Bạn đang xem bài viết Cây Sầu Riêng Thái Monthong. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây Sầu Riêng Thái monthong – Đặc sản Thái dễ trồng, năng suất cao, giá tốt
Cây Sầu Riêng Thái monthong là một trong những loại trái cây đặc biệt, hương thơm sực nức, vị ngon riêng có. Ai chưa ăn quen sẽ cảm thấy ngại ngần; nhưng một khi đã “nghiền” thì hương vị thơm ngon của Sầu Riêng thực sự rất khó cưỡng. Quả của Sầu Riêng có giá bán ở mức cao, mang đến thu nhập cao cho bà con nông dân. Ngày càng có nhiều người chọn trồng Sầu Riêng Monthong mang lại lợi nhuận kinh tế cao.
Những đặc điểm nổi bật của cây giống Sầu Riêng Thái
Sầu Riêng Thái Monthong là giống sầu riêng được yêu thích nhất thị trường hiện nay vì hương vị thơm ngon khó cưỡng. Một số đặc điểm về hình thái và sinh thái đặc trưng của cây giống Sầu Riêng Thái như sau:
Đặc điểm hình thái
Chiều cao trung bình của cây ở khoảng 15-20m. Nếu không tỉa ngọn thì cây càng mọc cao, có những cây cao đến 27-40m. Thân cây là dạng thân gỗ, mọc thẳng, vỏ ngoài thô ráp, đường kính thân lên tới 1.2m.
Tán lá của cây có cành nhánh mọc ngang, thu nhỏ dần khi lên phần ngọn. Cây có lá đơn, cuống lá hơi nhọn. Mặt trên lá nhẵn bóng, láng mịn và có màu xanh đậm, mặt dưới lá có màu nâu nhạt.
Hoa của Sầu Riêng Monthong Thái Lan có 5 cánh, là loại lưỡng tính, mọc thành từng chùm trên cành. Hương thơm của hoa rất mạnh, sực nức. Từ thời điểm nhú hoa đến khi hoa bung nở cánh phải mất một tháng.
Quả có phần vỏ bên ngoài nhiều gai to, nhọn và cứng. Bên trong phân chia thành từng múi, có thịt và có hạt trong từng múi. Khi còn non, phần thịt quả màu trắng. Đến khi quả già, chín thì phần thịt chuyển màu vàng.
Đặc tính sinh thái
Sầu Riêng Thái Monthong là giống cây có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất ổn định. Loại cây này có khả năng thích nghi cao và có thể trồng xen kẽ với nhiều loại cây ăn trái khác.
Đặc biệt, giống Sầu Riêng Monthong phát triển rất tốt ở mức nhiệt độ từ 18-22 độ C. Nếu chăm sóc đúng cách, bạn có thể thu hoạch được quả sầu riêng chỉ sau 3 năm.
Nguồn gốc cây Sầu Riêng Monthong
Cây giống Sầu Riêng Monthong xuất hiện lần đầu ở Việt Nam vào những năm 1990. Lúc đầu, giống sầu riêng này được trồng ở vùng Đông Nam Bộ, sau đó tiếp tục thử nghiệm trồng ở các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long,…
Hiện nay, loại cây trồng này đã được nhân giống rộng rãi ở Việt Nam và mang lại giá trị kinh tế rất cao.
Giá trị sử dụng của quả Sầu Riêng Monthong
Sau một vài mùa vụ ban đầu, giống Sầu Riêng ngoại nhập này đã trở thành một trong những loại cây ăn trái năng suất cao, mang lại nhiều lợi ích, có thể kể đến như:
Cây ăn quả cho lợi nhuận kinh tế cao
Sầu Riêng Monthong là loại quả khá phổ biến ở Việt Nam. Nhưng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Nam như: khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. So với nhiều loại trái cây khác, quả Sầu Riêng có giá bán cao và là loại quả không dễ tìm mua ở các tỉnh miền Bắc. Loại quả này vừa phục vụ thị trường trong nước, vừa xuất khẩu ra nước ngoài. Với giá bán tại vườn từ 60.000-80.000 VND/kg, mang đến lợi nhuận kinh tế cao.
Quả cây Sầu Riêng Thái thơm ngon, bổ dưỡng
Trái Sầu Riêng có hương thơm đậm đặc, riêng có không lẫn với bất cứ loại quả nào khác. Hương thơm của Sầu Riêng khá kén người ăn, nhưng đã ăn quen rồi thì lại rất nghiền. Vị ngọt của quả ở mức vừa phải, thịt mềm, dễ ăn. Hàm lượng dinh dưỡng trong quả rất cao, giàu chất xơ, vitamin, sắt, kali và nhiều khoáng chất khác. Ngoài ăn trực tiếp, Sầu Riêng còn sử dụng để chế biến nhiều thực phẩm khác. Phổ biến nhất là: kem, bánh, kẹo, nước ép…
So sánh Sầu Riêng Thái và Ri6 điểm giống và khác
Sầu Riêng Thái Monthong và sầu riêng Ri6 đều là những giống sầu riêng cho quả to, tròn, hạt lép. Vì vậy, nhiều người không biết phân biệt đâu là Sầu Riêng Thái và đâu là Ri6. Một số cách sau đây sẽ giúp bạn nhận biết được 2 giống sầu riêng này:
Điểm giống nhau giữa hai loại Sầu Riêng
Đều là loại quả du nhập từ nước ngoài về trồng ở Việt Nam. Cả hai giống Sầu Riêng này đều có vỏ ngoài nhiều gai to và nhọn. Thịt bên trong màu vàng, có hương thơm đậm đặc, ăn mềm mịn. Các chất dinh dưỡng có trong hai loại này tương đương nhau, hương vị đều thơm ngon.
Điểm khác nhau về điều kiện phát triển
Giống Sâu Riêng Ri6 phát triển tốt nhất ở khu vực tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Cái Mơn. Còn giống du nhập từ Thái Lan lại phát triển tốt và cho năng suất chất lượng nhất ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
Khác nhau về hình thức quả Sầu Riêng
Trái Sầu Riêng Ri6 có phần đáy hơi dẹt, quả to và hơi tròn, vỏ mỏng, gai to và thưa. Trọng lượng một quả khoảng 3-5kg. Trái Sầu Riêng Monthong có hình gần giống quả trứng, mật độ gai khoảng 1.2cm, cuống dài, trọng lượng trái nhỏ nhất khoảng 2-4kg.
Khác nhau về hương vị khi thưởng thức
Phần thịt của Ri6 có màu vàng ươm hấp dẫn, thịt dày, ngọt và béo ngậy, hương thơm đậm đặc. Phần thịt của Monthong màu vàng nhạt hơn, vị ngọt và béo ngậy ở mức vừa phải; hương thơm cũng nhẹ hơn so với Ri6.
Khác nhau về giá sầu Riêng Thái khi bán
Rio6 có thịt vàng đẹp mắt hơn, hương vị đậm đà hơn nên giá bán nhỉnh hơn so với Monthong Thái Lan. Nhưng mức chênh lệch giá không quá nhiều, chỉ khoảng 5.000-10.000 VND/kg. Tùy từng thời điểm mà giá sầu Riêng Thái trên trị trường có giá bán khác nhau; phổ biến ở mức 120.000-150.000 VNĐ/kg.
Các điều kiện tự nhiên đảm bảo cây sầu riêng đạt năng suất cao
Nhìn chung, các giống Sầu Riêng đều rất thích hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam. Vì vậy, khắp các tỉnh từ miền Trung ở vào Nam có khả năng trồng Sầu Riêng với năng suất rất cao. Ở miền Bắc cũng có khả năng trồng loại cây ăn trái thơm ngon này, tuy nhiên năng suất không ổn định như 2 khu vực còn lại.
Yêu cầu khí hậu và đất trồng
Cây Sầu Riêng không kén khí hậu và đất trồng. Từ đất đỏ bazan (các tỉnh Tây Nguyên) đến đất phù sa (Đồng Bằng Sông Cửu Long) đều có thể trồng Sầu Riêng. Tuy nhiên, nếu muốn đạt năng suất cao nhất, có một số yêu cầu về khí hậu và đất trồng Sầu Riêng như sau:
– Khí hậu
Vùng gieo trồng Sầu Riêng tốt nhất phải có sự tách biệt về khí hậu giữa 2 mùa: mùa nắng và mùa mưa. Đồng thời, mùa nắng không kéo dài quá 4 tháng. Lượng mưa trung bình phù hợp để cây phát triển là từ 1.500 – 2.000mm/năm. Độ cao so với mực nước biển khoảng từ 300m trở lên.
– Đất trồng
Đất trồng Sầu Riêng lý tưởng có độ pH từ 5-6, không nhiễm phèn, nhiễm mặn và có khả năng thoát nước tốt. Tốt nhất nên trồng cây Sầu Riêng ở những vùng đất có tầng canh tác từ 1m trở lên, đất giàu mùn, kết cấu tơi xốp. Với vùng đất phù sa, khi trồng Sầu Riêng cần thực hiện đắp mô đào mương để chống ngập.
Điều kiện gió và ánh sáng
Sầu Riêng là loài cây thân gỗ, tán lá rộng và ưa sáng. Do đó, để đáp ứng đủ điều kiện ánh sáng cho cây sinh trưởng, phát triển, cần chọn trồng cây ở khu vực thoáng, lấy sáng tự nhiên.
Bên cạnh đó, nên trồng Sầu Riêng với mật độ vừa phải, không quá dày. Đồng thời, nên trồng xen kẽ cây Sầu Riêng với một số loại cây lớn khác trong vườn để chắn gió, hạn chế gãy cành và hỗ trợ tăng tỷ lệ đậu quả cho cây.
Cách lựa chọn giống Sầu Riêng monthong ngon nhất
Làm sao để chọn được giống Sầu Riêng Monthong ngon nhất? Hiện nay, có khá nhiều giống Sầu Riêng chất lượng cao trên thị trường, trong đó Monthong là giống Sầu Riêng Thái nổi tiếng vì cho trái to, vỏ mỏng, hạt lép và vị đậm đà.
Tuy nhiên, không phải người chuyên về Sầu Riêng sẽ khó lòng phân biệt được giữa các giống Sầu Riêng. Do đó, để chọn được giống Sầu Riêng Monthong chuẩn và ngon nhất, nên chọn mua giống ở những nhà vườn có uy tín.
Cây Giống 4S tự tin là đơn vị cung cấp đa dạng các giống Sầu Riêng nhất hiện nay, đặc biệt là giống Sầu Riêng Monthong nổi tiếng với chất lượng và tỷ lệ đậu quả cao. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Cây Giống 4S để được tư vấn đề cách chọn cây giống Sầu Riêng chuẩn nhất!
Hướng dẫn trồng và cách chăm sóc Sầu Riêng Thái monthong
Trồng Sầu Riêng Thái Monthong như thế nào mang lại năng suất cao và đều đặn hàng năm? Cây Giống 4S sẽ hướng dẫn bạn cách trồng giống sầu riêng này hiệu quả nhất!
Khoảng cách lý tưởng khi trồng Sầu Riêng
Trồng thuần vườn bảo đảm khoảng cách 125-156 cây/ha, khoảng cách các hố trồng 8x8m hoặc 8x10m. Trồng xen canh bảo đảm khoảng cách 70-100 cây/ha, khoảng cách các hố trồng 10x12m.
Chuẩn bị đất và hố trồng
Đào hố trồng kích thước 60x60x60 cm nếu đất tốt, giàu dinh dưỡng. Đào hố trồng 70x70x70cm nếu đất có phần xấu hơn. Trộn đất cùng phân để lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày. Phân bón cho mỗi hố gồm: 0.5kg super Lân, 0.2kh NPK.
Kỹ thuật trồng sầu riêng
Chọn những cây giống khỏe mạnh, lá tươi tốt, không bị gãy ngọn, không bị dập nát cành nhánh. Tạo hố nhỏ trên hố đất trồng đã chuẩn bị, xé bỏ bầu và đặt cây con xuống cho ngay ngắn. Lấp kín đất, lèn chặt quanh gốc.
Sau khi trồng cây giống cần tưới đẫm nước cho cây, đồng thời bố trí cọc cố định các bên. Cây sầu riêng con cũng cần được che chắn để tránh nắng gắt (có thể che bằng lưới nilon hoặc lá dừa). Thời điểm trồng sầu riêng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, khoảng từ tháng 4-6 âm lịch.
Chăm sóc cây sầu riêng mới trồng
Phủ rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm quanh gốc cây. Cắm cọc, buộc dây để giữ cho cây giống không bị đổ gãy.
Trong vài tuần đầu khi mới trồng, nếu trời quá nắng, thời tiết quá nóng, bạn nên tưới ướt cây (thân và lá) 2 lần/ngày vào buổi trưa và buổi xế chiều để cây con tránh mất nước. Ngược lại, vào mùa mưa, nên có các biện pháp thoát nước để tránh cây con bị ngập úng.
Chăm sóc cây sầu riêng kinh doanh
Lưu ý tưới nước, bón phân, dọn cỏ, xới đất và phòng trừ sâu bệnh trong quá trình cây sinh trưởng, phát triển.
