Xu Hướng 3/2023 # Cây Mận Tam Hoa # Top 8 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cây Mận Tam Hoa # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Cây Mận Tam Hoa được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vào mỗi dịp đầu hè ngoài những đặc sản hoa quả nổi tiếng thì mọi người cũng không quên tìm mua những túi cây mận tam hoa về nhà thưởng thức. Vị ngọt dịu và giòn thơm đặc trưng của mận tam hoa đã gây nghiện cho nhiều người.

Cây mận tam hoa có nguồn gốc lâu đời được trồng ở tỉnh Bắc Hà Lào Cai. Nơi đây được mệnh danh là vương quốc mận tam hoa với những cánh đồng rộng mênh mông mận tam hoa. Vào mỗi mùa hoa mận nở nơi đây được phủ trắng muốt một màu cực kì đẹp và hoành tráng.

Đặc điểm của mận tam hoa

Cây mận tam hoa có tên khoa học là Prunus salicina. Cây là loại thân gỗ lâu lăm có bộ tán cành phát triển khá mạnh.

Mận tam hoa ưa thời tiết mát mẻ quanh năm và khả năng chịu hạn khá tốt. Hoa mận khi nở có màu trắng muốt khá đẹp. Cây thường ra hoa vào đầu mùa xuân và cho thu hoạch quả vào đầu mùa hè.

Mận tam hoa cho quả tròn to khi chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm. Loại mận này có lớp cùi khá dày và hạt nhỏ. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị giòn và ngọt rất ngon. Mận xanh hơn một chút dôm dốp chua ăn chấm muối thì cũng rất ngon.

Không chỉ ăn ngon mà cây mận tam hoa có khá nhiều chất dịn dưỡng đặc biệt hàm lượng Vitamin C, chất xơ và lượng đường khá tốt cho sức khỏe. Chưa hết, do cây mận ra hoa khá đẹp nên gần đây được trồng làm cảnh trong nhà cũng rất phù hợp.

Cách trồng mận tam hoa

Cây mận tam hoa hiện nay được nhân giống trồng đại trà bằng phương pháp ghép có bầu đất hoặc cây rễ trần. Cây con giống cần khỏe mạnh và chiều cao khoảng 35cm trở lên đường kính gốc khoảng 1cm. Không chọn cây còi cọc sâu bệnh vì sau này sẽ khó phát triển tốt và không cho năng suất cao.

Mật độ và thời vụ trồng.

Thông thường mận tam hoa ở Bắc Hà được trồng vào đầu mùa xuân hoặc cuối mùa mưa. Lúc này nhiệt

Tiêu chuẩn đất trồng cây:

Đất trồng cây mận tam hoa không cần quá cầu kì. Chỉ cần tơi xốp thoát nước tốt và có độ dinh dưỡng vừa phải là cây đã phát triển tốt. Cần làm đts sạch sẽ và thông thoáng trước khi trồng cây con giống. Đào hố và bón lót phân trước đó 1 tháng sẽ giúp cây con mau phát triển.

Cách chăm sóc định kì mận tam hoa :

Chế độ tưới nước : Cây mận tam hoa vốn được trồng ở những vùng đất cao và điều kiện tưới nước khó khăn. Cây chịu hạn khá tốt nhưng bạn vẫn cần tưới nước định kì cho cây. Khi trời khô hạn tưới tăng lượng nước tưới nhiều hơn.

Chú ý : do bộ rễ của mận là rễ chùm nên ăn nông không sâu chính vì thế cây khá sợ cỏ dại mọc. Bạn cần thường xuyên nhổ sạch cỏ dại để giúp cho bộ rễ được khỏe mạnh và cây không bị mầm bệnh tấn công.

Bón phân cho cây :

Để mận thu hoạch được năng suất cao đòi hỏi bạn cần phải bón thêm phân cho cây. Loại phân bạn có thể trồng là phân chuồng hoai mục, phân bón NPK và phân Super Lân với liều lượng hàng năm cho mỗi gốc xác định trước. Chú ý thời điểm cây ra hoa tạo quả và sau khi thu hoạch là lúc cần bón phân tiếp sức bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh cho mận tam hoa :

Nếu như ở miền vùng cao như Bắc Hà khí hạu mát mẻ quanh năm nên cây ít sâu bệnh hại. Nếu như trồng ở vùng khác cây có thể mắc một số loại bệnh khác như bệnh khô cành, bệnh thối quả và thối rễ. Cần phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh để có hướng điều trị kịp thời. Biện pháp thường sử dụng là phun những chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật.

