng khác.

Thiếu đạm thân lá phát triển kém, củ ít nhỏ, năng suất thấp. Thừa đạm lá xanh đen, thân yếu dễ bị lốp. Đạm phải bón sớm, bón muộn sau thời kỳ ra nụ (sau trồng 50 ngày) ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây và năng suất. Lân ảnh hưởng lớn tới tổng số củ, tăng khả năng chống bệnh, chống rét, tăng sản lượng và phẩm chất củ.

Thiếu lân cây phân cành ít, lá màu xanh tối hoặc xanh gỉ đồng, trên củ có những vết lâu loang. Lân chủ yếu cần thời kỳ đầu. Cây cần số lượng kali nhiều nhất so với các chất dinh dưỡng khác. Kali giúp tăng sinh trưởng bề mặt lá, kéo dài tuổi thọ lá giữa và lá gốc, tăng vận chuyển các chất dinh dưỡng về củ, giúp tăng sản lượng và phẩm chất củ.

Hà Nam cũng là tỉnh có truyền thống sử dụng phân Văn Điển. Kế hoạch diện tích gieo trồng vụ đông 2015 của tỉnh là 19.500 ha, trong đó diện tích khoai tây 920 ha.

Ông Lại Văn Hiếu, GĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nam cho biết: “Phân Văn Điển phù hợp với hầu hết diện tích và các loại cây trồng của tỉnh vì đa số diện tích là đất chua trũng. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển có thành phần dinh dưỡng cao, các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng được phối trộn hợp lý đáp ứng yêu cầu của cây trồng nói chung và khoai tây nói riêng. Do vậy bón phân Văn Điển cho khoai tây giúp cho cây khỏe, hạn chế tác hại của thời tiết bất thuận và sâu bệnh ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất”.

Về hiệu quả của phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón cho khoai tây, bà Lê Thị Thúy An, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Bình Lục cũng đồng tình với ý kiến của ông Hiếu: “Thông qua các mô hình khuyến nông so sánh bón phân NPK Văn Điển với các loại phân NPK khác thì NPK Văn Điển có hiệu quả đều cao hơn hẳn. Do vậy chúng tôi đã khuyến cáo nông dân nên mở rộng diện tích bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho các cây trồng nói chung và cây khoai tây nói riêng”.

Nguồn: sưu tầm

“Hồi Sức” Cho Cây Vải Sau Thu Hoạch Bằng Phân Bón Văn Điển

Hà Nội , ngày 04 tháng 08 năm 2019 

Vải là loại cây ăn quả ra hoa đầu cành, ra hoa cách năm. Để năm nay trúng mùa, thì cây phải được chăm sóc, bón phân đúng cách từ năm trước. Ở thời điểm hiện nay (tháng 7-2019), phân lân nung chảy Văn Điển là một lựa chọn hoàn hảo cho việc đầu tư sớm vào vụ vải năm 2020.

Dù bị mất mùa, sản lượng giảm gần một nửa so với năm 2018, nhưng năm nay nông dân trồng vải thiều Bắc Giang vẫn vui vì thu về tới 6.300 tỷ đồng. Đây là con số kỷ lục, vượt cả doanh thu năm 2018 tới 500 tỷ đồng và cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, không phải khi nào mất mùa cũng được giá. Vì vậy, với bà con nông dân, mong ước lớn nhất vẫn là chiến thắng kép: Được mùa được giá. Và để được mùa, ngoài những yếu tố khách quan, thì yếu tố kỹ thuật chăm sóc cây, chọn phân bón phù hợp, bón phân đúng cách cũng góp phần quan trọng, nhiều khi là quyết định.

Khẩn trương “hồi sức” cho cây vải 

Muốn hiểu đặc tính cây vải, trước hết cần hiểu về khí hậu miền Bắc ảnh hưởng ra sao tới cây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng.

