Xu Hướng 6/2023 # Cây Cảnh, Cây Hoa Bị Ngộ Độc Vì Bón Phân Quá Liều # Top 6 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cây Cảnh, Cây Hoa Bị Ngộ Độc Vì Bón Phân Quá Liều # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cây Cảnh, Cây Hoa Bị Ngộ Độc Vì Bón Phân Quá Liều được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

hoala.vn – Cây hoa, cây cảnh trong chậu cần có một chế độ bón phân hợp lý.

    Cây hoa, cây cảnh hay cây ăn trái đang xanh tốt đột nhiên bị héo rũ sau khi bón phân, đó là hiện tượng cây trồng bị ngộ độc do bón phân quá liều lượng hay sử dụng phân bón không đúng yêu cầu của cây.     Nguyên nhân do người trồng nóng vội muốn cây mau lớn mau ra trái nên bón  thúc phân vi lượng  với liều lượng cao hơn nhu cầu, Cây trồng cũng là sinh vật sống nên khi bị nhiễm độc thì sẽ có những phản vệ nhằm hạn chế nhiễm độc. Với người, phản xạ đầu tiên có thể là nôn, thì với cây chúng cũng sẽ được thải nhanh qua mép lá.các nhà chuyên môn chia thành 3 dạng cây bị ngộ độc do dinh dưỡng như sau: 1/ Bị cháy phân:     Tương tự như da người bị cháy do nắng, do tắm biển. Đây là dạng ngộ độc trực tiếp, cấp tính lên một bộ phận của cây mà có thể trên tổng thể với lượng phân đó thì chưa xảy ra dư thừa khiến cho cây bị ngộ độc.      Ví dụ :Bón phân vô cơ khi nắng gắt lúc cây rau non bộ rễ rau lá còn yếu cũng làm rau bị tình trạng cháy lá, hư rễ. 2/ Mất cân đối:      Cây bị ngộ độc trong trường hợp lượng phân bón chưa dư nhưng do các chất khoáng vi lượng sẽ ảnh hưởng lẫn nhau nên khi có mặt chất này sẽ gây thiếu chất kia.     Ví dụ  như với kali. Kali là yếu tố giúp cây chắc, ít sâu bệnh và cây cũng có thể hấp thu nhiều kali mà không bị nhiễm độc. Tuy nhiên khi nhiều kali thì sẽ ức chế khiến cho cây không hấp thu được canxi và manhê khiến cho cây có triệu chứng như bị ngộ độc. 3/Ngộ độc thực sự:  Là trường hợp bón quá nhiều so với nhu cầu và ngưỡng chịu đựng của cây.     Ví dụ như nếu bón quá nhiều phân đạm thì sẽ làm cho lá cây bị vàng, rũ xuống, Hoặc bón quá liều phân NPK làm cây hoa, cây cảnh héo lá. Vậy cách xử lý khi cây bị ngộ độc do bón phân ra sao?     Trong cả 3 trường hợp trên khi phát hiện được cần có những biện pháp xử lý ngay càng sớm càng tốt. Đầu tiên là phải ngưng ngay việc bón phân và sau đó là dùng nước để rửa xả bớt. Với cây mọc dưới nước thì việc thay nước là giải pháp cần làm ngay. Với cây trồng cạn thì tưới nước sẽ làm cho phân bị loãng ra.Ngoài ra có thể kết hợp bón phân hữu cơ hay vôi lân để giúp tăng độ PH trong đất.     Giải pháp tránh cho cây hoa, cây cảnh, cây ăn trái không bị ngộ độc tốt nhất là người trồng cây phải tự trang bị kiến thức cho mình, hiểu nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của nó, và sử dụng phân bón chuyên dụng phù hợp theo khuyến cao nhà sản xuất.                                                                        

Ngộ Độc Phân Bón Cây Trồng

Phân bón cây trồng có thể có rất nhiều nguy hại cho vật nuôi và con người khi tiếp xúc như đụng, chạm vào, qua hít thở hoặc vô tình nuốt phải.

Mặc dù nhiều loại phân bón được cho là an toàn khi sử dụng đúng cách trên các loại cây trồng không ăn được, nhưng bạn vẫn nên thận trọng trong việc xử lý và lưu trữ phân bón. Còn nếu bạn muốn bón phân cho những loại cây ăn được (như các loại rau, củ quả), tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến các chuyên gia xem nên sử dụng loại sản phẩm phân bón nào.