Thu hoạch

Nếu như trồng cây mận tam hoa ho ở đồng bằng thì thời gian thu hoạch thường sớm hơn ở vùng cao 2 tháng. Từ lúc cây ra hoa đến khi thu hoạch sẽ mất khoảng 3 tháng. Căn cứ vào mục đích sử dụng mà bạn thu hái khi chín tới , hơi xanh hoặc chín già. Bảo quản mận ở nơi thoáng mát sẽ giúp giữ mận được tươi lâu hơn.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Mận Tam Hoa

I. Đặc điểm sinh học

Mận Tam Hoa thuộc họ hoa hồng là loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nơi có độ cao trên 500 m so với mực nước biển.

Mận Tam Hoa là giống sinh trưởng mạnh, phân cành nhiều phù hợp với khí hậu Bắc Hà, Sa Pa và một số vùng sinh thái của tỉnh Lào Cai.

Thân cây non có màu nâu đâm vỏ nhẵn, thân già có màu mốc trắng xù xì. Lá kép, mép lá có răng cưa, lá màu xanh đậm. Hoa ra thành chùm, mỗi chùm có ba hoa, hoa màu trắng. Quả vỏ tím xanh, ruô%3ḅt tím đâ%3ḅm, ra hoa tháng 2, chín tháng 5 tháng 6. Khối lượng quả: 20- 30 quả/kg

II. Kỹ thuật trồng

1. Chọn giống: Chọn cây khỏe mạnh không sâu bệnh, có thể trồng bằng cây ghép có bầu đất hoặc cây rễ trần.

Tiêu chuẩn cây giống: Cây con rễ trần tuổi từ 12 – 24 tháng, chiều cao cây từ 35 cm trở lên, đường kính gốc từ 0,6- 0,8 cm, đường kính cành ghép đo trên mắt ghép 2 cm từ 0,6- 0,7 cm. Không sâu bệnh, cụt ngọn.

2. Mật độ: 400 cây/ha, hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 5 m.

3. Thời vụ: Trồng mận vào tháng 2 – 3 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11- 12 sau khi rụng lá.

4. Đất trồng: Đất trồng mận có độ mùn 2- 2,5%, có tầng dày trên 50cm, đất tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước.

Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60 cm hoặc 50 x 60 x 70 cm. Đào để riêng lớp đất mặt để cho xuống đáy hố. Bón mỗi hố 20 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg lân super + 0,1 kg Kali clorua, trộn đều với đất và lấp đầy hố, sau 30 ngày tiến hành trồng.

Đất có độ dốc nhỏ hơn 7% hố trồng ngang bằng mặt đất, độ dốc lớn hơn hố trồng có thể thấp hơn mặt đất 10 – 20 cm.

5. Cách trồng: 

Trồng cây giữa hố, bới một hốc nhỏ ở giữa hố trồng, đặt cây vào vị trí (nếu cây có bầu dùng dao rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra), lấp đất giữ chặt cây nén chặt xung quanh, tưới 10-15 lít nước cho 1 gốc.

Cắm cọc cố định cây buộc bằng dây nilon để tránh cây bị lay gốc.

III. Kỹ thuật chăm sóc

1. Giữ ẩm: Dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây để giữ ẩm cho cây.

2. Tưới tiêu:

Sau trồng tuỳ tình hình thời tiết, hai tháng đầu tiến hành tưới 1- 2lần/1tuần. Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa cần giữ cho gốc cây khô ráo, thời kỳ mang quả, cây cần nước để nuôi quả. Tùy theo thời tiết từng năm để điều chỉnh số lần tưới, tuy nhiên mận Tam Hoa cũng như cây ăn quả khác là không chịu được úng.

3. Bón phân

         Nhằm duy trì độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Tập trung bón vào giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất. Lượng phân N, P, K cần chia ra bón 3 lần trong năm, chủ yếu tập trung bón vào cuối mùa đông.

– Lượng phân bón (kg)

Phân bón

Định mức/cây/năm

Lượng bón/ha/năm (400cây/ha)

Cây kiến thiết cơ bản

Cây cho thu hoạch

Cây kiến thiết cơ bản

Cây cho thu hoạch

Phân chuồng

20

30

8.000

12.000

Urê

0,3

0,5- 0,7

120

200- 280

Lân supper­

0,5

0,7- 0,8

200

280- 320

Kali clorua

0,2

0,3- 0,5

80

120- 200

– Thời điểm bón:

* Đối với cây thời kỳ kiến thiết cơ bản:

+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100 % phân chuồng (20 kg), 70 %  lân super (0,35kg),  50 % urê (0,15 kg), 50 % Kali clorua (0,1 kg) để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả.

