Xu Hướng 4/2023 # Cây Cà Phê Và Kỹ Thuật Canh Tác (Tiếp Theo) # Top 4 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Cây Cà Phê Và Kỹ Thuật Canh Tác (Tiếp Theo) # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Cây Cà Phê Và Kỹ Thuật Canh Tác (Tiếp Theo) được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

4– Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây cà phê:

– Thiếu đạm: Cây sinh trưởng, phát triển kém, thấp cây, ít cành, ít chồi mới, lá nhỏ, mép lá chuyển vàng tới vàng úa, bắt đầu từ lá già trước, lá non sau, những vùng lá được che bóng bởi cây khác vẫn còn giữ được màu xanh. Thiếu đạm, đầu cành bị khô, lá già sẽ rụng dần để lại cành trơ trụi, quả dễ rụng, năng suất thấp, chất lượng cà phê giảm.

– Thiếu lân: Triệu chứng thiếu lân thường xuất hiện rõ ở những lá già của cành mang nhiều quả. Lá có màu vàng chanh (thường xảy ra trong mùa thu), dần chuyển sang hồng, nếu thiếu nặng sẽ nổi màu đỏ xỉn đến nâu tím rồi chết. Sự chuyển màu ở lá bắt đầu từ đầu lá, sau lan dần ra toàn bộ lá, lá non có màu xanh tối, dễ rụng lá. Khi thiếu lân rễ cà phê kém phát triển, hóa gỗ yếu, hạn chế quá trình hình thành mầm hoa, số hoa ít, hoa nở không tập trung, tỷ lệ đậu quả kém, năng suất và chất lượng đều thấp.

– Thiếu kali: Trên lá xuất hiện các đốm hoặc sọc vàng hơi đỏ, sau chuyển thành nâu đen và đan dọc rìa lá, lan từ chóp lá trở xuống, mép lá trở vào sau đó lá rụng dần. lá rụng hàng loại để lại cành trơ trụi nếu gặp gió mùa hơi lạnh ở đầu mùa khô. Thiếu kali quả rụng nhiều, quả nhỏ, quả một nhân nhiều, hạt lép, năng suất và chất lượng thấp.

Bao Phân bón Miền Nam NPK có hàm lượng kali cao

– Thiếu can xi: Chóp lá cong không đều vào phía trong, cây yếu dễ đổ ngã, gãy cành, rễ kém phát triển nên dễ bị sâu bệnh tấn công.

– Thiếu magiê: Ban đầu các gân lá từ xanh sẫm chuyển thành các vệt màu xanh ôliu lan từ giữa lá ra phía ngoài. Xuất hiện những vệt vàng song song với gân chính, sau đó lan rộng ra. Vùng giữa các gân lá chuyển từ màu xanh ôliu sang xanh lá mạ rồi sang vàng và cuối cùng thành màu đồng thau, lá rụng nhiều, năng suất và chất lượng thấp. Thiếu magiê có thể là do đất thiếu magiê hoặc canh tác nhiều năm nhưng không bón phân có chứa Mg hoặc do bón quá nhiều Kali.

– Thiếu lưu huỳnh: Các chùm lá cà phê non trên cùng chuyển từ xanh sẫm sang màu vàng nhạt, đặc biệt xuất hiện trên lá non, rìa (mép) lá bị uốn cong, lá giòn, dễ gãy, dễ rách và khô từ ngoài mép vào trong lá. Các lá già bị rụng nhiều, chỉ còn các lá non có màu vàng nhạt, năng suất và chất lượng đều giảm. Thiếu lưu huỳnh thường xuất hiện rõ ở các cây kiến thiết cơ bản. Thiếu lưu huỳnh có thể do đất thiếu lưu huỳnh hoặc do chỉ bón các loại phân không có S.

– Thiếu kẽm: Lá nhỏ, hẹp bề ngang, hệ thống gân nổi trên nền lá xanh nhạt hoặc vàng. Chùm lá trên ngọn mọc sít nhau. Các chồi non phát triển chậm, không vươn ra được. Khi thiếu trầm trọng, lá bị chết và rụng. Thiếu kẽm làm cho cây cà phê không thể phát triển được, năng suất rất thấp dù có bón nhiều phân đa lượng.

– Thiếu Bo: Các chồi non bị chết, lá non ra như cái quạt, lá biến dạng, một bên mép lá ngắn lại làm cho lá cong queo, bản lá hẹp và dài, chóp lá có màu xanh ôliu hoặc xanh vàng. Thiếu bo làm số hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, quả non rụng nhiều, năng suất và chất lượng thấp. Sự thiếu hoặc thừa bo có quan hệ chặt chẽ với hàm lượng canxi trong lá. Nếu canxi trong lá cao thì mức độ ngộ độc bo giảm, ngược lại nếu hàm lượng canxi thấp thì dù nồng độ bo thấp cây cũng có thể bị ngộ độc.

– Thiếu mangan: Các cặp lá trưởng thành trên đầu cành chuyển từ màu vàng sang xanh nhạt, hay từ xanh ô liu thành màu vàng có đốm trắng, lá rụng nhiều, Thiếu mangan dẫn tới năng suất thấp, chất lượng giảm.