Theo Hiệp hội các Trung tâm chống độc của Mỹ, vào năm 2014 có khoảng 1.500 ca bị ngộ độc từ các sản phẩm phân bón cây trồng dùng trong nhà. Nếu tính cả những ca ngộ động do phân bón dùng trong sản xuất nông nghiệp (dùng trên một diện tích lớn cây trồng), thì số ca ngộ độc phân bón lên tới gần 5.000 ca trong năm 2014. Đa số các ca ngộ độc đều xảy ra như một tai nạn, và thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi.

Triệu chứng ngộ độc phân bón cây trồng

Nếu tiếp xúc trực tiếp như đụng, chạm, cầm nắm không có găng tay hoặc hít phải phân bón cây trồng, các triệu chứng ngộ độc sau có thể xuất hiện:

Đỏ da hoặc nổi ban đỏ tại vùng tiếp xúc

Có cảm giác nóng rát ở da

Ngứa ngáy

Nóng rát ở mũi, mắt hoặc họng

Nếu bạn không may nuốt, ăn phải phân bón cây trồng, các biểu hiện sau có thể xuất hiện:

Một số bộ phận của cơ thể sẽ chuyển sang màu xanh tím do thiếu oxy (ví dụ như móng tay, môi hoặc bàn tay)

Chóng mặt

Choáng ngất

Tụt huyết áp

Co giật

Khó thở

Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng

Nguyên nhân ngộ độc phân bón cây trồng

Phân bón cây trồng có thể sẽ gây ngộ độc với con người và vật nuôi nếu hít phải hoặc chẳng may nuốt phải. Chạm vào phân bón có thể gây kích ứng da, nuốt phải phân bón có thể sẽ dẫn đến ngộ độc.

Thành phần gây ngộ độc có trong phân bón chính là nitrat. Nitrat là một dạng khí nitro mà cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ được. Khí nitro rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, nhưng với nồng độ cao, thì rất nguy hiểm cho con người. Trong cơ thể, nitrat làm giảm khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu.

Nên làm gì nếu bị ngộ độc phân bón cây trồng? Đến bệnh viện càng sớm càng tốt

Nếu nghi ngờ mình bị ngộ độc phân bón cây trồng, bạn nên gọi xe cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay để được chăm sóc y tế kịp thời. Hãy cung cấp đầy đủ những thông tin sau đây để nhân viên y tế chẩn đoán chính xác nhất cho bạn:

Bạn đã tiếp xúc với loại phân bón nào? Tốt nhất nên mang theo vỏ bao của loại phân bón mà bạn đã tiếp xúc

Bạn hít phải, nuốt phải hay chạm vào phân bón

Bạn tiếp xúc với lượng phân bón là bao nhiêu

Bạn tiếp xúc với phân bón khi nào, kéo dài trong bao lâu

Nếu hít phải phân bón, nên tìm mọi cách để nạn nhân được hít thở không khí trong lành ngay lập tức, như: đưa nạn nhân ra chỗ thoáng mát, mở cửa sổ…

Nếu phân bón dính vào mắt hoặc da, hãy rửa sạch với nước sạch trong vòng ít nhất 15 phút.

Nếu nạn nhân lỡ nuốt phải phân bón, đừng cố móc họng để nôn ra, trừ khi đó là những gì nhân viên y tế yêu cầu hoặc làm với bạn.

Nên uống nước hoặc sữa tươi, trừ khi nhân viên y tế không cho phép bạn làm thế.

Nếu bị nôn mửa, bạn không nên uống bất cứ thứ gì vì hành động uống trong lúc nôn mửa có thể sẽ dẫn đến hóc nghẹn hoặc ngạt. Điều tương tự cũng được khuyến cáo nếu bạn đang cấp cứu cho một nạn nhân bị nôn mửa hoặc không tỉnh táo.

Tại bệnh viên hoặc trung tâm chống độc, nạn nhân sẽ được:

Bác sỹ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng ngộ độc. Bác sỹ sẽ tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ các chất gây nên methemoglobin máu. Khi ngộ độc phân bón cây trồng, nitrat trong phân bón sẽ gắn với hemoglobin trong máu. Thông thường, hemoglobin là chất cho phép các tế bào máu mang oxy đi khắp cơ thể. Khi bạn bị methemoglobin máu, dòng máu tuần hoàn của bạn không thể mang đủ lượng oxy cần thiết, gây ra các vùng có màu xanh, do bị thiếu oxy. Tình trạng methemoglobin máu thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, và đôi khi được gọi là hội chứng xanh xao ở trẻ nhỏ (blue baby syndrome).

Nếu cần thiết, bác sỹ có thể sẽ kê thuốc, dùng máy hỗ trợ thở hoặc truyền dịch cho bạn.

Ngộ độc phân bón cây trồng hồi phục ra sao?