Sầu Riêng Thái Monthong là giống cây ưa sáng, do đó, nên thường xuyên tỉa cành, lá để làm thoáng đãng không gian. Từ đó, cây sẽ có điều kiện nhận nhiều ánh sáng, quang hợp tốt hơn. Việc tỉa cành cũng giúp cây không phải nuôi những cành hỏng, tập trung dinh dưỡng để ra hoa, kết trái.
Phòng trừ sâu bệnh cho sầu riêng
Cây Sầu Riêng có khả năng nhiễm một số loại nấm như: bệnh thối quả, xì mủ, lở cổ rễ,… hoặc bị các loại sâu bệnh như: nhện đỏ, sâu đục thân, rầy phấn,… Vì vậy, cần thường xuyên làm cỏ để hạn chế sâu bệnh.
Đặc biệt, khi cây kinh doanh đã bắt đầu vươn rộng các tán cây, cần thường xuyên làm cỏ để vườn sầu riêng được thông thoáng. Từ đó, giảm được nơi ẩm thấp, tối tăm mà sâu bệnh có thể trú ngụ, tạo điều kiện tập trung dinh dưỡng cho cây sầu riêng phát triển.
Thu hoạch và bảo quản sầu riêng
Thông thường, từ khi cây sầu riêng ra hoa đến khi kết trái là khoảng từ 4-6 tháng. Chúng ta có thể thu hoạch khi quả tự rụng (thời gian bảo quản ngắn, vị thơm ngon) hoặc thu hoạch khi quả già (thời gian bảo quản dài, cần canh để biết đủ độ già để thu hoạch.
Sầu Riêng Monthong nói riêng và các giống sầu riêng khác đều rất khó bảo quản. Vì vậy, sau khi thu hoạch cần vận chuyển đến nơi tiêu thụ ngay. Nếu để lâu ngày, sầu riêng rất dễ bị nứt vỏ, từ đó mất mùi thơm, lên men, vị chua và ăn không còn ngon nữa.
Mua cây giống Sầu Riêng Thái monthong ở đâu chất lượng, giá rẻ?
Quý vị có nhu cầu mua Sầu Riêng Thái giống chuẩn, giá tốt, giao hàng tận nơi hãy liên hệ tới Cây Giống 4S. Giống Sầu Thái được tuyển chọn từ những cây mẹ khỏe mạnh, năng suất cao, quả to và đẹp. Kỹ thuật ghép mắt, ghép cành chuẩn xác, bảo đảm cây có sức sống tốt nhất.
Ngoài Sầu Riêng Thái, Cây Giống 4S cũng cung cấp giống Sầu Riêng Ri6, Sầu Riêng Musang King. Quý vị hãy liên hệ tới Cây Giống 4S để được tư vấn chọn giống phù hợp nhất; được hướng dẫn chăm sóc trọn đời cây trồng.
——————–*****———————
Thông tin liên hệ Cây Giống 4S
Địa chỉ: 01-Ấp 2, đường Nguyễn Hoàng, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0919 255 145
Email: Caygiong4s@gmail.com
5/5
(1 Review)
Kỹ Thuật Trồng Sầu Riêng Ri 6, Monthong
Trong 10 năm gần đây, cây sầu riêng đã mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao cho người nông dân và được mệnh danh là “cây tiền tỷ”. Vì vậy, cây sầu riêng đã và đang được người dân chọn làm cây trồng chủ lực không chỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long mà cả ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Không chỉ có hương vị thơm ngon, mà cơm sầu riêng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Bài viết này tôi xin giới thiệu với các bạn Kỹ thuật trồng sầu riêng Ri 6, Monthong trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.
I. Giai đoạn kiến thiết cơ bản (từ khi trồng đến khi bắt đầu cho trái)
Kỹ thuật trồng sầu riêng Ri 6, Monthong khi còn nhỏ cần được tưới nước đầy đủ vào mùa khô để hạn chế cây chết, giúp cây tươi tốt, lớn nhanh và cho trái sớm. Trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt tránh ngập úng.
Cây sầu riêng ưa ẩm độ cao, vì vậy trong mùa khô nên để cỏ quanh gốc hoặc dùng rơm hay cỏ khô tủ quanh gốc để giữ độ ẩm cho cây (không để quá nhiều tránh cạnh tranh dinh dưỡng). Vào mùa mưa không nên để cỏ hay tủ gốc vì sẽ tạo môi trường cho nấm Phytopthora Palmivora phát triển gây bệnh xì mủ thối rễ hại cây trồng
Kỹ thuật trồng sầu riêng Ri 6, Monthong yêu cầu trong năm thứ 2, thứ 3 khi cây chưa cho trái cần tỉa bỏ những cành bị che khuất, cành yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc đứng, cành mọc quá gần mặt đất để tán cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh và tránh cạnh tranh dinh dưỡng với các cành khỏe mạnh khác. Chỉ để một ngọn và các cành ngang khỏe mạnh phân bổ đều trên thân chính, cánh mặt đất ít nhất 1 m khi cây cho trái và cách nhau ít nhất 10cm. Chú ý cần quét sơn cho vết cắt có đường kính trên 1cm để tránh nấm bệnh xâm nhập.
Nên sử dụng phân NPK có bổ sung thêm Mg và các chất vi lượng khác (TE) để cây phát triển tốt. Bón phân là một vấn đề quan trọng và phức tạp, đây chỉ là những nội dung cơ bản. Để tìm hiểu sâu hơn, các bạn có thể tham khỏa thêm bài viết “” và ” Kiến thức cơ bản về phân bón cho cây sầu riêng “
II. Giai đoạn kinh doanh A. Từ sau khi thu hoạch đến xử lý ra hoa
Kỹ thuật trồng sầu riêng Ri 6, Monthong cần tiến hành tỉa cành ngay sau khi thu hoạch nhằm kích thích cho cây sầu riêng ra đọt tập trung sẽ hạn chế được sự ra hoa làm nhiều đợt trong năm. Cây cần ra ít nhất 2 lần đọt trước khi tiến hành xử lý ra hoa đợt tiếp theo. Cần tỉa bỏ những chồi vượt, cành sâu bệnh và những cành đan chéo lẫn nhau
Bón phân: bón phân hữu cơ đã ủ oai mục (10-20 kg/cây) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao (1-2 kg/cây) đối với các những cây có đường kính tán từ 5-6 m đang phát triển bình thường. Có thể phun thêm phân bón lá để kích thích tạo chồi mới khỏe mạnh.
Tưới nước: tưới nước đủ ẩm, tưới 1-2 lần/ngày vào mùa khô để kích thích cây ra đọt tốt.
Khi cơi đọt thứ nhất đã thuần thục, bón phân và tưới nước như lần 1 để kích thích cây ra cơi đọt thứ 2
B. Xử lý ra hoa đến thu hoạch
Kỹ thuật trồng sầu riêng Ri 6, Monthong đòi hỏi phải có thời gian khô hạn (nhiệt độ cao, ẩm độ thấp) để phân hóa mầm hoa. Yêu cầu thời gian khô hạn kéo dài ít nhất là 10-14 ngày cây sầu riêng mới có thể phân hóa mầm hoa. Nếu thời gian khô hạn quá ngắn cây sầu riêng sẽ ra hoa ít hoặc ra hoa rải rác, không đồng loạt dẫn đến khó chăm sóc quả sau này.
Do vậy, mục tiêu chăm sóc giai đoạn ra hoa: cây hình thành được mầm hoa, ra hoa đồng loạt, hoa phát triển mạnh và lựa chọn giữ lại được một đợt hoa ra tập trung nhất để chăm sóc, nuôi quả. Để làm được điều này, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Tạo khô hạn để hoa ra đồng loạt
Vào tháng 12-1 hàng năm là thời kỳ cây sầu riêng phân hóa mầm hoa (ra mắt cua). Vì vậy cần phải ngưng tưới nước, dọn sạch cỏ rác trong và ngoài tán cây nhằm tạo độ thông thoáng tốt, đất nhanh khô để cây dễ ra hoa. Nếu đất có hiện tượng khô, cây có biểu hiện héo mà chưa ra mầm hoa thì tưới qua 1 lần nước, tưới nhẹ cho đủ ẩm (lượng nước tưới bằng 1/3 lúc bình thường). Rồi tiếp tục xiết nước tạo khô hạn, chờ cây ra hoa đều, tập trung thì chọn đợt hoa đó. Tỉa bỏ hết số hoa đã ra trước hoặc sau đó, để mục đích trên cùng 1 cây, thời gian thu hoạch quả không kéo dài quá 15 ngày.
Đồng thời với việc tạo khô hạn, để kích thích ra nhiều bông, đồng loạt thì Kỹ thuật trồng sầu riêng Ri 6, Monthong có thể phun NPK 10-60-10, liều lượng gấp đôi bao bì hướng dẫn, xịt vào vùng mang trái vào sáng sớm (trước 9 giờ sáng) và chiều mát (từ 15 giờ chiều trở đi). Xịt 2 lần cách nhau 7 ngày, chắc chắn bông sẽ ra nhiều. Khi mầm hoa xuất hiện mà trời mưa thì phun thuốc phòng bệnh khô mầm hoa như Antracol 70WP, Topsin M 70WP hoặc Agri – Fos 400.
Khi mầm hoa ra đều ở các vị trí mang trái (dài 3-4cm) trên các vị trí để trái, thì tưới nước trở lại. Không nên tưới sớm (khi mầm hoa vừa nhú mắt cua, nhú chân chim) sẽ kích thích các bông ở đầu cành phát triển mạnh (nơi không khuyến cáo để trái vì dễ bị gãy cành). Còn các mầm hoa ở vùng mang trái bị rơi vào trạng thái ngủ (đui bông) nên sẽ mất sản lượng, đồng thời kích thích lá trên mỗi chùm bông, dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.
Lần tưới tiếp theo khi thấy lớp đất mặt bắt đầu khô, khoảng 2-5 ngày sau khi tưới, tùy theo loại đất (cát, thịt, sét), không tưới quá nhiều trong 1 lần gây sốc nước làm rụng hoa.
Kỹ thuật trồng sầu riêng Ri 6, Monthong yêu cầu vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở, giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới (chu kỳ tưới không thay đổi), giúp hạt phấn khỏe có khả năng thụ phấn, đậu trái tốt (bởi vì hạt phấn sẽ chết khi có nhiều nước). Tuy nhiên, khi giảm nước cần theo dõi cẩn thận để tránh hiện tượng héo cây, héo hoa ảnh hướng xấu đến việc đậu trái. Sau khi đậu trái, tưới tăng dần lượng nước đến mức trở lại bình thường, giúp trái phát triển khỏe, chất lượng cao.
Giai đoạn này cây rất cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng để hình thành hạt phấn, tăng sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa. Kỹ thuật trồng sầu riêng Ri 6, Monthong khuyến cáo sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây, giai đoạn này không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông, khi đó dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.
Khi nụ hoa hình thành rõ. Loại phân: Sử dụng phân bón lá NPK 20-20-20+ TE và Botrac. Cách phun: Phun định kỳ 7-10 ngày cho đến khi quả được 60 ngày tuổi. Trong lần phun khi hoa chuẩn bị nở, phối hợp với thuốc Agri – Fos 400 để hạt phấn hoa khỏe, giúp đậu quả tốt hơn và kháng bệnh xì mủ thân. Nồng độ phun 0,5% tương ứng 0,5lít/100 lít nước. Kết hợp với thuốc trừ sâu để phòng sâu ăn hoa. Phun ướt đều mặt trên và mặt dưới lá vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Trường hợp cây đang ra nụ mà cây ra đọt non thì sử dụng NPK 20-20-20, với liều lượng gấp đôi bao bì hướng dẫn. Xịt lúc trời mát. 7-10 ngày xịt 1 lần, liên tục cho đến khi lá già mới thôi.
Trong trường hợp hoa xả nhị mà cây ra đọt non thì phải phun phân MKP 0-52-34 với liều lượng 4kg/phuy 200lít để hạn chế đọt non, lá non phát triển, tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và quả non gây rụng quả non.
Tỉa hoa nhằm loại bỏ bớt hoa mọc ở những vị trí không cần thiết, qua đó cây sẽ tập trung dinh dưỡng để nuôi dưỡng hoa còn lại tốt hơn. Kỹ thuật trồng sầu riêng Ri 6, Monthong chia làm 2 đượt tỉa hoa như sau
Tỉa chùm hoa: Thời điểm: Khi chùm hoa hình thành 3-5cm. Cách làm: Dinh dưỡng từ lá di chuyển vào nuôi hoa, nuôi quả nên những quả trên cành cao sẽ to lớn và ngon hơn. Do vậy cách tỉa hoa như sau:
+ Đối với cành cấp 1, vị trí để chùm hoa đầu tiên cách thân từ 0,5-1,8m tùy tuổi cây. Cây càng lớn, cành ở dưới thấp thì vị trí để chùm hoa đầu tiên càng cách xa thân. Nếu để hoa, quả gần thân thì hoa, quả ở vị trí này phát triển rất kém.