Sản phẩm đang được sử dụng ở khu vực cao nguyên

Bón phân cho cây cà phê:

5.1- Bón phân cho cà phê kiến thiết cơ bản:

– Lót khi trồng cho một hố gốc:

10-20 kg phân chuồng hữu cơ

0,5 – 1,0 kg vôi hoặc đôlômit

50-100 gram NPK 20-20-15+TE hoặc 16-16-8-9S+TE; 18-12-6+TE; 19-11-7+6S+TE.

– Bón thúc: Sử dụng phân NPK 16-16-8-9S+TE; NPK 20-20-15+TE; 15-15-15+TE bón với liều lượng sau:

+ Năm thứ nhất: 300-350 kg/ha + Năm thứ 2: 500-600 kg/ha Lượng phân trên được chia ra làm 2-3 lần bón vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Vào năm thứ 3 NPK bón theo tỷ lệ cà phê kinh doanh và cần bón phân hữu cơ với lượng 1-2 tấn/ha.

5.2- Bón phân cho cà phê kinh doanh:

Cà phê kinh doanh có nhu cầu kali và đạm cao hơn so với lân, ngoài ra, nó còn cần một lượng đáng kể các chất trung và vi lượng. Phân bón NPK 16-8-16+9S+TE và phân NPK có tỷ lệ N : P : K phù hợp, có hàm lượng lưu huỳnh và trung vi lượng cần thiết thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng cà phê kinh doanh trong mùa mưa. Đối với vườn cà phê đạt năng suất từ 3-4 tấn nhân/ha, bón với liều lượng sau:

+ Đợt 1: bón phục hồi NPK  20-5-5+TE, 22-4-4+TE; hoặc các sản phẩm Phân bón Miền Nam cho mùa khô: 250-300kg/ha. Kết hợp khi tưới lần 1.

+ Đợt 2: (Bón đầu mùa mưa khoàng tháng 5-6): 500-600 kg/ha Phân bón Miền Nam loại NPK 16-16-8-9S+TE;  hoặc 18-12-6+TE; 19-11-7+6S+TE…

+ Đợt 3 (Bón giữa mùa mưa khoảng tháng 7-8): 700-800 kg/ha phân NPK: 16-8-16+9S+TE; 17-7-17+5S+TE; 18-5-18+4S+TE

+ Đợt 4 (Bón vào gần cuối mùa mưa, khoảng tháng 8-9): 600-700 kg/ha Phân bón Miền Nam NPK 17-5-19+5S+TE; 16-5-20+4S+TE.v.v…

Nếu năng suất vườn cà phê cao hơn mức 4 tấn nhân/ha thì nên bón tăng thêm từ 100-150 kg/ha ở mỗi vụ bón trong quy trình trên. Cứ mỗi hai năm thì bổ sung bón phân hữu cơ một lần.

Sau thu hoạch, sẽ tỉa bỏ những cành vô hiệu, tạo tán cân đối cho cây.

Cách bón: 

Dóng thẳng tán lá xuống đất xới đất với chiều rộng 15-20 cm, chiều sâu khoảng 5-10 cm hay gọi là mở bồn, kết hợp vét bồn rồi rải phân đều quanh mép bồn; Lấp đất làm giảm thất thoát phân bón. Các tàn dư của cà phê như lá rụng, lá non do tỉa cành, vỏ quả cần được vùi lấp trả lại cho đất.

 Sưu tầm và biên soạn Ks Lê Minh Giang

Quy Trình Kỹ Thuật Canh Tác Cây Cà Rốt

Loading…

  

I – Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh:

Cà rốt là cây chịu lạnh. ở nhiệt độ 80C hạt có thể nảy mầm sau 20-25 ngày, còn ở nhiệt độ thích hợp 20 – 25 0C nảy mầm sau 5-7 ngày. Nhiệt độ trung bình cho cây sinh trưởng và hình thành củ 20 – 22 0C, ở nhiệt độ 25 0C củ phát triển yếu, hàm lượng vitamin A giảm.

Cây cần có ánh sáng ngày dài, ở điều kiện ngày ngắn (dưới 10 giờ chiếu sáng) không những cây kém phát triển mà năng suất giảm so với điều kiện cần thiết (trên 12 giờ chiếu sáng/ngày). Ở giai đoạn cây con, cây cần cường độ ánh sáng mạnh. Vì vậy, khi ở giai đoạn này, cần làm sạch cỏ trên luống để tập trung ánh sáng cho cây.

Độ ẩm: Chế độ nước cho cà rốt tương đối khắt khe. Thiếu nước củ sẽ nhỏ, nhánh phân nhiều. Nếu độ ẩm đất quá cao, củ dễ bị bệnh và bị nứt cũng làm giảm chất lượng sản phẩm. Độ ẩm đất thích hợp 65-70%.

Đất: Là cây rễ củ nên cà rốt yêu cầu đất tơi xốp, nhiều mùn. Đất có thành phần cơ giới nặng, củ bị ngắn và cũng bị phân nhánh.

II –  Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

     1. Giống: Giống hiện nay đang được sử dụng là giống địa phương do nông dân tự sản xuất. Giống này có thời gian sinh trưởng 95-110 ngày, củ dài 18 – 22cm, năng suất 25-30 tấn/ha.