Khả năng hồi phục sau khi ngộ độc phân bón cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Loại phân bón mà bạn đã tiếp xúc

Lượng phân bón mà bạn đã hít/nuốt hoặc chạm vào

Thời gian từ khi bạn tiếp xúc (ngộ độc) phân bón đến khi bạn được chăm sóc y tế là bao lâu

Bạn càng được chăm sóc y tế sớm, khả năng hồi phục của bạn càng cao. Bạn cũng nên gọi ngay cho các bác sỹ tại trung tâm chống độc nếu nghi ngờ rằng người thân của mình bị ngộ độc phân bón cây trồng. Tình trạng ngộ độc phân bón cây trồng có thể sẽ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Biện Pháp Khắc Phục, Hồi Sinh Cây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón, Thuốc Bvtv

– Tôi phun thuốc bảo vệ thực vật quá liều làm các lá co lại. Các bạn có cách nào giải độc cho cây không?

– Vườn khoai của tôi sau khi bón phân bỗng nhiên lá bị rũ xuống. Xin hỏi có phải cây bị ngộ độc phân bón do bón quá liều không? Xin hỏi biện pháp cứu ruộng khoai nhà tôi như thế nào?

– Một thời gian sau khi phun thuốc cỏ cho ruộng lúa, cây lúa trong ruộng sinh trưởng kém, cây bị lùn, lá bị quăn, đẻ nhánh kém, chủ yếu nhánh vô hiệu, rễ phát triển kém, chuyển màu nâu, không có mùi hôi. Xin hỏi các chuyên gia cây lúa có phải bị ngộ độc thuốc cỏ không và cách khắc phục?

– Khi đi thăm ruộng thì phát hiện cây lúa nếp bị ảnh hưởng bởi thuốc cỏ, triệu chứng lá bị cháy do lúc phun có gió gây ảnh hưởng. Xin hỏi biện pháp khắc phục?

– Tôi trồng điều, cây con được 3 tháng sau khi phun thuốc trừ cỏ, lá bị và đọt bị thâm đen, xin hỏi có phải cây bị ngộ độc thuốc cỏ không và biện pháp giải độc như thế nào?

– Vườn hồ tiêu nhà tôi có phun nhầm loại thuốc trừ cỏ? tất cả các trụ triêu đề bị héo rũ, quả, cành, lá rụng hết… có nguy cơ bị xóa sổ. Xin hỏi cách cứu chữa hoặc loại thuốc phun để khắc phục hiện tượng trên?

– Cây cà chua nhà tôi bị ngộ độc thuốc trừ cỏ, đọt cây bị xoăn tít, lá héo rũ sắp chết. Xin chỉ thuốc giải độc thuốc cỏ cho cây.

Triệu trứng, biểu hiện của cây trồng theo thời gian khi bị ngộ độc thuốc BVTV theo liều lượng tăng dần

Rất nhiều các câu hỏi của nhà nông quan tâm về hiện tượng bị ngộ độc phân bón, ngộ độc thuốc BVTV (thuốc sâu, thuốc trị bệnh, trị nấm) trên cây trồng. Sau khi tổng hợp thông tin, tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Cẩm nang cây trồng xin tư vấn cho Bà con nông dân biện pháp giải độc cho cây trồng như sau:

1. Biên pháp thủ công, nguyên tắc chung

– Cây trồng bị ngộ độc dinh dưỡng (đa lượng) hoặc bị ảnh hưởng bởi thuốc cỏ, bị quá liều thuốc sâu hoặc thuốc trị nấm bệnh cần được xử lý càng sớm càng tốt. Trước hết ngưng ngay việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng (đặc biệt là phân đạm), phun nước hoặc rửa nước, xối nước vào gốc để pha loãng chất độc (nếu là ruộng nước cần tháo nước và cho nước mới vào, làm cỏ sục bùn, tiếp tục tháo vào cho nước vào).

– Nếu trường hợp cây trồng bị ngộ độc vi lượng thì có thể bón thêm vôi và lân. Việc bón vôi và lân giúp tăng pH, hỗ trợ giải độc cho cây trồng giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng. Tuy nhiên với các vi lượng là Molipden, Clo thì việc nâng độ pH lên sẽ có tác dụng ngược lại khiến cây bị ngộ độc nặng hơn do khi pH lên trung tính hoặc kiềm thì hoạt động của 2 vi lượng này càng mạnh hơn.