Khí hậu miền Bắc nước ta phân mùa rõ rệt: Mùa Xuân ấm ẩm, mưa dầm; mùa Hè và mùa Thu nắng lắm, mưa nhiều, thậm chí còn nhiều bão gió; mùa Đông thường rét và khô. Các loại cây ăn quả miền Bắc thường ra hoa vào vụ Xuân, và thu hoạch rải rác từ cuối Thu đến đầu Xuân. Sau thu quả cây cần được hồi sức trước khi bước vào vụ sản xuất mới. Do vậy nhà vườn cần phải cân nhắc đáp ứng 2 yêu cầu cơ bản là vừa giúp cây hồi phục dinh dưỡng sau thu hoạch vừa bảo đảm cây được nghỉ Đông để vụ  Xuân tới cây ra hoa, nuôi quả.

Khí hậu miền Bắc thuộc dạng hình pha trộn giữa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nên rất đa dạng về giống và chủng loại cây ăn quả. Xét về chu kỳ thay lá, người ta phân ra nhóm rụng lá hàng năm và nhóm không rụng lá hàng năm. Nhóm cây lá xanh quanh năm là những cây đa dụng, vừa ăn quả, vừa bóng mát vừa cảnh quan. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, cây xanh lấy năng lượng mặt trời tổng hợp thành chất hữu cơ tạo năng suất cây trồng.

Khi thiếu nắng hoặc thời tiết rét, khô, cây không quang hợp được nhưng vẫn phải hô hấp để duy trì sự sống nên tiêu tốn chất hữu cơ. Đây là lãng phí dinh dưỡng của nhóm cây lá xanh quanh năm. Vì vậy nhóm này thường có hiện tượng ra quả cách năm.

Khắc phục hiện tượng trên, điều chỉnh ra hoa khá khó khăn, phần nhiều tác động bằng những yếu tố ngoại cảnh vào thời kỳ trước ra hoa. Nếu mùa đông khô rét nhiều, cây cằn cỗi, thuận cho phân hóa mầm hoa. Ngược lại, nếu mùa đông ấm, ẩm hoặc cây xanh tốt, tỷ lệ C/N (tỷ lệ giữa cacbon và ni tơ) thấp sẽ hạn chế hoặc kìm hãm ra hoa. Do vậy, ngoài yếu tố thời tiết thì việc chăm sóc các loại cây ăn quả giai đoạn sau thu hoạch có ý nghĩa rất quan trọng.

Xét về vị trí ra quả có nhóm cây ra quả nách lá, nhóm ra quả đầu cành. Nhóm cây ra quả đầu cành như nhãn, vải…, cành ra từ mùa thu năm trước là cành mẹ mang quả năm sau. Nếu cành khỏe và bánh tẻ thì vào mùa xuân tới, hoa sẽ nở trên đầu cành. Nếu mùa đông đã ra chồi lá thì mùa xuân không ra hoa. Do vậy, để mùa xuân ra được nhiều hoa, trước hết cây phải có nhiều cành mùa thu, đủ tuổi  thành thục và sinh trưởng khỏe mạnh.

Từ kết quả nghiên cứu của các chuyên gia nông nghiệp cho thấy,  sau khi thu hoạch quả thì rễ là bộ phận bị mất lực nhiều nhất, rồi đến lá, cành. Do vậy, cùng với việc bấm cành tỉa tán, việc không được quên là chăm sóc phục hồi bộ rễ. Lân và các dinh dưỡng trung, vi lượng là nhu cầu lớn nhất trong giai đoạn này.

Phân bón Văn Điển – dinh dưỡng cân đối cho cây vải

Trong các loại phân bón hiện nay, ngoài phân hữu cơ ra, chỉ có phân lân nung chảy Văn Điển đáp ứng được nhu cầu nói trên  cho cây trồng: Trong phân lân nung chảy Văn Điển, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu trên 96% gồm các chất dinh dưỡng: P2O5=15-19%, MgO=15-18% ,SiO2=24-32%, CaO= 28-34%, và nhiều chất vi lượng khác như Fe, Mn, Cu, Zn, Bo, Mo… Phân bón đa yếu tố NPK 5.10.3 (N=5%; P2O5=10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14%;  ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co… mà các loại phân bón khác không có.