Ngoài ra còn có một số giống nhập nội của các nước Thái lan, Nhật, Pháp, Hà Lan… các giống này củ to, tiềm năng năng suất cao.

     2. Chuẩn bị đất: Đất trồng cà rốt phải tơi xốp, tầng canh tác sâu trên 30cm, khâu chuẩn bị đất cần phải làm kỹ, nên chọn đất có cấu tượng nhẹ, thoát nước tốt.

Vệ sinh đồng ruộng tốt trước khi làm đất. Rải đều phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và vôi cày kỹ để đảm bảo đất tơi xốp, sâu 25-30 cm. Làm luống gieo 1,4 m cả rãnh, cao 10 cm trong mùa khô, 15 cm trong mùa mưa. Cào phẳng mặt luống. Tưới ẩm đất và phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm 4-5 ngày trước khi gieo hạt.

     3. Trồng và chăm sóc:

– Gieo hạt: Dùng hạt giống tốt, chắc, mẩy, có tỷ lệ nảy mầm trên 90%. Ngâm nước ấm (3 sôi/ 2 lạnh) trong 24 giờ và ủ 2 ngày cho nứt mầm. Gieo đều với lượng 12-15 kg /ha. Nên trộn chung với cát sạch hoặc tro bếp để gieo cho đều sau khi đã làm đất. Gieo xong phủ rơm hoặc cỏ khô hoặc lưới nylon 1×1 mm, tưới ẩm mỗi ngày.

Khi cây mọc đều, tỉa bỏ những cây yếu, còi cọc hoặc mọc quá dày. Trước khi bón thúc lần 3, tỉa định cây kết hợp nhổ cỏ với khoảng cách 20 x 20cm vào mùa mưa, 20 x 15cm vào mùa khô.

– Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.

 Nếu gieo vào mùa mưa không cần tưới nước, nhưng gieo vào mùa nắng tưới 2 lần/ngày cho tới khi mọc đều, sau đó tùy độ ẩm đất mà tưới cho thích hợp đảm bảo đủ lượng nước cho cây.

Làm cỏ: Cà rốt yêu cầu ánh sáng dài ngày, vì vậy nên làm sạch cỏ luống để tập trung ánh sáng cho cây.

     4. Phân bón và cách bón phân:

Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1 ha/vụ như sau.

– Phân chuồng hoai: 40 m3; Vôi: 800 – 1.000 kg; hữu cơ vi sinh: 1.000 kg.

– Phân hóa học (lượng nguyên chất): 150 kg N – 150 kg P2O5 –  240 K2O.  

Lưu ý: Chuyển đổi lượng phân hóa học qua phân đơn hoặc NPK tương đương:

Cách 1: Ure: 326 kg – Super lân: 937,5 kg – K2SO4: 480 kg;

Cách 2: NPK 15-15-20: 1.000 kg;  K2SO4: 81 kg.

Liều lượng và thời kỳ bón phân cho cây cà rốt:

Loại phân bón

 (ha/ vụ)

Lượng bón (kg/lần bón)

Bón lót

(kg/lần bón)

Bón thúc (kg/lần bón)

20 NST

40NST

55 NST

Phân chuồng

4 m3

4 m3

Vôi

1.000

1.000

Hữu cơ vi sinh

1.000

1.000

Super lân

937,5

637,5

300

Ure

326

76

50

80

120

Kali sulphate

480

180

120

180 

* Bổ sung thêm các loại phân bón lá có chứa đủ các nguyên tố trung vi lượng như: S, Ca, Mg, Mn, Cu, Fe, Mo…sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.

III. SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Trên cây cà rốt có các loại sâu chính như: Sâu xám, sâu khoang, rệp muội, sùng đất. Sử dụng các loại thuốc hoá học có hoạt chất như: Abamectin, Cypermethrin, Thiamethoxam, Imidacloprid….để phòng trừ theo liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Đối tượng gây hại mạnh nhất và thiệt hại trên cà rốt chính là tuyến trùng. Tuyến trùng gây hại trên hầu hết các loại cây trồng chúng rất khó phòng trị hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị để phòng trừ triệt để tuyến trùng. Áp dụng biện pháp canh tác kết hợp với phòng trừ tổng hợp sẽ ngăn chặn và kiểm soát được đối tượng gây hại này.

      1. Triệu chứng gây hại trên cây cà rốt:

 + Củ chỉa: Do điểm sinh trưởng của chóp rễ chính bị tổn thương, tác nhân gây hại chính là tuyến trùng, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như cấu trúc đất quá cứng chặt, dinh dưỡng không đầy đủ hoặc do côn trùng, nấm tấn công bộ rễ làm cho củ phát triển có nhiều nhánh phụ chẻ đôi, ba…, màu sắc củ không bình thường.

+ Củ mọc lông: Trên trục của củ xuất hiện nhiều rễ phụ dài, bất thường xếp thành hàng hoặc mọc dài tạo thành búi.

+ Củ sần sùi, u sưng: Củ phát triển không bình thường, trên củ xuất hiện nhiều u sưng với các kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn hoặc trên trục của củ phát triển không đều, nhiều chỗ lồi lên làm củ trở nên sần sùi, màu sắc nhạt và tối hơn.