+ Lần 2 (tháng 7): Bón 15 %  phân super lân (0,075 kg), 25 % urê (0,075 kg), 25 % Kali clorua  (0,05 kg) để cây phục hồi sau vụ cho quả.

+ Lần 3 (tháng 11): Bón 15 %  super lân (0,075 kg), 25 % urê (0,075 kg), 25 % Kali clorua (0,05 kg). Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.

* Đối với cây thời kỳ kinh doanh:

+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100 % phân chuồng, 70 %  lân super,  50 % urê, 50 % Kali clorua để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả. Tương đương với 30 kg phân chuồng, 0,6- 0,56 kg lân super, 0,25- 0,35 kg urê, 0,15- 0,25 kg Kali clorua .

+ Lần 2 (tháng 7): Bón 15 %  phân super lân, 25 % ure, 25 % Kali clorua để cây phục hồi sau vụ cho quả. Tương đương với 0,1- 0,12 kg lân super, 0,125- 0,175 kg urê, 0,075- 0,125 kg Kali clorua.

+ Lần 3 (tháng 11): Bón lượng phân còn lại với 15 %  phân super lân, 25 % ure, 25 % KCL. Tương đương với 0,1- 0,12 kg phân lân super, 0,125- 0,175 kg ure, 0,075- 0,125 kg Kali clorua. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.

– Cách bón:

+ Bón phân chuồng: Cuốc hố xung quanh tán cây sâu 20 cm, rắc phân lấp đất. 

+ Phân vô cơ: Gạt lớp cỏ tủ gốc rồi rắc phân trên mặt đất theo hình tán cây sau đó tưới nước, phủ lớp cỏ lên để phân bón thấm dần xuống đất và tránh sự bốc hơi gây thất thoát phân bón.

4. Làm cỏ:

Tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây mận, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ. Thông thường làm cỏ 6-7 lần/năm, không nên để cỏ có hoa rồi mới phát vì hạt cỏ dễ dàng phát tán trong vườn. Tiến hành nhổ cỏ gốc thường xuyên.

Thời kỳ cây chưa khép tán có thể trồng một số cây họ đậu giữa các hàng cây để cải tạo đất, hạn chế xói mòn đất.

5. Đốn tỉa:

  Đốn tạo hình: Đốn tạo cho cây phát triển theo dạng hình phễu. Mục đích của tao tán cây hình phễu là giữ lại từ 3-4 cành chính xuất phát từ một điểm của thân chính cách mặt đất khoảng 45 cm Những cành chính này luôn tạo thành một góc sao cho trung tâm của cây mở ra, cành phân bố đều các phía. quả được mọc từ các cành bên và cành chính này.

a/ Đốn tỉa cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản

* Giai đoạn 1. Sau khi trồng

         Chỉ tiến hành đốn tỉa khi cây đã mọc tốt. Chọn 3 hoặc 4 chồi mọc xung quanh thân chính cách mặt đất khoảng 45 cm, cắt bỏ thân chính phía trên các cành đã chọn. Nếu các chồi trên cây đã quá cao thì cắt ngang khoảng 40- 50 cm và chờ để chọn những chồi mới mọc ra ở dưới vết cắt đó.

* Giai đoạn 2: Sau trồng 6 tháng

         Thường xuyên bấm ngọn những cành sinh trưởng sinh dưỡng mạnh ra phía ngoài để đảm bảo các cành mọc thành góc 45 0. Trong điều kiện đủ dinh dưỡng và nước thì sau trồng 6 tháng cây cao khoảng 1,5 m. Những cành chính có thể được cắt ở chỗ có 2 chồi sinh dưỡng mọc hướng ra phía ngoài cao trên 1 m so với mặt đất. Việc đốn tỉa này sẽ kích thích sự phát triển của 2 cành từ 1 cành chính để tạo ra 6 hoặc 8 cành chính trên 1 cây.

* Giai đoạn 3: Sau trồng 12 tháng đến 3 năm:

         Tiến hành đốn tỉa cho những cây cho thu hoạch.

b/ Đốn tỉa các cây đang cho thu hoạch

         Các cây đang cho thu hoạch cần đốn tỉa để tạo sự cân bằng giữa quả và sự phục hồi của các chồi bên để duy trì và tăng năng suất quả năm sau. Đốn tỉa phải đạt được yêu cầu: Giữ được kích thước của cây theo yêu cầu quản lý; Cho phép ánh sáng, thuốc BVTV… phun tới được tất cả các phần của cây; Kích thích được sinh trưởng, phát triển của cây trong mùa xuân, mùa hè, ra các cành cho quả mới cho mùa sau; Đốn tỉa các cành cho quả dư thừa trong mùa đông.

