Xu Hướng 12/2023 # Chăm Sóc Cây Mai Chiếu Thủy Bị Rụng Lá Vào Mùa Đông # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Cây Mai Chiếu Thủy Bị Rụng Lá Vào Mùa Đông được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

BonsaiArt – Vào mùa đông ở miền bắc, cây mai chiếu thủy thường vàng lá, rụng rất nhiều và nếu chúng ta không biết cách để chăm sóc chúng thì cây sẽ bị chết.

Mai chiếu thủy là giống cây cảnh đang rất được các tín đồ yêu thích hoa, cây cảnh săn đón hiện nay. Đây là giống cây có nguồn gốc từ vùng Đông Dương, được yêu thích bởi hình dán đẹp và mùi thơm, nhẹ, thanh mát và lan tỏa.

Mai chiếu thủy thường được trồng làm cây bonsai, trang trí khuôn viên sân vườn và cảnh trí ngôi nhà. Là loài cây mang ý nghĩa cho sự bền vững, ổn định.

Đặc điểm cây mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy là những loại cây được ưa chuộng vì đặc tính sinh học của chúng là dễ trồng, dễ chăm sóc, thậm chí chỉ có tưới nước mà đôi khi quên bón phân mà cây vẫn xanh tươi tốt.

Mặt khác mai chiếu thủy có thể ra hoa thường xuyên, khi cây có hoa tạo ra mùi hương thơm ngào ngạt dễ quyến rũ lòng người. Việc chăm sóc cây ra hoa theo ý muốn là việc không khó để thực hiện, chỉ cần bỏ tí công sức chăm sóc là có kết quả.

Mai chiếu thủy là cây thân gỗ dễ uốn nắn, cắt giật, cây mai chiếu thủy có hoa hoa màu trắng mùi rất thơm vì vậy nên nó được chọn làm cây cảnh bonsai và được nhiều người yêu thích.

Cây mai chiếu thủy được chia thành 3 loại (lá lớn, lá trung, lá kim) nhờ vào đặc điểm của lá và thân cây.

Hướng dẫn nhân giống mai chiếu thủy Cách chăm sóc cây mai chiếu thủy bị rụng lá

Mùa đông là mùa hanh khô vì vậy cây mai chiếu thủy thường bị thoát nước nhiều trong khi đó bộ rễ lại không thể đáp ứng, cũng như cung cấp đủ nước cho thân và lá do vậy mà dẫn đến tình trạng cây bị vàng và dụng lá nhiều

Để khắc phục tình trạng này thì ta có thể thực hiện như sau.

+ Trước tiên ta lấy 1 túi nilon đủ lớn để bọc hết tán cây lại, buộc chặt vừa phải ở bên dưới.

+ Đục 5 6 lỗ nhỏ ở trên túi nilon để cây thoát khí

+ Tưới nước giữ ẩm cho cây với mức độ vừa phải.

Khi ta bọc nilon lại thì cây sẽ bớt rụng lá, nhưng 1 thời gian sau cây sẽ rụng hết lá hoàn toàn và cây rơi vào tình trạng ngủ đông.

Hướng dẫn cách trồng Mai Chiếu Thủy đơn giản Chuẩn bị không gian sống cho mai chiếu thủy

Không gian sống của cây mai chiếu thủy khá là quan trọng bởi vì cây bonsai chiếu thủy thích nghi với điều kiện môi trường khá tốt kể cả thời tiết khắc nghiệt như hạn hán hoặc ngập úng.

Chúng vẫn sinh sôi nảy mầm đâm chồi và phát triển khỏe mạnh, tuy vậy với môi trường tốt thì cây vẫn phát triển khỏe mạnh và đẹp hơn so với môi trường khắc nghiệt.

Đất trồng mai chiếu thủy rất phong phú, bạn có thể trồng trên đất thịt, đất phù sa, đất cát pha, đất sét pha, kể cả đất nhiều sỏi đá. Tuy nhiên đất cần có độ thoáng khí nhất định và nhiều mùn.

Do vậy trước khi trồng bạn cần cày xới tơi đất, bón lót các loại phân hữu cơ hoặc phân mùn, phân chuồng ủ hoai để tăng độ dinh dưỡng cho đất.

Vào mùa đông thì cây sẽ tự động cung cấp đủ dưỡng chất vì vậy không nên bón bất kỳ loại phân nào cho cây nếu không cây sẽ chết vì bị ngột phân.