Năm nay nhãn, vải ra hoa rất ít, đặc biệt vải Thiều hầu như không có hoa nên việc chăm sóc nhãn vải năm nay phải căn cứ thực tế tình hình sinh trưởng từng cây mà có chế độ chăm sóc riêng.

 Đối với những cây không ra hoa: Thông thường, đầu tư chăm bón năm trước là để năm sau thu quả. Năm nay không ra quả đồng nghĩa với việc đầu tư năm trước không hiệu quả. Song nếu năm nay không chăm sóc tốt thì năm sau chắc chắn sẽ kém thu hoạch.

Để chuẩn bị đón mùa quả năm 2020, với những cây không ra quả năm nay, vào khoảng tháng 6, 7, tương ứng với thời gian thu quả  hàng năm, nên tiến hành đốn tỉa, làm cỏ như mọi năm, đồng thời bón sâu bằng phân lân nung chảy Văn Điển, nhằm cung cấp chất Lân và các chất dinh dưỡng trung, vi lượng, phần để chuẩn bị và tích lũy dinh dưỡng cho vụ sau, phần bù đắp phần dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng thân lá quá mạnh vừa qua.

Đối với những cây đang cho quả: Năm nay sau khi thu quả, đồng thời với việc làm cỏ cho cây,  cắt tỉa cành tăm tơ, sâu bệnh… cuốc rạch xung quanh tán cây rồi bón phân. Lượng phân bón cho mỗi gốc khoảng 3-5kg phân hữu cơ ủ mục, 3-7kg phân lân nung chảy Văn Điển và 2-4kg phân đa yếu tố NPK (5:10:3). Tùy tình hình sinh trưởng của cây mà bón lượng nhiều ít; lấp đất và tủ cỏ, rác để giữ ẩm gốc cây.

Sau khi xuất hiện đợt lộc thu, bà con nông dân cần phun thuốc trừ bọ xít, rầy rệp các loại để bảo vệ an toàn cho cành non, tạo điều kiện cho cành thu sinh trưởng khỏe.

Trong suốt mùa đông không được bón phân, tưới nước và bằng nhiều giải pháp nhằm khống chế lứa lộc muộn, lộc đông.

Sau Lập xuân, khi thấy nụ xuất hiện, lúc đó mới được bón phân thúc.

Năm 2019 dù là năm được giá vải thiều, nhưng xét trên khía cạnh năng suất thì năm nay là năm mất mùa vải thiều. Năm nay cũng không có ngày lập xuân (lập xuân năm 2019 nhằm vào ngày 30 tháng chạp năm Mậu Tuất -2018; còn lập xuân năm 2020 vào ngày 11 tháng Giêng năm Canh Tý – 2020). Do vậy mùa đông năm nay chắc chắn có rét và có thể rét hơn vài năm gần đây.

Nếu được chăm bón đúng kỹ thuật, chắc chắn năm tới sẽ được mùa vải, đặc biệt giống vải thiều – đặc sản của miền Bắc. Khi quả vải được mùa, thì cơ hội thưởng thức loại trái cây ngon này không chỉ dành cho người dân trong nước, mà còn có dịp chinh phục thực khách nhiều vùng trên thế giới qua con đường xuất khẩu.

– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

– E-mail : vandienfmp@gmail.com

– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

                                                                                                                     Nguồn : langmoi.vn

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Dưa Leo (Dưa Chuột)

– Tay quai, bình tưới dạng nhỏ (trồng trên chậu/thùng)

– Khay ươm, chậu/thùng trồng cây.