+ Củ nứt: Các vết nứt có thể xuất hiện ngay ở phần tiếp giáp với gốc cây và kéo dài theo trục của củ đến tận chóp củ để lộ ra phần lõi củ, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng củ cà rốt.

+ Củ có dạng hạt đeo trên rễ: Trên củ xuất hiện nhiều rễ phụ dài, trên các rễ phụ có các hạt nhỏ tròn với đường kính khác nhau từ 0.5-1.5mm tùy theo số lượng tuyến trùng kí sinh. Các rễ phụ mọc nhiều, mật độ tuyến trùng ký sinh lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tốc độ phát triển của củ.

      2. Tác nhân gây biến dạng:

+ Nguyên nhân chính do các loài tuyến trùng gây ra: Pratylenchus sp, Helicotylenchus sp, Meloidogyne sp và Apenlenchus sp.

      3. Phòng trừ:

+ Biện pháp sinh học: Trồng xen cúc vạn thọ để xua đuổi tuyến trùng gây biến dạng củ cà rốt, mật độ trồng từ 10.000 -17.000cây/ha (hàng đơn so le: 0,5 – 0.8m/cây). Tuy nhiên nếu mật độ trồng xen quá lớn sẽ ảnh hưởng tới mật độ trồng cà rốt cũng như khả năng sinh trưởng của những cây bên cạnh vì vậy sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế.

Xử lý đất trước khi trồng bằng nấm Paecilomyces lilacinus + Trichoderma .spp (10kg/ha) có thể trộn đều với đất mịn để rải sau khi lên luống và dùng cào trộn đều thuốc vào đất sau đó tưới nhẹ cho đất đủ ẩm, sau 2-3 ngày thì tiến hành gieo hạt.

+ Biện pháp hóa học: Xử lý đất trước khi trồng bằng Etobon 0.56SL (10cc/8lít) + Tachigaren 30L (30ml/20lít), lượng nước thuốc 200-300 lít/1.000m2. Đối với những vườn bị hại nặng cần xử lý 2-3 lần (trước trồng và 7, 14 ngày sau trồng), hoặc sử dụng Sincosin 0.56SL (10ml/8lít) + Agrispon 0.56SL (10ml/8lít). Ngoài ra có thể sử dụng Chitosan (Stop 5DD), Copper citrate (Heroga 6.4SL) để phòng trừ.

IV. BỆNH HẠI:

Bệnh hại trên cây cà rốt gây hại rất mạnh đặc biệt là một số loại bệnh hại làm ảnh hưởng đến năng suất nghiêm trọng nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời.

     1. Bệnh đốm vòng (Alternaria radicirima): Bệnh đốm vòng thường xuất hiện trên những lá già, màu nâu có hình tròn đồng tâm. Trời ẩm ướt trên vết bệnh có lớp nấm xốp màu đen bồ hóng, nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều.

Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Andoral, Antramix, Andibat, Melody, Novistar, Novinano, Anmisdotop….để phòng trừ.

     2. Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora): Bệnh thường xuất hiện trên đất thịt nặng và đất trồng cà rốt liên tục nhiều vụ. Khi cây bị bệnh, các tế bào trở nên mềm, có nước và nhớt, có mùi lưu huỳnh, vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 27-30 0C, pH thích hợp 7,2 tồn tại trên các tàn dư cây trồng và xâm nhập qua vết thương.

Phòng trị bằng các loại thuốc như Kasuramicin, Ningnamicin, Validacin…hoặc các chế phẩm nấm đối kháng Trichodeerma.spp

     3. Bệnh cháy lá, Bệnh thối đen do nấm (Alternaria radicirima), bệnh thối khô do nấm Pronarostrupii sp. gây ra. Các loài nấm này hại cả thân, lá và củ.

Thực hiện phòng trừ bằng các loại thuốc như Plant 50WP, Derosal; Kocide, Cuproxate, Metalaxyl…

(NHT) – PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG TY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ

Kỹ Thuật Nhân Giống Hoa Hồng (Tiếp Theo)

2. Nhân giống vô tính

Trồng hồng theo phương pháp nhân giống vô tính là tạo cây hồng con bằng nhiều cách: chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành. Phương pháp này tuy có tốn thời gian và công sức, nhưng được điều lợi là cây con mang những đặc tính tốt y như cây mẹ vậy. Điều này đã đem lại sự hài lòng rất lớn đối với nghệ nhân chơi cây kiểng và ông bà mình cũng đã biết áp dụng từ lâu.

a. Cách chiết cành

Chiết có nghĩa là bẻ gãy. Chiết cành là phương pháp tách rời cành ra khỏi cây hoa hồng mẹ để tạo ra một cây mới. Công việc chiết cành rất dễ, nhưng phải áp dụng đúng kỹ thuật mới thành công.