Đến khi cây đâm chồi nẩy lộc thì ta có thể chăm sóc và bón phân bình thường

Có 2 cách trồng cây mai chiếu thủy

Cách chăm mai chiếu thủy ra hoa nhiều Cách trồng từ hạt cây mai chiếu thủy

Bạn có thể mua hạt giống từ các cửa hàng bán cây cảnh để trồng. Tuy nhiên cách trồng bằng hạt này cần nhiều kỹ thuật và công sức chăm sóc, tỷ lệ cây non yếu, chậm lớn khá cao.

Trồng bằng chiết cành từ cây mai chiếu thủy có sẵn

Chiết cành là phương pháp trồng được nhiều người ưa chọn bởi cách tiến hành đơn giản và rút gọn thời gian trồng.

Trước tiên bạn chọn một cành nhỏ từ cây mai chiếu thủy mẹ khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và ít sâu bệnh sau đó cắt một vết nông xung quanh cành non, khoảng cách từ gốc đến vết cắt khoảng 3 – 4 cm.

Bạn bóc phần vỏ đó đi rồi đắp hỗn hợp gồm đất thịt dinh dưỡng và mùn xung quanh vết cắn, nắn cho chặt rồi dùng vải hoặc xơ dừa bó lại cho chặt. Lưu ý là hỗn hợp đất và mùn nhào kỹ, mềm dẻo, không lẫn sỏi đá.

Bầu đất sau khi hoàn thành bạn để nơi thoáng mát, hằng ngày tưới nước 1 – 2 lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn, khi cành giâm bén rễ thật thì có thể chuyển đi trồng vào chậu.

Chăm sóc Mai Chiếu Thủy đúng cách

Cắt cành, tỉa nhánh cho mai chiếu thủy

Để mai chiếu thủy có dáng đẹp ngay từ khi cây mọc nhánh lớn người ta sẽ tiến hành cắt tỉa và uốn dáng cho cây. Các dáng được yêu thích là sáng hình tháp, xếp tầng, hình tròn…

Bạn nên duy trì cắt tỉa cây thường xuyên, thường thi mùa mưa mỗi tháng cắt tỉa 1 lần 1 tháng, mùa nắng cây phát triển mạnh thì tăng số lần cắt tỉa lên 2 lần 1 tháng.

Mai chiếu thủy ra hoa và ra hoa quanh năm. Chính vì vậy bạn cần chú ý thời gian cây nở hoa để điều chỉnh tưới nước, bón phân và cắt tỉa cho phù hợp.

Trước khi cây ra nụ khoảng 4 – 6 ngày bạn dừng cắt tỉa và tưới cây, nếu đất khô chỉ tưới phun sương làm ẩm đất. Nếu lá cây có tình trạng héo, màu úa bạn tưới nhẹ vào buổi sáng sớm.

Bên cạnh đó, cứ khoảng 5 lần tưới nước thì bạn bón phân cho cây một lần. Hòa tan phân KNO3 với nước sạch theo liều lượng 12mg/8 lít nước và tưới vào mỗi buổi sáng.

Ngoài ra hàng tuần bạn pha loãng phân nitrat kali với nước rồi tiến hành tưới cho cây. Khoảng 1 tháng sau, những nụ hoa sẽ bắt đầu nhú. Chỉ khoảng 10 ngày sau khi xuất hiện nụ hoa hoa sẽ nở rỗ, dày kín cả cây

Cách giâm cành mai chiếu thủy lá trung Bón phân cho cây Bonsai mai chiếu thủy

Bên cạnh nước tưới và ánh sáng, mai chiếu thủy cần được bón phân đầy đủ để phát triển xanh tốt và cho hoa đẹp.

Phân bón cho mai chiếu thủy thường là các loại phân hữu cơ như phân chuồng ủ hoai, phân dê…và các loại phân vi sinh như NPK, DAP.

Mỗi loại phân cũng cần có cách bón khác nhau.

Với các loại phân hữu cơ, phân tươi bạn phơi khô rồi rải đều xung quanh gốc, không vun vào một chỗ hoặc bón quá dày.

Sau khi bón phân bạn tiến hành tưới nước cho cây bình thường.