+ Đối với cành cấp 2, giữ lại những chùm hoa ở vị trí cành to, khỏe, ở nách cành cấp 2. Không để hoa ở đầu cành, vì nếu đậu quả dễ bị gió giật gây tổn thương các cành lân cận và khó thu hoạch. Chọn các chùm hoa khỏe hướng xuống dưới (không để các chùm hoa hướng ngang hoặc mọc sai vị trí). Tùy sức khỏe của cành mà để 4-10 chùm hoa/cành. Khoảng cách giữa các chùm bông cách nhau 20-25cm. Không để dày làm cho hoa nhỏ, đậu phấn kém.
Tỉa bớt hoa trong một chùm: Thời điểm tỉa: Khi hoa dài khoảng 8-10cm. Cách làm: Số lượng hoa trong chùm rất nhiều, có chùm lên đến trên 45 hoa. Vì vậy cần tỉa bớt những hoa trên cùng một chùm. Ưu tiên giữ lại những nụ hoa ra cùng đợt và những hoa tròn, mập, cuống hoa khỏe, hoa không bị nhiễm sâu bệnh. Để không quá 10 bông/chùm.
C. Chăm sóc giai đoạn nuôi quả
Sau khi đã tỉa bớt hoa trong 1 chùm, chỉ để không quá 10 bông/chùm. Hầu hết số bông này đều đậu quả, nên cần thiết phải tỉa bớt quả nhằm tạo cho quả đảm bảo về chất lượng cũng như trọng lượng quả. Kỹ thuật trồng sầu riêng Ri 6, Monthong có thể tỉa quả làm 3 đợt như sau:
Lần 1: Quả được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những quả có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm quả, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 quả/chùm).
Lần 2: Quả được 8 tuần sau khi hoa nở: Tỉa quả cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 quả/chùm).
Lần 3: Quả được 10 tuần sau khi hoa nở: cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái. Chỉ để 2-3 quả/chùm, khoảng 70-120 quả/cây (tùy theo từng cây).
Trong trường hợp đang nuôi quả mà có hiện tượng rụng quả thì tiến hành tỉa bớt một số quả, ưu tiên tập trung dinh dưỡng để nuôi các quả còn lại (không còn hiện tượng rụng quả).
Phun phân bón lá dưỡng quả
Từ giai đoạn nuôi hoa đến khi quả được 60 ngày tuổi. Kỹ thuật trồng sầu riêng Ri 6, Monthong yêu cầu phun định kỳ 7-15 ngày/lần bằng phân bón lá NPK 20-20-20+TE để cung cấp dinh dưỡng nuôi quả. Trong thời điểm này cây có hiện tượng ra đọt non thì phun MKP (10g/lít nước, 2kg/phuy) hoặc KNO3 (200-300g/bình 16 lít) định kỳ 3 ngày/lần (có thể phun luân phiên 2 loại phân này) để hạn chế đọt non, lá non phát triễn để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và quả non gây rụng quả non.
Trong lần phun cuối cần phối hợp với thuốc Agri – Fos 400 để kháng lại bệnh thối trái, xì mủ thân (giai đoạn này quả nở gai rất mẫn cảm với bệnh thối quả do nấm phát triển). Nồng độ thuốc phun 0,5%.
Lần 1: Thời điểm: khi quả được 60 ngày tuổi (quả sầu riêng bằng quả trứng gà). Loại phân bón: bón phân NPK 15-15-15 YARA. Lượng bón: Bón 0,5kg/cây/lần/2 lần, cách nhau 10-15 ngày. Cách bón: Lần 1 bón 200-300g/cây/lần rắc quanh tán cây. Nếu đất không đủ ẩm phải tưới nước để phân tan. Sau 10-15 ngày bón tiếp lần 2 với lượng phân còn lại.
Lần 2:Khi đậu trái được 80-85 ngày: Loại phân bón: NPK có công thức 12-12-17+TE hoặc 12-7-17+TE. Cách bón: Lượng phân bón 0,15-0,25kg/cây/lần, bón lần tiếp theo sau đó 10-15 ngày.
Lần 3:Loại phân: K2SO4 (kali trắng Con cò Pháp). Lượng phân và thời điểm bón: Lần 1: Khi quả được 105 ngày (sầu riêng Moonthong), bón 0,3kg/cây, tùy lượng quả trên cây. Lần 2: Sau khi bón lần 1 được 7 ngày, bón 0,3-0,5kg/cây. Đối với giống sầu riêng Ri6 do thời gian thu hoạch sớm hơn sầu riêng Monthong 15-20 ngày. Vì vậy thời gian bón phân cho cây Ri6 giai đoạn nuôi trái cần sớm hơn so với giống Monthong khoảng 10-15 ngày
Một số biện pháp chống sượng quả
Giai đoạn trái chuyển từ non sang già là giai đoạn tích lũy tinh bột nên cây rất cần các vi lượng như Mg2+, Zn2+, Cu2+… giúp cho cây quang hợp tốt, trái không bị sượng. Khi trái sầu riêng chuyển hóa tinh bột thì việc bổ sung Kali (kali trắng) là rất cần thiết. Không bón kali đỏ làm trái dễ bị sượng.
Khi mưa nhiều làm cho cây thừa nước, quá trình chín cũng diễn ra kém, dẫn đến tình trạng trái bị sượng nước. Do đó kỹ thuật trồng sầu riêng Ri 6, Monthong đòi hỏi khi vào mùa mưa cần thiết phải làm cho bồn thoát nước tốt. Sầu riêng trước khi thu hoạch (cắt trái) 10-15 ngày ta phải cắt nước hoàn toàn, nếu trời mưa thì phải khai thông bồn cho thoát nước tốt thì chất lượng trái sẽ tốt.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Sầu riêng cũng như những loại cây ăn trái khác, vì mỗi loại cây có những đặc tính khác nhau, sinh thái khác nhau nên phải có phương pháp trồng và chăm sóc thích ứng đem lại hiệu quả cao.
I – KỸ THUẬT TRỒNG :
Có mấy vấn đề cần khẳng định về cây sầu riêng :
– Nhân giống vô tính cây ra hoa kết trái rất sớm từ 2 – 3,5 năm.
– Tùy các yếu tố trồng và chăm sóc, thời gian để trái được từ 2,5- 4 năm. Gốc có đường kính từ 10cm trở lên có thể để trái vững vàng.
– Cây trồng bằng cành chiết và cành ghép đều mau ra hoa trái, nhưng cành chiết vào mùa mưa giông dễ bị lật gốc và tuổi thọ cây thường thấp.
A – Làm đất :
– Sầu riêng trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Đất hơi phèn vẫn trồng được. Độ pH lý tưởng từ 6- 6,5, một số vùng có độ pH từ 5- 5,5, sầu riêng vẩn phát triển khá tốt.
– Vùng đất xám và đất đỏ Bazan ở Nam Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ, sầu riêng vẫn mọc tươi tốt. Vùng đồng bằng Nam Bộ phải trồng sầu riêng trên đất có xẻ mương, làm tiếp và mô cao để tránh úng vào mùa mưa và có nước để tưới vào mùa khô.
– Tầng đất mặt ở ruộng, đất phù sa ven sông, ổ hồ ao, kênh rạch phơi khô, đắp mô trồng rất tốt.
Có hai cách trồng sầu riêng sau đây : 1. Theo cách cũ :
Đào xới ở vị trí cần trồng một hố sâu khoảng 20cm, rộng khoảng 80cm để phơi đất cho khô, có thể trộn thêm một ít phân hữu cơ rồi lấp lại làm mô cao khoảng 15- 20cm và trồng cây ở giữa mô.
a) Ưu điểm :
– Dễ làm, chi phí thấp.
– Mùa nắng cây tăng trưởng mạnh, nhẹ công tưới nước.
b) Nhược điểm :
– Mùa nước dâng cao hay mưa to kéo dài, đất bị úng làm rễ non bị thối, nếu kéo dài, rễ già vẫn bị hư hại. Cây ngừng tăng trưởng, có thể bị còi cọc, suy kiệt.
– Cây ra hoa muộn. Khó chủ động điều khiển cho cây ra hoa trái theo ý muốn.
2. Theo cách mới :
a) Mục đích :
– Giúp cây có được môi trường thuận lợi để sinh trường và phát triển.
– Tạo điều kiện dễ dàng để bổ sung chất dinh dưỡng như phân hữu cơ, chất mùn… cho cây.
– Có thể chủ động cho ra hoa trái theo ý muốn.
b) Thực hiện :
– Đào hố sâu 0,6m, chiều rộng 0,8m x 0,8m, bón khoảng 1- 2kg vôi sống vào hố. Phơi đất thật khô. Dùng 20- 30kg phân xanh (hay phân chuồng, phân rác, …) đã oai mục và 0,5kg- 1kg phân lân (P2O5) trộn vào đất phơi khô và lấp xuống hố theo thứ tự theo tầng đất (đất ở đáy, ở giữa và lớp đất mặt).
– Đắp thêm một số đất khô có nhiều chất dinh dưỡng như đất vế mặt ruộng, đất phù sa sông rạch … Tùy điều kiện đất đai từng vùng mà làm mô cho thích hợp. Mô nên có chiều cao 0,4- 0,8m và rộng từ 1,2- 2,2m nếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
– Ở vùng đất miền Đông Nam Bộ nếu có độ nghiên lớn hơn 2%- 5% chỉ nên đắp mô cao 15- 25cm, rộng khoảng 60cm. Nếu độ nghiêng lớn hơn 5%, có thể không cần làm mô, chỉ cần cuốc xới cho đất tơi xốp và trộn phân khoáng và phân hữu cơ cho cây trồng mau tốt. Mùa mưa phải có kế hoạch chống xói mòn. Có thể trồng xen canh các loại cây ăn trái không có tính cạnh tranh dinh dưỡng mạnh hoặc trồng cây màu để vừa che cỏ, vừa chống xói mòn mặt đất và tăng thêm thu nhập. Nên sử dụng thuốc xịt cỏ vào mùa mưa, vừa diệt cỏ vừa hạn chế sự xâm thực.
c) Nhận xét :
– Ưu điểm :
+ Giúp cây có được môi trường thuận lợi để hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng từ trong đất và tránh được tình trạng bất lợi do nhập úng. Cây tăng trưởng tốt và tuổi thọ cũng cao hơn.
+ Ở vùng đồng bằng khi cần bổ sung thêm đất, dùng chất bùn đã phơi khô, giúp bộ rễ của cây không bị hư hại do úng.
– Nhược điểm :
+ Chi phí cho việc làm mô cao.
+ Đòi hỏi phải tiến hành vào cuối mùa mưa hay trước mùa mưa vì cần có thời gian phơi đất.
+ Mùa khô phải tưới cho cây thường xuyên hơn so với cách làm mô thấp.
Vấn đề quan trọng là trước khi làm mô phải xem những khâu nào là cơ bản và dài lâu thì phải đáp ứng ngay. Phần nào có thể bổ sung sau đó thì linh hoạt tính toán thực hiện cho hợp lý. Thí dụ, cải tạo đất làm cho tơi xốp là yếu tố không thể làm sau khi trồng cây vì đã trồng cây rồi không thể đào bới ở dưới gốc cây lên để trở đất. Nên khâu cải tạo đất phải thực hiện chu đáo.
B- Trồng cây : 1. Mô trồng :
Tùy theo kích cỡ bầu cây giống mà móc hố tương ứng để đặt cây.
2. Bón lót :
– Nếu có phân dơi, phân cá, phân hữu cơ hoai mục nên bón một ít vào hố, tùy khả năng mà bón ít nhiều. Trộn sơ cho phân lẫn vào đất. Loại phân có nhiều đạm hay hàm lượng muối trong phân cao thì phảI vùi sâu vào đất để rễ non không bị ngộ độc.
– Rải một ít thuốc sát trùng như Basudin 10H, Furadan, BHC … để phòng trừ mối, kiến, tuyến trùng … làm hại rễ non. Liều lượng từ 20- 50g tùy loại.
3. Trồng cây giống :
– Thêm hoặc bớt đất ở hố sao cho đặt cây xuống mặt mô ngang bằng với phần trên của bầu.
– Cho đất vào xung quanh bầu đến gần ngang mô trồng là được. Không cần vô đất quá mịn dễ làm đất bị lèn, do mưa nhiều hay tưới thừa nước.
– Dùng cọc, que cắm gần gốc để cố định cho cây đứng thẳng. Dùng dây nilon, dây nhựa để cột, tránh dùng dây chuối khô, lạt dừa (ruột), … có tính giữ ẩm để phát sinh nấm bệnh hại cây.
C- Chăm sóc :
Cây con mới trồng chưa thích nghi với điều kiện tự nhiên nên ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng, trao đổi chất, sức chống chịu rất kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt, gió, … nếu chăm sóc không tốt dễ bị tình trạng còi cọc, chậm lớn. Có vườn sau khi trồng một năm, cây vẫn còn bị chết, đó là do :
– Hoặc nguồn cây giống không sạch bệnh, cành ghép, mắt ghép già cổi, bị sâu bệnh.
-Hoặc do chăm sóc không chu đáo, mùa nắng thiếu nước cây suy kiệt, mùa mưa bị úng rễ bị hư hạI, sử dụng phân thuốc quá liều lượng.