Có hai cách chiết cành:

1) Cách giản dị nhất, đỡ tốn công nhất là chọn một cành dài vừa ý gần sát gốc, lấy đoạn cuối cành có chiều dài khoảng 20 phân, cắt ra một khoanh vỏ dài chừng 2 phân. Điều cần là phải cạo cho sạch hết lớp vỏ này thì đoạn chiết mới ra rễ. Việc kế tiếp là uốn cong cành xuống, sao cho nơi bị tróc vỏ tiếp giáp sát mặt đất (nếu chôn vùi xuống đất lại càng hay), đắp đất phủ lên trên, rồi dùng que tre cắm xuống đất gài qua lại để giữ chặt cho cành hồng nằm yên đúng vị trí như vậy… Nếu chiết vào mùa mưa thì khỏi tưới, nhưng nếu gặp lúc nắng hạn thì mỗi ngày nên tưới vào ụ đất chiết đó một vài lần để đất được ẩm giúp cây mau ra rễ. Chiết theo cách này thì chỉ độ ba tuần là chỗ chiết đã ra rễ, cắt rời cành trồng được. Tốt nhất là sau 2 tuần tính từ ngày bóc vỏ, ta nên cẩn thận thăm dò xem tình trạng ra rễ của cây ra sao…

2) Trước hết ta nên chọn một cành to bằng chiếc đũa ăn cơm, không già lắm mà cũng không được non lắm của cây hồng mẹ mà ta biết chắc là nó có những đặc tính tốt. Cành chiết chỉ cần có độ dài từ 15cm đến 20cm là vừa. Cành chiết mà dài quá cây con sau này sẽ cao lêu nghêu, trong khi bộ rễ nó còn yếu không đủ sức nuôi cây.

Ngay chỗ định chiết, ta dùng dao bén bóc rời ra một khoanh vỏ rộng 2 phân. Sau đó dùng hỗn hợp đất trộn với phân bò khô ốp quanh nơi vừa bóc vỏ tạo thành bầu chiết to bằng trái cau cho cây ra rễ. Bên ngoài bầu, dùng một miếng nilon trắng nhỏ quấn quanh bầu chiết phải dùng dây nilon cột chặt để nước mưa cũng như nước tưới không xâm nhập được vào bên trong. Thế là xong việc.

Nhờ vào sự ủ kín nên bên trong bầu có được độ ẩm cần thiết giúp cây ra rễ nhanh. Khoảng nửa tháng sau khi chiết, ta đã thấy nhiều rễ con màu trắng xuất hiện, nhưng tốt nhất phải chờ thêm một tuần nữa mới dùng dao bén cắt lìa cành chiết ra đem trồng xuống đất hay vào chậu kiểng.

Chiết cành theo cách này hàng ngày không phải tốn công tưới nước vào bầu chiết.

Ta có thể dùng hỗn hợp đất và phân bò bằng rễ cây lục bình cũng được. rễ cây lục bình cần phải ngâm trong nước sạch trước một ngày cho thật sạch phèn sau đó phơi khô. Trước khi sử dụng thì nhúng nước cho mềm, vắt ráo nước rồi mới bó quanh chỗ cành vừa bóc vỏ. Tất nhiên bên ngoài vẫn dùng miếng nilon quấn chặt và cột dây hai đầu bầu chiết như trên.

Cây hồng chiết cành bộ rễ rất yếu, vì vậy sau khi cắt rời khỏi cây mẹ ta nên đặt vào bầu ương (để trong mát, môi trường sống nhiều dinh dưỡng, chăm sóc kỹ) trong vài tuần để bộ rễ được già dặn, rồi mới bứng ra trồng thẳng vào chậu hay ra vườn.

Thời gian đầu, ta nên dùng những que tre chống làm giá đỡ cho cây con đứng vững trước sức càn lướt của mưa gió.

Sau hai tháng tính từ ngày chiết, cây hồng con bắt đầu nở hoa. Ta nên nuôi những mầm mới để cây có bộ tán mạnh hơn, vì cây hồng chiết thường sinh trưởng yếu, và kém… tuổi thọ, do bộ rễ yếu.

b. Cách ghép

Hồng có cây ra hoa đẹp, có cây ra hoa xấu. Với cây ra hoa đẹp, nhà vườn dùng dao bén có mũi nhọn để tách rời chồi non, mắt ghép, hay một đoạn cành, đoạn thân non, đem ghép vào cây ra hoa xấu nhưng có thân khỏe. Nếu ghép thành công thì chồi, mắt ghép… của cây hoa đẹp sẽ là những cành mới của cây hoa xấu, nhận gốc của cây ra hoa xấu sẽ là gốc của mình vì khi việc ghép mắt hay ghép chồi thành công thì dần dần các thân nhánh của cây hoa xấu sẽ được cắt bỏ hết, để gốc ghép dồn sức nuôi những mắt ghép mới mà thôi.

Với cây hoa hồng có nhiều cách ghép: ghép mắt, ghép áp, ghép nêm, ghép xuyên thân.

1) Ghép mắt: Muốn thực hiện việc ghép mắt thì ta phải dùng một cây hồng khỏe mạnh làm gốc ghép, và tách mắt ghép từ cây hồng mẹ, tức là cây hồng giống tốt, hoa đạt tiêu chuẩn.

– Gốc ghép: Gốc ghép phải mạnh thì cây hồng ghép sau này mới sống được.