         Tiến hành đốn tỉa 3 lần trong năm:

*Tỉa cành mùa xuân:

Với mục đích để cho ánh sánh chiếu đều vào các quả nên chỉ tỉa nhẹ để mở tán bằng cách cắt bỏ các cành sinh trưởng mạnh từ các cành trung tâm của cây và tất cả các cành vượt có góc mọc lớn hơn 450

* Tỉa cành mùa hè:

Thường được tiến hành sau thu hoạch 2 – 3 tuần. Mục đích của kỳ tỉa cành này là tạo cho ánh sáng đến được đều khắp tán cây và dừng sự sinh trưởng sinh dưỡng dư thừa tạo tiền đề cho phân hóa mầm hoa của năm sau. Không đốn tỉa nặng trong  thời gian này.

Tiến hành cắt bỏ những cành mọc thẳng ở giữa thân cây để cho cây thông thoáng tạo điều kiện cho những mầm mới mọc có thời gian tích luỹ chất dinh dưỡng, phân hoá mầm hoa trước màu đông. Cắt bỏ phần cành ngay phía trên mắt mầm và chú ý không nên đốn quá đâu làm cho cây bị tổn thương và suy yếu.

* Tỉa cành mùa đông:

 Mục đích của tỉa cành mùa đông là loại bỏ những cành cho quả đã hoá gỗ trong mùa xuân, mùa hè… và tạo điều kiện để tỉa quả tốt hơn. Tỉa cành mùa đông phải tiến hành vào lúc trời còn lạnh cây còn đang ở trong giai đoạn nghủ nghỉ

Loại bỏ những cành vô  hiệu, những cành quá yếu. Tỉa cành mọc chụm phía trong tán cây. Tỉa bớt chỉ giữ lại những cành 1 năm cách nhau khoảng 30 cm, loại bỏ những cành mọc thấp hơn 50 cm. Cắt bỏ một phần đầu cành ngay phía trên mắt mầm, cắt ngọn các cành bên dài quá 40 cm.

c/ Tỉa quả:

Tiến hành tỉa quả khi quả có đường kính 0,5 – 1 cm và kết thúc tỉa trước khi hạt cứng. Tỉa tạo khoảng cách giữa các quả từ 5-7 cm. Tỉa bằng biện pháp thủ công.

+ Tỉa quả:

Tiến hành tỉa quả khi quả có đường kính 0,5 – 1 cm và kết thúc tỉa trước khi hạt cứng. Tỉa tạo khoảng cách giữa các quả từ 5-7 cm. Tỉa bằng biện pháp thủ công.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại.

* Quản lý dịch hại không dùng thuốc hoá học.

         Một là: Ngăn chặn sự xâm nhập vào vườn của dịch hại.

         – Khi đốn tỉa cần tạo ra các vết cắt phẳng bằng kéo cắt cành hoặc cưa, vết cắt lớn cần quét vôi trắng. Vết cắt thô ráp sẽ đọng nước và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của dịch hại như sâu đục thân, vết loét vi khuẩn.

         – Chuyển các các đốn tỉa trong mùa đông ra khỏi vườn và đốt để tránh dịch hại từ cành này xâm nhiễm vào cây trồng và gây hại trong mùa xuân sang năm.

         – Không nên bón quá nhiều phân, Khi bón nhiều phân đạm cây trở nên xanh và mềm sẽ thu hút nhiều dịch hại như rệp, bệnh vi khuẩn.

         – Không đạt quá nhiều vật liệu tủ gốc sát gốc cây tránh mối gây và bệnh gây hại.

         – Loại bỏ những lá không rụng trong mùa đông để dịch hại không có nơi tồn tại . Có thể dùng dung dịch đồng để phun làm rụng lá.

         – Loại bỏ toàn bộ quả trên cây và huỷ tất cả các quả không sử dụng được.

         – Thu dọn và tiêu huỷ lá rụng: Thu gom và đưa ra khỏi vườn để đốt. Điều này rất quan trọng vì các bệnh trên lá như bệnh xoăn lá, thủng lá, rỉ sắt sẽ lây nhiễm sang lá mới gây hại nếu không được tiêu huỷ.

         Hai là: Tạo điều kiện môi trường không phù hợp cho dịch hại trong vườn.

         – Làm cho cây thông thoáng hơn: Trồng cây theo hướng bắc nam để gió mùa xuân, mùa hè có thể thổi qua toàn bộ cây. Tỉa bớt cây rừng bao quanh vườn quả.