Bên cạnh đó, song song với việc bón phân bạn nên cắt tỉa thường xuyên để cây nhanh lớn và có dáng đẹp như ý muốn, phù hợp với nhu cầu làm cảnh.

Phòng bệnh cho cây mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy có sức sống tốt tuy nhiên vào đầu mùa mưa bạn phải quan sát để phong trường hợp sâu đục khoét và sâu ăn lá làm hại cây.

Ngoài ra, vào thời điểm cây trổ hoa sẽ thu hút nhiều sâu bọ và ong bướm gây hại khiến nụ hoa không nở hoặc hoa nở lưa thưa, không dày.

Để giải quyết vấn đề này bạn tưới nước nhẹ và bắt bỏ kén và sâu bướm khi mới phát hiện.

Bạn nên thường xuyên tỉa cành lá cho cây, nếu để cành mọc nhiều cây sẽ kém ra hoa. Số lần cắt tỉa tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa nắng – thời điểm cây sinh trưởng mạnh nên cắt tỉa 2 lần/tuần, vào mùa mưa nên giảm số lần cắt tủa lại, còn 1 lần/tháng.

Tùy theo dáng cây muốn tạo mà bạn ước lượng kích thước và vị trí cành cắt. Nên tiến hành cắt tỉa trước khi cây ra hoa khoang 30 – 40 ngày.

kỹ thuật tạo hình cho mai chiếu thủy kim giòn Ý nghĩa phong thủy mai chiếu thủy

Cái tên mai chiếu thủy xuất phát từ đặc tính của cây, hoa nở có 5 cánh, đều và mềm như hoa mai, thêm nữa dáng nở luôn hướng xuống dưới đất, gọi là chiếu thủy.

Cây mai chiếu thủy mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh và sự bền vững, theo quan niệm dân gian nó còn trấn yểm những điều xấu, mang đến những điều tốt, sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

Mai chiếu thủy thường được uốn thành nhiều hình dạng khác nhau, đẹp mắt và có ý nghĩa về phong thủy.

Loài cây này sống rất lâu, cây có tuổi đời càng cao càng có giá trị, được nhiều người ưa chuộng.

Chính vì vậy mai chiếu thủy thường được dùng làm quà tặng mừng tân gia, thăng chức hoặc mừng thọ.

Chăm Sóc Hoa Hồng Vào Mùa Thu, Chuẩn Bị Cho Mùa Đông

Hoa hồng mặc đẹp

Chuẩn bị các bụi hoa hồng cho mùa đông là rất quan trọng, bởi vì trong thời gian ngủ đông, cây có được sức mạnh cho mùa hè. Trong giai đoạn này, việc tưới nước và mặc quần áo cho sự tăng trưởng đã dừng lại, đã đến lúc phải nuông chiều cây trồng yêu thích của bạn bằng phân bón kali-phốt-pho, không có nitơ, để không kích thích sự phát triển của tán lá và chồi – điều này hoàn toàn không cần đến hoa hồng, và thậm chí còn bị chống chỉ định trong mùa đông. Bón phân nên hỗ trợ bộ rễ, bão hòa các tế bào thực vật, đẩy nhanh quá trình tạo màng của thân cây. Do đó, quá trình trao đổi chất sẽ tăng tốc, sự đóng băng của chất lỏng tế bào sẽ chậm lại, thú cưng của bạn sẽ có thể mùa đông mà không gặp vấn đề gì.

Ngoài ra một lựa chọn tốt sẽ là che giấu bụi cây, mùn với phân ủ với tro gỗ. Nó sẽ là một chiếc áo khoác lông như vậy – và sẽ làm ấm nó trong mùa đông lạnh, và dần dần nó sẽ nuôi cây con của bạn trong cái lạnh. Chúng tôi đã ngừng tưới nước để không kích thích tăng trưởng, và nếu nó chờ, thì chúng tôi thậm chí cần phải che hoa hồng khỏi độ ẩm quá mức để rễ không bị thối. Tưới nước được chỉ định với số lượng nhỏ trong mùa thu rất khô.

Mùa thu là thời gian để cấy hoặc trồng những bụi cây mới. Chọn một nơi nhẹ hơn, không đầm lầy, tốt nhất là được bảo vệ khỏi gió, với đất lỏng lẻo bổ dưỡng và cây cấy. Với đất giàu, hố lên tới 50-70 cm, với đất nạc rộng hơn, và thêm phân. Để khoảng cách giữa các bụi cây khoảng 50 cm, nếu leo ​​hoa hồng – lên tới 1,5 mét. Thời tiết nên nắng, khô cho quá trình này.