Để nâng cao tỷ lệ sống và giúp cây trồng tăng trưởng được tốt, cần tuân thủ một số chế độ sau : 1. Chế độ đất và nước :
-Đất xung quanh mô trồng phải được giữ ẩm vào mùa khô và mùa mưa phải ráo. Có thể quan sát độ ẩm của đất bằng cách bới sâu xuống khoảng 10- 20cm, lấy ít đất lên vo thành viên được là tốt. Vo thành viên không được quá ẩm hoặc bời rời là thiếu nước.
-Nên sử dụng nguồn nước sạch để tưới. Tránh tưới nước có độ phèn cao (độ pH quá thấp) hay nước có hàm lượng muối khoáng quá nhiều. Nguồn nước ao tù, nước bùn … dùng tưới phải tránh dính lên thân lá sẽ làm môi trường thuận lợi cho nấm địa y phát triển.
Trong những tuần lễ đầu, nếu thời tiết nóng bức hay quá nắng, nên tưới ướt thân và lá vài lần (lúc trưa và xế chiều) để tránh mất nước ở cây. Nếu trồng đại trà ở những vùng thiếu nước nên dùng bình xịt để tưới vừa nhanh, vừa tiết kiệm được nước. Trời mát mẻ hay có mưa không cần tưới.
2. Hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên :
– Trồng xong nên dùng lá dừa, lá cây … để che nắng trưa đến xế (tia nắng thường gay gắt, nhiệt độ cao, tia tử ngoại có thể làm hại cây nhất là ở giai đoạn cây ra là non).
– Vườn trống trải phải dùng cọc để cố định cây, để giông gió không làm gãy đổ trong vài tháng đầu sau khi trồng.
– Có thể dùng rơm, rạ, cỏ khô, bả dừa, bả cây họ đậu, … đậy xung quanh mô để giữ ẩm vào mùa khô, hay chống xói mòn vào mùa mưa. Tránh đậy cận gốc, ẩm độ cao, nấm bệnh dễ phát triển làm hư hại gốc.
Tùy thực tế các yếu tố bất lợi xảy ra thế nào thì tìm cách khắc phục thích hợp.
Tỉa cành, tạo dáng giúp cho cây được thoáng, cành lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp và hạn chế được sâu bệnh. Giúp cho cây khỏi phải nuôi những cành ăn hại, tốn hao chất dinh dưỡng mà không có lợi.
Loại những cành già nằm gần mặt đất nhằm ngăn ngừa bùn đất, phân bón bám vào cành lá tạo môi trường tốt cho vi sinh vật gây hại như các loại nấm, tảo làm hạn chế sự hấp thu, bài tiết và quang hợp ở các bộ phận đó.
Đốn tỉa bớt các cành cấp 1. Nên phân tầng, mỗi tầng có khoảng 3- 4 cành cấp 1. Tầng nọ cách cành kia 40- 60cm ( đối với những cây trưởng thành). Các cành cấp 2,3 . . . dầy đặc, phải tỉa bỏ bớt.
B – Di dời :
Nhiều người cho rằng sầu riêng bứng, di dời chắc chắn sẽ chết. Điều đó là thực tế, song nếu cần bứng và di dời mà tuân theo một số bước sau thì tỷ lệ sống rất cao.
1. Ức chế sinh trưởng :
Chờ cho cây đã già lá, tỉa bớt cành cấp 2, cấp 3 . . . Cần thiết có thể cắt bỏ bớt cành cấp 1. Bứng 1/2 đến 2/3 bầu và cắt đứt rễ cọc (xoay bầu). Dùng bao tải, rễ lục bình, cỏ khô … che mát cho gốc. Cây to nhỏ thì bứng bầu có kích thước tương xứng- và ước lượng cả thân và bầu có trọng lượng có thể chuyển đi được. dùng cọc để chống đỡ phòng giông gió làm ngã đổ hay bể bầu.
2. Mùa vụ bứng dời :
Đầu mùa mưa xoay bầu, khoảng 2- 6 tuần sau bứng phần còn lại và chuyển đến nơi trồng cố định. Dùng tàu dừa, lá chuối, lá cây … che nắng vài tuần.
3. Chăm sóc :
Ba ngày đầu dùng bình xịt hay thùng vòi lỗ nhỏ tưới ướt lá thường xuyên. Phần gốc chỉ tưới vừa đủ ướt. Từ ngày thứ tư trở về sau nên giảm số lần tưới lại (chỉ tưới vào những lúc nắng gắt). Khoảng tuần thứ hai cho cây tiếp xúc dần với nắng.
* Lưu ý :
– Khi tưới cho bầu lần đầu tiên nên dùng thuốc phòng chống nấm bệnh pha nước theo tỉ lệ chỉ định để tưới ướt bầu.
– Cây có đường kính gốc đến 15- 20cm vẫn bứng dời đạt tỷ lệ sống tốt nếu cắt bỏ bớt cành lá.
– Chi phí di dời và chăm sóc cho cây rất tốn kém nên phải thấy rằng di dời là ” bất đắc dĩ”.
RHQ, 07/05/2007
Trồng sầu riêng chuyên canh
Từ tỉnh lộ 884 thuộc địa phận xã Tân Phú (huyện Châu Thành – Bến Tre), theo con lộ tẽ tráng nhựa xuyên qua những khu vườn cây ăn trái xanh tươi trĩu quả, đưa chúng tôi đến hộ Năm Quang có mô hình trồng sầu riêng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tên đầy đủ của anh là Trần Ngọc Quang, thuộc ấp Hàm Luông.
Qua kinh nghiệm trồng trọt của anh, khi sầu riêng kết thúc vụ trái, anh bắt đầu dọn tỉa cành, tạo tán cho thông thoáng, tiếp theo rải phân NPK hiệu Con cò bay AT1 của Nhà máy phân bón Bình Điền 1, với phân chuồng hoai và phủ một lớp đất phù sa khô (đã vựa sẵn trước) trải đều trên mặt liếp. Đến cuối tháng 8 âm lịch, tiếp tục bón phân NPK cùng loại trên, nhưng chuyển qua AT2 cộng với Super lân Long Thành và tưới nước đôi ba lần cho rễ dễ hấp thụ. Sau đó, siết nước tạo khô hạn và xịt KNO3 hai lần trên lá cách nhau 7 ngày. Khi cây ra hoa đơm trái, tỉa bỏ bớt những trái đèo đẳng của những chùm trái sai. Hàng tháng rải NPK cùng thương hiệu trên, nhưng sử dụng AT3 và tưới xả, trong thời gian này cũng xịt định kỳ hàng tháng thuốc BVTV phòng ngừa nấm bệnh thối úng trái. Riêng về khâu tưới tắm, không nên tưới quá nhiều sẽ làm kém đi phẩm chất ngon của trái, chỉ xả cho tan phân thôi.
Được biết, khi lập gia đình, ra riêng với 2 công đất (2.000 m2), anh chị trồng cam, nuôi tôm, heo, gà … Sau một thời gian tích lũy được một số tiền, đến năm 1995 anh chị mua thêm lên đến 10 công đất. Như vậy số đất có được trong tay, anh chia ra làm 2 khu vực trồng cây ăn trái chuyên canh, 5 công sầu riêng và 5 công chôm chôm. Những năm gần đây, do chôm chôm rớt giá luôn, anh định chuyển dần 5 công này sang sầu riêng, bằng cách trồng và tỉa bỏ dần.
Vào năm 2002, sầu riêng cho trái chín được 4 tấn trái, với giá 6.500 đ/kg. Năm 2003, vườn sầu riêng của anh vượt lên hơn 5 tấn trái và giá lại khá hơn năm rồi từ 7.000 – 8.000 đ/kg. Anh bộc bạch: “Sầu riêng khổ qua xanh tuy phẩm chất không bằng giống sầu riêng Thái, Ri 6, sữa hạt lép … nhưng bù lại năng suất cho trái rất cao và hiện nay những cơ sở làm bánh kẹo tiêu thụ một lượng rất lớn, như vậy không sợ phần đầu ra”. Rồi đây, vườn sầu riêng của anh tới thời điểm chính thức sẽ còn cho trái vượt trội hơn nữa .
NNVN, 22/8/2004
Để có vườn sầu riêng sai trái
Cây sầu riêng được trồng ở Đăklăk vẫn mang dang dấp manh mún, tự phát (chưa được qui hoạch và giống) nên năng suất và chất lượng không cao, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Để giúp bà con làm vườn trồng xen canh sầu riêng trong vườn cà phê đạt hiệu quả tốt, có năng suất, xin được trao đổi một số kinh nghiệm đã được thử nghiệm và đạt kết quả tốt như sau:
1. Cách chọn giống:
Không nên mua những cây giống bày bán trôi nổi trên thị trường. Nên chọn những nhà vườn tại địa phương có giống tốt, trái to đều, cơm vàng, cùi dày, hạt nhỏ, chín sớm. Hạt có thể ươm trực tiếp vào hố đã chuẩn bị sẵn hoặc vào bầu, thời gian trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa (quãng tháng 6 âm lịch) để đến mùa khô năm tới cây đã có sức. Thay thế dần những cây còi cọc sâu bệnh, trái nhỏ, cơm sượng.
2. Chăm sóc:
Cây sầu riêng loại rễ cọc ăn sâu nhưng lại có rất nhiều rễ phụ, rễ tơ hồng ăn nổi, rất nhạy cảm với môi trường biến đổi xung quanh như đào bới chạm gốc, bón quá nhiều phân hóa học. Qua khảo sát và kinh nghiệm của những chủ vườn có giống sầu riêng tốt thì phân bón thích hợp cho sầu riêng 4 năm đầu là phân chuồng mục ủ với lân Văn Điển. Khoảng 40kg phân chuồng cộng với 3kg lân cho một gốc. Đào xa mép tán lá khoảng 40 phân (cỡ 2 gang tay), rải phân đều, sau đó lấp đất và tưới đậm. Cứ sau 30 – 40 ngày vào mùa mưa bón thêm 0,5 đến 1kg NPK 16-16-8 loại Bình Điền hoặc Chánh Hưng (loại chuyên dùng cho cây cà phê, ca cao) rải đều xung quanh tán lá. Hạn chế tối đa bón đạm, nhất là đạm Suynphát dễ làm cơm sượng. Sang năm thứ 5 khi cây đã sung sức, cành mập cứng đủ sức đeo trái thì bấm đọt (ngọn) để nuôi cành và tạo bộ tán lý tưởng.
3. Thụ phấn:
Đây là khâu then chốt nhất để đạt năng suất. Sầu riêng được thụ phấn nhân tạo ngoài giúp cây đậu sai, trái tròn đều bắt mắt, bà con nhà vườn nên theo dõi chu kỳ nở hoa để có biện pháp thụ phấn thích hợp. Khi cây trổ nụ hơn tháng sau sẽ nở hoa, nên dùng kéo bấm tỉa bớt nụ sao cho khi nở, hoa sẽ đều mập. Hoa thường nở vào buổi tối từ 18h đến 20h. Thời điểm thích hợp để thụ phấn sau khi hoa đã bung nhị chừng một tiếng. Lắc nhẹ chùm hoa thấy một hai giọt mật ở nhụy ứa ra là được. Tốt nhất nên có hai người, một soi đèn, một thụ phấn, nhớ chuẩn bị ghế hoặc thang chắc chắn, nếu cây trồng gần nhà nên kéo bóng đèn tròn loại 75w treo cao để côn trùng giúp thụ phấn ở những cành cao. Sau khi thụ phấn được một tháng tiến hành cắt bỏ bớt những trái nhỏ, phân bố sao cho đều các cành, không nên để nhiều trái sẽ nhỏ và cây mau mất sức.
4. Thu hoạch:
Khoảng 4 đến 5 tháng sau khi được thụ phấn, sầu riêng chín, nứt cuống và tự rụng. Khi thấy trái từ màu xanh chuyển sang vàng rồi vàng sậm là lúc trái đã già. Cần lấy dây xác rắn hoặc dây nilon buộc cuống treo vào cành để khi trái chín giữ an toàn cho người và trái không bị giập nứt ảnh hưởng đến chất lượng. Có thể dùng đoạn gỗ dẹt nhẹ gõ vào trái, nếu thấy tiếng bộp nhẹ là cắt xuống được, nhớ cắt xa cuống và xếp vào sọt có lót rơm hoặc bao, ba ngày sau trái sẽ chín và tự rụng cuống. Không nên để sầu riêng chín lâu quá mới sử dụng vì lớp vỏ sẽ tự tách, vi khuẩn dễ xâm nhập làm mất hương vị của trái.
Cây Sầu riêng
Sầu riêng là một cây to cao 15-20-25m. Quả to, hình đầy hay hình trứng dài, vỏ cứng. Trên mặt vỏ rất nhiều gai ngắn, nhọn. Quả có 5 ngăn, mỗi ngăn chứa 3-5 hạt có chất cơm (áo hạt) mềm, màu trắng vàng, có mùi đặc biệt, chưa quen thì không thích, nhưng đã quen rồi thì rất ngon, vị ngọt, bùi. Hạt có lá mầm dày. Cây Sầu riêng nở hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-9.
Cây sầu riêng nguồn gốc là ở quần đảo Malaysia. Sau đó, được đi trồng ở Campuchia và Việt Nam. Sầu riêng được trồng rất nhiều ở miền Nam nước ta, chủ yếu là Nam bộ. Trồng sầu riêng chủ yếu lấy quả ăn.