         – Đốn tỉa và tạo tán cây, tỉa quả tạo điều kiện cho ánh dáng, gió tới được tất cả các cành trong tán, tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV.

         – Hỗ trợ các loài thiên địch của sâu bệnh haị mận trong vườn phát triển.

* Phòng  trừ dịch hại bằng thuốc hoá học.

         Ở mỗi giai đoạn phát triển cây bị sâu bệnh hại khác nhau tấn công. Khi sâu bệnh xuất hiện đến ngưỡng phòng trừ mà thiên địch không đủ khả năng khống chế thì cần áp dụng biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học.

– Rệp mận: Xuất hiện và gây hại sớm trong năm, gây hại nặng trên lộc xuân và lộc thu. Rệp chích hút làm cho các chồi non, lá non biến dạng, quăn queo, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, là nguyên nhân gây hiện tượng rụng quả hàng loạt tại các vùng trồng mận. Phòng trừ rệp bằng cách phun thuốc Sherpa 0,2% vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 để hạn chế nguồn gây hại trên lộc xuân. Hoặc dùng Trebon, Applaud trừ rệp cuối thời kỳ lộc xuất hiện rộ, nồng độ theo khuyến cáo của hãng sản xuất.

– Sâu đục ngọn: Sâu hại các ngọn chồi xuân và chồi thu, khi các ngọn chồi đã già sâu non di chuyển gây hại trên quả, đục vào cuống hoặc núm quả tạo thành các đường hầm trong quả tới hạt, ở các lỗ đục có dịch nhựa chảy ra. Phòng trừ: Dùng thuốc Regent , Padan phun 2 lần vào cuối mùa xuân đầu mùa hè và đầu mùa thu.

– Bệnh thủng lá: Vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn hay không định hình, ban đầu có màu vàng, sau chuyển màu nâu, mép viền nâu đậm. bệnh nặng vùng bị bệnh bị hoại tử, khô và rụng tạo thành những vết thủng trên phiến lá.. Ngoài triệu trứng gây thủng lá vi khuẩn còn có các vết đốm trên quả và trên thân cành.

Phòng trừ bằng cách đốn  cây, tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho vườn quả và tán cây, vệ sinh và tiêu huỷ các lá bệnh. Phun phòng trừ bằng thuốc Mancozeb 80%, Ridomin 35%… liều lượng như khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Bệnh phấn trắng: Vết bệnh màu trắng, nhỏ, xuất hiện không đều trên mặt lá, chúng phát triển và  liên kết thành vết trắng lớn phủ kín cả bề mặt lá. Lá bị bệnh kém phát triển, cong queo thường rụng sớm. Bệnh gây hại trên cả quả non, quả bị bệnh vẫn giữ được màu xanh hoặc biến màu hơi đỏ.

         Phòng trừ bằng cách đốn tỉa cây, tạo độ thông thoáng trong tán lá để giảm nguồn lưu trữ bệnh. Dùng thuốc thuốc Mancozeb 80%, Ridomin 35% để phun phòng trừ.

– Bệnh thối nâu: Xuất hiện và gây hại trên quả khoảng tháng 6 tháng 7. Ban đầu trên quả có những vết màu nâu không có hình dạng nhất định, vết bệnh lan rất nhanh có những lớp nấm màu trắng mọc thành vòng tròn sau đó chuyển thành dạng màu nâu. Phòng trừ bằng cách phun thuốc trừ nấm Cacbendazim, Rovral… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì trước khi thu hoạch 30 ngày để hạn chế sự xâm nhập của nấm vào quả.

7. Thu hái và bảo quản

Thu hái khi quả đã chín. Trường hợp phải vận chuyển đi xa, thu hái khi độ già khoảng 79 – 90%, trước khi quả chín 7-10 ngày.

Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm dập nát, sây sát. Quả thu hái xong cần đặt vào sọt có lót rơm rạ hoặc thùng gỗ, hộp cứng để vận chuyển không bị dập nát. Bảo quản mận ở nơi khô, mát, thoáng./.

Mua Giống Cây Mận An Phước

Mận là giống cây ăn trái được trồnh nhiều. Ở đô thị cây mận được trồng để làm cảnh, lấy bóng râm vì cây có tán lá sum suê, xanh mướt quanh năm. Hoa, lá có mùi thơm dễ chịu.

Mận An Phước là giống có năng suất cao và chất lượng ngon nhất. Trái hình quả chuông, màu đỏ nâu, sọc mờ nhạt, đặc ruột, thịt dẻ và có màu trắng xanh, giòn ngọt và thơm. Cây mận An Phước là cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh.