Nếu bạn mua bụi cây để trồng, hãy giữ chúng trong một ngày trong hỗn hợp dinh dưỡng và khử trùng trước, loại bỏ rễ thối, nếu có trong quá trình kiểm tra, rút ​​ngắn thân cây và trồng chúng, làm thẳng rễ. Sau đó rắc một lỗ, ấn nhẹ, tràn đều nước. Khi nó được hấp thụ – rắc dâu khô, phía trên vắc-xin, cho lớp phủ mùa đông với mùn cưa, móng chân. Sau đó, câu hỏi là: nếu Sau khi mùa đông hoa hồng chuyển sang màu đen phải làm gì Bạn sẽ không bị làm phiền.

Một số nhà vườn khuyên nên chắc chắn để tỉa hoa hồng cho mùa đông. Thứ hai – họ bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng thực hiện điều này đối với những bụi cây tốt, hoàn toàn khỏe mạnh. Có, bạn cần phải loại bỏ tất cả các chồi, chồi và lá chưa bị cắt, và nếu bạn sống ở phía nam – hãy để nó theo cách đó, chỉ che rễ cây khỏi bị đóng băng, sau đó vào mùa xuân, bạn cần cắt tỉa bụi cây tốt, làm sạch mọi thứ. Nếu bạn sống ở các khu vực phía bắc, sau đó cắt các bụi cây, như nó nên, và bao phủ dưới mùa đông.

Trước khi cắt tỉa, xử lý thân cây bằng sắt sunfat, bôi mỡ cho khu vườn đến mức độ phủ, do đó bảo vệ bụi cây khỏi sâu bệnh và thối rữa. Sau đó, bạn cần rắc lá rụng, mùn cưa bằng tro gỗ, sẽ cho ra, ngoài nhiệt, còn làm chậm dinh dưỡng của rễ vào mùa đông.

Vì vắc-xin nằm ở vị trí cao trên mặt đất trong các giống này, chúng đặc biệt dễ bị tổn thương trong mùa đông và chúng cần được bảo vệ đáng tin cậy hơn. Chúng được bọc trong một thân cây, một nơi ghép và vương miện.Một tấm thảm dừa là hoàn hảo, bạn có thể sử dụng vải bố hoặc mua một bộ phim đặc biệt. Phần còn lại là tất cả – như trong các biện pháp được mô tả ở trên đối với hoa hồng thông thường. Vì vậy, bụi cây của bạn sẽ mùa đông tốt, và thoát khỏi trạng thái nghỉ ngơi mùa đông khỏe mạnh và không hề hấn gì, và cho bạn một bông hoa tuyệt đẹp với sự xuất hiện của những ngày hè ấm áp. Thú vị hơn: hoa cho khu vườn lâu năm bức ảnh với tên.

Cách Chăm Sóc Cây Mai Chiếu Thủy

Cây mai chiếu thủy thường được trồng chậu trang trí sân nhà, đặt ở sảnh, ban công hay sân thượng. Mai chiếu thủy dễ trồng dễ chăm sóc, chỉ cần tưới nước hằng ngày, tưới đều nước lên thân và gốc cây.

Tên thường gọi: Mai Chiếu Thủy

Tên khoa học: Wrightia religiosa Hook.f

Chăm sóc cây mai chiếu thủy?

Bấn là người yêu thích cây cảnh? Hay đơn giản bạn chỉ muốn tăng thêm mảng xanh cho ngôi nhà của mình nhưng không biết cánh chăm sóc chúng. Cây mai chiếu thủy là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Hiện nay, mai chiếu thủy rất được ưa thích trong các loại cây cảnh bởi dễ chăm sóc, ra hoa quanh năm mang theo hương thơm quyến rũ. Bên cạnh đó, mai chiếu thủy bonsai cũng rất được ưa thích bởi những gốc uy nghiêm, tán rộng và hoa trắng điểm xuyến. Về mặt phong thủy, mai chiếu thủy tượng trưng cho sự bền vững và ổn định của gia đình.