2. Biện pháp dùng chất hỗ trợ giải độc, tăng cường sức khỏe cây trồng

Biện pháp 1: Dùng hoạt chất có nguồn gốc hữu cơ để tưới/phun lên cây trồng, ví dụ như: Kali Humate, dịch rong biển dạng bột, Amino axit… các loại thuốc (hoạt chất) này giúp cây trồng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giúp đào thải chất độc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Biện pháp 2: Dùng các chất giảm ngộ độc dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho cây như: Compound Nitrophenolate, Vitamin B1 (Thiamin), Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6)… Sử dụng các loại chất này để tưới/phun lên cây trồng giúp cây hồi sinh nhanh chóng, có thể tiếp tục sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao. Liều dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Biện pháp 3: Kết hợp hoạt chất giải độc và hồi sinh cây trồng: Kết hợp Compound Nitrophenolate với dịch rong biển dạng bột hoặc kết hợp Cytokinin DA-6 với Kali Humate với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Nồng độ khuyến cáo sử dụng dịch rong biển là pha loãng 1000 – 1200 lần, tương đương 10g/12 lít nước.

– Nồng độ thích hợp sử dụng Compound Nitrophenolate 98% là 6 – 10ppm, tương đương 6 – 10mg/L.

– Nồng độ thích hợp pha chế và sử dụng Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6 98%) là 5 – 20ppm, tương đương 5 – 20mg/L.

– Nồng độ phù hợp phun Vitamin B1 (Thiamin 99%) là 2 – 3 ppm, tương đương mg/L.

Tưới hoặc phun đều lên 2 mặt lá và thân cây, phun định kỳ 7 – 10 ngày một lần.

Sau khi phun thuốc giảm trừ tác hại của thuốc bảo vệ thực vật từ 5-7 ngày sau cây hồi sinh lại, chúng ta có thể chăm sóc bình thường.

Vitamin B1 có tác dụng hỗ trợ điều hòa sinh trưởng cho cây, giúp cho hạt mọc mầm mạnh, giúp cho việc cấy ghép được dễ dàng, tăng cường sự sinh trưởng của bộ rễ, đồng thời…

Cytokinin DA6 là chất điều hòa sinh trưởng thực vật, tăng cường khả năng hấp thụ nước và phân bón, cải thiện khả năng chống lạnh và chống hạn của cây, giải độc cây trồng khi bị ngộ độc thuốc BVTV (trừ sâu, diệt cỏ)…

Compound Sodium Nitrophenolate 98%TC là chất kích thích hấp thụ phân bón, giảm sự stress trên cây trồng, là một loại “thần dược” cho cây còi cọc kém phát triển, là phân bón lá Atonik, Folic hiệu quả chất lượng…

Dịch rong biển chiết xuất dạng bột là loại phân bón hữu cơ cao cấp, hòa tan 100% trong nước. Hàm lượng dinh dưỡng: chất hữu cơ: 45 – 55% OM; Alginic: 18%; Đạm thực vật (đạm tự nhiên): 2,6%; Lân tự nhiên: 4%; Kali tự nhiên…

Vì Sao Cần Bón Phân Với Liều Lượng Hợp Lý Tùy Thuộc Vào Loại Đất

Phân bón là thức ăn của cây trồng nên việc bón phân là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên bón như nào mới đúng cách và vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất. Đất – Nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây

Cây trồng để phát triển tốt, rất cần các nguyên tố khoáng. Có Có 17 nguyên tố khoáng thiết yếu cho tất cả các loài cây: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.

+) Nguyên tố đại lượng

+) Nguyên tố vi lượng

Các muối khoáng trong đất tồn tại ở 2 dạng: dạng không tan và dạng hòa tan. Cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan (dạng ion).

Khi bón phân hợp lý tùy thuộc vào đất trồng, sẽ đạt được những lợi ích sau:

+) Cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao.

+) Giảm chi phí đầu vào

+) Không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường

Tác hại của việc bón phân không hợp lý:

– Khi bón lượng phân quá lớn, cây dùng không hết sẽ trở thành lượng dư thừa trong đất, thay đổi tính chất lí hóa của đất, ô nhiễm môi trường.

– Lượng phân bón tồn dư trong cơ thể thực vật sẽ dễ dẫn đến tác dụng không mong muốn và có thể gây ngộ độc cho sinh vật sử dụng.

– Mỗi giống cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau, thời điểm bón phân phải phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, phù hợp với điều kiện thời tiết,… để cây có thể hấp thụ tốt nhất và sử dụng hiệu quả

– Bón phân hợp lí giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất đã có câu trả lời. Khi bón phân, không chỉ phù hợp với đất, bón phân cũng phải phù hợp loại giống cây trồng, và loại phân bón.

Việc bón phân hợp lý sẽ giúp phát huy hiệu quả của phân bón và tăng năng suất cây trồng. Tạichuyên phân phối các loại với giá cực hấp dẫn ưu đãi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Cảnh, Cây Hoa Bị Ngộ Độc Vì Bón Phân Quá Liều trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!