Giống mận An Phước hiện nay đang được nhiều người tìm kiếm để trồng, vì giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế của nó. Cây giống được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt nhanh ra quả, cây đạt kinh tế cao và chất lượng.

Giá một cây mận An Phước giống có chiều cao từ 50 – 80cm có giá từ 80.000 – 90.000đ/cây tùy vào chiều cao.

Việc chọn lựa giống tốt rất quan trọng nó quyết định đến sự phát triển của cây, chất lượng cũng như sản lượng trái. MuaBanNhanh sẽ tư vấn cho bạn địa chỉ một số nhà vườn uy tín có bán cây mận An Phước giống:

TT GIỐNG CÂY TRỒNG

Điện thoại: 0978 073 003

Địa chỉ: khu 31ha, phố Nguyễn Mậu Tài, Đường Ngô Xuân Quảng, TT Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

ĐẶC SẢN NGON

Điện thoại: 0962 222 365

Địa chỉ: 215 Bùi Đình Túy, P24, Bình Thạnh, TPHCM

CÂY XANH GIA NGUYỄN

Điện thoại: 0937 670 722

Địa chỉ: Số 59, đường số 12, khu nhà ở Vạn Phúc 1, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM.

NÔNG TRANG ISLAND

Điện thoại: 028.7777.9966

Địa chỉ: Lô E, ĐH Cửu Long, QL1A, Phú Quới, Long Hồ, Vĩnh Long

Mận An Phước là loại cây ăn trái rất nhanh cho quả, chỉ sau 1,5 năm trồng. Trái mận An Phước rất giòn, ngọt và nhiều nước nên có trọng lượng to hơn và màu sắc đẹp hơn mận ta. Cùng MuaBanNhanh tìm hiểu về cách trồng cây mận An Phước:

Giữ ẩm: Sử dụng các vật liệu dễ tìm như rơm rạ, cỏ khô … đậy phủ xung quanh gốc để giữ ẩm.

Tưới tiêu: Cung cấp nước cho cây thường xuyên nhất là ở thời kỳ mới trồng, và khô hạn kéo dài. Cây chuẩn bị ra hoa, cần giữ cho gốc cây khô ráo. Thời kỳ mang trái, cây rất cần nước để nuôi trái.

Tỉa cành tạo tán: Tỉa bỏ cành vượt, cành già cỗi, sâu bệnh. Khống chế chiều cao cây khoảng 3,5m, tạo thông thoáng giúp cây quang hợp tốt.

Bồi đất cho cây: Hàng năm nên bồi thêm đất cho cây vào đầu mùa khô như bùn mương, đất khô … dầy 2- 3cm, xung quanh tán cây kết hợp với việc bón phân hữu cơ hay phân hóa học.

Phân hữu cơ: Hàng năm nên bón cho cây 5-10kg.

Phân hóa học:

Năm thứ nhất : Bón cho cây khoảng 500 gram phân NPK 16-16-8. Chia ra 4-5 lần bón trong năm.

Năm thứ hai : Bón gấp đôi lượng phân năm thứ nhất, chia ra 3-4 lần bón.

Thời kỳ cho hoa trái : Bón 1,5- 3kg phân NPK 20-20-15, chia ra làm nhiều lần bón.

Thu hoạch xong có thể bón tiếp cho cây 0,5-1 kg phân NPK 20-20-15 cho cây nhanh chóng phục hồi.

Với cách trồng cây mận An Phước trong chậu, trước tiên các bạn móc một hốc nhỏ ở giữa vị trí trồng. Rọc đáy túi dựng bầu. Đặt cây mận an phước vào vị trí, và rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra. Lấp đất giữ chặt cây

Cắm cọc cố định cây (cột cây bằng dây nilon).

Việc đầu tiên là cần phải bón phân đón ra hoa sớm, thông thường khi xử lý bà con hay để cây bắt đầu nứt mụt hoa mới rải phân đón ra hoa. Với cách làm như vậy thì cây sẽ không có thời gian hấp thụ phân đồng thời cây đã tạo mầm hoa từ trước, do đó phân bón thời điểm này là chưa hợp lý.

Khi lá cây vừa chuyển lụa cần bón 0,5 kg DAP + 0,3-0,4 kg KCl / cây 3-4 năm tuổi. Có thể bón phân super lân thay thế cũng được, nhưng phải tăng lượng super lân lên thành 1-2 kg cho 1 cây. Tưới nước đều cho phân tan tạo điều kiện cho cây hút phân lên nhanh nhất để dự trữ tạo điều kiện phân hóa mầm hoa sau này.