Thường thì các nhà vườn dùng cây hồng dại làm gốc ghép, vì giống này sinh trưởng tốt, cây sống lâu năm lại sai hoa. Muốn tạo gốc ghép không có gì tốt hơn là cắt cành hồng dại ra từng khúc có chiều dài hoảng 20cm (lựa những cành to hơn chiếc đũa ăn cơm một chút và không già quá, cũng không được non quá), sau đó đem giâm vào vườn ương, hoặc vào chậu kiểng cũng được. Sau hai tháng, chúng ra rễ và đâm tược. Cây ở vào tuổi này đã sẵn sàng làm gốc ghép.

– Mắt ghép: Mắt ghép được tách ra từ nách lá của cây hồng mẹ. Nên làm việc này từ lúc sáng sớm hoặc xế chiều, khi khí trời mát mẻ. Và hễ tách mắt ghép ra là phải đem ghép ngay vào gốc ghép mới tốt.

Muốn tách mắt ghép ra khỏi cây mẹ, ta nên dùng dao bén nhọn xắn ra. Nên chọn những mắt nào đã lộ chồi non, khi chồi sống sẽ có lực mà phát triển mạnh. Một cành hồng mẹ có thể tách ra được từ vài ba đến năm bảy mắt ghép…

Sau khi đặt gọn mắt ghép vào gốc ghép, ta dùng dây nilon cột chặt lại chiều vòng (trừ phần mắt ghép ra) để tránh nước mưa cũng như nước tưới xâm phạm vào. Độ nửa tháng sau đó, ta mở dây cột, nếu thấy mắt ghép xanh tươi là nó đã sống. Trong trường hợp này, nơi ghép đã được liền lặn vì nhựa cây đã bít kín, cho nên từ đó ta yên tâm tưới nước vào chỗ ghép.

2) Ghép áp: Ghép áp là áp hai cành hồng của 2 cây khác nhau, để rồi cuối cùng cây có gốc khỏe mạnh sẽ nuôi cành của cây cho hoa đẹp. muốn thực hiện, trước tiên ta đặt hai chậu hồng gần sát nhau. Một cây rất sung sức nhưng hoa xấu, còn cây kia có hoa đẹp và là giống quí. Nên chọn mỗi cây một cành có kích thước như nhau (hay gần bằng nhau) cho chúng kề sát  nhau. Ngay đoạn chúng có thể cọ xát nhau, ta dùng dao bén cạo sạch vỏ rồi áp chặt chúng vào nhau. Việc làm tiếp theo là dùng dây nilon cột chặt chỗ áp sát đó. Xong, ta cắt bỏ phần ngọn của cây có hoa xấu để cho nó dồn sức nuôi cành mới. Độ ba tuần sau ta cắt rời thân cây có hoa đẹp, chỉ chừa lại đoạn cành ghép mà thôi. Thế là gốc hồng ra hoa xấu trước đây, bây giờ đã có hoa đẹp.

3) Ghép nêm: Dùng cây hồng dại khỏe mạnh, nhưng hoa không đạt tiêu chuẩn để làm gốc ghép. Còn cành ghép được lấy từ cây hồng mẹ có hoa to và sai hoa. Điều cần là hai đoạn cành nầy phải to ngang nhau. Việc ghép nêm tiến hành những bước như sau:

-  Chọn cành gốc ghép rồi tuốt hết lá, cắt bỏ phần ngọn còn non, rồi dùng dao bén vạt sâu vào theo hình chữ V.

-  Cách dùng để ghép được vạt hình lưỡi búa.

-  Sau cùng đút đầu nhọn của lưỡi búa lọt khít vào hình chữ V của gốc ghép là được. Bên ngoài, dùng dây nilon cột chặt lại để giữ yên chỗ nối. Khoảng ba tuần sau chỗ ghép nêm sẽ liền lặn với nhau, và từ đó cây gốc ghép sẽ nuôi cành có hoa đẹp.

Điều yêu cầu là phải “gọt đẽo” cho khéo tay để chỗ ghép vừa khít khao. Và sau đó phải cột cách nào để giữ cho mối ghép không bị nhúc nhích mới liền lặn được.

4) Ghép xuyên thân: Đặt hai chậu Hồng một cho hoa xấu nhưng sung sức, và một cho hoa đẹp gần nhau, rồi chọn hai cành có độ lớn bằng nhau. Bên cành hồng hoa xấu (làm gốc ghép), chọn một chỗ định ghép, rồi dùng dao lưỡi mỏng, có mũi nhọn đâm xuyên thủng ngay giữa lõi gỗ. Còn bên cành hồng cho hoa đẹp định làm cành ghép phải trảy bỏ hết lá rồi chọn nơi định ghép để vạt bỏ một đoạn vỏ chừng 0,5cm dọc hai bên cành. Sau đó, xỏ cành ghép xuyên qua thân cành gốc ghép, sao cho chỗ vạt vỏ nằm gọn trong thân của cành gốc ghép.