Nhân dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn – Ninh Thuận) bắt đầu trồng cây sầu riêng từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đến nay, xã Lâm Sơn đã trồng được 40ha, sản lượng có thể thu được 70tấn/năm. Cây sầu riêng Lâm Sơn (Ninh Sơn) do điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp nên có chất lượng ngon hơn sầu riêng Nam bộ. Cơm hạt giòn, mềm không nhão, màu vàng đậm, ngọt thanh, bùi, hạt nhỏ, nên thường giá cao hơn sầu riêng Nam bộ. Hiện nay sầu riêng giá khoảng 20.000 đồng/kg.
Sầu riêng cho quả ăn ngon, bổ. Hạt sầu riêng có bột, rang, nướng hay luộc ăn như hạt mít, có thể làm mứt kẹo. Vỏ sầu riêng dùng chữa đầy bụng, khó tiêu hoá và chữa ho lao, cảm sốt.
Lá và rễ sầu riêng dùng chữa cảm sốt, viêm gan vàng da. Ngày dùng 30-40 gam dưới dạng thuốc sắc. Lá sầu riêng còn dùng dưới dạng nấu nước tắm cho những người vàng da do bệnh gan. Theo kinh nghiệm của nhân dân, xơ sầu riêng có thể dùng trị rệp, để một miếng xơ sầu riêng dưới chiếu của đuôi giường hay phảng. Sau hơn một tuần rệp sẽ không còn.
Người dân xã Lâm Sơn trồng sầu riêng mỗi năm có thể cho thu nhập được trên 35 triệu đồng/ha. Đặc biệt, có những cây sầu riêng mỗi năm có thể cho thu nhập 4 triệu đồng.
Trồng sầu riêng, mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo mà còn bảo vệ môi trường. Đặc biệt, sầu riêng Lâm Sơn (Ninh Sơn) thị trường đang có nhu cầu. Với điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết phù hợp, ngành Nông nghiệp nên sớm có kế hoạch nghiên cứu phát triển trồng sầu riêng ở Ninh Sơn và một số nơi trong tỉnh.
Nguyễn Thành Lê (Báo Ninh Thuận – 11/12/2003)
Kỹ thuật trồng sầu riêng công nghệ cao
Hiện nay, sầu riêng là một trong 3 loại cây ăn quả chủ lực được tỉnh khuyến khích nông dân các địa phương trồng. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, nông dân áp dụng kỹ thuật mới trong trồng, chăm sóc cây sẽ nhanh cho trái và sau 5 năm có thể cho thu lời hơn 100 triệu đồng/hécta/năm.
1/ Thiết kế vườn trồng
– Thiết kế vườn trồng phải đảm bảo các yêu cầu như thoát nước tốt trong mùa mưa, đảm bảo vườn thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh gây hại và chống xói mòn để giữ độ phì cho đất.
2/ Kỹ thuật trồng
– Thời điểm trồng sầu riêng thích hợp nhất là từ đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 8).
– Tùy thuộc vào loại đất, giống và chế độ chăm sóc để bố trí mật độ trồng cây cho phù hợp. Tuy nhiên, loại đất tốt giàu dinh dưỡng như đất đỏ bazan nên trồng 100 cây/hécta, tương đương 10mx10m/cây. Còn đất xám trồng 125 cây/hécta khoảng 8mx10m/cây. Trong giai đoạn đầu cây còn nhỏ nên trồng xen canh một số cây ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài, tránh lãng phí đất và chống xói mòn.
– Đào hố trồng cây trước khi trồng khoảng 1 – 2 tháng. Hố đào sâu khoảng 0,7m và dài, rộng 1mx1m. Sau đó, mỗi hốc sử dụng 0,5kg vôi để xử lý một số loại sâu bệnh. Khi đào hố được 2 tuần, mỗi hố tiếp tục dùng 20 – 40kg phân hữu cơ hoại mục, 1kg phân lân, 0,5kg vôi bột và một nửa lớp đất mặt đào từ hố lên trộn đều cho xuống và lấp lại cao hơn mặt đất tự nhiên. Lúc trồng cây, đào hố vừa bằng bầu cây giống, nếu thấy cây có rễ già nhiều dùng kéo sắc tỉa bỏ bớt rễ già rồi đặt cây vào hố trồng, nén đất chặt xung quanh bầu cây. Trồng cây xong, cắm 3 cọc hình tam giác chụm xung quanh cây và buộc nhẹ vào thân cây để chống cho cây khỏi bị nghiêng ngả khi có mưa, gió lớn. Dùng rơm, cỏ khô ủ gốc để giữ ẩm, che mát cho cây trong thời kỳ đầu và thường xuyên giữ ẩm cho cây. Nếu có nắng hạn kéo dài nên dùng vòi hoa sen tưới nước bổ sung cho cây.
3/ Cách bón phân
– Qua đúc kết kinh nghiệm thực tế của nhiều nhà vườn thì dùng phân hữu cơ nhiều, hạn chế phân hóa học thì chất lượng cơm của trái sầu riêng tốt hơn và tỷ lệ trái sượng rất ít.
– Mỗi năm bón 20 – 30kg phân hữu cơ/cây để cây phát triển tốt còn phân hóa học bón theo từng giai đoạn phát triển. Song, trong 2 năm đầu phân hóa học pha vào nước tưới cho cây sẽ hiệu quả hơn. Những năm sau bón chung quanh tán cây và rải đều dưới tán, dùng cào trộn với đất mặt nếu không mưa tưới nhẹ. Chú ý, không bón phân Kali cho cây vì dùng loại phân này trái sẽ bị sượng.
+ Năm thứ 1: Bón 5 lần, mỗi lần 0,5kg phân 16-16-8-13S hoặc 20-20-15/cây.
+ Năm thứ 2: Bón 4 lần, mỗi lần 1kg phân 16-16-8-13S hoặc 20-20-15/cây.
+ Năm thứ 3: Bón 3 lần, mỗi lần 1,5kg phân 16-16-8-13S hoặc 20-20-15/cây.
+ Năm thứ 4: Bón 3 lần, mỗi lần 3,5kg phân 12-12-17.2 + TE/cây.
+ Năm thứ 5: Bón 4 lần, mỗi lần 5kg phân 12-12-17.2 + TE/cây.
+ Năm thứ 6: Bón 4 lần, mỗi lần 6kg phân 12-12-17.2 + TE/cây.
– Sau sáu năm cây sẽ đến thời kỳ kinh doanh cho trái ổn định. Lúc này các nhà vườn dùng nhiều loại phân bón để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây. Cụ thể, sau thu hoạch bón 2-4kg phân 20-20-15 và 10-20kg phân chuồng hoai mục/cây. Trước khi cây trổ bông 1-2 tháng bón 1-2kg 10-52-17/cây, khi quả bằng trái cam bổ sung thêm 2-4kg phân 20-20-15 và 9 tuần sau khi đậu trái bón 2-4kg 20-20-15/cây.
– Nếu có điều kiện, các nhà vườn nên lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân hóa học qua đường ống cho cây sầu riêng. Hệ thống này giúp nông dân giảm được 85% công tưới, bón phân, đồng thời hạn chế thất thoát phân bón, nâng cao hiệu quả sử dụng phân của cây. Như vậy, cây sẽ rút ngắn được thời gian cho trái, năng suất, chất lượng tăng cao và tuổi thọ được kéo dài.
4/ Tỉa cành, tạo tán
– Khi cây nhỏ chỉ để 1 ngọn, tỉa bỏ hết chồi gốc. Cành đầu tiên để cách mặt đất 30cm, sau đó để các cành nhỏ trên thân chính cách nhau từ 8-10cm, cùng một vị trí không để 2 cành vì cây sẽ bị chẻ khi mang nhiều quả. Tỉa bỏ hết cành vọt, cành gầy yếu để cây phát triển tốt.
Sầu riêng của Đồng Nai tại Festival Trái cây Việt Nam được nhiều du khách đánh giá cao.
– Thời kỳ cây mang trái tỉa cành gầy yếu, khô, bệnh khoảng 3 lần/năm. Lần 1 sau thu hoạch, lần 2 vào tháng 8-9 và lần 3 vào thời điểm cây cho trái bằng quả quýt.
– Cây sầu riêng ra hoa 2-3 đợt/năm, nhưng chỉ chọn một đợt chính còn lại loại bỏ hết để cây có sức nuôi trái. Khi hoa nở 20-30 ngày tỉa bỏ một nửa số hoa, hoa nở 35-42 ngày tỉa tiếp, chỉ để 200- 300 trái/cây và sau khi hoa nở 50- 56 ngày, chỉ để số trái phù hợp với sức của cây từ 60-150 trái/cây.
5/ Thu hoạch
Thời gian thu hoạch tùy theo đặc tính của từng giống, song giống địa phương Chín Hóa, khổ qua, sầu riêng hạt lép Long Thành, TX. Long Khánh từ khi xả nhị đến lúc thu hoạch khoảng 105-110 ngày. Các giống nhập như sầu riêng Dona từ lúc xả nhị thu hoạch 130-135 ngày.
* Chú ý, khi trái non vừa đậu đến khi trái non bằng quả quýt nên phun 15cc Toba Fruit để ngăn ngừa hiện tượng rụng trái non. Đồng thời, giữ ẩm đều cho cây không để ẩm độ trong đất thay đổi đột ngột dễ gây ra hiện tượng rụng trái non. Giai đoạn trái to khoảng 1kg trở lên phải thường xuyên theo dõi, phòng trừ sâu đục trái. Khi trái có cơm, thời tiết mưa nhiều lưu ý bệnh thối trái.
Nguyệt Hạ – Báo Đồng Nai, 06/05/2010 Nhấn vào đây dể xem các thông tin kỹ thuật trồng sầu riêng
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sầu Riêng: Tưới Và Tiêu Nước Cho Sầu Riêng
1. Xác định nhu cầu nước của cây sầu riêng
– Khi cây còn nhỏ, chưa ra hoa kết quả cần tưới đủ ẩm cho cây. Thiếu nước, cây có thể chết héo. Thừa nước rễ không phát triển được, có thể bị thối và chết.
Vào giai đoạn này nhu cầu về ẩm độ của cây sầu riêng là 65 – 80% độ ẩm tối đa.
Ở giai đoạn mới trồng nếu tưới kịp thời và đầy đủ, cây con sẽ nhanh bén rễ, phát triển xanh tốt.
Sầu riêng mới trồng bị thiếu nước
– Khi cây ra hoa, kết quả:
+ Yêu cầu về lượng nước tưới nhiều hơn giai đoạn còn nhỏ.
+ Trong một năm tùy theo thời kỳ phát triển, yêu cầu về ẩm độ cũng khác nhau:
Trước khi ra hoa cây yêu cầu ẩm độ thấp.
Khi đã đậu quả, đặc biệt khi quả lớn nhanh yêu cầu ẩm độ cao 70 – 90%. Nếu thiếu nước quả sẽ bị rụng và làm giảm sản lượng cũng như chất lượng quả.
Sầu riêng được tưới nước đầy đủ cho quả tốt
Tuy vậy, cũng không yêu cầu ẩm độ tối đa vì sẽ ức chế hoạt động của rễ và quả cũng bị rụng do rễ không hút đủ dinh dưỡng nuôi cây và khi cây đang thiếu nước mà ta lại tưới nhiều nước làm cây bị sốc nước nên hoa, quả sẽ rụng.
Khi quả sắp chín, yêu cầu về ẩm độ lại thấp (khoảng 50 – 60%). Nếu ẩm độ cao sẽ làm giảm chất lượng quả và quả chín muộn.
2. Tưới nước cho sầu riêng Bước 1. Xác định thời điểm tưới cho cây sầu riêng– Giai đoạn cây con: Tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây phát triển mạnh, nhanh cho quả.
Sầu riêng giai đoạn cây con
– Giai đoạn cây ra hoa và cho quả:
+ Lúc ra hoa sầu riêng cần tưới nước 2 ngày một lần để cho hạt phấn khỏe mạnh, nhưng cần phải giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới vào thời điểm 1 tuần trước khi ra hoa.
+ Sau khi đậu quả tiến hành tưới tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại giúp quả phát triển khỏe, chất lượng tốt.
Sầu riêng giai đoạn ra hoa
Bước 2. Xác định độ ẩm đất đối chiếu với nhu cầu của cây– Dùng máy đo độ ẩm hoặc dùng tay kiểm tra độ ẩm đất trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây sầu riêng để xác định lượng nước tưới cũng như phương pháp tưới phù hợp.
– Quan sát tầng đất mặt và độ cương nước của cành lá, nhất là ở các bộ phận non. Quan sát tốt nhất là thời gian giữa trưa, khi cây thoát hơi nước nhiều nhất và nếu đất thiếu ẩm thì lá dễ héo.
Nếu độ ẩm đất nhỏ hơn yêu cầu của cây thì phải tiến hành tưới nước. Ví dụ: Giai đoạn cây con mà độ ẩm đất là 50% thì phải tưới ngay để đưa độ ẩm lên 65 – 80%… Nhưng nếu giai đoạn chín mà độ ẩm đất là 80% thì phải tiêu nước ngay.
Bước 3. Chọn phương pháp tưới nước1. Tưới bằng những dụng cụ đơn giản (thủ công): Dùng thùng, xô … tưới nước cho từng gốc sầu riêng.