Sau khi bón phân xong cần phun bột ra hoa chúng tôi 2-3 lần cách nhau 7 ngày, chú ý là chỉ cần phun sương ướt đều tán và thân cây là được, lá vẫn đủ khả năng hấp thu để giúp cây phân hóa mầm hoa đồng thời giúp bà con tiết kiệm một phần chi phí đầu tư.

Sau lần bón phân thúc cây phân hóa mầm hoa khoảng 2-3 tuần tiến hành cảm ứng ra hoa cho cây. Có thể dùng Paclobutrazol để giúp cây cảm ứng ra hoa. Hiện nay thì có nhiều cách để sử dụng Paclobutrazol. Có thể phun hoặc tưới tùy theo điều kiện của mình. Hiện nay nông dân thường áp dụng biện pháp tưới là nhiều hơn do dễ làm lại đỡ tốn công. Có thể dùng 40-60 g Paclobutrazol cho bình 8-10 lít nước. Nên chú ý là lượng Paclo xử lý phải tùy theo cây. Đối với cây càng sung thì chúng ta dùng lượng Paclo càng cao hơn mới phát huy hiệu quả cảm ứng ra hoa được.

Trong thời gian cảm ứng ra hoa nên hạn chế càng nhiều càng tốt lượng nước cung cấp cho cây. Có thể rút nước mương hoặc đậy bạt ny lon để thúc cây cảm ứng ra hoa tốt hơn.

Khi thấy cây có biểu hiện nứt mụt (thông thường khi gặp tiết gió chướng cây sẽ thuận lợi hơn trong việc ra hoa) lúc này tiến hành tưới nước lại. Phun C.A.T 2 lần cách nhau 5-7 ngày thúc cây ra hoa đồng loạt. Nếu biểu hiện của cây ra hoa hơi yếu bà con có thể pha thêm Food-MX5 để hỗ trợ mụt hoa ra tốt hơn. Cần lặt bỏ các đọt non nếu có tránh cạnh tranh dinh dưỡng với hoa.

#CayManAnPhuoc #CachChamSocCayManAnPhuoc #GiaCayGiongManAnPhuoc #XuLyRaHoaManAnPhuoc #ManAnPhuocTrongChau #MuaBanNhanh #MBN #ThanhHuyenMuaBanNhanh

Phương Pháp Nhân Giống Cây Mận

Mận thép: Trồng phổ biến ở các xã ven sông Hồng vùng Yên Bái, Bắc Phú Thọ, có giống chín sớm ra hoa trước Tết quả chín vào đầu tháng 5, màu vàng, nặng 10-25g. Hạt nhỏ, thịt giòn, hơi chua.

Mận hậu: Trồng nhiều ở vùng Bắc Hà, M­ờng Kh­ơng tỉnh Lao Cai. Quả to khối lượng 20-30g. Khi chín màu xanh vàng. Thịt rất giòn, độ chua thấp nên vị ngọt. Khi chín quả nhũn nên không mang đi xa, và cũng không dùng đóng hộp được, là một loại chín trung bình ở các vùng cao. Đ­a xuống trồng ở các vùng thấp, lớn chậm, ra hoa kết quả khó.

Mận Tam Hoa: còn gọi là mận Quảng Đông, mới nhập sang Việt Nam khoảng hơn 10 năm. Tán cây hình ô, rỗng giữa vì không có thân chính. Quả tròn, màu vàng, ruột đỏ thắm, nặng trung bình 20-30g, quả to nhất nặng 60g. Chất lượng vào loại tốt nhất hiện nay, độ chua vừa phải (0,4-0,6%). Dùng làm nguyên liệu đồ hộp rất tốt.

2. Phương pháp nhân giống cây Mận

a) Dùng hạt

Nên bỏ phương pháp này và chỉ nên trồng hạt để sản xuất gốc ghép.

b) Dùng mầm rễ

Một đặc điểm của mận là rễ ăn nông; khi làm cỏ, l­ỡi cuốc chạm phải rễ, thì ở đầu rễ bật lên những cây con ở xa gốc mẹ có khi tới 4-4m, có thể đánh đi trồng. Cũng có thể đặt kế hoạch chặt đứt rễ để chủ động tạo ra các mầm rễ. Chú ý không áp dụng biện pháp này đối với các cây mận ghép vì gốc ghép là cây mận dại và mầm rễ cũng là của mận dại.

c) Ghép

Gốc ghép có thể là mận, đào, lê dại, cây chua chát, tóm lại những cây họ Hoa hồng.