Hình thái: Cây thân gỗ có những nhánh dài mảnh, có lông mềm. Lá thuôn, nhọn ở chóp, hai mặt lá khác màu, hầu như không có cuống, dài 3-6,5cm. Hoa màu trắng, có hướng thơm, thường mọc trên một cộng dài kết thành chùm, có năm cánh, luôn luôn hướng xuống đất. Mỗi hoa cho ra hai quả đại hình dải, có mũi và nhọn ở đỉnh, thót nhọn ở gốc, hơi rẽ đôi, có khía dọc, dài 10-12cm, rộng 3-3,5mm. Hạt hình dải dài 6mm, rộng 1mm, mang chùm lông mềm màu trắng. Hiện nay, cây mai chiếu thủy có ba loại được phân biệt dựa trên kích thước lá: mai chiếu thủy lá lớn, mai chiếu thủy lá trung và mai chiếu thủy lá nhỏ (mai chiếu thủy lá kim).

Điều kiện sống: Cây mai chiếu thủy có tốc độ sinh trưởng nhanh và sống nhiều năm. Cây sống khỏe, chịu khô hạn và ngập úng tốt. Cây ưa sáng hoặc cũng có thể chịu được một phần bóng râm.

Chăm sóc: Mai chiếu thủy dễ trồng dễ chăm sóc, chỉ cần tưới nước hằng ngày, tưới đều nước lên thân và gốc cây. Đặt cây ở nơi có ánh sáng dịu để cây sống tốt. Sau khi cắt tỉa có thể bón thêm phân để cây phát triển nhanh hơn.

Nhân giống: nhân giống dễ dàng từ hạt hoặc chiết cành.

Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thúy

Chăm Sóc Cây Cảnh Vào Mùa Đông

Chăm Sóc Cây Cảnh Vào Mùa Đông 1.Cung cấp cho cây đủ ánh sáng:

Cũng như con người, cây cảnh cũng cần ánh sáng mặt trời để sinh sống và phát triển. Nhưng thật khó để có được ánh sáng giữa những ngày mùa đông giá lạnh.

Hãy đặt cây ở cửa sổ, bàn ăn, ban công hay những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào, để đảm bảo cho quá trình quang hợp của cây.

Ngoài ra, trong những ngày mùa đông, bạn có thể “chủ động” thêm bóng đèn huỳnh quang, đặt gần vị trí trồng cây cảnh, giúp bổ sung lượng sáng cần thiết để “hệ thống” cây cảnh trong nhà luôn xanh tươi.

Khác với việc đòi hỏi cung cấp nước thường xuyên của cây cối vào mùa hè, thì mùa đông lại hạn chế hơn việc tưới nước. Nhưng không phải vì thế mà bạn quên đi công việc hàng ngày này.

Một lưu ý nho nhỏ khi tưới nước đó là tưới với lượng nước đủ để tạo độ ẩm cho đất trồng cây phía dưới, tưới nước cho cây có hoa nhiều hơn cây chỉ có mình lá. Hơn nữa, nếu như mùa hè, bạn thỏa sức tưới nước mát lạnh cho cây thì mùa đông, bạn nên sử dụng nước với nhiệt độ tương đương với nhiệt độ trong phòng, là cách để cây không bị rơi vào tình trạng “sốc nhiệt”, khiến cây yếu ớt, dễ bị sâu bệnh.

3. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Cây cảnh trong nhà thường có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới với các loại màu sắc, kích thước và hình dạng khác nhau. Điều này cũng khiến cho chúng có một phạm vi khác nhau về mức nhiệt độ mà chúng ưa thích.

Nhiệt độ trong khoảng từ 15 – 28 độ C thường thích hợp nhất cho các loại cây cảnh nhiệt đới, điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại cây cảnh mà bạn có.

4. Bón phân

Dù là mùa nào đi chăng nữa thì bạn cũng phải bón phân cho cây theo định kỳ.. Tuy nhiên, trong suốt mùa đông dài lạnh giá, để những cây cảnh trong gia đình bạn đủ sức chống chọi với sâu bệnh, thời tiết thì bạn nên tăng việc bón phân nhiều hơn gấp rưỡi so với mùa hè và mùa xuân.

Những ngày bắt đầu trở lạnh , bón phân là cách giúp rễ cây khỏe mạnh, đủ sức mang lại sự tươi tốt cho toàn bộ thân cành lá phía trên, đặc biệt là những loại cây nở hoa.