Mương chứa nước tưới cho sầu riêng và tưới nước cho sầu riêng bằng phương pháp thủ công
Phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần cho nước vào hệ thống mương trong vườn và dùng những dụng cụ đơn giản như xô, thùng tưới hay dụng cụ tự chế để tưới đủ ẩm cho sầu riêng.
2. Tưới bằng dây mềm (tưới bán thủ công): Dùng ống nhựa mềm có gắn bơm tưới để phun nước vào gốc cây.
Tưới nước bằng dây mềm
Khi tưới bằng dây mềm thì cần chuẩn bị máy bơm, hệ thống điện, đường ống dẫn nước và dây tưới. Trước hết, cần lắp hệ thống điện, sau đó đặt máy bơm ở ngoài vườn trồng để bơm nước, cần tưới đến khu vực nào thì lắp đặt đường ống dẫn nước đến đó và cần tưới cho cây nào thì nối ống dây mềm với đường ống dẫn nước đến cây đó.
Hệ thống điện và máy bơm đặt âm trong lòng đất
Đường ống dẫn nước và nối ống dây mềm để tưới với đường ống dẫn nước
Tưới thủ công và bán thủ công rất dễ thực hiện nhưng tốn nhiều công sức và khó có thể áp dụng trên diện tích lớn.
3. Tưới béc
Tước béc cho cây ăn trái thường được bà con nông dân sử dụng cho cây sầu riêng là phương pháp Tưới phun mưa dưới gốc, còn được hiểu là tưới phun mưa cục bộ là hình thức tưới phun mưa bán kính nhỏ (thường từ 0.5m – 3m), béc tưới được đặt dưới gốc cây. Đây là phương pháp tưới lai giữa tưới nhỏ giọt và phun mưa. Mang đầy đủ lợi thế của cả hai phương pháp tưới như tiết kiệm nước, tiết kiệm điện năng, có thể châm phân trực tiếp tới bộ rễ, nước thấm từ từ; cải tạo môi trường mát mẻ cho cây trồng, cung cấp đủ nước cho cây trồng. Ngoài việc áp dụng tưới béc cho cây sầu riêng, thì Tưới béc cũng rất phù hợp cho tưới các loại cây công nghiệp như Cà phê, hồ tiêu, ca cao; các loại cây ăn trái như xoài, các loại cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh); tưới thanh long; các loại cây lâu năm như Sầu riêng, bơ; các loại cây dây leo trồng trên giàn có bộ rễ phủ toàn diện tích như chanh leo, gấc, mướp, mướp đắng…
4. Tưới nhỏ giọt:
Tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới thấm nước từ từ vào trong đất, nước đi ngay vào hệ thống rễ, không phí nước vào những vùng không có sự sinh trưởng.
* Ưu điểm:
– Lượng nước tưới ít.
– Ít mất nước do gió và nắng.
– Không cần áp suất lớn để cung cấp nước, hạn chế cỏ dại.
Tưới nhỏ giọt
– Có thể bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm được phân bón và công lao động.
* Nhược điểm: Chi phí ban đầu hơi cao.
Hệ thống tưới nhỏ giọt cho sầu riêng
Bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt và các đường ống dẫn nước và đường ống tưới nhỏ giọt
Có 2 hình thức bố trí ống tưới: 1, ống chôn dưới đất và ống để trên mặt đất. Ống để trên mặt đất có lợi là dễ kiểm soát và điều chỉnh vị trí đặt ống, lắp đặt sẽ ít tốn công sức hơn. Nhược điểm là làm vướng đi lại và ống dễ bị lão hóa do phơi thường dưới ánh mặt trời.
Ngược lại, ống chôn dưới đất dùng được lâu năm hơn, giảm đáng kể lượng nước mất đi do bốc hơi nhưng phải tốn công đào – đặt – lấp và có khó khăn khi tìm đoạn bị nghẽn hoặc hư hỏng.
Kiểu tưới nhỏ giọt có ống để trên mặt đất và kiểu tưới nhỏ giọt có ống chôn dưới đất
Vật liệu cần có– Nguồn nước mặt hoặc nước ngầm.
– 1 máy bơm thông thường động cơ điện hay dầu, xăng, có khả năng bơm nước lên độ cao 3,5 m. Có thể lắp thêm rơle tự đóng mở (đối với hệ thống bơm điện để tự động bơm nước vào bồn).
– Ống nhựa PV cứng đường kính 30 – 40 mm hay 60 mm làm ống dẫn nước chính và loại đường kính 16 – 21 mm làm ống dẫn phụ.
– Các phụ kiện lắp ráp hệ thống ống gồm các co, khúc nối thẳng, khúc nối chữ T, khúc nối giảm đường kính ống, ống van cánh bướm và keo để dán các khúc nối.
– Ống nhựa dẻo đường kính 5 mm – 16 mm và một trong những loại vòi phun tia li tâm, phun tia cố định, nhỏ giọt. Có thể chế đầu nhỏ giọt bằng ống và van của hệ thống truyền “nước biển” trong bệnh viện.
Một số kiểu vòi nhỏ giọt trên thị trường
– Vật liệu làm bồn nước gồm:
+ 4 hoặc 6 trụ xi măng, cây vuông hay cây tròn cũng được, dài 3 – 4 m, kèm theo các tấm đan dày làm miếng kê chống lún, chống mục cho cột.
+ Một số cây làm dằng chéo các cột. Ít nhất cần có 8 cây đà dọc, ngang và 3- 4 cây đà chịu lực đáy bồn nước.
+ Ván làm vách thành và đáy bồn nước dày hơn 2 cm. 1 tấm vải bạt xe (mủ sọc) và một tấm mủ trong loại dày làm lòng hồ 2 lớp.
+ Một khớp nối răng bằng thau hoặc bằng nhựa có đường kính phù hợp nối với đường kính ống chính; khớp này dùng để làm cửa lấy nước vì vậy cần có 2 miếng đệm mê-ka và 2 miếng đệm cao su chống rò rỉ nước.
+ Cần 1 lưới lọc nước thô kiểu cái túi gắn vào phía trên cửa lấy nước.
+ Một số vật liệu làm mái che bồn nước bằng chất liệu có sẵn, tole hoặc lá.
Thực hiện– Dựng hệ thống cột, dằng chéo, đà ngang, dọc, sử dụng khoan bắt ốc hoặc đinh 7 – 10 cm, dùng dây dọi, ống bọt nước để cân chỉnh các chiều thẳng đứng và mặt phẳng ngang.
– Đóng ván từ trong lòng bồn ra phía ngoài bằng đinh 5cm tạo cho vách bồn và đáy bồn thật phẳng, ở một tấm ván đáy có chứa lỗ lấy nước.
– Trải tấm vải mủ sọc và tấm vải mủ trong, ém kỹ cho sát vào góc và thành bồn.
– Tại vị trí lỗ định sẵn ở miếng ván đáy hồ, tiến hành tạo cửa lấy nước (đục thấu 2 lớp vải mủ) bằng đục tròn, luồn khớp nối răng trong ở dưới lên (đã lắp miếng đệm mê-ka và đệm cao su) tương tự lắp ống ra ngoài, siết thật chặt.
Hiện nay trên thị trường có các loại bồn nhựa có dung tích lớn hơn hoặc bằng 1m3 có nắp đậy rất tiện cho việc lắp đặt bồn và không phải thiết kế mái che cũng có thể được sử dụng rất tốt.
Bồn nước bằng nhựa
Nối hệ thống tưới vào máy:
+ Lắp hệ thống ống dẫn chính theo chiều dài thửa đất.
+ Nối ống dẫn chính sang ống phụ theo líp bằng khớp nối chữ T giảm đường kính.
+ Lắp các ống nhánh tới các gốc cây và lắp vòi phun hay dụng cụ nhỏ giọt.
Lắp ống dẫn chính
Ống nước được nối ngầm dưới đất và Nối các ống dẫn nước phụ
Co nối từ ống dẫn chính sang ống dẫn phụ và nối từ ống 25 mm sang ống 5 mm
Lắp đặt hệ thống tưới nước tự động bằng năng lượng mặt trời và nước chảy ra từ hệ thống tưới nhỏ giọt
Lưu ý: Các vòi phun và lỗ nhỏ giọt hướng lên phía trên để tránh cặn làm tắc ống và dễ kiểm tra lưu lượng nước tưới, nơi gần nguồn bố trí lỗ nhỏ giọt nhỏ hơn nơi cuối nguồn. Sau đó, hoàn thiện hệ thống và tiến hành tưới nước.
Bảo quản và vận hành– Tất cả đường ống chính và phụ cần được chôn sâu 20 – 30 cm để kéo dài tuổi thọ của ống, đoạn cuối của ống nhánh cũng cần được che phủ tránh nắng và rêu phát triển trong ống.
– Thường xuyên giặt rửa lưới lọc nước trên bồn.
– Sau mùa tưới, mở khóa đầu các ống nhánh, xả bỏ cặn sình toàn bộ hệ thống.
4, Tưới rãnh: Là phương pháp tưới nước để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng.
Hệ thống tưới rãnh điển hình
Ưu điểm của hệ thống tưới rãnh+ Tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị dí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.
+ Giảm được tổn thất nước do bốc hơi nên cho hiệu quả tưới cao hơn.
+ Nước đi vào cây qua hệ thống rễ, không làm ướt lá nên có thể tránh được một số bệnh cho cây.
Nhược điểm của hệ thống tưới rãnh+ Lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới.
+ Vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh gặp khó khăn;
+ Chi phí nhân công khá lớn và mat nhiều thời gian cải tạo các rãnh nước.
+ Người quản lý nước phải biết kiểm soát mực nước vừa phải.
Rãnh tưới ở các vùng đồng bằng có thể bố trí theo 2 hình thức:
+ Khi độ dốc mặt đất nhỏ hơn khoảng 0,2 – 0,5 % thì có thể bố trí chạy theo hướng dốc của mặt đất.
+ Khi độ dốc mặt đất lớn hơn 0,5% thì nên bố trí rãnh xiên một góc nhọn với hướng dốc nhằm hạn chế tốc độ chảy cao, giảm xói mòn đất.
Đối với các vùng miền núi, vùng bán sơn địa, độ dốc mặt đất không đồng đều thì có thể căn cứ vào đường đồng mức mà bố trí rãnh lượn theo đường đồng cao độ.
Ta có thể phân biệt 2 loại rãnh: rãnh cạn (không giữ nước) và rãnh sâu (có giữ nước) tùy theo điều kiện cụ thể.
Rãnh cạn (rãnh không giữ nước) là sau khi tưới, nước sẽ thấm hết vào đất. Loại này thích hợp cho đất ít dốc (dưới 0,2 – 0,5%). Khi thấm xuống đất, khu đất thấm nước sẽ có hình quả trứng.
Vùng đất ướt khi tưới rãnh
Khoảng cách giữa hai rãnh phải dựa vào đặc tính đất, bố trí sao cho hai vòng hình quả trứng có thể giao cắt nhau tạo độ ẩm ở vùng ướt trong đất vừa đủ cho rễ cây trồng hút nước. Có thể chọn khoảng cách hai rãnh theo bảng.
Khoảng cách tham khảo giữa hai rãnh theo loại đấtMô hình tưới rãnh
Bước 4. Chuẩn bị nguồn nước, trang thiết bị, dụng cụ và vật tư tưới nướcNguồn nước tưới: Sông, hồ, kênh mương, đập hay nước giếng. Đảm bảo nước không bị nhiễm mặn hay phèn.
Lưu ý: Không tưới nước bị nhiễm độc từ các nhà máy, cơ sở sản xuất hoặc nước thải từ khu công nghiệp.
Mương lấy nước vào vườn sầu riêng
– Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ tưới nước: Cuốc (hoặc leng), máy bơm nước, giàn tưới phun, đường ống dẫn nước…
– Vật tư: Dầu, xăng, mỡ…
Bước 5. Tiến hành tưới nước cho sầu riêngTưới nước cho sầu riêng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây sầu riêng.
* Tưới sau khi trồng:
– Dùng thùng tưới có gắn vòi hoa sen tưới nhẹ nhàng quanh gốc.
– Lượng nước tưới vừa đủ ẩm, không được tưới nước bằng ống nước có dòng nước xối mạnh làm rửa trôi, tróc gốc, đất bị váng, cây khó ra rễ.
Tưới bằng thùng tưới
Sầu riêng mới trồng nên tưới ngày một lần trong khoảng 4 tháng.
Sau đó chỉ tưới khi gặp hạn.
Tủ gốc bằng rơm, cỏ khô sẽ bớt được công tưới; nhưng mùa mưa nên bỏ rơm tủ đi vì dễ gây bệnh và cũng là ổ chứa mối hại cây sầu riêng.
Tưới sầu riêng giai đoạn mới trồng
* Tưới nước giai đoạn kiến thiết cơ bản:
Khi thấy cây có hiện tượng thiếu nước phải tiến hành tưới nước ngay.
Lượng nước tưới tùy theo mức độ khô hạn và phương pháp tưới, thông thường tưới 20 – 30 lít nước/cây cho 1 lần tưới.