Nên chọn gốc ghép tùy theo đất trồng; nếu đất sâu thoát nước và muốn mận chóng ra quả thì ghép lên gốc đào; nếu đất sâu, hơi hạn và không chua thì ghép lên gốc mơ, nhưng trường hợp này chậm ra quả và hay có hiện trạng gốc bé thân to, nếu đất hơi nông nhưng đủ độ ẩm và muốn mận sống lâu, tuy ra quả muộn một chút thì ghép lên gốc mận. ở miền Bắc Việt Nam, có lẽ ghép trên gốc mận chua là thích hợp vì:

Dễ kiếm hạt.

Hạt mận chua đã nhiệt đới hóa nên dễ nảy mầm.

1. Ương cây mận con từ hạt tuy dễ hơn đào nhưng khó hơn đa số các loại hạt khác. Phải phơi trong râm, ủ một thời gian ở cát ẩm độ 4,5 tháng sau đó mới nảy mầm được. Trong khi ủ, không tủ rác, không t­ới quá ẩm, vì dễ bị thối hạt. ở Lạng Sơn có một loại đào dại gọi là mắc phăng mọc bên suối, quả nhỏ, chất lượng quả kém, nhưng lấy hạt gieo mọc nhanh và nhiều hơn mận, vậy có thể là một gốc ghép tốt.

2. Mận chín tháng 6, hạt ủ từ tháng 7 đến tháng 10, đem trồng ở vườn ghép; tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau mới nảy mầm, nếu chăm sóc tốt thì tháng 7, 8, 9 năm sau mới ghép được, tức là sau khi trồng ở vườn ghép 9, 10 tháng; lúc này mắt ghép ở cây giống đã chín, ghép thuận tiện. Nếu gốc ghép còn bé, phải đợi lâu hơn nữa. Vì vậy nguyên tắc là phải chăm sóc gốc ghép thật tốt để gốc ghép lớn nhanh, chóng đạt tiêu chuẩn ghép.

3. Mắt ghép lấy ở cành xiên, tuổi từ 4 tháng đến 6, 7 tháng non hoặc già quá đều không tốt.

Vì mận ra nhiều cành, khi cắt cành để lấy mắt ghép, cành tốt nhất chỉ to bằng cây bút chì, thông thường bé hơn nên khóc bóc mắt. Vậy ở những vườn ­ơng lớn, khi ghép hàng vạn cây nên có các vườn gỗ ghép riêng nghĩa là những vườn mận trồng để lấy gỗ ghép làm giống không phải là vườn trồng để lấy quả; chăm sóc tốt vườn gỗ ghép để có nhiều cành, nhiều mắt đạt tiêu chuẩn. 4. Mận rất dễ ghép, ghép mắt hay cành đều được. Để tiết kiệm giống, nên ghép mắt, bóc vỏ bỏ gỗ đi. Nếu cành ghép quá nhỏ, khó bóc mắt có thể ghép cành, cắt vát rồi luồn xuống d­ới vỏ gốc ghép.

5. Thời vụ ghép: từ tháng 3, 4 đến tháng 9, 10 đều có thể ghép được. Tháng 3, 4 khó lấy mắt ghép vì đầu mùa mận đ­ơng ra hoa kết quả, ch­a ra cành mới và mắt ở các cành cũ thì phần lớn đều đã bật lên thành búp. Ghép tháng 6, 7 thì tuy dễ lấy mắt ghép, dễ góc vỏ nhưng độ nhiệt cao, m­a nhiều, tỉ lệ sống không cao. Thuận lợi nhất là ghép tháng 8, 9 cuối mùa m­a, cây còn nhựa, trời đã mát, vừa dễ lấy mắt ghép, vừa dễ sống.

6. Viện Cây ăn quả ở Phú Hộ và những người trồng đào chơi hoa Tết vùng Yên Phụ, Nghi Tàm, Hà Nội kiếm cây đào con hoặc mận con làm gốc ghép như­ sau: tháng 5, 6 lên Sapa nhổ cây con mọc dại ở d­ới gốc cây đào hay mận. Mỗi chuyến đi một người có thể nhổ được hàng ngàn cây, cắt bớt lá, buộc từng túm mang về ­ơng, chỉ sau 3, 4 tháng là có thể ghép. Theo cách này không phải ủ hạt, nhưng cây con yếu, gốc ghép khó đạt tiêu chuẩn.

Nguồn: sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

cach ươm hạt mận

kỹ thuật ghép cây mận

cách trồng mận bằng hạt

cay man

cach ghep cay man

cách gieo hạt mận

https://nuoitrong123 com/phuong-phap-nhan-giong-cay-man html

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Mận Tam Hoa trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!