Việc sau cùng là dùng dây nilon cột chặt và kín chỗ ghép đó. Độ ba tuần sau, tháo dây mà thấy chỗ ghép liền vỏ là coi như thành công. Công việc cuối cùng là cắt rời đoạn cành ghép rời khỏi cây hoa đẹp, để nó sống nhờ vào cây hồng làm gốc ghép…

Tóm lại, trong bốn cách ghép mà chúng tôi vừa trình bày thì chỉ có ghép mắt là được thông dụng nhất, vì dễ ghép và ít có trường hợp bị xui rủi.

c. Cách giâm cành

Giâm cành cũng là một cách nhân giống vô tính đối với cây hoa hồng. Tất nhiên, cành được đem giâm phải là cành của cây hồng mẹ có những đặc tính thật tốt như siêng hoa, và hoa đạt chất lượng đến mức quí ai cũng muốn chọn trồng. Thế nhưng, không phải giống hồng nào cũng có khả năng giâm cành thành công mỹ mãn được. Có giống cắt cành đem giâm dù trong môi trường tốt nhất cũng không bao giờ ra rễ. Nó có thể sống một thời gian ngắn, cũng nẩy chồi xanh tươi như những cành giâm khác, nhưng khi phần nhựa tích chứa ít ỏi bên trong cành bị cạn kiệt thì “cây” tự động chết. Nếu nhổ lên ta sẽ không tìm thấy một cọng rễ nào!

Vì vậy cây hồng giống để lấy cành giâm phải thuộc giống hồng có khả năng giâm cành ra rễ được.

Giâm cành có nghĩa là dùng một khúc cành của cây hồng mẹ khỏe mạnh (lựa khúc không già quá và cũng không non quá) có chiều dài khoảng 15 phân và không cần to (chỉ bằng chiếc đũa ăn cơm là vừa). Như vậy, một cành của cây hồng mẹ có thể cắt ra được nhiều khúc làm hom giống. Nên cắt khúc với dao mỏng lưỡi và thật bén, vết cắt cho ngọt mới tránh bị giập, vì vết cắt bị giập thì dễ bị hư thúi.

Sau khi làm liếp ương đâu vào đó, bón phân tưới nước đủ ẩm là có thể thực hiện việc giâm cành. Khoảng cách giữa hai hom giống từ 10cm đến 15cm là vừa.

Nếu muốn, ta có thể chấm đầu “gốc” cành giâm vào thuốc kích thích ra rễ như Atonic, Boutormone… có bán trên thị trường, trước khi cắm xuống đất.

Kỹ thuật cắm hom giống là dùng một cái que bằng chiếc đũa thọc sâu xuống đất độ 2cm rồi mới cắm hom giống vào lỗ đó. Trồng sâu hơn khó ra rễ. hom có thể trồng thẳng hoặc trồng nghiêng đều được.

Việc giâm cành nếu thực hiện trong mùa mưa rất tốt, vì đỡ công tưới. Nhưng, nếu giâm trong mùa nắng thì phải siêng tưới để giữ ẩm thường xuyên cho đất, và tưới theo cách phun sương với tia nước thật nhỏ mới tốt. Trong mùa nắng nên giâm cành vào chỗ rợp, có bóng râm, nếu không bên trên phải làm giàn che.

Chỉ khi nào cành giâm đã ra rễ khá dài, cây đã đủ sức tự nuôi sống được như những cây bình thường khác thì lúc đó mới cho nó tiếp xúc dần với ánh nắng trước ít sau nhiều..

Nguồn: Theo Việt Chương, Lâm Thị Mỹ Hương (kỹ thuật trồng, chiết, ghép, giâm cành hoa hồng).

Kỹ Thuật Trồng Và Thâm Canh Cây Cà Gai Leo Theo Snnptnt Hà Giang

Phan Trung Kiên

0

Kỹ thuật trồng và thâm canh cây cà gai leo được Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang hướng dẫn. Kỹ thuật sau đây không phải là kỹ thuật của bên SADU.

Cà gai leo là loại cây thảo dược thiên nhiên đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh rất có ích cho người mắc các bệnh về gan và các bệnh như: hong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng, rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe …

Hiện nay nhu cầu sử dụng Cà gai leo làm nguyên liệu bào chế các loại thuốc Đông y là rất lớn. Trong thực tế ngoài nguồn nguyên liệu thu hái trong tự nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có một số vùng người dân tự trồng Cà gai leo (Quang Bình, Bắc Quang, Quản Bạ…) để bán ra thị trường tại chỗ. Tuy nhiên, diện tích này là rất nhỏ lẻ, không đáng kể để tạo thành vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của thị trường.

I. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÂY CÀ GAI LEO

Cà gai leo là cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn cao, cây không chịu được ngập úng, thích nghi nhiều lọai khí hậu và nhiều loại đất. Cây phát triển nhanh, tái sinh bằng hạt, trồng một lần có thể thu hái trong 3 năm liên tiếp.

II. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÀ GAI LEO

1. Chọn giống:

Chọn cây giống: Chọn những cây không sâu bệnh, có quả già, to, chín mọng màu đỏ, đem phơi khô cả quả cho đến khi da quả nhăn lại và chuyển thành màu đen rồi tách lớp vỏ bên ngoài ra để lấy hạt.

Chọn hạt giống: Chọn loại hạt có màu vàng, căng mẩy, không bị mối mọt.

Lượng hạt giống gieo trồng: 1,8-2 kg/ha.

2. Gieo ươm và chăm sóc cây giống:

Gieo ươm cây giống vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Gieo hạt trên nền đất trong vườn ươm đảm bảo độ thoáng mát, đủ ánh sáng.