Khoảng cách giữa 2 lần tưới từ 15 – 25 ngày. Nếu số lần tưới càng nhiều thì lượng nước ít lại.
Tưới nước giai đoạn kiến thiết cơ bản
* Tưới nước giai đoạn kinh doanh:
Lượng nước tưới: 60 đến 80 lít/cây cho 1 lần tưới nếu tưới bằng phương pháp tưới thủ công, còn tưới bằng phương pháp nhỏ giọt thì cần 15 – 20 lít.
Khoảng cách giữa 2 lần tưới phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể.
Tưới nước giai đoạn kinh doanh
Riêng ở giai đoạn ra hoa và hình thành quả cây sầu riêng cần nhiều hơn, vì vậy cần đảm bảo tưới cho cây sầu riêng đủ nước. Nhưng đến giai đoạn quả gần chín tưới nhiều cơm sầu riêng sẽ nhão.
Lưu ý: Để khắc phục hiện tượng hạt có nước và nhão cơm nên rút cạn nước trong mương hoặc ngưng thu hoạch hai ngày sau khi có mưa lớn.
Áp dụng biện pháp phủ plastic xung quanh gốc sầu riêng ở giai đoạn một tháng trước khi thu hoạch để ngăn cản không cho nước mưa xâm nhập vào vùng rễ sẽ làm giảm tỉ lệ sượng cơm quả và hạt có nước.
Giữ mực nước trong mương trong vườn thường xuyên ở độ sâu 60 – 80 cm từ mặt liếp sau khi đậu quả.
Thường xuyên bơm nước ra khỏi vườn, nhất là sau các trận mưa lớn để không làm tăng mực nước trong mương và trong liếp.
Quản lý mực nước trong vườn ở độ sâu 60-80 cm sau khi ra hoa
3. Tiêu nước cho sầu riêng 3.1. Xác định tác hại của sự ngập úng đối với cây sầu riêngKhi trồng sầu riêng trên vùng đất thấp sẽ dễ bị rủi ro do ngập úng, do tần suất xuất hiện lũ ngày càng cao trong những năm gần đây, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Lũ lụt ĐBSCL thường xảy ra trong ba tháng 9, 10, 11 hàng năm, với đỉnh lũ thường tập trung vào cuối tháng 9, 10. Hầu hết các vườn sầu riêng đều bị ảnh hưởng và thiệt hại với mức độ khác nhau do nước dâng cao hoặc mưa kéo dài.
Nguyên nhân là do:
1, Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc do lớp phù sa (từ ngập lụt) bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí.
2, Đất bị ngập nước, nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp (chỉ sau 24 – 48 giờ), đất trở nên dư thừa nước và rễ rất dễ bị huỷ hoại.
3, Do khả năng thoát lũ kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao (hiện tượng úng cục bộ hay từng phần) làm hạn chế và hủy hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.
Các nguyên nhân này làm đất bị thiếu oxy, đồng thời bị ngộ độc CO2 cùng các độc chất khác, rễ bị “nghẹt” và sau đó bị thối. Hậu quả này làm các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophtthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây sầu riêng trong và sau mùa lũ. Hiện tượng nghẹt rễ cũng làm cho cây bị “stress”, tổng hợp khí độc (ethylene) bên trong gây ngộ độc, làm lá bị vàng và rụng, đặc biệt sau khi nước rút.
Vào mùa nước dâng cao hay mưa to kéo dài, đất bị úng làm rễ non bị thối, nếu kéo dài, rễ già bị hư hại. Cây ngừng tăng trưởng, có thể bị còi cọc, đậu quả ít, rụng lá, suy kiệt, chết cây….
Mưa nhiều, thoát nước không kịp sầu riêng ít quả và sầu riêng bị ngập nước lá rụng, rễ thối đen không có khả năng phục hồi
Tuy nhiên, khả năng chịu ngập của sầu riêng còn thay đổi tuỳ thuộc vào:– Tuổi cây: Cây tơ (chưa cho quả) chịu ngập kém hơn cây trưởng thành hoặc đã trồng lâu năm trên 10 năm.
– Tình trạng cây: Cây đang phát triển sinh khối (ra đọt, phát triển rễ tơ, ra hoa mang quả) phải tiêu tốn nhiều năng lượng dự trữ nên khả năng chịu đựng cũng kém hơn.
– Biện pháp canh tác: Cũng tác động đến khả năng chịu ngập của sầu riêng như bón phân (nhất là khi thừa N và P) trong khoảng một tháng trước khi bị ngập hay mưa dầm làm giảm khả năng chịu đựng của cây rất nhiều.
Quan sát tình hình mặt đất, bộ rễ và màu sắc của cây trồng, ta có thể biết được tình trạng úng ngập trong đất và phải nhanh chóng thoát thủy. Các dấu hiệu thông thường là:Trên mặt đất: đất trở nên nhão nhẹt, nước đọng thành vũng không rút xuống được. Màu đất trở nên xám hoặc có nhiều đốm xám do thiếu sự hiện hiện của oxy hoặc các acid hữu cơ độc hại.
Xuất hiện các loại thực vật ưa nước: như cỏ lông chồn, cỏ lác, rêu, nấm cây, …
Côn trùng: các loại muỗi, bù mắt, sên xuất hiện.
Trên cây: lá cây bị đổi màu vàng, xám hoặc đen. Thân cây trở nên mềm, dễ đổ ngã, rễ cây cạn, có màu đen, …
Lưu ý: Để hạn chế tác hại do ngập lụt cần xử lý vườn cây trước mùa mưa lũ:
– Tôn cao đất liếp, gia cố đê bao chắc chắn.
– Dùng cuốc ba răng xới mặt liếp cho xốp sau đó rải phân nhằm giúp phân bón tiếp cận cây trồng dễ dàng hơn, hạn chế gây tổn thương rễ cây.
– Tu sửa lại mương máng, cống thoát nước để thoát nước nhanh khi mưa to, đảm bảo mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp 0,6 m. Chuẩn bị máy bơm để sẵn sàng chống úng.
– Khi mưa liên tục cần thiết phải đào rãnh phụ sâu 40 cm để dẫn nước mưa thoát nhanh từ liếp ra mương.
– Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập.
– Hạn chế đi lại trong vườn làm cho đất bị dí chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây và khả năng phục hồi của cây sau khi nước rút.
– Không nên bón nhiều phân đạm, vì phân đạm sẽ kích thích cây ra đọt non.
– Không nên bón phân hữu cơ chưa hoai mục cho vườn cây vì phân hữu cơ sẽ làm tiêu hao nhiều oxy và khi đất bị ngập úng thì rễ cây sẽ không đủ oxy để hô hấp.
– Để tránh hiện tượng rửa trôi thì cắt bớt cỏ chỉ giữ lại gốc. Có thể chọn loại cỏ họ hoà bản như cỏ sả hay cỏ rusi để vừa kết hợp cho đất liếp vườn được tốt vừa tận dụng cho chăn nuôi.
– Có thể bồi sình trả lại lớp đất mặt cho liếp làm hàng năm hoặc hai năm một lần, nhưng nên chú ý đến tầng phèn nếu bỏ lên trên mặt liếp thì chắc chắn mặt liếp sẽ bị phèn. Bề dày của lớp sình bồi phải vừa phải (khoảng 5 cm).
– Cần bón thêm vôi để hạ phèn và làm giảm đi mầm bệnh trong đất (Bệnh xì mủ gốc sầu riêng thường dễ xảy ra nếu trên vườn không có hệ thống thoát nước tốt).
– Mùa mưa cỏ dại phát triển mạnh, để hạn chế cỏ nên dùng thuốc Gramoxone làm cháy bộ lá, giữ lại phần gốc làm thảm thực vật cho vườn cây được êm hơn.
3.2. Tiêu nước cho vườn sầu riêngTiêu nước hay thoát thủy là biện pháp kỹ thuật nhằm rút bớt nước ứ đọng trong đất ruộng nhiều quá mức khiến sự sống, tăng trưởng và năng suất cây trồng có thể bị ảnh hưởng.
Việc tiêu nước trong đất còn có ý nghĩa trong việc cải tạo đất, rửa mặn, xả phèn, tạo thông thoáng cho tầng rễ và hạn chế mầm bệnh có hại cho cây trồng. Tiêu nước đôi khi cần thiết để tạo thuận lợi cho việc đi lại trong đồng ruộng hoặc cơ giới hóa.
a. Lợi ích của việc tiêu nước kịp thời– Đất sẽ được thoáng khí hơn và cây trồng dễ dàng hấp thu dưỡng khí;
– Khi mực nước ngầm được hạ thấp, rễ cây dễ dàng phát triển sâu hơn và hấp thu nhiều dưỡng chất trong đất hơn;
– Đất khô ráo giúp cho người cũng như các thiết bị cơ giới thuận tiện di chuyển để chăm sóc cây;
– Đất được tiêu nước sẽ giúp các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh làm cho sự phân hủy các chất hữu cơ trong đất nhanh hơn, thúc đẩy quá trình nitrat hóa (phân giải đạm);
– Sự tiêu nước sẽ làm hạn chế các mầm bệnh và côn trùng phát triển;
– Tiêu nước đúng kỹ thuật có thể làm giảm hiện tượng xói mòn đất.
b. Thiết kế hệ thống tiêu nước Có hai hệ thống tiêu chính:– Hệ thống tiêu mặt: Áp dụng để tiêu thoát nước khi có lượng mưa quá lớn hoặc lũ/triều tràn sông gây úng ngập trên mặt vườn.
Thông thường áp dụng biện pháp tiêu theo trọng lực, nước sẽ tự chảy đi theo hướng chảy từ nơi cao xuống nơi thấp (mương thoát nước). Nếu nước nguồn quá lớn phải có đê bao và dùng bơm để thoát nước.
Hệ thống tiêu mặt
– Hệ thống tiêu ngầm: Chủ yếu sử dụng khi mực nước ngầm dâng cao (do mưa, lũ, triều) gây úng bộ rễ cây trồng.
Đối với hệ thống tiêu ngầm, phổ biến là hình thức dùng các ống cống chôn ngầm dưới lớp rễ cây và cho nước tập trung vào đường ống rồi dẫn ra ngoài bằng bơm hoặc tự chảy.
Tiêu ngầm có thể có lợi thế là ít bị xói mòn hơn tiêu mặt nhưng chi phí đầu tư và bảo trì sẽ lớn hơn.
Hệ thống tiêu ngầm
Một số lưu ý khi bố trí kênh tiêu:+ Tuyến kênh tiêu phải nằm ở vị trí địa hình thấp để có thể dễ tập trung nước bằng hình thức tự chảy theo trọng lực;
+ Tuyến kênh tiêu phải ngắn để nhanh chóng thoát nước ra khỏi khu vực cần tiêu và giảm khối lượng thi công;
+ Tránh để đường kênh tiêu đi qua các vùng đất nhiều chứng ngại vật, công trình và khu vực có nền đất không ổn định.
+ Triệt để lợi dụng các sông rạnh tự nhiên để làm kênh tiêu; nếu cần có thể nạo vét các mương rạch để làm nơi nhận nước tiêu;
+ Có thể kết hợp kênh tiêu nước với kênh – rạch giao thông.
c. Tiêu nước trong mùa mưaPhương châm tiêu nước là sự tổng hợp của “Rải nước – Chôn nước – Tháo nước”:
– Rải nước: Chia nhỏ các khu tiêu nước riêng biệt nhằm phân tán lượng nước cần tiêu theo yếu tố địa hình. Nghĩa là, nước ở tiểu vùng nào thì tiêu ngay ở chỗ đó.
– Chôn nước: Cho nước lắng rút xuống tại chỗ ở những nơi trũng hoặc trữ tạm ở các ao, đìa, kênh tiêu để trữ tạm thời.
– Tháo nước: Dùng biện pháp tiêu thoát nhanh tại những nơi có thể rút tháo nước thuận lợi. Đôi khi tháo nước cần có những biện pháp hỗ trợ như dùng bơm để bơm nước ra ngoài khu vườn.
Tóm lại, khai rãnh ở mặt liếp, thoát nước trong mương (dựa vào triều kém hoặc bơm thoát nước) ngay để hạ nhanh mực thuỷ cấp trong liếp, giúp đất nhanh thông thoáng hơn và rễ nhanh hồi phục hơn.
d. Phục hồi vườn cây sau ngập lụtSau mùa lũ nếu chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ rất dễ ảnh hưởng đến năng suất của những vụ sau. Do đó cần áp dụng các biện pháp khắc phục:
– Xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (dài 8 – 10 cm) để phá váng, giúp đất được thông thoáng.
– Đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây.
– Nên sử dụng phân bón lá có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng như: N, P, K, Ca, Mg, S, Fe… để phun trên lá, thân cây. Cắt tỉa cành non, lá non ra trong giai đoạn vườn cây bị ngập úng.
– Có thể sử dụng tổ hợp phân DAP (dạng công nghiệp) cộng với Sulphat kali với tỉ lệ: 2 phần DAP, 1 phần Sulphat kali trộn đều, sau đó lấy từ 100 – 150g hoà tan trong một bình 10 lít và phun đều lên trên lá.
– Cần cung cấp thêm chất vôi cho vườn cây ăn quả trong giai đoạn này với liều lượng từ 0,5 – 1 kg cho mỗi gốc (khoảng 500 kg – 1.000 kg/ha).