– Cuốc, xẻng (nếu trồng trên nền đất)

– Kéo cắt tỉa cành, găng tay làm vườn

Bước 2: Chọn giống – Chuẩn bị đất trồng Cách chọn giống

– Chọn hạt chắc, hạt to tròn, mẩy, không bị lép, tỷ lệ nảy mầm cao, mua hạt giống ở nơi có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín.

Cách làm đất

– Đất trồng phải làm thật tơi xốp, chọn đất cát pha, có chứa nhiều dinh dưỡng hữu cơ. Trộn đất với trấu, gỗ mùn, phân động vật hay phân xanh hữu cơ.

– Trước khi trồng 7-10 ngày, nên bón lót vôi bột.

– Trộn đều đất và phân chuồng/phân hữu cơ sinh học theo tỷ lệ 7/3. Trộn thêm 20g phân lân + 20g NPK + 50g vôi + 20g hữu cơ vi sinh vào mỗi thùng xốp.

– Đổ đất vào thùng xốp lớp dày chừng 20-30cm, xới cho đều để phân thấm vào đất làm tăng độ pH cho để cung cấp dinh dưỡng cho cây thời kỳ đầu.

– Ngâm hạt giống dưa leo trong nước ấm từ 32-35 o C trong 2-3h sau đó vớt hạt ra rửa sạch.

– Ủ trong khăn ẩm trong vòng 3-5 ngày dưới nhiệt độ 27-30 o C. Phải giữ đủ ẩm cho bọc hạt giống, hạt lên mầm thì có thể đem đi gieo.

– Gieo hạt trực tiếp lên đất hoặc gieo hạt vào lỗ (sâu 1cm) trên khay ươm (đất đã được làm tơi xốp đủ độ ẩm và dưỡng chất cho cây) phủ 1 lớp đất và tưới nước đủ ẩm.

– Đặt chậu nơi có nắng ấm để hạt nhanh nảy mầm, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

– 1 tuần sau gieo hạt sẽ nảy mầm, đến khi cây ra 3-4 lá, đạt 10-15cm đã cứng cáp thì có thể bứng cây ra chậu trồng.

– Trồng cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, để cây ở nơi râm mát cho cây hồi xanh bén rễ.

– Cây dưa leo cần 6-8h nắng mỗi ngày, nên phải được trồng ở nơi có ánh sáng nhiều để cây nhanh phát triển, ra hoa đậu quả.

– Làm giàn: 2-3 tuần sau trồng là thời điểm dưa leo ra tua cuốn, tiến hành làm giàn.

– Tưới nước: 2 lần/ngày nhưng chỉ tưới đủ ẩm, tránh tưới quá ít khiến cây thiếu nước hoặc quá nhiều gây ra tình trạng úng.

+ Bón đạm và phân NPK 2 lần/tháng.

+ 2 tuần đầu: Phủ phân chuồng, rơm rạ để giữ ẩm cho đất tốt hơn.

+ Tuần thứ 3 bạn cần bón đạm + lân + kali, hoà vào nước để tưới cho cây. Phun HVP 401 giúp cây phát triển thân, lá và rễ.

+ 30-50 ngày sau trồng, là thời điểm cây cần nhiều dưỡng chất phải tăng cường nước, phun HVP Auxin Organic, trộn phân lân, đạm, kali hòa vào nước tưới để giúp cây ra nhiều hoa, đậu nhiều trái. Sau kho tưới phân nên tưới lại bằng nước để tránh làm cháy rễ cây.

– Thường xuyên nhặt sạch cỏ, cắt bỏ lá già, các nhánh phụ để tạo độ thông thoáng cho cây.

Thu hoạch và bảo quản

– 60-80 ngày sau khi trồng thì có thể thu hoạch, nên thu hoặc dưa leo vào sáng sớm.

– Sau từng đợt thu bón kali và đạm 2 tuần/lần để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi trái cho lứa tiếp theo.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Dưa Leo Bằng Npk Văn Điển trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!