Đối với thời tiết đã lạnh giá, tốt nhất nên cắt giảm việc bón phân, có thể bón theo định kỳ 1 tháng 1 lần. Với những loại cây có sức sống dẻo dai, có thể ngừng hoàn toàn việc bón phân. Bởi bón phân kích thích mạnh việc cây phát triển. Và chúng phát triển với tốc độ nhanh chóng trong những ngày không thuận lợi về thời tiết dễ khiến cây bị chết sau một thời gian ngắn.

5. Tìm vị trí thích hợp

Nếu như mùa hè, xuân, cây cảnh sẽ được đặt ở khung cửa sổ hay ban công, nơi có nhiều nhất nắng và gió. Thì mùa đông lại có chút thay đổi về vị trí. Bạn nên đặt ở bàn trà, bàn học, bàn bếp hay ở kệ trang trí, và kèm theo ánh đèn sưởi ấm cho cây. Cây cảnh không thích hợp với mưa phùn gió bấc.

Nếu vẫn thích đặt bên ô cửa sổ, bạn cần đảm bảo việc gắn đèn phía trên cửa chiếu xuống cây và đóng cửa sổ trong những ngày dự báo sẽ có gió mưa thất thường.

6. Cắt tỉa

Tùy từng loại cây cảnh, với những chậu cây nhỏ, bạn có thể dọn dẹp phía dưới gốc cây và nhặt đi những chiếc lá chuẩn bị úa vàng. Với loại cây cảnh có kích thước lớn hơn, bạn nên xem xét cắt tỉa chúng trong những ngày nắng ấm của mùa đông.

Việc cắt tỉa định kỳ không chỉ giúp cây cối có kiểu dáng đẹp hơn, mà còn giúp cây phát triển an toàn, tránh được nhiều sâu bệnh trong mùa đông.

7. Xới đất

Xới đất thường xuyên, giúp rễ cây dễ thở hơn, theo đó cũng có thể giúp cây cảnh trong nhà dễ hấp thụ được phân bón, nước và không khí. Hãy dành một chút thời gian để chăm sóc cho những chậu cây trong nhà của bạn khi mùa đông đến, để cây có thể mang lại niềm vui, lan tỏa sức sống cho mọi người trong những ngày không khí ảm đạm.

Cách Chăm Sóc Cây Vào Mùa Đông

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Cây Vào Mùa Đông mới nhất ngày 03/11/2023 trên website chúng tôi Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 3,663 lượt xem.

Chăm sóc cây cối là việc làm giúp bạn thư giãn một cách có hiệu quả nhất! Ngoài vật nuôi trong nhà thì cây cối còn là người bạn thân thiết của chúng ta. Chẳng ai muốn cây yêu thích của mình bị héo úa cả, ai cũng muốn cây trồng của mình luôn tươi tốt và xanh mướt. Tuy nhiên, trái ngược với mùa xuân trăm hoa đua nở hay mùa hè dạt dào sức sống, mùa đông lại mang về vẻ ủ rũ cho cây trồng. Thời tiết mùa đông rất khó để cây trồng phát triển tốt, vì vậy bạn cần phải chú ý và nhiều hơn. Nhưng làm sao để chăm sóc cây trồng một cách tốt nhất vào mùa đông?! Tìm hiểu những cách sau, bạn sẽ biết cách chăm sóc “cây yêu quý” của mình!

Cách chăm sóc cây trồng vào trời lạnh

1. Chọn nơi có ánh sáng phù hợp. Vào mùa đông, nhiều nơi trời âm u, nắng sẽ không có đủ để cung cấp ánh sáng cho cây quang hợp được. Bạn nên đặt cây vào những nơi gần cửa sổ, nơi thoáng và có ánh sáng rọi vào. Nếu như thời tiết thường xuyên mưa lạnh, nắng tắt thì nên dùng đèn để chiếu sáng cho cây, thúc đẩy quá trình quang hợp.

2. Làm tăng độ ẩm cho cây. Mùa đông nếu như không có mưa thì độ ẩm khá thấp! Bạn nên phun vòi sen tạo độ ẩm cho cây hoặc dùng máy phun sương để làm tăng độ ẩm xung quanh cây.