Sau khi gieo cần tưới nước đủ ẩm từ 1-2 lần/ ngày tùy loại đất. Sau 1 tuần cây mọc tưới nước theo hình thức phun sương để tránh cây con bị gẫy đổ, thường xuyển nhổ sạch cỏ dại và vệ sinh luống để cây không mắc mầm bệnh.

3. Nhổ cây và cắm vào bầu:

Khi cây được 1-2 tuần tuổi tiến hành đưa cây giống vào bầu.

Đất làm bầu: Dùng đất nhỏ, tơi xốp trộn với phân chuồng hoai mục.

Túi bầu: Chọn túi có kích thước nhỏ loại 7×12 cm.

Cây giống đưa vào bầu ươm: Chọn những cây khỏe mạnh, mọc đều nhau.

4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:

Cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn là những cây đạt từ 25 – 30 ngày tuổi, phát triển khỏe mạnh, thân cứng, mập, không sâu bệnh.

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÀ GAI LEO

1. Thời vụ:

Từ tháng 2 đến tháng 3.

2. Đất trồng:

Chọn đất: Cây cà gai leo không kén đất, tuy nhiên để cây phát triển tốt cần chọn loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, đất cát pha hoặc thịt nhẹ, dễ thoát nước. Không trồng cà gai leo ở các cùng đất trũng, ngập nước. Làm đất: Cày, bừa đất kỹ, làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại. Lên luống: Rộng 0,9-1,2m, cao 30-35cm, rãnh luống rộng 25-30 cm.

3. Mật độ, khoảng cách và cách trồng:

Mật độ, khoảng cách: Mật độ 38.000-40.000 cây/ha; tùy theo loại đất khoảng cách trồng có thể là 40 x 40 cm hoặc 50 x 50 cm.

Cách trồng: Tiến hành bổ hốc, bón phân bón lót và lấp một lớp đất mỏng đảm bảo che kín phân trong hốc sau đó xé bỏ vỏ bầu rồi đặt cây vào giữa hốc trồng, lấp đất nhỏ và ấn nhẹ đảm bảo cây không bị đổ nhưng cũng không bị nén chặt quá tạo điều kiện cho bộ rễ đễ phát triển, trồng xong tưới nước đủ ẩm, nên trồng vào buổi chiều mát. Ngoài ra cũng có thể áp dụng kỹ thuật trồng che phủ nilon sẽ giúp giữ được độ ẩm và hạn chế cỏ dại cho Cà gai leo (nên sử dụng linon màu đen).

4. Chăm sóc, bón phân (tính cho 1ha):

4.1. Lượng phân bón:

Phân chuồng hoai mục: 8.000-10.000 kg

Phân hữu cơ vi sinh: 3.000 kg

4.2. Cách bón:

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng hoai mục và phân hữu cơ vi sinh Bón thúc: chia làm 3 lần bón.

Lần 1 sau trồng 7-10 ngày

Lần 2 sau trồng 20-25 ngày

Lần 3 sau trồng 35 ngày

* Chú ý: Sau mỗi lần thu hoạch phải chăm sóc, bón phân, giữ ẩm để sau 60 ngày sau có thể cho thu hoạch tiếp.

4.3. Chăm sóc: Thường xuyên kiểm tra làm sạch cỏ dại và tưới nước đủ ẩm cho cây, nếu sử dụng phương pháp tưới ngấm (tưới rãnh) thì sau khi đất đủ ẩm phải tháo nước ngay để tránh ngập úng cho rễ cây. Trong quá trình chăm sóc nếu thấy cây chết cần tiến hành nhổ bổ mang tiêu hủy và trồng dặm bổ sung ngay.

5. Phòng trừ sâu bệnh hại:

Cà gai leo ít bị nhiễm các loại sâu bệnh hại, tuy nhiên cần chú ý các loại sâu hại lá (sâu đo, sâu róm…), thường gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây còn nhỏ. Nếu mật độ sâu ít có thể bắt sâu bằng tay, mật độ sâu cao có thể sử dụng các loại thuốc phun trừ sâu: Chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis: V-BT 16000WP, Biocin 16WP,…

6. Thu hoạch và bảo quản:

Thu hoạch: Sau trồng 2 tháng, cây sẽ cho hoa và quả. Khi cây được 5 đến 6 tháng tuổi có thể thu hoạch một phần thân lá theo hình thức tỉa thưa vừa để cây có đủ ánh sáng quang hợp, vừa tạo nguồn thu sớm cho bà con. Khi cây bắt đầu có quả chín màu đỏ (khoảng 7 đến 8 tháng tuổi) tiến hành thu hoạch toàn bộ thân, lá và quả bằng cách cắt cây cách gốc 15 – 20 cm để cây tiếp tục phát triển vào vụ sau.

Bảo quản: Cả cành lá và qủa cà gai leo đều có giá trị làm thuốc, khi thu hoạch xong nhặt toàn bộ quả để riêng, cành, lá để tươi hoặc đem phơi khô tùy theo mục đích sử dụng. Chọn ra những quả tròn, quả to phơi khô bảo quản hạt trong chai lọ kín để làm giống.

Mua cà gai leo tại Hà Giang xin gọi: 0972339095

0/5

(0 Reviews)

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Cà Phê Và Kỹ Thuật Canh Tác (Tiếp Theo) trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!