Chú ý trị các loại bệnh do nấm tấn công ở vùng gốc và rễ cây bằng các loại thuốc thích hợp.
Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây sầu riêng – Bộ NN&PTNT
Cách xác định độ ẩm đất, thời điểm tưới và tiêu nước cho cây chôm chôm; Tưới và tiêu nước phù hợp với yêu cầu nước của cây chôm chôm…
Cách đặt cây vào hố trồng, lấp đất cho gốc cây, cắm cọc giữ cho cây đứng vững, tưới nước, che nắng, phủ (tủ) gốc cho cây sầu riêng và măng cụt sau trồng
Paclobutrazol khống chế sự phát triển chiều cao cây, giúp cây đẻ nhánh khỏe và phòng tránh đổ ngã ở lúa, đậu phộng. Đối với các loại cây ăn quả khác: Sầu riêng, vải, cam, quýt, bưởi,… giúp tạo ra trái nghịch vụ và ra hoa
Tăng hiệu quả kích thích ra hoa nếu sử dụng kết hợp Thiourea nồng độ 0,5% với chất kích thích sinh trưởng PBZ (Paclobutrazol). Phun Thiourea nồng độ 0,5% ở giai đoạn…
Kỹ Thuật Trồng Sầu Riêng Thái Lan
Sầu Riêng Thái Lan là một trong những Giống Sầu Riêng được trồng phổ biến tại các tỉnh Nam Bộ. Giống Sầu Riêng này tương đối dễ trồng, dễ chăm sóc lại cho năng suất cao nên được bà con rất ưa chuộng.
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật trồng Sầu Riêng Thái Lan nên nhiều bà con đã thu được kết quả cao. Bà con lưu ý trước khi áp dụng kỹ thuật trồng Sầu Riêng Thái Lan các bạn cần lưu ý những điểm sau.
Điều kiện sinh thái để trồng Sầu Riêng Thái Lan
Tại Việt Nam, Sầu Riêng Thái được trồng nhiều tại Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu… . Đa số Sầu Riêng trồng nhiều trên nền đất phù sa(ĐBSCL), đất đỏ bazan, đất xám giàu hữu cơ, đất phù sa ven sông (Đông Nam Bô).
Cây Sầu Riêng Thái chịu phèn và mặn kém. Đặc biệt là đất có độ pH từ 5-6. Loại đất này chứa nhiều chất hữu cơ và thoát nước tốt, rất thích hợp cho loại cây này.
Sầu Riêng Thái Lan không đòi hỏi khắt khe về cao độ. Những nơi có độ cao từ 300m so với mực bước biển là có thể trồng được. Cây Sầu Riêng Thái cần nhiều nước nên lượng mưa phải cao và đặc biệt phải phân bố đều trong năm. Mùa khô không quá 3 tháng. Do vậy, lượng mưa phân bố đều từ 1.500-2.000mm/năm là thích hợp nhất để trồng Sầu Riêng Thái.
Kỹ thuật Trồng Sầu Riêng Thái Lan
Sầu Riêng nói chung và Sầu Riêng Thái Lan nói riêng không phải là cây tự thụ phấn mà là cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng, gió. Do đó nếu trồng bằng hạt thì sẽ xảy ra biến dị lớn và chậm cho thu hoạch. Vì vậy nên bà con nhà vườn thường trồng Sầu Riêng Thái bằng cây ghép mắt hoặc ghép cành.
Chọn giống Trồng Sầu Riêng Thái Lan
Tốt nhất bà con nên trồng thưa để vườn thông thoáng, cây khoẻ mạnh, dễ chăm sóc và ít bị bệnh thối trái. Tuỳ theo thực tế mà có nhiều phương thức trồng như trồng thuần hay trồng xen.
Nếu trồng thuần Vườn Sầu Riêng, bà con trồng với khoảng cách: 125 cây – 156 cây/ha ( 8m x 8 -10m/cây). Nếu trồng xen, bà con trồng: 70 cây – 100 cây/ha (10m x 12m/cây)
Bà con đào hố có kích thước tùy vào đất đai. Đất tốt thì bà con đào khoảng cách 60 x 60 x 60cm; đất xấu thì bà con đào 70 x 70 x 70cm.
Sau đó bà con bón lót: 15 – 20kg hữu cơ + 0,5kg super Lân + 200g NPK 16-16-8/hố, 10-20g Diazinon (Basudin 10G), Carbofuran (furadan 3G),… để trừ mối, dế, kiến và sâu đất. Bà con đảo trộn hỗn hợp đất và phân sau đó lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày.
Bà con moi giữa hố 1 lỗ vừa bịch cây con, xé bỏ bầu sao cho không bị vỡ bầu. Bà con đặt cây vào hố trồng, lấp đất ngang mặt bầu cây con (những nơi đất cao, sườn dốc, nên trồng âm sâu hơn mặt đất).
Kỹ thuật trồng Sầu Riêng Thái Lan
Bà con lấp kín mặt bầu, dậm chặt, cắm cọc và buộc giữ cây con khỏi đổ ngã, vun mu rùa xung quanh gốc cây chống đọng nước. Sau đó, bà con phủ kín cỏ rác để giữ ẩm cho cây.
Sau khi trồng bà con lưu ý tưới đủ nước cho cây con, trồng cây chắn gió bởi Cây Sầu Riêng Thái dòn dễ gãy. Do đó nên chọn cây có độ cao hợp lý, khó đổ ngã và chắc gỗ để trồng xung quanh vườn làm cây chắn gió cho Sầu Riêng. Bên cạnh đó cũng chú ý chế độ bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây ngay từ đầu.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Ri
1. Nguồn gốc của cây sầu riêng ri-6
– Giống sầu riêng Ri-6 được nhiều người biết đến vào năm 1999 từ hội thi Trái cây ngon Đồng Bằng Sông Cửu Long và đoạt giải nhất, được hộ gia đình ông Sáu Ri ở xã Bình Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đưa sầu vào tham ra cuộc thi.
– Giống sầu này là giống được nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam từ năm 1990 được ông Sáu Ri mua về trồng quanh khu vườn nhà mình.
– Từ năm 1999 đến nay giống sầu Ri-6 nay luôn được đoạt giải và đưuọc nhiều người ưa chuộng giống Sầu này hơn và được nhiều người khắp cả nước mua giống sầu về trồng, do đó nguồn cung cấp giống hiện nay đã trở nên dễ dàng hơn.
2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây sầu riêng Ri-6– Giống sầu Ri-6 này là loại cây trồng rất khỏe mạnh sinh trưởng phát triển ở nhiệt độ thích hợp từ 18-32 độ C, nó có thể thích nghi với nhiều khu vực trên khắp cả nước.
– Giống sầu riêng Ri-6 phát triển tốt nhất nên trồng ở khu vực có lượng mưa từ 1500 mm trở lên.
– Giống sầu này cho ra hoa đậu quả sau 3 năm trồng, trọng lượng trung bình tuwfe 2-2,5kg/quả, qủa được bố trí đều trên cây, có hình bầu dục và có vỏ màu xanh dày.
Sầu riêng có quả nặng từ 2-2,5kg, múi vàng hạt lép
3. Tiêu chuẩn chọn giống sầu Ri-6– Để có được năng suất từ cây sầu thì công việc chọn giống cây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định năng suất.
– Giống sầu Ri-6 thường được nhân giống theo 2 phương pháp ghép mắt và ghép cành.
Giống sầu riêng có 2 phương pháp nhân giống
– Nên chọn những giống kháng bệnh thối gốc rễ làm gốc ghép để đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc nhân giống trồng trên quy mô lớn.
– Chọn cây giống mẹ lấy cành ghép có các đặc điểm năng suất cao và ổn định, không có xu hướng ra trái quá sức, trái cỡ vừa, phẩm chất ngon, thích nghi với khí hậu địa phương, có khả năng kháng bệnh…
4. Thời vụ và mật độ trồng cây sầu Ri-6– Thời vụ trồng: Sầu Ri-6 có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp trồng nhất là vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch.
– Giống sầu riêng Ri-6 là loại cây có phần tán lá rộng. Để vườn thông thoáng, cây khỏe mạnh, ít bị bệnh thối trái thì bạn nên trồng thưa khoảng cách giữa các cây ra
– Mật độ trồng: Tùy thuộc vào chủng giống và độ phì nhiêu của đất mà khoảng cách trồng khác nhau đối với cây.
+ Đối với đất có độ phì nhiêu cao thì khoảng cách trồng là 8m – 8m (156 cây/ha)
+ Đối với đất có độ phì thấp trồng với khoảng cách 7m x 7m (200 cây/ha), hay 7m x 8m (178 cây/ha).
5. Làm đất và đào hố trồng sầu riêng Ri-6– Hố thích hợp để sầu riêng Ri6 sinh trưởng và phát triển tốt có kích thước khoảng 60cm x 60cm x 60cm.
– Khi đào nên chia riêng phần đất trên mặt và phần đất dưới. Để cây phát triển tốt nhất, cần tiến hành bón lót cho hố đào.
– Bón lót mỗi hố 10-15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300 g Super lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, ngoài ra để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến hay tuyến trùng nên trộn thêm với 50 g Basudin 10H + Furadan và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.
6. Kỹ thuật trồng cây sầu Ri-6Trước khi trồng 15 ngày, bạn trộn lớp đất và phân bón đều đặn rồi lấp hố lại. Đặt cây vào hố trồng, lấp kín mặt bầu, nén chặt rồi vun mu rùa xung quanh gốc cây chống đọng nước. Sau đó, bạn phủ cỏ rác xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.
7. Cách chăm sóc cây sầu riêng cho năng suất cao– Cây sầu riêng Ri-6 này ưa nóng ẩm hơn hanh khô, nên khi mới trồng cần che bón và tưới nước thường xuyên để cây khỏe mạnh hơn và nhanh cho ra trái, nhưng cũng tuyệt đối không để cây bị ngập úng.
– Bón phân định kỳ: Trong năm chia thành 4 đợt để bón phân
+ Bón phân sau thu hoạch
+ Bón phân trước khi ra hoa
+ Bón phân giai đoạn trái non
+ Bón phân trước khi thu hoạch
Bên cạnh đó, giai đoạn cây con nên bón 5 đến 10 kg phân hữu cơ một năm, kết hợp với phân vô cơ có tỷ lệ đạm cao và tăng dần ở những năm đầu thu hoạch trái.
8. Kỹ thuật tỉa cành tạo tán– Trong giai đoạn đầu, bạn nên tỉa bỏ hết những cành mọc sát mặt đất thấp hơn 1m, loại bỏ những cành nhỏ yếu mọc ra từ cành lớn. Bạn chỉ để một ngọn, cành mọc từ gốc ghép, cành mọc đứng.
– Giữa các cành chi để tạo tán, bạn để khoảng cách 10cm khi cây còn nhỏ, 30cm khi cây lớn. Bạn cũng nên để lại và chăm sóc những cành mọc ngang, cành phân bố đều các hướng, khỏe mạnh.
9. Kỹ thuật tỉa hoa, trái non– Để trái sầu riêng có chất lượng tốt nhất, khi cây ra trái non, bạn cần tỉa bớt hoa và loại bỏ những trái mọc dày, sâu bệnh.
Kỹ thuật tỉa hoa, quả non trên cây sầu cho năng suất cao
– Bạn cũng có thể xử lý cho cây ra hoa, trái sớm hơn chính vụ để đạt doanh thu tốt nhất. Cách làm là tạo khô hạn, bón lân với hàm lượng cao và phun xịt Cultar (nồng độ 750 – 1500 ppm) để hạn chế sinh trưởng thân lá.
– Bạn cũng có thể sử dụng hòa 40-60g Paclobutrazol 20% WP trong 8 lit nước. Khi đọt non ra lần thứ 2 có màu lụa chuyển xanh thì xử lý. Phun ướt đều 2 mặt là. Cần kết hợp rút cạn nước trong mương và phủ nilon che gốc để tạo khô hạn 7 – 14 ngày. Giúp kích thích ra hoa đồng loạt hoặc ra trái vụ.
10. Phòng trừ sâu bệnh hại cây sầu riêng Ri-6– Sâu: không gây thiệt hại nghiêm trọng. Một số bọ trĩ hại lá, rệp sáp hút nhựa, mọt đục thân và cành khung, trên quả có nhện đỏ. Thiệt hại thường nhẹ. Phòng trị không mấy khó khăn, nhưng phải phát hiện sớm, thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu hại sớm.
– Bệnh: bệnh nguy hiểm nhất cần cảnh giác là bệnh thối rễ do nấm Phytophtora gây ra. Cây trồng trên đất nặng khó thoát nước, trên đất pH cao hay bị bệnh nhất. Đã có nhiều tìm tòi về các phương pháp phòng trị vì bệnh này gây hại lớn, làm chết cả cây và từng mảng vườn.
– Cách trị triệt để: tìm các gốc ghép chống bệnh, nhưng đến nay chưa có kết quả cụ thể. Có gốc ghép chống chịu được nhưng tiếp hợp khó khăn; có gốc ghép tiếp hợp dễ nhưng chống bệnh yếu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Sầu Riêng Thái Monthong. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!