3. Chú ý đến việc tưới nước. Mặt dù vào mùa đông hạn chế tưới nước nhiều nhưng bạn cũng không thể “quên đi” tầm quan trọng của nước. Bạn nên chú ý tưới nước một cách vừa phải, những cây có hoa nên tưới nhiều nước hơn một chút. Ngoài ra, nhiệt độ trong nước tưới nên tương đương và không quá chênh lệch so với nhiệt độ xung quanh cây.

4. Bón phân. Bạn nên bón phân nhiều hơn gấp rưỡi so với thông thường, nên giảm bớt số lần bón phân đi. Phân bón giúp cây có được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây, tạo điều kiện thuận lợi để thích nghi và sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt của mùa đông.

5. Thường xuyên cắt tỉa. Để tránh tình trạng cây mất sức vì phải nuôi quá nhiều bộ phận thì bạn nên thường xuyên tỉa đi lá vàng và lá già. Cắt những cần cùn hay những cành quá dài.

6. Thường xuyên vệ sinh và xới đất! Ngoài quang hợp bằng lá thì rễ cũng cần trao đổi chất và ôxi. Bạn nên chú tâm vệ sinh phần đất ở dưới thân cây. Thường xuyên xới nhẹ đất để đất tơi xốp hơn và cây dễ dàng hô hấp, trao đổi ôxi hơn.

Wiki Cách Làm

Lượt xem: 5110

Cây Mai Chiếu Thủy

Cây Mai Chiếu Thủy là loài hoa nhỏ nhắn, đẹp mong manh mang một hương thơm dễ chịu, ngọt ngào mà quyến rũ thu hút nhiều ong bướm. Trong phong thủy, hoa tượng trưng cho sự trường tồn và sức khỏe dồi dào, hợp với những người mệnh Thủy và mệnh Mộc mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Ngoài các ý nghĩa lớn lao, mang tài lộc đến cho gia chủ loại cây còn rất đắt đỏ vì vậy nó được xem là món quà quý giá người ta dành tặng nhau mỗi dịp lễ tết, khai trương, tân gia…

Hoa mai chiếu thủy có màu trắng, mùi thơm, mọc trên một cọng dài kết thành chùm. Hoa loại lá lớn thường có 5 cánh nhìn thoáng qua giống hoa mai, nên có tên gọi là mai.

Hoa Mai Chiếu Thủy sinh trưởng và phát triển rất mạnh mẽ dù điều kiện có khắc nghiệt như thế nào đi nữa. hoa vẫn sống và sinh trưởng tốt trên tất cả các loại đất như đất thịt, đất phù sa, đất sẽ và đất đỏ…

Thông thường cây Mai Chiếu Thủy thường được trồng bằng hai cách đó là tròng bằng hạt và chiết cành.

Khi bón phải bón tỉ lệ phù hợp cho cây, không được quá ít hay quá nhiều.

Nếu bón phân hữu cơ ta nên bón trên mặt chậu rải đều một lớp dày khoảng 1cm nhưng không được bón vô gốc.

Đối với phân hạt, phân vô cơ cũng phải bón theo hướng dẫn trên bao bì nhằm tránh tổn hại đến cây.

Bón chia xung quanh chậu, vùi chôn xuống đất khoảng 3-5cm, không được bón vào gốc cây.

Ta có thể bón luân phiên giữ các loại phân với nhau, sau mỗi lần bón ta tưới nước đầy đủ để cây bonsai mai chiếu thủy hấp thu được tốt hơn.

Khi cây bonsai mai chiếu thủy ra hoa thì nó thường có mùi thơm thoang thoảng thu hút sâu bệnh.

Nên chúng ta cũng cần phải thường xuyên kiểm tra và phun thuốc phòng trừ sâu ăn lá và sâu đục thân cho cây.

Nếu bạn không có thời gian làm các bước trên, bạn chỉ cần ngưng nước tưới hoàn toàn từ 5-7 ngày cho đến khi cây héo lá rồi sau đó tưới nước lại bình thường.

Cách này cũng sẽ làm cho cây ra hoa nhưng mức độ ra hoa sẽ ít hơn, và dần dần cây cũng bị suy yếu dần.

Tùy vào dáng, thế và tuổi đời mà mai chiếu thủy có giá từ 4 – 10 triệu đồng.

Một số hình ảnh về cây hoa Mai Chiếu Thủy

Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Cây Mai Chiếu Thủy Bị Rụng Lá Vào Mùa Đông trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!